Nghiên cứu thực trạng và hàm hồi quy tổng lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam theo thời gian

Nhìn vào bảng tổng kết về lượng hàng container thông qua các cảng thì ở Tân Cảng Cát Lái về tổng lượng hàng qua cảng nói chung và lượng hàng qua cảng theo chiều nhập đều có hàm hồi quy là hàm bậc hai, riêng lượng hàng container thông qua cảng theo chiều xuất là theo mô hình xu thế tuyến tính. Còn lượng hàng container thông qua cảng của Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng theo chiều xuất cũng là mô hình xu thế tuyến tính còn lại tổng và các chiều là hàm bậc hai. 3. Kết luận Tóm lại, thông qua nghiên cứu thực trạng và hàm hồi quy tổng lượng hàng container thông qua cảng Việt Nam đã chỉ ra được trong giai đoạn 2000 - 2015 tổng lượng hàng container thông qua cảng thay đổi như thế nào, nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu theo chiều hàng thì lượng hàng container thông qua cảng biến động như thế nào, theo khu vực cảng thì thấy được lượng hàng container thông qua hai khu vực cảng chính: khu vực Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Đặc biệt, nghiên cứu còn đi chi tiết vào sự biến động về lượng hàng container thông qua 12 cảng chính, để từ đó thấy được hai cảng chiếm tỉ trọng container thông qua cảng chính và có sự tăng ổn định là các cảng thuộc Tân Cảng Cát Lái và công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng các hàm hồi quy của tổng lượng hàng thông qua cảng theo đơn vị tấn và TEU, theo các chiều hàng khác nhau. Theo khu vực cảng, theo các cảng là hàm bậc hai, chỉ có khu vực cảng Hồ Chí Minh chủ yếu là mô hình xu thế tuyến tính, và lượng hàng container thông qua cảng thuộc Tân Cảng Cát Lái và công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng theo chiều xuất có mô hình xu thế tuyến tính.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng và hàm hồi quy tổng lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam theo thời gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 540 Nghiên cứu thực trạng và hàm hồi quy tổng lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam theo thời gian Research on regression function and reality of total container cargo throughput in Vietnam’s ports Phạm Thị Thu Hằng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, phamhangktc@gmail.com Tóm tắt Mục tiêu nghiên cứu thực trạng về tổng lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam theo hai đơn vị tấn và TEU trong giai đoạn từ 2000 đến 2015. Cụ thể, nghiên cứu về sự biến động của tổng lượng container thông qua cảng theo chiều hàng xuất, nhập, và nội địa. Nghiên cứu cũng chỉ rõ lượng hàng container thông qua chủ yếu hai khu vực cảng chính đó là Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Bên cạnh đó, nghiên cứu chi tiết lượng hàng container thông qua 12 cảng chủ yếu, từ đó cũng thấy rõ lượng hàng container thông qua cảng chỉ ở hai cảng chính thuộc Tân Cảng Cát Lái và Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, xây dựng hàm hồi quy lượng hàng container thông qua cảng theo đơn vị khác nhau, theo chiều khác nhau, theo khu vực khác nhau, và theo cảng khác nhau theo thời gian. Mô hình chủ yếu là hàm bậc hai, chỉ có khu vực cảng Hồ Chí Minh lượng hàng container qua cảng chủ yếu là mô hình xu thế tuyến tính và lượng hàng container thông qua cảng Cát Lái và cảng Hải Phòng theo chiều xuất cũng có mô hình xu thế tuyến tính. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, mô hình chuỗi thời gian với sự kết hợp của phần mềm Eviews (công cụ hiện đại cho kết quả nhanh khi tiến hành xây dựng mô hình). Từ khóa: Tổng lượng hàng container thông qua cảng Việt Nam, hàm hồi quy, tuyến tính, bậc hai. Abstrast The purpose of the paper is to study about the reality of total container cargo throughput in Vietnam’s ports with tons and teu unit from 2000 to 2015. In detail, variation of container cargo throughput in Vietnam’s port in import, export and domestic directions is examined. Besides, volume of container cargo throughput in two main port areas Ho Chi Minh and Hai Phong will be specified. The research especially studies volume of container cargo throughput in 12 main ports and point out that two major ports are Cat Lai and Hai Phong ports. On the basis of reality, the study conducted regression functions of container cargo though port according to different units, directions, regions and ports with time. The chief model is quadratic model, except for thoughput of container cargo in Ho Chi Minh port which is linear model and in Cat Lai and Hai Phong ports, linear trend function is only for export direction. Research methods are statistical methods, time series model and Eviews software (modern tools with fast results). Keywords: Total container cargo throughput in Vietnam’s ports, regression function, linear, quadratic. 1. Giới thiệu chung Việt Nam nằm trên biển Đông, một trong 6 biển lớn nhất của thế giới, nối hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Biển Đông được tiếp giáp bởi 9 quốc gia là Việt Nam, Trung Quốc, Philipines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Cambodia, là con đường chiến lược giao thương quốc tế, có 5 trong số 10 tuyến đường hàng THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 541 hải lớn nhất hành tinh đi qua. Trải dọc bờ biển có hơn 90 cảng biển lớn nhỏ và hơn 100 địa điểm thích hợp có thể xây dựng cảng biển (kể cả cảng ở qui mô trung chuyển thế giới). Nhận thấy cảng biển đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia, 85% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đều thông qua cảng biển. Về tổng lượng hàng thông qua cảng trong những năm qua, theo nguồn số liệu của Phòng Kế hoạch đầu tư của Cục Hàng hải Việt Nam có thể biểu diễn qua đồ thị sau: (Nguồn: Phòng Kế hoạch đầu tư - Cục Hàng hải Việt Nam) Hình 1. Đồ thị biểu diễn tổng lượng hàng thông qua cảng biển Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2015 Nhìn vào đồ thị ta thấy sản lượng hàng thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam từ 2000 - 2015 tăng đều đặn với tốc độ tăng bình quân là 11,59%, tốc độ tăng liên hoàn nhanh nhất là 27,8% ở năm 2009. Nếu xét theo loại hàng qua cảng có thể nhận thấy tổng lượng hàng khô qua cảng luôn chiếm tỉ trọng cao nhất so với các loại hàng còn lại với tỉ lệ trung bình gần 40% trong khi đó lượng hàng quá cảnh qua cảng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhất. Đặc biệt, có sự thay đổi về tỉ lệ khác nhau giữa hai loại hàng qua cảng là hàng container và hàng lỏng. Nếu như hàng lỏng qua cảng trong những năm 2000 - 2005 chiếm tỉ trọng thứ hai thì từ giai đoạn 2006 - 2015 thì hàng container qua cảng thay thế vị trí đó. Nếu như trong giai đoạn 2000 - 2015 lượng hàng lỏng qua cảng gần như không thay đổi thì lượng hàng container qua cảng lại tăng nhanh qua các năm. Từ đó thấy được xu thế container hóa và sự phát triển mạnh mẽ và ổn định của lượng hàng này. (Nguồn: Phòng Kế hoạch đầu tư - Cục Hàng hải Việt Nam) Hình 2. Đồ thị biểu diễn tổng lượng hàng thông qua cảng biển Việt Nam theo loại hàng trong giai đoạn 2000 - 2015 THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 542 2. Nội dung nghiên cứu Có thể thấy công tác dự báo lượng hàng thông qua cảng nói chung và lượng hàng container thông qua cảng nói riêng là vô cùng quan trọng, nó phục vụ trực tiếp cho công tác quy hoạch cảng. Dự báo có chính xác thì quy hoạch mới phù hợp. Muốn vậy thì cần có nguồn số liệu đầu vào chính xác, cụ thể phải có nghiên cứu về thực trạng lượng hàng container thông qua cảng, biểu hiện được hàm hồi quy của nó theo thời gian. Trên thế giới để về dự báo lượng hàng thông qua cảng nói chung và lượng hàng container thông qua các cảng nói riêng đều phải nghiên cứu thực trạng và một trong những mô hình được lựa chọn để dự báo là hàm hồi quy lượng hàng qua cảng theo thời gian. Gần nhất phải kể đến đó là đề tài luận án thạc sĩ “Dự báo lượng hàng container thông qua cảng” của tác giả Mathilde Jansen, năm 2014. Tuy nhiên, trong đề tài này đã tập trung vào nghiên cứu dự báo cho ba loại cảng: cảng trung chuyển hay cảng xuất nhập khẩu (cảng ở Salalah, Oman; cảng ở Aukland, New Zeland); cảng Greenfield (cảng mới) hay cảng Brownfield (cảng hiện có) mà đại diện là cảng Filyos ở Thổ Nhĩ Kì và cảng Rotterdam; cảng ở nền kinh tế phát triển và đang phát triển (cảng Dar es Salaam ở Tanzania và cảng Copenhagen Malmo). Với từng loại cảng thì phương pháp dự báo khác nhau, tuy nhiên đều phải dựa vào nghiên cứu sự biến động của nó theo thời gian sự ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào như GDP, xuất nhập khẩu, dân số, Tuy nhiên, đề tài này mới dừng ở liệt kê và chỉ ra phương pháp dự báo thích hợp, chứ chưa cho ra kết quả dự báo như thế nào, và số liệu thu thập được trong khoảng thời gian 10 năm đổ lại. Ở Việt Nam, trong các dự báo do các công ty tư vấn, thiết kế giao thông vận tải, đoàn nghiên cứu, các tổ chức Quốc tế hay Viện chiến lược và phát triển của Bộ Giao thông Vận tải theo đơn đặt hàng tiến hành, thì cũng phải nghiên cứu sự biến động của lượng hàng và hàm hồi quy theo thời gian. Tuy nhiên hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào tập trung nghiên cứu và lượng hóa cụ thể hàm hồi quy của lượng hàng container thông qua cảng theo đơn vị tấn và TEU, theo các chiều hàng xuất, nhập và nội địa theo các khu vực các cảng và từng cảng. Chính vì vậy nghiên cứu này là hết sức cần thiết. 2.1. Thực trạng tổng lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 a. Tổng lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 Từ nguồn số liệu của Phòng Kế hoạch Đầu tư, Cục Hàng hải Việt Nam ta có số liệu về tổng lượng hàng container thông qua cảng Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2015 theo đơn vị TEU, và được biểu diễn qua đồ thị sau: (Nguồn: Phòng Kế hoạch Đầu tư - Cục Hàng hải Việt Nam) Hình 3. Đồ thị biểu diễn tổng lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 543 Từ đồ thị ta thấy lượng hàng container qua cảng tăng nhanh qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 20,19% và đặc biệt tốc độ tăng liên hoàn nhanh nhất là 32% trong năm 2007. b. Theo chiều hàng (Nguồn: Phòng Kế hoạch Đầu tư - Cục Hàng hải Việt Nam) Hình 4. Đồ thị biểu diễn tổng lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam theo chiều hàng giai đoạn 2000 - 2015 Nếu xét theo chiều hàng, thì lượng hàng container qua cảng theo chiều xuất nhập khẩu có xu hướng tăng đều và gần như xấp xỉ nhau. Từ năm 2013 đến năm 2015, lượng hàng container thông qua cảng theo chiều nhập có nhỉnh hơn chiều xuất một chút. Hàng container nội địa qua cảng cũng tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn và lượng hàng container qua cảng luôn ít hơn so với chiều xuất và nhập. c. Theo khu vực cảng Nhìn vào hình 5 ta thấy tổng lượng hàng container thông qua cảng biển Việt chủ yếu là hai thành phố chính: đứng đầu là các cảng thuộc khu vực Hồ Chí Minh và đứng thứ hai là các cảng thuộc khu vực Hải Phòng. Hai khu vực này trong giai đoạn 2010 - 2015 tỉ trọng container luôn giữ ổn định chiếm 80% tổng sản lượng container của cả nước theo đơn vị TEU. Còn lại các khu vực khác chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, nổi bật gần đây là sự phát triển của các cảng thuộc khu vực Vũng Tàu, tiếp đến là các cảng thuộc khu vực Đà Nẵng và các cảng thuộc khu vực Quảng Ninh. (Nguồn: Phòng Kế hoạch Đầu tư - Cục Hàng hải Việt Nam) Hình 5. Đồ thị biểu diễn lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam theo khu vực cảng năm 2015 THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 544 d. Theo các cảng Theo số liệu của dịch vụ thông tin (thống kê) - Hiệp hội cảng biển Việt Nam [6], ta có thể thấy số lượng cảng có lượng hàng container qua cảng là lớn, tuy nhiên lượng hàng container qua cảng chỉ tập trung vào một số ít cảng chính (lượng hàng container qua cảng ổn định). Đứng đầu danh sách là các bến cảng thuộc Tân cảng Cát Lái (Tân cảng Sài Gòn) năm 2015 đạt 3,6 triệu TEU (tỉ trọng 34,78%) và tỉ trọng lượng hàng container qua cảng trong tổng lượng hàng container qua cảng dao động trong khoảng 37% đến 50%. Đứng thứ hai là các bến cảng thuộc Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng năm 2015 đạt 1 triệu TEU (tỉ trọng 9,64%) và tỉ trọng lượng hàng container qua cảng trong tổng lượng hàng container qua cảng dao động trong khoảng 10% đến 26%. Còn lại các cảng khác có lượng hàng container qua cảng chiếm tỉ trọng rất nhỏ như Quảng Ninh những năm trước, và gần đầy là Tân Cảng Cái Mép, CMIT, (chiếm tỉ trọng 5% - 7%). Có thể thấy xu hướng lượng container qua các cảng qua đồ thị sau: Hình 6. Đồ thị biểu diễn lượng hàng container thông qua cảng Quảng Ninh từ 2000 - 2015 Hình 8. Đồ thị biểu diễn lượng hàng container thông qua cảng Đoạn Xá từ 2000 - 2015 Hình 7. Đồ thị biểu diễn lượng hàng container thông qua cảng Hải Phòng từ 2000 - 2015 Hình 9. Đồ thị biểu diễn lượng hàng container thông qua cảng Đà Nẵng từ 2000 - 2015 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2 0 0 0 2 0 0 2 2 0 0 4 2 0 0 6 2 0 0 8 2 0 1 0 2 0 1 2 2 0 1 4 TE U Quảng Ninh 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2 0 0 0 2 0 0 2 2 0 0 4 2 0 0 6 2 0 0 8 2 0 1 0 2 0 1 2 2 0 1 4 TE U Đoạn Xá 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2 0 0 0 2 0 0 2 2 0 0 4 2 0 0 6 2 0 0 8 2 0 1 0 2 0 1 2 2 0 1 4 TE U Hải Phòng 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2 0 0 0 2 0 0 2 2 0 0 4 2 0 0 6 2 0 0 8 2 0 1 0 2 0 1 2 2 0 1 4 TE U Đà Nẵng THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 545 Hình 10. Đồ thị biểu diễn lượng hàng container thông qua cảng Nghệ Tĩnh từ 2000 - 2015 Hình 12: Đồ thị biểu diễn lượng hàng container thông qua cảng Nha Trang từ 2000 - 2015 Hình 14. Đồ thị biểu diễn lượng hàng container thông qua cảng Sài Gòn từ 2000 - 2015 Hình 11. Đồ thị biểu diễn lượng hàng container thông qua cảng Quy Nhơn từ 2000 - 2015 Hình 13: Đồ thị biểu diễn lượng hàng container thông qua cảng Tân Cảng Cát Lái từ 2000 - 2015 Hình 15. Đồ thị biểu diễn lượng hàng container thông qua cảng Bến Nghé từ 2000 - 2015 0 50000 100000 150000 200000 2 0 0 0 2 0 0 2 2 0 0 4 2 0 0 6 2 0 0 8 2 0 1 0 2 0 1 2 2 0 1 4 TE U Nghệ Tĩnh 0 2000 4000 6000 8000 10000 2 0 0 0 2 0 0 2 2 0 0 4 2 0 0 6 2 0 0 8 2 0 1 0 2 0 1 2 2 0 1 4 TE U Nha Trang 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2 0 0 0 2 0 0 2 2 0 0 4 2 0 0 6 2 0 0 8 2 0 1 0 2 0 1 2 2 0 1 4 TE U Sài Gòn 0 20000 40000 60000 80000 100000 2 0 0 0 2 0 0 2 2 0 0 4 2 0 0 6 2 0 0 8 2 0 1 0 2 0 1 2 2 0 1 4 TE U Quy Nhơn 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 2 0 0 0 2 0 0 2 2 0 0 4 2 0 0 6 2 0 0 8 2 0 1 0 2 0 1 2 2 0 1 4 TE U Tân Cảng Cát Lái 0 50000 100000 150000 200000 250000 2 0 0 0 2 0 0 2 2 0 0 4 2 0 0 6 2 0 0 8 2 0 1 0 2 0 1 2 2 0 1 4 TE U Bến Nghé THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 546 Hình 16. Đồ thị biểu diễn lượng hàng container thông qua cảng Cần Thơ từ 2000 - 2015 Hình 16. Đồ thị biểu diễn lượng hàng container thông qua cảng Bông Sen từ 2000 - 2015 (Nguồn: Nhìn chung lượng hàng container thông qua các cảng biến động lớn. Các cảng Quảng Ninh, Đoạn Xá, Nha Trang, Sài Gòn, Bến Nghé và Cần Thơ có lượng hàng container qua cảng theo hàm xu thế parabol, và đặc biệt những năm gần đây là không có, nên không nghiên cứu nhóm cảng này. Các cảng khác như Nghệ Tĩnh, Quy Nhơn và Bông Sen, lượng hàng container qua cảng chỉ tăng đột biến trong những năm gần đây nên cần theo dõi thêm xu thế. Chỉ còn lại 3 cảng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Tân Cảng Cát Lái là có lượng hàng container thông qua cảng tăng ổn định theo đường thẳng. Còn lại các cảng khác có thể chia là hai nhóm: - Nhóm các cảng mới có lượng hàng container qua cảng (Mỹ Thới, VICT, Cái Cui, Đồng Tháp,), nhóm này cần thêm thời gian để theo dõi xu hướng phát triển; - Nhóm các cảng có lượng hàng container qua cảng chỉ xuất hiện một số năm (cảng Cửa Cấm, Mỹ Tho, Trà Nóc - Cần Thơ,), nhóm này có số liệu rời rạc và ít. 2.2. Hàm hồi quy lượng tổng lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 Tổng lượng hàng container thông qua cảng Nhìn vào hình 2 và hình 3 có thể nhận thấy lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam có xu hướng tăng đều ổn định nên đây là chuỗi số liệu xu thế. Tiến hành xây dựng các hàm hồi quy của tổng lượng hàng container thông qua cảng Việt Nam theo đơn vị tấn để xem xét xem mô hình là phù hợp với số liệu thu thập. Với sự hỗ trợ của phần mềm Eviews ta thu được kết quả sau: Bảng 1. Tổng hợp các hàm hồi quy tổng lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam theo đơn vị tấn trong giai đoạn 2000 - 2015 STT Hàm hồi quy mẫu MAE MAPE RMSE 1 Mô hình xu thế tuyến tính tY  =67760686.t 6052581 17,16533 7290173 2 Hàm bậc hai tY  = 8438570 + 1757732.t + 360488,6.t2 1558809 3,823915 1817027 3 Log – tuyến tính t YLn  )( = 16,1777 + 0,16917.t 4388616 7,572292 6297172 Trong đó: tY  là giá trị ước lượng của tổng lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam theo đơn vị tấn qua các năm; t là thứ tự thời gian (t lấy từ 1 đến 16). 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2 0 0 0 2 0 0 2 2 0 0 4 2 0 0 6 2 0 0 8 2 0 1 0 2 0 1 2 2 0 1 4 TE U Cần Thơ 0 20000 40000 60000 80000 100000 2 0 0 0 2 0 0 2 2 0 0 4 2 0 0 6 2 0 0 8 2 0 1 0 2 0 1 2 2 0 1 4 TE U Bông Sen THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 547 Nhìn vào bảng tính các chỉ tiêu đo độ chính xác của mô hình: MAE (sai số tuyệt đối trung bình), MAPE (sai số phần trăm tuyệt đối) và RMSE (căn bậc hai của sai số bình phương trung bình) [2,trang 47] của 3 mô hình (chỉ tiêu của mô hình nào bé hơn thì phù hợp hơn) nhận thấy hàm bậc 2 có các chỉ tiêu là bé nhất nên phù hợp nhất. Tiến hành tương tự với lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam theo đơn vị TEU ta có kết quả thể hiện hàm hồi quy tổng lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam ở bảng sau: Bảng 2. Bảng tổng hợp các hàm hồi quy lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2015 STT Tổng lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam Hàm hồi quy mẫu 1 Đơn vị tấn tY  = 8438570 + 1757732.t + 360488,6.t2 2 Đơn vị teus tY  = 49621,84.t2 Có thể thấy lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam theo hàm bậc hai. Theo chiều hàng Tiến hành các bước lựa chọn mô hình ta cũng có bảng tổng hợp các hàm hồi quy lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam theo chiều xuất, chiều nhập và chiều nội địa theo hai đơn vị tấn và TEU như sau: Bảng 3. Bảng tổng hợp các hàm hồi quy lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam theo chiều hàng trong giai đoạn 2000 - 2015 STT Lượng hàng container thông qua cảng Đơn vị Hàm hồi quy mẫu 1 Lượng hàng theo chiều xuất Tấn t YLn  )( = 15,2923 + 0,1533.t Teu tY  = 38115,6 + 105136,9.t + 9282,263.t2 2 Lượng hàng theo chiều nhập Tấn tY  = 1905763.t + 79220,65.t2 Teu tY  = 342036,8 + 94116,57.t + 10142,98.t2 3 Lượng hàng theo chiều nội địa Tấn tY  = 2138875 + 119923,8.t2 Teu t YLn  )( = 11,9628 + 0,17831.t Nhận thấy lượng hàng container thông qua cảng cũng theo các chiều hàng cũng chủ yếu theo hàm bậc hai, nếu không cũng là hàm hypecbol. Theo khu vực cảng Như đã phân tích ở trên lượng hàng container thông qua cảng theo khu vực chỉ tập trung vào hai khu vực chính đó là các cảng thuộc khu vực Hồ Chí Minh và các cảng thuộc khu vực Hải Phòng, tiến hành thu thập số liệu về lượng hàng container thông qua các cảng theo khu vực trong giai đoạn 2000 - 2015 theo chiều hàng theo hai đơn vị Tấn và TEU ta có bảng tổng hợp sau: THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 548 Bảng 4. Bảng tổng hợp các hàm hồi quy lượng hàng container thông qua các cảng thuộc khu vực Hồ Chí Minh và các cảng thuộc khu vực Hải Phòng trong giai đoạn 2000 - 2015 STT Lượng hàng container thông qua cảng Đơn vị Hàm hồi quy mẫu I Các cảng khu vực Hồ Chí Minh 1 Tổng lượng hàng Tấn t YLn  )( = 16,10419+0,12712.t Teu tY  = 605707,6+ 277411,4.t 2 Lượng hàng theo chiều xuất Tấn t YLn  )( = 15,2543 + 0,1171.t Teu tY  = 294109,5+113702,9.t 3 Lượng hàng theo chiều nhập Tấn tY  = 1650843+1406470.t Teu tY  = 263974 + 110665,2.t 4 Lượng hàng theo chiều nội địa Tấn tY  = 1876860+53274,33.t2 Teu tY  = 178498,4+3448,276.t2 II Các cảng khu vực Hải Phòng 1 Tổng lượng hàng Tấn tY  = 1939539 + 168748,4.t2 Teu tY  = 124125,3 +14708,78.t2 2 Lượng hàng theo chiều xuất Tấn tY  = 1090958 – 201826,3.t + 56473,52.t2 Teu t YLn  )( = 10,89587+0,224061.t 3 Lượng hàng theo chiều nhập Tấn tY  = -2747775+ 1213860.t Teu tY  = 52972,73 + 5863,652.t2 4 Lượng hàng theo chiều nội địa Tấn tY  = 751424 + 48750,67.t2 Teu t YLn  )( = 10,38299 + 0,22993.t Nếu như tổng lượng hàng container thông qua cảng Việt Nam có hàm xu thế bậc hai thì ở hai khu vực cảng chủ yếu ta lại nhận thấy mô hình là khác nhau. Ở các cảng thuộc khu vực Hồ Chí Minh có thể nhận thấy hàm hồi quy lượng hàng qua cảng theo chiều xuất và chiều nhập đều là mô hình xu thế tuyến tính. Riêng lượng hàng container thông qua cảng theo chiều nội địa thì cũng theo hàm bậc hai. Còn ở các cảng thuộc khu vực Hải Phòng thì mô hình chủ yếu là hàm bậc hai. Theo các cảng Xét về lượng hàng container thông qua từng cảng thì chiếm tỉ trọng lớn nhất là hai cảng thuộc Tân Cảng Cát Lái và công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng, hơn nữa hai cảng này có THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 549 lượng hàng container thông qua cảng ổn định. Chính vì vậy tiến hành thu thập số liệu từ phòng khai thác cảng ta có bảng tổng hợp hàm hồi quy sau: Bảng 5. Bảng tổng hợp các hàm hồi quy lượng hàng container thông qua cảng thuộc Tân Cảng Cát Lái và công ty Cổ phần cảng Hải Phòng trong giai đoạn 2000 - 2015 STT Lượng hàng container thông qua cảng Đơn vị Hàm hồi quy mẫu I Cảng Cát Lái 1 Tổng lượng hàng Tấn tY  = 2545205.t + 39308,33.t2 Teu tY  = 191528,7.t + 2935,25.t2 2 Lượng hàng theo chiều xuất Tấn tY  = 1516698.t Teu tY  = 113112.t 3 Lượng hàng theo chiều nhập Tấn tY  = 1034228.t + 37406,68.t2 Teu tY  = 9168,347.t2 II Cảng Hải Phòng 1 Tổng lượng hàng Tấn t YLn  )( = 14,7733 + 0,120264.t Teu tY  = 100255,6+68285,96.t 2 Lượng hàng theo chiều xuất Tấn tY  = 652287,9+205898.t Teu tY  = 49844,07+34846,55.t 3 Lượng hàng theo chiều nhập Tấn t YLn  )( = 13,90403+0,114868.t Teu tY  = 156177,1+1956,649.t2 4 Lượng hàng theo chiều nội địa Tấn t YLn  )( = 13,2322+0,152046.t Nhìn vào bảng tổng kết về lượng hàng container thông qua các cảng thì ở Tân Cảng Cát Lái về tổng lượng hàng qua cảng nói chung và lượng hàng qua cảng theo chiều nhập đều có hàm hồi quy là hàm bậc hai, riêng lượng hàng container thông qua cảng theo chiều xuất là theo mô hình xu thế tuyến tính. Còn lượng hàng container thông qua cảng của Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng theo chiều xuất cũng là mô hình xu thế tuyến tính còn lại tổng và các chiều là hàm bậc hai. 3. Kết luận Tóm lại, thông qua nghiên cứu thực trạng và hàm hồi quy tổng lượng hàng container thông qua cảng Việt Nam đã chỉ ra được trong giai đoạn 2000 - 2015 tổng lượng hàng container thông qua cảng thay đổi như thế nào, nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu theo chiều hàng thì lượng hàng container thông qua cảng biến động như thế nào, theo khu vực cảng thì thấy được lượng hàng container thông qua hai khu vực cảng chính: khu vực Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Đặc biệt, nghiên cứu còn đi chi tiết vào sự biến động về lượng hàng container thông qua 12 cảng chính, để từ đó thấy được hai cảng chiếm tỉ trọng container thông qua cảng chính và có sự tăng ổn định là các cảng thuộc Tân Cảng Cát Lái và công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng các hàm hồi quy của tổng lượng hàng thông qua cảng theo đơn vị tấn và TEU, theo các chiều hàng khác nhau. Theo khu vực cảng, theo các cảng là hàm bậc hai, chỉ có khu vực cảng Hồ Chí Minh chủ yếu là mô hình xu thế tuyến tính, THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 550 và lượng hàng container thông qua cảng thuộc Tân Cảng Cát Lái và công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng theo chiều xuất có mô hình xu thế tuyến tính. Tài liệu tham khảo [1]. ThS. Phạm Thị Thu Hằng. Nghiên cứu các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến tổng lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam. Đề tài NCKH Cấp Trường. Đại học Hàng hải Việt Nam. năm học 2015-2016. [2]. PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài. Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính. Nhà xuất bản Thống kê, 2009. [3]. TS. Nguyễn Khắc Minh. Các phương pháp phân tích và dự báo trong kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2009. [4]. PGS.TS. Trần Ngọc Phác, TS. Trần Thị Kim Thu. Giáo trình lý thuyết thống kê. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 2008. [5]. TS. Chu Văn Tuấn, TS. Phạm Thị Kim Vân. Giáo trình Lý thuyết thống kê và Phân tích dự báo. Học viện Tài chính. 2009. [6]. [7]. Chaman L.Jain and George CS.Wang. Regression Analysis Modeling and Forecasting. 2003.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thuc_trang_va_ham_hoi_quy_tong_luong_hang_contain.pdf
Tài liệu liên quan