Hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam luôn đứng trước hai thách thức:
thứ nhất, các tôn giáo lớn sẽ không coi những nhóm mới xuất hiện là tôn
giáo; thứ hai, các nhà quản lý xã hội không coi chúng là những thực thể
nghiêm chỉnh về mặt quản lý và pháp luật16. Hiện nay, hiện tượng tôn
giáo mới ở Việt Nam vẫn luôn là vấn đề phức tạp. Hoạt động của chúng
nhìn chung nằm ngoài phạm vi quản lý của Nhà nước, gây ra ảnh hưởng
xấu tới đời sống xã hội. Việc tham gia hiện tượng tôn giáo mới làm xáo
trộn đời sống gia đình, tổn hại đến sức khỏe và tính mạng nhiều người,
chẳng hạn như trường hợp tử vong vì chữa bệnh bằng nước lã của Long
Hoa Di Lặc tại Vĩnh Phúc; trường hợp vi phạm pháp luật của tín đồ Pháp
Luân công, v.v. Sự hoạt động tích cực của một số hiện tượng tôn giáo
mới còn gây mất trật tự địa phương, thậm chí ảnh hưởn g tới uy tín quốc
gia như Hà Mòn, Tin Lành Đề ga, v.v.
10 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Tác động của đa dạng tôn giáo tới hiện tượng tôn giáo mới tại Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 35
NGUYỄN THỊ MINH NGỌC*
TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG TÔN GIÁO
TỚI HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY**
Tóm tắt: Hiện tượng tôn giáo mới, còn gọi là phong trào tôn giáo
mới, là loại hình tôn giáo xuất hiện mạnh mẽ trên thế giới vào
khoảng thập niên 60 của thế kỷ XX. Ở Việt Nam, hiện tượng này
xuất hiện vào khoảng thập niên 80 của thế kỷ XX. Các hiện tượng
tôn giáo mới sau khi ra đời có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều mặt
của đời sống xã hội, thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Trên
cơ sở lý thuyết đa dạng tôn giáo và tác động của đa dạng tôn giáo
tới đời sống tôn giáo thế giới, bài viết lý giải sự hình thành và phát
triển của hiện tượng tôn giáo mới tại Việt Nam.
Từ khóa: Đa dạng tôn giáo, thế tục hóa tôn giáo, hiện tượng tôn
giáo mới, phong trào tôn giáo mới.
1. Thế nào là hiện tượng tôn giáo mới?
Trên thế giới, hiện tượng tôn giáo mới được các nhà nghiên cứu
Phương Tây sử dụng với thuật ngữ “new religious movement” (NRM),
được dịch là phong trào tôn giáo mới. Từ điển Wikipedia tiếng Anh định
nghĩa về hiện tượng tôn giáo mới như sau: Một hiện tượng tôn giáo mới
là một cộng đồng tôn giáo hoặc nhóm tâm linh có nguồn gốc hiện đại,
trong đó chịu sự chi phối ngoại vi của nền văn hóa tôn giáo quốc gia. Các
hiện tượng tôn giáo mới có thể có nguồn gốc hoặc có thể là một phần của
một tôn giáo lớn hơn . Trong trường hợp đó, chúng được phân biệt với tôn
giáo có từ trước. Các nhà xã hội học tôn giáo gần như nhất trí1 thông qua
như một sự thay thế trung lập về nguồn gốc của thuật ngữ này, điề u được
xem là không tương xứng2. Họ tiếp tục cố gắng để đạt được định nghĩa
và xác định ranh giới3.
Mặc dù chưa có tiêu chuẩn hoặc quy tắc được thiết lập để mô tả một
phong trào tôn giáo mới, nhưng thuật ngữ này đòi hỏi nhóm tôn giáo đó
phải có hai yếu tố gần với và khác biệt với tôn giáo hiện có4. Một số nhà
*
TS., Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
**
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ
(NAFOSTED).
36 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014
nghiên cứu bị hạn chế tiếp cận với những gì được coi là khác với tôn giáo
hiện có. Đối với họ, sự khác biệt được áp dụng cho một niềm tin tôn giáo,
mặc dù nó có thể được xem là một phần của một tôn giáo hiện có, chính
là đáp ứng với sự từ chối chia sẻ niềm tin cơ bản giống nhau của tôn giáo
đó hoặc tuyên bố bản thân nó hoặc tách biệt với tôn giáo hiện tại hoặc chỉ
nó mới là niềm tin tôn giáo duy nhất đúng. Một số nhà khoa học khác mở
rộng cách nhìn về sự khác biệt, xem xét các hiện tượng tôn giáo mới từ
bối cảnh văn hóa truyền thống. Như vậy, chúng xuất hiện ở những nơi
mới, có thể theo một hình thức mới.
Các hiện tượng tôn giáo mới không nhất thiết phải chia sẻ một tập hợp
các thuộc tính cụ thể, nhưng được cho là nằm bên rìa của văn hóa chi
phối tôn giáo và tồn tại trong một không gian tương đối tranh cãi trong
tổng thể xã hội5. Chúng khác nhau về người đứng đầu, thẩm quyền, khái
niệm cá nhân, gia đình, giới tính, giáo lý, cơ cấu tổ chức và những đặc
điểm khác. Biến thể của các hiện tượng tôn giáo mới được coi là thách
thức đối với các nhà khoa học xã hội trong nỗ lực xây dựng một tập hợp
toàn diện và rõ ràng về tiêu chí phân loại chúng6.
Tựu trung lại, hiện tượng tôn giáo mới thường có hai đặc điểm: thứ
nhất, có nguồn gốc từ các tôn giáo và hình thức thờ cúng đã tồn tại; thứ
hai, có sự khác biệt với các tôn giáo và hình thức thờ cúng đã tồn tại.
Bách khoa thư về tôn giáo và xã hội (Encylopedia of Religion and
Society)7 cho rằng, hiện tượng tôn giáo mới, còn được gọi là phong trào
thay thế tôn giáo, phong trào tôn giáo bên lề hoặc giáo phái , xác định sự
phân định ranh giới một cách quan trọng nhưng đầy khó khăn của tôn
giáo. Một số hiện tượng tôn giáo mới thực sự có nguồn gốc gần đây ,
nhưng nhiều hiện tượng khác lại cấu thành từ nh ững yếu tố của tôn giáo
đương đại hoặc hoà trộn các chủ đề văn hóa của những tôn giáo đã có.
Tương tự, nhiều hiện tượng tôn giáo mới không phải là tôn giáo theo
nghĩa truyền thống. Các nhân tố hiện đại như đổi mới công nghệ , điều trị
và y học, kinh tế doanh nghiệp và tổ chức toàn cầu đã tạo ra một số hiện
tượng tôn giáo mới một cách rõ ràng mang tính bất thường. Trái ngược
với phong trào tôn giáo trong thời kỳ trước, hiện tượng tôn giáo mới
đương đại có khả năng đưa ra quyết định có ý thức về việc xác định và
thể hiện mình như tôn giáo và mong muố n tìm kiếm giải pháp hành
chính/ pháp lý chính thống như tổ chức tôn giáo. Cuối cùng, nhiều hiện
tượng tôn giáo mới là sự cấy ghép văn hóa, hầu hết có nguồn gốc Châu Á,
Nguyễn Thị Minh Ngọc. Tác động của đa dạng tôn giáo... 37
37
chưa từng được biết đến tại Phương Tây. Nhóm như vậy biểu hiện đặc
điểm phong trào xã hội trong xã hội chúng tồn tại , nhưng có thể chỉ là
một hình thức tổ ch ức trong xã hội chúng khởi nguồn.
Những định nghĩa nêu trên đều thống nhất đặc điểm của hiện tượng
tôn giáo mới có nguồn gốc hay liên quan đến mộ t tôn giáo hay một hình
thức thờ cúng truyền thống. Chưa có định nghĩa nào chỉ ra được nhân tố
quyết định sự tách rời của hiện tượng tôn giáo mới ra khỏi tôn giáo hay
thờ cúng truyền thống mà chúng khởi nguồn. Có nghĩa, cho đến nay, giới
nghiên cứu vẫn chưa tìm được câu trả lời: Khi nào một truyền thống tôn
giáo hay truyền thống dân tộc được gọi là một hiện tượng tôn giáo mới?
Tại một số nước P hương Tây, phụ thuộc vào chính sách đối với tôn giáo,
hiện tượng tôn giáo được nhận diện khi nó đăng ký hoạt động theo quy
định luật pháp. Người ta dựa vào cách thức tổ chức và hoạt động của hiện
tượng tôn giáo khi đăng ký hoạt động để xác định nó không còn là một
truyền thống tôn giáo hay truyền thống dân tộc, tự khẳng định thành một
hiện tượng tôn giáo. Yếu tố mới được xác định bởi trước đó chưa có hiện
tượng tôn giáo nào như vậy. Điều đó có nghĩa không có tiêu chí xác định ,
thống nhất để nhận diện một hiện tượng tôn giáo mới.
Về vấn đề này, Đỗ Quang Hưng đưa ra hai phương diện để phâ n biệt
hiện tượng tôn giáo mới: một là, phân biệt giữa giáo hội và giáo phái; hai
là, phân biệt giữa hiện tượng tôn giáo mới với giáo hội và giáo phái.
Trong sự phân biệt thứ nhất, giáo hội thường được hiểu theo nghĩa rộng
là một cộng đồng tôn giáo nói chung được xã hội công nhận và chính họ
chấp nhận sự hòa nhập xã hội. Giáo phái là để chỉ các nhóm tách biệt từ
các tôn giáo chủ lưu . Dù phong phú, đa dạng về quy luật hình thành và
phát triển, nhưng nó vẫn là giáo phái (môn phái, hệ phái, tông phái)
của các tôn giáo chủ lưu nếu còn giữ đượ c những yếu tính căn gốc của
tôn giáo ấy. Trong trường hợp thứ hai, sự phân biệt giữa giáo phái, giáo
hội với các hiện tượng tôn giáo mới càng trở nên phức tạp. Tuy vậy,
chúng vẫn có một số đặc tính: giáo hội và giáo phái dù dưới hình thức
nào cũng bao gồm chức sắc và tín đồ. Chức sắc tuân thủ giới luật nghiêm
ngặt còn tín đồ sống theo giới luật nhẹ nhàng hơn. Riêng các giáo phái,
đa số người gia nhập là hình thức cải đạo. Loại tín đồ này thường có
niềm tin pha tạp Kitô giáo, Phật giáo, Islam giáo hay các truyền thống tôn
giáo khác. Bên cạnh đó, nhóm hiện tượng tôn giáo mới mang màu sắc
thần bí hay khoa học giải thích niềm tin tôn giáo theo tư tưởng hiện đại.
38 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014
Trong khi các tôn giáo truyền thống có tính ổn định thì các hiện tượng
tôn giáo mới có tính bất ổn định8.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có định nghĩa thống nhất về các hiện
tượng tôn giáo mới. Một cách không chính thức, chúng được hiểu là
những hiện tượng mang tính tôn giáo, có người đứng đầu, có một nhóm
người đi theo (tín đồ), có giáo lý (có thể chưa hoàn chỉnh, phần nhiều dựa
trên cơ sở giáo lý các tôn giáo chủ lưu), không trùng lặp với các tôn giáo
và hình thức thờ cúng truyền thống. Từ góc độ của quản lý nhà nước,
chúng được nhận diện là các hình thức tôn giáo phi chính thống.
2. Hiện tượng tôn giáo mới là một hệ quả của đa dạng tôn giáo
Đa dạng tôn giáo tác động mạnh mẽ tới sự nở rộ các hiện tượng tôn
giáo mới. Yếu tố quan trọng nhất mà các nhà khoa học tìm thấy khi lý
giải hiện tượng tôn giáo mới là mối liên hệ chặt chẽ với l ý thuyết đa dạng.
Lý thuyết này được tạo ra trên nền tảng sự ra đời và phát triển của hiện
tượng tôn giáo mới thông qua giải thích loại hình học (typolog y)9. Lý
thuyết đa dạng tôn giáo cơ bản bàn về mối quan hệ hài hòa giữa các tôn
giáo khác nhau. Đa dạng theo nghĩa tổng quát là sự xác nhận và chấp
nhận tính đa dạng. Theo Diana L. Eck, đây không phải là sự đa dạng đơn
nhất, mà là sự tham gia mạnh mẽ vào sự đa dạng. Nó không chỉ là sự
khoan dung, mà là chủ động tìm kiếm sự hiểu biết giữa các dòng phái
khác nhau. Nó không phải là tương đối, mà là đối thoại của các cam kết.
Nó có nghĩa thâu tóm sự khác biệt sâu xa nhất, thậm chí khác biệt tôn
giáo, không phải trong sự cô lập, mà trong mối quan hệ qua lại. Nó được
dựa trên đối thoại10.
Theo Harold Coward, ý tưởng một tôn giáo phổ biến duy nhất là
không chấp nhận được. Ông cho rằng, điều cần thiết là đứng trên lập
trường của một tôn giáo nào đó để đối thoại với các truyền thống tôn giáo
khác nhau như là phương tiện để tiếp cận sâu hơn với cội nguồn sáng tạo.
Như vậy, đa dạng tôn giáo góp phần thúc đẩy chức năng phương tiện của
tôn giáo11.
Đa dạng tôn giáo là một tôn giáo chấp nhận các tôn giáo khác theo
luật pháp hay tự do lựa chọn tôn giáo. Đa dạng tôn giáo khuyến khích
cạnh tranh để hướng đến sự hợp tác và những thay đổi về thần học là cần
thiết để vượt qua những khác biệt giữa các tôn giáo, hoặc giữa các hệ
phái trong cùng một tôn giáo.
Nguyễn Thị Minh Ngọc. Tác động của đa dạng tôn giáo... 39
39
Đa dạng tôn giáo không phải mới xuất hiện . Tuy nhiên, với xã hội
hiện đại, vấn đề đa dạng tôn giáo mới thực sự được đặt ra. Đây là hiện
tượng mang tính phổ quát trên thế giới. Đa dạng tôn giáo là một trong
những vấn đề quan trọng của tôn giáo toàn cầu trong điều kiện xã hội
hiện đại. Lý thuyết đa dạng tôn giáo của nhà triết học, nhà thần học John
Hick (thế kỷ XX) được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao. Từ lý thuyết
này, nhiều nhà nghiên cứu xem xét vấn đề đa dạng tôn giáo trong từng
tôn giáo cụ thể , cũng như trong từng vùng địa lý riêng biệt (quốc gia, tộc
người). Nghiên cứu đa dạng tôn giáo tại các nước và các tôn giáo góp
phần bổ sung cho lý thuyết đa dạng tôn giáo của J. Hick. Bản thân J. Hick
cũng tiếp tục bổ sung lý thuyết của mình dựa trên nghiên cứu thực tế ở
nhiều bình diện khác nhau. Năm 2005, ông đã có bài thuyết trình về đa
dạng tôn giáo trong Islam giáo12.
Đa dạng tôn giáo ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn dưới tác động của
toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa tác động tới đa dạng tôn giáo trên hai cấp độ:
thứ nhất, đa dạng hệ thống tôn giáo tại mỗi quốc gia; thứ hai, đa dạng tôn
giáo dưới tác động của sự chuyển dịch địa tôn giáo (sự thay đổi cấu hình
tôn giáo dưới tác động của di dân). Tiến trình đa dạng tôn giáo ở Việt
Nam hòa nhịp cùng tình hình tôn giáo thế giới.
Xu thế đa dạng tôn giáo song hành và có mối quan hệ biện chứng với
xu thế thế tục hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa trong điều kiện xã hội
hiện đại. Hiện đại hóa và toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho đa
dạng tôn giáo. Thế tục hóa tôn giáo nhìn nhận từ góc độ tôn giáo ngày
càng đi sâu vào đời sống xã hội, phục vụ nhu cầu tâm linh cá nhân, xa
rời mục tiêu hướng tới cái tối thượng là một nhân tố quan trọng thúc
đẩy đa dạng tôn giáo.
Đa dạng tôn giáo là một vấn đề quan trọng trong đời sống tôn giáo
đương đại ở ba cấp độ: cấp độ tôn giáo, cấp độ xã hội và cấp độ thể chế.
Ở cấp độ tôn giáo, các tôn giáo chấp nhận sự tồn tại song song của nhiều
hình thức tôn giáo và hướng đến sự hài hòa giữa các tôn giáo. Ở cấp độ
xã hội, đa dạng tôn giáo đòi hỏi nhận thức mới vấn đề tôn giáo và chính
trị, tôn giáo và văn hóa. Ở cấp độ thể chế, đa dạng tôn giáo, mà hệ quả
của nó là tái cấu hình đời sống tôn giáo, đặt ra nhiều vấn đề mới về quan
hệ tôn giáo và nhà nước, từ đó đòi hỏi những cải biến về chính sách tôn
giáo. Trong xu thế đa dạng tôn giáo, nhà nước không thể bỏ qua các tôn
giáo nhóm nhỏ, mà hiện tượng tôn giáo mới nằm trong phạm vi này.
40 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014
Đa dạng tôn giáo đặt lại vấn đề niềm tin tôn giáo, đặt ra vấn đề tôn
giáo cá nhân và tôn giáo nhóm nhỏ. Đích tối thượng của các tôn giáo chủ
lưu là sự cứu rỗi hay giải thoát. Nghiên cứu của Smith chỉ ra rằng, chân
lý của sự cứu rỗi không chỉ hiện diện trong các tôn giáo chủ lưu, mà còn
trong những cá nhân có niềm tin tôn giáo chân thành13. Sự gắn kết giữa
niềm tin tôn giáo của các cá nhân sẽ tạo nên niềm tin tôn giáo cộng đồng.
Khi đó, hiện tượng tôn giáo mới ra đời trên cơ sở của niềm tin tôn giáo
cộng đồng. Trong môi trường đa dạng, các niềm tin tôn giáo được tôn
trọng với tinh thần khoan dung.
Đa dạng tôn giáo trong xu thế toàn cầu hóa tạo tiền đề cho sự nảy sinh
các hiện tượng tôn giáo mới. F. Houtart khi nghiên cứu sự nảy sinh các
hiện tượng tôn giáo mới cho rằng, toàn cầu hóa với sự phát triển mạnh
mẽ của các tổ chức tài chính quốc tế đã tạo nên sự phân cực xã hội. Ông
cho rằng: “Theo quan điểm tôn giáo, sự phân cực xã hội cũng có nghĩa là
sự phân cực tôn giáo”14. Những thập niên cuối của thế kỷ XX, sự phát
triển của kinh tế thị trường đặt thế giới trước sự biến động to lớn: sự bành
trướng của văn minh hậu công nghiệp, văn minh tin học - sinh học, sự
sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, sự hình
thành một trật tự thế giới mới. Xu thế toàn cầu hóa và thị trường tự do
dẫn đến sự phân cực quyết liệt. Sự phân cực trên phương diện kinh tế, xã
hội tạo nên một bộ phận không nhỏ người yếu thế, dễ bị tổn thương, còn
được gọi là những người bị loại trừ. Thống kê cho thấy, 20% dân số giàu
chiếm 86% của cải thế giới, trong khi đó 20% dân số nghèo chỉ có 1%
của cải. Trên bình diện kinh tế, họ là những người bị gạt ra bên lề sự thay
đổi kỹ thuật, nghèo đói, sống tạm bợ. Trên bình diện xã hội, họ là những
người không có việc làm ổn định, không được bảo hiểm xã hội đúng mức
và không có tiếng nói chính trị. Trên phương diện văn hóa, họ là những
người bị loại trừ khỏi kiến thức, ngưỡng cửa thông tin, các yếu tố của xã
hội hiện đại, thậm chí bị loại trừ khỏi quyền được sống theo văn hóa dân
tộc. Họ là những người lâm vào hoàn cảnh khó khăn mà ở đó , họ bị từ
chối việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện hữu ích với đa số các nhóm
xã hội tương tự khác.
Có thể nói, những người bị loại trừ là những nhóm xã hội đặc biệt, có
hoàn cảnh và vị thế xã hội thấp kém hơn so với với các nhóm xã hội bình
thường. Họ gặp phải hàng loạt thách thức, ngăn cản khả năng hòa nhập
vào đời sống cộng đồng. Hàng rào đó có thể liên quan đến thể c hất, khả
Nguyễn Thị Minh Ngọc. Tác động của đa dạng tôn giáo... 41
41
năng, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đánh giá, kỳ thị của xã hội, các
vấn đề tâm lý15.
Vấn đề nhóm bị loại trừ chiếm đa số tín đồ các hiện tượng tôn giáo
mới còn được lý giải từ góc độ sự tha hóa của các tôn giáo chủ lưu. Từ
năm 1990 trở lại đây, các tôn giáo chủ lưu ở Việt Nam như Công giáo,
Phật giáo, Tin Lành và một số hình thức thờ cúng truyền thống như thờ
Tổ tiên, thờ Mẫu, thờ Thành hoàng,... ngày càng phát triển. Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng, đây là giai đoạn hồi sinh của tôn giáo Việt Nam sau
một giấc ngủ dài. Thực tế, sự phát triển của các tôn giáo nêu trên đáp ứng
cơ bản nhu cầu tâm linh của một bộ phận nhân dân. Tuy nhiên, trong quá
trình phát triển, các tôn giáo chủ lưu đã xuất hiện khá nhiều biểu hiện tha
hóa. Mặt trái của kinh tế thị trường làm sói mòn đạo đức của không ít
người hoạt động tôn giáo. Giá trị chân chính của tôn giáo nhìn chung vẫn
được bảo lưu , nhưng cách hành xử của một bộ phận người hoạt động tôn
giáo làm biến đổi giá trị đích thực của tôn giáo. Nhiều hoạt động tôn giáo
bị thương mại hóa, đặc biệt là hệ thống dịch vụ nghi lễ dành cho tín đồ
(hoặc theo yêu cầu của tín đồ). Trong bối cảnh yếu tố cá thể được đề cao,
việc thương mại hóa dịch vụ nghi lễ mang lại nguồn lợi lớn cho tổ chức
tôn giáo và những người hoạt động tôn giáo , đồng thời cũng làm suy
giảm niềm tin tôn giáo.
Sự tha hóa của các tôn giáo chủ lưu, nhất là xu thế chạy theo vật chất
thái quá của một bộ phận chức sắc tôn giáo đã đẩy những tín đồ thuộc
nhóm yếu thế ra khỏi tôn giáo. Điều kiện kinh tế khó khăn không cho
phép các tín đồ thuộc nhóm yếu thế có đủ khả năng chi trả cho những
hoạt động tôn giáo rườm rà và tốn kém. Bị đẩy ra khỏi tôn giáo, nhưng
nhu cầu tôn giáo của nhóm yếu thế không những không mất đi, mà thậm
chí còn trở nên mạnh mẽ. Họ tìm đến một chỗ dựa tinh thần mới cho
những khó khăn, bế tắc đang phải đối mặt trong cuộc sống đời thường.
Chỉ trong điều kiện đa dạng, các hiện tượng tôn giáo mới mới có điều
kiện ra đời và phát triển. Đa dạng tôn giáo với nghĩa là sự chấp nhận các
tôn giáo khác hay tự do lựa chọn tôn giáo tạo môi trường bình đẳng cho
các tôn giáo. Trên cơ sở đó, các hiện tượng tôn giáo mới với những yếu
tố đơn giản về nghi lễ, hình thức thờ cúng đồng nghĩa với việc giảm chi
phí cho hoạt động tôn giáo là sự lựa chọ phù hợp cho nhóm đối tượng
yếu thế. Thực tế khảo sát các hiện tượng tôn giáo mới tại Việt Nam cho
42 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014
thấy, đa số người đứng đầu các hiện tượng tôn giáo mới và người tin theo
là phụ nữ, những người có thu nhập và dân trí thấp.
Hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam luôn đứng trước hai thách thức:
thứ nhất, các tôn giáo lớn sẽ không coi những nhóm mới xuất hiện là tôn
giáo; thứ hai, các nhà quản lý xã hội không coi chúng là những thực thể
nghiêm chỉnh về mặt quản lý và pháp luật16. Hiện nay, hiện tượng tôn
giáo mới ở Việt Nam vẫn luôn là vấn đề phức tạp. Hoạt động của chúng
nhìn chung nằm ngoài phạm vi quản lý của Nhà nước, gây ra ảnh hưởng
xấu tới đời sống xã hội. Việc tham gia hiện tượng tôn giáo mới làm xáo
trộn đời sống gia đình, tổn hại đến sức khỏe và tính mạng nhiều người,
chẳng hạn như trường hợp tử vong vì chữa bệnh bằng nước lã của Long
Hoa Di Lặc tại Vĩnh Phúc; trường hợp vi phạm pháp luật của tín đồ Pháp
Luân công, v.v... Sự hoạt động tích cực của một số hiện tượng tôn giáo
mới còn gây mất trật tự địa phương , thậm chí ảnh hưởn g tới uy tín quốc
gia như Hà Mòn, Tin Lành Đề ga, v.v...
3. Kết luận
Trong bối cảnh đa dạng tôn giáo hiện nay, sự ra đời các hiện tượng
tôn giáo mới mang tính tất yếu. Sự phát triển của các hiện tượng tôn giáo
mới làm xáo trộn đời sống tôn giáo và đời sống xã hội ở Việt Nam. Do
vậy, làm thế nào để các hiện tượng tôn giáo mới có thể hoạt động lành
mạnh, đóng góp hữu ích cho xã hội là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các
nhà nghiên cứu và nhà quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay./.
CHÚ THÍCH:
1 Massimo Introvigne (2001), The Future of Religion and the Future of New
Religions,
2 T. L. Brink (2008), Psychology: A Student Friendly Approach, Unit 13: Social
Psychology: 320; Olson, J. Paul (2006), “The Public Perception of Cults and
New Religious Movements”, Journal for the Scientific Study of Religion, Vol. 45:
97-106.
3
4 Massimo Introvigne (2001), The Future of Religion and the Future of New
Religions, ibid.
5
6 Steve Bruce (1996), Religion in the Modern World: From Cathedrals to Cults,
Oxford University Press: 270.
Nguyễn Thị Minh Ngọc. Tác động của đa dạng tôn giáo... 43
43
7 David G. Bromley, Encylopedia of Religion and Society,
8 Đỗ Quang Hưng (2002), Một số vấn đề cấp bách trong sinh hoạt tôn giáo ở một
số tỉnh phía Bắc, Đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội.
9 David G. Bromley, Encylopedia of Religion and Society, ibid.
10 Diana L. Eck (2006), On Common Ground: World Religions in America,
Columbia University Press.
11 Harold Coward (2000), Pluralism in the World Religions, Oneworld, Oxford.
12 John Hick (2005), Religious Pluralism and Islam, Lecture delivered to the
Institute for Islamic Culture and Thought, Tehran.
13 James C. Livingston (2003), Religious Pluralism and the Question of Religious
Truth in the Wilfred C. Smith, JCRT 4.3, August: 63.
14 Dẫn theo: Đỗ Quang Hưng (2002), Một số vấn đề cấp bách trong sinh hoạt tôn
giáo ở một số tỉnh phía Bắc, Đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội.
15 Phạm Văn Quyết, Phạm Anh Tuấn, Nhà nước Việt Nam với công tác hỗ trợ
nhóm yếu thế,
16 Nguyễn Quốc Tuấn (2011), “Về hiện tượng tôn giáo mới”, Nghiên cứu Tôn giáo,
số 12.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Harold Coward (2000), Pluralism in the World Religions, Oneworld, Oxford.
2. T. L. Brink (2008), Psychology: A Student Friendly Approach, Unit 13: Social
Psychology.
3. David G. Bromley, Encylopedia of Religion and Society,
4. Diana L. Eck (2006), On Common Ground: World Religions in America,
Columbia University Press.
5. Massimo Introvigne (2001), The Future of Religion and the Future of New
Religions, http:// cesnur.org/2001/mi_june03.htm.
6. Đỗ Quang Hưng (2002), Một số vấn đề cấp bách trong sinh hoạt tôn giáo ở một
số tỉnh phía Bắc, Đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội.
7.
8. James C. Livingston (2003), Religious pluralism and the question of religious
truth in the Wilfred C. Smith, JCRT 4.3, August: 63.
9. John Hick (2005), Religious Pluralism and Islam, Lecture delivered to the
Institute for Islamic Culture and Thought, Tehran.
10. Olson, J. Paul (2006), “The Public Perception of Cults and New Religious
Movements”, Journal for the Scientific Study of Religion, Vol. 45: 97-106.
44 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014
11. Phạm Văn Quyết, Phạm Anh Tuấn, Nhà nước Việt Nam với công tác hỗ trợ
nhóm yếu thế,
12. Steve Bruce (1996), Religion in the Modern World: From Cathedrals to Cults,
Oxford University Press: 270.
13. The Oxford Handbook of New Religious Movements, Oxford University Press,
2008.
14. Nguyễn Quốc Tuấn (2011), “Về hiện tượng tôn giáo mới”, Nghiên cứu Tôn giáo,
số 12.
Abstract
THE EFFECTS OF RELIGIOUS DIVERSITY ON THE NEW
RELIGIOUS MOVEMENTS IN VIETNAM AT PRESENT
The new religious movements appeared extensively in the world from
the years 60s of the 20th century. In Vietnam, these movements have
appeared since the 1980s. The new religious movements have strongly
affected to many domains of social life and they were interested by
researchers. Basing on the theory of religious diversity and the impact of
religious diversity to religious life in the world, this article interpreted the
establishment and expansion of the new religious movements in Vietnam.
Keywords: Religious diversity, religious secularization, new religious
phenomenon, new religious movements.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26677_89650_1_pb_4195.pdf