Nghiên cứu tôn giáo - Múa lửa trong nghi lễ lên đồng

Cùng với sự hiện diện của lửa, chiếc khăn phủ mặt màu đỏ cũng là một vật dẫn đặc biệt trong nghi lễ lên đồng. Với ý nghĩa phổ biến là màu của bản nguyên sống, có sức mạnh quyền năng và ánh sáng, màu đỏ là màu của máu và lửa, cũng được coi là màu của hạnh phúc và tái sinh. Trong đám cưới và đáng tang của người Việt và người Hoa cổ truyền, cô dâu luôn mặc áo màu đỏ, người chết luôn được đặt trong quan tài màu đỏ. Trong nhiều nền văn hóa, màu đỏ còn được coi là màu của linh hồn, màu của tri thức bí truyền luôn khép kín với kẻ ngoại đạo, cũng là màu của sự bất tử trong văn hóa Viễn Đông5. Với những ý nghĩa này, khăn phủ mặt màu đỏ là vật không thay đổi trong nghi lễ lên đồng từ sơ khởi đến ngày nay. Khi lên đồng, khăn phủ mặt là thời khắc chuyển đổi Người - Thần, Tục - Thiêng

pdf6 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Múa lửa trong nghi lễ lên đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
126 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 – 2014 NGUYỄN NGỌC MAI* MÚA LỬA TRONG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG Tóm tắt: Giống như nhiều hình thái tôn giáo dân gian khác ở Việt Nam, nghi lễ lên đồng thờ thánh chỉ được xem là một dạng diễn xướng dân gian mà chưa được nhìn nhận và đánh giá đúng những giá trị của nó về thể thức và ý nghĩa. Cùng với công trình “Nghi lễ lên đồng: lịch sử và giá trị” xuất bản năm 2013 (Nxb. Văn hóa), tác giả bài viết này mong muốn làm rõ giá trị và ý nghĩa tôn giáo của nghi lễ lên đồng, một nghi lễ hiện vẫn còn những điều tồn nghi. Từ khóa: Múa lửa, nghi lễ lên đồng, tẩy trần, thờ cúng Thánh Mẫu. Lên đồng vốn là một nghi lễ của thờ cúng Thánh Mẫu ở Châu thổ Bắc Bộ Việt Nam. Ngay từ khi xuất hiện và được phản ánh một cách chi tiết trong tài liệu của Nhất Lang và M. Durand (1959) thì múa lửa/múa mồi (Durand gọi là múa đuốc chập chờn) là một điệu thức chiếm tần xuất khá nhiều trong các khâu của nghi lễ lên đồng. Trong nghi lễ xưa cũng như nay, dù có xảy ra trạng thái biến đổi tâm lý ý thức, xuất hiện tâm linh hay đơn thuần là vấn đề biểu diễn trên nền/bối cảnh sân khấu tâm linh, thì múa lửa vẫn là một động tác diễn ra khá nhiều và không thay đổi trong suốt quá trình thực hành/biểu diễn nghi lễ lên đồng. Không giống bất cứ tôn giáo nào ở Việt Nam, thực hành nghi lễ lên đồng không phải là để tế lễ thần linh mà là để hóa thân vào thần linh. Các căn đồng đã thực hiện một bước chuyển đổi từ thân xác người phàm trần thành thân xác của các đấng siêu nhiên, mà khăn áo chỉ là một cách thể hiện ra bên ngoài sự thay đổi đó. Nhưng điều quan trọng và làm nên ý nghĩa tôn giáo, tạo môi trường để có thể chuyển đổi Tục - Thiêng không phải là những chiếc áo mà là tác dụng của ngọn lửa và khả năng hấp thụ sinh khí vũ trụ của chiếc khăn phủ mặt màu đỏ. * TS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nguyễn Ngọc Mai. Múa lửa trong nghi lễ lên đồng. 127 Trong nghi lễ lên đồng, để các căn đồng có thể rơi vào trạng thái thăng hoa thì không thể phủ nhận vai trò của các yếu tố âm nhạc, chất kích thích, màu sắc. Nhưng âm nhạc tự thân nó không có tự tính tôn giáo và chỉ làm nên tính tôn giáo của nghi lễ lên đồng khi nó gắn với yếu tố lửa. Đây là một yếu tố rất ít được để ý và thấy được tác dụng, cũng như vai trò quan trọng của nó trong việc chuyển hóa cái trần tục thành cái thiêng liêng, hay nhập thánh tẩy trần như cách nói của các căn đồng. Trong nghi lễ lên đồng thông thường (hầu vui), hay lên đồng để bắt tà chữa bệnh, cũng như lên đồng để chứng đàn thụ pháp cho con nhang, lửa luôn là yếu tố có mặt từ đầu đến khi kết thúc. Lửa được các căn đồng sử dụng một cách huyền ảo trong các điệu múa mồi (múa bằng mồi lửa hoặc bằng nắm hương cháy rất to). Cũng giống như các bộ trang phục và đạo cụ khác như đao, kiếm, cờ, quạt, mồi lửa là một chất liệu không thể thiếu trong bất cứ buổi lễ lên đồng nào. Mồi lửa được sử dụng ngay khi các căn đồng bước vào chiếu lễ và sau động tác dâng hương hoa lên trước ban thờ thần linh. Một bó hương cháy lớn được dâng để các căn đồng múa lửa. Động tác múa thường là vung rộng xung quanh người. Động tác này cũng gặp trong trường hợp các thầy đồng lên đồng để bắt tà chữa bệnh cho người bị ma ám hoặc cắt tiền duyên nghiệp chướng cho các tín nhân. Sau động thái này, các căn đồng bắt đầu ngồi trùm khăn phủ mặt trong tư thế tay bắt quyết để đón nhận linh hồn của các vị thần linh. Theo quan niệm của dân gian, khi các căn đồng bắt đầu đảo là lúc thần linh đã nhập. Họ ra hiệu thánh nhập và tung khăn ra, lúc này khăn áo được dâng để làm các việc được cho là của thần linh. Múa mồi là một động tác chiếm tần xuất khá nhiều trong các cuộc lễ thánh thần. Thanh mồi được quấn bằng lõi vải bọc sáp nến bên ngoài. Khi các đồng (trong vai thánh) ra hiệu, bốn thanh mồi đã châm cháy được dâng lên, vị thánh cài vào hai tay và múa một cách say sưa trong tiếng nhạc văn điệu xá, càn thúc giục. Động tác múa không cầu kỳ lắm, thường huơ xung quanh người, khua trước mặt hoặc dập dìu lên xuống theo bước nhảy chân co chân duỗi. Trong những trường hợp lên đồng để chứng đàn lễ, các đồng trong vai trò một vị thần thánh sẽ cầm nắm hương cháy lớn huơ vào lễ vật, sau đó được đem hóa. Động tác này được cho là để chứng lễ. 128 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2014 Hành động múa lửa bao giờ cũng diễn ra trước khi các đồng thực hiện những hoạt động khác như múa đao (giá Quan), múa quạt (giá Chầu), múa hèo (giá ông Hoàng), múa thêu hoa dệt gấm (giá Cô)..., sau đó mới đến các hoạt động ban tài lộc. Động tác này gợi đến các thủ pháp bắt tà của thầy pháp Saman; hoạt động xua đuổi tà ma của nhiều tộc người thiểu số vùng cao; việc xua đuổi ám khí (đốt vía) hoặc điều xấu khi có Nhật thực và Nguyệt thực ở người Việt trước đây. Từ những động tác múa lửa này, Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Đạo Mẫu Tứ Phủ còn ẩn chứa nhiều yếu tố của tín ngưỡng ma thuật dân gian, những sắc thái đã được biến dạng địa phương”1. Vậy thực chất việc lửa được sử dụng trong nghi lễ lên đồng mang tính chất của hiện tượng ma thuật dân gian hay là một hình thức dùng lửa vào việc tẩy trần để thanh tịnh thân xác của các căn đồng trước khi nhập thần; giúp gì cho các căn đồng tự tin trong quá trình thoát ly khỏi thế giới phàm tục để trở thành các vị thần linh thiêng? Từ thời Cổ đại cho tới ngày nay, lửa luôn được xem là một yếu tố của sự hủy diệt (Agni, Indra, Surya...)2. Hình tượng sự hủy diệt của lửa được thể hiện khá nhiều trong kho tàng văn hóa nhân loại. Lửa từ chiếc quạt ba tiêu của bà La Sát (Tây Du Ký) được hiểu như một kiếp nạn mà Đường Tam Tạng buộc phải trải qua trên đường qua Tây Trúc. Nhưng mặt khác, nó cũng là sự tẩy uế cần thiết giúp thầy trò Đường Tăng giũ bỏ dần yếu tố phàm tục để hướng tâm thành Phật. Vì thế, ngoài tác dụng tẩy uế, lửa cũng được xem như một môi trường cần thiết của sự tái sinh. Trong nghi lễ lửa mới của Lễ Phục sinh (Công giáo), lửa cũng dùng với ý nghĩa này3. Vì vậy, khi Chúa Giêsu tái sinh cơ thể cũng bằng cách đi qua lò của xưởng rèn. Với ý nghĩa tẩy rửa của lửa, nên trước đây, trong các nghi lễ lên ngôi của quân vương luôn đi kèm với nghi thức tắm rửa và xông khói. Như vậy, cùng với nước, lửa cũng được coi là sự tẩy uế và tái sinh. Trên bình diện vi mô, lửa và nước được bổ sung cho nhau trong lễ thụ pháp. Còn trên bình diện vĩ mô, lửa và nước được kết hợp để tạo nên một bình diện mới của sự tái sinh. Đó là huyền thoại về sự luân phiên của vũ trụ qua những nạn đại hồng thủy. Lửa bị tắt do nước. Nhưng lửa lại làm nước thăng hoa thành mây khí, có nghĩa là sự tôi luyện của lửa/qua lửa đã làm biến đổi nước, từ nước bẩn thành nước sạch, nước thanh tao và thần thánh. Với những ý nghĩa Nguyễn Ngọc Mai. Múa lửa trong nghi lễ lên đồng. 129 như vậy, lửa là biểu hiện của sức mạnh sâu xa cho phép tổng hợp những mặt đối lập và tạo nên sự thăng thượng thăng hoa. Do đó, ngoài ý nghĩa hủy diệt và tẩy uế, lửa cũng là động cơ của sự tái sinh theo chu kỳ. Một số nghi lễ hỏa táng cũng có nguồn gốc ở sự chấp nhận lửa như một phương tiện vận chuyển hay sứ giả của người sống và người chết. Mặt khác, lửa cũng là biểu tượng của ánh sáng và sự sống ở chu trình cao hơn. Trong lịch sử loài người, lửa đánh dấu sự chuyển đổi tối quan trọng trong quá trình chuyển hóa từ vượn thành người. Một số tộc người thiểu số phía bắc của Việt Nam vẫn tồn tại tục đạp lửa trong lễ thành đinh. Trong lễ đạp lửa của người Dao, ngoài tác dụng thử thách lòng dũng cảm đánh dấu bước chuyển đổi nhận thức của cộng đồng đối với một thiếu niên được công nhận là đã trưởng thành, lửa còn có chức năng làm trong sạch cơ thể để một cá nhân chưa được xác định trong cộng đồng trở thành thành viên chính thức của cộng đồng, có quyền lợi và nghĩa vụ như người trưởng thành. Từ tính chất này, lửa được coi là thần, biểu tượng của sự trí tuệ hóa vũ trụ, đưa con người tiến những bước dài trong lịch sử tiến hóa nhân loại, thoát ly khỏi cuộc sống động vật để tiến đến trạng thái sống cao hơn của xã hội loài người có ánh sáng và tư duy. Thần lửa Prometheus là vị thần luôn được cầu khẩn đến trong nghi lễ tái sinh của người Hy Lạp cổ. Người Việt cũng coi lửa là một vị thần - Bà Hỏa. Triết lý Phương Đông cổ coi lửa là một trong năm yếu tố cấu thành nên vũ trụ, v.v... Như vậy, nếu nước tượng trưng cho thanh tẩy dục vọng, hướng tới dạng thức cao thượng, nhất là lòng nhân từ, thì lửa tượng trưng cho sự tẩy uế, sự thấu hiểu, là ánh sáng và chân lý, giúp con người thoát khỏi cuộc sống mông muội dã man tiến dần đến trạng thái thông tuệ siêu việt. Phật giáo đã xây dựng nhiều hình ảnh liên quan đến ngọn lửa, chẳng hạn: “Đuốc Tuệ soi đường sang bờ giác/Thuyền Từ đưa khách vượt sông mê”4. Điều đó chứng tỏ, hình tượng và ý nghĩa của lửa đã được rất nhiều tôn giáo từ Đông sang Tây sử dụng. Tất nhiên, tính biểu trưng và sự thể hiện của nó có thể hẹp hay rộng tùy theo văn hóa của mỗi vùng. Nhưng tựu trung, lửa vẫn được coi như một sự thử thách, một phương thức chuyển tải và tẩy uế linh hồn, thể xác, căn cốt của con người trần tục để hoàn thiện cá nhân, là môi trường để cái trần tục thăng hoa thành cái thần thánh. Mặt khác, lửa là sức biểu đạt duy nhất để phân khu giữa bóng tối 130 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2014 và ánh sáng, chia ranh giới giữa chưa hoàn thiện và hoàn thiện, giữa thấp hèn và cao siêu, giữa trần tục và thần thánh. Thần thoại Hy Lạp nhắc đến nữ thần biển Thetis, mẹ của Akhin, đã luyện các con của mình trong lửa để chúng trở nên bất tử như thánh thần trên đỉnh núi Olympus. Cùng với sự hiện diện của lửa, chiếc khăn phủ mặt màu đỏ cũng là một vật dẫn đặc biệt trong nghi lễ lên đồng. Với ý nghĩa phổ biến là màu của bản nguyên sống, có sức mạnh quyền năng và ánh sáng, màu đỏ là màu của máu và lửa, cũng được coi là màu của hạnh phúc và tái sinh. Trong đám cưới và đáng tang của người Việt và người Hoa cổ truyền, cô dâu luôn mặc áo màu đỏ, người chết luôn được đặt trong quan tài màu đỏ. Trong nhiều nền văn hóa, màu đỏ còn được coi là màu của linh hồn, màu của tri thức bí truyền luôn khép kín với kẻ ngoại đạo, cũng là màu của sự bất tử trong văn hóa Viễn Đông5. Với những ý nghĩa này, khăn phủ mặt màu đỏ là vật không thay đổi trong nghi lễ lên đồng từ sơ khởi đến ngày nay. Khi lên đồng, khăn phủ mặt là thời khắc chuyển đổi Người - Thần, Tục - Thiêng. Với những tính năng và khả năng biểu đạt sâu rộng của lửa và màu đỏ như vậy, rõ ràng không phải ngẫu nhiên mà các căn đồng trước khi nhập đồng bao giờ cũng trùm khăn, múa lửa; khi nhận lễ từ tín đồ có hình thức “khai quang” (dùng bó hương cháy lớn để soi và tẩy uế các lễ vật sau đó mới thu nạp để dâng cúng và phân phát). Điều này cho thấy, lên đồng và múa lửa trong thực hành nghi lễ lên đồng không phải là ngẫu hứng, mà là hoạt động có chuẩn mực và nguyên tắc. Nó tạo ra một thế giới thần linh ngay giữa cuộc đời trần tục. Nói cách khác, ngay trong cuộc sống trần tục, bằng những cảm quan riêng của mình, con người sử dụng những chất liệu có khả năng biểu đạt ý nghĩa tôn giáo để làm trong sạch thân xác, hóa thân hay thể hiện tâm nguyện hóa thân thành thần thánh. Có thể nói, con người dùng lửa không chỉ để nuôi sống mình, mà còn để tẩy rửa thân xác trần tục đầy tham - sân - si của phần Con và hoàn thiện phần Người mà vươn tới cái cao siêu, cái thánh thiện nhằm làm thỏa mãn khát vọng chân - thiện- mỹ của mình. Đó là khát vọng và mục tiêu phấn đấu của loài người trong lịch sử đấu tranh sinh tồn./. CHÚ THÍCH: 1 Ngô Đức Thịnh (1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin: 17. 2 Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb. Đà Nẵng, Trường Viết văn Nguyễn Du: 545. Nguyễn Ngọc Mai. Múa lửa trong nghi lễ lên đồng. 131 3 Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, sđd: 546. 4 Câu đối chùa Cổ Miễu, số 312 đường Láng, Hà Nội. 5 Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, sđd: 306. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb. Đà Nẵng, Trường Viết văn Nguyễn Du. 2. M. Durand (1959), Téchnique et Panthéon des Médioms Vietnamiens, Paris. 3. Nguyễn Ngọc Mai (2013), Nghi lễ lên đồng: lịch sử và giá trị, Nxb. Văn hóa. 4. Ngô Đức Thịnh (1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin. Abstract FIRE DANCING IN SHAMANIST RITUAL DANCE (LÊN ĐỒNG) Like other folk religious forms in Vietnam, the Shamanist ceremonies in the Kinh could only be viewed as a form of folk performance but has not been recognized and appreciated the value of form and meaning. Along with her “Shamanist Ritual Dance: History and Values” published in 2013 (The Culture Publisher), through the article, she would like to clarify the value and meaning of Shamanist ritual dance, a ritual still has things of doubt. Key words: Fire dancing, Shamanist ritual dance, wipe out, Mother goddess worship.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf24328_81380_1_pb_8929.pdf