Nghiên cứu tôn giáo - Khoa học và niềm tin trong huyền học islam giáo

Nhà tiên tri Muhammad nói: “Thượng Đế không ban phát niềm tin cho những người không biết nhẫn nại”. Sự kiên nhẫn vô cùng quan trọng, chẳng thế mà, khi có người hỏi một nhà ngộ đạo về đức tin, ông trả lời, con người phải chạy bốn mươi năm để có thể hiểu chân lý đức tin. Điều này có nghĩa là, Nhà tiên tri Muhammad khi chưa đến bốn mươi tuổi cũng chưa được khải huyền. Các nhà tu hành cũng mất bốn mươi năm hiến dâng trái tim và tâm hồn để có được đức tin. Đức tin giúp tín đồ ngoan đạo vượt qua sự trừng phạt của Thượng Đế trong ngày tận thế. Bởi ngày tận thế còn là ngày phán xét tội lỗi của loài người. Người tốt sẽ được lên Thiên Đường, kẻ xấu sẽ bị đày xuống Địa Ngục

pdf16 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Khoa học và niềm tin trong huyền học islam giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 – 2014 3 GHOLAMHOSSEIN ZADEH* VŨ THỊ THANH PHƯƠNG** KHOA HỌC VÀ NIỀM TIN TRONG HUYỀN HỌC ISLAM GIÁO Tóm tắt: Bài viết tập trung giải thích một số vấn đề còn mơ hồ liên quan đến khoa học, niềm tin và mối quan hệ giữa hai quan niệm trong triết học huyền học Islam giáo, đặc biệt là các chủ đề xoay quanh khoa học tâm linh (elm bāten) và khoa học bề diện (elm zāhery). Bằng những câu chuyện, những vần thơ của các Sufi nổi tiếng, bài viết cố gắng giải thích một cách đơn giản nhất những khái niệm phức tạp này. Từ khoá: Khoa học và niềm tin, huyền học Islam giáo, Nhà tiên tri Mohammad. 1. Mở đầu Trong Islam giáo, khoa học có một vị trí quan trọng không thể phủ nhận, bằng chứng là những thành tựu mà các nhà khoa học Islam giáo đã cống hiến cho loài người. Nhà tiên tri Mohammad từng nói, thế giới này không tươi đẹp, nó giống như ngôi nhà không vật dụng, giống một cái trống kêu to mà bên trong trống rỗng. Thượng Đế khi sáng tạo thế giới chỉ xem trọng ba thứ: thứ nhất là những ai luôn ghi nhớ đến Người, thoát ra khỏi thế giới vô vị để tiến đến gần và hòa nhập với Người; thứ hai là các nhà khoa học, bởi họ là ngọn đèn của nhân loại, là ngọn lửa thiêu rụi kẻ thù; thứ ba là học sinh, sinh viên, những người đi trên con đường nhận thức, con đường tìm kiếm. Vì thế, các thiên thần trải rộng đôi cánh che chở và bảo vệ những người theo đuổi khoa học1. Rõ ràng khoa học luôn được khuyến khích trong thế giới Islam giáo, nhưng lạ thay, rất nhiều Sufi lại phủ nhận khoa học. Họ cho rằng, khoa học không dẫn con người đến một kết quả tốt đẹp. Khoa học và niềm tin không thể đứng cạnh nhau. Bởi vì, niềm tin đến từ trái tim, còn khoa học * TS., Trường Đại học Tarbiat Modarres, Tehran, Iran. ** NCS., Trường Đại học Tarbiat Modarres, Tehran, Iran. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 4 là những luận chứng và tranh cãi thuộc về trí tuệ. Trái tim và trí tuệ thường đi ngược chiều nhau. Một điều cần biết là huyền học lấy cảm hứng từ Kinh Qur’an. Chính những đoạn kinh nổi tiếng đã thắp lên ngọn lửa huyền học: “Thượng Đế là ánh sáng của bầu trời và mặt đất. Câu chuyện về ánh sáng của Người giống như một hốc tường trong đó có ngọn đèn. Ngọn đèn đặt giữa tấm thủy tinh và tấm thủy tinh tỏa sáng rực rỡ. Ánh sáng khơi lên từ cây oliu được ban phước mà chẳng ở Phương Đông cũng chẳng ở Phương Tây. Dầu của nó thắp sáng cả thế giới, dù không có bất cứ một ngọn lửa nào chạm vào. Ánh sáng chồng chất ánh sáng. Thượng Đế dùng ánh sáng của mình để dẫn dắt bất cứ ai Ngài muốn. Thượng Đế nêu những ví dụ này cho loài người. Ngài thấu hiểu mọi việc”2. Vì thế, dù huyền học, như cái tên của nó, mang nhiều điều khó giải thích, nhưng chắc chắn các Sufi theo trường phái này không thể quay lưng và đi ngược lại Kinh Qur’an, đường lối của Nhà tiên tri Mohammad. Một điều thú vị là, hầu hết Sufi trước khi bước chân vào huyền học đều là những nhà triết học nổi tiếng, đã từng nghiên cứu khoa học. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, liệu họ có thật sự phủ nhận khoa học khi phủ nhận và chối bỏ khoa học là chống đối Thượng Đế - Đấng Tối cao, chống đối Qur’an - quyển sách Thánh, đi ngược lại giáo huấn truyền thống. Về mặt định nghĩa, niềm tin và khoa học không hề có mối liên hệ, nhưng về bản chất, hai khái niệm này liệu có đối nghịch nhau? Quan điểm thực sự của các Sufi về khoa học và niềm tin được hiểu như thế nào? Để có thể trả lời các câu hỏi trên, cách tốt nhất là liên hệ với thế giới quan của Sufi thông qua các tác phẩm và câu chuyện mang đầy màu sắc bí ẩn, nhưng vô cùng thú vị. Vì thế, bài viết này tập trung giải thích: thế giới quan của huyền học Islam giáo, khoa học bề diện (elm e zāhery) và khoa học tâm linh (elm e bāten), quan điểm của các Sufi về khoa học bề diện, khoa học tâm linh trong con mắt của các Sufi, khoa học và ứng dụng, niềm tin tôn giáo trong huyền học. 2. Thế giới quan của huyền học Islam giáo Huyền học là sự nhận biết bản thân, thế giới và Thượng Đế. Nói cách khác, huyền học là sự thanh lọc ham muốn vật chất dựa trên luật Islam giáo và thông qua con đường tu hành thoát tục để đạt cảnh giới tâm linh Gholamhossein Zadeh, Vũ Thị Thanh Phương. Khoa học 5 5 và cuối cùng là hòa nhập với Đấng Tối cao. Nói chung, con đường tu hành thoát tục gồm tám bước: 1/ Thức tỉnh, 2/ Khao khát và mong muốn tìm kiếm Người, 3/ Xóa bỏ dục vọng, 4/ Thâm nhập không gian huyền bí, 5/ Tình yêu với Thượng Đế, 6/ Say đắm và sửng sốt trong tình yêu với Thượng Đế, 7/ Tan biến trong Thượng Đế và tồn tại từ Thượng Đế3, 8/ Thượng Đế tối cao và duy nhất4. Trên con đường tu hành này, cắt đứt mọi lệ thuộc là điều luôn được các Sufi nhấn mạnh. Bởi vì, theo lẽ tự nhiên, con người khi yêu thích một thứ gì đó sẽ rất khó để từ bỏ nó. Họ luôn mong muốn có được nó, mơ về nó và ao ước chiếm hữu nó. Theo các nhà tu hành trường phái huyền học, những mong muốn này sẽ trói buộc con người, vùi họ trong vực sâu của tham vọng, nhục dục. Một điều quan trọng khác cần chú trọng khi nhắc đến huyền học là sự đề cao cảm nhận và nhận thức bằng con tim. Sự thật, nhiều vấn đề tâm linh không thể chứng minh bằng định lý, công thức toán học hay bất cứ công cụ liên quan đến khoa học, nhưng vẫn thực sự tồn tại và trái tim của chúng ta mách bảo rằng chúng tồn tại. Huyền học Islam giáo đề cao nhận thức và nhìn nhận Thượng Đế bằng trái tim chứ không phải các phép biện chứng triết học. 3. Khoa học bề diện và khoa học tâm linh Trong huyền học Islam giáo, các Sufi chia khoa học ra nhiều loại, nhưng về cơ bản tồn tại hai khái niệm khoa học là khoa học bề diện (elm zāher) và khoa học tâm linh (elm bāten). Hai khái niệm này được các Sufi đặc biệt quan tâm, vì một bên là rào cản ngăn cách con người tiến đến sự hòa nhập cuối cùng (hòa nhập với Thượng Đế), còn bên kia giống như đôi cánh thiên thần nâng đỡ, che chở và đưa dẫn người tu hành đến đích. Trong huyền học Islam giáo, khoa học bề diện vừa bao hàm khoa học vừa mang nghĩa hiểu biết các tiêu chuẩn và luật Islam giáo (Shari’ah). Theo các Sufi, khoa học bề diện không hề có bất cứ một lợi ích gì, thậm chí còn dẫn dắt con người đến những lầm lạc và ảo tưởng. Ngược lại, khoa học tâm linh là khoa học dựa trên sự tu hành và giá trị đích thực của tâm linh để cứu vớt con người. Khoa học tâm linh giống như hạt nước mưa làm tươi tốt cỏ cây, mặt đất, làm trong sáng và tươi mới tâm hồn. Mowlānā, một Sufi, một nhà thơ lỗi lạc người Ba Tư thế kỷ XIII, trong tập thơ Masnavi e ma’navi5 viết: 6 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 6 “Khi khoa học được nuôi dưỡng trong ánh hào quang của Thượng Đế, Thì dù là kẻ thù hiếu chiến cũng tiếp nhận ánh sáng khoa học của bạn. Dù bạn nói bất cứ điều gì, câu nói của bạn đều tỏa sáng giống như trời xanh chỉ đổ mưa. Hãy là bầu trời, hãy là đám mây, hãy làm mưa rơi. Dù ống dẫn nước mưa cũng đưa nước xuống, Nhưng nước của nó chẳng có tác dụng gì. Nước trong các ống dẫn nước ngắn ngủi và tạm bợ, Trong khi nước mưa thì tự nhiên và vĩnh cửu. Ý nghĩ giống như ống nước mưa vậy. Khi khải huyền và tiếp nhận là áng mây xanh, là bầu trời cao, Là nước mưa làm tươi tốt vườn tược, Thì nước trong ống dẫn nước là nguyên nhân gây tranh cãi với hàng xóm láng giềng”6. 4. Quan điểm của các Sufi về khoa học bề diện Như đã đề cập, hầu như các Sufi không hề thiện cảm với khoa học bề diện. Bởi khoa học bề diện là rào cản con người đến gần Thượng Đế tối cao, là bức màn che giấu sự thật. Trong tập thơ Masnavi Ma’navi, Mowlānā kể một câu chuyện như sau: Một nhà ngữ pháp học nọ đi trên một con thuyền. Ngài cảm thấy rất thỏa mãn và kiêu ngạo về sự hiểu biết toàn vẹn của mình. “Trên đời này chẳng có ai hơn mình cả”, ngài nghĩ. Vì thế, ngài hỏi người lái thuyền: “Anh biết gì về ngữ pháp không?”. “Tôi không biết ngữ pháp là gì cả, tôi chưa học nó bao giờ”, người lái thuyền trả lời. Nhà ngữ pháp học thấy thế càng trở nên kiêu căng, tự phụ hơn. Với cái nhìn coi thường, ngài mỉa mai nói: “Anh không biết gì về ngữ pháp thì anh đã làm mất một nửa quãng đời của mình rồi”. Người lái thuyền nghe thế buồn lắm, nhưng chẳng nói gì. Thế rồi, theo ý muốn của Thượng Đế tối cao, biển nổi sóng dữ dội báo hiệu một bão lớn. Những xoáy nước đáng sợ bao vây như muốn kéo con thuyền vào lòng đại dương sâu thẳm. Trong tình thế nguy cập, người lái thuyền vội hỏi nhà ngữ pháp là ông ta có biết bơi không, và được nghe trả lời, ông ta không biết bơi. Người lái thuyền thành thật nói: Gholamhossein Zadeh, Vũ Thị Thanh Phương. Khoa học 7 7 “Nếu không biết bơi, ngài sẽ mất cả cuộc đời, vì con thuyền đã bị cuốn vào xoáy nước, chẳng mấy chốc sẽ đắm”. Trong câu chuyện ngụ ngôn này, nhà ngữ pháp học đại diện cho các triết gia, các nhà khoa học luôn tự phụ về khả năng hiểu biết và vốn kiến thức của mình. Vì thế, cuối cùng, họ sẽ chết trong sự kiêu căng, ngạo mạn. Người lái thuyền đại diện cho nhóm thầy tu đã từ bỏ những dục vọng, sự thỏa mãn. Vì vậy, linh hồn của họ được cứu vớt, giải thoát. Câu chuyện khác liên quan đến bản thân Mowlānā, được viết lại như sau: Một ngày, một nhà khoa học cùng với học trò của mình đến thăm lớp học của Mowlānā với mục đích xem xét và hạ nhục nhà thơ. Mowlānā đoán trước được ý định xấu xa của nhà khoa học, trong lúc giảng bài kể cho học trò của mình một câu chuyện: “Một thầy tu khổ hạnh là bạn đồng hành với một nhà ngữ pháp học kiêu căng, ích kỷ. Tình cờ trên đường hai người gặp một cái giếng hỏng bị bỏ hoang. Nhà tu hành chỉ về phía cái giếng và nói: “Bayr o mo’attalat”, nghĩa là cái giếng bị bỏ hoang. Nhà ngữ pháp học nghe thế liền phản đối: bayr là không đúng, phải đọc là ba’yr. Thầy tu bèn đưa các bằng chứng giải thích, nhưng không thuyết phục được nhà ngữ pháp cứng đầu cứng cổ, ngược lại còn bị mỉa mai châm chọc. Hai người vừa đi vừa cãi nhau không để ý là đã bỏ xa cái giếng và đến gần một cái làng nhỏ. Ánh dương dần tắt, Mặt Trời thu vén nốt tà áo rực rỡ của mình nhường chỗ cho bóng tối đang dần đến. Trong khi hai người vẫn chưa tìm được chỗ trú chân, thì bóng tối đã bao trùm mọi vật. Trời tối đến nỗi chẳng thể nhìn thấy gì hết. Vì thế, chẳng may nhà ngữ pháp học trượt chân ngã xuống một cái giếng. Nhanh chóng hiểu ra tình cảnh của mình, ngài kêu gào tìm kiếm sự giúp đỡ: “Hỡi bạn đồng hành, hỡi thầy tu tốt bụng, vì Thượng Đế, giúp tôi với, hãy kéo tôi ra khỏi giếng này”. Thầy tu bèn trả lời: “Tôi không kéo anh ra khỏi giếng nếu anh không chịu bỏ dấu phẩy trên chữ ba’yr ra”. Nhà ngữ pháp học kiêu ngạo, ích kỷ không còn cách nào khác đành ngậm đắng nuốt cay chấp nhận yêu cầu của thầy tu”. Trong câu chuyện châm biếm nhẹ nhàng trên, Mowlānā muốn ám chỉ rằng, cho đến khi nào những nhà ngữ pháp chưa chịu từ bỏ “dấu phẩy” ích kỷ khỏi bản thân, thì không bao giờ có thể thoát khỏi cái giếng dục vọng. Vì thế, khoa học bề diện được tạo bởi những ham muốn tầm thường chỉ là tấm mành cản trở con người tìm đến sự hòa nhập với Thượng Đế - chân lý tuyệt đối. 8 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 8 Imam Khomeini7, nhà lãnh đạo Cách mạng Islam giáo Iran cũng cho rằng, khoa học bề diện là tấm khăn che lớn. Ông tin rằng, khoa học bề diện chỉ là phương tiện giải trí của con người, là nguyên nhân của sự ích kỷ, nhỏ nhen. Càng đi sâu nghiên cứu khoa học bề diện, khoảng cách với chân lý càng xa. Ông giải thích lý do này như sau: Con người dưới hình thức là nhà khoa học, nhà lãnh đạo, nhà cải cách cùng với công cụ là dục vọng và ham muốn, càng ngày càng đam mê giải quyết những thứ mà từ trước đến nay chưa ai làm được để trở thành người duy nhất có thể hiểu được vấn đề đó. Càng diễn thuyết nhiều trước quần chúng, ông ta càng hăng say hơn. Nếu có người bất đồng ý kiến với mình, ông ta sẽ tìm mọi cách hạ nhục người đó trước đám đông. Hơn thế nữa, quan điểm của ông ta dù đúng dù sai, ông ta đều bắt người khác phải chấp nhận. Sau cuộc tranh luận nảy lửa, tất nhiên là người chiến thắng, ông ta càng thấy thỏa mãn hơn về bản thân, nhất là khi có người có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội đánh giá cao và công nhận ông ta. Tuy nhiên, thật đáng thương, ông ta không biết rằng, khi ông ta tìm được một vị trí trong mắt các nhà hiền triết, thì ông ta lại làm mất vị trí của mình trong mắt Thượng Đế. Ghazāli8, một Sufi lớn trong lịch sử huyền học Islam giáo đã giải thích về khoa học bề diện và khoa học tâm linh như sau: “Nếu như bạn đã từng nghe Sufi nói khoa học (khoa học bề diện) là tấm khăn ngăn cách, bạn đừng phủ nhận hay từ chối, vì đây là chân lí. Bất cứ một ngành khoa học (bề diện) nào làm bạn bận tâm suy nghĩ và đắm chìm trong đó, sẽ trở thành tấm màn ngăn cách bạn đến với Đấng Tối cao. Trái tim giống như một cái hồ nhỏ vậy, nó cũng như năm giác quan của chúng ta có năm con suối nhỏ. Nước chảy vào hồ từ bên ngoài. Nếu như muốn nước hồ trong vắt có thể thấy tận đáy, trước hết phải tát hết nước ra khỏi hồ, sau đó nạo hết bùn đen dưới đáy hồ rồi chặn tất cả các suối dẫn nước vào để hồ không nhận nước từ bên ngoài. Khi hồ nước vẫn tiếp nhận nước từ bên ngoài, tự bản thân nó không thể tạo ra nước. Khoa học được hình thành từ con tim cũng không có ý nghĩa gì nếu những thứ từ bên ngoài thâm nhập vào con tim chưa được xóa bỏ. Cũng như vậy, nếu bản thân các nhà khoa học giũ bỏ được những công thức chứng minh biện chứng, trái tim của ông ta không bận bịu với chúng, lúc đó khoa học sẽ không còn là tấm khăn ngăn cách nữa”. Một lý do nữa mà các Sufi luôn có cái nhìn miệt thị đối với khoa học bề diện, bởi khoa học bề diện có thể làm con người quên lãng Thượng Gholamhossein Zadeh, Vũ Thị Thanh Phương. Khoa học 9 9 Đế. Một ví dụ điển hình là khi Napoléon hỏi nhà khoa học Laplace: “Tại sao khi miêu tả xuất xứ của thái dương hệ, ông không nhắc đến Thượng Đế”. Laplace đã trả lời: “Thưa ngài, tôi không cần tới giả thuyết ấy”. Đặc biệt, nếu khoa học bề diện lại đồng hành với mục đích xấu thì càng tai hại hơn bao giờ hết: “Khi khoa học được tiếp nhận với lòng tham lam và ham muốn xấu xa. Thật đáng sợ, nó giống như tên trộm tay cầm đèn, hắn có thể nhìn rõ mọi thứ, vì thế có thể lấy được nhiều đồ đạc có giá trị hơn”9. Trong bầu không khí huyền học tồn tại nhiều giai thoại khác nhau, đặc biệt là những giai thoại về các nhân vật nổi tiếng. Câu chuyện về Abu Sa’iid Abu Khayr10 và Ibn e Sina11, mà Phương Tây gọi ông là Avicenna, được kể lại như sau: Sau cuộc gặp gỡ với Avicenna, Abu Sa’iid Abu Khayr nói: “Bất cứ nơi nào ta bước đi, ta nhìn bằng đôi mắt của mình thì tên mù ấy tay cầm gậy cũng đến”. Nhân vật “ta” ở đây là Abu Sa’iid Abu Khayr, còn “tên mù” là Avicenna. Ý của Abu Sa’iid là chân lý mà ông cảm nhận một cách dễ dàng bằng trái tim thì Avicenna phải vất vả hiểu bằng các luận chứng. Theo quan điểm của Abu Sa’iid Abu Khayr, Avicenna không thể nhìn nhận chân lý một cách tự nhiên, mà phải dùng đến công cụ triết học để chứng minh. Vì thế, Abu Sa’iid mới ví Avicenna là người mù. Cây gậy trong tay Avicenna chính là các phép luận chứng. Một người mù dùng gậy để cảm nhận sự hiện diện của thế giới xung quanh, thì sự cảm nhận này không thể đầy đủ, toàn vẹn như một người có đầy đủ các giác quan. Abu Sa’iid Abu Khayr là đại diện nổi bật cho trường phái huyền học, còn Avicenna là đại diện tiêu biểu cho trường phái triết học duy lý. Bất cứ ai tranh luận về Thượng Đế bằng biện chứng đều là những người mù: “Không thể giải quyết các vấn đề ở trường đào tạo của tôn giáo cũng như từ các bài thuyết giảng của Sheikh. Hỡi Đấng Tối cao, xin Người hãy cho con một dấu hiệu để nhận biết Người. Hỡi nhà thông thái, lại đây và làm ta trở nên thông thái. Hãy giúp ta giác ngộ và hãy dùng các dây xích trói người điên lại. Không thể tìm thấy người yêu bằng sự hiểu biết. Hãy tìm sự giúp đỡ cho những tên ngu ngốc trên con đường tu hành này”. (Imam Khomeini) 10 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 10 Tóm lại, huyền học Islam giáo chỉ trích và phản đối khoa học bề diện, bởi các nhà khoa học trong lịch sử đã trộn lẫn khoa học với dục vọng và ham muốn, rồi từ nhận thức khoa học trở nên kiêu ngạo một cách mù quáng. Bằng những kiến thức khoa học tích lũy được, họ tin rằng, có thể giải quyết mọi vấn đề trên thế giới thực tại và thế giới tâm linh. Họ quên rằng, khoa học chứa hai phương diện: vật chất và tâm linh. Phương diện vật chất có thể giải quyết bằng khoa học bề diện, nhưng phần tâm linh chỉ có thể nhận biết và hàn gắn bằng con đường tu hành thoát tục. 5. Khoa học tâm linh trong quan điểm của các Sufi Như đã đề cập, khoa học tâm linh giống như hạt nước mưa làm tươi mát nuôi dưỡng tâm hồn, làm con người cảm nhận được hạnh phúc đích thực. Khoa học tâm linh với những bí ẩn khó giải thích có khả năng cứu vớt con người. Hasan Basry12 hỏi Hozife Yaman13 về khoa học tâm linh, ông được trả lời như sau: “Đó là ngành khoa học giữa Đấng Tối cao và các nhà tiên tri mà không một thiên thần ở Phương Tây hay bất cứ một tín đồ nào có thể biết”. Một trong những cách có thể tiếp cận khoa học tâm linh là phải “làm sáng bóng trái tim”, nghĩa là bản thân chúng ta phải tẩy sạch cặn bẩn của những hiểu biết thiếu đúng đắn, những định kiến sai lầm. Câu chuyện được kể trong tác phẩm Masnavi e ma’navi như sau: Các họa sĩ người Trung Quốc và người Roma tranh cãi nhau về tài năng của mình trong nghệ thuật tranh vẽ. Ai cũng coi mình tài giỏi hơn mà không chịu nhường ai. Cuối cùng, họ quyết định tranh tài và mời một vị vua nổi tiếng thời đó làm người phân xử. Nhà vua chuẩn bị cho mỗi nhóm một ngôi nhà riêng biệt nhưng đối lập nhau. Ngoài ra, bất cứ vật dụng gì các họa sĩ cần, nhà vua đều cho người mang đến. Các họa sĩ Trung Quốc miệt mài với công việc vẽ tranh của mình, trong khi lạ thay, các họa sĩ Roma không vẽ gì cả, mà chỉ đóng cửa đánh bóng các bức tường trong tòa nhà. Nhóm họa sĩ Trung Quốc bằng tài năng của mình tập hợp tất cả tinh hoa nhất trang trí ngôi nhà. Khi công việc kết thúc, họ mời nhà vua đến đánh giá. Nhìn sự hoa lệ của ngôi nhà, nhà vua vô cùng phấn khởi, hài lòng nhưng chưa vội đưa ra kết quả cuối cùng. Ngài bước sang phía ngôi nhà của nhóm họa sĩ Roma. Khi các bức rèm che được kéo xuống, kỳ lạ thay, trước mắt nhà vua tất cả hình ảnh hoa mỹ, diễm lệ được trang trí trong ngôi nhà của nhóm họa sĩ người Trung Quốc đều được phản chiếu trên tường và cửa ở đây. Nó thật sự huyền ảo, rõ ràng Gholamhossein Zadeh, Vũ Thị Thanh Phương. Khoa học 11 11 các họa sĩ Roma tài hoa hơn hẳn. Sự am hiểu đã giúp họ khơi nguồn sáng tạo và nuôi dưỡng tài năng. Karim Zamāni nhận xét về câu chuyện ngụ ngôn này như sau: “Nhóm họa sĩ Trung Quốc là ví dụ điển hình về các nhà khoa học bề diện. Bằng những hiểu biết khoa học lẫn lộn và sai lầm, họ đã “vẽ tranh” lên con tim trong sáng của mình. Nhóm họa sĩ Roma là đại diện của các nhà tu hành chân chính. Vì vậy, con người chỉ có thể chạm tay đến khoa học tâm linh khi tâm hồn được thanh thoát và thanh tẩy khỏi ham muốn, nhục dục. Khoa học bề diện thực chất chỉ là gánh nặng với con người chứ không phải là bạn đồng hành của con người”. “Mỗi bức tranh tươi mới khi được trái tim tiếp nhận, Không phủ bụi, mãi mãi in hình trong tim. Trái tim người sạch bóng bụi mờ nhục dục, Mỗi giây phút đều tìm thấy chân lý trong tim. Những Sufi thánh thiện, những nhà khoa học chân chính của Thượng Đế, những người đã giũ bỏ hiểu biết nông cạn để bước vào lãnh địa Ayn ol yaqin14. Vì thế, hãy làm đầu óc bạn trống rỗng, hãy xóa bỏ hết suy nghĩ để tiến vào thế giới ánh sáng của con tim, thế giới gần gũi nhất với chân lý. Tất cả đều sợ hãi và chốn chạy cái chết, nhưng các thầy tu chân chính thì không, họ thường cười vào nó. Không ai có thể chiếm hữu con tim họ, không thể làm hại hay vấy bẩn nó. Nếu có cũng chỉ làm thân thể họ bị tổn thương, nhưng trái tim họ mãi mãi nguyên vẹn. Giống như việc đập vỡ một con trai biển, viên ngọc bên trong vẫn luôn tròn vẹn. Khi từ bỏ hiểu biết về ngữ pháp và đạo (khoa học bề diện), họ lại tìm thấy niềm tin trong hòa nhập, tan biến và tự do. Để trái tim họ phản chiếu tầng thứ tám của Thiên Đường, từ đó trái tim họ trở thành Thiên Đường thực sự. Vị trí của họ còn cao hơn cả Arsh, Korsi và Khalā15, nơi họ ở là nơi của Chúa Trời”16. 12 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 12 6. Khoa học và ứng dụng Các Sufi theo trường phái huyền học không chỉ giảng giải lý thuyết, mà còn đề cao vấn đề thực hành. Theo họ, hai lĩnh vực này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong tác phẩm Kashf ol Mahjub (Khám phá cái được che giấu), Hojviri17 viết: “Cần hiểu rằng khoa học có thể tích lũy được, nghĩa là những hiểu biết ban đầu của ta là ít ỏi, nhưng thông qua quá trình nghiên cứu, tham khảo, vốn hiểu biết của ta sẽ được mở rộng giống như tích tiểu thành đại, nhưng nhất thiết nó phải đi đôi với thực hành. Khoa học không đưa vào ứng dụng giống việc người thờ Chúa mà không biết luật thờ Chúa, hệt như một con lừa đang xay bột, dù có đi nhiều đến mấy nó cũng chỉ đi quanh cái cối xay”. Chúng ta đều biết câu chuyện về quỷ Satan18, do lừa phỉnh Adam và Eva ăn trái cấm đã bị Thượng Đế đuổi khỏi Thiên Đường. Câu chuyện này là một trong những nguồn cảm hứng thi ca đối với các nhà thơ Islam giáo. Nhà thơ Sanāni, cha đẻ của thơ huyền học cho rằng, quỷ Satan dù hơn bốn nghìn năm thờ phụng Thượng Đế, cuối cùng lại bị Thượng Đế nguyền rủa và đuổi khỏi vườn Địa Đàng không phải do không biết những điều phải trái, mà là do không biết vận dụng đúng những hiểu biết của mình. Trong tập thơ nổi tiếng Hadiqat al haqiqa (Khu vườn chân lý), Sanāni kể một câu chuyện như sau: “Nhóm người Dòng Suni do hận thù tôn giáo thi nhau đánh đập một người Dòng Shi’ah. Giữa lúc hăng máu bỗng xuất hiện một người đàn ông lạ, không biết lý do gì cũng xông vào đánh người kia một cách không thương tiếc. Khi có người hỏi vì sao lại làm như thế và người kia có tội tình gì, hắn trả lời một cách ngây thơ: “Tôi không biết anh ta có tội gì, chỉ thấy mọi người đánh anh ta, nên tôi cũng xông vào góp phần. Có thế thôi”. Bản thân Sanāni trong bài thơ trực tiếp bình giảng rằng, nếu như con người không hiểu biết cặn kẽ, không thông suốt nội dung tư tưởng những gì được học, không biết vận dụng đúng, thì cuối cùng những hiểu biết đó sẽ chỉ mang đến tai ương và phiền phức. Như vậy thà là người ngu dốt còn hơn: “Người có học nhưng không biết vận dụng, Là một con lừa đích thực. Lưng vác châu báu, mà đi ăn cỏ khô. Gholamhossein Zadeh, Vũ Thị Thanh Phương. Khoa học 13 13 Học đi đôi với hành, lợi ích cho đời. Học không hành, chân như bị trói”. (Hadiqat ol haqiqah). Mặc dù các Sufi kịch liệt phản đối khoa học, nhưng họ không hoàn toàn phủ nhận khoa học. Bằng chứng là những tác phẩm họ để lại cho đời sau như câu chuyện ngụ ngôn: “Ở một thánh đường Islam giáo nọ, có hai người đàn ông, một nhà thông thái đang ngủ và một tên ngốc đang cầu nguyện. Tình cờ có người bộ hành ngang qua trông thấy quỷ Satan đang đứng ngoài cửa nhìn vào, bèn tò mò hỏi xem quỷ muốn làm gì? Quỷ trả lời, ta muốn lừa tên ngốc kia ra đây nhưng lại sợ nhà thông thái. Nếu không có hắn ở đấy, ta đã có được tên ngốc kia”. Attār19 viết truyện này trong tập thơ Asrār nāme (Lá thư mật), thông qua nó muốn nhắn nhủ rằng: “Dù là người có đạo, là tín đồ tốt, nhưng nếu không hiểu biết, không bao giờ tìm được con đường đúng đắn. Bóng tối xấu xa của thế giới này chính là quỷ Satan, nó ẩn nấp đợi bạn trên đường đời, chờ cơ hội lừa phỉnh bạn. Nếu muốn tầm nhìn thế giới mở rộng, bạn cần có hiểu biết khoa học. Nếu thân thể chúng ta cần có sức mạnh để sinh tồn, thì tâm hồn chúng ta cũng cần được nuôi dưỡng, thức ăn tinh thần chính là sự hiểu biết. Vì vậy, hãy thắp sáng ngọn đèn minh triết và mang nó theo bạn sẽ không bao giờ bị vấp ngã”. 7. Đức tin trong huyền học Islam giáo Đức tin trong Islam giáo được hiểu là niềm tin thiêng liêng vào sự tồn tại của Thượng Đế, chân lý về các nhà tiên tri và tôn giáo. Nhưng trong huyền học, quan niệm về đức tin giữa các Sufi vẫn còn nhiều điểm khác biệt. Các Sufi phân đức tin làm hai loại: đức tin chân chính và đức tin giả tạo. Đức tin chân chính là đức tin có những đặc điểm như trên, trong khi đức tin giả tạo là không có niềm tin thực sự nhưng cố tỏ ra cho mọi người thấy mình là người có niềm tin thực sự. Đức tin chân chính luôn mang đến cho con người sự thanh thoát tâm hồn, trong khi đức tin giả tạo chỉ làm đau lòng những tín đồ ngoan đạo. Đức tin không thể mua được, vì nó là quà tặng, là ánh sáng quang minh của Thượng Đế. Quà tặng đặc biệt này không phải ai cũng được Thượng Đế ban cho. Để có được nó, con người cần hiến dâng trái tim và linh hồn của mình. Có người hỏi Baizid20 làm cách nào có thể đạt đến 14 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 14 đỉnh cao của đức tin, ông trả lời, bằng tấm thân trần, bụng đói, trái tim đau đớn và tâm hồn ân hận. Có người hỏi ông trên con đường tu hành, liệu có người nào bỏ qua hành trình này mà tiến đến đích? “Có khả năng nhưng kết quả đạt được chỉ bằng những gì người đó nỗ lực”, ông nói. Để có đức tin, con người cần kiên trì và bền bỉ, Thượng Đế không ban phát đức tin cho những người không có kiên nhẫn: “Kiên nhẫn mang đến đức tin, người không có kiên nhẫn không có đức tin”. Nhà tiên tri Muhammad nói: “Thượng Đế không ban phát niềm tin cho những người không biết nhẫn nại”. Sự kiên nhẫn vô cùng quan trọng, chẳng thế mà, khi có người hỏi một nhà ngộ đạo về đức tin, ông trả lời, con người phải chạy bốn mươi năm để có thể hiểu chân lý đức tin. Điều này có nghĩa là, Nhà tiên tri Muhammad khi chưa đến bốn mươi tuổi cũng chưa được khải huyền. Các nhà tu hành cũng mất bốn mươi năm hiến dâng trái tim và tâm hồn để có được đức tin. Đức tin giúp tín đồ ngoan đạo vượt qua sự trừng phạt của Thượng Đế trong ngày tận thế. Bởi ngày tận thế còn là ngày phán xét tội lỗi của loài người. Người tốt sẽ được lên Thiên Đường, kẻ xấu sẽ bị đày xuống Địa Ngục. 8. Kết luận Trong huyền học Islam giáo, dù khoa học tâm linh luôn được xem trọng và khoa học bề diện bị không ít lời chỉ trích, nhưng không phải lúc nào các Sufi cũng bác bỏ khoa học bề diện. Điều quan trọng là phải sử dụng đúng mục đích. Nhà thơ Attar đánh giá cao sự hiểu biết. Theo đó, không có hiểu biết, con người không thể thoát ra khỏi bóng tối. Hành động đúng đắn là hành động có suy nghĩ chín chắn, có sự đồng hành với khoa học. Trong đức tin cũng vậy. Dù các Sufi nói rằng, đức tin là quà tặng của Thượng Đế, nhưng nếu không có nỗ lực thanh tẩy thì không bao giờ có thể chạm tay đến quà tặng kỳ diệu ấy. Do đó, con người trên hành trình hoàn thiện bản thân coi khoa học là người bạn đồng hành trung thực và đáng tin cậy. Bản thân Imam Khomeini dù coi khoa học là tấm khăn che ngăn cách, là trở ngại, nhưng cũng thừa nhận, hiểu biết khoa học giúp tháo gỡ tấm khăn ấy. Khi tấm khăn ngăn cách được tháo gỡ, con người sẽ cảm nhận chân lý dễ dàng hơn, từ đó suy nghĩ sẽ được củng cố, ngờ vực được gạn bỏ và dần chuyển thành niềm tin. Gholamhossein Zadeh, Vũ Thị Thanh Phương. Khoa học 15 15 Con người có hai thành phần là vật chất và tinh thần. Những thành tựu khoa học chỉ giải quyết và nuôi dưỡng cũng như thỏa mãn một phần vật chất, giúp chúng ta đẩy lùi ngu dốt, nhưng phần tinh thần không thể nuôi dưỡng bằng vật chất. Vì thế, chỉ có khoa học tâm linh và đức tin mới có thể đem đến sự thanh thản cho tâm hồn. Sự thật là cả khoa học và niềm tin đều được coi trọng trong Islam giáo nói chung và huyền học Islam giáo nói riêng. Mối quan hệ này được Motahhari21 trình bày trong bài thơ sau: “Khoa học ban cho ta khả năng và ánh sáng, Còn niềm tin ban phát tình yêu, hy vọng và nhiệt huyết. Khoa học cho ta công cụ, Niềm tin chỉ đích đến. Khoa học cho ta tốc độ, Niềm tin cho phương hướng. Khoa học là khả năng, Niềm tin là mong muốn chính đáng. Khoa học cho ta biết cái gì tồn tại, Niềm tin khải huyền cho ta biết cần phải làm gì. Khoa học là cuộc cách mạng bên ngoài, Niềm tin là cuộc cách mạng bên trong. Khoa học làm thế giới trở thành thế giới con người, Niềm tin làm cho tâm hồn trở thành tâm hồn con người. Khoa học là mở rộng bản ngã, Niềm tin chắp cánh cho bản ngã. Khoa học xây dựng thiên nhiên, Niềm tin xây dựng con người. Khoa học và niềm tin đều cung cấp năng lượng cho con người, nhưng Khoa học là năng lượng rời rạc, Niềm tin là năng lượng kết nối. Khoa học và niềm tin đều có vẻ đẹp, nhưng Khoa học là vẻ đẹp duy lý, 16 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 16 Niềm tin là vẻ đẹp tâm hồn. Khoa học mang vẻ đẹp trí tuệ, Niềm tin mang vẻ đẹp cảm xúc. Khoa học và niềm tin đều của Thượng Đế, nhưng Khoa học là bảo đảm bên ngoài, Niềm tin là bảo đảm bên trong. Khoa học kết nối mối quan hệ hữu nghị giữa con người và thế giới, Niềm tin kết nối mối quan hệ giữa con người và bản thân”./. CHÚ THÍCH: 1 Stories of Mysticism, Mahboube Jame’i: 136 - 137. 2 Qur’an, 24: 35. 3 Tan biến trong Thượng Đế và tồn tại từ Thượng Đế nghĩa là, người tu hành không được làm những việc mà Thượng Đế cấm, chỉ làm những gì Thượng Đế yêu cầu. Ngoài ra, nó còn mang nghĩa khước từ, xa lánh dục vọng, mong muốn với thế giới vật chất để bước vào một thế giới mới, thế giới sau ngày tận thế và từ bỏ mọi thứ ràng buộc để chỉ còn lại khao khát duy nhất là Thượng Đế. Ở hành trình này, tâm hồn người tu hành hòan toàn trống rỗng, chỉ còn lại duy nhất Thượng Đế và người tu hành chỉ quan tâm đến Người. 4 Thượng Đế tối cao và duy nhất là điểm đến cuối cùng của nhà tu hành sau khi trải qua các hành trình khác nhau. Bến đỗ này thực chất được hình thành từ hành trình trước, tức tan biến trong Thượng Đế và tồn tại từ Thượng Đế. Thượng Đế tối cao và duy nhất nghĩa là nhà tu hành chỉ chú ý đến Ngài và mọi thứ trên thế gian đều thấy được từ Ngài. Nói một cách đơn giản hơn, nhà tu hành ngộ ra chân lý: Thế giới chỉ là sự phản chiếu từ Ngài, nhìn thấy Ngài là nhìn thấy tất cả. Tóm lại, trong đích đến này, người tu hành chỉ biết duy nhất Ngài và chỉ thấy duy nhất Ngài. 5 Masnavi ma’navi, một tập thơ đồ sộ viết bằng tiếng Farsi, tập hợp những câu chuyện ngụ ngôn mà thông qua nó, nhà thơ trình bày các vấn đề liên quan đến huyền học. 6 Masnavi e ma’navi, tập 5, câu 2.488 - 2.493. 7 Imam Khomeini tên đầy đủ là Sayed Ruhollah Mousavi Khomeini (1902 - 1989) nhà lãnh đạo Cách mạng Islam giáo Iran năm 1979 lật đổ chế độ bảo hòang (Shah), thành lập nước Cộng hòa Islam giáo Iran và trở thành lãnh tụ tối cao trong hệ thống lãnh đạo quốc gia. 8 Ghazāli tên đầy đủ là Abū Hāmid Muhammad ibn Muhammad al-Ghazālī (1058-1111) là nhà thần học, nhà triết học, nhà tâm lý học và nhà huyền học Islam giáo nổi tiếng người Ba Tư. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị như Kimiya e sa’adat (Thuật hạnh phúc), Tahāfot ol falāsifah (Sự không nhất quán của các triết gia), v.v... Gholamhossein Zadeh, Vũ Thị Thanh Phương. Khoa học 17 17 9 Sanani là nhà thơ nổi tiếng người Ba Tư thế kỷ XI-XII; được coi là cha đẻ của thể loại thơ huyền học Islam giáo; là người đầu tiên thành công trong việc đưa các thành ngữ huyền học vào thơ, dùng thơ để giải thích về huyền học. Masnavi: hadiqat wal haqiqah là tập thơ nổi tiếng nhất của ông. Sau ông, rất nhiều người tiếp tục phát triển trường phái thơ này, đỉnh cao là Rumi với các tập Masnavi e Ma’navi và Ghazaliāt e Shams. 10 Abu Sa’id Abu Khayr được coi là nhà ngộ đạo (āref) nổi tiếng nhất người Ba Tư thế kỷ XI; là một trong những nhân vật có ảnh hưởng đến lịch sử huyền học Islam giáo. Rất nhiều điển tích liên quan đến cuộc đời ông mang màu sắc thần bí, được lưu truyền và phổ biến trong huyền học. 11 Ibn e Sina là một trong những nhà khoa học, triết học, y học vĩ đại nhất người Ba Tư cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI. Ông sinh ra ở Khurāsān. Khi qua đời, ông được chôn cất ở Hamadan (Iran hiện nay). 12 Hasan Basry là một nhà khoa học nổi tiếng thế kỷ IX. Ông chưa bao giờ chính thức được gọi là Sufi, nhưng tư tưởng của ông ảnh hưởng lớn đến sự hình thành huyền học Islam giáo sau này. 13 Huzaifa Yaman được cho là người anh em kết nghĩa với Nhà tiên tri Mohammad. Câu chuyện mang tính huyền bí, nhưng trên thực tế, hai người không thể gặp nhau. 14 Ayn olyaqin là bước thứ hai trong hành trình ba bước để hòa nhập với Thượng Đế (elm ol ayqin, ayn ol yaqin, haq ol yaqin). Ở elm ol yaqin, nhà tu hành cảm nhận được chân lý, giống như người nhìn thấy ánh sáng Mặt Trời, rồi cảm nhận được sức nóng của nó, cuối cùng tìm ra sự hiện diện của Mặt Trời. Ayn ol yaqin là hành trình sau elm ol yaqin. Ở hành trình này, chân lý rõ ràng đến nỗi nhà tu hành có thể trông thấy, giống như người trực tiếp nhìn thấy Mặt Trời. Haq ol yaghin là hành trình cuối cùng. Ở hành trình này, nhà tu hành coi bản thân mình và Thượng Đế là một, nghĩa là bản thân hòa nhập và tan biến trong Ngài, giống như người làm cho ánh sáng đôi mắt của mình hòa quyện trong ánh sáng Mặt Trời. 15 Arsh có nghĩa là bầu trời, Korsi là tên tầng thứ tám của bầu trời, Khalā là không gian tĩnh lặng. 16 Masnavi e ma’navi, Rumi, tập 1, câu 3.491- 3.499. 17 Hojviri là một trong những nhà ngộ đạo nổi tiếng người Ba Tư thế kỷ X. Kashf ol Mahjub là tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng tiếng Farsi (ngôn ngữ hiện vẫn được dùng ở Iran) không chỉ miêu tả thân thế, con đường tu hành của các Sufi nổi tiếng, lịch sử huyền học Islam giáo, mà còn nêu rõ các bước tu hành trong huyền học. Vì thế, nó được coi là một quyển sách quan trọng đối với các nhà nghiên cứu. 18 Theo Kinh Qu’ran, quỷ Satan vốn là một thiên thần, được Thượng Đế tạo ra từ lửa. Khi Thượng Đế tạo ra con người (Adam) từ đất và thổi linh hồn mình vào đó, Người yêu cầu các thiên thần quỳ lạy con người. Các thiên thần đều nghe theo trừ Satan. Sau đó, Satan lừa Adam và Eve ăn trái cấm, vì thế con người bị 18 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 18 Thượng Đế đẩy ra khỏi Thiên Đường, còn Satan trở thành kẻ bị nguyền rủa và bị coi là kẻ làm phản. 19 Attār Nayshābury là một nhà thơ nổi tiếng người Ba Tư cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII. Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng cho thế hệ sau, trong đó nổi tiếng nhất là Manteq al tayr (Hội nghị các loài chim). Tác phẩm nói về hành trình qua bảy cửa ải của các loài chim đi tìm chúa tể của mình là Phượng Hòang (Simorq) sống ở đỉnh núi Qāq, cuối cùng chỉ có ba mươi con chim đến đích. Lúc đấy, chúng mới hiểu ra rằng, chúng chính là Simorq. Câu chuyện mang màu sắc huyền học, thực chất là ngụ ngôn về hành trình tu luyện của các Sufi để đến được sự hòa nhập và tan biến với Thượng Đế. 20 Baizid Bastam sống vào cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III; là người đặt nền móng cho trường phái huyền học Khurāsān, được coi là gương mặt ưu tú nhất của trường phái này. 21 Ayatollah Morteza Motahhari (1920 - 1979) là nhà nghiên cứu, nhà thần học, giảng viên đại học và nhà chính trị người Iran. Ông là một trong những người có ảnh hưởng quan trọng đến hệ tư tưởng cộng hòa Islam giáo, là một trong những nhà thiết lập Hội đồng Các nhà Thần học Kháng chiến; cũng là người thành lập, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Cách mạng Islam giáo Iran theo yêu cầu của Imam Khomeini. Abstract SCIENCE AND BELIEF IN ISLAMIC MYSTICISM The article focused on explaining some obscure issues involving science, belief and the relationship between these two conceptions in philosophy, Islamic mysticism, especially topics revolving around spiritual science (elm bāten) and surface science (elm zāhery). Through stories and the verses by the famous Sufi, the article tried to explain a simple way for these complex concepts. Key words: Science and belief, Islamic mysticism, Prophet Muhammad.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf25211_84434_1_pb_7142.pdf