“Nhà nước công nhận sự hiện diện, tồn tại của các tôn giáo, nhưng
không công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo và các chức
sắc. Do đó, chức sắc tôn giáo không được hưởng nhận những quyền công
dân như các công dân khác và quyền đại diện cho các tổ chức tôn giáo theo
pháp luật. Đồng thời, tổ chức tôn giáo không được hưởng quyền pháp nhân
như các tổ chức xã hội hợp pháp khác theo Hiến pháp và pháp luật”2.
Trong Pháp lệnh quy định một số điều chưa phù hợp với thực tiễn. Ví
dụ, Điều 25 trong Pháp lệnh (Điều 31 trong Nghị định 92) quy định về
các cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo. Hiện nay, do điều kiện giao
thông thuận lợi nên chuyện người tỉnh thành khác, thậm chí là người
nước ngoài, đến giao lưu là sự thường. Họ đến chơi và dự lễ, cả phía tôn
giáo lẫn chính quyền không biết trước. Vậy là vi phạm luật. Chính quyền
xử lý cũng phức tạp, mà không xử lý thì nhờn luật pháp. Tương tự là vấn
đề quyên góp tại cơ sở thờ tự trong Điều 28 của Pháp lệnh (Điều 36 trong
Nghị định 92). Tham dự lễ trong cơ sở thờ tự là người tứ xứ nên biết thế
nào mà xin phép. Điều 16 trong Pháp lệnh (Điều 8 trong Nghị định 92)
về việc công nhận các tổ chức tôn giáo cũng chưa hợp lý. Một tổ chức
tôn giáo vừa ra đời, chưa hợp pháp, làm sao có đủ điều kiện để đăng ký
hoạt động và làm sao không vi phạm hành chính để được công nhận là
tôn giáo hợp pháp? Rồi việc phân cấp thẩm quyền công nhận tổ chức tôn
giáo cũng chưa rõ ràng, nên xảy ra tình trạng tôn giáo “mẹ” thì địa
phương công nhận, tôn giáo “con” thì Trung ương công nhận.
5 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 10 năm nhìn lại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
118 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 – 2014
PHẠM HUY THÔNG*
PHÁP LỆNH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
10 NĂM NHÌN LẠI
Tóm tắt: Ngày 29/6/2004, Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký lệnh
ban hành “Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo”. Sau đó, Chính phủ
đã ban hành hai nghị định hướng dẫn thực thi “Pháp lệnh Tín
ngưỡng, Tôn giáo” là Nghị định 22/2005/NĐ-CP và Nghị định
92/2012/NĐ-CP. Qua 10 năm triển khai thực hiện, bên cạnh nhiều
mặt ưu điểm, Pháp lệnh cũng bộc lộ một số điểm cần khắc phục
liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo của nhân dân.
Từ khóa: “Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo”, tín ngưỡng, tôn
giáo, Việt Nam.
1. Những mặt ưu điểm
Việc ra đời Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo (từ đây viết tắt là Pháp
lệnh) thể hiện quan điểm đổi mới về tôn giáo và chính sách tôn giáo của
Đảng cũng như sự quan tâm của Nhà nước đối với nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân. Pháp lệnh là sự cụ thể hóa của các văn kiện của
Đảng liên quan đến tôn giáo như Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị ngày
16/10/1990, Chỉ thị 27 ngày 2/7/1998 của Ban Chấp hành Trung ương,
Nghị quyết 25 ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương, v.v
Từ năm 1990 đến năm 2003 đã có 13 văn kiện của Đảng được ban
hành liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có ba quan điểm nổi
bật: Một là, tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Hai là, tín ngưỡng, tôn
giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Ba là, đạo đức tôn giáo có
nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới1. Đây là những
luận điểm mới, biện chứng khác với một số quan niệm trước đây vẫn
được coi là kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thể chế đường lối, quan điểm của Đảng, nhiều văn bản pháp luật về tôn
giáo, tín ngưỡng của Nhà nước và Chính phủ mau chóng được ban hành.
Thời gian ra văn bản mới ngày càng rút ngắn hơn. Nếu trước đây thay đổi
*
TS., Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hà Nội.
Phạm Huy THông. Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo 119
119
một văn bản thời gian khá dài, ví dụ từ Sắc lệnh 234/SL (năm 1955) đến
Nghị quyết 297/CP (năm 1977) là 22 năm, từ Nghị quyết 297/CP (năm
1977) đến Nghị định 69/CP (năm 1991) là 14 năm, thì từ Nghị định 22/CP
(năm 2005) đến Nghị định 92/CP (năm 2012) chỉ còn 7 năm.
Ưu điểm dễ nhận thấy nhất sau khi có Pháp lệnh là độ thông thoáng
về sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân. Pháp lệnh phân biệt tín
ngưỡng và tôn giáo (Chương II), nên nhiều lễ hội truyền thống được phục
hồi. Cả nước hiện có hơn 8.000 lễ hội, trong đó lễ hội cách mạng chỉ có
4%, lễ hội tôn giáo 16%, số còn lại 80% là lễ hội dân gian, chủ yếu diễn
ra vào mùa xuân. Tính bình quân mỗi ngày hơn 30 lễ hội. Có những lễ
hội cấp quốc gia như Lễ hội Đền Hùng, có lễ hội vùng miền như Lễ hội
Quan họ Bắc Ninh hay Lễ hội Đền Trần, nhưng có lễ hội chỉ diễn ra ở
phạm vi làng xã.
Sau khi Pháp lệnh ban hành, việc công nhận các tổ chức tôn giáo tăng
lên nhanh chóng. Nếu như trước năm 2004, chỉ có 6 tôn giáo với 16 tổ
chức tôn giáo được công nhận, thì từ năm 2005 đến nay, Nhà nước đã công
nhận tổng cộng 13 tôn giáo với 37 tổ chức tôn giáo, gồm 24 triệu tín đồ
(chiếm 27% dân số), 250.000 chức sắc, hơn 25.000 cơ sở thờ tự. Các tôn
giáo được mở 46 cơ sở đào tạo từ trung cấp đến đại học. Rõ nhất là Tin
Lành, trước đây có hai tổ chức, bây giờ đã công nhận 10 tổ chức với hơn 1
triệu tín đồ, 436 mục sư, 306 mục sư nhiệm chức, 458 truyền đạo, 455 chi
hội, 4.409 điểm nhóm, 351 nhà thờ và 1 Viện Thánh kinh Thần học.
Nhiều nhu cầu về tôn giáo đã được chính quyền các cấp quan tâm giải
quyết. Hàng trăm hécta đất được cấp cho các tôn giáo để xây dựng cơ sở
thờ tự, tiêu biểu như tỉnh Quảng Trị đã cấp quyền sử dụng trở lại cho linh
địa La Vang 15ha, tỉnh Đắc Lắc cấp 11ha cho Tòa Giám mục Buôn Ma
Thuột, thành phố Hải Phòng cấp 10ha cho Tòa Giám mục Hải Phòng,
v.v Nhiều cơ sở của tổ chức tôn giáo trước đây được giao lại cho tôn
giáo quản lý như Nhà thờ Khoái Đồng (Nam Định), một số cơ sở từ
thiện ở Đà Nẵng, v.v
Kinh sách tôn giáo được in ấn dễ dàng hơn qua Nhà xuất bản Tôn
giáo. Từ năm 2006 đến 2013, nhà xuất bản này đã cấp phép xuất bản
5.841 ấn phẩm, trong đó có 4.725 đầu sách với 14.500.000 bản in, 1.118
đĩa MP3, VCD, CD, VDV với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Các tôn giáo
đều có tuần báo, tạp chí, website riêng như Giác Ngộ, Nghiên cứu Phật
học, Văn hóa Phật giáo, Công giáo và Dân tộc, Người Công giáo Việt
Nam, Hiệp Thông, Hương Sen, hdgmvietnam.org, cbcvietnam.org, v.v
120 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014
Nhà nước cũng tạo điều kiện cho hàng trăm chức sắc các tôn giáo
được đi du học ở nước ngoài ở bậc đại học và sau đại học; hàng ngàn lượt
chức sắc, tín đồ từ Việt Nam ra nước ngoài dự hội thảo, hội nghị và hàng
ngàn lượt đại biểu tôn giáo từ nước ngoài vào Việt Nam tham dự hội
nghị, hội thảo. Các tổ chức tôn giáo đã tổ chức thành công nhiều lễ hội
lớn có tầm vóc quốc gia và quốc tế như Đại lễ Vesak (2008 và 2014), kỷ
niệm 100 năm Tin Lành đến Việt Nam (2011), Hội nghị Liên Hội đồng
Giám mục Á Châu (2012), v.v
Việc chia tách, sáp nhập các tổ chức tôn giáo cũng được xem xét
thuận lợi hơn. Chẳng hạn, Công giáo trước đây có 25 giáo phận, 1.800
giáo xứ, nay có 26 giáo phận, hơn 3.000 giáo xứ, 6.000 giáo họ, hơn
9.000 cơ sở thờ tự, 7 đại chủng viện (chiêu sinh hằng năm).
Pháp lệnh đã tăng cường quyền hành cho chính quyền cơ sở. Nếu theo
Nghị định 69/CP (năm 1991) thì cấp xã chỉ được giải quyết việc đảo
ngói, quét vôi cơ sở thờ tự, thì nay được giải quyết việc sửa chữa, nâng
cấp, cải tạo các công trình tôn giáo mà không phải xin giấy phép xây
dựng (Điều 35, Nghị định 92/2012/CP). Việc đăng ký dự tu cũng dễ dàng
và có hướng dẫn rõ ràng. Vấn đề thủ tục, giấy tờ đơn giản hơn, nhất là
khi Ban Tôn giáo Chính phủ cung cấp bộ văn bản mẫu liên quan đến tín
ngưỡng, tôn giáo. Bây giờ, giấy tờ đề nghị của các tổ chức và nhà tu hành
tôn giáo không còn ghi tên nhiều nơi nhận đơn, từ Tổng Bí thư đến Mặt
trận Tổ quốc cấp xã, mà chỉ còn một nơi là Ủy ban nhân dân tùy theo vấn
đề mà đề cấp gửi. Còn Ủy ban nhân dân cần tham khảo ý kiến chuyên
môn của các cơ quan hữu trách là việc của chính quyền chứ không phải
việc của các đương sự tôn giáo. Thời gian giải quyết cho từng vụ việc
cũng được quy định rõ ràng chứ không kéo dài như trước đây. Một điều
được ghi nhận trong Pháp lệnh là nếu điều khoản nào mà Việt Nam đã ký
kết với quốc tế thì thi hành theo điều ước quốc tế (Điều 38). Đây là một
sự tiến bộ, phù hợp với việc hội nhập quốc tế hiện nay.
2. Một số điểm cần khắc phục
Bên cạnh những ưu điểm trên đây, Pháp lệnh cũng bộc lộ một số điểm
cần khắc phục. Trước hết, Pháp lệnh chưa đề cập đến tư cách pháp nhân
của các tổ chức tôn giáo, nên khi đụng chạm đến pháp luật rất khó giải
quyết. Chẳng hạn, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai hiện nay vẫn ghi
tên chủ sử dụng là linh mục xứ chứ không phải giáo xứ. Nhưng chỉ mấy
năm là linh mục chuyển đi nơi khác theo quy định của giáo luật. Thế là,
giáo xứ muốn xây sửa, cải tạo khu đất đó đều không được giải quyết, vì
Phạm Huy THông. Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo 121
121
chủ sử dụng khu đất là tên người khác. Vấn đề tham gia các chương trình
xã hội hóa giáo dục, y tế cũng khó khăn, làm hạn chế khả năng đóng góp
của các tổ chức tôn giáo. Nếu với tư cách công dân, các nhà tu hành có
trình độ và khả năng được mở trường học, mở bệnh viện. Nhưng với tư
cách là nhà tu hành, họ không được phép, nên nhiều nơi phải mượn người
đứng tên trường học, tên bệnh viện. Vì vậy, Tòa Tổng Giám mục Thành
phố Hồ Chí Minh đã góp ý khi sửa đổi Nghị định 22/2005/NĐ-CP như sau:
“Nhà nước công nhận sự hiện diện, tồn tại của các tôn giáo, nhưng
không công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo và các chức
sắc. Do đó, chức sắc tôn giáo không được hưởng nhận những quyền công
dân như các công dân khác và quyền đại diện cho các tổ chức tôn giáo theo
pháp luật. Đồng thời, tổ chức tôn giáo không được hưởng quyền pháp nhân
như các tổ chức xã hội hợp pháp khác theo Hiến pháp và pháp luật”2.
Trong Pháp lệnh quy định một số điều chưa phù hợp với thực tiễn. Ví
dụ, Điều 25 trong Pháp lệnh (Điều 31 trong Nghị định 92) quy định về
các cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo. Hiện nay, do điều kiện giao
thông thuận lợi nên chuyện người tỉnh thành khác, thậm chí là người
nước ngoài, đến giao lưu là sự thường. Họ đến chơi và dự lễ, cả phía tôn
giáo lẫn chính quyền không biết trước. Vậy là vi phạm luật. Chính quyền
xử lý cũng phức tạp, mà không xử lý thì nhờn luật pháp. Tương tự là vấn
đề quyên góp tại cơ sở thờ tự trong Điều 28 của Pháp lệnh (Điều 36 trong
Nghị định 92). Tham dự lễ trong cơ sở thờ tự là người tứ xứ nên biết thế
nào mà xin phép. Điều 16 trong Pháp lệnh (Điều 8 trong Nghị định 92)
về việc công nhận các tổ chức tôn giáo cũng chưa hợp lý. Một tổ chức
tôn giáo vừa ra đời, chưa hợp pháp, làm sao có đủ điều kiện để đăng ký
hoạt động và làm sao không vi phạm hành chính để được công nhận là
tôn giáo hợp pháp? Rồi việc phân cấp thẩm quyền công nhận tổ chức tôn
giáo cũng chưa rõ ràng, nên xảy ra tình trạng tôn giáo “mẹ” thì địa
phương công nhận, tôn giáo “con” thì Trung ương công nhận.
Hiện nay, do vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong cơ chế thị trường và
bầu không khí dân chủ trong xã hội nâng cao, nên tình trạng khiếu kiện
gia tăng ở nước ta. Theo Thanh tra Chính phủ, trong 4 năm (2008-2011)
đã có 583.000 lượt dân khiếu nại, tố cáo; trong đó có 487.000 vụ liên
quan đến đất đai. Riêng năm 2010 có 157.197 đơn khiếu nại, tố cáo;
trong đó 69,9% liên quan đến đất đai, 80% liên quan đến đền bù và giải
phóng mặt bằng3. Trong số trên, chắc có hàng ngàn vụ liên quan đến tôn
giáo, vì các tổ chức tôn giáo cũng có số tài sản lớn. Số tài sản của các tổ
122 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014
chức tôn giáo ở nước ta đã trải qua nhiều chế độ chính trị khác nhau.
Thời nhà Nguyễn, một số cơ sở của Công giáo bị sung công hoặc chia
cho tôn giáo khác quản lý. Thời chính quyền Sài Gòn thì ngược lại, một
số cơ sở của Phật giáo lại bị lấy giao cho Công giáo sử dụng. Sau 1975,
đứng trước khó khăn của đất nước, một số chức sắc Công giáo tự nguyện
trao một số cơ sở của mình cho Nhà nước dùng làm cơ sở giáo dục, y
tế Vì vậy, việc khiếu kiện liên quan đến đất đai, tài sản tôn giáo không
thể không xảy ra, có nơi đã hình thành điểm nóng như Tam Tòa (Quảng
Bình), Thái Hà và Nhà Chung (Hà Nội), v.v Tuy nhiên, Pháp lệnh lại
không quy định quá trình hòa giải, đối thoại, xử lý và người chịu trách
nhiệm chính trong việc giải quyết những điểm nóng như vậy.
Pháp lệnh là văn bản hướng dẫn việc thực hiện quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo được thuận
lợi hơn. Cuộc sống luôn vận động và văn bản pháp luật cũng phải thay
đổi cho phù hợp. Cùng với sự phát triển của xã hội, việc hoàn thiện Pháp
lệnh sát với trình độ dân trí càng được chú ý và quyền tự do tôn giáo của
nhân dân sẽ ngày càng được tôn trọng và chăm lo hơn./.
CHÚ THÍCH:
1 Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa IX, Nxb. Chính trị
Quốc gia, 2003: 45-46.
2 Bản góp ý Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo của Tòa Tổng Giám mục Thành phố
Hồ Chí Minh do Hồng y Phạm Minh Mẫn ký ngày 13/5/2011.
3 tri.com, ngày 23/3/2012.
Abstract
ORDINANCE ON BELIEF AND RELIGION AFTER 10 YEARS
IMPLEMENTED
On 29th June, 2004, President Trần Đức Lương signed the writ issued
the “Ordinance on Belief and Religion”. Then, the Government enacted
two Decrees enforcing guidelines Ordinance on Belief and Religion
which were the Decree 22/2005/ND-CP and Decree 92/2012/ND-CP.
Through 10 years of implementation, besides the advantage points, the
Ordinance also revealed some points to fix related to the implementation
of the right to religious freedom of the people.
Key words: Ordinance on Belief and Religion, belief, religion,
Vietnam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25225_84488_1_pb_688.pdf