Nghiên cứu sự phát triển chiều cao của học sinh trường Tiểu học Ngự Bình thành phố Huế khoá 1998 - 2003

Biểu đồ 2 cho thấy: - Tốc độ phát triển chiều cao của nữ cao hơn nam ở các giai đoạn từ 6 qua 7 tuổi (p<0,05), từ 8 đến 10 tuổi cao hơn nhưng chưa có ý nghĩa (p>0,05); thấp hơn ở giai đoạn từ 7 qua 8 tuổi (p<0,05). - Tốc độ cao của cả hai giới giữa các giai đoạn tuổi có sự chênh lệch nhưng không lớn; ở nữ giai đoạn 9, 10 tuổi tốc độ tăng chiều cao tăng lên trong khi nam lại giảm xuống. So với tốc độ cao của nam và nữ trong nghiên cứu dọc của Lê Thị Hợp [9], tốc độ cao của nhóm nghiên cứu chúng tôi thấp hơn ở cả hai giới; ngoại trừ giai đoạn 9 sang 10 tuổi, tốc độ phát triển chiều cao của nữ trong nghiên cứu chúng tôi cao hơn (p<0,05). Tốc độ phát triển của nam và nữ trong giai đoạn từ 7 đến 10 tuổi tương tự với nghiên cứu dọc của Thẩm Hoàng Điệp [3]. Sự thay đổi Z - score của chiều cao theo tuổi (HAZ) Biểu đồ 3 cho thấy: - HAZ của nữ cao hơn nam ở cả năm độ tuổi nhưng chưa có ý nghĩa (p>0,05), kết quả này tương tự với tác giả Lê Thị Hợp [9]. - Z- score của cả hai giới tăng đều qua các năm, nhưng tốc độ tăng của nam nhanh hơn của nữ ở độ tuổi từ 7 đến 9. - Giá trị Z-score cao nhất của nam là -0,82 và nữ là -0,71; giá trị thấp nhất của nam là -1,08 và của nữ là -0,85.

doc6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự phát triển chiều cao của học sinh trường Tiểu học Ngự Bình thành phố Huế khoá 1998 - 2003, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 24, 2004 NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỰ BÌNH THÀNH PHỐ HUẾ KHOÁ 1998 - 2003 Phạm Văn Lình, Trần Thị Lợi, Trần Đức Lai Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế ĐẶT VẤN ĐỀ Phần lớn các thông tin về sự tăng trưởng thể lực và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em thường được thực hiện bằng nghiên cứu cắt ngang. Tuy nhiên, loại nghiên cứu này không thể theo dõi được tình trạng phát triển thể lực - dinh dưỡng ở cộng đồng, không cung cấp được những thông tin về sự phát triển thể lực của từng cá thể, thời điểm bắt đầu và tốc độ tăng trưởng, những vấn đề liên quan đến phát triển thể lực và dinh dưỡng của con người. Các thông tin này chỉ có thể phát hiện được qua nghiên cứu dọc [7]. Các dữ liệu theo dõi dọc còn giúp ta chứng minh được động lực, bản chất tuần tự của sự tăng trưởng [8]. Để góp phần tìm hiểu thêm tình trạng phát triển chiều cao ở trẻ em, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển chiều cao của học sinh Trường tiểu học Ngự Bình thành phố Huế khoá 1998-2003” nhằm mục tiêu: đánh giá sự phát triển chiều cao của học sinh qua 5 năm theo dõi. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 156 học sinh của khoá 1998-2002 học tại Trường tiểu học Ngự Bình thành phố Huế (TTHNB), với tiêu chuẩn được chọn như sau: - Các học sinh tuổi từ 6 đến 10 tuổi. - Được theo dõi chiều cao liên tục trong 5 năm. - Không mắc các dị tật bẩm sinh. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi trong 5 năm từ năm 1998 đến 2002. 2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Đầu vào của học sinh khóa 1998 - 2003 có 156 em. Sau khi chọn theo tiêu chuẩn trên, số học sinh được đưa vào mẫu nghiên cứu là 120 em. 2.3. Vật liệu nghiên cứu: bộ thước đo chiều cao của Bộ môn Giải phẫu học Trường Đại học Y khoa Huế có độ chia tới mm với sai số là 1cm, các dụng cụ này đã được chuẩn hóa và được Tiểu ban nhân trắc của chương trình điều tra cơ bản hằng số sinh học người Việt Nam thông qua năm 1997. Sử dụng bộ thước đo này trong suốt 5 năm. 2.4. Phương thức tiến hành 2.4.1. Cách tính tuổi: tuổi của trẻ được tính quy về tháng hay năm gần nhất được dùng trong các tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới và ở nước ta [1], [4], [12]. 2.4.2. Cách đo: Được tiến hành tại TTHNB vào tháng 10 hằng năm. Đo chiều cao đứng theo kỹ thuật nhân trắc học hiện hành [2], [12]: Khi đo, trẻ không mang giày dép, đứng chân không, quay lưng về thước đo. Chiều cao đứng được đo từ mặt đất lên đến đỉnh đầu, đối tượng được đo ở trong tư thế đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng và cho 4 điểm chẩm, lưng, mông và gót chạm vào thước đo, đuôi mắt và lỗ tai ngoài nằm trên một đường thẳng nằm ngang. Đọc kết quả, ghi số centimet và sử dụng một số lẻ. 2.4.3. Xác định các biến số - Tuổi và giới của trẻ - Sự tăng trưởng chiều cao: chiều cao được đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng ở các giai đoạn khác nhau qua 5 năm theo dõi. 3. Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm EPI INFO 2000 và phần mềm SPSS 9.0, với các phương pháp thống kê y học trong xử lý và phân tích kết quả. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 1. Sự phát triển chiều cao đứng của học sinh khoá 1998-2002 trường tiểu học Ngự Bình thành phố Huế Bảng 1: Sự phát triển chiều cao đứng theo tuổi của học sinh Tuổi (năm) Chiều cao (cm) Số lượng học sinh 6 7 8 9 10 Tổng `X ± SD 111,08 ± 4,74 116,02 ± 4,30 120,31 ± 4,20 125,35 ± 4,30 129,67 ± 4,89 <105 8 8 105 - <110 45 16 61 110 - <115 40 41 15 96 115 - <120 14 35 43 15 107 120 - <125 7 15 34 44 11 111 125 - <130 6 10 16 38 46 116 130 - <135 3 11 18 41 73 ³ 135 1 5 22 28 HAZ<-2SD 33 21 19 17 16 106 Ở bảng 1 thể hiện: - Chiều cao đứng trung bình của học sinh TTHNB tăng đều qua 5 năm, bình quân tăng 4,7cm trong 1 năm. Theo Martin (Đức) [11], Viện dinh dưỡng Việt Nam [6] cho rằng sự phát triển về chiều cao của trẻ em có thể chia làm hai giai đoạn: - Giai đoạn lớn đều cho đến lúc dậy thì. - Giai đoạn sức lớn bị kìm hãm hay chậm lại từ tuổi dậy thì trở đi. Theo Nguyễn Quang Quyền [5], quy luật các giai đoạn của sức lớn về chiều cao có thể chia thành hai thời kỳ trong tuổi học đường (đến 17 tuổi): - Giai đoạn lớn đều: từ 1 đến 10 tuổi ở nữ và đến 12 tuổi ở nam. - Giai đoạn thứ hai gồm hai thời kỳ: + Thời kỳ trước tuổi dậy thì (từ 11 đến 13 tuổi đối với nữ, 13 đến 15 tuổi đối với nam), đặc điểm của thời kỳ này là sức lớn vọt lên so với trước (mỗi năm tăng trung bình 7cm). + Thời kỳ dậy thì (từ 14 đến 15 tuổi đối với nữ, 15 đến 16 tuổi đối với nam), đặc điểm của thời kỳ này là sức lớn như bị kìm hãm lại (mỗi năm tăng trung bình khoảng 1cm). Như vậy, sự phát triển chiều cao của nhóm nghiên cứu từ 6 đến 10 tuổi của học sinh TTHNB nằm trong giai đoạn lớn đều thì phù hợp với quy luật trên. - Số lượng học sinh có chiều cao dưới ngưỡng trung bình giảm dần theo tuổi, điều này chứng tỏ đã có sự gia tăng nhanh hơn về chiều cao xảy ra ở các học sinh bị còi. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu khác [9],[10]. Biểu đồ 1: Chiều cao đứng trung bình theo tuổi của nam và nữ sinh Ở biểu đồ 1 cho thấy: - Từ 6 đến 10 tuổi, chiều cao đứng trung bình của nam cao hơn nữ, nhưng sự chênh lệch về độ cao chưa có ý nghĩa (P>0,05). Kết quả này tương tự với nghiên cứu dọc của Lê Thị Hợp ở Hà Nội [9]. - Chiều cao đứng trung bình của nam mỗi năm tăng bình quân 4,6cm; tương đương với nghiên cứu của Thẩm Hoàng Điệp [3], nghiên cứu của Lê Thị Hợp tăng bình quân 5,2cm [9]. - Chiều cao đứng của nữ tăng bình quân mỗi năm là 4,8cm, nghiên cứu của Thẩm Hoàng Điệp là 4,0cm [3], nghiên cứu của Lê Thị Hợp là 4,95cm [9]. 2. Tốc độ phát triển chiều cao: Biểu đồ 2: Tốc độ phát triển chiều cao đứng theo tuổi của nam và nữ Biểu đồ 2 cho thấy: - Tốc độ phát triển chiều cao của nữ cao hơn nam ở các giai đoạn từ 6 qua 7 tuổi (p0,05); thấp hơn ở giai đoạn từ 7 qua 8 tuổi (p<0,05). - Tốc độ cao của cả hai giới giữa các giai đoạn tuổi có sự chênh lệch nhưng không lớn; ở nữ giai đoạn 9, 10 tuổi tốc độ tăng chiều cao tăng lên trong khi nam lại giảm xuống. So với tốc độ cao của nam và nữ trong nghiên cứu dọc của Lê Thị Hợp [9], tốc độ cao của nhóm nghiên cứu chúng tôi thấp hơn ở cả hai giới; ngoại trừ giai đoạn 9 sang 10 tuổi, tốc độ phát triển chiều cao của nữ trong nghiên cứu chúng tôi cao hơn (p<0,05). Tốc độ phát triển của nam và nữ trong giai đoạn từ 7 đến 10 tuổi tương tự với nghiên cứu dọc của Thẩm Hoàng Điệp [3]. 3. Sự thay đổi Z - score của chiều cao theo tuổi (HAZ) Biểu đồ 3 cho thấy: - HAZ của nữ cao hơn nam ở cả năm độ tuổi nhưng chưa có ý nghĩa (p>0,05), kết quả này tương tự với tác giả Lê Thị Hợp [9]. - Z- score của cả hai giới tăng đều qua các năm, nhưng tốc độ tăng của nam nhanh hơn của nữ ở độ tuổi từ 7 đến 9. - Giá trị Z-score cao nhất của nam là -0,82 và nữ là -0,71; giá trị thấp nhất của nam là -1,08 và của nữ là -0,85. Biểu đồ 3: Sự thay đổi Z-score của HAZ theo tuổi KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: - Sự phát triển chiều cao đứng tăng dần theo tuổi, nam cao tương đương nữ - Có sự tăng trưởng bù về chiều cao ở học sinh còi. - Tốc độ phát triển chiều cao của nữ sinh hơn nam sinh ở giai đoạn 6-7 tuổi, thấp hơn ở giai đoạn 7-8 tuổi, tương đương ở giai đoạn 8-10 tuổi. - Giá trị Z-score của HAZ tương đương ở hai giới và tăng đều theo tuổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Y tế. Hướng dẫn đánh giá tình hình dinh dưỡng và thực phẩm ở một cộng đồng, NXB Y học, Hà Nội, (1998)13, 33, 68 - 70. Dự án Việt Nam - Hà Lan. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội (2000) . Thẩm Hoàng Điệp. Bàn về sự phát triển chiều cao của một nhóm học sinh phổ thông sau 10 năm theo dõi liên tục, Tập san hình thái học (1),(1991) 27 - 31 Hà Huy Khôi. Phương pháp dịch tể học dinh dưỡng, NXB Y học, Hà Nội (1997). Nguyễn Quang Quyền. Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt nam, NXB Y học, Hà Nội (1974) Viện Dinh Dưỡng. Hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ, NXB Y học, Hà Nội (2001)15 -16. Gibson R.S. Anthropometric assessment of growth, Principle of nutritional assessment, Oxford University Press, New York (1990)163 - 86. Gracey M. Nutrition and physical growth, Anthropometric assessment of nutrinal status, Wiley-Liss Inc. Publication, Newyork (1991) 29 - 49. Le Thi Hop. Growth and development of Vietnamese children from birth to 17 years old in Hanoi (A longitudinal study from 1981 to 1999), Dissertation of Postgraduate Program, University of Indonesia (1999) Linda S. Adair. Filipino children exhibit catch - up growth from age 2 to 12 years, J Nutr, 129, (1999)1140 -1148 Martin R. Lehrbuch der anthrropologie, Jena. Verlag, (1925) 312 - 313. WHO. Measuring change in nutrition status, Geneva (1983). TÓM TẮT Nghiên cứu theo dõi sự phát triển chiều cao của 120 học sinh Trường tiểu học Ngự Bình Huế khóa 1998 - 2003 từ 6 đến 10 tuổi tiến hành từ năm 1998 đến 2002. Kết quả như sau: - Sự phát triển chiều cao đứng tăng dần theo tuổi, nam cao tương đương nữ. - Có sự tăng trưởng bù về chiều cao ở học sinh còi. - Tốc độ phát triển chiều cao của nữ sinh hơn nam sinh ở giai đoạn 6 - 7 tuổi, thấp hơn ở giai đoạn 7 - 8 tuổi, tương đương ở giai đoạn 8 - 10 tuổi. - Giá trị Z - score của HAZ tương đương ở hai giới và tăng đều theo tuổi. INVESTIGATION ON THE GROWTH OF THE HEIGHT OF THE CHILDREN ATTENDING THE COURSE 1988-2002 AT NGU BINH PRIMARY HIGH SCHOOL IN HUE CITY Pham Van Linh, Tran Thi Loi, Tran Duc Lai College of Medicine, Hue University SUMMARY A longitudinal study on the growth of the height of 120 pupils of Ngu Binh Primary School aged 6 to 10 was conducted from 1998 t0 2002. The study showed that: - The older the children grew, the taller they became. The height of the schoolboys and the schoolgirls was the same. - The increase in the height of the stunted pupils was more rapid. - The growth rate was noticed to be more rapid in he schoolgirls than in the schoolboys aged 6-7, slower at the ages 0f 7-8, and equal at the ages 8-10. - The Z score value of HAZ was equal in both sexes, which increased in proportion to age.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnghien_cuu_su_phat_trien_chieu_cao_cua_hoc_sinh_truong_tieu.doc
Tài liệu liên quan