Nghiên cứu tôn giáo - Bản chất của chủ nghĩa islam giáo (islamism)

Allah hoàn toàn có thể làm cho họ thành một cộng đồng thống nhất một lần nữa. Ngài thừa sức làm cho con người thành một cộng đồng (Ummah) duy nhất. Nhưng Ngài không làm thế vì muốn thử thách con người với những điều đã ban cho họ. Bởi thế, hãy thi đua làm điều thiện32. Vì theo Ngài, cuối cùng, tất cả sẽ hợp nhất, thành một cộng đồng tôn giáo duy nhất33. Nhưng nếu con người có tự chia rẽ thành nhiều giáo phái thì hãy để mặc họ, không can thiệp (kể cả bạo lực), cuối cùng, vào Ngày phán xét, Allah sẽ làm việc của Ngài34. Nội dung trên thể hiện triết lý cao cả, nhân bản của Islam giáo. Như mọi tôn giáo khác, tôn giáo này đề cao, khuyến khích con người làm việc thiện, từ bỏ điều ác, đoàn kết, yêu thương nhau trong một niềm tin hướng tới Allah.

pdf10 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Bản chất của chủ nghĩa islam giáo (islamism), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 – 2014 117 LƯƠNG THỊ THU HƯỜNG* BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA ISLAM GIÁO (ISLAMISM) Tóm tắt: Islamism là thuật ngữ hình thành trong quá trình nghiên cứu và luận giải các hiện tượng Islam giáo gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống chính trị quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, đối với giới nghiên cứu và giới hoạt động thực tiễn, bản chất của hiện tượng này vẫn còn mở ngỏ và mang một nội dung đầy tính tranh luận. Bản chất của Islamism đang là câu hỏi cần được làm rõ hiện nay. Bài viết muốn lý giải phần nào bản chất của Islamism. Từ khóa: Islam, Islamism, Islam giáo chính thống, Islam giáo cực đoan. 1. Tôn chỉ của chủ nghĩa Islam giáo Chủ nghĩa Islam giáo cho rằng, Islam (tôn giáo) không tương thích với dân chủ hóa và hiện đại hóa. Vì ngay từ đầu, xã hội Islam đã được Allah chỉ dụ và ban luật cho con người. Vì thế, con người không thể thay đổi thiên luật. Sayyid Qutb (1906 - 1966), một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng của chủ nghĩa Islam giáo cho rằng, cộng đồng Islam giáo ngày nay bị tan rã do tình trạng thiếu hiểu biết các chỉ dẫn của Allah1, bởi người Islam giáo không còn thực hiện luật của Allah và Shariah2. Shariah không chỉ quan trọng, mà còn là thuộc tính xác định của người Islam giáo3. Do đó, cần thiết phải thiết lập lại thiên luật trên trái đất. Khi đó, nó sẽ mang lại phúc lành, sự hài hòa trong đời sống các cá nhân4. Đối với người ngoại đạo, theo Sayyid Qutb, phải được giảng dạy dần dần, và nếu cần thiết, Jihad không chỉ là bảo vệ mà còn là tấn công5, để mục tiêu cuối cùng của nó phải được thực hiện: Islam là tôn giáo bao trùm toàn thể trái đất, toàn thể nhân loại6. Thực ra, Islam giáo có cấu trúc tôn giáo đặc biệt nhất trong các tôn giáo. Đó là cấu trúc tôn giáo đồng nhất với xã hội, tôn giáo là xã hội, xã hội là tôn giáo, không có sự phân định. Vì vậy, đây cũng là bi kịch của * TS., Trường Đại học Giao thông Vận tải. 118 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 Islam giáo trong điều kiện toàn cầu hóa. Trong thế giới hiện đại, nhập thế là một xu hướng khách quan của mọi tôn giáo. Nếu nhập thế hoặc hiện đại hóa, Islam giáo buộc phải đụng chạm đến cốt tủy của nó là cấu trúc tôn giáo. Để nhập thế, những nước Islam giáo thế tục đã căn cứ vào bốn nguồn diễn giải giới luật (Fiqh)7 để hài hòa giữa thiên luật và nhân luật. Thế nhưng, những người theo trào lưu Islam giáo chính thống và Islam giáo cực đoan lại không như vậy. Theo họ, thiên luật là tối thượng, con người phải tuân theo, không thể thay đổi. Con người cũng không thể làm theo nhân luật, vì nhân luật thể hiện sự duy ý chí của con người. Những người theo chủ nghĩa Islam giáo cho rằng, các giá trị đến từ văn minh Phương Tây như: tự do, bình quyền, luật pháp, chính trị, văn hóa hay cho vay nặng lãi sẽ làm đảo lộn các giá trị vốn có của Islam giáo và các điều luật đã được răn dạy trong Kinh Qur’an, và rằng xã hội Islam giáo không thể tách biệt giữa Nhà nước và Giáo hội, vì từ thời đại của Nhà Tiên tri (Muhammad), mối quan hệ này là một. Đây là tư tưởng của chủ nghĩa Islam giáo cực đoan, khủng bố và độc tài ở thế kỷ XXI. Trớ trêu thay, thảm kịch của thế giới Islam giáo hiện nay không phải do người ngoại đạo, mà chính là người theo trào lưu Islam giáo chính thống và Islam giáo cực đoan tạo ra. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của học thuyết Wahhabi, những người theo chủ nghĩa Islam giáo đã khiến xã hội Islam giáo ở những nơi họ thống trị trở về thời kỳ như thời Trung cổ ở Châu Âu. Họ, những người hoặc bám chặt lấy quá khứ, hoặc cực đoan với hiện tại, đã không hay cố tình không biết rằng, Thượng Đế đã trao tặng thế giới này cho tất cả mọi người, và cũng cho họ lý do để sử dụng nó nhằm có được sự thuận lợi nhất và sự tiện nghi cho cuộc sống. Trái Đất và tất cả những gì trên đó được trao cho con người, để nuôi nấng và đem lại sung túc cho sự sống của họ8. Đó là điều mà thiên luật chỉ ra cho con người, buộc mọi người phải tuân thủ, rằng tất cả đều bình đẳng và độc lập với nhau, dù đó là người Do Thái giáo hay Kitô giáo: ai có đức tin và làm việc thiện thì sẽ không sợ cũng không buồn. Bởi vì, những gì con người tạo ra sẽ được trả lại cho họ đầy đủ9. Nếu hôm qua, vì tình trạng trên bán đảo Arab diễn ra chiến tranh liên miên, xã hội lạc hậu, đạo đức suy đồi, Muhammad đã giương cao ngọn Lương Thị Thu Hường. Bản chất của chủ nghĩa 119 119 cờ Islam giáo để thống nhất bán đảo này trong cùng một bổn phận với Thượng Đế; cấu trúc lại nền kinh tế - xã hội, tôn giáo, luân lý được thiết lập, củng cố. Một thời đại hoàng kim về tôn giáo, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục được xác lập mang tên nền văn minh Islam giáo. Thì hôm nay, nền văn minh ấy đang bị những kẻ Islam giáo bảo thủ, Islam giáo cực đoan trục lợi nhân danh Allah. Xã hội Arab Saudi cũng nhận ra điều đó. Họ thấy rằng, nền văn hóa của mình đang bị phân tách giữa một bên là nền kinh tế hiện đại và một bên là những lề thói xã hội xưa cũ - những mâu thuẫn mà nó không có đủ năng lực hay miễn cưỡng phải đối mặt10. Chẳng hạn như việc cho vay nặng lãi là một điều bị cấm trong Kinh Qur’an, hoặc người ta không được phép hưởng lãi từ các tài khoản tiết kiệm, nhưng lại được phép hưởng những phần trăm hoa hồng khổng lồ thu được từ việc cho phép khai thác mỏ dầu, mà lại không bị coi là trái với đạo luật11. Đó là một trong những mâu thuẫn giữa lý thuyết và hiện thực của chính sách bảo thủ mà chủ nghĩa Islam giáo ở Arab đã thực thi trên bình diện xã hội. Với sự suy diễn mơ hồ và sơ sài không thể chấp nhận được, chủ nghĩa Islam giáo đã áp đặt loại giới luật sắt thép làm cho cả quốc gia trở thành ngục tù và bầu không khí nặng nề khó thở. Đó là những điều luật tước đi sự độ lượng và tình thương cho đồng loại. Họ đả phá nghệ thuật, cái đẹp và bất cứ điều sáng tạo nào thuộc về trí tuệ, đồng thời ép buộc mọi người phải có thái độ và hành động một cách máy móc và mù quáng12: - Âm nhạc, ca hát hay nhảy múa dưới mọi hình thức đều bị cấm; - Tất cả chương trình trên đài truyền hình đều bị cấm, ngoại trừ chương trình Islam giáo; - Cấm tặng hoa; - Cấm vỗ tay ca ngợi; - Cấm họa hình người hay động vật; - Cấm diễn tuồng trên sân khấu hay bất cứ nơi nào vì nó diễn tả sự dối trá; - Cấm viết truyện vì nó dối trá; - Cấm mặc áo có hình động vật hay hình con người; - Cấm đàn ông cạo râu; - Cấm ăn hay viết với bàn tay trái; 120 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 - Cấm đứng lên chào quan khách hay đứng lên tôn trọng lãnh tụ; - Cấm ăn mừng ngày sinh nhật cho Thiên sứ; - Cấm nuôi chó mèo hay thú vật khác trong nhà. Như vậy, một điều hết sức mâu thuẫn là, trong khi không chấp nhận nhân luật, chỉ đề cao, thần thánh hóa thiên luật, và cho rằng, Islam giáo là giải pháp thì chủ nghĩa Islam giáo lại áp dụng một cách mù quáng luật lệ hà khắc của phái Wahhabi - điều luật cực đoan do chính con người soạn thảo nhằm đưa Islam giáo trở về thời kỳ ban đầu ở Arab Saudi hay Afghanistan. Chính vì vậy, nó là một trong những nguyên nhân làm cho các tệ nạn ma túy, lối sống lang chạ, nạn đồng tính luyến ái và đại dịch AIDS cùng nhau hoành hành, và thói đạo đức giả dĩ nhiên còn dễ gặp hơn ở bất cứ nơi nào khác ở Châu Âu hay Hoa Kỳ. Chỉ có điều, những vấn nạn đó không được bộc lộ rõ hoặc đem ra thảo luận công khai13. Tiền tài đã làm xã hội Arab thay đổi rất nhiều, nhưng những chuyển biến này mới chỉ dừng lại ở bề nổi. Chúng không mang theo sự biến đổi trong trí tuệ của con người14. Nếu xét từ góc độ lý thuyết, nội dung Kinh Qur’an đã chỉ rõ: Allah là đấng đã tạo cho con người thính giác để nghe, thị giác để nhìn và lương tri để hiểu biết15; thì trong hiện thực, con người hoàn toàn có thể căn cứ vào đó để đề ra nhân luật áp dụng trong xã hội, để làm hài lòng Allah. Nếu như vậy, Islam giáo không đối lập với dân chủ hóa và hiện đại hóa. Nhưng những tư tưởng cực đoan nhân danh tôn giáo đã không bao giờ muốn thấy hệ thống dân chủ hóa và thế tục hóa vì lợi ích của một nhóm độc tài. Họ muốn xây dựng quân đội đàn áp những thành phần đối lập, cấm thành lập đảng phái tôn giáo, mà thực chất là phản đối lại nền dân chủ Islam giáo, nhằm củng cố quyền lực và thủ tiêu các nhà dân chủ. Vì thế, tham nhũng, gian lận chính trị, củng cố địa vị chuyên chế của các nhà cầm quyền là nguyên nhân ra đời và áp dụng nhân luật của chủ nghĩa cực đoan lên các xã hội Islam giáo hiện nay. Bên cạnh đó, sự phản ứng đối với các giá trị từ Phương Tây thâm nhập vào xã hội Islam giáo cũng là một nguồn gốc hình thành tư tưởng của một số phần tử theo chủ nghĩa Islam giáo đòi áp dụng nhân luật triệt để. Trong Lá thư gửi nước Mỹ, xuất bản năm 2002, Bin Laden đã cáo buộc sự vô đạo đức của Hoa Kỳ và đưa ra một danh sách các điều bất mãn với quốc gia này, từ việc Lương Thị Thu Hường. Bản chất của chủ nghĩa 121 121 thương mại hóa và tình dục hóa người phụ nữ, sự hủy hoại môi trường, đạo đức suy đồi cho tới việc sử dụng bạo lực chống lại người Muslim16. 2. Chủ nghĩa Islam giáo hiện nay: cưỡng bức đức tin và gia tăng bất đồng tôn giáo Những người theo chủ nghĩa Islam giáo cho rằng, người Muslim xứng đáng được thống trị, vì họ đã từng làm được như vậy trong quá khứ. Nhưng người Muslim hiện nay đang bị Phương Tây chinh phục, bởi họ đã rời xa chính đạo, từ bỏ Islam giáo chân chính. Họ lập luận, người Muslim chỉ có một căn tính duy nhất là Islam giáo, mất đi hoặc pha trộn thêm căn tính khác là điều không thể17. Đây là sự cổ súy cho cực đoan, bạo lực và bất đồng tôn giáo. Bởi vì, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội (C. Mác). Con người không chỉ có một căn tính và càng không thể lấy đức tin của một ai đó làm thước đo duy nhất cho phẩm chất cá nhân của họ. Điều này có nghĩa, mỗi con người không chỉ là con người cá nhân, mà còn là con người xã hội. Mỗi tín đồ không chỉ thuộc về tôn giáo mình quy phục, mà còn là con người của những nền văn hóa khác nhau. Điều này sẽ không làm mất đi căn tính tôn giáo nguyên thủy của họ, ngược lại sẽ làm phong phú đời sống tinh thần của họ và sự đa dạng của các nền văn minh. Amartya Sen nhấn mạnh, đức tin của một con người không nhất thiết phải là cái căn tính bao trùm và độc quyền của người đó. Cụ thể là Islam giáo, với tư cách một tôn giáo, không xóa sạch được sự lựa chọn có trách nhiệm của người theo tôn giáo này trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống18. Do vậy, một Muslim ở bất cứ nơi đâu trong “ngôi làng toàn cầu” này không chỉ là người Islam giáo, mà còn mang trong mình văn hóa, khoa học, nghệ thuật, tư tưởng, thẩm mỹ nơi họ sinh ra và nơi họ từng trải nghiệm cuộc sống cá nhân. Vì thế, sự phản kháng của thế giới Muslim Arab đối với việc tiếp nhận văn hóa đang là chủ đề bàn luận trọng tâm của một số nhà bình luận Arab Saudi theo tư tưởng tự do19. Chẳng hạn, nhà báo Raid Qusti đặt câu hỏi: những cuộc tấn công khủng bố vào người Muslim và không phải Muslim vì họ không đi chung đường với khủng bố, cực đoan có phải do chính hệ thống giáo dục của Arab Saudi hay không? Ông khẳng định, trên thực tế, văn hóa Arab phần lớn không chấp nhận lối sống khác và áp đặt lối sống lên người khác. Giáo dục của Arab Saudi không hề nhấn mạnh lòng khoan dung với những niềm tin tôn giáo khác - kể cả khoan dung với những người theo các tư tưởng hay trào lưu 122 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 Islam giáo khác. Trên thực tế, từ lớp 4 đến lớp 12, nền giáo dục này chỉ nhấn mạnh đến đế quốc Islam giáo, mà không dạy con em là còn có những nền văn hóa khác trên thế giới, và rằng, chúng ta là một phần của cộng đồng toàn cầu20. Những lập luận trên cho thấy, chủ nghĩa Islam giáo dù bảo thủ, cực đoan hay khủng bố cũng là một xu hướng đi ngược lại xu thế phát triển chung của các nền văn hóa, văn minh. Nếu một trào lưu hay một tôn giáo nào không còn sự độ lượng và tình thương, không còn tinh thần khoan dung và cởi mở, thì nó sớm hay muộn sẽ bị đào thải. Bất chấp điều đó là quy luật, phản ứng của chủ nghĩa Islam giáo thực chất là sự cưỡng bức đức tin, phủ nhận quyền tự do lựa chọn của con người và làm gia tăng bất đồng tôn giáo. Theo họ, Islam giáo phải phấn đấu để mang lại sự cai trị của Allah không chỉ trong vùng đất của Islam giáo, mà còn trên khắp thế giới. Vì vậy, những quốc gia Islam giáo nhưng không tuân thủ giới luật Islam giáo và những quốc gia Phương Tây là mục tiêu của chủ nghĩa Islam giáo. Những lập luận này của chủ nghĩa Islam giáo là nguồn cơn của chủ nghĩa khủng bố nhân danh tôn giáo. Xung đột leo thang, bất ổn gia tăng. Máu của bao người dân thường đã đổ xuống, trong đó có không ít những người Islam giáo, đều xuất phát từ tham vọng quyền lực nhân danh tôn giáo của chủ nghĩa khủng bố Islam giáo. Trong quá khứ, Islam giáo thống nhất được bán đảo Arab và chinh phục được các dân tộc khác không phải chỉ bằng bạo lực, mà còn bằng sự thuần phục của sức mạnh chính nghĩa: các ngươi (hỡi Muslim) là một cộng đồng được gây dựng (để làm gương cho nhân loại). Các ngươi ra lệnh làm điều thiện và cấm chỉ làm điều ác và các ngươi tin tưởng nơi Allah. Và (bây giờ) nếu thần dân của kinh sách tin tưởng (như các ngươi) thì điều đó tốt cho họ hơn21. Những ai không có đức tin thì con người trên Trái Đất không được trừng phạt họ. Bởi vì, đó không phải việc của ngươi (mà là của Allah). Allah tha thứ hoặc trừng phạt chúng, bởi lẽ chúng là những kẻ làm điều sai quấy22. Như vậy, những kẻ nhân danh là tín đồ Islam giáo nhưng thực chất là những phần tử cực đoan, hiếu chiến, đầy tham vọng, đã trục lợi từ tôn giáo để toan tính thâu tóm quyền lực chính trị, tôn giáo. Vì lẽ đó, Islam Lương Thị Thu Hường. Bản chất của chủ nghĩa 123 123 giáo vốn ở trong thời kỳ khủng hoảng, nay lại bị bầm dập thêm bởi những kẻ khủng bố. Chính những kẻ nhân danh tôn giáo, muốn làm sống lại thời kỳ hoàng kim của tôn giáo này không biết rằng, chúng là những người lạc đạo, không tuân theo dấu hiệu của Allah. Ngài là Đấng ban kinh sách (Kinh Qur’an) xuống cho Muhammad, trong đó có những câu cụ thể rõ ràng. Chúng là nền tảng của kinh sách trong lúc những câu khác thì đề cập tổng quát các vấn đề. Bởi thế, những ai trong lòng có ý tưởng lệch lạc tuân theo những câu nói tổng quát mà tìm cách chia rẽ và giải thích ý nghĩa của nó, đó mới là kẻ không có đức tin23. Vì vậy, đọc kỹ Kinh Qur’an sẽ thấy những tiết lộ của Allah cho Muhammad ở các giai đoạn khác nhau là không giống nhau. Điều này chứng minh sự mềm dẻo, uyển chuyển của nhà nước Islam giáo trong lịch sử. Có thể dẫn chứng bằng lịch sử thống nhất và phát triển của Islam giáo. Theo thời gian, nên đọc từ cuối Kinh Qur’an ngược lên. Cuối Kinh Qur’an là thời kỳ đầu của Islam giáo ở Mekkah, là giai đoạn phải thống nhất tôn giáo, chính trị trên bán đảo Arab thành một nhà nước tôn giáo. Ở đây có đoạn: Ngài là Đấng đã cử sứ giả (Muhammad) của Ngài, mang chỉ đạo và tôn giáo của chân lý (Islam giáo) đến để thắng tất cả mọi tôn giáo24. Nhưng thời kỳ sau, khi mục tiêu tôn giáo, chính trị và quyền lực được xác lập, những chỉ dụ của Allah lại chứa đựng tinh thần khoan dung tôn giáo hơn: không có việc cưỡng bức đức tin trong lĩnh vực tôn giáo25. Vậy mà chủ nghĩa Islam giáo lại bỏ qua điều này. Theo chủ nghĩa Islam giáo, người Do Thái giáo cũng là hiện thân cho ý tưởng và sản phẩm từ Phương Tây. Do vậy, họ cũng là đối tượng của sự thù ghét. Thực chất, đây là sự xung đột về tinh thần từ trong lịch sử của hai tôn giáo này cho đến ngày nay. Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa Islam giáo cực đoan không coi trọng thuộc tính khoan dung của Allah: điều thiện và điều ác không thể ngang bằng nhau được. Hãy lấy điều thiện mà đẩy lùi điều ác. Rồi kẻ thù ôm lòng thù hận ngươi sẽ trở thành người bạn thân tình của ngươi26. Lòng tốt đó, Allah cũng không cho sẵn, mà đòi hỏi những ai phải thật sự kiên nhẫn27. Allah kêu gọi và tưởng thưởng cho những ai biết tha thứ và hòa giải; kiên nhẫn và khoan dung28. Allah muốn xây dựng một thế giới 124 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 đại đồng. Bởi vì, không có loài thú vật hay con người nào sống được mà không kết thành bầy đàn, cộng đồng29. Vì vậy, ngay từ đầu, Ngài đã tạo ra một thế giới đại đồng duy nhất và thống nhất30. Nhưng nhân loại đã tự chia cắt công việc giữa họ với nhau thành nhiều giáo phái. Mỗi giáo phái sẽ ở trong cảnh hỗn loạn trong một giai đoạn nhất định31. Allah hoàn toàn có thể làm cho họ thành một cộng đồng thống nhất một lần nữa. Ngài thừa sức làm cho con người thành một cộng đồng (Ummah) duy nhất. Nhưng Ngài không làm thế vì muốn thử thách con người với những điều đã ban cho họ. Bởi thế, hãy thi đua làm điều thiện32. Vì theo Ngài, cuối cùng, tất cả sẽ hợp nhất, thành một cộng đồng tôn giáo duy nhất33. Nhưng nếu con người có tự chia rẽ thành nhiều giáo phái thì hãy để mặc họ, không can thiệp (kể cả bạo lực), cuối cùng, vào Ngày phán xét, Allah sẽ làm việc của Ngài34. Nội dung trên thể hiện triết lý cao cả, nhân bản của Islam giáo. Như mọi tôn giáo khác, tôn giáo này đề cao, khuyến khích con người làm việc thiện, từ bỏ điều ác, đoàn kết, yêu thương nhau trong một niềm tin hướng tới Allah. Như vậy, với những chủ thuyết trên, chủ nghĩa Islam giáo đã thể hiện nhiều động cơ khác nhau. Song điều dễ nhận thấy là, những gì mà chủ nghĩa Islam giáo chủ trương sẽ không bao giờ đại diện cho một tôn giáo đã lay động hàng tỷ trái tim và khối óc của người tín đồ. Bởi vì, đó là những tư tưởng cực đoan, hẹp hòi, bảo thủ, cô lập về văn hóa, tôn giáo mà nhân loại đã và đang lên án, đấu tranh. Tóm lại, bản chất của chủ nghĩa Islam giáo, từ nhận thức đến hành động, từ mục tiêu tới phương tiện (xét ở hai trào lưu chính thống và cực đoan) là không phù hợp với giáo lý và hiện thực. Vì vậy, hai khuynh hướng này không thể đại diện hay nhân danh cho toàn bộ nền văn minh Islam giáo, để tập hợp sức mạnh của số đông tín đồ tạo ra sự thay đổi. 3. Kết luận Chủ nghĩa Islam giáo, với các hình thái cụ thể của nó trong hiện thực, đã dùng cách thức cực đoan, bạo lực để kiểm soát hoặc duy trì sự thống trị. Những mục tiêu, chủ thuyết mà chủ nghĩa Islam giáo đưa ra, dù xét từ Kinh Qur’an hay Luật Shariah, đều không có căn cứ. Có chăng là sự phóng đại, tự suy diễn và đặc biệt là sự thái quá trong tư tưởng lẫn hành động của họ, đã và đang trở thành mối đe dọa cho hòa bình, ổn định và Lương Thị Thu Hường. Bản chất của chủ nghĩa 125 125 phát triển của thế giới Arab, Bắc Phi và cộng đồng thế giới. Chủ nghĩa Islam giáo không bao giờ có thể nhân danh hay đại diện cho hàng tỷ tín đồ và nền văn minh Islam giáo. Bởi vì, kim chỉ nam của chủ nghĩa Islam giáo là quá khứ chứ không phải tương lai. Trong hiện thực, những mục tiêu của chủ nghĩa Islam giáo mâu thuẫn với giáo lý, hiện thực, xu thế phát triển chung của mọi người yêu chuộng hòa bình, hợp tác và phát triển trên toàn thế giới./. CHÚ THÍCH: 1 S. Qutb (1964), Milestones, Published by Dar Al-ilm Syria: 11,19. 2 S. Qutb (1964), Milestones, ibid: 9. 3 S. Qutb (1964), Milestones, ibid: 89. 4 S. Qutb (1964), Milestones, ibid: 89 - 91. 5 S. Qutb (1964), Milestones, ibid: 62. 6 S. Qutb (1964), Milestones, ibid: 72. 7 Fiqh gồm bốn nguyên tắc giải thích giáo luật Islam giáo, đó là: Kinh Qur’an và Sunna, sự đồng thuận giữa các học giả và cuối cùng là suy diễn cá nhân. 8 B. Lewis (2008), Lịch sử Trung Đông 2000 năm trở lại đây, Nxb. Tri thức, Hà Nội: 62. 9 Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2001: 2: 272; 5: 69. 10 Carmen Bin Ladin (2008), Bí mật đằng sau tấm mạng, Nxb. Văn học: 265. 11 Carmen Bin Ladin (2008), Bí mật đằng sau tấm mạng, sđd: 245. 12 K. A. E. Fadl (2012), Vụ trộm vĩ đại: Cuộc giằng co với tư tưởng quá khích, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội: 145 - 146. 13 Carmen Bin Ladin (2008), Bí mật đằng sau tấm mạng, sđd: 280. 14 Carmen Bin Ladin (2008), Bí mật đằng sau tấm mạng, sđd: 186. 15 Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), sđd: 3: 78. 16 O. B. Laden (2002), “Letter to American”, The Guardian, ›News›World news. 17 18 A. Sen (2012), Căn tính và bạo lực: Huyễn tưởng về số mệnh, Nxb. Tri thức, Hà Nội: 50. 19 T. L. Friedman (2006), Thế giới phẳng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 596. 20 Raid Qusti (2004), How long Before the Fist Step?, 21 Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), sđd: 3: 110. 22 Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), sđd: 3: 128. 23 Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), sđd: 3: 7,12. 24 Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), sđd: 48: 28. 25 Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), sđd: 2: 256; 3: 20. 26 Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), sđd: 41: 34. 126 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 27 Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), sđd: 41: 35. 28 Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), sđd: 42: 40, 43. 29 Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), sđd: 6: 38. 30 Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), sđd: 10: 19; 23: 52. 31 Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), sđd: 23: 52 - 54. 32 Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), sđd: 5: 48. 33 Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), sđd: 23: 52. 34 Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), sđd: 23: 53 - 54; 42: 13 - 16. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Carmen Bin Ladin (2008), Bí mật đằng sau tấm mạng, Nxb. Văn học. 2. K. A. E. Fadl (2012), Vụ trộm vĩ đại: Cuộc giằng co với tư tưởng quá khích, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 3. T. L. Friedman (2006), Thế giới phẳng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Kinh Qur’an (Ý nghĩa và nội dung), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2001. 5. B. Lewis (2008), Lịch sử Trung Đông 2000 năm trở lại đây, Nxb. Tri thức, Hà Nội. 6. J. Perkins (2013), Lời thú tội của một sát thủ kinh tế, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 7. A. Sen (2012), Căn tính và bạo lực: Huyễn tưởng về số mệnh, Nxb. Tri thức, Hà Nội. 8. O. B. Laden (2002), “Letter to American”, The Guardian, ›News›World news. 9. Raid Qusti (2004), How long Before the Fist Step?, 10. S. Qutb (1964), Milestones, Published by Dar Al-ilm Syria. Abstract THE NATURE OF THE ISLAMISM The term “Islamism” formed in the process of studying and interpreting the Islamic phenomena which have strongly affected to the national and international politics. However, the nature of these phenomena is an opened and disputable issue in the community of research and practical activities. What is the nature of the Islamism that need to be clarified. This article explained a part of the nature of the Islamism. Key words: Islam, Islamism, orthodox Islam, extreme Islam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf25318_84857_1_pb_4441.pdf
Tài liệu liên quan