Nghiên cứu tình hình chậm phát triển thần kinh trong năm đầu của trẻ có nguy cơ từ thời kỳ sơ sinh bằng Test Denver
Qua theo dõi đánh giá sự phát triển thần kinh trong năm đầu của 90 trẻ đã nhập viện điều trị và ra viện tại phòng Nhi sơ sinh Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5/2001 đến tháng 6/2002 bằng test Denver có nhận xét sau:
Nhóm chậm thần kinh chiếm 51% so với 49 % thuộc nhóm phát triển thần kinh bình thường. Trong đó nhóm chậm phát triển thần kinh lúc 3-6 tháng chiếm 20% (nhóm 2); nhóm chậm phát triển thần kinh lúc 12 tháng gồm những trẻ bị rối loạn vận động nhưng tinh thần còn phát triển bình thường chiếm 18% (nhóm 3); nhóm chậm phát triển thần kinh nặng gồm chậm phát triển cả vận động, tinh thần kèm co cứng tứ chi chiếm 13% (nhóm 4).
Nguyên nhân chủ yếu của nhóm chậm phát triển thần kinh nặng (nhóm 4) là nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai (50%).
Tỷ lệ chậm phát triển thần kinh thật sự (nhóm 3, nhóm 4) giảm dần khi tuổi thai lớn dần (66,6% ở SSĐN < 28 tuần; 13% ở SSĐN 28 -32 tuần; 6% ở SSĐN 33-36 tuần)
Khu vực chậm phát triển chủ yếu trên test Denver là khu vực vận động thô 43,3% và vận động tinh tế 31,1 %.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tình hình chậm phát triển thần kinh trong năm đầu của trẻ có nguy cơ từ thời kỳ sơ sinh bằng Test Denver, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CHẬM PHÁT TRIỂN THẦN KINH
TRONG NĂM ĐẦU CỦA TRẺ CÓ NGUY CƠ TỪ THỜI KỲ SƠ SINH
BẰNG TEST DENVER
Nguyễn Thị Kiều Nhi
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo dõi để phát hiện sớm những khiếm khuyết về vận động - tinh thần và giác quan trong quá trình phát triển ở nhóm trẻ đau, yếu nặng vào thời kỳ sơ sinh là việc làm cần thiết của những người làm công tác nhi khoa, đặc biệt các bác sĩ sơ sinh [12]. Theo Piaget, phát hiện muộn sau 2 năm, khả năng phục hồi sẽ vĩnh viễn mất đi [14].
Các tác giả đều thống nhất phải theo dõi, đánh giá sự phát triển thần kinh trẻ em ngay từ thời kỳ sơ sinh cho đến lứa tuổi học đường [1]. Có nhiều test được đưa ra để đánh giá sự phát triển thần kinh của trẻ. Trong số đó, test Denver được ứng dụng rộng rãi vì đơn giản, dễ thực hiện, có tính hệ thống được công bố năm 1967 bởi các tác giả Mỹ. Ở Việt Nam, Lê Đức Hinh đã Việt Nam hóa test Denver và test này được áp dụng ở nước ta từ năm 1988 [1] [2] [3]
Chúng tôi thực hiện đề tài: ''Nghiên cứu tình hình chậm phát triển thần kinh trong năm đầu của trẻ có nguy cơ từ thời kỳ sơ sinh bằng test Denver" nhằm mục tiêu: Tìm hiểu tỷ lệ chậm phát triển thần kinh trong năm đầu của nhóm trẻ sơ sinh có nguy cơ.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu theo dõi vừa hồi cứu vừa tiến cứu 90 trẻ sơ sinh được nhập viện điều trị tại Phòng Nhi sơ sinh Bệnh viện Trung ơng Huế từ 1999 đến 2001 gồm 4 đối tượng: sơ sinh đủ tháng bình dưỡng bệnh lý, sơ sinh đủ tháng suy dinh dưỡng bào thai, sơ sinh đẻ non, sơ sinh già tháng.
Chúng tôi loại ra khỏi đối tượng nghiên cứu những trường hợp: dị tật bẩm sinh và di truyền ở tất cả mọi bộ phận trong cơ thể kể cả tật dính ngón, những trẻ từ khi sinh ra đã có tật đầu nhỏ, đục thủy tinh thể, con của những bà mẹ bị tâm thần.
Phương pháp nghiên cứu: ghi nhận tiền sử lúc sinh, thời kỳ sơ sinh nằm tại nhi sơ sinh, ghi nhận thông tin tái khám lúc 3,6,9,12 tháng qua hỏi người mẹ, người nhà và đánh giá qua test Denver. Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Xếp loại nhóm đánh giá chậm phát triển thần kinh:
Hình 3.1: Tỷ lệ phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm phát triển thần kinh
- Nhóm 1 (nhóm được đánh giá phát triển thần kinh bình thường trong suốt các lần tái khám) 44/90 chiếm 49%.
- Nhóm được đánh giá chậm phát triển thần kinh 46/90 chiếm 51% gồm:
+ Nhóm 2 (nhóm được đánh giá chậm phát triển thần kinh lúc 3 - 6 tháng, sau đó được đánh giá phát triển thần kinh bình thường kể từ 9 - 12 tháng) 18/90 chiếm 20%
+ Nhóm 3 (nhóm được đánh giá chậm phát triển thần kinh lúc 3-6-9-12 tháng)16/90 chiếm 18%. Nhóm này có chậm phát triển vận động, tinh thần bình thường, tương ứng nhóm IMC (G.Tardieu, D.Pichancourt) [15]
+ Nhóm 4 (nhóm được đánh giá chậm phát triển thần kinh nặng từ lần tái khám đầu tiên lúc 3 tháng cho đến lần tái khám sau cùng lúc 12 tháng) 12/90 chiếm 13%, nhóm này chậm phát triển nặng cả vận động và tinh thần, tương ứng nhóm IMC theo các tác giả G.Tardieu và D. Pichancourt [15].
3.2. Tỷ lệ nguyên nhân của các nhóm chậm phát triển:
3.2.1. Nguyên nhân của chậm phát triển thần kinh lúc 3 - 6 tháng (nhóm 2):
Bảng 3.1: Tỷ lệ phân bố nguyên nhân của nhóm 2
Nguyên nhân
n
%
SSĐN (32 tuần)
9
49,9
SSĐN 33-36 tuần / đẻ yếu
3
16,6
SSĐN 33-36 tuần / NTSS sớm
1
5,5
Ngạt nhẹ và trung bình do nguyên nhân khác
3
16,6
Xuất huyết não - màng não
2
11,1
Tổng cộng
18
100
- Nguyên nhân nổi bật gây chậm phát triển thần kinh lúc 3-6 tháng là SSĐN £ 32 tuần (50%). Theo X. Hermandonera 50 % trẻ £ 32 tuần đạt được sự phát triển thần kinh bình thường sau tháng thứ 4 [13].
3.2.2. Nguyên nhân của chậm phát triển thần kinh lúc 12 tháng (nhóm 3) :
Bảng 3.2: Tỷ lệ phân bố nguyên nhân của nhóm 3
Nguyên nhân
n
%
Ngạt nặng và trung bình do nhiễm trùng sơ sinh sớm
4
25
Ngạt nặng và trung bình do các nguyên nhân khác
2
12,5
SSĐN ( 32 tuần
5
31,25
Vàng da tăng bilirubine tự do/SSĐT
2
12,5
Xuất huyết não-màng não
2
12,5
SSGT
1
6,25
Tổng
16
100
Ngạt nặng và trung bình chiếm tỷ lệ 37,5% nguyên nhân chậm phát triển nổi bật của nhóm 3 (theo B.Jamain 68% trẻ IMC do thiếu khí não thời kỳ sơ sinh [14]. SSĐN £ 32 tuần chiếm 31,25% (theo Laiter và cộng sư û 31 % trẻ IMC do đẻ non) [14]. Có 5/29 SSĐN£ 32 tuần chiếm tỷ lệ 17,2% trong nhóm 3 (12,8% theo L. Sann và J. Bourgeois) [16]
3.2.3. Nguyên nhân của chậm phát triển thần kinh nặng (nhóm 4) :
Bảng 3.3: Tỷ lệ phân bố nguyên nhân của nhóm 4
Nguyên nhân
n
%
Ngạt nặng do nhiễm trùng sơ sinh sớm
6
50
Ngạt nặng do nguyên nhân khác
2
17
Vàng da tăng bilirubine tự do >600 (mol/l)
2
17
Xuất huyết não-màng não
1
8
Cô đặc máu
1
8
Tổng
12
100
- Ngạt nặng do nhiễm trùng sơ sinh sớm chiếm 50% là nguyên nhân hàng đầu của nhóm chậm phát triển thần kinh nặng. Nhiễm trùng sơ sinh sớm khi thai còn nằm trong tử cung đã làm tổn thương não bộ do rối loạn huyết động học và chính tình trạng này đã gây ngạt sau sinh [7] [10] [11].
Ghi nhận những nguyên nhân khác như: vàng da tăng Bilirubine tự do > 600 mmol/l chiếm [6], xuất huyết não màng não và cô đặc máu.
3.3.Tỷ lệ nhóm theo loại sơ sinh:
Hình 3.2: Tỷ lệ phân bố đối tượng nghiên cứu
theo nhóm đánh giá phát triển thần kinh và loại sơ sinh
Loại SSĐT tỷ lệ phát triển thần kinh bình thường (53%), chậm phát triển thần kinh lúc 12 tháng (47%)
Đối với loại SSĐN tuổi thai càng lớn di chứng thần kinh càng giảm, nhận xét này phù hợp với nhận xét của L. Sann và các tác giả khác [4] [5] [8] [9].
3. 4. Tỷ lệ khu vực chậm phát triển đánh giá trên test Denver:
Bảng 3.4: Tỷ lệ khu vực chậm phát triển đánh giá trên test DENVER
Nhóm
Khu vực giao tiếp xã hội
Khu vực vận động tinh tế và giác quan
Khu vực ngôn ngữ
Khu vực vận động thô
Nhóm 1
0/44
0/44
0/44
0/44
Nhóm 2
8/18
3/18
0/18
12/18
Nhóm 3
9/16
13/16
9/16
15/16
Nhóm 4
12/12
12/12
12/12
12/12
Tổngcộng
29/90
28/90
21/90
39/90
p
<0,05
<0,05
0,05
<0,01
Khu vực chậm phát triển chủ yếu trong các nhóm đặc biệt nhóm 3 và nhóm 4 là khu vực vận động thô và vận động tinh tế.
Rối loạn vận động là hình thức biểu biện chủ yếu của loại tật nguyền mắc phải do não bộ tổn thương thời kỳ chu sinh. Nhận xét này phù hợp với các tác giả B. Jamain và Mlle Hyon [14]
IV. KẾT LUẬN
- Nhóm chậm phát triển thần kinh chiếm 51% so với 49 % thuộc nhóm phát triển thần kinh bình thường. Nhóm chậm phát triển thần kinh lúc 3 - 6 tháng chiếm 20% (nhóm 2), nhóm chậm phát triển thần kinh lúc 12 tháng (nhóm 3) gồm những trẻ bị rối loạn vận động nhưng tinh thần còn phát triển bình thường chiếm 18%, nhóm chậm phát triển nặng (nhóm 4) gồm những trẻ rối loạn cả vận động và tinh thần kèm co cứng tứ chi chiếm 13%.
- Tỷ lê lệ chậm phát triển thần kinh (nhóm 3, nhóm 4) giảm dần khi tuổi thai lớn dần (SSĐN< 28 tuần: 66,6%; SSĐN 28-32 tuần: 13%; SSĐN 33-36 tuần: 6%)
- Khu vực chậm phát triển chủ yếu trên test Denver là khu vực vận động thô 43,3%, vận động tinh tế 31,1%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Đức Hinh. Sử dụng test DENVER đối với trẻ em Việt Nam, Hội thảo N -T (1991) 1 - 5.
Lê Đức Hinh, Nguyễn Chương. Đánh giá sự phát triển vận động - thần kinh trẻ em, Thần kinh học (1994) 66 - 73.
Quách Thuý Minh, Hoàng Cẩm Tú, Nguyễn Thị Hồng Thuý, Nguyễn Thị Bích Ngọc Áp dụng test DENVER đánh giá sự phát triển vận động ở trẻ em dưới 6 tuổi, Kỷ yếu công trình nghiên cứu viện nhi Thuñy Điển (2000) 354 - 359.
Betty R Vohr, Linda L.Wright. Neodevelopmental and functional outcome of extremely low birth weight infants in the national institut of child health and human development neonatal research network, Psdiatrics, 105 (6) (2000)1216-1226
Chrristian Meyer, Jan Witte. Neonatal screening for hearing disorders infant at risk: incidence, risk factors, and follow - up, Pediatrics, 104 (4) (1999) 307 - 09.
Clottery P., Stark Ann R. Neonatal hyperbilirubimemia, Manual of Neonatal care, (1993) 307 - 09.
Grether JK, Nelson KB. Material infection and cerebral palsy in infants of normal birth weight, JAMA, 278 (3) (1997) 207 - 11.
Mercuri Egenio. Minor neurological signs and perceptual - motor difficulties in prematÛely born children, Arch Dis Child Fetal Neonatal, 76 (1997) F9-F14.
Viena Tomiska, Kristi Heinomen. A national short - term follow - up study of extremely low birth weight infants born in Finland in 1996 -1997, Pediatrics, 107(1) (2001) e2.
Amiel - Tilson Claudine. L’ infirmité motrice d’origine cérébrale, Masson, 19 - 03.
Comité d’étude du foetus et du nouveau - né, Société Canadienne de pédiatrie (SCP). Le dépistage systématique par échographie transfontanelle pour prevoir les issues neÛurodévelopmentales à long terme des prématués, Pédiatrics and Child Health, 6(1) (2000) 47 - 52.
Damon G. (1993), L’ évaluation neuromotrice chez le nouveau- né et le nourrissons: modalités actuelles and l’intérêt, NeuroÜphsychiatrie de l’enfant, 41 (3-4)134-141.
Hermandonera X., Contrairesn B. Surveillance neurologique des nouveau- nés à risque d’infirmité motrice cérébrale, Arch Pediatr, 2 (1995) 941 - 947.
Jamais B., Mlle Hyon - Jomier. Prophylaxie et dépistage précoce de l’infirmité motrice cérébrale, La presse médicale, 76(2) (1986)13 - 15.
Pichancourt D. Infirmité motricité cérébrale and infirmité motricité d’origine cérébrale (1997)
Sann. L., Bourgeois J. Devenir de 249 prématurés de moins 29 semains, Archives de Pediatrics, 8 (3) (2001) 250 - 258.
.
TÓM TẮT
Qua theo dõi đánh giá sự phát triển thần kinh trong năm đầu của 90 trẻ đã nhập viện điều trị và ra viện tại phòng Nhi sơ sinh Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5/2001 đến tháng 6/2002 bằng test Denver có nhận xét sau:
Nhóm chậm thần kinh chiếm 51% so với 49 % thuộc nhóm phát triển thần kinh bình thường. Trong đó nhóm chậm phát triển thần kinh lúc 3-6 tháng chiếm 20% (nhóm 2); nhóm chậm phát triển thần kinh lúc 12 tháng gồm những trẻ bị rối loạn vận động nhưng tinh thần còn phát triển bình thường chiếm 18% (nhóm 3); nhóm chậm phát triển thần kinh nặng gồm chậm phát triển cả vận động, tinh thần kèm co cứng tứ chi chiếm 13% (nhóm 4).
Nguyên nhân chủ yếu của nhóm chậm phát triển thần kinh nặng (nhóm 4) là nhiễm trùng sơ sinh sớm truyền bằng đường mẹ - thai (50%).
Tỷ lệ chậm phát triển thần kinh thật sự (nhóm 3, nhóm 4) giảm dần khi tuổi thai lớn dần (66,6% ở SSĐN < 28 tuần; 13% ở SSĐN 28 -32 tuần; 6% ở SSĐN 33-36 tuần)
Khu vực chậm phát triển chủ yếu trên test Denver là khu vực vận động thô 43,3% và vận động tinh tế 31,1 %.
A STUDY OF THE ABNORMAL NEUROLOGICAL STATUS
IN THE EARLY YEARS OF THE CHILDREN WITH RISK
FROM BIRTH WITH DENVER TEST
Nguyen Thi Kieu Nhi
College of Medicine, Hue University
SUMMARY
Through the assessment and prospective and retrospective follow-ups of the neurodevelopment of 90 infants treated in the Neonatal Care Department of Hue Central Hospital from May 2001 to June 2002 by DENVER test, we come to the following conclusions:
- Neurological status was considered completely normal in 49% of the surviving infants (group 1).
- Abnormal neurological status in the first 12 months of age
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tinh_hinh_cham_phat_trien_than_kinh_trong_nam_dau.doc