Hạn chế của áp dụng pháp luật về tôn giáo ở nước ta thời gian qua
xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo tuy
được triển khai sâu rộng dưới nhiều hình thức mới, song chủ yếu ở giai
đoạn sau khi ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004) và Nghị
định 22 (2005). Tuy nhiên, nội dung các hoạt động này chỉ tập trung phổ
biến, hướng dẫn những quy định mới so với trước đây, chưa quan tâm
hướng dẫn, giải thích các quy phạm liên quan thường xuyên đến hoạt
động tôn giáo nhưng còn vướng mắc, thiếu cụ thể như: vấn đề tư cách
pháp nhân của tổ chức tôn giáo, thủ tục đăng ký và công nhận dòng tu,
vấn đề tôn giáo tham gia xã hội hóa y tế và giáo dục. Vì vậy, sự hiểu biết
pháp luật về tôn giáo của tín đồ, chức sắc các tổ chức tôn giáo còn nhiều
hạn chế.
12 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Thực tiễn áp dụng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 – 2014 19
ĐỖ THỊ KIM ĐỊNH*
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TÔN GIÁO
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Tóm tắt: Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã
hội trong lĩnh vực tôn giáo, nhất là “Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo”, được ban hành và áp dụng vào thực tiễn Việt Nam gần đây
đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong việc bảm đảm quyền tự do
tôn giáo và quyền tự do không tôn giáo của người dân; góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tôn giáo. Tuy nhiên, thực tiễn
áp dụng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay lộ rõ một số bất
cập cần điều chỉnh. Bài viết phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật
về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, cả thành tựu và hạn chế, để thấy
việc hoàn thiện pháp luật về tôn giáo ở nước ta đang là một yêu
cầu, một mục tiêu trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền.
Từ khóa: Pháp luật về tôn giáo, tổ chức tôn giáo, hoạt động tôn
giáo, công tác tôn giáo.
1. Thực trạng áp dụng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam
1.1. Vấn đề công nhận các tổ chức tôn giáo
Việc công nhận các tổ chức tôn giáo được Nhà nước ta quan tâm từ
lâu. Trong Sắc lệnh 234/SL, ngày 14/6/1955 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
ban hành, đã nêu vấn đề công nhận các tổ chức tôn giáo có chọn lọc,
đồng thời tôn trọng các tổ chức tôn giáo khác. Tuy nhiên, đây mới chỉ là
vấn đề mang tính nguyên tắc chứ chưa quy định điều kiện cụ thể để một
tổ chức tôn giáo được công nhận. Về mặt pháp lý, đến trước năm 1986,
Nhà nước ta công nhận về mặt tổ chức cho ba tổ chức tôn giáo là Hội
thánh Tin Lành Việt Nam Miền Bắc (1958), Hội đồng Giám mục Việt
Nam (1980) và Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981).
Việc công nhận tổ chức tôn giáo được quy định với tiêu chí cụ thể
trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004) và các văn bản hướng dẫn
*
ThS., nghiên cứu sinh Khoa Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam.
20 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
20
được ban hành. Theo đó, tính đến năm 2013, các cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền đã xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
tôn giáo và công nhận về tổ chức cho 37 tổ chức tôn giáo và một pháp
môn tu hành. Ban Tôn giáo Chính phủ đã cấp đăng ký hoạt động cho 39
dòng tu, bốn hội đoàn Công giáo. Triển khai Chỉ thị số 01/2005/CT-TTG
ngày 4/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ, chính quyền các tỉnh thành đã
công nhận 200 chi hội Tin Lành trên cả nước, với hơn 1.500 điểm nhóm
được đăng ký sinh hoạt1.
Công nhận tổ chức tôn giáo là sự nỗ lực rất lớn của Nhà nước ta. Điều
này mang lại cho các tổ chức tôn giáo vị thế pháp lý quan trọng, khẳng
định tính hợp pháp và tính độc lập của các tổ chức tôn giáo được công
nhận. Thực tế cho thấy, các tổ chức tôn giáo sau khi được công nhận đã
hạn chế dần và tiến tới không còn các hoạt động trái pháp luật, xây dựng
đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, giáo dục và hướng dẫn tín đồ
tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; mối quan hệ giữa Nhà
nước với các tổ chức tôn giáo ngày càng tốt đẹp. Tuy nhiên, việc công
nhận tổ chức tôn giáo triển khai trên thực tế đã phát sinh một số vấn đề
khiến cho các nhà quản lý khó khăn khi giải quyết.
Công nhận tổ chức tôn giáo là công nhận tính hợp lý, tính khách quan,
tính chân chính, tính chỉnh thể và tính độc lập của tổ chức tôn giáo; nói
cách khác là công nhận tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo. Tuy
nhiên, với những quy định hiện hành thể hiện trong Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan (Luật Dân
sự, Luật Đất đai,), thì tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo chưa
được làm rõ. Các văn bản này chưa quy định rõ vị trí của tổ chức tôn giáo
sau khi được công nhận đứng ở đâu trong các loại pháp nhân theo quy
định của Luật Dân sự hiện hành. Nếu chiếu theo quy định của Luật Dân
sự về một tổ chức được công nhận pháp nhân, thì tổ chức tôn giáo (quy
định trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo) đã thỏa mãn ba điều kiện:
được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và tham gia các
quan hệ pháp luật một cách độc lập. Còn điều kiện thứ tư, có tài sản độc
lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
(Luật Dân sự 2005) thì không được đưa vào Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo như là một trong các điều kiện để xem xét công nhận tổ chức tôn
giáo, trong khi tổ chức tôn giáo có khả năng đảm bảo điều kiện này.
Việc chưa làm rõ tổ chức tôn giáo được công nhận về mặt tổ chức
thực sự có đầy đủ quyền tư cách pháp nhân về tôn giáo hay không là một
Đỗ Thị Kim Định. Thực tiễn áp dụng pháp luật 21
21
vấn đề gây lúng túng cho các nhà quản lý khi giải quyết các vấn đề liên
quan đến đất đai, tài sản của các tổ chức tôn giáo, cũng như việc các tổ
chức tôn giáo tham gia như thế nào vào các hoạt động xã hội như y tế,
giáo dục.
Trong giải quyết các vấn đề liên quan đến xin đăng ký hoạt động của
các tổ chức tôn giáo, các nhà quản lý cũng lúng túng khi chưa có quy
định cụ thể. Ví dụ, Điểm c, Khoản 1, Điều 16, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo quy định về đăng ký hoạt động tôn giáo, nhưng không quy định các
điều kiện để được cấp đăng ký hoạt động. Đối với việc thành lập, chia
tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở, Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo chỉ quy định đối với tổ chức tôn giáo cơ sở là giáo xứ của Công
giáo, chi hội của Tin Lành. Thực tế còn các loại tổ chức tôn giáo như
giáo họ, giáo hạt của Công giáo, hội nhánh của Tin Lành, Ban Đại diện
Phật giáo cấp huyện của Phật giáo chưa được quy định.
1.2. Vấn đề đất đai và tài sản tôn giáo
Trong những năm qua, việc giao quyền sử dụng đất để xây dựng, mở
mang cơ sở đào tạo tôn giáo; cải tạo hoặc xây dựng mới cơ sở thờ tự của
các tổ chức tôn giáo được chính quyền các cấp tạo điều kiện và giải quyết
nhanh theo quy định pháp luật. Từ năm 2005 trở lại đây, cả nước có
3.277 cơ sở thờ tự được xây dựng mới, 3.393 cơ sở thờ tự được sửa chữa,
6.595 cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chỉ
tính riêng trong năm 2010, cả nước có 506 cơ sở thờ tự được xây mới và
558 cơ sở thờ tự được cải tạo và nâng cấp2.
Hiện nay, một số cơ sở của các tổ chức tôn giáo được giao đất xây
dựng hoặc mở rộng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo và đào tạo tôn
giáo. Thành phố Hồ Chí Minh cấp đất cho Tổng Liên hội Hội thánh Tin
Lành Việt Nam (Miền Nam) xây dựng Viện Thánh kinh Thần học, Nhà
nước giao đất cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng các Học viện
Phật giáo (tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Cần Thơ), tỉnh Quảng
Trị cấp thêm đất cho Giáo xứ La Vang, tỉnh Đắc Lắc giao đất cho Tòa
Giám mục Giáo phận Buôn Ma Thuột, Thành phố Hải Phòng cấp đất cho
Tòa Giám mục Giáo phận Hải Phòng, v.v3
Một trong những vấn đề đáng quan tâm thời gian gần đây là tình hình
khiếu kiện liên quan đến tôn giáo ngày càng gia tăng về số lượng và tính
chất phức tạp. Do nhiều nguyên nhân, trong đó có những vấn đề lịch sử
để lại, tổ chức giáo hội, chức sắc, tín đồ của hầu hết các tổ chức tôn giáo
đã gửi đơn thư khiếu kiện đòi lại cơ sở thờ tự, đất đai, tài sản tôn giáo. Để
22 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
22
giải quyết vấn đề này, các cơ quan quản lý nhà nước đã áp dụng nhiều
văn bản quy phạm pháp luật như: Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị
số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 về nhà đất liên quan đến tôn giáo;
Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về nhà đất
do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các
chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991; Nghị định số
127/2005/NDD-CP ngày 10/10/2005 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số
23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội và Nghị quyết số
755/2005/NQ-UBTVQH ngày 02/4/2005 của UBTVQH quy định việc giải
quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực
hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ
nghĩa trước ngày 01/7/1991,v.v
Hầu hết các vụ khiếu kiện được chính quyền các tỉnh thành trong cả
nước giải quyết trên tinh thần và nguyên tắc tôn trọng lịch sử, bảo đảm
đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước, thỏa mãn nhu cầu chính
đáng, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cá nhân và tổ chức tôn giáo. Đối
với những cơ sở thờ tự, tài sản tôn giáo bị trưng thu, trưng dụng, hiến
tặng (có hoặc không có giấy hiến tặng) thuộc diện thực hiện chủ trương,
chính sách của Nhà nước, không trả lại cho các tổ chức tôn giáo và sẽ xác
lập quyền sở hữu nhà nước. Đối với những cơ sở vật chất của tôn giáo
còn lại sau khi đã hiến tặng qúa chật hẹp, tùy trường hợp cụ thể, được
giải quyết theo phương thức hoán đổi, trả lại một phần hay toàn bộ.
Đối với những cơ sở vật chất của tôn giáo trước đây do cơ quan địa
phương vận động hiến tặng thêm ngoài diện quy định của Nhà nước bị
khiếu kiện, nếu xét thấy các tổ chức tôn giáo có nhu cầu thực sự có thể
xem xét giao lại. Những cơ sở vật chất của tôn giáo cho mượn có thời
hạn, nếu xét thấy tổ chức tôn giáo có nhu cầu thực sự, về phía chính
quyền có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất mới ở nơi khác được xem xét
trả lại theo ba hình thức: trả lại nguyên trạng, trả lại bằng hiện kim tương
đương với giá trị cơ sở vật chất đã mượn, trả lại bằng đất đai hoặc cơ sở
vật chất có giá trị tương đương ở nơi khác.
Những cơ sở nhà đất tôn giáo do quy hoạch giải tỏa một phần diện
tích hoặc toàn bộ diện tích được đền bù thỏa đáng. Đất đai tôn giáo mua
hoặc tín đồ hiến tặng cho tổ chức tôn giáo để mở rộng nơi thờ tự hoặc dự
kiến xây dựng mới cơ sở thờ tự thì việc chuyển nhượng theo đúng quy
định pháp luật. Đối với đất đai tôn giáo hợp pháp bị lấn chiếm, chính
quyền có kế hoạch giải tỏa, di dời số hộ dân lấn chiếm. Đối với đất đai do
Đỗ Thị Kim Định. Thực tiễn áp dụng pháp luật 23
23
cơ sở tôn giáo tự bố trí người vào ở, canh tác, chính quyền giữ vai trò
trọng tài thương lượng thỏa đáng giữa cơ sở tôn giáo và các hộ dân.
Mặc dù Nhà nước đã nỗ lực rất nhiều, nhưng vẫn còn một số vụ khiếu
kiện liên quan đến đất đai, tài sản tôn giáo chưa được giải quyết hoặc giải
quyết chưa triệt để. Một vài vụ việc có khả năng tạo thành điểm nóng tôn
giáo, như Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội; Trung tâm Giáo dục Thường xuyên,
Khánh Hòa; Trung tâm Mục vụ Tòa Giám mục Buôn Ma Thuột, Đắk
Lắk; Nhà thờ Tam Tòa, Quảng Bình, v.v...
Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với một số bộ ngành, địa phương
liên quan đã và đang giải quyết các vụ việc: Nhà hưu dưỡng Đồng Giới,
Hải Phòng; khu Đền thánh, Hải Dương; Nhà thờ Ngô Khê, Hà Nam; Nhà
thờ Khoái Đồng, Nam Định; Cơ sở Viện Thánh kinh Thần học, Khánh
Hòa; khu đất số 7 Trần Cao Vân, Thành phố Hồ Chí Minh; Nhà thờ
Phước Hậu, Bình Định, v.v... Tình trạng khiếu kiện, khiếu nại liên quan
đến sửa chữa, mở rộng cơ sở thờ tự trái phép diễn ra khá phổ biến ở
nhiều địa phương4.
1.3. Vấn đề đào tạo chức sắc tôn giáo
Chính quyền các cấp tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo xây
dựng mới hoặc mở rộng trường đào tạo chức sắc tôn giáo. Từ năm 2004
đến năm 2012, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập thêm Học viện
Phật giáo Nam tông Khmer, hai trường Cao đẳng Phật học và hai trường
Trung cấp Phật học; Giáo hội Công giáo Việt Nam thành lập thêm cơ sở
II Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội và Đại Chủng viện Thánh Giuse
Xuân Lộc; Tổng Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc) thành lập
Viện Thánh kinh Thần học tại Hà Nội. Tổng số học viên đang học tại các
cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo khoảng gần 10.000 người.
Cơ quan chức năng nhà nước các cấp đã tổ chức tuyên truyền và phổ
biến pháp luật cho hơn 20.000 lượt chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tổ
chức tôn giáo, hỗ trợ tủ sách pháp luật cho một số trường đào tạo chức
sắc tôn giáo, cơ sở thờ tự tôn giáo. Nhà nước cũng tạo điều kiện cho
nhiều chức sắc tôn giáo đi du học bậc đại học và sau đại học ở nước
ngoài. Hiện có khoảng 1.000 chức sắc các tổ chức tôn giáo đi tu học trình
độ thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài (riêng Phật giáo là 650 người).
1.4. Hoạt động in ấn kinh sách và xuất bản phẩm tôn giáo
Hoạt động này được duy trì thường xuyên, bảo đảm phục vụ yêu cầu
hoạt động của các tổ chức tôn giáo đúng quy định pháp luật. Từ năm
24 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
24
2006 đến năm 2012, Nhà xuất bản Tôn giáo đã cấp phép xuất bản cho
5.843 xuất bản phẩm tôn giáo, trong đó 4.725 đầu sách với 14.535.464
bản in, 1.118 đĩa VCD, CD, DVD, MP3, ảnh, lịch, cờ tôn giáo với số
lượng 2.546.201 bản bằng nhiều ngôn ngữ như Việt, Anh, Pháp, Khmer,
Ê Đê, Gia Rai, Ba Na5.
Hiện nay, Nhà nước đã có hai tạp chí và một nhà xuất bản về tôn giáo
là Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Công tác Tôn giáo và Nhà xuất
bản Tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo hầu hết đều có cơ quan ngôn luận,
trong đó một số tờ báo, tạp chí có uy tín như: Văn hóa Phật giáo, Nghiên
cứu Phật học, Khuông Việt, Giác ngộ (Giáo hội Phật giáo Việt Nam),
Hiệp thông, Công giáo và Dân tộc (Giáo hội Công giáo Việt Nam), Mục
vụ, Thông công (Tin Lành), Cao Đài (Cao Đài), Hương Sen (Phật giáo
Hòa Hảo), v.v
1.5. Hoạt động từ thiện xã hội của các tổ chức tôn giáo
Thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, chính quyền các cấp trên
địa bàn cả nước đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ
chức tôn giáo thực hiện các hoạt động từ thiện xã hội. Các tổ chức tôn
giáo tích cực tham gia vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, cứu trợ đồng bào
khó khăn do thiên tai, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng
nhà tình nghĩa, v.v
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có gần 300 cơ sở giáo dục
mầm non với hơn 100 điểm trường, hơn 300 cơ sở khám chữa bệnh miễn
phí, trên 100 cơ sở chăm sóc người già, trẻ mồ côi và khuyết tật, người
tàn tật, bệnh nhân phong, bệnh nhân AIDS do chức sắc, nhà tu hành hoặc
tổ chức tôn giáo phụ trách, tài trợ đã góp phần giải quyết những khó khăn
trong cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của hàng chục ngàn người6.
1.6. Hoạt động quốc tế của các tổ chức tôn giáo
Những năm gần đây, hoạt động quốc tế của các tổ chức tôn giáo dần
đi vào nền nếp và phần lớn thực hiện đúng quy định pháp luật. Các tổ
chức tôn giáo ở Việt Nam đã duy trì, mở rộng mối quan hệ với các tổ
chức tôn giáo trên thế giới. Nhiều hoạt động lớn của các tổ chức tôn giáo
được tổ chức ở Việt Nam thu hút hàng trăm nghìn người tham gia như:
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc các năm 2008 và 2014, Hội nghị Nữ giới
Phật giáo Thế giới lần thứ XI năm 2009 (Phật giáo), Kỷ niệm 100 năm
Tin Lành đến Việt Nam năm 2011 (Tin Lành), Kỷ niệm 50 năm thành lập
Đỗ Thị Kim Định. Thực tiễn áp dụng pháp luật 25
25
hàng giáo phẩm Việt Nam và 350 năm thành lập Giáo phận Đàng Trong
và Đàng Ngoài năm 2010 (Công giáo), v.v...
Sau khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành và triển khai,
việc tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế của các tổ chức tôn giáo
không ngừng tăng lên: 1.178 lượt chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tổ
chức tôn giáo đi đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài hoặc tham gia các hội
nghị, hội thảo quốc tế về tôn giáo, 175 đoàn khách nước ngoài vào Việt
Nam hoạt động tôn giáo.
2. Nguyên nhân thành tựu và hạn chế của việc áp dụng pháp luật
về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
2.1. Nguyên nhân thành tựu của việc áp dụng pháp luật về tôn giáo
Thành tựu của việc áp dụng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam thời
gian qua do những nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Từ năm 1990 trở lại đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những
bước tiến dài mang tính đột phá trong việc đổi mới tư duy về tôn giáo và
công tác tôn giáo. Điều này thể hiện rõ nét từ Nghị quyết số 24/NQ-TW
ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong
tình hình mới với sự thay đổi cách nhìn tôn giáo theo kiểu địch - ta sang
quan điểm dân vận. Lần đầu tiên trong văn kiện Đảng, tôn giáo được thừa
nhận là một hiện tượng xã hội còn tồn tại lâu dài, là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân và (đạo đức tôn giáo) có nhiều điều phù hợp với
công cuộc xây dựng xã hội mới. Nghị quyết này thể hiện một cách đầy đủ
về tình hình tôn giáo, công tác tôn giáo và chính sách tôn giáo trong giai
đoạn mới, tạo ra bước ngoặt về nhận thức và hành động đối với vấn đề
tôn giáo.
Trải qua các kỳ đại hội VI, VII, VIII, IX, X, đặc biệt là Đại hội XI,
nhận thức mới của Đảng về vấn đề tôn giáo được bổ sung và hoàn thiện.
Trong báo cáo chính trị của Đảng tại Đại hội XI, vấn đề tôn giáo được
Đảng đề ra như sau: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá
trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn
giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo mọi điều
kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các
tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp
luật. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quết đấu tranh với những
26 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
26
hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối
đại đoàn kết dân tộc”7.
Tư duy mới và đường lối đúng đắn của Đảng đã mang lại cách làm
mới trong giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Quan trọng hơn, quan
điểm của Đảng đã làm thay đổi nhận thức về vấn đề tôn giáo của đại bộ
phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Sự phân biệt lương giáo mà thực
dân, phong kiến trước đây cố tình khoét sâu mâu thuẫn nay cơ bản được
gỡ bỏ.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
trong lĩnh vực tôn giáo từng bước hoàn thiện, tạo môi trường pháp lý
quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo và quyền tự do
không tôn giáo của công dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh
những quy phạm pháp luật chứa đựng trong các bộ luật (Luật Hình sự,
Luật Tố tụng Hình sự, Luật Dân sự, Luật Đất đai) và Hiến pháp, từ
năm 1991 đến nay, Nhà nước còn ban hành hàng loạt các chỉ thị, thông
tư,... điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tôn giáo. Đặc biệt, sự
ra đời của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 được coi là một dấu
mốc quan trọng trên con đường hoàn thiện pháp luật về tôn giáo ở nước
ta. Cho đến nay, đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao
nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tôn giáo. Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị số 01/2005/CT-
TTg ngày 4/12/2005 về một số công tác đối với đạo Tin lành; Chỉ thị số
1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo,
cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác tạo nên một hành lang pháp
lý bảo đảm quyền lợi của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; giúp các cơ
quan quản lý nhà nước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tôn giáo,
phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc; là công cụ đảm bảo quyền tự
do bình đẳng tôn giáo, ngăn ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật của mọi tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo.
- Bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức tôn
giáo được kiện toàn, sắp xếp lại; năng lực của đội ngũ cán bộ làm công
tác tôn giáo được nâng lên theo hướng chuyên nghiệp hơn. Ban Tôn giáo
Chính phủ là cơ quan đứng đầu thực hiện công tác tôn giáo. Mỗi tỉnh
thành đều có Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ, cấp cơ sở đều có cán bộ làm
công tác tôn giáo. Cả nước hiện có khoảng 1.500 cán bộ chuyên trách
công tác tôn giáo. Đội ngũ cán bộ này thường xuyên được tham gia các
Đỗ Thị Kim Định. Thực tiễn áp dụng pháp luật 27
27
lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ. Năm 2011, cả nước tổ chức được gần
500 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho hơn 80.000 lượt cán bộ làm công tác
tôn giáo.
2.2. Nguyên nhân hạn chế của việc áp dụng pháp luật về tôn giáo
Hạn chế của áp dụng pháp luật về tôn giáo ở nước ta thời gian qua
xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo tuy
được triển khai sâu rộng dưới nhiều hình thức mới, song chủ yếu ở giai
đoạn sau khi ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004) và Nghị
định 22 (2005). Tuy nhiên, nội dung các hoạt động này chỉ tập trung phổ
biến, hướng dẫn những quy định mới so với trước đây, chưa quan tâm
hướng dẫn, giải thích các quy phạm liên quan thường xuyên đến hoạt
động tôn giáo nhưng còn vướng mắc, thiếu cụ thể như: vấn đề tư cách
pháp nhân của tổ chức tôn giáo, thủ tục đăng ký và công nhận dòng tu,
vấn đề tôn giáo tham gia xã hội hóa y tế và giáo dục. Vì vậy, sự hiểu biết
pháp luật về tôn giáo của tín đồ, chức sắc các tổ chức tôn giáo còn nhiều
hạn chế.
Bên cạnh đó, do hạn chế của việc triển khai, một số cán bộ chưa hiểu
hết tinh thần của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 22, nên
quá trình tổ chức thực hiện còn gặp nhiều lúng túng. Thời gian giải quyết
một số yêu cầu của tổ chức, cá nhân tôn giáo còn chậm, chưa theo đúng
quy định của pháp luật.
- Pháp luật về tôn giáo của nước ta hiện nay cơ bản đáp ứng nhu cầu
của cuộc sống. Song trước sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống xã hội và
đời sống tôn giáo, pháp luật về tôn giáo của nước ta đã bộc lộ một số bất
cập như chưa hoàn chỉnh, hệ thống, đồng bộ và thống nhất. Các quy định
nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung nhiều văn bản
còn chung chung, ngôn từ thiếu rõ ràng, có thể hiểu nhiều cách khác
nhau. Một số quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo, không có khả năng
thực thi, hoặc không còn phù hợp với thực tiễn. Một số vấn đề mới phát
sinh trong công tác tôn giáo chậm được điều chỉnh kịp thời, cụ thể:
+ Một số quy định trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các nghị
định hướng dẫn thi hành chưa cụ thể và khả thi; chưa phù hợp với thực
tiễn hoặc đến nay không còn phù hợp với thực tiễn nữa. Hạn chế này thể
hiện rõ nhất ở những quy định về đào tạo chức sắc tôn giáo; tổ chức tôn
giáo tham gia các hoạt động xã hội; hoạt động tôn giáo của người nước
28 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
28
ngoài tại Việt Nam; thủ tục đăng ký, công nhận tổ chức tôn giáo; cấp
phép xây dựng công trình tôn giáo, v.v
+ Một số nội dung chưa được quy định trong Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo nên các nhà quản lý gặp khó khăn, lúng túng khi giải quyết
những vấn đề mới phát sinh, chẳng hạn việc sáp nhập, hợp nhất các tổ
chức tôn giáo được công nhận độc lập có cùng giáo lý, giáo luật và đức
tin; vấn đề cấp đăng ký hoạt động của hội đoàn, dòng tu, v.v...
- Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền về chủ trương, chính sách
tôn giáo của Đảng và Nhà nước, nhất là những chính sách mới được ban
hành, chưa có sự thống nhất cao. Một bộ phận cán bộ vẫn còn định kiến
với tôn giáo, chưa phân biệt rõ tính hai mặt của nhu cầu tôn giáo và lợi
dụng tôn giáo. Vì vậy, pháp luật về tôn giáo có lúc, có nơi chậm triển
khai hoặc áp dụng chưa đúng. Một số cán bộ làm công tác tôn giáo cấp
quận huyện, phường xã chưa nắm vững nghị quyết của Đảng, pháp luật
của Nhà nước về tôn giáo. Khi giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp
liên quan đến tôn giáo, họ dễ rơi vào hai thái cực: hoặc hữu khuynh để
tôn giáo lấn lướt, gây thanh thế; hoặc tả khuynh, gây bất bình trong chức
sắc, tín đồ.
Có thể thấy điều này qua việc một bộ phận lãnh đạo các tỉnh miền núi
phía Bắc lúng túng trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-
TTg về một số công tác đối với đạo Tin lành. Trong nhận thức của không
ít cán bộ cấp ủy, chính quyền các tỉnh khu vực này, việc một bộ phận
người dân theo Tin Lành không xuất phát từ nhu cầu chính đáng, mà chủ
yếu do âm mưu của các thế lực chính trị xấu nhằm “Tin Lành hóa” vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Từ nhận thức như vậy, cùng với một số
nguyên nhân khách quan khác, trong thời gian đầu, việc triển khai thực
hiện Chỉ thị 01 ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc còn diễn ra chậm trễ.
Trong việc giải quyết các vụ việc khiếu kiện liên quan đến đất đai, tài
sản của các tổ chức tôn giáo, ngoài lý do khách quan do lịch sử để lại,
một số cán bộ làm công tác tôn giáo còn ngại va chạm, phản ứng chậm,
giải quyết không dứt điểm, đôi khi nặng về biện pháp nghiệp vụ gây bức
xúc cho tín đồ, chức sắc tôn giáo, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng kích
động khiến sự việc bùng phát ở mức thái quá.
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng và cốt lõi công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng. Tuy nhiên, thời gian qua, công tác này bị xem nhẹ. Một số lãnh
đạo UBND và Giám đốc Sở Nội vụ khoán trắng công tác tôn giáo cho
Đỗ Thị Kim Định. Thực tiễn áp dụng pháp luật 29
29
Trưởng ban Tôn giáo, có vấn đề gì thì đề nghị Trung ương giải quyết.
Nhiều cơ quan né tránh khi phối hợp tham mưu giải quyết vấn đề tôn
giáo, nhất là công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Công tác vận
động quần chúng của các ngành liên quan chưa hiệu quả, nhiều nơi chưa
thực sự gắn kết đồng bào có tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Công tác tranh thủ, vận động chức sắc còn nhiều hạn chế.
- Hoạt động tôn giáo ngày càng mở rộng và phát triển, trong khi đó bộ
máy cán bộ làm công tác tôn giáo thì càng thu hẹp. Chế độ, chính sách
đãi ngộ với đội ngũ cán bộ này còn nhiều bất cập, do đó chưa thu hút
được nhân tài. Nhiều cán bộ có bề dày làm công tác tôn giáo đã chuyển
công tác khác. Từ năm 2007 đến năm 2011, 50% số cán bộ làm công tác
tôn giáo có kinh nghiệm ở các cấp đã chuyển công tác và nghỉ việc8.
Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác tôn giáo tuy được cải
thiện, nhưng so với yêu cầu thực tế vẫn còn khá khiêm tốn. Trong khi đó,
nhiều chức sắc, tín đồ các tổ chức tôn giáo có trình độ cao: Giáo hội Phật
giáo Việt Nam hiện có gần 100 nhà tu hành có bằng tiến sĩ và thạc sĩ đào
tạo ở nước ngoài; nhiều vị chức sắc Giáo hội Công giáo có học vị tiến sĩ
thần học và các lĩnh vực khác.
3. Kết luận
Thực tiễn áp dụng pháp luật về tôn giáo ở nước ta thời gian qua cho
thấy, hoạt động này đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể, song vẫn tồn
tại một số hạn chế cần khắc phục. Việc tìm ra bất cập trong các quy định
của pháp luật về tôn giáo, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện các
quy định đó cho thấy nhu cầu hoàn thiện pháp luật về tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay. Việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề liên quan
đến hoạt động tôn giáo trên thực tế có thấu tình đạt lý hay không phụ
thuộc chủ yếu vào sự hiểu biết pháp luật và thái độ thực hiện pháp luật
của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng./.
CHÚ THÍCH:
1 Nguyễn Công Huyên (2013), “Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo qua 8 năm thực
hiện và những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi”, Công tác Tôn giáo, số 8: 7.
2 Đỗ Đức Trung (2011), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn
giáo ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã
hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
3 Đỗ Đức Trung (2011), tlđd.
4 Ban Tôn giáo Chính phủ (2009), Báo cáo kết quả công tác năm 2009, phương
hướng, nhiệm vụ công tác năm 2010.
5 Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Thống kê số liệu tôn giáo, lưu hành nội bộ.
30 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
30
6 Nguyễn Công Huyên (2013), bđd.
7 Nhân Dân, ngày 19/3/2011.
8 Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Thống kê số liệu tôn giáo, tlđd.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Minh Anh (2012), “Tôn giáo với việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước”, Công tác Tôn giáo, số 5.
2. Ban Tôn giáo Chính phủ (2009), Báo cáo kết quả công tác năm 2009, phương
hướng, nhiệm vụ công tác năm 2010.
3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Thống kê số liệu tôn giáo, lưu hành nội bộ.
4. Nhân Dân, ngày 19/3/2011.
5. Nguyễn Minh Hiếu (2013), “Một số kinh nghiệm trong giải quyết “điểm nóng”
liên quan đến đất đai, cơ sở thờ tự Công giáo”, Công tác Tôn giáo, số 5.
6. Nguyễn Công Huyên (2013), “Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo qua 8 năm thực
hiện và những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi”, Công tác Tôn giáo, số 8.
7. Thiều Thị Hương (2014), “Công nhận tổ chức tôn giáo: kết quả và những vấn đề
cần hoàn thiện qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW về công tác tôn
giáo”, Công tác Tôn giáo, số 5.
8. Đỗ Đức Trung (2011), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động tôn
giáo ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
Abstract
THE APPLICATION OF RELIGIOUS LAW
IN REALITY OF VIETNAM AT PRESENT
The legal instruments on religion, especially “The Ordinances on
Religion and Belief” promulgated and applied in reality of Vietnam in
recent years which created the legal framework for assuring the right of
religious freedom and the right of non-religion. It helped to manage
effectively the religious affairs. However, the application of religious law
in reality of Vietnam at present showed the inadequacy that needs to
regulate. This article analyzed the achievements and limitations of the
application of religious law in reality of Vietnam at present in order to
realize the work to complete the law on religion in Vietnam as a demand
and a target in the context of establishing a State of law.
Keywords: Law on religion, religious activities, religious affairs,
religious organizations.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25253_84600_1_pb_1839.pdf