KẾT QUẢ
Trên chuột bình thường
Công thức phối hợp 1 (Hoàng liên ô rô, Bọ mắm, Gừng) ở 3 liều thử nghiệm 0,705; 1,41; 2,82 g/kg thể trọng
chuột không thể hiện tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng (Bảng 2).
Công thức phối hợp 2 (Hoàng liên ô rô, Xuyên tâm liên, Gừng) ở 3 liều thử nghiệm 0,825; 1,65; 3,30 g/kg
thể trọng chuột không thể hiện tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng (Bảng
3).
Công thức phối hợp 3 (Xuyên tâm liên, Dây cóc, Gừng) ở liều thử nghiệm 1,23 g/kg thể trọng chuột có tác
dụng làm gia tăng chỉ số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng (One-way ANOVA với F = 8,093; P <
0,001). Các liều khác 0,615 và 2,46 g/kg thể trọng chuột không thể hiện tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào
ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng (Bảng 4).
Công thức phối hợp 4 (Bọ mắm, Dây cóc, Gừng) ở 3 liều thử nghiệm 0,295; 0,59; 1,18 g/kg thể trọng chuột
không thể hiện tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng (Bảng 5).
Trên chuột bị gây suy giảm miễn dịch
Sau 8 ngày tiêm phúc mạc liều duy nhất cyclophosphamide (150 mg/kg), cyclophosphamide làm giảm chỉ số
thực bào sau 5 phút ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường (Student t-test với t = 2,265; P = 0,033),
chứng tỏ chuột bị suy giảm miễn dịch. Ở chuột bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamide, thuốc ñối
chiếu dương Zymosan liều tiêm phúc mạc 0,050 g/kg thể trọng chuột và ñược sử dụng trong 8 ngày làm tăng chỉ
số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng (Student t-test với T = 162; P < 0,001).
Ở chuột bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamide, công thức phối hợp 1 (Hoàng liên ô rô, Bọ mắm,
Gừng) liều 0,705 g/kg thể trọng chuột làm tăng chỉ số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng (One-way
ANOVA với F = 10,683; P < 0,001) (Bảng 2)
Ở chuột bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamide, công thức phối hợp 2 (Hoàng liên ô rô, Xuyên
tâm liên, Gừng) liều 0,825 và 1,65 g/kg thể trọng chuột làm tăng chỉ số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô
chứng (One-way ANOVA với F = 13,063; P < 0,001) (Bảng 3).
Ở chuột bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamide, công thức phối hợp 3 (Xuyên tâm liên, Dây
cóc, Gừng) liều 0,615 và 1,23 g/kg thể trọng chuột làm tăng chỉ số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng
(One-way ANOVA với F = 11,885; P < 0,001) (Bảng 4).
Ở chuột bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamide, công thức phối hợp 4 (Bọ mắm, Dây cóc,
Gừng) liều 0,295 và 0,59 g/kg thể trọng chuột làm tăng chỉ số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng
(One-way ANOVA với F = 13,603; P < 0,001) (Bảng 5).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tác dụng theo hướng tăng cường miễn dịch thực nghiệm của các công thức phối hợp từ dược liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
111
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH THỰC NGHIỆM
CỦA CÁC CÔNG THỨC PHỐI HỢP TỪ DƯỢC LIỆU
Lê Minh Triết∗, Nguyễn Thị Thu Hương*, Dương Thị Mộng Ngọc*, Trần Công Luận*, Lã Văn Kính∗∗
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tác dụng theo hướng kích thích miễn dịch của các công thức phối hợp từ
các dược liệu Bọ mắm, Dây cóc, Xuyên tâm liên, Hoàng liên ô rô và Gừng trên thực nghiệm gây suy giảm miễn
dịch bằng cyclophosphamide nhằm mục ñích ứng dụng các dược liệu trên trong việc ñiều trị các bệnh viêm
nhiễm.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tác dụng của 4 công thức phối hợp từ các cao dược
liệu trên chuột bình thường và chuột bị gây suy giảm miễn dịch bởi chất ức chế miễn dịch cyclophosphamide
(150 mg/kg, tiêm phúc mô). Công thức phối hợp 1 (Hoàng liên ô rô, Bọ mắm, Gừng); công thức phối hợp 2
(Hoàng liên ô rô, Xuyên tâm liên, Gừng); công thức phối hợp 3 (Xuyên tâm liên, Dây cóc, Gừng) và công thức
phối hợp 4 (Bọ mắm, Dây cóc, Gừng). Kết quả ñánh giá dựa trên chỉ số thực bào trong máu sau 5 phút theo
phương pháp khảo sát ñộ thanh thải carbon (carbon clearance test).
Kết quả: Trên chuột bình thường chỉ có công thức phối hợp 3 làm tăng chỉ số thực bào trong khi ñó trên
chuột bị gây suy giảm miễn dịch thì cả 4 công thức phối hợp ñều có tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào bị gây
suy giảm bởi cyclophosphamide.
Kết luận: Các công thức phối hợp của các cao chiết từ các dược liệu Bọ mắm, Dây cóc, Hoàng liên ô rô và
Gừng có tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào, tăng cường miễn dịch không ñặc hiệu.
Từ khóa: Bọ mắm, Dây cóc, Xuyên tâm liên, Hoàng liên ô rô, Gừng, cyclophosphamide, chỉ số thực bào, ñộ
thanh thải carbon, tăng cường miễn dịch
SUMMARY
EXPERIMENTAL STUDY ON IMMUNOSTIMULATING EFFECTOF MEDICINAL PLANT
FORMULAE
Le Minh Triet, Nguyen Thi Thu Huong, Duong Thi Mong Ngoc, Tran Cong Luan, La Van Kinh
Objectives: Study on immunostimulating effects of formulae from Pouzolzia zeylanica, Tinospora crispa,
Andrographis paniculata, Mahonia nepalensis and Zingiber officinale was performed in healthy mice and
cyclophosphamide-induced immunosuppressive mice.
Methods: Materials used in the study including Formula 1 (Mahonia nepalensis, Pouzolzia zeylanica and
Zingiber officinale), Formula 2 (Mahonia nepalensis, Andrographis paniculata and Zingiber officinale),
Formula 3 (Tinospora crispa, Andrographis paniculata and Zingiber officinale) and Formula 4 (Pouzolzia
zeylanica, Tinospora crispa and Zingiber officinale). Cyclophosphamide (single dose of 150 mg/kg,
intraperitoneal injection) was used to induce immunosuppressive model in mice. The observation parameter was
blood phagocytic index of carbon clearance test.
Results: In healthy mice, only Formula 3 increased phagocytic index whereas all four formulae increased
phagocytic index in cyclophosphamide-induced immunosuppressive mice.
Conclusion: Formulae of Pouzolzia zeylanica, Tinospora crispa, Andrographis paniculata, Mahonia
nepalensis and Zingiber officinale increased phagocytic index and stimulated non-specific immune function.
Key words: Pouzolzia zeylanica, Tinospora crispa, Andrographis paniculata, Mahonia nepalensis and
Zingiber officinale, cyclophosphamide, phagocytic index, carbon clearance test, immunostimulating, immune
enhancement.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Bọ mắm (cây thuốc Giòi, tên khoa học là Pouzolzia zeylanica L. Benn., họ Gai-Urticaceae) ñược sử
dụng theo kinh nghiệm dân gian trong ñiều trị các bệnh lý viêm nhiễm như: viêm họng, viêm ruột, lỵ, ñinh nhọt,
viêm da, viêm vú, nhiễm trùng tiết niệu, vết thương bầm dập, ho lâu ngày, lao, bệnh về phổi...[5]. Dây cóc (dây
Ký ninh, tên khoa học là Tinospora crispa L. Miers, họ Tiết dê-Menispermaceae) ñược dùng chữa sốt rét, cảm
∗ Trung tâm sâm và Dược liệu Tp. HCM – Viện Dược liệu
∗∗ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam
Địa chỉ liên hệ: PGS.TS. Lã Văn Kính ĐT: 38291746 Email: lakinh@hcmgmail.com
112
cúm, phát ban, ho, làm thuốc bổ ñắng giúp tiêu hóa, tiêu mụn nhọt, lở loét, ñắp vết thương, trị ghẻ [5]. Xuyên
tâm liên (Andrographis paniculata Burm.f. Nees, thuộc họ Ô rô Acanthaceae) ñược dùng rất phổ biến trong y
học cổ truyền Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam...như là một cây thuốc quý với nhiều tác dụng dược lý
ñã ñược khoa học chứng minh như: kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải ñộc, giảm ñau... [5]. Tác dụng tăng cường hệ
miễn dịch của Xuyên tâm liên cũng ñã ñược chứng minh [3],[4]. Hoàng liên ô rô (tên khoa học là Mahonia
nepalensis DC., họ Hoàng liên gai-Berberidaceae) ñược sử dụng trong dân gian ñể chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm
ruột, ăn không tiêu, viêm gan vàng da, viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt [5]. Theo kinh nghiệm cổ truyền
Gừng (tên khoa học là Zingiber officinale Roscoe, họ Gừng-Zingiberaceae) ñược dùng làm chất bổ trợ cho nhiều
thuốc bổ và kích thích, dùng làm thuốc chống ñộc, an thần, chống viêm, chữa ñau bụng, cảm lạnh, ho, sổ mũi,
kích thích ăn ngon miệng và làm dễ tiêu [5]. Đề tài này nghiên cứu tác dụng theo hướng kích thích miễn dịch của
các công thức phối hợp từ các dược liệu Bọ mắm, Dây cóc, Xuyên tâm liên, Hoàng liên ô rô và Gừng trên thực
nghiệm gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamide nhằm mục ñích ứng dụng các dược liệu trên trong việc
ñiều trị các bệnh viêm nhiễm.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu nghiên cứu
4 công thức phối trộn từ cao cồn Bọ mắm (ñộ ẩm 19,7%, ñộ tro 9,7%), Dây cóc (ñộ ẩm 19,8%, ñộ tro 5,6%),
Xuyên tâm liên (ñộ ẩm 15,3%, ñộ tro 11,97%), Hoàng liên ô rô (ñộ ẩm 19,18%, ñộ tro 4,92%) và Gừng (ñộ ẩm
15,03%, ñộ tro 12,11%), với các tỷ lệ phối chế khác nhau ñược cung cấp bởi Bộ môn Hóa-Chế phẩm thuộc
Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp. HCM. Các công thức phối hợp và liều thử nghiệm ñược trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Các công thức phối hợp và liều thử nghiệm
Công thức
Tỷ lệ (%)
theo khối
lượng
Liều uống
(g/kg thể
trọng)
Hoàng liên ô rô 8,2
Bọ mắm 51
Công thức
phối hợp 1
Gừng 40,8
0,705
1,41
2,82
Hoàng liên ô rô 5,6
Xuyên tâm liên 59,6
Công thức
phối hợp 2
Gừng 34,8
0,825
1,65
3,30
Dây cóc 41
Xuyên tâm liên 37,2
Công thức
phối hợp 3
Gừng 21,8
0,615
1,23
2,46
Dây cóc 51,2
Bọ mắm 21,8
Công thức
phối hợp 4
Gừng 27,2
0,295
0,59
1,18
Động vật nghiên cứu
Chuột nhắt trắng ñực chủng Swiss albino, 5-6 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 20 ± 2 gam, ñược cung cấp
bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang, Chuột ñược ñể ổn ñịnh một tuần trước khí thử nghiệm. Thể tích
cho uống hoặc tiêm là 10 ml/kg thể trọng chuột.
Phương pháp nghiên cứu [1], [2], [4]
Bố trí thí nghiệm
Chuột thí nghiệm ñược chia thành hai nhóm: nhóm chuột bình thường và nhóm chuột bị gây suy giảm miễn
dịch (tiêm phúc mô 1 liều duy nhất Endoxan® hòa tan trong nước muối sinh lý liều tương ñương với
cyclophosphamide 150 mg/kg thể trọng). Mỗi nhóm ñược chia thành các lô (10 con) ñể tiến hành ñiều trị bằng
các công thức phối trộn từ các cao dược liệu với các liều khác nhau. Lô chứng âm (nước cất) và lô ñối chiếu
dương (Zymosan) ñược tiến hành song song với các lô thử.
Chỉ tiêu khảo sát: Xác ñịnh chỉ số thực bào bằng thực nghiệm thanh thải carbon (carbon clearance test)
Nguyên tắc: xác ñịnh ñộ thanh thải vật lạ có kích thước lớn từ hệ tuần hoàn máu bởi hoạt ñộng thực bào.
Tiến hành: Chuột thử nghiệm ñược cho uống nước cất hoặc các mẫu thử hàng ngày vào buổi sáng. Một giờ
sau lần uống thứ 8, tiêm dung dịch mực víết máy Parker có ñộ ñậm ñặc ñã ñược ñịnh lượng là tương ứng với
hàm lượng carbon là 751 mg/kg bằng ñường tiêm tĩnh mạch ñuôi. Sau ñó lấy 20 µl máu ở ñám rối tĩnh mạch hốc
113
mắt chuột bằng ống mao quản có chứa chất chống ñông EDTA ở các thời ñiểm 0 phút và 5 phút. Mẫu máu ñược
pha trong 2 ml dung dịch có ñệm natri carbonat 0,1% và ño mật ñộ quang ở bước sóng 640 nm.
Tính toán kết quả:
Chỉ số thực bào ñược tính bằng công thức sau:
K = lnOD1-lnOD2
T2-T1
K là hằng số biểu hiện sự thanh thải carbon
OD1 và OD2 mật ñộ quang ño ở thời ñiểm T1 (0 phút) và T2 (5 phút)
Đánh giá kết quả
Các kết quả thu ñược trong các thử nghiệm ñược biểu thị bằng số trung bình M ± SEM (Standard Error of
the Mean: sai số chuẩn của giá trị trung bình), xử lý số liệu thống kê dựa vào phép kiểm t-student và One-way
ANOVA với ñộ tin cậy 95% (P<0,05).
KẾT QUẢ
Trên chuột bình thường
Công thức phối hợp 1 (Hoàng liên ô rô, Bọ mắm, Gừng) ở 3 liều thử nghiệm 0,705; 1,41; 2,82 g/kg thể trọng
chuột không thể hiện tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng (Bảng 2).
Công thức phối hợp 2 (Hoàng liên ô rô, Xuyên tâm liên, Gừng) ở 3 liều thử nghiệm 0,825; 1,65; 3,30 g/kg
thể trọng chuột không thể hiện tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng (Bảng
3).
Công thức phối hợp 3 (Xuyên tâm liên, Dây cóc, Gừng) ở liều thử nghiệm 1,23 g/kg thể trọng chuột có tác
dụng làm gia tăng chỉ số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng (One-way ANOVA với F = 8,093; P <
0,001). Các liều khác 0,615 và 2,46 g/kg thể trọng chuột không thể hiện tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào
ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng (Bảng 4).
Công thức phối hợp 4 (Bọ mắm, Dây cóc, Gừng) ở 3 liều thử nghiệm 0,295; 0,59; 1,18 g/kg thể trọng chuột
không thể hiện tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng (Bảng 5).
Trên chuột bị gây suy giảm miễn dịch
Sau 8 ngày tiêm phúc mạc liều duy nhất cyclophosphamide (150 mg/kg), cyclophosphamide làm giảm chỉ số
thực bào sau 5 phút ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường (Student t-test với t = 2,265; P = 0,033),
chứng tỏ chuột bị suy giảm miễn dịch. Ở chuột bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamide, thuốc ñối
chiếu dương Zymosan liều tiêm phúc mạc 0,050 g/kg thể trọng chuột và ñược sử dụng trong 8 ngày làm tăng chỉ
số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng (Student t-test với T = 162; P < 0,001).
Ở chuột bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamide, công thức phối hợp 1 (Hoàng liên ô rô, Bọ mắm,
Gừng) liều 0,705 g/kg thể trọng chuột làm tăng chỉ số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng (One-way
ANOVA với F = 10,683; P < 0,001) (Bảng 2)
Ở chuột bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamide, công thức phối hợp 2 (Hoàng liên ô rô, Xuyên
tâm liên, Gừng) liều 0,825 và 1,65 g/kg thể trọng chuột làm tăng chỉ số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô
chứng (One-way ANOVA với F = 13,063; P < 0,001) (Bảng 3).
Ở chuột bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamide, công thức phối hợp 3 (Xuyên tâm liên, Dây
cóc, Gừng) liều 0,615 và 1,23 g/kg thể trọng chuột làm tăng chỉ số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng
(One-way ANOVA với F = 11,885; P < 0,001) (Bảng 4).
Ở chuột bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamide, công thức phối hợp 4 (Bọ mắm, Dây cóc,
Gừng) liều 0,295 và 0,59 g/kg thể trọng chuột làm tăng chỉ số thực bào ñạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng
(One-way ANOVA với F = 13,603; P < 0,001) (Bảng 5).
BÀN LUẬN
Hoạt ñộng thực bào chủ yếu ñược thực hiện bởi các ñơn nhân thực bào (tế bào ñơn nhân trong máu, ñại thực
bào ñã biệt hóa trong các tổ chức như tế bào Kupffer trong gan). Các ñơn nhân thực bào giữ vai trò trung tâm
trong miễn dịch không ñặc hiệu, chúng có khả năng nuốt các vật lạ từ ngoài tế bào như vi khuẩn. Những chất
kích thích hoạt ñộng thực bào hoạt hoạt ñộng của lưới nội mô sẽ giúp sự thanh thải nhanh ñược biểu hiện bằng
sự gia tăng chỉ số thực bào. Các công thức phối hợp 1, 2, 3 và 4 thể hiện tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào,
chứng tỏ các công thức này có khả năng hoạt hóa các ñơn nhân thực bào và làm gia tăng ñáp ứng miễn dịch
không ñặc hiệu.
114
Bảng 2: Ảnh hưởng của công thức phối hợp 1 trên chỉ số thực bào
Nhóm Lô Liều (g/kg) K
Chứng - 0,207 ± 0,011
2,82 0,243 ± 0,043
1,41 0,270 ± 0,034 CY (-) Công thức phối hợp 1 0,705 0,239 ± 0,017
Chứng - 0,180 ± 0,006#
1,41 0,212 ± 0,011 Công thức phối
hợp 1 0,705 0,256 ± 0,018* CY (+)
Zymosan 0,050 0,310 ± 0,018*
# P < 0,05 so với lô chứng bình thường CY(-); *P < 0,05 so sánh với lô chứng tương ứng.
Bảng 3: Ảnh hưởng của công thức phối hợp 2 trên chỉ số thực bào
Nhóm Lô Liều (g/kg) K
Chứng - 0,207 ± 0,011
3,30 0,210 ± 0,012
1,65 0,209 ± 0,011 CY (-) Công thức phối hợp 2 0,825 0,196 ± 0,020
Chứng - 0,180 ± 0,006#
1,65 0,240 ± 0,019* Công thức phối
hợp 2 0,825 0,273 ± 0,015* CY (+)
Zymosan 0,050 0,310 ± 0,018*
# P < 0,05 so với lô chứng bình thường CY(-); *P < 0,05 so sánh với lô chứng tương ứng.
Bảng 4: Ảnh hưởng của công thức phối hợp 3 trên chỉ số thực bào
Nhóm Lô Liều (g/kg) K
Chứng - 0,207 ± 0,011
2,46 0,159 ± 0,025
1,23 0,276 ±
0,016*
CY (-) Công thức
phối hợp 3
0,615 0,229 ± 0,015
Chứng - 0,180 ± 0,006#
1,23 0,245 ±
0,017* Công thức
phối hợp 3 0,615 0,247 ±
0,010*
CY (+)
Zymosan 0,050 0,310 ± 0,018*
# P < 0,05 so với lô chứng bình thường CY(-); *P < 0,05 so sánh với lô chứng tương ứng.
Bảng 5: Ảnh hưởng của công thức phối hợp 4 trên chỉ số thực bào
Nhóm Lô Liều (g/kg) K
Chứng - 0,207 ± 0,011
1,18 0,233 ± 0,018
0,59 0,201 ± 0,021 CY (-) Công thức phối hợp 4 0,295 0,248 ± 0,010
Chứng - 0,180 ± 0,006#
0,59 0,277 ± 0,022* Công thức phối
hợp 4 0,295 0,303 ± 0,027*
CY (+)
Zymosan 0,050 0,310 ± 0,018*
# P < 0,05 so với lô chứng bình thường CY(-); *P < 0,05 so sánh với lô chứng tương ứng.
KẾT LUẬN
Công thức phối hợp 1 liều 0,705 g/kg, công thức phối hợp 2 liều 1,65 g/kg và 0,825 g/kg, công thức phối
hợp 3 liều 1,23 g/kg và 0,615 g/kg, công thức phối hợp 4 liều 0,59 g/kg và 0,295 g/kg thể hiện tác dụng làm gia
tăng chỉ số thực bào, tăng cường miễn dịch không ñặc hiệu trên chuột bị suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên chỉ có
công thức 3 ở liều thử nghiệm 1,23 g/kg thể trọng chuột mới thể hiện tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào, tăng
cường miễn dịch không ñặc hiệu trên chuột bình thường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
115
1. Nguyễn Thị Thu Hương, Phạm Thị Mỹ Loan (2007), Tác dụng của Sâm Việt nam và Đinh lăng trên
thực nghiệm suy giảm miễn dịch. Tạp chí Dược liệu, 12 (3+4), tr. 119-123.
2. Huong N.T.T., Matsumoto K., Nham N.T., Quang N.H., Duc N.M., Yamasaki K., Watanabe H. (1996),
Effects of Vietnamese ginseng on the phagocytosis in vitro and in vivo. Phytomedicine, 4, pp. 341-346.
3. Kumar R.A., Sridevi K., Kumar N.V., Nanduri S., Rajagopal S. (2004), Anticancer and
immunostimulatory compounds from Andrographis paniculata. J. Ethnopharmacol., 92(2-3), pp. 291-
295.
4. Lê Minh Triết, Dương Thị Công Minh, Nguyễn Thị Thu Hương, Trần Công Luận (2008), Tác dụng của
Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata Burm.f.Nees, Acanthaceae) trên thực nghiệm gây suy giảm
miễn dịch bằng cyclophosphamide. Tạp chí Y học TP.HCM, tập12, phụ bản của số 4, tr. 142-147.
5. Viện Dược Liệu,(nhóm tác giả) (2004), Cây thuốc và ñộng vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Tập I và tập II, tr. 219, 649, 876, 956, 1138.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tac_dung_theo_huong_tang_cuong_mien_dich_thuc_ngh.pdf