Thứ hai, Khoản 1 Điều 75 BLHS năm
2015 quy định bốn điều kiện để quy kết tội
phạm và TNHS đối với pháp nhân. Theo, đó
là:1) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân
danh PNTM; 2) Hành vi phạm tội được thực
hiện vì lợi ích của PNTM; 3) Hành vi phạm tội
được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc
chấp thuận của PNTM và; 4) Chưa hết thời hiệu
truy cứu TNHS. Quy định các điều kiện quy kết
TNHS cho pháp nhân như trên vừa thừa lại vừa
thiếu. Cụ thể, điều kiện thứ nhất và điều kiện
thứ ba có sự trùng lắp, “vì thực tế, nếu hành vi
phạm tội được thực hiện nhân danh PNTM thì
không thể lại có trường hợp không có sự chỉ
đạo, điều hành, chấp thuận của PNTM và
ngược lại, nếu đã có sự chỉ đạo, điều hành hay
chấp thuận của PNTM thì chính là đã nhân
danh pháp nhân rồi” [28]. Ngoài ra, việc quy
định điều kiện thứ tư lại là không cần thiết, nếu
vận dụng Điều 74 BLHS để áp dụng cho pháp
nhân phạm tội.
Vì vậy, khoản 1 Điều 75 BLHS nên quy
định như sau: Các pháp nhân, trừ Nhà nước,
các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã
hội, chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi
phạm tội do các cơ quan hoặc người đại diện
của pháp nhân, nhân danh pháp nhân và vì lợi
ích của pháp nhân thực hiện.
Đồng thời bỏ khoản Điều 2 BLHS và sửa
đổi như sau: Chỉ người hoặc pháp nhân nào
phạm một (hoặc nhiều tội) được Bộ luật hình sự
quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Việc nhà làm luật xây dựng Điều 76 với việc
liệt kê danh sách các tội phạm có thể quy kết
cho pháp nhân là không còn cần thiết. Với quy
định tại Điều 2 mới trên thì có thể hiểu pháp
nhân chỉ chịu TNHS đối với các tội phạm mà
điều luật về tội phạm trong Phần các tội phạm
BLHS có quy định.
- Thứ ba, về hình phạt đối với pháp nhân
phạm tội, cần bổ sung hình phạt bổ sung: Niêm
yết bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án hoặc đăng tải các bản án, quyết định
đó trên báo chí hoặc trên các phương tiện
truyền thông công cộng hoặc các phương tiện
điện tử. Đây là hình phạt có tính giáo dục và
phòng ngừa riêng và chung cao, tác động trực
tiếp đến uy tín, thương hiệu của pháp nhân
phạm tội.
14 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự Việt Nam và một số nước thuộc tổ chức hài hòa hóa pháp luật kinh doanh châu phi: Tiếp cận dưới góc độ so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iễn, tiếp thu bài học kinh
nghiệm lập pháp hình sự của các nước khác. Bài báo này công bố kết quả nghiên cứu dưới góc độ
so sánh một loạt các vấn đề về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự Việt Nam và
tám nước là thành viên của OHADA (Cộng hòa Trung phi, Buốc-ki-na Pha-xô, Bờ Biển Ngà,
Togo, Ca-mơ-run, Ghi-nê, Sát, Gabon) như: Pháp nhân là chủ thể của tội phạm và là chủ thể của
TNHS, phạm vi các loại tội phạm quy kết cho pháp nhân, các điều kiện về trách nhiệm hình sự
đối với pháp nhân, vấn đề tổng hợp trách nhiệm hình sự, các loại hình phạt áp dụng đối với pháp
nhân phạm tội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu so sánh, bài báo rút ra những kết luận và đề xuất các
kiến nghị tiếp tục hoàn thiện chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật hình sự
hiện hành của Việt Nam.
Từ khóa: Trách nhiệm hình sự pháp nhân, phạm vi, điều kiện áp dụng, hình phạt, Việt Nam,
OHADA, kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 2015.
Đặt vấn đề *
Trong thời gian dài, trước khi ban hành Bộ
luật hình sự (BLHS) năm 2015 các nhà lập
________
* Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: quoctoan@vnu.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4290
pháp Việt Nam luôn chung thành với nguyên
tắc truyền thống, đó là trách nhiệm hình sự
(TNHS) chỉ đặt ra với cá nhân người có lỗi
trong việc thực hiện tội phạm, không thừa
nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân
(TNHSPN) [1].
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học
luật hình sự (LHS) hiện đại, các học thuyết
T.Q. Toan / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-14
3
pháp lý và thực tiễn pháp luật của nhiều nước
[2], trong đó có Việt Nam đã thể hiện sự đổi
mới mạnh mẽ trong nhận thức về chính sách
hình sự mà trọng tâm là đổi mới quan niệm về
tội phạm và hình phạt, về cơ sở của TNHS, về
chính sách xử lý đối với một số loại tội phạm và
loại chủ thể phạm tội, trong đó có chủ thể của
tội phạm là pháp nhân, từ bỏ quan niệm thuần
tuý là chỉ có cá nhân người phạm tội mới phải
chịu TNHS, khắc phục những bất cập, hạn chế
trong thực tiễn phòng ngừa và đấu tranh chống
tội phạm [3]. BLHS mới của Việt Nam được
ban hành năm 2015 (sửa đổi năm 2017) (sau
đây gọi tắt là BLHS Việt Nam) đã chính thức
quy định toàn diện về vấn đề TNHSPN.
Cũng như Việt Nam, nghiên cứu lịch sử
LHS của các nước thuộc OHADA [4] cho thấy,
trước đây, TNHS chỉ đặt ra đối với người phạm
tội, còn pháp nhân không phải là chủ thể của tội
phạm nên không chịu TNHS. Luật thực định
cũng như thực tiễn xét xử ở các nước này chung
thủy với câu châm ngôn “Societas non
delinquere protest”(pháp nhân không phải là
chủ thể của tội phạm) [5].
Nhưng kể từ khi Cộng hòa Pháp đổi mới
LHS với việc ban hành BLHS năm 1992 quy
định TNHSPN [6] thì nhiều nước thành viên
của OHADA, trong đó phần lớn các nước nói
tiếng Pháp trong tổ chức này [7] đã sửa đổi, bổ
sung hoặc ban hành BLHS mới quy định
TNHSPN với sự tiếp thu có chọn lọc kinh
nghiệm lập pháp của Pháp.
Đối với Việt Nam, việc quy định TNHSPN
trong BLHS là phù hợp với chủ trương của
Đảng về cải cách tư pháp; phù hợp với giai
đoạn phát triển mới của đất nước sau Hiến pháp
năm 2013; phát huy vai trò của BLHS với tư
cách là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong
đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm [8].
Tuy vậy, TNHSPN là một vấn đề mới, phức
tạp và lần đầu tiên được bổ sung vào BLHS,
nên không tránh khỏi còn có những những tồn
tại, hạn chế nhất định về phương diện lập
pháp, cho nên, chúng ta vẫn cần phải tiếp tục
nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, tiếp thu
bài học kinh nghiệm lập pháp quy định về
TNHSPN của các nước, trong đó có các nước
thuộc tổ chức OHADA.
2. Phạm vi và điều kiện trách nhiệm hình sự
của pháp nhân
2.1. Về pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự
theo luật hình sự Việt Nam
Theo khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015,
pháp nhân thương mại (PNTM) là chủ thể của
tội phạm khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội được quy định trong BLHS, có lỗi (cố ý
hoặc vô ý) xâm phạm các quan hệ xã hội được
LHS bảo vệ. TNHS chỉ đặt ra cho PNTM có tư
cách pháp nhân khi thực hiện một trong những
tội phạm được quy định tại 33 điều luật về tội
phạm trong Phần các tội phạm của BLHS và
thỏa mãn các điều kiện tại Điều 75 BLHS, còn
các pháp nhân phi thương mại không phải chịu
TNHS.
Theo Điều 74 và 75 Bộ luật dân sự năm 2015,
thì một tổ chức được công nhận là PNTM, ngoài
bốn điều kiện: i) Được thành lập hợp pháp; ii) Có
cơ cấu tổ chức chặt chẽ; iii) Có tài sản độc lập với
cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản đó; iv) Nhân danh mình tham gia các quan
hệ pháp luật một cách độc lập; còn phải hội tụ hai
điều kiện sau mới được công nhận là pháp nhân
thương mại, đó là: i) pháp nhân có mục tiêu chính
là tìm kiếm lợi nhuận; ii) lợi nhuận được chia cho
các thành viên.
PNTM bao gồm các doanh nghiệp, ví dụ như
công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH
hai thành viên, công ty cổ phần, tập đoàn kinh tế,
tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các
công ty thành viên khác theo Luật Doanh nghiệp
năm 2014. PNTM còn bao gồm các tổ chức kinh
tế khác như: Hợp tác xã, Liên hợp hợp tác xã theo
Luật Hợp tác xã năm 2012,
Để truy cứu TNHS của PNTM cần phải xác
định PNTM đó có năng lực pháp luật dân sự
(NLPLDS) không. NLPLDS của PNTM là khả
năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân
sự, nó thông thường phát sinh từ thời điểm
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành
lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân
T.Q. Toan / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-14
4
phải đăng ký hoạt động thì NLPLDS của
PNTM phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng
ký; và nó chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt
pháp nhân hoặc tổ chức kinh tế đó (Điều 86 Bộ
luật dân sự năm 2015).
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của
PNTM cùng xuất hiện hoặc cùng chấm dứt ở
một thời điểm. Như vậy, kể từ thời điểm PNTM
được thành lập thì NLPLDS và năng lực hành
vi dân sự của nó đã được pháp luật công nhận,
tức là có tư cách pháp nhân. Đồng thời, khi
PNTM chấm dứt hoạt động thì NLPLDS và năng
lực hành vi dân sự của nó cũng chấm dứt, cũng là
thời điểm nó không còn có tư cách pháp nhân.
2.2. Về pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự
theo luật hình sự các nước thuộc OHADA
Nghiên cứu LHS của 8 nước thuộc tổ chức
OHADA cho thấy có những quy định nhìn
chung là không giống nhau về chủ thể chịu
TNHS của pháp nhân.
Điều 23 BLHS năm 2019 của Gabon [9]
quy định TNHSPN được đặt ra đối tất cả các
loại pháp nhân, trừ Nhà nước. Còn BLHS năm
2018 của Buốc-ki-na Pha-xô [10] xác định tất
cả các pháp nhân dân sự, thương mại, công
nghiệp, tài chính là chủ thể hoặc đồng chủ thể
của những hành vi thực hiện dưới hình thức
hành động hoặc không hành động cấu thành
một tội phạm được BLHS quy định (Điều131-
2); Nhà nước và các bộ phận của Nhà nước
cũng phải chịu TNHS về những hành vi phạm
tội khi thỏa mãn các điều kiện nhất định
(Điều131-3). Nhưng bên cạnh đó, điều luật lại
quy định một quy chế riêng đối với cộng đồng
lãnh thổ (CĐLT) và các tổ chức chính quyền
địa phương trực thuộc CĐLT, theo đó các pháp
nhân theo luật công này chỉ phải chịu TNHS
đối với các tội phạm được thực hiện trong khi
tiến hành các hoạt động có thể là đối tượng của
thỏa thuận ủy quyền dịch vụ công.
Trong khi đó, Điều 74-1 (b) BLHS năm
2016 của Ca-mơ-run [11], Điều 81 BLHS năm
2017 của Sát [12], Điều 96 BLHS năm 2019
của Bờ Biển Ngà [13] đã loại trừ TNHS không
chỉ đối với Nhà nước mà còn đối với cả các bộ
phận của Nhà nước. Thuật ngữ các bộ phận của
Nhà nước ở đây được hiểu bao gồm các chính
quyền địa phương (khu vực lãnh thổ, tỉnh,
huyện, công xã), các đơn vị sự nghiệp công, đôi
khi kể cả các tổ chức do Nhà nước thành lập
theo hình thức pháp nhân theo luật tư, nhằm
tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước
[14].
Điều 10 BLHS năm 2010 của Cộng hòa
Trung Phi [15] và Điều 16 BLHS năm 2016 của
Ghi-nê [16] đều có quy định tương tự nhau, đó
là TNHS được áp dụng cho mọi pháp nhân theo
luật tư và theo luật công, trừ hai ngoại lệ, đó là:
1) Nhà nước; 2) Các CĐLT và các tổ chức
chính quyền địa phương thuộc CĐLT. Đối với
Nhà nước, LHS không chỉ của các nước này mà
còn của cả các nước khác đang nghiên cứu
thuộc tổ chức OHADA đều quy định loại trừ
hoàn toàn TNHS, vì cho rằng nếu quy kết
TNHS cho Nhà nước sẽ gây hại cho chủ quyền
của nó; bên cạnh đó, Nhà nước là chủ thể sáng
quyền lập pháp, chịu trách nhiệm truy cứu
TNHS đối với người và pháp nhân phạm tội,
bảo vệ các lợi ích chung, vì vậy Nhà nước
không thể tự mình trừng trị mình được. Còn đối
với các CĐLT và các tổ chức chính quyền địa
phương thuộc CĐLT, LHS của Cộng hòa Trung
phi và Ghi-nê cũng có những quy định tương tự
như LHS của Buốc-ki-na Pha-xô, đó là cho các
pháp nhân theo luật công này được hưởng quy
chế riêng (TNHS hạn chế), tức là nó chỉ chịu
TNHS đối với các tội phạm được thực hiện
trong khi tiến hành các hoạt động có thể là đối
tượng của thỏa thuận ủy quyền dịch vụ công.
Thỏa thuận ủy quyền thực hiện dịch vụ công
là một trong những phương thức tổ chức thực
hiện dịch vụ công, theo đó CĐLT hoặc các tổ
chức chính quyền địa phương (tỉnh, thành phố,
công xã) có trách nhiệm đảm bảo dịch vụ công
theo luật định nhưng không trực tiếp thực hiện mà
giao cho pháp nhân khác - đó thường là các pháp
nhân theo luật tư trên cơ sở hợp đồng ủy quyền để
thực hiện dịch vụ công. Phương thức ủy quyền
thực hiện dịch vụ công khá phổ biến trong lĩnh
vực dịch vụ công mang tính chất thương mại và
công nghiệp. Đối với các hoạt động không được
ủy quyền, như các dịch vụ hành chính công, hoặc
T.Q. Toan / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-14
5
một số dịch vụ công mà pháp luật quy định Nhà
nước phải trực tiếp thực hiện như hộ tịch, cảnh
sát, tổ chức bầu cử thì nếu có tội phạm xảy ra
CĐLT không phải chịu TNHS [17].
Điều 53 BLHS năm 2015 của Togo [18]
cũng quy định loại trừ TNHS đối với Nhà nước,
nhưng đối với các CĐLT và các tổ chức chính
quyền địa phương thuộc CĐLT, điều luật này
quy định cho hưởng quy chế hạn chế khác hơn
so với các quy định của LHS các nước Cộng
hòa Trung Phi, Ghi-nê, Buốc-ki-na Pha-xô. Đó
là các pháp nhân theo luật công này không chỉ
phải chịu TNHS đối với các tội phạm được thực
hiện trong khi tiến hành các hoạt động có thể là
đối tượng của thỏa thuận ủy quyền dịch vụ
công, mà còn đối với các tội phạm được thực
hiện tỏng khi tiến hành các hoạt động liên quan
đến chuyển giao những hợp đồng giao thầu
công hay mua sắm chính phủ hoặc các hành vi
quản lý tài chính công.
Tóm lại, về chủ thể chịu TNHSPN, trên cơ
sở các kết quả nghiên cứu LHS của tám nước
thành viên của OHADA có quy định TNHSPN
cho thấy các nước này đều quy định áp dụng
TNHS đối với mọi loại pháp nhân theo luật tư
có tư cách pháp nhân [19], dù đó là pháp nhân
vì mục đích vụ lợi hay phi vụ lợi, dù là pháp
nhân dân sự hay là PNTM nếu có tư cách pháp
nhân đều là chủ thể của tội phạm được quy định
trong LHS và phải chịu TNHS.
Đối với các pháp nhân theo luật công, LHS các
nước quy định TNHS có phạm vi rộng hẹp khác
nhau. Trong khi LHS của Gabon chỉ loại trừ
TNHS đối với Nhà nước, còn các pháp nhân
theo luật công khác đều có thể bị chịu TNHS,
thì LHS của Ca-mơ-run, Sát, Bờ Biển Ngà lại
quy định mọi pháp nhân phải chịu TNHS, trừ
Nhà nước và các bộ phận của Nhà nước. Còn
LHS của Buốc-ki-na Pha-xô, Cộng hòa Trung
phi, Ghi-nê không chỉ quy định loại trừ TNHS
đối với Nhà nước, mà còn hạn chế TNHS đối
với các CĐLT và các cơ quan công quyền thuộc
CĐLT, tức là các pháp nhân này chỉ chịu TNHS
đối với các tội phạm được thực hiện trong khi
tiến hành các hoạt động có thể là đối tượng của
thỏa thuận ủy quyền dịch vụ cộng.
2.3. Phạm vi các tội phạm quy kết cho pháp nhân
a. Các loại tội phạm quy kết cho pháp nhân
thương mại theo luật hình sự Việt Nam
Theo Khoản 1 Điều 8 BLHS Việt Nam,
PNTM có thể là chủ thể của mọi tội phạm được
quy định trong BLHS, đó có thể là các tội phạm
được thực hiện bằng lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Tuy
nhiên, theo Khoản 2 Điều 2 BLHS quy định thì
“chỉ PNTM nào phạm một tội đã được quy định
tại Điều 76 BLHS mới phải chịu TNHS”.
Như vậy, mặc dù BLHS khẳng định PNTM
có thể thực hiện mọi tội phạm, nhưng TNHS
chỉ đặt ra khi PNTM thực hiện một trong các tội
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm
về môi trường và một số tội xâm phạm trật tự
công cộng được quy định trong 33 điều luật
sau: Các điều từ 188 đến 196, Điều 200, Điều
203, Điều 209, Điều 210, Điều 211, Điều 213,
Điều 216, Điều 217, Điều 225, Điều 226, Điều
227, Điều 232, Điều 234, Điều 235, Điều 237,
Điều 238, Điều 242, Điều 243, Điều 244, Điều
24, Điều 246), Điều 300, Điều 324.
b. Các loại tội phạm quy kết cho pháp nhân
theo luật hình sự của các nước thuộc OHADA
Nghiên cứu LHS của các nước thành viên
OHADA có quy định TNHSPN cho thấy có sáu
nước ((Buốc-ki-na Pha-xô, Ca-mơ-run, Gabon,
Bờ Biển Ngà, Ghi-nê, Togo) đều quy định
TNHSPN được đặt ra đối với mọi loại tội phạm
được quy định trong LHS.
Riêng Cộng hòa Trung phi và Sát có quy
định giới hạn các tội phạm có thể quy kết cho
pháp nhân, theo đó pháp nhân chỉ chịu TNHS
về những tội phạm mà điều luật về tội phạm
trong BLHS quy định.
Theo Điều 10 BLHS của Cộng hòa Trung
phi, các pháp nhân chỉ phải chịu TNHS đối với
những tội phạm mà điều luật về tội phạm hoặc
nghị định có quy định. Nghiên cứu Phần các tội
phạm BLHS của Cộng hòa Trung Phi cho thấy
chỉ có Điều 160 và Điều 330 quy định các pháp
nhân có thể bị quy kết TNHS về các tội đại hình
như tội diệt chủng, tội phạm chiến tranh, các tội
phạm chống loài người, các tội phạm khủng bố,
khủng bố hạt nhân, tài trợ cho khủng bố khi
thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều
T.Q. Toan / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-14
6
10 của BLHS. Còn theo tinh thần Điều 83
BLHS của Sát thì pháp nhân chỉ chịu TNHS về
các tội đại hình như: làm lính đánh thuê
(Đ.117), tội xâm phạm tài sản (từ Điều 462 đến
Điều 466), các tội xâm hai đến nên quốc phòng
(Đ.467), các tội phạm về báo chí (Đ.468).
2.4. Về các điều kiện áp dụng TNHS đối với
pháp nhân
a. Về các điều kiện áp dụng TNHS đối với
pháp nhân theo LHS Việt Nam
Khoản 1 Điều 75 BLHS Việt Nam đã quy
định các điều kiện quy kết TNHS đối với
PNTM, đó là:
Thứ nhất, hành vi phạm tội được thực hiện
nhân danh PNTM.
Đây là trường hợp cơ quan, người lãnh
đạo, điều hành của pháp nhân hoặc có thể là
thành viên nào đó của PNTM đã thực hiện
hành vi phạm tội nhân danh (thay mặt, đại
diện) PNTM. Trong thực tế, một người không
phải là thành viên của PNTM nhưng được
pháp nhân đó uỷ quyền thực hiện chức trách,
nhiệm vụ nhất định và khi người này nhân
danh PNTM đó thực hiện nhiệm vụ được giao
gây ra hành vi phạm tội thì hành vi phạm tội
của người này vẫn là hành vi phạm tội của
PNTM mà họ được uỷ quyền.
Tùy vào loại hình của PNTM, người có
thẩm quyền thực hiện hoạt động nhân danh
PNTM có thể là khác nhau, đó có thể là Chủ
tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng
quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, người đại
diện theo pháp luật, kiểm soát viên và những
người quản lý khác. Trong thực tiễn, thông
thường đó là người đại diện theo pháp luật của
PNTM; họ là cá nhân đại diện cho PNTM thực
hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao
dịch của pháp nhân, đại diện cho pháp nhân
trước trọng tài, tòa án và các quyền và nghĩa vụ
khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi phạm tội xảy ra khi
người đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy
quyền hoặc người lãnh đạo, điều hành, người
quản lý khác của PNTM nhân danh, thay mặt
PNTM thực hiện các hoạt động trong khuôn
khổ chức trách, nhiệm vụ được PNTM giao thì
hành vi phạm tội đó được quy kết cho PNTM.
Thứ hai, hành vi phạm tội được thực hiện vì
lợi ích của PNTM.
Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích
của PNTM, tức là nó được thực hiện trước hết
hướng vào mục đích lợi nhuận, sinh lời của
PNTM; lợi ích đó có thể là lợi ích vật chất trực
tiếp, thực tế nhưng có thể là ở dạng tiềm năng
hoặc có tính chất gián tiếp.
TNHS của PNTM cũng có thể được đặt ra,
trong khi các hành vi phạm tội của người đại
diện hoặc người lãnh đạo, điều hành, người
quản lý khác của PNTM đã được thực hiện
trong khi tiến hành các hoạt động với mục đích
bảo đảm cho tổ chức, hoạt động bình thường
của PNTM.
Nếu hành vi phạm tội được thực hiện nhân
danh PNTM nhưng là vì lợi ích của người đại
diện, người lãnh đạo, điều hành hoặc quản lý
khác của PNTM, tức là vì lợi ích cá nhân họ
hoặc cho bên thứ ba thì không thỏa mãn điều
kiện trên, có nghĩa hành vi phạm tội đó không
được quy kết cho PNTM, vì nó được thực hiện
không phải vì lợi ích của PNTM.
Trong trường hợp, nếu người đại diện,
người lãnh đạo, điều hành hoặc người quản lý
khác của PNTM nhân danh pháp nhân thực hiện
nhiều hành vi phạm tội, thì về nguyên tắc
PNTM chỉ chịu TNHS đối với hành vi phạm tội
được thực hiện vì lợi ích của mình. Còn đối với
những hành vi phạm tội khác được những
người nêu trên thực hiện vì lợi ích của họ hoặc
người khác thì TNHS được quy kết riêng cho
người thực hiện.
Cũng tương tự, đối với trường hợp, những
người có chức danh trên thực hiện hành vi
phạm tội nhân danh và vì lợi ích của PNTM
nhưng hành động lại vượt quá chức trách,
nhiệm vụ được giao thì người này phải chịu
TNHS về tội phạm đã thực hiện, còn PNTM mà
họ nhân danh không phải chịu TNHS.
Thứ ba, hành vi phạm tội được thực hiện có
sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của PNTM.
Theo điều kiện thứ ba này có hai trường
hợp xảy ra:
T.Q. Toan / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-14
7
Một là, hành vi phạm tội được thực hiện bởi
tập thể lãnh đạo hay người lãnh đạo, điều hành,
người quản lý khác, nhưng trước hết là bởi
người đại diện của pháp nhân, ví dụ: Hội đồng
thành viên, Hội đồng quản trị, Ban điều hành
của PNTM; hoặc cá nhân Chủ tịch Hội đồng
thành viên, Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng
Giám đốc; Trong trường hợp này, hành vi
phạm tội được coi là của PNTM, nếu tập thể
lãnh đạo hoặc một hay nhiều cá nhân nêu trên
nhân danh và vì lợi ích của pháp nhân đó thực
hiện hành vi phạm tội trong khuôn khổ chức
trách, nhiệm vụ được PNTM giao.
Hai là, hành vi phạm tội được thực hiện bởi
thành viên khác của PNTM. Trong trường hợp
này, hành vi phạm tội được quy kết cho PNTM,
nếu thành viên đó thực hiện hành vi phạm tội
đó nhân danh PNTM, vì lợi ích của PNTM và
được sự lãnh đạo, điều hành hoặc chấp nhận
của PNTM.
Thứ tư, hành vi phạm tội chưa hết thời hiệu
truy cứu TNHS quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều 27 của BLHS.
Thời hiệu truy cứu TNHS được quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS Việt
Nam căn cứ vào loại tội phạm mà PNTM thực
hiện [20].
Như vậy, theo quy định tại Điều 75 BLHS
Việt Nam, để quy kết TNHS đối với PNTM cần
thiết phải thỏa mãn các điều kiện nêu trên.
b. Về các điều kiện áp dụng trách nhiệm
hình sự đối với pháp nhân theo luật hình sự của
các nước thành viên OHADA
Nghiên cứu LHS của năm nước thuộc
OHADA (Điều 10 BLHS Cộng hòa Trung Phi,
Điều 74 -1 (a) BLHS Ca-mơ-run; Điều 16
BLHS của Ghi-nê; Điều 96 BLHS của Bờ Biển
Ngà, Điều 23 BLHS của Gabon), cho thấy để
quy kết TNHS đối với pháp nhân đòi hỏi phải
thỏa mãn hai điều kiện cơ bản sau:
Thứ nhất, Tội phạm phải được thực hiện
bởi cơ quan hoặc người đại diện của pháp nhân
Cơ quan của pháp nhân được hiểu là người
mà pháp luật hoặc điều lệ của pháp nhân trao
cho thẩm quyền quản lý hoặc điều hành pháp
nhân, ví dụ như:
Đối với các pháp nhân theo luật tư: Người
quản lý (các công ty hợp danh và các công ty
TNHH); Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng
quản trị, các Tổng Giám đốc, Đại hội cổ đông
(các công ty vô danh có Hội đồng quản trị);
Chủ tịch, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát, Đại
hội cổ đông (các công ty vô danh có Ban Giám
đốc); Hội nghị thành viên, những người quản lý
tài sản được giao chịu trách nhiệm quản lý (các
tổ hợp kinh tế); Chủ tịch, ban lãnh đạo, Đại hội
và Hội nghị toàn thể (các nghiệp đoàn và các
hội, hiệp hội),
Đối với CĐLT và các tổ chức chính quyền
địa phương thuộc CĐLT, các cơ quan của các
pháp nhân này là: Xã trưởng, hội đồng xã (các
công xã); Chủ tịch, Ban lãnh đạo hoặc Ủy ban
quận); Chủ tịch Hội đồng toàn thể, Hội đồng
toàn thể (Tỉnh); Chủ tịch Hội đồng khu vực,
Hội đồng khu vực (khu vực); Nghiệp đoàn công
xã: Chủ tịch, Ban lãnh đạo, Ủy ban nghiệp đoàn
công xã (các nghiệp đoàn công xã);
Người đại diện của pháp nhân là người mà
pháp luật giao cho thẩm quyền đại diện cho
pháp nhân. Người đại diện có thể là người đại
diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy
quyền. Họ có năng lực hành động nhân danh
pháp nhân, chịu trách nhiệm về các mối quan hệ
giữa pháp nhân với bên thứ ba.
Phần lớn các cơ quan của pháp nhân đồng
thời là người đại diện của pháp nhân. Tuy
nhiên, có nhiều người đại diện của pháp nhân
nhưng không phải là cơ quan của pháp nhân
theo pháp luật hoặc theo điều lệ của pháp nhân,
ví dụ: người quản lý tạm thời; người lãnh đạo
doanh nghiệp; người đại diện được chỉ định bởi
một quyết định tư pháp; người chịu trách nhiệm
thanh lý tài sản; người là nhân viên của pháp
nhân được pháp nhân ủy quyền thực hiện quyền
hạn nhất định cũng được coi là người đại diện
của pháp nhân.
Để quy kết TNHS cho pháp nhân, tội
phạm đòi hỏi phải được thực hiện bởi cơ quan
hoặc người đại diện cho pháp nhân. Nếu
người không phải là cơ quan hoặc người đại
diện của pháp nhân thực hiện tội phạm được
LHS quy định thì không thể quy kết tội phạm
T.Q. Toan / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-14
8
đó cho pháp nhân và pháp nhân không phải
chịu TNHS.
Thứ hai, tội phạm cần phải được thực hiện
vì lợi ích của pháp nhân.
Chỉ có thể quy kết TNHS cho pháp nhân
khi cơ quan hoặc người đại diện của pháp nhân
thực hiện tội phạm vì lợi ích của pháp nhân.
Nếu cơ quan hoặc người đại diện của pháp
nhân phạm tội trong khi thực hiện chức trách,
nhiệm vụ được giao nhưng vì lợi ích của chính
họ thì chỉ có họ mới phải chịu TNHS.
Bên cạnh hai điều kiện trên, LHS của Buốc-
ki-na Pha-xô còn đòi hỏi các điều kiện khác nữa
để quy kết tội phạm và TNHS cho pháp nhân,
tùy thuộc vào từng loại pháp nhân, đó là:
Theo Điều 131-2 BLHS của Buốc-ki-na
Pha-xô quy định thì tất cả các pháp nhân dân
sự, thương mại, công nghiệp, tài chính là chủ
thể hoặc đồng chủ thể của những hành vi được
thực hiện dưới hình thức hành động hoặc không
hành động cấu thành một tội phạm. Những
hành vi phạm tội này được thực hiện nhân danh
và vì lợi ích của pháp nhân và bởi ý muốn có
cân nhắc của các cơ quan hoặc người đại diện
của pháp nhân trong khi thực hiện chức trách
của họ.
Như vậy, đối với các pháp nhân theo luật tư
nói trên, TNHS chỉ đặt ra khi không chỉ thỏa
mãn các điều kiện: Tội phạm được thực hiện vì
lợi ích của pháp nhân, bởi cơ quan hoặc người
đại diện của pháp nhân, mà còn cần điều kiện
tội phạm được thực hiện nhân danh pháp nhân
và bởi ý muốn có cân nhắc của cơ quan hoặc
người đại diện của pháp nhân trong khi thực
hiện chức trách được giao.
Còn đối với Nhà nước và các bộ phận của
Nhà nước, theo Điều 131-3 BLHS của Buốc-ki-
na Pha-xô quy định, TNHS cũng đặt ra với các
pháp nhân theo luật công này, nếu những hành
vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của Nhà
nước hoặc các bộ phận của Nhà nước, bởi các
cơ quan hoặc người đại diện của nó, trong khi
thực hiện các chức trách của mình.
Khác với LHS của các nước trên, LHS của
Sát và Togo quy định các điều kiện quy kết tội
phạm và TNHS đối với pháp nhân như sau:
Trong LHS của Sát, để quy kết tội phạm
cho pháp nhân, Điều 81 BLHS quy định chung
là không đòi hỏi hành vi phạm tội của cơ quan
hoặc người đại diện của pháp nhân được thực
hiện vì lợi ích của pháp nhân mà chỉ đòi hỏi
điều kiện là các hành vi phạm tội đó được cơ
quan hoặc người đại diện của pháp nhân thực
hiện trong khi tiến hành các chức trách, nhiệm
vụ của họ.
Ngoài ra, để quy kết TNHS cho pháp nhân
trong những trường hợp phạm tội cụ thể, Điều
83 BLHS của Sát còn quy định, ngoài các điều
kiện quy định tại Điều 81 BLHS còn phải thỏa
mãn thêm các điều kiện khác được quy định
trong điều luật về tội phạm trong Phần các tội
phạm của BLHS.
Nghiên cứu cho thấy, về TNHS của pháp
nhân đối với các tội phạm xâm phạm tài sản,
các tội phạm gây hại cho nền quốc phòng, các
tội phạm về báo chí, Điều 469 BLHS của Sát
quy định: Các pháp nhân chịu TNHS đối với
các tội phạm nêu trên phải thỏa mãn không
chỉ các điều kiện quy định tại Điều 81 và 82
BLHS, mà còn phải thỏa mãn điều kiện là các
pháp nhân đã buông lỏng việc kiểm tra, giám
sát dẫn đến khả năng thể nhân thực hiện tội
phạm vì lợi ích của pháp nhân khi họ hành
động theo thẩm quyền.
Còn Điều 42 BLHS của Togo lại quy định:
tất cả các pháp nhân có thể bị tuyên phạm các
tội được thực hiện bởi các cơ quan của pháp
nhân vì lợi ích riêng của pháp nhân trong những
giới hạn quyền hạn của nó.
Như vậy, LHS của Togo đòi hỏi quy kết tội
phạm và TNHS cho pháp nhân khi đáp ứng các
điều kiện: i) Các hành vi phạm tội được thực
hiện bởi các cơ quan của pháp nhân; ii) Hành vi
phạm tội được thực hiện vì lợi ích riêng của
pháp nhân trong giới hạn quyền hạn của các cơ
quan của pháp nhân.
3. Vấn đề quy kết tội phạm cho pháp nhân
trong luật hình sự Việt Nam và các nước
thành viên OHADA
Một vấn đề đặt ra là pháp nhân không tự
mình thực hiện tội phạm mà phải qua trung gian
T.Q. Toan / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-14
9
các cá nhân người lãnh đạo, người điều hành,
người quản lý khác hoặc thành viên cụ thể nào
đó của pháp nhân, vậy làm thế nào có thể quy
kết tội phạm cho pháp nhân.
Nhìn chung, Việt Nam và các nước thành
viên OHADA nghiêng về học thuyết đồng nhất
hoá sự mong muốn tập thể với ý muốn cá nhân.
Xuất phát từ sự tương tự hình thức giữa pháp
nhân và cá nhân, nhà làm luật đã quy kết sự
biểu lộ các quyết định của tập thể vào sự tồn tại
một ý chí thống nhất trong cá nhân của người
đại diện, người lãnh đạo của pháp nhân.
Pháp nhân tham gia vào quan hệ pháp luật
là chủ thể bình đẳng, độc lập với các chủ thể
khác, cho nên nó phải có tư cách pháp nhân, tức
là có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành
thông qua hành vi của tập thể lãnh đạo hoặc cá
nhân người lãnh đạo, điều hành hoặc thành viên
khác của pháp nhân. Khi những người này thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân thì
hành vi và ý chí của họ được đồng nhất hoá với
pháp nhân, được coi như là hành vi và ý chí của
pháp nhân [21].
Học thuyết đồng nhất hóa nhấn mạnh tầm
quan trọng đặc biệt của mối quan hệ biện chứng
không thể tách rời giữa cơ quan, người đại diện
hoặc thành viên khác của pháp nhân với pháp
nhân. Pháp nhân không thể tham gia các quan
hệ pháp luật mà không có những người trên,
nhất là người đại diện của pháp nhân. Mọi
hành vi của pháp nhân đều phải thông qua
hành vi của người này; trong trường hợp họ
thực hiện hành vi phạm tội nhân danh pháp
nhân, vì lợi ích của pháp nhân và thực hiện
hành vi phạm tội dưới sự lãnh đạo, điều hành
hoặc được sự chấp nhận của pháp nhân thì
hành vi phạm tội đó được quy kết cho pháp
nhân [22].
Việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân đặt
ra một vấn đề cần giải quyết về mặt pháp lý là
nếu pháp nhân phạm tội thì người đại diện của
pháp nhân hoặc thành viên khác của pháp nhân
đó có bị truy cứu TNHS hay không? Pháp nhân
chịu TNHS riêng hay đồng thời với cá nhân về
cùng tội phạm?
Về vấn đề này, LHS Việt Nam cũng như các
nước thuộc OHADA có quy định về TNHS của
pháp nhân cũng đã đề cập đến. Khoản 2 Điều
75 BLHS Việt Nam quy định: “Việc PNTM chịu
TNHS không loại trừ TNHS của cá nhân”. Điều
10 BLHS Cộng hòa Trung Phi quy định “TNHS
của các pháp nhân, theo luật tư hoặc luật công,
không loại trừ TNHS của các cá nhân là người
trực tiếp thực hiện hoặc tòng phạm về cùng các
hành vi”. Điều 53 BLHS của Togo quy định
“TNHS của các pháp nhân không loại trừ
TNHS của các cá nhân là người trực tiếp thực
hiện hoặc tòng phạm về cùng các hành vi dưới
sự bảo lưu các quy định tại đoạn 4 Điều 17
BLHS”. Điều 16 BLHS của Ghi-nê quy định:
“TNHS của pháp nhân không loại trừ TNHS
của các cá nhân, người thực hiện vật chất hoặc
tòng phạm về các hành vi liên quan”. Điều 74-1
(c) BLHS của Ca-mơ-run quy định “TNHS của
các cá nhân, chủ thể của các hành vi phạm tội
có thể được tổng hợp với TNHS của pháp
nhân”; Điều 131-3 BLHS của Buốc-ki-na Pha-
xô quy định “TNHS của các pháp nhân, theo
luật tư hoặc luật công, không loại trừ TNHS của
các cá nhân là người trực tiếp thực hiện hoặc
tòng phạm về cùng các hành vi, trừ trường hợp
luật có quy định khác. Điều 82 BLHS của Sát
quy định “TNHS của pháp nhân không loại trừ
TNHS của các cá nhân là người trực tiếp thực
hiện hoặc người tòng phạm về cùng các hành
vi”. Điều 96 BLHS của Bờ Biển Ngà, Điều 23
BLHS của Gabon cũng có quy định tương tự
như Điều 82 BLHS của Sát [23].
Mặc dù có thể có sự khác nhau về câu chữ
nhưng bản chất của các quy định nêu trên của
các nước, trong đó có Việt Nam là TNHS của
pháp nhân không loại trừ TNHS của cá nhân về
cùng loại tội phạm đã thực hiện. Điều đó có
nghĩa là nếu cá nhân là người đại diện của
pháp nhân hoặc những thành viên khác của
pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội thỏa mãn
các điều kiện theo quy định của LHS từng nước
thì về nguyên tắc, cá nhân và pháp nhân đó
cùng chịu TNHS đồng thời về hành vi phạm tội
đó. Quy định này phù hợp với nguyên tắc công
bằng, nguyên tắc đã phạm tội không tránh khỏi
T.Q. Toan / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-14
10
trách nhiệm, ngăn ngừa những trường hợp cá
nhân núp dưới danh nghĩa pháp nhân để phạm
tội nhằm lẩn tránh TNHS.
Tuy nhiên, từ quy định trên không nên suy
luận rằng, cơ quan hoặc người đại diện hoặc
thành viên khác của pháp nhân nhất thiết phải
bị truy cứu TNHS và bị kết án mới dẫn đến
pháp nhân phải chịu TNHS và ngược lại việc
pháp nhân phạm tội không đương nhiên làm
phát sinh TNHS của cá nhân là người đại diện
của pháp nhân đó. Điều luật này không quy
định trách nhiệm kép đối với cá nhân và pháp
nhân, nhưng nó đã chọn một nguyên tắc kết hợp
có thể có của hai loại trách nhiệm.
4. Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân
phạm tội
4.1. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại
phạm tội theo luật hình sự Việt Nam
Điều 33 BLHS Việt Nam quy định hệ thống
hình phạt áp dụng đối với PNTM phạm tội bên
cạnh hệ thống hình phạt đối với người phạm tội.
Hệ thống hình phạt đối với PNTM phạm tội
cũng rất đa dạng, gồm có các hình phạt chính
và các hình phạt bổ sung.
Các hình phạt chính gồm có: Hình phạt
tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ
hoạt động vĩnh viễn.
Các hình phạt bổ sung, đó là: Cấm kinh
doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực
nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền, khi
không áp dụng là hình phạt chính.
Trong số các hình phạt nêu trên, hình phạt
tiền được quy định vừa là hình chính vừa là
hình phạt bổ sung áp dụng cho mọi tội phạm có
thể quy kết cho PNTM. Mức tiền phạt được
quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy
hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài
chính của PNTM phạm tội, sự biến động của
giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000
đồng (Điều 77 BLHS).
4.2. Hình phạt đối với pháp nhân phạm tội theo
luật hình sự các nước thành viên OHADA
Nghiên cứu các biện pháp cưỡng chế hình
sự áp dụng cho các trường hợp pháp nhân phạm
tội trong LHS của tám nước thuộc OHADA cho
thấy, các nước này đều quy định hệ thống đa
dạng các loại hình phạt, trong đó bao gồm hình
phạt chính, hình phạt bổ sung và có nước quy
định cả các loại hình phạt phụ. Ngoài ra nhiều
nước còn quy định các biện pháp an ninh đối
với pháp nhân phạm tội.
Các hình phạt quy định đối với pháp nhân
phạm tội trong LHS các nước OHADA thông
thường phân thành 3 loại, căn cứ vào cách phân
loại tội phạm, đó là các hình phạt đại hình, các
hình phạt tiểu hình và các hình phạt vi cảnh.
Trong các loại hình phạt chính áp dụng với
các pháp nhân phạm tội đại hình, tội tiểu hình
và tội vi cảnh, phạt tiền là loại hình phạt được
quy định áp dụng có tính chất thông dụng nhất,
trong đó riêng Bờ Biển Ngà quy định phạt tiền
là hình phạt chính duy nhất áp dụng đối với mọi
trường hợp pháp nhân phạm tội bị quy kết
TNHS (Điều 96 BLHS). Mức cao nhất của hình
phạt tiền đối với pháp nhân phạm tội được quy
định trong LHS của các nước này là không quá
5 lần mức phạt tiền được quy định đối với cá
nhân người phạm tội cho cùng loại tội phạm.
Trong trường hợp pháp nhân phạm tội đại hình
mà điều luật về tội phạm chỉ quy định hình phạt
tù hoặc hình phạt khác không phải là hình phạt
tiền đối với cá nhân người phạm tội thì LHS
nhiều nước có quy định mức phạt tiền cụ thể
thay thế, ví dụ: Khoản 3 Điều 25-1 BLHS của
Ca-mơ-run quy định phạt tiền từ một triệu đến
500 triệu francs; Điều 97 BLHS của Gabon
cũng quy định phạt tiền thay thế không quá 500
triệu FCFA; còn theo Điều 85 BLHS của Ghi-
nê thì mức phạt tiền cao nhất trong trường hợp
này là không quá một triệu francs guinéens.
Loại hình phạt chính thứ hai là giải thể pháp
nhân. Đây cũng là loại hình phạt được quy định
trong LHS của hầu hết các nước trong OHADA
có quy định TNHSPN. Tùy LHS từng nước quy
định, hình phạt này được áp dụng đối với pháp
nhân phạm tội với tư cách là hình phạt chính
hoặc hình phạt bổ sung hoặc là biện pháp an
ninh. Đây là một hình phạt có bản chất như là
hình phạt tử hình được áp dụng đối với pháp
T.Q. Toan / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-14
11
nhân phạm tội, trong trường hợp pháp nhân
được thành lập hợp pháp hoặc chuyển đổi mục
tiêu để thực hiện các hành vi phạm tội hoặc
trong khi liên quan đến tội đại hình hoặc tội tiểu
hình mà khi phạm tội cá nhân người phạm tội bị
phạt tù bằng hoặc lớn hơn ba năm (Điều 98
BLHS của Gabon) hoặc trên năm năm (Điều 20
BLHS của Cộng hòa Trung phi). Trong quyết
định giải thể pháp nhân có nội dung chuyển
quyết định đó cho Tòa án có thẩm quyền để tiến
hành giải quyết theo thủ tục phá sản, theo đề
nghị của Viện công tố.
Ngoài hai loại hình phạt chính phổ biến
trên, LHS các nước thuộc OHADA còn quy
định nhiều loại hình phạt khác đối với pháp
nhân phạm tội, như:
- Đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn các cơ
sở hoặc một trong những cơ sở của pháp nhân
đã được sử dụng vào việc thực hiện các hành vi
phạm tội;
- Cấm vĩnh viễn hoặc có thời hạn không
quá năm năm việc tiến hành trực tiếp hoặc gián
tiếp một hoặc nhiều hoạt động nghề nghiệp
hoặc xã hội;
- Loại trừ vĩnh viễn hoặc tạm thời không
quá năm năm tham gia hợp đồng giao thầu công
hoặc mua sắm chính phủ;
- Tịch thu vật đã sử dụng vào việc phạm tội
hoặc do phạm tội mà có (có thể tịch thu đặc
định hoặc toàn sản);
- Đặt dưới sự giám sát tư pháp trong thời
hạn tối đa là năm năm;
- Niêm yết quyết định đã tuyên hoặc đăng
tải trên báo chí hoặc trên tất cả các phương tiện
truyền thông công cộng hoặc phương tiện điện
tử; [23].
5. Nhận xét, đánh giá chung
Nghiên cứu toàn diện các quy định về
TNHSPN trong LHS Việt Nam và tám nước
thành viên của OHADA (Cộng hòa Trung phi,
Togo, Ca-mơ-run, Ghi-nê, Sát, Buốc-ki-na Pha-
xô, Bờ Biển Ngà, Gabon) có thể rút ra một số
nhận xét, đánh giá như sau:
Thứ nhất, cũng như Việt Nam, LHS các
nước nêu trên trong một thời gian dài chỉ quy
định áp dụng nguyên tắc TNHS của cá nhân,
không thừa nhận TNHS đối với pháp nhân.
Nhưng kể từ khi tiếp thu bài học kinh nghiệm
lập pháp của Cộng hòa Pháp và căn cứ vào thực
tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
mà các nước này đã đổi mới LHS với việc thiết
lập chế định TNHSPN.
Thứ hai, trong khi Việt Nam quy định chủ
thể của tội phạm và đồng thời là chủ thể chịu
TNHSPN chỉ là PNTM thì LHS của các nước
trên lại quy định phạm vi chủ thể chịu
TNHSPN rất rộng, bao gồm các pháp nhân theo
luật tư và các pháp nhân theo luật công miễn là
có tư cách pháp nhân. Đối với pháp nhân theo
luật công, LHS tất cả các nước đang nghiên cứu
đều loại trừ TNHS đối với Nhà nước. Còn đối
với các CĐLT và các cơ quan công quyền thuộc
CĐLT, tuyệt đại đa số các nước có quy chế
TNHS hạn chế, tức là các pháp nhân này chỉ
chịu TNHS đối với các tội phạm được thực hiện
trong khi tiến hành các hoạt động có thể là đối
tượng của thỏa thuận ủy quyền dịch vụ công.
Thứ ba, về phạm vi các loại tội phạm quy
kết cho pháp nhân, LHS mỗi nước có quy định
khác nhau. Trong khi LHS của Cộng hòa Trung
Phi và Sát quy định, cũng như LHS Việt Nam,
là các pháp nhân chỉ chịu TNHS hạn chế trong
phạm vi một số loại tội phạm cụ thể do luật
(hoặc nghị định) quy định, thì LHS của các
nước còn lại đều quy định pháp nhân phải chịu
TNHS về mọi tội phạm dù đó là tội đại hình, tội
tiểu hình hoặc là tội vi cảnh.
Thứ tư, về điều kiện quy kết TNHS cho
pháp nhân. Trong khi LHS Việt Nam quy định
bốn điều kiện (Điều 75 BLHS) thì LHS các
nước thuộc OHADA, nhìn chung chỉ quy định
hai điều kiện cơ bản để quy kết TNHS đối với
pháp nhân, đó là: 1) Tội phạm phải được thực
hiện bởi cơ quan hoặc người đại diện của pháp
nhân; 2) tội phạm cần phải được thực hiện vì lợi
ích của pháp nhân.
Thứ năm, để quy kết tội phạm và TNHS
cho pháp nhân, Việt Nam và các nước thành
viên OHADA đã nghiêng về học thuyết đồng
nhất hoá sự mong muốn tập thể với ý muốn cá
nhân. Mọi hoạt động của pháp nhân được thực
T.Q. Toan / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-14
12
hiện thông qua hành vi của tập thể lãnh đạo (cơ
quan) hoặc cá nhân người lãnh đạo, điều hành
hoặc thành viên khác của pháp nhân (người đại
diện). Khi những người này thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao thì hành vi và ý chí
của họ được đồng nhất hoá với pháp nhân.
Trong trường hợp họ thực hiện hành vi phạm
tội nhân danh pháp nhân, vì lợi ích của pháp
nhân thì hành vi phạm tội đó được quy kết cho
pháp nhân.
Thứ sáu, LHS Việt Nam và các nước đều
quy định TNHS của pháp nhân không loại
trừ TNHS của cá nhân về cùng loại tội đã
thực hiện.
Thứ bảy, nhìn chung, LHS Việt Nam và các
nước nêu trên đều quy định đa dạng các loại
hình phạt đối với pháp nhân phạm tội. Trong số
các hình phạt được quy định, hình phạt tiền là
hình phạt phổ biến áp dụng đối với mọi tội
phạm quy kết cho pháp nhân. Mức hình phạt
tiền đối với pháp nhân phạm tội được quy định
cao hơn rất nhiều so với mức phạt tiền đối với
cá nhân phạm cùng loại tội, cụ thể trong LHS
các nước thành viên OHADA mức phạt tiền tối
đa áp dụng với pháp nhân phạm tội là gấp 5 lần
mức phạt tiền đối với người cùng thực hiện tội
phạm, còn LHS Việt Nam quy định mức phạt
tiền tối thiểu đối với pháp nhân phạm tội là 50
triệu đồng, trong khi đó đối với cá nhân người
phạm tội mức tối thiểu của hình phạt này là một
triệu đồng.
Bên cạnh nhiều loại hình phạt khác, LHS
của các nước thành viên OHADA còn quy định
hình phạt giải thể áp dụng đối với các pháp
nhân được thành lập hợp pháp hoặc chuyển đổi
mục tiêu để thực hiện các hành vi phạm tội.
6. Đề xuất một số kiến nghị tiếp tục hoàn
thiện chế định trách nhiệm hình sự pháp
nhân trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của
PLHS Việt Nam, BLHS năm 2015 đã thiết lập
tương đối toàn diện về chế định TNHSPN. Đây
là “nội dung thay đổi quan trọng trong chính
sách hình sự, khẳng định quan điểm của Nhà
nước ta trong việc xử lý nghiêm minh các pháp
nhân vi phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu
phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Quy định này không chỉ bảo đảm sự thống nhất
chung của hệ thống pháp luật mà còn nhằm
thực thi các cam kết của Việt Nam trong các
điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, bảo
đảm công bằng giữa pháp nhân Việt Nam ở
nước ngoài và pháp nhân nước ngoài tại Việt
Nam” [24].
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy chế định
TNHSPN trong BLHS năm 2015 vẫn còn
những tồn tại, hạn chế, thiếu sót cần phải tiếp
tục hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu
của Chiến lược cải cách tư pháp cũng như
Chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm giai
đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030
của Chính phủ [25].
Nghiên cứu so sánh LHS Việt Nam và một
số nước thuộc OHADA cũng như các nước
khác có quy định TNHSPN [26], tác giả đề xuất
một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, BLHS năm 2015 của Việt Nam
chỉ quy định PNTM là chủ thể của tội phạm và
chịu TNHS về các tội được quy định tại 33 điều
luật thuộc Phần các tội phạm là chưa thỏa đáng
và chưa phù hợp với thực tiễn cũng như xu
hướng vận động của loại tội phạm do pháp nhân
thực hiện.
Để đảm bảo việc xử lý về hình sự đối với
pháp nhân triệt để, công bằng và hiệu quả, đáp
ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội
phạm trong tình hình hiện nay và xu hướng
tương lai cần thiết phải quy định TNHS đối với
cả các pháp nhân phi thương mại, như: các tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội,
quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ
chức phi thương mại khác, trừ nhà nước, các tổ
chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.
Đồng thời, BLHS hiện hành cần quy định
mở rộng TNHSPN đối với các nhóm tội phạm
khác trong Phần các tội phạm BLHS, như: Một
số tội trong chương các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của người
khác (Chương XIV); Các tội xâm phạm quyền
tự do, dân chủ của công dân (Chương XV); Các
T.Q. Toan / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-14
13
tội xâm phạm sở hữu (Chương XVI); các tội
phạm về ma tuý (Chương XX); Các tội phạm
xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
(Chương XXI); Một số tội phạm xâm phạm trật
tự quản lý hành chính (Chương XXII); Một số
tội phạm về chức vụ (Chương XXIII); Các tội
phá hoại hoà bình, chống loài người và tội
phạm chiến tranh (Chương XXVI).
Đối với những tội phạm nào, nếu pháp nhân
thực hiện sẽ bị truy cứu TNHS, nhà làm luật
cần quy định cụ thể trong điều luật về tội phạm
đó, tức là cần có một hệ thống liệt kê cụ thể các
tội phạm pháp nhân có thể thực hiện trong Phần
các tội phạm BLHS, không nên quy định TNHS
của pháp nhân được áp dụng có tính chất chung
cho mọi tội phạm, có nghĩa, về mặt kỹ thuật lập
pháp không nên chấp nhận một hệ thống điều
khoản chung quy định về TNHS của pháp nhân
như trong LHS một số nước OHADA cũng như
của Pháp, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ hoặc các nước
theo truyền thống Common Law, bởi vì cách
lựa chọn này, trong thực tế gặp những khó khăn
nhất định nên khi áp dụng pháp luật, Tòa án
buộc phải đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể để
xác định những tội phạm nào pháp nhân có thể
thực hiện [27].
- Thứ hai, Khoản 1 Điều 75 BLHS năm
2015 quy định bốn điều kiện để quy kết tội
phạm và TNHS đối với pháp nhân. Theo, đó
là:1) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân
danh PNTM; 2) Hành vi phạm tội được thực
hiện vì lợi ích của PNTM; 3) Hành vi phạm tội
được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc
chấp thuận của PNTM và; 4) Chưa hết thời hiệu
truy cứu TNHS. Quy định các điều kiện quy kết
TNHS cho pháp nhân như trên vừa thừa lại vừa
thiếu. Cụ thể, điều kiện thứ nhất và điều kiện
thứ ba có sự trùng lắp, “vì thực tế, nếu hành vi
phạm tội được thực hiện nhân danh PNTM thì
không thể lại có trường hợp không có sự chỉ
đạo, điều hành, chấp thuận của PNTM và
ngược lại, nếu đã có sự chỉ đạo, điều hành hay
chấp thuận của PNTM thì chính là đã nhân
danh pháp nhân rồi” [28]. Ngoài ra, việc quy
định điều kiện thứ tư lại là không cần thiết, nếu
vận dụng Điều 74 BLHS để áp dụng cho pháp
nhân phạm tội.
Vì vậy, khoản 1 Điều 75 BLHS nên quy
định như sau: Các pháp nhân, trừ Nhà nước,
các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã
hội, chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi
phạm tội do các cơ quan hoặc người đại diện
của pháp nhân, nhân danh pháp nhân và vì lợi
ích của pháp nhân thực hiện.
Đồng thời bỏ khoản Điều 2 BLHS và sửa
đổi như sau: Chỉ người hoặc pháp nhân nào
phạm một (hoặc nhiều tội) được Bộ luật hình sự
quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Việc nhà làm luật xây dựng Điều 76 với việc
liệt kê danh sách các tội phạm có thể quy kết
cho pháp nhân là không còn cần thiết. Với quy
định tại Điều 2 mới trên thì có thể hiểu pháp
nhân chỉ chịu TNHS đối với các tội phạm mà
điều luật về tội phạm trong Phần các tội phạm
BLHS có quy định.
- Thứ ba, về hình phạt đối với pháp nhân
phạm tội, cần bổ sung hình phạt bổ sung: Niêm
yết bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án hoặc đăng tải các bản án, quyết định
đó trên báo chí hoặc trên các phương tiện
truyền thông công cộng hoặc các phương tiện
điện tử. Đây là hình phạt có tính giáo dục và
phòng ngừa riêng và chung cao, tác động trực
tiếp đến uy tín, thương hiệu của pháp nhân
phạm tội.
Tài liệu tham khảo
[1] Trách nhiệm hình sự của pháp nhân và mô hình
của nó trong Luật hình sự Việt Nam tương lai,
Tạp chí Nhà nước & Pháp luật, số 5, 217, (2006)
50-62.
[2] Tờ trình số 186/TTr-CP của Chính phủ gửi Quốc
hội về Dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi) ngày
27/4/2015; Trịnh Quốc Toản: Một số vấn đề về
trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật
hình sự của các nước theo truyền thống Common
Law, Tạp chí Toà án, số 18/9-2006, tr. 29-38;
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật
hình sự các nước châu Âu lục địa, Tạp chí Nhà
nước & Pháp luật, số 6, 194, 2005.
T.Q. Toan / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-14
14
[3] Tờ trình số 186/TTr-CP của Chính phủ gửi Quốc
hội về Dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi) ngày
27/4/2015; Tờ trình của Bộ Tư pháp gửi Chính
phủ về dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi), tháng
1/2015.
[4] Organisation pour l'harmonisation en Afrique du
droit des affaires- viết tắt là OHADA, Hiệp định
về thành lập OHADA được ký ngày 17/10/1993
tại Maurice và có hiệu lực ngày 18/9/1995.
[5] D. Kounde, Un autre regarde sur la responsabilité
pénale des personnes morales en droit OHADA, J.
Rech. Sci. Univ. Lomé (Togo), 19, 4 (2017) 237-262.
[6]
Trịnh Quốc Toản, Trách nhiệm hình sự của pháp
nhân trong pháp luật hình sự (sách chuyên khảo),
NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2011.
[7] L. D. Mukatshibende, Les Gaulois, nos ancêtres? Sur
la circulation et l’influence du modèle juridique
Français en Afrique Noire francophone,
www.ohada.com/doctrine/a, OHADA n° D- 07- 02.
[8] Tờ trình số 186/TTr-CP của Chính phủ gửi Quốc
hội về Dự án BLHS (sửa đổi) ngày 27/4/2015.
[9]
Code-2019-penal.pdf.
[10] https://www.refworld.org/docid/3ae6b5cc0.html.
[11]
ameroon/CM_Code_Penal_Cameroun.pdf.
[12] https://www.droit-afrique.com/uploads/Tchad-
Code-penal-2017.pdf.
[13] https://www.ivoire-
juriste.com/p/telechargement.html.
[14] Xem: Nhà pháp luật Việt-Pháp, Từ điển thuật ngữ
pháp luật Pháp-Việt, tr. 242.
[15]
lation/Central_African_Republic/CF_Code_Pen
al.pdf.
[16] https://www.refworld.org/docid/44a3eb9a4.html.
[17] Xem: Nhà pháp luật Việt-Pháp, Từ điển thuật ngữ
pháp luật Pháp-Việt, tr. 250.
[18] https://www.policinglaw.info/assets/downloads
/Code_pénale_du_Togo_(2015).pdf.
[19] Acte uniforme révisé relatif au droit des
sociétéetes comerciales et du groupement d’intérêt
économique,
revises/1299/acte-uniforme-revise-relatif-au-droit-
des-societes-commerciales-et-du-groupement-d-
interet-economique.html.
[20] Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Bình luận khoa học
Bộ Luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung
năm 2017, NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2017.
[21] V. Simonart, La personalité morale en droit
comparé, Bruxelles, Bruylant, 1995, 256.
[22] Germain Ntono Tisimi, Le devenir de la
responsabilité pénale des personnes morales en droit
camerounais. Des dispositions speciales vers un
enoce generale?, Revue “Archives des politique
criminelle”, 2011/1 n° 33 | pages 221 à 244.
[23] Về các hình phạt quy định đối với pháp nhân
phạm tội trong BLHS của các nước nghiên cứu,
xem thêm: Điều 20 BLHS của Cộng hòa Trung
Phi; Các điều từ 84 - 91 BLHS của Ghi-nê; Điều
54 BLHS của Togo; Các điều 18 (b), 25 (2),
25 (1), 19 (b) BLHS của Ca-mơ-run; Điều 85
BLHS của Sát; Các điều 212-1, 213-2, 214-1,
214-6, 214-7, 214-8, 215-1 BLHS của Buốc-ki-na
Pha-xô; Điều 96 BLHS của Bờ Biển Ngà; các
điều từ Điều 96 đến Điều 114 BLHS của Gabon.
[24] Xem Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo giải
trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật hình sự
(sửa đổi), Tài liệu kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa
XIII, 10/2015.
[25] Xem Quyết định số 623/QĐ-TTg, ngày 14/4/2016
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược
quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 -
2025 và định hướng đến năm 2030.
[26] Trịnh Quốc Toản, Trách nhiệm hình sự của pháp
nhân trong pháp luật hình sự (sách chuyên khảo),
NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2011.
[27] Trịnh Quốc Toản, Vấn đề trách nhiệm hình sự của
pháp nhân trong điều kiện phát triển nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 1 (2013) 60-73.
[28] Bạch Ngọc Du, Truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với pháp nhân thương mại phạm tội, Tạp chí Tòa
án điện tử, ngày 27/5/2019,
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/truy-
cuu-trach-nhiem-hinh-su-doi-voi-phap-nhan-
thuong-mai-pham-toi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_trach_nhiem_hinh_su_cua_phap_nhan_trong_luat_hinh.pdf