KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã sơ bộ đánh giá hoạt tính ức
chế enzym α-glucosidase của lá Sa kê bánh tẻ và
lá Sa kê vàng vừa rụng khi chiết với dung môi
cồn 96% và nước, kết quả cho thấy lá Sa kê vàng
có hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase tốt hơn
lá Sa kê xanh khi chiết với dung môi cồn. Các
ph}n đoạn cao được tiến hành thử hoạt tính ức
chế enzym α – glucosidase. Kết quả cho thấy
thành phần hóa học chính có tác dụng ức chế
enzym tập trung ở ph}n đoạn kém phân cực và
phân cực trung bình. Từ ph}n đoạn cao
dicloromethan có hoạt tính tốt nhất đã ph}n lập
được 3 greanyl flavonoid, trong đó 2 chất thể
hiện hoạt tính ức chế enzym α – glucosidase tốt
hơn chứng dương acarbose. Kết quả nghiên cứu
cho thấy sử dụng lá Sa k để chữa bệnh đái tháo
đường là phù hợp, tuy nhiên sử dụng lá vàng
vừa rụng tốt hơn lá bánh tẻ.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng ức chế α – Glucosidase của lá sa kê artocarpus altilis (parkinson) fosberg, moraceae, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 499
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC HƢỚNG TÁC DỤNG
ỨC CHẾ α – GLUCOSIDASE CỦA LÁ SA KÊ ARTOCARPUS
ALTILIS (PARKINSON) FOSBERG, MORACEAE
Nguyễn Thị Ánh Hồng*, Đỗ Thị Hồng Tươi**, Trần Thị Vân Anh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: L{ Sa kê được sử dụng trong d}n gian để chữa phù thũng, viêm gan vàng da, chữa gút, đ{i th{o
đường, hạ huyết áp. Sa kê có thể sử dụng lá bánh tẻ (SK-xanh) hoặc lá vàng vừa rụng (SK-v|ng), tuy nhiên chưa
có công trình so s{nh v| đ{nh gi{ t{c dụng của lá Sa kê ở thời điểm thu hái khác nhau. Nghiên cứu thành phần
hóa học theo hướng tác dụng ức chế α - glucosidase của l{ Sa kê (Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg) được
thực hiện nhằm tạo cơ sở khoa học rõ ràng cho việc sử dụng lá Sa kê chữa bệnh.
Phương pháp nghiên cứu: Ph}n tích sơ bộ thành phần hóa học dược liệu lá Sa kê theo phương ph{p Ciuley
cải tiến. Nghiên cứu thành phần hóa học sử dụng phương ph{p sắc kí (sắc kí cột nhanh, sắc ký cột cổ điển và pre –
HPLC). C{c ph}n đoạn chiết t{ch được định hướng theo kết quả của thử nghiệm hoạt tính ức chế α-glucosidase.
Cấu trúc chất phân lập được x{c định bằng phổ MS và NMR. Các chất phân lập được đ{nh gi{ hoạt tính ức chế
α-glucosidase v| được xác nhận sự hiện diện trong cao toàn phần bằng UPLC.
Kết quả: Thành phần hóa học của lá SK – xanh và SK – v|ng tương đồng có sự hiện diện của các nhóm hợp
chất flavonoid, saponin, tannin, triterpenoid, antraquinon, chất khử. Sàng lọc hoạt tính ức chế enzyme α-
glucosidase của cao chiết nước và cao chiết cồn của SK-xanh và SK-vàng cho thấy cao chiết cồn của SK vàng có
hoạt tính tốt nhất (IC50 = 40,33 µg/ml).Theo định hướng tác dụng ức chế α-glucosidase, từ cao dicloromethan của
SK-v|ng đã ph}n lập được 3 flavonoid lần lượt được x{c định l| 2’,4’,4-trihydroxy-2,3-[2-methyl-2-(4-
methylpent-3-enyl)-pyran] dihydrochalcone (1), 8-geranyl-4,5,7-trihydroxyflavanon (2) và 2-geranyl – 2’, 3, 4, 4’
– tetrahydroxyldihydrochalcon (3). Định tính bằng UPLC cho thấy (1), (2) và (3) là thành phần chính trong cao
toàn phần có tác dụng ức chế α-glucosidase. Kết quả thử hoạt tính ức chế α-glucosidase cho thấy chất 1 và 2 có
hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase với IC50 lần lượt là 81,32 µM và 54,53 µM. Chất 3 không thể hiện hoạt tính
ức chế enzym α-glucosidase ở nồng độ khảo sát (<50 µM) so với chứng dương l| arcabose (IC50 = 824,8 µM).
Kết luận: Lá Sa kê vàng có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase tốt hơn l{ Sa kê xanh khi chiết với dung
môi cồn. Thành phần hóa học chính có tác dụng ức chế enzyme tập trung ở ph}n đoạn kém phân cực và phân cực
trung bình. Ba chất phân lập từ cao dicloromethan của SK-vàng là các geranyl flavonoid có tác dụng ức chế
enzyme α-glucosidase.
Từ khóa: Artocarpus altilis, α-glucosidase, phân lập, geranyl flavonoid
ABSTRACT
BIO-ASSAY GUIDED ISOLATION OF ALPHA-GLUCOSIDASE INHIBITORY CONSTITUENTS
FROM THE LEAVES OF ARTOCARPUS ALTILIS (PARKINSON) FOSBERG, MORACEAE
Nguyen Thi Anh Hong, Do Thi Hong Tuoi, Tran Thi Van Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 499 - 505
Introduction: Artocarpus altilis (Sake) leaves are used in Vietnam as a traditional medicine for the
treatment of edema, hepatitis jaundice, gout, diabetes and high blood pressure. Both green leaves (SK – green) and
* Cao đẳng Y tế Quảng Nam ** Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Trần Thị Vân Anh ĐT: 0918852989 Email: ttvananh@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 500
fell yellow leaves (SK – yellow) can be used for medicinal purpose. However, there is no research on comparing
and evaluating the chemical constituents of Sake leaves which are collected in different time. The purpose of this
study was to investigate the chemical constituents of the leaves Artocarpus altilis for inhibitory activity against α
– glucosidase to give a scientific evidence for using Sake leaves.
Method: Preliminary identification of chemical constituents of Sake leaves were conducted by modified
Ciulei method. For separation and isolation, different column chromatography techniques (vaccumn column
chromatography, classical column chromatography and pre-HPLC...) were used. The fractions were tested for
their inhibitory activity against alpha-glucosidase in vitro. The chemical structures of isolated compounds were
identified by spectroscopic methods including NMR and MS. Finally, isolated compounds were assayed for their
inhibitory activities against α-glucosidase and confirmed their presence in crude extract by UPLC method.
Results: Chemical constituents of SK – green leaves and SK – yellow leaves were similar. The study revealed
the presence of flavonoids, saponins, tannins, triterpenoids, anthraquinones and reductants compounds. Screening
water extract and alcohol extract of SK-green leaves and SK-yellow leaves in bio-assay revealed that the alcohol
extract of SK-yellow leaves have the strongest inhibition activity against α-glucosidase with IC50 = 40.33 µg/ml.
Bio-assay guided investigation the chemical constituents of SK-yellow leaves led to the isolation of 3 flavonoids
which were identified as 2’,4’,4-trihydroxy-2,3-[2-methyl-2-(4-methylpent-3-enyl)-pyran] dihydrochalcone (1); 8-
geranyl-4,5,7-trihydroxyflavanone (2) and 2-geranyl – 2’, 3, 4, 4’ – tetrahydroxyldihydrochalcone (3). The
qualitative analysis with UPLC method showed that 1, 2, and 3 were the major components of active extract. 1
and 2 inhibited α-glucosidase with IC50 = 81.32 µM and 54.53 µM, respectively. 3 did not show α-glucosidase
inhibitory activity with the investigated concentrations (< 50 µM) compared to the positive control of arcabose
(IC50 = 824.8 µM)
Conclusions: SK – yellow leaves had a stronger α-glucosidase inhibitory activity than that of SK - green
leaves when they were extracted with alcohol. The major chemical constituents having inhibitory α-glucosidase
activity are concentrated in the less-polar and moderately polarized fractions. Three compounds isolated from
dichloromethane extract of SK-yellow leaves are geranyl flavonoids which have inhibitory activity against α-
glucosidase.
Keywords: Artocarpus altilis, α-glucosidase, isolation, geranyl flavonoid
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong d}n gian, l{ Sa k được sử dụng để
chữa phù thũng, vi m gan v|ng da, chữa gút,
đ{i th{o đường, hạ huyết áp(3,6). Theo những
kinh nghiệm kh{c nhau, người dân sử dụng lá
Sa kê có thể thu hái lá bánh tẻ (SK-xanh) hoặc lá
vàng vừa rụng (SK-vàng). Mặc dù Sa k được sử
dụng khá phổ biến nhưng chưa có công trình
khoa học n|o so s{nh v| đ{nh gi{ t{c dụng của
lá Sa kê ở các thời điểm thu hái khác nhau.
Chính vì những lý do tr n, đề t|i “Nghi n cứu
thành phần hóa học của lá Sa kê Artocarpus altilis
(Parkinson) Fosberg, họ Dâu tằm (Moraceae)”
được tiến hành nhằm tạo cơ sở khoa học rõ ràng
cho việc sử dụng lá Sa kê trị bệnh.
NGUYÊN LIỆU – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Nguyên liệu
Lá Sa kê Artocarpus altilis được thu hái tại
Thành phố Nha Trang tháng 8/2016. Mẫu được
x{c định bằng c{ch định danh so với các dữ liệu
trong các tài liệu phân loại thực vật.
Sa k được thu hái bộ phận dùng là lá bánh
tẻ (kí hiệu là SK-xanh) và lá vàng vừa rụng (kí
hiệu là SK-v|ng) sau đó xay th|nh bột thô, bảo
quản ở nhiệt độ phòng.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật
Áp dụng phương ph{p Ciuley cải tiến:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 501
Dược liệu được chiết xuất lần lượt với các
dung môi có độ phân cực tăng dần: ether
ethylic, ethanol v| nước. Các nhóm hợp chất
trong từng dịch chiết được x{c định bằng các
phản ứng hóa học đặc trưng.
Chiết xuất
Nguyên liệu được chiết ngấm kiệt bằng cồn
96%, dịch chiết thu được cô thu hồi dung môi
thu cao toàn phần. Cao toàn phần được phân
tách bằng kĩ thuật phân bố lỏng lỏng thu các cao
ph}n đoạn.
Khảo sát tác dụng ức chế enzym α-glucosidase
in vitro
Hoạt tính ức chế α-glucosidase được khảo
sát bằng phương ph{p của Phạm Thị Diệu
Hạnh và cộng sự (2007)(4) có hiệu chỉnh trên
đĩa elisa 96 giếng. Hỗn hợp phản ứng gồm 50
µl mẫu thử (cao /đối chứng acarbose), 40 µl
enzym α-glucosidase (0,2 đơn vị/ml), đối với
mẫu chứng trắng thay enzym α-glucosidase
bằng 40 µl đệm phosphat (pH 6,8). Ủ 20 phút
ở 37°C, th m 40 µl pNPG 3 mM trong đệm
phosphat. Trộn đều, tiếp tục ủ 20 phút ở 37°C.
Kết thúc phản ứng bằng cách thêm 130 µl
Na2CO3 0,2 M (pH 9,7), trộn đều. Đo độ hấp
thu ở bước sóng 405 nm. Mẫu chuẩn (có α-
glucosidase, không có mẫu thử) được tiến
hành song song. Lặp lại thí nghiệm 3 lần, lấy
giá trị trung bình v| x{c định hoạt tính ức chế
enzym α-glucosidase theo công thức:
% ức chế = (Amẫu thử - Amẫu chuẩn)/ Amẫu chuẩn x 100 (%).
X{c định giá trị IC50 (nồng độ của mẫu thử ức
chế 50% hoạt tính enzym α-glucosidase) dựa
v|o phương hồi quy trình tuyến tính giữa %
ức chế và nồng độ mẫu thử.
Phân lập và xác định cấu trúc
Nghiên cứu thành phần hóa học sử dụng
phương ph{p sắc kí cột nhanh, sắc ký cột cổ điển
và pre – HPLC. C{c ph}n đoạn chiết t{ch được
định hướng theo kết quả của thử nghiệm hoạt
tính ức chế α-glucosidase. Cấu trúc chất phân
lập được x{c định bằng phổ MS và NMR.
Định tính bằng phương pháp sắc ký UPLC
Hệ thống UPLC: Máy UPLC ACQUITY ArC
- Waters, đầu dò PDA 2998. Cột UHPLC
CORTECS C18 2,7µm; 4,6 × 100 mm. Chương
trình rửa giải: Acid formic (0,1%) – Acetonitril:
phút 0 – 10 (tăng 30 – 60% C), phút 10 – 15 (tăng
60 – 70% C), phút 15 – 25 (tăng 70 – 80% C), phút
25 – 30 (tăng 80 – 90% C), phút 30 – 40 (90% C).
Tốc độ dòng: 0,2 ml/phút, thể tích tiêm: 5 µl;
nhiệt độ cột: 25oC; thời gian phân tích: 40 phút,
phát hiện: detector dãy diode quang (PDA),
bước sóng 276 nm.
KẾT QUẢ
Xác định sơ bộ thành phần hóa thực vật trong lá
Sa kê
Định tính các nhóm hợp chất theo quy trình
chiết của Ciuley cho thấy hai loại lá SK – xanh và
SK – vàng chứa các thành phần hóa học tương tự
nhau gồm flavonoid, saponin, tannin,
triterpenoid, antraquinon, chất khử.
Thử hoạt tính ức chế α-glucosidase của cao
chiết SK-xanh và SK-vàng
Mẫu lá SK-xanh và SK-v|ng được chiết với
riêng biệt với hai dung môi là cồn 96%, v| nước
thu cao tiến hành thử nghiệm.
Kết quả thử nghiệm cho thấy cao chiết lá SK-
xanh và SK-vàng với dung môi l| nước không
thể hiện hoạt tính ức chế α-glucosidase. Cao
chiết cồn thể hiện hoạt tính trong đó cao chiết
cồn từ SK-vàng (IC50 = 40,33 mg/ml) thể hiện tác
dụng tốt hơn gấp 3 lần so với cao chiết cồn từ lá
SK-xanh (IC50 =110,90 mg/ml). Nghiên cứu chọn
lá SK-v|ng l| đối tượng dùng để chiết xuất
lượng lớn với dung môi chiết là cồn 96%.
Chiết xuất và sàng lọc hoạt tính trên các phân
đoạn cao chiết
4 kg bột l{ Sa k được chiết ngấm kiệt với
cồn 96% thu được 400 g dịch chiết đậm đặc.
Tiến hành lắc phân bố lỏng-lỏng với lần lượt
c{c dung môi có độ phân cực tăng dần thu
được cao ether dầu hỏa (146,38 g), cao
dicloromethan (88,8 g), cao ethyl acetat (31,85 g),
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 502
cao n-butanol bão hòa nước (11 g) v| cao nước
(40 g). C{c cao ph}n đoạn n|y được tiến hành
thử hoạt tính ức chế α-glucosidase.
Kết quả cho thấy cao butanol v| cao nước
không thể hiện tác dụng ức chế α-glucosidase,
trong 3 ph}n đoạn cao có tác dụng, cao
dicloromethan có hoạt tính tốt nhất (IC50 = 18,31
µg/ml), tiếp đó l| cao ethyl acetat (IC50 = 29,06
µg/ml) và cuối cùng là cao ether dầu hỏa (IC50 =
432µg/ml). Dựa trên kết quả này có thể dự đo{n
thành phần hóa học có tác dụng ức chế enzym
glucosidase là các chất kém phân cực và phân
cực trung bình trong khi những chất phân cực
trong ph}n đoạn cao n-butanol v| cao nước thì
không thể hiện tác dụng. Cao dicloromethan
được chọn để phân tách các chất tinh khiết.
Phân lập các chất từ phân đoạn cao
dicloromethan
Cao dicloromethan (40 g) được phân tách
bằng sắc kí cột nhanh với hệ dung môi
dicloromethan – ethyl acetat có độ phân cực tăng
dần thu được 19 ph}n đoạn. Ph}n đoạn B6, B10
bằng kỹ thuật sắc ký cột cổ điển và sephadex LH
– 20 đã phân lập được hai chất 1 (11,58 mg) và 3
(10 mg) Ph}n đoạn B9 bằng kỹ thuật sắc ký cột
sephadex LH – 20 và pre – HPLC phân lập được
chất 2 (4 mg).
Định tính các chất đã phân lập trong cao toàn
phần bằng UPLC
Ba chất phân lập được từ cao DCM được
định tính bằng phương ph{p UPLC nhằm xác
định sự hiện diện trong cao cồn toàn phần có
hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase. Kết quả
sắc kí đồ cho thấy ba chất 1, 2 và 3 đều hiện diện
trong 2 mẫu cao toàn phần có hoạt tính ức chế
enzym (Hình 3). Tuy nhiên dựa vào diện tích
đỉnh, h|m lượng các chất này trong mẫu lá SK-
xanh và SK-vàng là khác nhau.
Thử hoạt tính ức chế α-glucosidase của các chất
phân lập
Các chất phân lập được tiến hành thử hoạt
tính ức chế enzym α-glucosidase. Kết quả cho
thấy chất 1 (IC50 = 81,32 µM), 2 (IC50 = 54,53 µM)
đều thể hiện hoạt tính ức chế enzym α-
glucosidase mạnh hơn chứng dương acarbose
(IC50 = 824,8 µM). Chất 3 khi thử ở nồng độ cao
nhất là 50 µM không thể hiện hoạt tính ức chế
enzym α-glucosidase.
Hình 1: Sắc kí UPLC định tính chất 1, 2 và 3 trong mẫu cao SK-xanh và SK-vàng (4 mg/ml)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 503
BÀN LUẬN
Xác định cấu trúc các chất phân lập
Chất 1 thu được ở dạng dầu, màu vàng cam,
tan trong các dung môi DCM, EtOAc, MeOH.
Phổ UV của 1 cho c{c đỉnh hấp thu ở bước sóng
204,6 nm, 276,8 nm và 313,7 nm. Phổ khối ESI-
MS negative của 1 cho đỉnh [MH]- 407,16 m/z suy
ra khối lượng phân tử của 1 là 408. Phổ 13C-NMR
kết hợp phổ HSQC cho thấy hợp chất này có 25
carbon với 10 carbon bậc IV, 8 carbon bậc III, 4
carbon bậc II và 3 carbon bậc I. Phổ khối kết hợp
với phổ 13C-NMR suy ra công thức phân tử của 1
là C25H28O5.
Phổ 1H-NMR cho thấy tín hiệu của 1 proton
thuộc nhóm OH phenol tại H 12,73 (1H, s); 3
proton tại hệ X tr n vòng thơm H 6,36 (1H, d,
J = 2,2 Hz); 6,33 (1H, dd, J = 8,7 và 2,3 Hz) và 7,56
(1H, d, J = 8,7), 2 proton ở vị trí ortho trên vòng
thơm H 6,61 (1H, d, J = 8,2 Hz) và 6,73 (1H, d, J =
8,2 Hz). Phổ proton cũng có c{c tín hiệu của 1
vòng 2-methyl-2-(4-methylpent-3- enyl)-2H-
pyran [H 1,39 (3H, s); 1,67 (3H, s) và 1,57 (3H, s);
1,72 (2H, m), 2,09 (2H, m), 5,08 (1H, t, J = 7,05 Hz);
5,64 và 6.55 (1H, d, J = 10,1 Hz)], 2 cặp proton
methylen tại H 3,10 (2H, m); 2,98 (2H, m). Phân
tích dữ liệu phổ COSY v| HM C x{c định 1 có
cấu trúc khung l| dihydrochalcon do tương t{c
của proton của 2 nhóm -CH2- với carbon nhóm -
C=O.C{c tương t{c H-7/C-5 và C-9; H-8/ C-6 và
C-9; H-3/C-1 và C-5; H-2/C-6, C-4 x{c định vòng
pyran gắn v|o vòng thơm ở vị trí C-5 và C-6.
Từ các dữ liệu phổ NMR kết hợp so sánh với
dữ liệu trong tài liệu tham khảo(2) x{c định cấu
trúc chất 1 là (2’,4’,4-trihydroxy-2,3-[2-methyl-2-
(4-methylpent-3-enyl)- pyran] dihydrochalcon.
Chất 3 thu được ở dạng dầu, màu vàng cam,
tan tốt trong các dung môi DCM, EtOAc, tan
trong MeOH. Phổ UV của chất 3 có c{c đỉnh hấp
thu ở 204,0 nm, 277,3 nm và 313,3 nm. Phổ khối
ESI-MS negative của 3 cho đỉnh [MH]- 409 m/z
suy ra khối lượng phân tử của 3 l| 410 tương
ứng với công thức phân tử là C25H30O5. Phổ 13C-
NMR kết hợp phổ HSQC cho thấy hợp chất này
có 25 carbon với 10 carbon bậc IV, 7 carbon bậc
III, 5 carbon bậc II và 3 carbon bậc I.
Chất 3 có các tín hiệu đặc trưng của
dihydrochalcon với proton tại δH 2,97 (2H, m,
CH2 –β) và 3.14 (2H, m, CH2 – α) trong phổ 1H –
NMR và tín hiệu δc 27,72 (C-β), δ 39,63 (C-α) và
203,8 (C=O) trong phổ 13C-NMR.
Phổ 1H – NMR cho thấy sự hiện diện của
một nhóm geranyl [3 tín hiệu proton của 3 nhóm
methyl δH 1,58 (3H, s); 1,66 (3H, s); 1,8 (3H, s); tín
hiệu proton của 3 nhóm -CH2 δH 2,05 (2H, m);
2,08 (2H, m) và 3,41 (2H, d, J = 6,7 Hz,) và 2 tín
hiệu proton vinyl 5,03 (1H, t, J = 6,3 Hz); 5.18 (1H,
dd, J = 6,7; 5,8 Hz,). Một cặp ortho proton doublet
[δH 6,67 và 6,72, J = 8,2 Hz) thuộc vòng A, một tín
hiệu của nhóm OH [δH 12,94 (1H, s, OH)] và 3
proton trong hệ thống ABX spin [ δH 6,36 (d, J =
2,4 Hz,); 6,34 (dd, J = 2,4; 8,9 Hz,) và 7,59 (d, J =
8,9 Hz,)] thuộc vòng B.
Các nhóm thế của vòng v| vòng được
quyết định dựa vào phổ HMBC và COSY. Nhóm
methylen proton của nhóm geranyl δH 3,41
tương t{c với C-1, C-2 và C-3 Suy ra nhóm
geranyl nằm ở C-2. Phân tích các dữ liệu phổ
NMR kết hợp so sánh với dữ liệu phổ đã công bố
trong tài liệu tham khảo(5) kết luận 3 là 2-geranyl
– 2’, 3, 4, 4’ – tetrahydroxyldihydrochalcon.
Bảng 1: Dữ liệu phổ 13C – NMR (125 MHz) và 1H–NMR (500 MHz) của 1 và 3 đo trong CDCl3
Chất 1 Chất 3
C δC (ppm) δH (ppm), mult, J (Hz) C δC (ppm) δH (ppm), mult, J (Hz)
1
’
113,87 1
’
113,8
2
’
165,3 2
’
165,2
3
’
103,6 6,36 d (2,2) 3
’
103,6 6,36 d (2,4)
4
’
162,65 4
’
162,6
5
’
107,7 6,33 dd (8,7; 2,3) 5
’
107,7 6,34dd (8,7; 2,4)
6
’
132,28 7,56 d (8,7) 6
’
132,1 7,59 d (8,7)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 504
Chất 1 Chất 3
C δC (ppm) δH (ppm), mult, J (Hz) C δC (ppm) δH (ppm), mult, J (Hz)
C=O 203.7 C=O 203,8
α 39,71 3,1 (2H), m α 39,63 3,14 (2H), m
β 26,44 2,98 (2H), m β 27,72 2,97 (2H), m
1 127,9 1 131,17
2 121,16 6,61,d (8,2) 2 126
3 114,56 6,73 d (8,2) 3 142,43
4 143,56 4 142,9
5 139,6 5 112,92 6,72 d (8,2)
6 119,0 6 121,45 6,67 d (8,2)
1
’’
119,41 6,55 d (10,1) 7
25,9 3,14 d (6,7)
2
’’
130,1 5,64 d (10,1) 8
121,72 5,18 dd (6,7;5,8)
3
’’
78,77 9
138,85
4
’’
40,83 1,72 (2H), m 10
39,72 2,05 (2H), m
5
’’
22,81 2,09 (2H), m 11
26,63 2,08 (2H), m
6
’’
123,88 5,08, t (7,0) 12
123,7 5,03 t (6,34)
7
’’
131,97 13
131,3
8
’’
25,65 1,67 (3H), s 14
25,69 1,66 (3H), s
9
’’
17,64 1,57 (3H), s 15
17,71 1,58 (3H), s
10
’’
26,1 1,39 (3H), s 16
16,28 1,8 s
OOH
HO
O
OH
1'
2'
3'
4'
5'
6'
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
OOH
HO
OH
OH
1'
2'
3'
4'
5'
6'
1
6
5
4
3
2
1'' 2''
16
3''
4''
5''
7''
6'' 9''
8''
10''
Chất 1 Chất 3
Hình 2: Cấu trúc chất 1 và 3
Chất 2 thu được ở dạng tinh thể hình kim,
màu trắng, tan trong các dung môi DCM, EtOAc,
MeOH, ít tan trong n-hexan, ether dầu hỏa. Phổ
UV của chất 2 có c{c đỉnh hấp thu ở 199,9 nm,
293,4 nm và 336,4 nm. Phổ khối ESI-MS negative
của 2 cho đỉnh [MH]- 407,13 m/z suy ra khối
lượng phân tử của 2 l| 408 tương ứng với công
thức phân tử là C25H28O5
Phổ 13C-NMR có tín hiệu của 23 carbon gồm
10 carbon bậc IV với 1 nhóm carbonyl (δc 196,39
ppm), 6 tín hiệu của carbon bậc III trong đó có 2
tín hiệu của 2 cặp carbon vòng thơm đối xứng, 4
carbon bậc II và 3 carbon bậc I.
Phổ 1H-NMR cho thấy sự hiện diện của
nhóm geranyl bao gồm 3 nhóm methyl ở δH 1,58
(3H, s), 1,66 (3H, s), 1,71 (3H, s), 3 cặp proton
metylen ở δH 2,03 (2H, m), 2.07 (2H, m), 3,32 (2H,
dd), và hai proton vinyl ở δH 5,05 (1H, t, J = 7,2)
và δH 5,21 (1H, t, J = 7,3).
Ngoài ra, các tín hiệu proton cho thấy sự
hiện diện hai vòng thơm, vòng v| . Vòng
có 2 cặp proton thơm đối xứng, ở δH 6,88 (2H, d, J
= 8,5 Hz) và δH 7,32 (2H, d, J = 8,5 Hz). Vòng A có
1 tín hiệu của proton của nhóm OH 11,9 (1H, s),
một proton singlet ở δH 6,02 ppm cho thấy các vị
trí còn lại đều bị thế.
Tín hiệu của cặp proton nhóm methylene tại
δH 2,79 (H, dd, J =3,0 và 17,0 Hz); 3,06 (1H, dd, J =
12,9 và 17,0) và proton tại δH 5,35 (1H, dd, J = 3,0
và 12,9 Hz) cho thấy 2 có khung cấu trúc của một
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 505
flavanon với proton H2 ở vị trí axial. Phân tích
dữ liệu phổ HM C v| COSY x{c định nhóm
greanyl gắn vào vòng A tại vị trí C-8 do các
tương t{c H-10/C-8; H-9/C-7 và C-8.
Phân tích các dữ liệu phổ NMR kết hợp so
sánh với dữ liệu phổ đã công bố trong tài liệu
tham khảo kết luận 2 là 8-geranyl-4’,5,7-
trihydroxyflavanon.
O
OOH
HO
1
2
3
45
6
7
8
4a
8a
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
1'
2'
3'
4'
5'
6'
OH
Hình 3: Cấu trúc chất 2
Bảng 2: Dữ liệu phổ 13C – NMR (125 MHz) và 1H –
NMR (500 MHz) của 2 đo trong CDCl3
C
δC
(ppm)
δH (ppm), mult, J
(Hz)
C δC (ppm)
δH (ppm),
mult, J (Hz)
2
78,77 5,35, dd (2,9; 12,9) 13 26,3 2,07 (2H), m
3
43,18
3,06, dd (12,9; 17,0);
2,79 dd (3,0; 17,0)
14 123,7 5,05, t (7,3)
4
198,3
9
15 132,0
4a 103,2 16 17,7 1,58 (3H) s
5
162,3 17
25,6 1,66 (3H) s
6
97,0 6,02, s 18
16,1 1,71 (3H) s
7 163,9 1’
130,9
8 106,0 2’
127,7 7,32, d (8,5)
8a 159,7 3’
115,6 6,88, d (8,5)
9 21,7 3,32, d (7,1) 4’
155,9
10 121,4 5,21 5’
115,6 6,88, d (8,5)
11 139,2 6’
127,7 7,32 d (8,5)
12 39,72 2,03 (2H), m
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã sơ bộ đ{nh gi{ hoạt tính ức
chế enzym α-glucosidase của lá Sa kê bánh tẻ và
lá Sa kê vàng vừa rụng khi chiết với dung môi
cồn 96% v| nước, kết quả cho thấy lá Sa kê vàng
có hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase tốt hơn
lá Sa kê xanh khi chiết với dung môi cồn. Các
ph}n đoạn cao được tiến hành thử hoạt tính ức
chế enzym α – glucosidase. Kết quả cho thấy
thành phần hóa học chính có tác dụng ức chế
enzym tập trung ở ph}n đoạn kém phân cực và
phân cực trung bình. Từ ph}n đoạn cao
dicloromethan có hoạt tính tốt nhất đã ph}n lập
được 3 greanyl flavonoid, trong đó 2 chất thể
hiện hoạt tính ức chế enzym α – glucosidase tốt
hơn chứng dương acarbose. Kết quả nghiên cứu
cho thấy sử dụng l{ Sa k để chữa bệnh đ{i th{o
đường là phù hợp, tuy nhiên sử dụng lá vàng
vừa rụng tốt hơn l{ b{nh tẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lotulung PDN (2009), “ ntidiabetic flavanone compound
from the leaves of Artocarpus communis”, Indo. J. Chem, vol.9,
no.3, pp.466-469
2. McLean S et al (1996), “Complete 13C and 1H spectral
assignments of Prenylated Flavonoids and a Hydroxy Fatty
Acid from the leaves of Caribbean Artocarpus communis”,
Magn. Reson. Chem, vol.34, no.9, pp.719-722.
3. Phạm Hoàng Hộ (2003), “Cây cỏ Việt Nam quyển 2”, nhà xuất
bản Trẻ, tr. 546.
4. Phạm Thị Diệu Hạnh et al. (2007), “Khảo sát hoạt tính ức chế
men-glucosidase của các cao chiết hạt mướp đắng”, Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 7, tr.130-137.
5. Shimizu K et a., (2000), “5α-Reductase inhibitory component
from leaves of Artocarpus altilis”. Journal of Wood Science, 46(5),
pp.385–389.
6. Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc v| động vật làm thuốc ở Việt
Nam tập II”, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, tr.1090 – 1092.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017
Ng|y b|i b{o được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thanh_phan_hoa_hoc_huong_tac_dung_uc_che_glucosid.pdf