Với tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch, những năm qua ngành du lịch tỉnh Ninh Bình đã có những bước phát triển vượt bậc với sự đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng như: Du lịch sinh thái, du lịch vãn hóa tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE, du lịch homestay,. Doanh thu du lịch liên tục tăng qua các năm. Du lịch Ninh Bình đang dần trở thành ngành kinh tế đóng góp vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình.
Đe khai thác và phát huy hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh, tận dụng các cơ hội thuận lợi trong nước và quốc tế cũng như thu hút khách du lịch đến với Ninh Bình nhiều hơn và thời gian lưu trú dài hơn, Ninh Bình càn đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch trong đó chú ý đến sự tinh tế, độc đáo, khác biệt của sản phẩm. Du lịch Ninh Bình càn có sự liên két giữa các điểm du lịch, các địa phương làm giảm tính mùa vụ và giảm tải lượng khách trong mùa cao điểm. Tăng cường đàu tư đào tạo nguồn nhân lực mới và tại chỗ, đào tạo kỹ năng phục vụ chuyên nghiệp, nâng cao trình độ ngoại ngữ. Quảng bá và phát triển những đặc sản, quà lưu niệm đặc trưng của tỉnh. Đồng thời, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tương xứng với tiềm năng và thế mạnh về du lịch của tỉnh.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
NINH BÌNH
Đào Thị Lưu, Lê Thị Kim Thoa, Phí Thị Thu Hoàng, Lê Đức Hoàng
Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tóm tắt
Trong những năm qua, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển nhanh cả về sổ lượng và chất lượng, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển của tỉnh. Theo đánh giá của Tống cục Du lịch, Ninh Bình hiện nằm trong Top 5 địa phương có nội lực phát triển du lịch ở Việt Nam [1]. Hoạt động du lịch từ chỗ tự phát tới chỗ đã được quy hoạch đi liền với các chỉnh sách phát triển, từng bước khai thác tốt hơn những điều kiện, tiềm năng và nguồn lực hiện hữu. Bài viết sẽ góp phần gợi mở cho các nhà hoạch định chỉnh sách đưa ra những định hướng phát triển du lịch phù hợp thông qua việc phân tích thực trạng phát triển của du lịch tỉnh Ninh Bỉnh trong giai đoạn (2012 - 2018).
Từ khóa: Du lịch; cố đô Hoa Lư; Tràng An; Ninh Bình
Abstract
Current status of tourism in Ninh Binh province
In the recent years, tourism in Ninh Bỉnh has been developing quickly in quality and quantity and contributing to economic development of this province. Tourism has become Ninh Binh key economic sector gradually. According to Vietnam National Administration of Tourism, Ninh Bỉnh is currently in the Top 5 places high potential for tourism development in Vietnam [1], Tourism activities have gradually been integrated into economic development strategies to utilize provincial existing conditions, potentials and resources. This article provides some tourism development orientations through analyzing the current status of tourism ỉn Ninh Binh province in the period from 2012 to 2018.
Keyword: Tourism; Hoa Lu ancient capital; Trang An; Ninh Binh
1. Đặt vấn đề công nghiệp, du lịch, dịch vụ, lưu thông
Ninh Bình nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 90 km. Do nằm trên nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng như QL1A, đường cao tốc Bắc - Nam, QL10, dường sắt Bắc - Nam, Ninh Bình trở thành một cau nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, thưong mại, du lịch và văn hóa giữa hai miền Nam Bắc. Ngoài ra, Ninh Bình còn có hệ thông sông ngòi (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vân, sông Vạc, sông Lạng...) với hệ thông cảng thủy nội địa tương đối phát triển, thông ra với biển Đông,... Đây cũng là điêu kiện thuận lợi vê vận tải, thông thương với các tỉnh trong cả nước và quốc tế, tạo lợi thế độc đáo để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực hàng hóa, giao lưu văn hóa,...[2],
Mặc dù diện tích của Ninh Bình không lớn nhưng nơi đây tập trung nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn phong phú, đặc sắc bậc nhất với nhiều địa danh nổi tiếng như Quần thể danh thắng Tràng An, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, khu di tích lịch sử văn hóa cô đô Hoa Lư, khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm,... Đây là những nguồn tài nguyên du lịch có giá trị cao, hấp dẫn du khách trong nước và quôc tê. Việc phát triên du lịch Ninh Bình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc và du lịch cả nước.
Thực trạng phát triển của du lịch Ninh Bĩnh
Hiện trạng khách du lịch đến Ninh Bĩnh
Trong những năm qua, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển khá nhanh. Lượng khách du lịch đên Ninh Bình giai đoạn 2012 - 2018 đạt mức tăng trưởng bình quân 12,13%/nãm, trong đó lượng khách nội địa tăng bình quân 13,53%/năm, còn lượng khách quốc tế là 4,43%/năm [3].
lượt người
■ Khách nội địa (lượt người) ■ Khách quốc tể (lượt người)
Hình 1: sổ lượng khách du lịch đến Ninh Bĩnh giai đoạn 2012 - 2018 [3]
Năm 2012, khách du lịch đến Ninh Bình đạt 3.712 nghìn lượt khách, trong đó khách nội địa là 3.036,4 nghìn lượt, khách quốc tế là 675,6 nghìn lượt. Đến năm 2018, du lịch Ninh Bình đón 7.378,6 nghìn lượt khách, tăng 2 lần so với năm 2012 và tăng 4,6% so với năm 2017, trong đó khách nội địa đón 6.502,6 nghìn lượt khách, tăng 4,9% so với năm 2017, khách quốc tế đón 876 nghìn lượt khách, tăng 2% so với năm 2017.
Khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ lệ lớn (trung bình trên 85%/nãm) trong tổng số khách du lịch đến Ninh Bình và tăng trưởng ổn định ở mức khá cao, năm sau cao hon năm trước. Khách du lịch nội địa đến Ninh Bình thường đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức; do Công đoàn của các cơ quan, xí nghiệp tổ chức; hoặc tự tổ chức theo các nhóm. Ngày lưu trú trung bình của khách nội địa đên Ninh Bình nhìn chung vẫn còn thấp (Bảng 1). Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính, khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch sinh thái Vân Long,... là những nơi thu hút nhiều khách du lịch nội địa đến Ninh Bình. Các điểm du lịch khác như VQG Cúc Phương, Nhà thờ Đá Phát Diệm,... cũng thu hút ngày một nhiều khách du lịch nội địa vì điều kiện đi lại giữa các điểm du lịch của tỉnh khá thuận tiện.
Khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình chủ yếu từ thị trường Tây Âu (Anh, Pháp, Đức), Châu Úc (chủ yếu là khách từ úc và Newzealand), Đông Bắc Á (chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), khách thuộc khu vực ASEAN,...Tuy thị trường Tây Âu và Châu úc đang có xu hướng giảm dần trong cơ cấu khách quốc tế đến với Ninh Bình nhưng khách từ thị trường Trung Đông và Đông Bắc Á đang có xu hướng tăng dần. Khách du lịch quốc tế đến với Ninh Bình chủ yếu lưu thông di chuyển theo đường bộ qua quốc lộ 1A từ Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng đến và từ các thành phố lớn ở phía Nam như các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, TP. HỒ Chí Minh, Huế va Đà Nang [2].
Trong giai đoạn 2012 - 2018, mức tăng trưởng của khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình thấp và không ổn định, có những năm nguồn khách du lịch quốc tế đên Ninh Bình bị suy giảm (năm 2013, 2014). Sự suy giảm cục bộ này cũng nằm trong tình trạng chung của cả nước và quốc tế do nền kinh tế thế giới có những biến động. Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân khác như Ninh Bình chưa có những sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh để có thê hâp dân khách du lịch phù hợp với xu thế chung của thị hiếu khách. Hầu hết các công ty lữ hành chỉ coi các khu, điểm du lịch Ninh Bình là điểm dừng chân, điểm trung chuyển trên hành trình đến những điểm du lịch khác. Mặt khác, Ninh Bình cách Hà Nội không xa, nên phần lớn khách lựa chọn lưu trú ở Hà Nội - nơi có các điều kiện về dịch vụ tốt hơn, trong khi đó Ninh Bình chưa có nhiều dịch vụ du lịch bổ sung có chất lượng để hấp dẫn khách du lịch lưu trú dài ngày.
Bảng 1. Số lượt khách có lưu trú ở Ninh Bình giai đoạn từ 2012 - 2018
Đơn vị: Lượt khách
Hạng mục
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
Khách QT
Số khách đến
675.570
521.548
502.409
600.563
715.603
859.030
876.002
Khách lưu trú
67.404
73.038
81.609
86.202
112.895
150.574
178.080
Ngày lưu trú trung bình (ngày)
1,53
1,82
1,57
1,52
1,48
1,67
1,48
Khách ND
Số khách đến
3.036.424
3.877.219
3.799.160
5.392.645
5.725.868
6.197.205
6.502.616
Khách lưu trú
200.332
179.771
225.567
334.107
441.714
623.819
655.406
Ngày lưu trú trung bình (ngày)
1,53
1,45
1,36
1,28
1,26
1,66
1,29
Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình
Mặc dù tổng số lượng khách du lịch đến Ninh Bình qua các năm đều tăng nhưng lượng khách lưu trú qua đêm tại Ninh Bình chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng lượng khách đến. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012 - 2018 đạt 20,8%/năm. Sở dĩ có sự gia tăng này là do hạ tầng du lịch Ninh Bình đã được chú trọng đàu tư, nâng cấp, hệ thống phòng nghỉ tiện nghi, hiện đại, các dịch vụ du lịch đa dạng, chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Tuy nhiên số ngày lưu trú của khách nội địa và khách quốc tế vẫn ở mức thấp.
Doanh thu du lịch
Sự tăng trưởng của các dòng khách du lịch và việc mở rộng đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đã kéo theo doanh thu du lịch của Ninh Bình tăng nhanh qua các năm.
Nhìn vào biểu đồ hình 2 hang sau cho thấy: Năm 2012, du lịch Ninh Bình thu về 778.957 triệu đồng, năm 2013 là 897.446 triệu đồng. Năm 2014, doanh thu du lịch tăng không nhiều, mức tăng trưởng thấp chỉ đạt 5,1% so với năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng chậm này là do bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều biến động, thời tiết không thuận lợi đã tác động không nhỏ đến hoạt động du lịch. Thêm vào đó, sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam cũng ảnh hường không nhỏ đến tâm lý khách du lịch, trong đó tập trung chủ yếu ở các thị trường nói tiếng Trung. Do đó lượng khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình có sự giảm sút so với cùng kỳ năm 2013.
■ Từ khách quốc tể (tỷ đồng)
E Từ khách nội địa (tỷ đồng)
Hình 2: Doanh thu du lịch Ninh Bình giai đoạn 2012 - 2018 [3]
Nãm 2015, hoạt động du lịch Ninh Bình có nhiều khởi sắc, đặc biệt sau hơn một năm khi Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên the giới đã góp phần đưa du lịch Ninh Bình lên một tầm cao mới, doanh thu du lịch tăng nhanh đạt 1.420,973 triệu đồng, mức tăng trưởng đạt 50,72% so với năm 2014. Năm 2016, doanh thu du lịch đạt 1.764,965 triệu đồng, tăng 24,2% so với nãm 2015. Năm 2017, với nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá được tổ chức cùng với việc phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch dịch vụ, du lịch Ninh Bình có những bước tiến vượt bậc. Doanh thu du lịch đạt trên 2.528,284 triệu đồng, tăng 43,24% so với cùng kỳ năm 2016. Năm 2018, doanh thu đạt 3.213,293 triệu đồng, tăng 19,2% so với năm 2017. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch Ninh Bình giai đoạn 2012 - 2018 tương đối cao, đạt 26,64%/năm. Tuy nhiên, du lịch Ninh Bình chủ yếu đáp ứng một phần nhu cầu đó là lưu trú, ăn uổng và vận chuyển khách, doanh thu từ các hoạt động này chiếm 70% tổng doanh thu du lịch của tỉnh; dịch vụ lữ hành, hướng dẫn đưa các đoàn đi tham quan danh lam thắng cảnh, hang động, lễ chùa,... còn chiếm tỷ trọng thấp [3]. Với XU thế hiện nay, cùng với sự gia tăng của số lượng khách, chắc chắn trong những năm tới tông thu từ du lịch của Ninh Bình sẽ gia tăng, góp phần tích cực vào sự phát trien kinh te - xã hội của địa phương.
Lực lượng lao động du lịch
Lực lượng lao động đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ du lịch. Lao động trong ngành này bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiep. Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Ninh Bình trong những năm gần đây đã kéo theo sự bùng nổ các dịch vụ du lịch cũng như sự đầu tư của các doanh nghiệp, các đơn vị cá nhân vào các hoạt động du lịch. Chính điều đó đã thúc đẩy sự tăng trưởng rất nhanh về số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia làm du lịch.
Năm 2012, số lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch là 11.000 người, đến năm 2018, số lượng lao động du lịch đạt 21.100 người, tăng 1,9 lần so vói năm 2012. Trong đó số lao động trực tiếp đạt 6.200 người, tăng 2,7 lần so với năm 2012 và số lao động gián tiếp cũng tăng nhanh đạt 14.900 người, tăng 1,7 lần so với năm 2012. Lực lượng lao động gián tiếp luôn chiếm ưu thể so với lao động trực tiêp. Lực lượng lao động trực tiếp chủ yếu hoạt động trong hệ thống các nhà nghỉ khách sạn, công ty lữ hành, các cơ sở dịch vụ,...Trong thời gian qua, số lượng lao động trực tiếp tuy có tăng đáng kể từ 2.300 người năm 2012 lên 6.200 người năm 2018 nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ khá thấp so với tổng số lao động du lịch của tỉnh (chỉ chiếm 29,4% lao động du lịch). Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012 -2018 đạt 11,46%/năm.
■ Lao động trực tiếp ã Lao động gián tiếp
Hình 3: Nguôn nhẫn lực trong ngành du lịch tỉnh Ninh Bình (2012 - 2018) [3]
Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch luôn được chú trọng. Năm 2018, Sở du lịch Ninh Bình đã tổ chức 18 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho 2.500 người gồm các cán bộ phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thành phố, cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn vùng di sản, lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và người dân tham gia các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn [4].
Nhìn chung, nguồn nhân lực du lịch của tỉnh đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng, cùng với đó chất lượng đội ngũ lao động ngành du lịch cũng được nâng cao đáng kể, phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đang tham gia đầu tư phát triển ngành. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn đã thay đổi cung cách làm việc bằng cách thuê giám đốc điều hành, thuê các tập đoàn lớn tư vấn và sắp xếp hệ thống nhân lực trong doanh nghiệp của mình cho hiệu quả. Nỗ lực này của các doanh nghiệp góp phần rất lớn vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở lưu trú
I n số phòng nghỉ (phòng) ■ Cơ sở lưu trú (cơ sở)
Hình 4: Cơ sở lưu trú tỉnh Ninh Bình (2012 - 2018) [3]
Nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, các cơ sở lưu trú du lịch ở Ninh Bình không những ngày càng táng về số lượng mà còn được chú trọng nâng cao về chất lượng dịch vụ. số lượng cơ sở lưu trú trong giai đoạn 2012 - 2018 đạt mức tăng trưởng bình quân năm 16,4%/năm.
Qua biểu đồ trên cho thấy: Năm 2012, số lượng các cơ sở lưu trú ở Ninh Bình là 235 cơ sở với 3.628 phòng. Đen năm 2018, tỉnh Ninh Bình có 583 cơ sở lưu trú, tăng 25,92 % so với năm 2017 và tăng 2,5 lần so với năm 2012, số lượng phòng đạt 7.021 phòng (tăng 1,9 làn so với năm 2012). Các cơ sở lưu trú tập trung chủ yếu ở thành phố Ninh Bình (119 cơ sở), huyện Hoa Lư (24 cơ sở), huyện Gia Viễn (18 cơ sở). Đây là những khu vực có tiềm năng và hoạt động du lịch tương đối phát hiển.
Tính đến hết năm 2018, Ninh Bình có 52 khách sạn từ 1 sao đến 4 sao, trong đó có 3 khách sạn 4 sao, 5 khách sạn 3 sao, 21 khách sạn 2 sao và 25 khách sạn 1 sao [3], Ngoài ra, ở Ninh Bình còn có những khu nghỉ dưỡng cao cấp, điển hình như: Ninh Binh Hidden Charm hotel & resort, Emeralda resort Ninh Binh, Tam Coc garden resort, Cue Phuong resort & villas. Đây là những khu nghỉ dưỡng có lượng khách đến khá ổn định. Loại hình cơ sở lưu trú du lịch này thường đón và phục vụ những khách du lịch có khả năng chi trả cao, và có thời gian lưu trú dài ngày hơn.
Chất lượng các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhìn chung đã được cải thiện nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay; còn thiếu những khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao; các cơ sở lưu trú du lịch khác mới chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch. Trang thiết bị ở một số khách sạn thiếu đồng bộ. Một số buồng nghỉ ở các khách sạn tư nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất chưa hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu. Ngoài dịch vụ lưu trú và ăn uống, ở một số khách sạn hiện nay phát triển thêm các dịch vụ mới như massage, karaoke, bể bơi,...
Cơ sở ăn uống
Ẩm thực Ninh Bình từ lâu đã trở thành một điểm nhấn ấn tượng đối với du khách bốn phương với nhiều món đặc sản nổi tiếng như: Thịt dê, cơm cháy, nem chua Yên Mạc, mắm tép Gia Viễn,... Hệ thống các cơ sở ăn uống ở đây rất phong phú, phục vụ đa dạng các món ăn từ cao cấp tới bình dân. Tại Ninh Bình cũng có rất nhiều các quán đặc sản của tư nhân. Các cơ sở này phân bố chủ yếu ở các khu du lịch như Tam Cốc - Bích Động, núi chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư, Cúc Phương, Vân Long,... Một số nhà hàng nổi tiếng ở Ninh Bình có thể kể tên như: nhà hàng Hoàng Long, nhà hàng Tân Dê, nhà hàng Trường An, nhà hàng Đức Dê,...
Cơ sở vui chơi, giải trí, mua sắm
Các cơ sở vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch ở Ninh Bình nhìn chung còn rất hạn chế. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh chưa có khu vui chơi giải trí đích thực nào có thể phục vụ được nhu cầu giải trí cho khách du lịch, nhất là vào buổi tối. Ở các khách sạn lớn (3-4 sao), những dịch vụ bổ sung thường chỉ bao gồm: massage, tennis, bể bơi, phòng karaoke. Gần đây, tỉnh Ninh Bình cũng đã chú trọng quy hoạch một số khu vui chơi giải trí, nhưng các dự án này tập trung chủ yếu ở thành phố Ninh Bình. Sự hạn chế về các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, một mặt đã không kích thích được khả năng chi tiêu của khách, mặt khác đã hạn chế thời gian lưu trú của họ, hạn chế khả năng thu hút khách du lịch đến với tỉnh Ninh Bình.
Các tuyển, điểm du lịch
Ninh Bình hội tụ đầy đủ những yếu tố về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân vãn phong phú, là tiềm năng to lớn có thể phát triển mạnh hoạt động du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh và sinh thái. Hiện du lịch Ninh Bình đã xây dựng được 20 tuyến, trong đó có 9 tuyến nội tỉnh, 11 tuyến liên tỉnh và quốc tế [2], Nhìn chung, tuyến nội tỉnh khá hoàn chỉnh, khép kín. Các tuyến liên tỉnh được sắp
xếp khoa học theo cung đường và phương tiện di chuyển như tuyến Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh và sang Trung Quốc; tuyến du lịch bằng đường sông kết hợp đường bộ từ Ninh Bình, Lào Cai, Sa Pa sang Trung Quốc; du lịch ở miền Trung từ Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An,... Riêng lĩnh vực lữ hành quốc tế, hiện du khách nước ngoài đến Ninh Bình chủ yếu thông qua các công ty lữ hành quốc té.
Đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình
Trong hơn 10 năm trở lại đây, cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động du lịch trên địa bàn từng bước được đầu tư, hệ thống giao thông kết nối các khu, điểm du lịch được hoàn thiện và thường xuyên được nâng cấp. Nhiều công trình trọng điểm được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã phát huy hiệu quả như: Dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái Tràng An, Dự án tu bổ, tôn tạo di tích cố đô Hoa Lư; Dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê; Dự án nâng cấp tuyến đê hữu Hoàng Long và đê sông Đáy kết hợp giao thông từ Cúc Phương đi Kim Sơn phục vụ phát triển du lịch,...
Bên cạnh đó, đã có nhiều dự án đầu tư phát triển hạ tầng du lịch được đàu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước két hợp với nguồn von của doanh nghiệp, tiêu biểu như: Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ vào điểm du lịch sinh thái Thung Nham với tổng số vốn 23,1 tỷ đồng; Khu dịch vụ trung tâm thành phố Ninh Bình đã thu hút 11 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư 2.654 tỷ đồng bằng nguồn vốn của các doanh nghiệp,...
Trong giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt 05 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ du lịch ưu tiên thu hút đầu tư gồm: Xây dựng phân khu trung tâm dịch vụ (Công viên động vật hoang dã Quốc gia, tại xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan), Xây dựng khu vui chơi giải trí theo chủ đề (Công viên động vật hoang dã Quôc gia, tại xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan), Xây dựng khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao (Công viên động vật hoang dã Quốc gia, tại xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan), xây dựng khu trung tâm dịch vụ du lịch (TP. Tam Điệp) và xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng resort (TP. Tam Điệp) [5].
Sản phẩm du lịch
Ninh Bình đã từng bước đầu tư khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù riêng, bước đầu đáp ứng nhu càu của khách du lịch. Các sản phẩm du lịch chủ yếu đang được khai thác bao gồm:
+ Hệ thống sản phẩm du lịch gắn với Quàn thể danh thắng Tràng An: Du lịch tham quan, nghiên cứu di sản thế giới Tràng An; Du lịch tham quan các hang động; Du lịch vãn hóa tâm linh (Cố đô Hoa Lư, đền Thái Vi,...); Du lịch sinh thái; Du lịch cộng đồng,...
+ Hệ thống sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh: Du lịch tham quan, văn hóa tâm linh (Chùa Bái Đính; đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Đức Thánh Nguyễn; đền Thung Lá, Thung Lau, Chùa Địch Lộng); Du lịch tham quan Nhà thờ đá Phát Diệm; Du lịch tham quan nghiên cứu các di tích văn hóa, lịch sử.
+ Hệ thống sản phẩm du lịch sinh thái: Du lịch nghiên cứu các hệ sinh thái rừng nguyên sinh (Cúc Phương); Du lịch nghiên cứu các hệ sinh thái đất ngập nước (Vân Long, Kim Sơn); Du lịch sinh thái nông nghiệp (Gia Vân, Gia Hòa - huyện Gia Viễn).
+ Sản phẩm du lịch làng nghề: Du lịch tham quan, trải nghiệm làng nghề cói Kim Sơn, làng nghề gốm Bồ Bát, làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, làng nghề thêu ren Ninh Hải, làng nghề gỗ Phú Lộc,...
+ Sản phẩm du lịch lễ hội truyền thống: Du lịch tham quan, trải nghiệm lễ hội Chùa Bái Đính, lễ hội Hoa Lư (lễ hội Trường Yên), lễ hội đền Thái Vi, lễ hội Tràng An, lễ hội chùa Địch Lộng,...
+ Sản phẩm du lịch đô thị: Du lịch tham quan Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đe; các công trình văn hóa, thể thao, du lịch,... (TP. Ninh Bình); du lịch hội nghị, hội thảo (du lịch MICE) gắn với các đô thị (TP. Ninh Bình, Tam Điệp,...); du lịch tham quan, mua sắm ở các trung tâm thương mại; du lịch vui choi giải trí; du lịch văn hóa ẩm thực đường phó, chợ đêm, phố đi bộ... (TP. Ninh Bình, Tam Điệp,...); du lịch “City tour” TP. Ninh Bình,...
Hoạt động quảng bá du lịch
Công tác quảng bá du lịch được tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang điện tử của ngành, đăng tải các nội dung, các tin, bài, ảnh hên trang thông tin điện tử sodulich. ninhbinh.gov.vn, duy trì tốt hoạt động quảng bá, xúc tiến hỗ trợ du khách trên trang dulichninhbinh.com.vn, trangandanhthang. vn, hotrokhachninhbinh.vn bằng 03 ngôn ngữ (Tiếng Việt, Anh, Pháp), phối họp với Cơ quan họp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), thông qua tình nguyện viên biên dịch và cập nhật nội dung trang trang thông tin điện tử của Sở Du lịch, các ấn phẩm du lịch sang tiếng Nhật. Năm 2018, các trang thông tin điện điện tử của ngành đã thu hút trên 8 triệu lượt khách truy cập.
Công tác thông tin, hỗ trợ khách du lịch
Công tác thông tin, hỗ trợ khách những năm qua được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo hỗ trợ kịp thời các yêu cầu và cung cấp thông tin cho khách du lịch. Sở Du lịch đã phối hợp với doanh nghiệp Xuân Trường đưa vào hoạt động có hiệu quả 3 trạm hỗ trợ khách: Trạm hỗ trợ khách du lịch chùa Bái Đính, trạm hỗ trợ khách du lịch Tràng An và trạm hỗ trợ khách du lịch Tam Cốc - Bích Động. Trong năm 2018 đã hỗ trợ trực tiếp cho 95.750 lượt khách tại các trạm hỗ trợ khách du lịch (trong đó có 38.500 lượt khách quốc tế và 57.250 lượt khách nội địa) và tiếp nhận và hỗ trợ trên 7.000 cuộc điện thoại trên đường dây nóng và hộp thư điện tử [4].
Công tác quản lý nhà nước về du lịch
Tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vãn minh du lịch và các điều kiện phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch cơ bản được đảm bảo. Hàng hóa, dịch vụ du lịch được các cơ sở lưu trú du lịch, các nhà hàng ăn uống trên địa bàn tỉnh đảm bảo và duy trì ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan, du lịch. Bên cạnh đó, công tác thẩm định, tái thẩm định công nhận loại hạng cơ sở lưu trú du lịch cũng được tiến hành theo đúng quy định của nhà nước. Các hoạt động này đã góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của tỉnh Ninh Bình.
2.2. Đánh giá chung về hiện trạng du lịch Ninh Bình
Du lịch Ninh Bình trong những năm gần đây đã có bước phát triển đột phá quan trọng. Đặc biệt, từ sau sự kiện quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á vào ngày 25/6/2014 tại Doha (Qatar) [6], du lịch Ninh Bình đã chính thức bước tới một tầm cao mới, mở ra nhiều vận hội và thời cơ mới.
Hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch và hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư nâng cấp, nhất là ở các khu du lịch trọng điểm như khu du lịch sinh thái Tràng An, khu Di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư, khu công viên động vật hoang dã Quốc gia,...tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, lưu trú, ăn uống, thăm quan, nghỉ dưỡng của du khách. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, hỗ trợ khách du lịch được đầu tư cả về kinh phí và phương thức tổ chức. Các tuyến du lịch đa dạng, loại hình du lịch phong phú (du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - tâm linh, lịch sử, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch Homestay,...). Tất cả những yếu tố đó đã góp phần thu hút lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến Ninh Bình tăng liên tục qua các năm, đem lại doanh thu lớn cho ngành du lịch Ninh Bình. Có thể nói, ngành du lịch Ninh Bình phát triển đã góp phần không nhỏ trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh, bước đàu tạo được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng khối dịch vụ. Đồng thời tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh du lịch của doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, góp phần tích cực vào nỗ lực đưa hình ảnh du lịch tỉnh Ninh Bình thân thiện, an toàn và mến khách đến cộng đồng và du khách, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
Bên cạnh những thành công đã đạt được, sự phát triển của du lịch Ninh Bình vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hiện có.
Thứ nhất, hoạt động của du lịch Ninh Bình mang tính mùa vụ rất rõ nét do chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đói gió mùa ẩm phía Bắc bên cạnh các đặc tính xã hội như mùa lễ hội, mùa nghỉ hè của học sinh, sinh viên, mùa du lịch của du khách quốc tế đặc biệt là các khu vực Châu Âu, Châu Mỹ,... Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới số ngày lưu trú trung bình và mức độ chi tiêu vốn rất thấp của du khách tới Ninh Bình du lịch.
Thứ hai, nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại các cơ sở lưu trú còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ. Điều này được thể hiện rất rõ trong chất lượng của các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu điểm tham quan du lịch của Ninh Bình. Mặc dù, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch đã được chú trọng nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành du lịch Ninh Bình [7],
Thứ ba, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đã được chú trọng đầu tư nhưng vẫn còn thiếu, đặc biệt là hệ thống khách sạn 3 sao trở lên và các khu vui chơi giải trí tầm cỡ [7].
Thứ tư, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch tới các thị trường du lịch trọng điểm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của lĩnh vực kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, một số sản phẩm du lịch đặc trưng của Ninh Bình được xác định trong tổng thể quy hoạch như là du lịch làng quê, du lịch sinh thái với việc khai thác các giá trị của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới ở Cúc Phương, khu sinh thái ngập nước Vân Long với việc quan sát Voọc quàn đùi trắng, du lịch làng nghề,...chưa thực sự đạt hiệu quả cao.
Thứ năm, với vai trò là một trọng điểm du lịch quan trọng trong trung tâm du lịch của vùng trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, việc liên kết giữa du lịch Ninh Bình với các vùng du lịch địa phương, đặc biệt với trung tâm du lịch Hà Nội rất quan trọng. Sự liên kết này không chỉ thúc đẩy kinh tế du lịch Ninh Bình phát triển mà còn có ý nghĩa đối với các địa phương du lịch trong vùng, làm tăng tính hấp dẫn và tính cạnh tranh của các sản phẩm du lịch mang tính vùng. Thời gian qua, ngành du lịch Ninh Bình đã tổ chức nhiều hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh, các trung tâm du lịch trong nước như: liên kết đàu tư và phát triển du lịch với Thanh Hóa, Nghệ An; các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế dòng khách du lịch đến với Ninh Bình.
Để thúc đẩy ngành du lịch Ninh Bình ngày càng phát triển nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, trước hết cần:
Hạn chế tính thời vụ trong du lịch: Các tổ chức kinh doanh du lịch có thể đưa ra các chương trình khuyến mại để thu hút khách du lịch trong mùa thấp điểm như: giảm giá phòng, đẩy mạnh chiến dịch liên kết với các đối tác nhằm giảm giá tour, tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho khách, đồng thời giới thiệu nhiều tour du lịch mới hấp dẫn. Cùng với đó các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược nhằm tạo sự liên kết trong hoạt động kinh doanh du lịch của Ninh Bình với các địa phương khác trong cả nước.
Đầu tư cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch, đặc biệt trong bối cảnh du lịch Ninh Bình đang phát triển hội nhập với hoạt động phát triển du lịch của cả nước, khu vực và thế giới. Trước hết, càn phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn đối với các cán bộ quản lý nhà nước về du lịch như cán bộ thuộc Sở Du lịch, các Phòng Văn hóa - Thông tin của các huyện. Đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh (như Trường Đại học Hoa Lư) cần tập trung nâng cao năng lực về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn du lịch; Tăng cường công tác liên kết, hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch với các cơ sở đào tạo khác ở Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng,...nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch Ninh Bình trong thời gian tới [2],
Trong tiến trình hội nhập của du lịch cả nước với khu vực và thế giới, các tiêu chuẩn về dịch vụ du lịch phải được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì vậy việc đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống khách sạn và các công hình dịch vụ ở Ninh Bình là hết sức quan họng. Vì vậy, cần ưu tiên các dự án xây dựng khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn thương mại cao cấp ở TP. Ninh Bình và các khu du lịch trọng điểm. Chú trọng phát triển hệ thống lưu trú sinh thái, lưu trú trong dân (homestay); ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình vui chơi giải trí, thể thao tổng hợp; các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe hiện đại, chất lượng cao,... để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là thị trường khách có nhu cầu cao về các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe.
Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch: Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch truyền thống như tham quan thắng cảnh Tràng An, Tam Cốc - Bích Động; du lịch văn hóa tâm linh Chùa Bái Đính; du lịch sinh thái Cúc Phương, Vân Long; du lịch homestay, trải nghiệm đồng quê,... Trong những năm tiếp theo cần đàu tư phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng; du lịch biển; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ; du lịch chữa bệnh; du lịch thể thao nước, vui chơi giải trí cao cấp; du lịch MICE,...[2],
Tăng cường hơn nữa việc liên kết, hợp tác giữa các địa phương; giữa các khu, điểm du lịch; giữa các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh Ninh Bình trong việc xây dựng các chương trình du lịch, các sản phẩm du lịch chung của toàn tỉnh; xây dựng một chương trình quảng bá xúc tiến, xây dựng thương hiệu để giới thiệu hình ảnh du lịch Ninh Bình như một điểm đến hấp dẫn; xây dựng kết nối các tuyến du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch với các tỉnh, thành phố phụ cận. Trong khuôn khổ liên kết, hợp tác du lịch giữa Ninh Bình với các tỉnh, thành phố vùng phụ cận cần quan tâm đến việc kết nối “Con đường di sản Thế giới của Việt Nam” [2],
3. Kết luận
Với tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch, những năm qua ngành du lịch tỉnh Ninh Bình đã có những bước phát triển vượt bậc với sự đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng như: Du lịch sinh thái, du lịch vãn hóa tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE, du lịch homestay,... Doanh thu du lịch liên tục tăng qua các năm. Du lịch Ninh Bình đang dần trở thành ngành kinh tế đóng góp vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình.
Đe khai thác và phát huy hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh, tận dụng các cơ hội thuận lợi trong nước và quốc tế cũng như thu hút khách du lịch đến với Ninh Bình nhiều hơn và thời gian lưu trú dài hơn, Ninh Bình càn đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch trong đó chú ý đến sự tinh tế, độc đáo, khác biệt của sản phẩm. Du lịch Ninh Bình càn có sự liên két giữa các điểm du lịch, các địa phương làm giảm tính mùa vụ và giảm tải lượng khách trong mùa cao điểm. Tăng cường đàu tư đào tạo nguồn nhân lực mới và tại chỗ, đào tạo kỹ năng phục vụ chuyên nghiệp, nâng cao trình độ ngoại ngữ. Quảng bá và phát triển những đặc sản, quà lưu niệm đặc trưng của tỉnh. Đồng thời, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tương xứng với tiềm năng và thế mạnh về du lịch của tỉnh.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành và xã hội hóa cao, hoạt động phát triển du lịch ở Ninh Bình cần phải gắn liền vói sự tham gia của cộng đồng dân cư. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch ở chính nơi họ sinh sống. Chính sách một mặt vừa thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong dân; mặt khác tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân, giúp họ trực tiếp tham gia vào việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, cùng chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch.
Lời cảm ơn: Công trình này là một phàn kết quả nghiên cứu của đề tài “Xây dựng bản đồ du lịch điện tử tỉnh Ninh Bình” do Viện Địa lý chủ trì. Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình, Sở Du lịch Ninh Bình trong quá trình thực hiện bài báo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
, Ninh Bình có nội lực phát triển du lịch nhất Việt Nam. tin-tuc/ninh-binh-co-noi-luc-phat-trien-du- ỉỉch-nhat-vỉet-nam. html.
, UBND tỉnh Ninh Bình (2018). Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
. Sở Du lịch Ninh Bình (2019). Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2018.
, Sở Du lịch Ninh Bình (2018). Báo cáo tổng kết công tác du lịch năm 2018, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2019, ngày 27/12/2018.
. UBND tỉnh Ninh Bình (2015). Quyết định sổ 1355/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 về việc Phê duyệt danh mục các dự án ưu tiên thu hút và kêu gọi đầu tư giai đoạn 2016 -2020 tình Ninh Bình.
. Quần thể danh thắng Tràng An.
sodulỉch/1225/27547/38662/59922/TẲ-nhìen/ Quan-the-danh-thang-Trang-An.aspx.
. Tỉnh ủy Ninh Bình (2017). Nghị quyết số 12/NQ-BCSĐ của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Ninh Bình về việc tăng cường công tác quản lỷ nhà nước về du lịch và quản lỷ quy hoạch, khai thác hiệu quả để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 15/2/2017.
BBT nhận bài: 20/12/2019; Phản biện
xong: 28/12/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thuc_trang_phat_trien_du_lich_tinh_ninh_binh.docx
- nghien_cuu_thuc_trang_phat_trien_du_lich_tinh_ninh_binh_1759 (1)_2280227.pdf