KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tình hình và các giải pháp
nâng cao chất lượng điều trị SXH tại Tiền
Giang từ năm 2002 – 2006, chúng tôi có những
kết luận như sau:
Tình hình mắc và tử vong SXH
Trong 5 năm (2002 – 2006), Tiền Giang có
tổng số 24.423 trường hợp mắc SXH, và 28
trường hợp tử vong do SXH. Tỉ lệ mắc/
100.000 dân là 155,3; tỉ lệ chết/ mắc là 0,11%; tỉ
lệ chết/ sốc là 0,86%. So với 20 tỉnh thành khu
vực phía Nam và toàn quốc, Tiền Giang là tỉnh
có số mắc SXH cao nhất. Tỉ lệ chết/ mắc, chết/
sốc so với các nước tiên tiến trong khu vực và
các tỉnh thành trong cả nước thì không cao
hơn, chứng tỏ khả năng điều trị cứu sống
bệnh nhân SXH ở các tuyến y tế trong tỉnh có
nhiều tiến bộ và đạt kết quả cao.
Các giải pháp nâng cao chất lƣợng điều
trị SXH
+ Tổ chức điều trị, lọc bệnh tốt: yếu tố đầu
tiên giúp giảm tử vong
+ Đội ngũ điều trị và chăm sóc SXH được
huấn luyện tốt, nhiệt tình: yếu tố quyết định
chất lượng điều trị.
+ Cung cấp đầy đủ thuốc men, dịch
truyền, trang thiết bị y tế: yếu tố quan trọng
giúp giảm tử vong.
+ Nhân dân được giáo dục đầy đủ về SXH:
yếu tố góp phần giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử
vong do SXH.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tình hình và các giải pháp nâng cao chất lượng điều trị sốt xuất huyết tại tỉnh Tiền Giang trong 5 năm (2002 – 2006), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghieân cöùu Y hoïc Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ Bản Soá 4 * 2007
Chuyên đề Nhi Khoa 42
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI TỈNH TIỀN GIANG
TRONG 5 NĂM (2002 – 2006)
Tạ Văn Trầm*,Trần Thanh Hải*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tình hình SXH tại tỉnh Tiền Giang trong 5 năm (2002 – 2006) và đề xuất các giải
pháp để nâng cao chất lượng điều trị SXH.
Phương pháp: Hồi cứu cắt ngang, mô tả có phân tích.
Kết quả: Trong 5 năm (2002 – 2006), tỉnh Tiền Giang có 24.423 trường hợp SXH, 28 trường hợp tử
vong. tỷ lệ mắc SXH/ 100.000 dân là 155,3; tỉ lệ chết/ mắc: 0,11%; tỉ lệ chết/ sốc: 0,86%. So với 20 tỉnh
thành khu vực phía nam và trong cả nước, Tiền Giang là tỉnh có số mắc SXH cao nhất. Tỉ lệ chết/ mắc, tỉ lệ
chết/ sốc phản ánh chất lượng điều trị SXH trong tỉnh có nhiều tiến bộ.
Kết luận: Qua nghiên cứu này, tác giả đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng điều trị SXH là: tổ
chức điều trị, lọc bệnh tốt; đội ngũ điều trị và chăm sóc được huấn luyện tốt; đảm bảo cung cấp đầy đủ dịch
truyền, thuốc men và trang thiết bị y tế; người dân được giáo dục sức khỏe đầy đủ về SXH.
ABSTRACT
STUDY ON SITUATION AND APPROPRIATE MEASURES CONTRIBUTING
TO ENHANCE THE QUALITY OF TREATMENT OF DEGUE HAEMORRHAGIC FEVER (DHF)
IN TIEN GIANG PROVINCE DURING 2002 – 2006
Ta Van Tram, Tran Thanh Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 4 - 2007: 42 – 47
Objectives: evaluating the situation of DHF in Tien Giang province during 2002 – 2006 and
recommending appropriate measures to enhance quality of treatment of DHF.
Method: Descriptive, retrospective, cross – sectional and analytical study.
Results: During 5 years (2002 – 2006), Tien Giang province had 24.423 cases of DHF, 28 cases of
death, rate of DHF/ 100.000 population was 155,3. The case fatality rate of DHF was 0,11% and that of
Dengue shock syndrome was 0,86%.
Conclusion: Through this study, the author recommended the appropriate measures. These included
proper organization and good selection of DHF patients in the hospital, improving case managament of
DHF/ DSS patients by the medical staff at all levels of the health care system, supplying enough essential
equipments, intravenous fluids and blood, education for the people on DHF.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng
cấp tính, thường phát triển thành dịch do vi
rút Dengue gây ra và lan truyền qua muỗi vằn
Aedes aegypti. SXH ngày nay là vấn đề y tế
quan trọng ở các nước vùng nhiệt đới, trong
đó có nước ta. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(TCYTTG), có khoảng 2,5 – 3 tỷ người thuộc
100 quốc gia trên thế giới có nguy cơ nhiễm
virút Dengue. Hằng năm, có khoảng 20 triệu
người bị nhiễm virút Dengue dẫn đến khoảng
25.000 trường hợp tử vong. Đây là 1 trong số
các dịch bệnh gây mắc và tử vong cao nhất
cho trẻ em hiện nay ở nước ta. Ở các tỉnh
thành khu vực phía Nam, do địa hình, thời
tiết, khí hậu và tập quán sinh hoạt của người
dân luôn luôn phù hợp với sự sống, sinh sản
* Bệnh Viện Đa Khoa Tiền Giang
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc
và phát triển của muỗi vằn Aedes Aegypti nên
tỷ lệ mắc SXH ở đây rất cao. Tiền Giang là tỉnh
thuộc Đồng bằng Cửu long có dịch SXH xảy ra
hàng năm. So với 20 tỉnh thành khu vực phía
Nam, Tiền Giang là tỉnh có số mắc SXH cao
nhất trong những năm gần đây. Trong 5 năm
(2002 – 2006), Tiền Giang có tổng số ca mắc
SXH là 24.423 trường hợp. Đề tài này nhằm
đánh giá tình hình SXH 5 năm (2002 – 2006) tại
tỉnh Tiền Giang và đưa ra các giải pháp nâng
cao chất lượng điều trị SXH.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Phƣơng pháp nghiên cứu
Hồi cứu cắt ngang mô tả và phân tích
Đối tƣợng
Số mắc SXH trong toàn tỉnh từ 2002 – 2006
theo số liệu báo cáo của tất cả các cơ sở điều trị
trong tỉnh Tiền Giang, có tham khảo số liệu
của Trung tâm Y tế dự phòng Tiền Giang và
Viện Pasteur Tp Hồ Chí Minh.
Đánh giá tình hình tổ chức, quản lý, điều
trị bệnh SXH trong toàn tỉnh nhằm tìm ra các
biện pháp nâng cao chất lượng điều trị SXH.
KẾT QUẢ
Tình hình mắc và tử vong SXH tại Tiền
Giang từ năm 2002 - 2006
Bảng 1: Tình hình mắc và tử vong SXH
Năm
TS TS TS
mắc
chung
Tử
vong
Chết/
mắc
Chết/
sốc Độ I -II Độ III - IV
2002 1802 310 2112 2 0,1 0,65
2003 6500 1057 7557 8 0,13 0,75
2004 5375 709 6084 10 0,16 1,40
2005 3715 558 4273 5 0,11 0,9
2006 3805 492 4297 3 0,06 0,6
Tổng
số
21.197 3.116 24.432 28 0,11 0,86
Bảng 2: Tình hình giám sát huyết thanh và vi rút
Dengue
D1 D2 D3 D4
TS
mẫu
%
MAC-ELISA
%
XN (+) TS mẫu
04 24 01 25 343 21 2472 3987 62
Nhận xét: Lưu hành 4 chủng vi rút
Dengue 1,2,3,4; trong đó, chủng Dengue 2
và Dengue 4 phát hiện nhiều nhất, Dengue 1
có xu hướng tăng trong năm 2006 so với
2005 và các năm trước.
Tổ chức quản lý và điều trị SXH
Bảng 3: Huấn luyện cho Bác sĩ và Điều dưỡng ở
các tuyến
Năm
Tuyến
TW
Tuyến tỉnh
Tuyến
Huyện, xã
Y tế tư
BS ĐD BS
số
lượn
g
ĐD
số
lượn
g
Cán
bộ
Y tế
số
lượn
g
BS
số
lượn
g
2002 2 lớp
3
lớp
3
lớp
64
3
lớp
64
9
lớp
354
2003 2 lớp
2
lớp
2
lớp
60
2
lớp
60
9
lớp
300
2
lớp
150
2004 3 lớp
2
lớp
2
lớp
80
3
lớp
79
9
lớp
300
2005 2 lớp
2
lớp
2
lớp
58
2
lớp
60
9
lớp
300
2006 2 lớp
2
lớp
2
lớp
60
2
lớp
60
9
lớp
280
2
lớp
300
TS
11
lớp
11
lớp
11
lớp
322
12
lớp
323
45
lớp
1.534
4
lớp
450
Thuốc dịch truyền, trang thiết bị y tế
Thiết yếu: Nâng cao
Điện giải
Cao phân tử
Máu tươi
Máy đo Hct
Đếm tiểu cầu
Máy đếm giọt
Bơm tiêm tự động
Máy đo SpO2
Mask có túi dự trữ
N CPAP
Catheter đo CVP
Máy giúp thở
Khí máu động mạch
Test đông máu toàn bộ
Huyết tương tươi đông
lạnh
XQ tại chỗ
Giáo dục sức khỏe về SXH.
Truyền thông trong trường học. Truyền thông đại chúng.
Tập huấn cho giáo viên
Sinh hoạt dưới cờ
Học sinh quản lý hộ gia đình
Tham gia chiến dịch diệt lăng
quăng
Truyền hình
Truyền Thanh
Băng cassete
Phim Video
Bài báo
Bướm (tờ rơi), áp phích.
Nghieân cöùu Y hoïc Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ Bản Soá 4 * 2007
Chuyên đề Nhi Khoa 44
BÀN LUẬN
Tình hình mắc và tử vong do SXH từ năm
2002 – 2006 tại Tiền Giang
Tình hình mắc SXH:
Sau vụ dịch đầu tiên xuất hiện ở huyện Cái
Bè, tỉnh Tiền Giang năm 1960, đã được Zéville
mô tả đầy đủ và xác định là SXH, bệnh liên tục
xảy ra trong những năm tiếp theo và phát
thành dịch lớn vào các năm 1979, 1983, 1987,
1988. Qua kết quả nghiên cứu 5 năm từ năm
2002 – 2006, Tiền Giang có 24.423 trường hợp
mắc SXH và 28 trường hợp tử vong. Tỷ lệ
mắc/100.000 dân là 155,3. Số mắc trung bình 5
năm của Tiền Giang là 4885/ năm. So với 20
tỉnh thành khu vực phía Nam và trong cả
nước, Tiền Giang là tỉnh có số trường hợp mắc
SXH cao nhất.
Qua kết quả này cho thấy, SXH là bệnh
dịch lưu hành ở mức độ nặng, xuất hiện khắp
các thị thành trong toàn tỉnh vào mọi tháng
trong năm. Với đặc tính phân bố của các yếu
tố thời tiết, khí hậu trong năm tại Tiền Giang
thường xuyên đạt mức khá cao và tương đối
ổn định (từ 25,9 – 28,9OC đối với nhiệt độ,
80,5% - 87,1% đối với độ ẩm), cùng với lượng
mưa nhiều vào 6 tháng cuối năm và tập quán
sinh hoạt của người dân Tiền Giang, là những
điều kiện thuận lợi cho Aedes aegypty sinh
sản, phát triển và lan truyền virút Dengue,
dẫn đến sự xuất hiện của SXH quanh năm, có
thể phát thành dịch ở các tháng mưa nhiều.
Mặc dù trong thời gian vừa qua, việc xã hội
hóa công tác phòng chống SXH trong cả nước
nói chung và ở Tiền Giang nói riêng, việc
phòng chống SXH chủ yếu dựa vào cộng đồng
đề tham gia diệt muỗi truyền bệnh, dưới sự
chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự
phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể quần
chúng, tổ chức xã hội và sự tham gia hưởng
ứng mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, việc
hạ thấp tỉ lệ mắc bệnh SXH vẫn còn gặp nhiều
khó khăn, tốn kém, mất nhiều thời gian,
nhưng hiệu quả rất giới hạn mà trong thời
gian tới cần phải có sự quyết tâm, ý chí tiến
công của ngành y tế và toàn xã hội để thực
hiện việc quản lý muỗi dựa vào cộng đồng.
Tỉ lệ SXH nặng (SXH độ III-IV)/ số mắc là
12%, nói chung là thấp so với ước tính của
TCYTTG là khoảng 30%. Như vậy, số trường
hợp độ I-II đã được báo cáo nhiều, đã làm cho
tổng số mắc SXH tăng cao. Điều này gợi ý cho
chúng ta cần phải chú ý đến sự chính xác
trong chẩn đoán SXH.
Tỉ lệ chết/ mắc là 0,11%, so với tỉ lệ chết/
mắc giai đoạn 1996 – 2000 là 0,24%, giảm 54%.
Điều này nói lên khả năng điều trị SXH trong
tỉnh có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, để đánh giá
chính xác hiệu quả điều trị SXH, cần khảo sát
tỉ lệ chết/ sốc vì tỉ lệ này phản ánh chất lượng
điều trị, cứu sống bệnh nhân. Qua khảo sát tỉ
lệ chết/ sốc 0,86%; so với các nước tiên tiến
trong khu vực và các tỉnh thành khu vực phía
Nam thì không cao hơn. Điều này chứng tỏ
khả năng điều trị cứu sống bệnh nhân SXH ở
các tuyến y tế trong tỉnh có nhiều tiến bộ và
đạt kết quả cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều
trường hợp tử vong do SXH hàng năm mà
một trong những mục tiêu quan trọng của
chương trình phòng chống SXH quốc gia là
giảm tử vong do SXH, đòi hỏi ngành y tế, đặc
biệt là hệ điều trị trong tỉnh cần phải phấn đấu
hơn nữa trong thời gian tới.
Tình hình giám sát huyết thanh, virut
Dengue
Tỉ lệ phân lập virút Dengue dương tính
trong năm là cao hơn so với trung bình 5 năm
1996 – 2000. Cả 04 týp virút Dengue đồng lưu
hành tại Tiền Giang trong 5 năm qua với týp
Dengue 2 chiếm ưu thế rõ rệt. Tỉ lệ xét nghiệm
MAC - ELISA dương tính tăng dần theo các
năm và tất cả các tháng trong năm đều có bệnh
nhân bị nhiễm virút Dengue trong cộng đồng.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả điều trị
SXH tại Tiền Giang
Tổ chức lọc bệnh nhân và điều trị
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc
Yêu cầu đầu tiên giúp giảm tử vong do
SXH. SXH ở Tiền Giang trong những năm qua
phát triển mạnh cả về số lượng mắc bệnh và
chu kỳ dịch. Cả 04 týp huyết thanh đã lưu
hành tại đây và số lượng mắc SXH hàng năm
ngày càng gia tăng. Tất nhiên không phải mọi
ca bệnh SXH đều được nhập viện điều trị.
Theo TCYTTG, người nhiễm virút Dengue có
triệu chứng phát bệnh chỉ chiếm 5%, còn 95%
bị muỗi vằn đốt và nhiễm virút Dengue
nhưng không có triệu chứng bệnh. Đây mới
chính là tảng băng chìm trong vấn đề phòng
bệnh và là nguồn lây bệnh quan trọng trong
cộng đồng. Dĩ nhiên là tất cả các trường hợp
SXH khi đã biểu hiện bệnh đều được chẩn
đoán sớm, theo dõi sát và xử lý thích hợp.
Tuy nhiên, trong những trường hợp SXH
tại thời điểm khám bệnh có những trường hợp
SXH thể nhẹ. Đây là những trường hợp có dấu
hiệu sốt từ 2 – 7 ngày, không ho, không sổ
mũi, có thể phát ban ngoài da, kèm đau nhức
cơ, đau sau hốc mắt < và tự phục hồi sức
khỏe sau khoảng 1 tuần, ngoài ra không có
triệu chứng gì khác. Những trường hợp này
rất dễ nhầm lẫn với những bệnh nhân nhiễm
siêu vi thông thường vì giai đoạn đầu cũng
xuất hiện bệnh cảnh như SXH.
Vấn đề đặt ra là có nên cho tất cả các
trường hợp SXH nhập viện. Câu trả lời là rất
khó thực hiện. Cái khó ở đây không phải là y
bác sĩ ngại khó, ngại khổ mà số lượng giường
bệnh của cơ sở y tế có hạn trong khi người bị
SXH rất đông, nhất là trong thời điểm đỉnh
dịch xảy ra. Hơn nữa, trong các trường hợp
mắc SXH thì có khoảng 70% ở thể nhẹ, bệnh
nhân có thể phục hồi sau một tuần chỉ có 30%
là có dấu hiệu chuyển nặng, có thể dẫn đến
sốc, xuất huyết phủ tạng, suy hô hấp, sốc kéo
dài, SXH thể não< bắt buộc phải nhập viện để
điều trị. Bên cạnh đó, nếu 70% bệnh nhân SXH
ở thể nhẹ nhập viện còn kéo theo người thân
phải bỏ công ăn việc làm để vào bệnh viện
chăm sóc người bệnh chưa kể phải tốn tiền
viện phí< Như vậy, bệnh viện không thể điều
trị cho tất cả 100% bệnh nhân SXH bao gồm cả
thể nhẹ và thể nặng. Những trường hợp nhẹ
được chăm sóc tại nhà, hướng dẫn việc theo
dõi và tái khám đúng, chỉ giữ lại những
trường hợp SXH thể nặng là một cách lọc bệnh
tốt nhất trong mục tiêu quản lý dịch SXH, vừa
giảm quá tải, giúp bệnh viện tổ chức tốt việc
điều trị SXH một cách có hiệu quả, vừa đỡ tốn
kém thời gian và tiền bạc cho người bệnh
nhưng vẫn đảm bảo hướng dẫn cách chăm sóc
tốt cho bệnh nhân tại gia đình.
Tóm lại, trong mùa SXH, bệnh viện cần tổ
chức lọc bệnh thật tốt thông qua tiêu chuẩn
nhập viện, nằm phòng lưu theo dõi hay là
điều trị ngoại trú.
Nhân sự: yếu tố quyết định chất lượng điều trị
SXH là một bệnh nặng, diễn biến phức tạp.
Trong điều trị SXH cần được chẩn đoán sớm, xử
trí thích hợp. Đội ngũ điều trị SXH kể cả bác sĩ
và điều dưỡng cần phải được huấn luyện, nâng
cao kiến thức, kỹ năng lâm sàng về điều trị và
chăm sóc SXH, có kinh nghiệm và phải là một
tập thể đồng bộ thống nhất, cùng chung tiếng
nói, cần có sự ổn định về nhân lực dưới sự điều
hành của một người có uy tín, có kinh nghiệm
trong điều trị sốt xuất huyết.
Bệnh viện tranh thủ sự hỗ trợ thường
xuyên của bệnh viện tuyến trên trong công
tác điều trị SXH, đồng thời kết hợp chặt chẽ
với Trung tâm Y Tế Dự Phòng trong phòng
chống SXH. Bệnh viện cử Bác sĩ, Điều dưỡng
xuống các bệnh viện huyện, phòng khám đa
khoa khu vực, trạm y tế tham vấn về SXH,
nhất là ở các địa phương đang xảy ra dịch
SXH. Nếu cần, bệnh viện phân công bác sĩ,
Điều dưỡng ở lại đại phương tham gia điều
trị, can thiệp tại chỗ, huấn luyện kỹ năng lâm
sàng về điều trị và chăm sóc SXH cho cán bộ
y tế địa phương theo phương cách “ cầm tay,
chỉ việc”. Trang bị đường dây điện thoại
nóng liên hệ tất cả các đơn vị, cơ sở y tế có
điều trị SXH để kịp thời hội chẩn, trao đổi
Nghieân cöùu Y hoïc Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ Bản Soá 4 * 2007
Chuyên đề Nhi Khoa 46
kinh nghiệm, xử trí những trường hợp SXH
nặng góp phần cứu sống bệnh nhân SXH.
Cung cấp đầy đủ thuốc, dịch truyền, trang
thiết bị y tế
Yếu tố quan trọng giúp giảm tử vong SXH.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp
tính. Sốc SXH là một sốc giảm thể tích và là 1 cấp
cứu nội khoa cần được chẩn đoán sớm, điều trị
đúng và kịp thời các cơ sở điều trị SXH cần
chuẩn bị đầy đủ thuốc men, dịch truyền (điện
giải, cao phân tử, máu tươi) dự trù số lượng
ngay từ đầu năm, không để bị đọng khi có dịch
lớn xảy ra. Các cơ sở điều trị SXH cần có máy
quay Hct, đếm tiểu cầu để giúp cho việc chẩn
đoán và theo dõi trong điều trị SXH, cần được
trang bị các trang thiết bị y tế giúp cho việc điều
trị SXH có hiệu quả như: máy truyền dịch tự
động, catheter đo áp lực tĩnh mạch trung ương
(CVP), Mask có túi dự trữ, máy đo SpO2, hệ
thống giúp thở N CPAP<
Ở Bệnh viện tuyến tỉnh và các cơ sở điều
trị SXH sau nơi nhập những trường hợp SXH
nặng từ tuyến trước chuyển về cần trang bị
thêm các phương tiện chẩn đoán và điều trị
các trường hợp nặng, biến chứng như: máy đo
khí máu động mạch, test đông máu toàn bộ, X
quang tại chỗ, máy giúp thở, huyết tương tươi
đông lạnh. Bệnh viện cần trang bị đầy đủ
dụng cụ, phương tiện trên xe chuyển viện,
huấn luyện đội ngũ chuyển viện tốt, bảo đảm
chuyển viện đúng chỉ định, an toàn tuyệt đối.
Giáo dục sức khoẻ SXH cho nhân dân: yếu tố
góp phần giảm tử vong
Bệnh SXH lây truyền từ người bệnh sang
người lành do muỗi vằn Aedes aegypti. Muỗi vằn
đốt vào ban ngày, sống trong nhà đẻ trứng trong
các vật dụng có chứa nước. Vì vậy, phương pháp
phòng ngừa SXH là diệt muỗi, diệt lăng quăng
với nguyên lý “ Dân chúng tạo điều kiện cho
muỗi vằn phát triển và gây bệnh SXH. Vì vậy chỉ
có dân chúng mới có đầy đủ khả năng dẹp bỏ
các điều kiện trên”.
Phòng ngừa SXH dựa vào cộng đồng là
biện pháp lâu dài giúp giảm tỉ lệ mắc SXH
nhưng trên thực tế gặp nhiều khó khăn vì
phương pháp này đòi hỏi phải thực hiện toàn
diện và liên tục.
Hơn nữa, như phân tích trên, cũng không
thể cho 100% SXH nhập viện điều trị. Do đó,
việc cho những trường hợp SXH thể nhẹ điều
trị ngoại trú và hướng dẫn cho người nhà, cho
bệnh nhân biết cách chăm sóc tại nhà, theo dõi
các dấu hiệu chuyển nặng và đến bệnh viện
khám kịp thời là điều vô cùng cần thiết để
tránh những trường hợp SXH chuyển sang
giai đoạn nặng mới được nhập viện điều trị.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tình hình và các giải pháp
nâng cao chất lượng điều trị SXH tại Tiền
Giang từ năm 2002 – 2006, chúng tôi có những
kết luận như sau:
Tình hình mắc và tử vong SXH
Trong 5 năm (2002 – 2006), Tiền Giang có
tổng số 24.423 trường hợp mắc SXH, và 28
trường hợp tử vong do SXH. Tỉ lệ mắc/
100.000 dân là 155,3; tỉ lệ chết/ mắc là 0,11%; tỉ
lệ chết/ sốc là 0,86%. So với 20 tỉnh thành khu
vực phía Nam và toàn quốc, Tiền Giang là tỉnh
có số mắc SXH cao nhất. Tỉ lệ chết/ mắc, chết/
sốc so với các nước tiên tiến trong khu vực và
các tỉnh thành trong cả nước thì không cao
hơn, chứng tỏ khả năng điều trị cứu sống
bệnh nhân SXH ở các tuyến y tế trong tỉnh có
nhiều tiến bộ và đạt kết quả cao.
Các giải pháp nâng cao chất lƣợng điều
trị SXH
+ Tổ chức điều trị, lọc bệnh tốt: yếu tố đầu
tiên giúp giảm tử vong
+ Đội ngũ điều trị và chăm sóc SXH được
huấn luyện tốt, nhiệt tình: yếu tố quyết định
chất lượng điều trị.
+ Cung cấp đầy đủ thuốc men, dịch
truyền, trang thiết bị y tế: yếu tố quan trọng
giúp giảm tử vong.
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc
+ Nhân dân được giáo dục đầy đủ về SXH:
yếu tố góp phần giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử
vong do SXH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Y tế (2007). Báo cáo tổng kết hoạt động 2006 và kế
hoạch 2007 dự án Quốc gia phòng chống SXH khu vực
phía nam. TP Hồ Chí Minh tháng 01/2007.
2 Bộ Y tế. Hội nghị tổng kết hoạt động phòng chống SXH
khu vực phía nam 2001 – 2005. TP Hồ Chí Minh tháng
7/2005.
3 Bùi Đại (1999). Dengue xuất huyết. Nhà xuất bản Y học,
Hà Nôị.
4 Gubler DJ (1997). Dengue and Dengue Hemorrhagic
fever.UK: CAB Intenational.
5 Nguyễn Thanh Hùng (2005). Biện pháp can thiệp góp
phần giảm tỷ lệ tử vong bệnh SXH Dengue tại Bệnh viện
Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Y học
TP Hồ Chí Minh tập 9, phụ bản số 3, trang 6 - 11.
6 Nguyễn Trọng Lân (1994). Một số kinh nghiệm thực tế
trong điều trị sốc SXH Dengue. Luận án phó tiến sĩ Y
dược, trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
7 Nguyễn Trọng Lân, Nguyễn Thanh Hùng (1998).
Treatment of Dengue hemorrhagic fever at Children’s
Hospital No1, Hồ Chí Minh City, 1991 – 1996. Dengue
Bulletin, Who 1998;22: 150 – 161.
8 Trần Tấn Trâm (2003). Cần đổi mới 1 số hoạt động trong
phòng chống SXH tại các tỉnh phía Nam. Tài liệu quản lý
bệnh viện.
9 World Health Organization (1997). Dengue haemorrhagic
fever: diagnosis, treatment, prevention and control. 2nd
edition. Geneva: WHO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tinh_hinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_chat_luong_di.pdf