Nghiên cứu tôn giáo - Bối cảnh kinh tế - Xã hội và tôn giáo của người arab thời kỳ tiền islam giáo

Kitô giáo thâm nhập vào bán đảo Arab thông qua các bộ tộc du mục Ghasasinah và Al Munadzirah. Tôn giáo này chủ yếu du nhập và phát triển ở phía Nam bán đảo Arab. Một số tộc người trong nhóm Quaraisy theo Kitô giáo. Đó là người Bani Asad bin Abdil Uzaa, người Bani Imriil Qais có nguồn gốc ở Tamim, người Bani Taghlib có nguồn gốc từ tộc người du mục Rabi’ah và một phần tộc người du mục Qudha’ah17. Kitô giáo phát triển được ở bán đảo Arab nhờ sự giúp đỡ mạnh mẽ từ phía đế chế La Mã và người Habsyi. Người Habsyi chiếm đóng Yaman vào năm 340 và thủ lĩnh của họ, Abrahah đã nắm quyền cai trị ở đó. Do muốn truyền bá Kitô giáo cho người địa phương, nên Abrahah cho xây một nhà thờ ở Yaman và đặt tên là Ka’bah Yaman. Abrahah muốn tất cả người Arab hành hương đến nhà thờ này 18. Thời gian sau đó, nhiều nhà thờ được xây dựng, trong đó Hindun Al Aqdam, Al Laj và Haaroh Maryam được xem là những nhà thờ to lớn và nổi tiếng trên vùng đất Arab

pdf10 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Bối cảnh kinh tế - Xã hội và tôn giáo của người arab thời kỳ tiền islam giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 111 NGUYỄN THANH TUẤN* BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI ARAB THỜI KỲ TIỀN ISLAM GIÁO Tóm tắt: Văn minh Arab là một trong những bộ phận của văn minh nhân loại. Dấu ấn của nền văn minh này được tìm thấy trong nhiều lĩnh vực. Gần đây, văn minh Arab, nhất là văn hóa Islam giáo, được thế giới quan tâm nhiều, có thể xem là hiện tượng nổi bật vào đầu thế kỷ XXI. Thời kỳ tiền Islam giáo, người Arab đã có một bức tranh tôn giáo rất đa dạng, vừa thờ thần thánh, ma quỷ, linh hồn tổ tiên, vừa tiếp thu các tôn giáo bên ngoài như Do Thái giáo và Kitô giáo. Hiện nay, các niềm tin tôn giáo đó vẫn tồn tại trong xã hội Arab cũng như trong giáo lý Islam giáo. Nhưng tín đồ Islam giáo không tách biệt được đâu là yếu tố văn hóa tiền Islam giáo và đâu là yếu tố văn hóa Islam giáo. Bài viết trình bày bối cảnh kinh tế - xã hội và tôn giáo của người Arab thời kỳ tiền Islam giáo. Từ khóa: Người Arab, văn minh Arab, Islam giáo. 1. Dẫn nhập Người Arab và nền văn minh của họ đóng góp một phần vào văn minh nhân loại. Dấu ấn của văn minh Arab có thể tìm thấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thời gian gần đây, Islam giáo, một trong những thành tựu của văn minh Arab được thế giới chú ý nhiều. Hiện tại, Islam giáo có mặt ở hầu khắp các châu lục trên thế giới, số lượng tín đồ đang tăng nhanh, nhất là ở những nước phát triển. Tôn giáo này được xem là sản phẩm văn hóa tinh thần mãnh liệt của người Arab. Các nhà thần học Islam giáo cho rằng, xã hội Arab thời kỳ tiền Islam giáo là một xã hội mông muội và đầy rẫy tệ nạn xã hội . Vì vậy, sự ra đời của Islam giáo nhằm mục đích cải tạo xã hội Arab thoát khỏi những thói quen lầm đường lạc lối đó. Bài viết này góp phần làm rõ bối cảnh kinh tế - xã hội và tôn giáo của người Arab thời kỳ tiền Islam giáo. * ThS., Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 112 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 112 2. Nguồn gốc của người Arab Người Arab là cư dân bản địa trên bán đảo Arab. Xét về nguồn gốc, họ thuộc chủng tộc Caucasoid, mà các chi của nó phân bố khắp xung quanh Trung Hải, Bắc Phi, Armenia, Arabiyah và Irania. Các sử gia phân chia người Arab thành hai nhóm. Nhóm Arab Baydah đã tuyệt chủng, không để lại dấu vết gì, ngoại tr ừ một vài ghi chép tìm thấy trong thánh kinh. Nhóm người Arab này trước đây từng cư trú ở Mesopotamia. Do vua Namrud của Babylonia tấn công Nam Mesopotamia vào năm 2000 trước Công nguyên, nên họ di cư tới nhiều khu vực khác, trong số đó các tộc người du mục như Ad, Thamud, Tasm, Jadis, Ashab al-Ras và Madyan hay được nhắc đến 1 . Nhóm người Arab Bāqiyah là hậu duệ của nhóm Bani Qahtān và Bani Adnān định cư ở lưu vực sông Eufrat, sau đó di cư đến Yaman. Nhóm Bani Qahtān là người Arab Áribah (người Arab gốc) cư trú ở bán đảo Arab. Còn nhóm Bani Adnān là người Arab Musta’ribah. Cả hai nhóm này đều lấy tiếng Arab làm ngôn ngữ chính. Họ có nguồn gốc ở phía Bắc nhưng sau đó lại đến cư trú ở Mecca. Họ là hậu duệ của Nabi Isma’il bin Ibrahim, mà sau này Muhammad cũng là hậu duệ đời thứ hai của Nabi Isma’il bin Ibrahim. Theo Ibnu Hishām, tất cả người Arab đều là hậu duệ của Isma’il và Qahtān. Nhưng theo người Yaman, Qahtān là hậu duệ của Isma’il và Isma’il là cha của tất cả người Arab2. Như vậy, người Arab là cư dân bản địa trên bán đảo Arab, sống du mục do khu vực cư trú của họ nằm trên sa mạc khô cằn và rất ít mưa. Họ thường xuyên di chuyển từ nơi này đến nơi khác nơi có đồng cỏ, ốc đảo hoặc vũng nước sau mưa. 3. Bối cảnh kinh tế - xã hội Arab thời kỳ tiền Islam giáo Islam giáo là tôn giáo ra đời trên bán đảo Arab, do người Arab khởi xướng. Để hiểu rõ cơ sở hình thành của Islam giáo cần xem xét bối cảnh kinh tế và xã hội của người Arab. Bởi vì, những tiền đề này sẽ góp phần lý giải bản chất hay đặc điểm của các tôn giáo ở khu vực Arab. 3.1. Về bối cảnh kinh tế Kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng góp phần hình thành cấu trúc xã hội và thể chế chính trị của một quốc gia. Hoạt động kinh tế của người Arab thời kỳ tiền Islam giáo trước hết là trồng trọt . Trồng trọt của người Arab phần lớn phát triển ở những khu vực có nguồn nước hay xung quanh các ốc đảo. Vì vậy, cây trồng ở bán đảo Arab rất ít về chủng Nguyễn Thanh Tuấn. Bối cảnh kinh tế - xã hội... 113 113 loại, chủ yếu là chà là và xương rồng. Nếu xa ốc đảo thì hầu như không có loại cây nào khác. Chà là là loại cây trồng chủ yếu của người Arab. Quả của loại cây trồng này có chứa dinh dưỡng cao, là loại thực phẩm có thể giữ được trong thời gian dài. Ở khu vực Arab có rất ít vùng có thể trồng trọt được. Một trong những vùng có nền nông n ghiệp quan trọng nhất ở bán đảo này là Yastrib (Madinah)3. Trồng trọt chỉ đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho cộng đồng nhỏ ở Arab. Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, diện tích trồng trọt được ở khu vực này rất nhỏ và phân bố rải rác , nên hoạt động trồng trọt không mang lại nguồn nuôi sống cho gia đình. Nghề chăn nuôi của người Arab cũng chỉ tập trung ở những khu vực có nguồn nước. Chủng loại và số lượng vật nuôi rất ít, chủ yếu là cừu, lạc đà và ngựa. Lạc đà dùng làm phương tiện đi lại và vận chuyển chủ yếu của người dân nơi đây. Vì vậy, loài vật này được ví là Safinatus Shahra (con thuyền trên sa mạc). Còn cừu là một trong những nguồn sống quan trọng nhất của người Arab, vì sữa của nó được dùng làm thức uống, thịt của nó được dùng làm thức ăn, còn da và lông củ a nó được dùng làm quần áo hoặc lều bạt4. Có thể nói, việc chăn nuôi không nhằm mục đích kinh tế , mà chủ yếu đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người Arab như đi lại, vận chuyển, làm thức ăn, v.v... Nếu như không có lạc đà và ngựa, người Arab sẽ khó tiếp xúc vớ i thế giới bên ngoài và khó phát triển nghề buôn bán của mình. Nghề dệt vải và nghề rèn là hai nghề thủ công truyền thống lâu đời của người Arab. Vải dệt chủ yếu từ lông cừu nhằm đáp ứng nhu cầu mặc trong gia đình. Nghề rèn chủ yếu làm vũ khí n hư kiếm, gậy và áo giáp phục vụ cho nhu cầu chiến tranh cũng như bảo vệ đồng cỏ, nguồn nước của bộ tộc mình. Do có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nên về sau, người Arab bắt đầu làm các vật trang trí hay trang sức từ kim loại quý và đá quý. Những sản phẩm đó được bán ra nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Tuy vậy, các nghề thủ công này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người Arab chứ chưa tính đến mặt kinh tế. Buôn bán là nghề chính của người Arab. Do bán đảo Arab có vị trí chiến lược, nằm trên con đường thương mại quốc tế, đặc biệt con đường kết nối Viễn Đông và Ấn Độ với Trung Đông; qua bán đảo Arab là đến 114 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 114 Trung Á, đến Iran, Iraq rồi đến Trung Hải; qua đường biển là con đường Melayu và xung quanh Ấn Độ để đến vịnh Arab hoặc xung quanh bán đảo đến Hồng Hải hoặc Yaman và kết thúc ở Syam hay Ai Cập 5. Do đó, phần lớn các bộ tộc trên bán đảo Arab đều tham gia vào hoạt động buôn bán. Buôn bán trở thành nguồn kinh tế bảo đảm đời sống cho đa số các quốc gia ở khu vực này. Vào thời kỳ tiền Islam giáo, Mecca trở thành trung tâm thương mại kết nối vùng Jeddah với Bagdad, Su riah và Damsyik. Các thương nhân từ Yaman muốn đến Bagdad, Suriah, Damsyik, Cairo bằng đường bộ phải đi ngang qua Mecca. Vì vậy, phần lớn người dân Mecca lấy nghề buôn bán để kiếm sống. Đây là nhân tố làm cho Mecca sớm trở thành trung tâm của Arab. 3.2. Về bối cảnh xã hội Xã hội Arab được phân thành loại hình du mục (nông thôn) và loại hình định cư (thành thị). Loại hình du mục là xã hội nông thôn của nhóm người Badui, cư trú ở vùng trung tâm nội địa. Nhóm người này có số lượng lớn nhất, thường di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nghề kiếm sống của họ là trồng trọt và chăn nuôi. Còn loại hình định cư là xã hội thành thị của nhóm người Ahlul Hadhar, cư trú ở những vùng ngoại vi bán đảo Arab. Nhóm người này thường kiếm sống bằng nghề buôn bán, thậm chí sử dụng lạc đà và ngựa sang Syam, Ai Cập và Ba Tư để buôn bán 6. Xã hội Arab truyền thống được tổ chức theo thiết chế gia đình phụ hệ. Người đàn ông có vị trí quan trọng trong gia đình và ngo ài xã hội. Trong gia đình, người đàn ông là trụ cột kinh tế. Họ buôn bán, trồng trọt để nuôi sống gia đình. Vì vậy, con trai là người kế tục gia đình. Họ phụ giúp cha trong việc buôn bán cũng như tham gia vào những cuộc chiến tranh giữa bộ tộc mình với bộ tộc khác. Trong thời kỳ tiền Islam giáo, việc sinh con gái được xem là điều không may của gia đình. Ngườ i chủ gia đình có quyền giết con gái của mình nếu như nó không hữu ích đối với gia đình. Hành động giết người này được xem là không có tội. Ngoài xã hội, người đàn ông có nhiệm vụ tìm nguồn nước, đồng cỏ cũng như tham gia những cuộc chiến nhằm tranh giành hoặc bảo vệ nguồn nước, đồng cỏ và địa bàn cư trú của bộ tộc mình. Vai trò quan trọng nhất của người phụ nữ trong xã hội Arab là sinh con trai để nối dõi. Vị trí của họ sẽ được xem trọng nếu như có thể sinh con tra i, có chồng giàu có là lãnh đạo của đoàn thương nhân. Nguyễn Thanh Tuấn. Bối cảnh kinh tế - xã hội... 115 115 Xã hội Arab thời kỳ tiền Islam giáo, cả du mục lẫn định cư , được tổ chức theo hình thức bộ lạc. Quan hệ gia đình được kết nối với nhau bằng quan hệ huyết thống và hôn nhân. Sự liên minh các gia đình sẽ tạo nên một đơn vị mạnh mẽ, có thể giúp đỡ nhau nếu như có vấn đề gì xảy ra. Một số gia đình liên minh lạ i thành kabilah (bộ tộc), các kabilah liên minh thành ummu (bộ lạc) do Syekh lãnh đạo. Do vậy, quan hệ tộc người trong xã hội Arab rất mạnh mẽ và cố kết để bảo vệ lợi ích của bộ tộc mình. Tóm lại, xã hội Arab truyền thống được hình thành trên cơ sở thiết chế gia đình phụ hệ và sự liên minh giữa các gia tộc , đến giai đoạn Islam giáo ra đời thì chỉ kế tục mà thôi. Vai trò và vị trí của người đàn ông được thiết lập trong gia đình cũng như ngoài xã hội từ rất lâu do thiết chế này phù hợp với bối cảnh kinh tế và xã hội các nước thuộc thế giới Arab lúc bấy giờ. 4. Thờ cúng của người Arab thời kỳ tiền Islam giáo Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt , người Arab sớm tìm cho mình chỗ dựa tinh thần để tồn tại cũng như giải thích những h iện tượng huyền bí xung quanh. Trong thời kỳ công xã nguyên thủy, người Arab đã có hệ thống thờ cúng các vị thần linh, tiêu biểu gồm các loại hình sau đây: 4.1. Thờ ngẫu tượng Người Arab thờ ngẫu tượng là do một bộ phận lớn tôn kính đền Masjidil - Haram và Ka’bah. Mỗi lần hành hương đến thánh địa theo sự chỉ dẫn của Nabi Ibrahim, lúc quay lại, người ta thường nhặt những hòn đá ở đó mang về. Những hòn đá đó luôn được đặt ở m ột nơi trang nghiêm ở bất kỳ địa điểm nào họ dừng chân . Sau đó, họ thực hiện nghi lễ Thawaf (đi vòng quanh) giống như làm nghi lễ này tại đền Ka’bah. Nghi lễ này được thực hiện nhằm tích phúc lành, thể hiện tình yêu và sự tôn kính của họ đối với đền Ka’bah7. Người Arab thờ ngẫu tượng, nhất là những bức tượng bán thân đặt xung quanh đền Ka’bah là do Amr bin Lubayyi, một người thuộc bộ tộc Banu Khuza’ah đã giành quyền kiểm soát đền Ka’bah và thành phố Mecca từ tay người Jurhum. Sau khi đánh bại người Jurhum, ông đến Balqa thuộc vùng Syam. Ở đó, ông thấy người dân thờ ngẫu tượng . Lúc quay về, ông mang một bức tượng lớn có tên là Hubal. Về đến Mecca, bức tượng đó được đặt thờ cạnh đền Ka’bah. Sau đó, ông kêu gọi người dân Hijaz cùng thờ bức tượng đó, đặc biệt là những người đang hành hương. Lời kêu gọi được nhiều người Hijaz làm theo 8. Đương thời, hầu 116 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 116 như mỗi bộ tộc du mục, mỗi gia đình đều thờ ngẫu tượng. Khi Rasulullah Saw (Sứ giả Muhammad) chinh phục Mecca, người ta tìm thấy ở xung quanh đền thờ Ka’bah có khoảng 360 bức tượng. Rasulullah Saw đã ra lệnh mang những bức tượng đó ra khỏi ngôi đền và thiêu hủy 9. Những bức tượng này không chỉ được làm bằng đá, bằng gỗ theo ý muốn của họ, mà còn được làm bằng vàng, bằng bạc và nhiều kim loại quý khác. Người Arab cho rằng, ngẫu tượng có sức mạnh phi thường. Những bức tượng là phương tiện đưa họ đến gần với Thượng Đế hơn những gì được nói trong Kinh Al-Qur’an về sau. Người Arab thường thực hiện nghi thức cúng bái ngẫu tượng mỗi khi buôn bán hoặc chiến tranh10. Tuy nhiên, không phải tất cả các tượng đều được người Arab thờ, mà mỗi bộ tộc thờ một tượng khác nhau. Chẳng hạn, nhóm người Quraisy ở Mecca chọn tượng U zza để thờ; người Bani Saqif chọn Latta để thờ; người Bani Aus và người Khazraj ở Madinah thiên về tượng Manat hơn11. 4.2. Thờ thiên thần Thờ thiên thần ( Malaa-ikah) là thờ sứ giả của Thượng Đế. Người Arab cho rằng, Malaa-ikah là sứ giả của Thượng Đế phái xuống trần gian. Malaa-ikah có thể ban mọi điều mà con người cầu xin hoặc mong muốn . Tuy nhiên, Malaa-ikah có thể rút lại những gì đã ban cho con người. Người Arab xem Malaa-ikah là các vị thần ở trần gian. Malaa-ikah được thờ ở nhiều nơi trên bán đảo Arab. Hiện nay, hình thức thờ cúng này được lồng ghép vào Islam giáo. Một số bộ tộc ở Arab còn cho rằng, Malaa-ikah là hiện thân của các con gái của Thượng Đế12. Bởi vậy, họ cho rằng, việc thờ Malaa-ikah cũng giống như thờ Thượng Đế. 4.3. Thờ linh hồn Thờ linh hồn của người Arab là hình thức thờ cúng các lực lượ ng siêu nhiên tồn tại song song với xã hội của loài người như thần linh (jin), ma quỷ (ghul) và linh hồn tổ tiên (ruh). Người Arab quan niệm, những đối tượng này có liên hệ trực tiếp với Malaa-ikah, mà Malaa-ikah lại có quan hệ với Thượng đế. Do đó, họ cho rằng, các lực lượng thần bí này có quan hệ với Thượng đế. Bởi vậy, nhiều người Arab đã thờ cúng thần linh, ma quỷ, linh hồn tổ tiên trong gia đình cũng như ngoài cộng đồng. Người Arab còn quan niệm, thần linh, ma quỷ và linh hồn tổ tiên có sức mạnh thần bí, có thể làm cho con người sống vui vẻ hay cực khổ. Do vậy, để không làm cho họ giận, người Arab rất tôn kính họ và nơi trú ngụ của họ. Chẳng hạn, vị thần nổi tiếng Darahim và nơi trú ngụ của vị thần Nguyễn Thanh Tuấn. Bối cảnh kinh tế - xã hội... 117 117 này được cộng đồng Arab rất tôn kính. Họ luôn tổ chức hiến tế động vật ở nơi thần trú ngụ để tránh thiên tai có thể ập đến bất cứ lúc nào hoặc họ cầu xin thần phù hộ c ho gia đình và cộng đồng khỏi bệnh tật hoặc đạt được điều mong muốn, v.v13 Người Arab cũng rất tôn kính linh hồn của tổ tiên và thường xuyên tìm kiếm sự giúp đỡ của họ trong những lúc đau buồn. Họ tin rằng, linh hồn của tổ tiên có sức mạnh nhập vào cơ thể của cả con người lẫn con vật14. Việc viếng mộ tổ tiên được người Arab theo Islam giáo thực hiện sau mỗi lần cầu nguyện ngày thứ Sáu. 4.4. Thờ thiên văn Thờ thiên văn (Ash -Shabiah) là thờ các vì sao, Mặt Trời và Mặt Trăng. Hình thức thờ này ra đời trước khi Muhammad sáng lập Islam giáo và nó vẫn còn được người Arab ở một số vùng xa xôi thực hiện. Người Arab cho rằng, các vì sao, Mặt Trời và Mặt Trăng được Thượng Đế ban cho sức mạnh phi thường để điều khiển thiên nhiên rộng lớn. Do vậy, việc thờ những đối tượng này được người Arab đồng nhất với thờ Thượng Đế hay thờ Trời. Các vì sao, Mặt Trời và Mặt Trăng mà các bộ tộc người Arab thờ cũng rất khác nhau. Có bộ tộc thờ Mặt Trời, có bộ tộc thờ Mặt Trăng và có bộ tộc thờ các vì sao. Việ c thờ các vì sao được tìm thấy tại Haraan, Bahrain và Mecca ở các tộc người Bani Lakhm, Khuza’ah và Quraisy. Còn tục thờ Mặt Trời phát triển mạnh trong cộng đồng người Saba thuộc nhóm Qhatan ở Yaman. Người Saba cho rằng, sức mạnh của Mặt Trời giống như sức mạnh của Đấng Sáng tạo. Vì vậy, người Saba xem Mặt Trời là Thượng Đế của họ. Sau sự kiện đập Marib bị vỡ, người Saba phân tán và di cư đến nhiều khu vực khác nhau. Do đó, họ cũng tiếp thu các tôn giáo của những tộc người khác nơi họ sống. Chẳng hạn, người Saba sống ở Yaman cải theo Do Thái giáo. Người Saba sống ở Bắc Arab cải theo Kitô giáo. 5. Tôn giáo của người Arab thời kỳ tiền Islam giáo 5.1. Do Thái giáo Do Thái giáo là một trong những tôn giáo cổ xưa, hiện vẫn còn được thực hành ở một số nơi trên thế giới. Tôn giáo này gắn liền với lịch sử của người Israel. Người ta cho rằng, Do Thái giáo được người Israel mang đến bán đảo Arab, bởi vì vương quốc Asyur của họ bị đế quốc La Mã thôn tính và buộc họ phải rời khỏi quê hương của mình. Nhiều người Do Thái đã chạy đến tận Yaman và Hijaz. Ở Hijaz, phần lớn người Do Thái cư trú ở thành phố Yatsrib (Madinah). Sau đó, họ truyền bá Do Thái 118 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 118 giáo cho người địa phương15. Từ đây, Do Thái giáo bắt đầu lan truyền ra nhiều khu vực khác trên bán đảo Arab. Chẳng hạn, Do Thái giáo ở khu vực Yaman do As’ad Abu Karib mang về. Người ta cho rằng, lúc tham gia chiến đấu ở Yatsrib, As’ad Abu Karib đã theo Do Thái giáo. Khi trở lại Yaman, As’ad mang theo hai chức sắc Do Thái giáo thuộc bộ tộc Bani Quraizhah về để truyền giáo. Sau khi As’ad qua đời, con của ông, Yusuf Dzu Nuwas lên thay đã tiến đánh người Najran theo Kitô giáo và buộc họ cải theo Do Thái giáo. Do những người này chống đối, nên Yusuf ra lệnh cho quân lính đào hầm và thiêu sống họ t rong đường hầm. Câu chuyện này được nhắc đến trong Kinh Al Qur’an, surat Al-Buruj16. 5.2. Kitô giáo Kitô giáo thâm nhập vào bán đảo Arab thông qua các bộ tộc du mục Ghasasinah và Al Munadzirah. Tôn giáo này chủ yếu du nhập và phát triển ở phía Nam bán đảo Arab. Một số tộc người trong nhóm Quaraisy theo Kitô giáo. Đó là người Bani Asad bin Abdil Uzaa, người Bani Imri- il Qais có nguồn gốc ở Tamim, người Bani Taghlib có nguồn gốc từ tộc người du mục Rabi’ah và một phần tộc người du mục Qudha’ah17. Kitô giáo phát triển được ở bán đảo Arab nhờ sự giúp đỡ mạnh mẽ từ phía đế chế La Mã và người Habsyi. Người Habsyi chiếm đóng Yaman vào năm 340 và thủ lĩnh của họ, Abrahah đã nắm quyền cai trị ở đó. Do muốn truyền bá Kitô giáo cho người địa phương , nên Abrahah cho xây một nhà thờ ở Yaman và đặt tên là Ka’bah Yaman. Abrahah muốn tất cả người Arab hành hương đến nhà thờ này 18. Thời gian sau đó, nhiều nhà thờ được xây dựng, trong đó Hindun Al Aqdam, Al Laj và Haaroh Maryam được xem là những nhà thờ to lớn và nổi tiếng trên vùng đất Arab. Người Arab theo Do Thái giáo và Kitô giáo không nhiều. Tuy nhiên, tín đồ của hai tôn giáo này thường xuyên mâu thuẫn , tranh giành ảnh hưởng cũng như phô bày tính ưu việt của tôn giáo mình nhằm lôi kéo các tộc người khác nhau trên bán đảo Arab theo tôn giáo của họ. Các cuộc giao tranh giữa tín đồ của hai tôn giáo này từng xảy ra trong lịch sử. Nhà cầm quyền lúc bấy giờ tham gia vào các cuộc xung đột đó, chẳng nhạn như quốc vương Yaman từng ủng h ộ Do Thái giáo và Habsyi ủng hộ Kitô giáo. Tuy nhiên, không lâu sau khi Islam giáo ra đời, người Arab nhanh chóng cải theo tôn giáo này. Các nhóm người theo Kitô giáo và Do Thái giáo bị thu hẹp dần trước chủ trương của Islam giáo chấn chỉnh những thói xấu của xã hội đương thời , điều phù hợp với mong muốn của đa số người Arab. Nguyễn Thanh Tuấn. Bối cảnh kinh tế - xã hội... 119 119 6. Tạm kết Người Arab là một trong những cộng đồng có tinh thần thờ cúng và tôn giáo mãnh liệt trên thế giới. Ngay từ thời kỳ tiền Islam giáo, người Arab đã có một bức tranh tôn giáo đa dạng. Họ vừa thờ ngẫu tượng, thần linh, ma quỷ, linh hồn tổ tiên, đồng thời tiếp thu các tôn giáo từ bên ngoài như Do Thái giáo và Kitô giáo. Như vậy, bức tranh văn hóa tinh thần của người Arab rất phong phú. Người Arab luôn đắm mình trong những câu chuyện thần thoại hay truyền thuyết mà tổ tiên của họ truyền lại. Chính sự đa dạng về tôn giáo do bối cảnh kinh tế, xã hội thời đó quy định, nên các cộng đồng Arab có một đời sống tinh thần mãnh liệt và kéo dài đến ngày nay. Mặc dù theo Islam giáo từ rất lâu, nhưng cho đến nay, một bộ phận người Arab vẫn còn duy trì các hình thức tôn giáo thời kỳ tiền Islam giáo. Do đã ăn sâu vào tiềm thức của người Arab, nên nhiều tín đồ Islam giáo không thể nào tách biệt rõ được đâu là yếu tố văn hóa t iền Islam giáo, đâu là yếu tố văn hóa Islam giáo. Đây là một trong những bằng chứng thú vị cho thấy sự tiếp biến văn hóa diễn ra ngay bên trong một nền văn hóa./. CHÚ THÍCH: 1 Ali Mufrodi (1997), Islam di kawasan Kebudayaan Arab (Islam ở khu vực văn hóa Arab), Logos, Jakarta: 5-8. 2 dalam-aspek-sosial-budaya-agama-ekonomi-dan-politik/ 3 Budiman Rosady (2009), Sejarah Kebudayaan Islam 1 (Lịch sử văn hóa Islam 1), Intimedia CiptaNusantara, Jakarta: 8. 4 A. Syalabi (1990), Sejarah dan Kebudayaan Islam (Lịch sử và văn hóa Islam) , Pustaka Alhusna, Jakarta: 32. 5 dalam-aspek-sosial-budaya-agama-ekonomi-dan-politik/ 6 arab-jahiliyah/ 7 K. H. Moenawar Chalil (2001), Kelengkapan Tarikh Nabi Muhammad Saw (Tiểu sử của Thiên sứ Muhammad) (Jilid 1) , Gema Insani, Jakarta: 23. 8 K.H. Moenawar Chalil (2001), Kelengkapan Tarikh Nabi Muhammad Saw (Tiểu sử của Thiên sứ Muhammad) (Jilid 1) , sđd: 23. 9 Hasan Ibrahim Hasan (2006), Sejarah dan Kebudayaan Islam (Lịch sử và văn hóa Islam), Kalam Mulia, Jakarta: 126. 10 dalam-aspek-sosial-budaya-agama-ekonomi-dan-politik/ 11 12 K. H. Moenawar Chalil (2001), Kelengkapan Tarikh Nabi Muhammad Saw (Tiểu sử của Thiên sứ Muhammad) (Jilid 1) , sđd: 22. 13 K. H. Moenawar Chalil (2001), Kelengkapan Tarikh Nabi Muhammad Saw (Tiểu sử của Thiên sứ Muhammad) (Jilid 1) , sđd: 22. 120 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 120 14 Abdul Hamid Siddiq (2005), Sirah Nabawi Muhammad Saw, Marja, Bandung: 57. 15 Fadhil Sj M. Ag (2008), Pasang Surut Peradaban Islam dalam Lintasan Sejarah (Sự thăng trầm của nền văn minh Islam trong lịch sử) , Sukses Offset, Malang: 62. 16 sebelum-kedatangan-rasulullah-saw/ 17 dalam-aspek-sosial-budaya-agama-ekonomi-dan-politik/ 18 sebelum-kedatangan-rasulullah-saw/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A. Syalabi (1990), Sejarah dan Kebudayaan Islam (Lịch sử và văn hóa Islam) , Pustaka Alhusna, Jakarta. 2. Abdul Hamid Siddiq (2005), Sirah Nabawi Muhammad Saw (Vị Thiên sứ Muhammad), Marja, Bandung. 3. Ali Mufrodi (1997), Islam di kawasan Kebudayaan Arab (Islam ở khu vực văn hóa Arab), Logos, Jakarta. 4. Budiman Rosady (2009), Sejarah Kebudayaan Islam 1 (Lịch sử văn hóa Islam 1), Intimedia CiptaNusantara, Jakarta. 5. Fadhil Sj M.Ag (2008), Pasang Surut Peradaban Islam dalam Lintasan Sejarah (Sự thăng trầm của nền văn minh Islam trong lịch sử), Sukses Offset, Malang. 6. Hasan Ibrahim Hasan (2006), Sejarah dan Kebudayaan Islam (Lịch sử và văn hóa Islam), Kalam Mulia, Jakarta. 7. K. H. Moenawar Chalil (2001), Kelengkapan Tarikh Nabi Muhammad Saw (Tiểu sử của Thiên sứ Muhammad) (Jilid 1) , Gema Insani, Jakarta. Abstract SOCIO- ECONOMIC AND RELIGIONS SITUATION OF ARABIAN IN THE PRE-ISLAMIC PERIOD The Arab civilization is a part of human civilization. This civilisation’s traces were found in many domains. In recent years, the Arab civilisation, especially the Islamic culture was interested in the world and it was considered as an outstanding phenomenon in the early of the 21th century. In the pre-Islamic period, the Arabs had a religious diversity picture. They culted Divine, Diablerie, Ancestor and absorbed the exterior religions such as Judaism, Christianity. These religious beliefs have existed in Arab society and also in the Islamic dogma. However, Muslims do not separate what are the pre-Islamic cultural elements and what are Islamic cultural elements. This article presented the social-economic context and religions of Arabs in the pre-Islamic period. Keywords: Arabian, Arab civilization, Islam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfboi_canh_kinh_te_xa_hoi_va_ton_giao_cua_nguoi_arab_thoi_ky_tien_islam_giao_3001.pdf
Tài liệu liên quan