KẾT LUẬN, THẢO LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ
Nghiên cứu này đã giới thiệu quy trình triển khai lean
đơn giản, hiệu quả áp dụng cho các doanh nghiệp may
mặc có quy mô vừa và nhỏ. Kết quả áp dụng thí điểm
mang lại các lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp khi
giúp loại bỏ lãng phí, nâng cao năng suất, cải thiện
môi trường làm việc. Thông qua các trường hợp áp
dụng thực tế, quy trình triển khai, cách thức tổ chức
cũng như sử dụng các công cụ, giải pháp tinh gọn
trong các giai đoạn thực hiện được đề cập và hoàn
thiện.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng công nghệ tinh gọn là giải
pháp hữu hiệu cho các công ty may vì tính hiệu quả
mà nó có thể mang lại. Đây là giải pháp đơn giản, dễ
nắm bắt, triển khai và yêu cầu đầu tư nguồn lực không
lớn. Các doanh nghiệp may vừa và nhỏ với giới hạn
đầu tư nên xem xét cách tiếp cận hiệu quả này nhằm
giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện năng lực
cạnh tranh.
Kết quả đạt được khi triển khai thí điểm giúp các
doanh nghiệp nhận diện ra các dạng lãng phí tồn tại,
thay đổi được môi trường hoạt động sản xuất cũng
như cải thiện tốt về năng suất (sản lượng đầu ra) trong
khi không cần đầu tư nhiều nguồn lực.
Khi áp dụng công nghệ sản xuất tinh gọn cho đối
tượng doanh nghiệp may có qui mô vừa và nhỏ, sự
thay đổi, thích ứng nhanh, linh hoạt trong triển khai
là điểm thuận lợi. Tuy nhiên, vì dòng sản phẩm đa
dạng, sản lượng không lớn nên cần tập hợp các sản
phẩm cùng họ, có qui trình may tương tự, lại với nhau
thành họ sản phẩm sẽ được may trên cùng chuyền
may tinh gọn. Do đó, người quản lý đòi hỏi phải có
năng lực, năng động trong tái sắp xếp công việc khi
thay đổi sản phẩm nhằm đảm bảo tính cân đối, hiệu
quả của chuyền tinh gọn.
Để doanh nghiệp đạt đến trạng thái tinh gọn, hoạt
động cải tiến liên tục là yêu cầu cần thiết. Những
thành công bước đầu mang lại sẽ là động lực rất lớn
cho doanh nghiệp tiếp tục theo đuổi giải pháp tinh
gọn hệ thống. Phát triển, hoàn thiện, duy trì hệ thống
5S; đồng bộ hóa hoạt động của các khu vực hoạt động
với hệ thống tín hiệu Kanban; hay xác định loạt sản
suất tối ưu cho chuyền sản xuất là các giải pháp cần
được tiếp tục triển khai khi đã đạt được nền tảng ban
đầu của hệ thống sản xuất tinh gọn.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tinh gọn nâng cao hiệu quả sản xuất cho công ty may qui mô vừa và nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kĩ thuật và Công nghệ, 4(2):670-680
Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu
1Trường Đại học Bách khoa TP.HCM,
Việt Nam
2Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam
3Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo
dục, Việt Nam
Liên hệ
Đỗ Ngọc Hiền, Trường Đại học Bách khoa
TP.HCM, Việt Nam
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam
Email: hienise97@hcmut.edu.vn
Lịch sử
Ngày nhận: 19-3-2019
Ngày chấp nhận: 05-01-2021
Ngày đăng: 21-02-2021
DOI : 10.32508/stdjet.v4i1.485
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tinh gọn nâng cao hiệu quả sản
xuất cho công tymay qui mô vừa và nhỏ
Đỗ Ngọc Hiền1,2,*, Lê Ngọc Quỳnh Lam2,3
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Công nghệ tinh gọn được sử dụng phổ biến trong các ngành sản xuất cũng như dịch vụ, giúp loại
bỏ lãng phí, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Bên cạnh các nghiên cứu ứng dụng thành
công, cũng có nhiều trường hợpmang lại kết quả không nhưmongmuốn. Thực tế, cách thức triển
khai công nghệ tinh gọn ở các doanh nghiệp phụ thuộc vào loại hình hoạt động, ngành nghề và
quy mô hoạt động. Nghiên cứu trình bày quy trình thực hiện triển khai, kết hợp sử dụng các công
cụ tinh gọn tương thích với từng giai đoạn thực hiện. Trong đó, việc xác định nguồn lực đáp ứng
nhịp sản xuất yêu cầu, cân đối, cải tiến khu vực làm việc, tạo dòng chảy xuyên suốt cần được thực
hiện. Trong hầu hết các nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất tinh gọn, đối tượng là các công
ty qui mô lớn, sản phẩm có sản lượng cao và ổn định trong khoảng thời gian dài. Nghiên cứu này
tập trung vào các công ty ngành may qui mô vừa và nhỏ để thấy được khả năng ứng dụng của
công nghệ tinh gọn đối với nhóm đối tượng này. Một vài trường hợp nghiên cứu ứng dụng triển
khai cụ thể được đề cập thể hiện tính hiệu quả xác thực của quy trình triển khai công nghệ tinh
gọn tập trung vào doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Kết quả ghi nhận từ ứng dụng thí điểm thực
tế giúp nâng cao hiệu quả sản xuất khá tốt thể hiện qua chỉ số đo lường cải thiện hiệu quả sản suất
(hiệu suất), tăng năng lực đáp ứng đơn hàng, và cải thiện môi trường làm việc.
Từ khoá: Ngành may, Hiệu quả sản xuất, Tinh gọn, Mặt bằng, Chuẩn hóa
GIỚI THIỆU
Ngành may được đánh giá có triển vọng tốt, được
chính phủ ưu tiên và chú trọng phát triển. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp may nội địa đang gặp khó khăn vì
phải đối mặt với sức ép cạnh tranh. Hiệu quả sản xuất
không cao do năng suất thấp, hàng lỗi hỏng trên công
đoạn cao và chỉ bằng 2/3 năng suất trung bình trong
khu vực (nguồn: Viện năng suất Việt Nam) gây thêm
nhiều áp lực cho các doanh nghiệp. Do đó, các doanh
nghiệp luôn quan tâm tìm kiếm giải pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất.
Công nghệ sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing
technology) xuất phát từ khái niệm sản suất không
lãng phí, còn có tên gọi khác là Hệ thống sản xuất
Toyota (Toyota Production System)1. Công nghệ sản
xuất tinh gọn (viết tắt là Lean) là một hệ thống các
công cụ và phương pháp nhằm liên tục giúp loại bỏ
lãng phí trong quá trình sản xuất. Công nghệ này giúp
định rõ công đoạn tạo ra giá trị, sắp xếp chuỗi các hoạt
động sao cho tạo ra giá trị hiệu quả nhất, tiến hành
quản lý để không có bất kỳ gián đoạn nào trong đáp
ứng nhu cầu khách hàng. Đây là cách thức sử dụng
nguồn lực hiệu quả với việc tạo ra nhiều giá trị hơn
cho sản phẩm với nguồn lực ít hơn, cung cấp chính
xác giá trị mà khách hàng yêu cầu. Lean đã và đang
được xem như là giải pháp hiệu quả cải thiện năng
suất ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất
như trong ngành lắp ráp điện tử 2, cơ khí 3, ngành
gỗ4, hay ngành may5. Hiện có trên 35% nhà máy
chấp nhận triển khai công nghệ Lean một phần hoặc
toàn bộ (theo kết quả khảo sát của tổ chức Industry
Week/MPI Census of Manufacturers ghi nhận từ kết
quả phản hồi của 967 nhà máy6).
Giải pháp tinh gọn đã được nghiên cứu ứng dụng trên
chuyền sơn công ty sản xuất đồ nội thất, kết quả cho
thấy năng suất ổn định hơn, lượng tồn kho bán thành
phẩm giảm và độ hữu dụng củamáymóc, thiết bị trên
toàn chuyền tăng4. Trong lĩnh vực lắp ráp điện tử, với
dây chuyền sản xuất tinh gọn thời gian sản xuất được
rút ngắn khoảng 60%, tiết kiệmgần 40%nhân lực, chu
kỳ thời gian giảm 40% và diện tích sản xuất giảm 30%,
lãng phí trên chuyền giảm, tính cân bằng và hiệu quả
chuyền được cải thiện2.
Lean rất phổ biến hiện nay vì mang lại hiệu quả thiết
thực, hướng đến sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu
của khách hàng với nền tảng là cực tiểu thời gian trong
quá trình (Lead Time), loại bỏ hoặc cực tiểu các hoạt
động không gia tăng giá trị và cải thiện chất lượng
sản phẩm. Nếu áp dụng thành công, doanh nghiệp sẽ
được hưởng lợi rất lớn từ việc nâng cao hiệu quả sản
xuất. Nghiên cứu ứng dụng sơ đồ chuỗi giá trị (Value
Trích dẫn bài báo này: Hiền D N, Lam L N Q.Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tinh gọn nâng cao hiệu
quả sản xuất cho công tymay qui mô vừa và nhỏ. Sci. Tech. Dev. J. - Eng. Tech.; 4(2):670-680.
670
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kĩ thuật và Công nghệ, 4(2):670-680
StreamMap) và chuyểnđổi nhanh (Single-Minute Ex-
change of Dies), các công cụ tinh gọn, trong ngành
công nghiệp may ở Ấn Độ giúp tăng 40% năng suất7.
Một nghiên cứu khác cũng sử dụng công cụ tinh gọn
như 5S và cân bằng chuyền theo hịp sản xuất giúp
cải thiện hiệu suất lao động của chuyền may áo Sweat
Shirt trong một nhà máy ở Việt Nam tăng từ 69,7%
lên 79,1%8. Để cải thiện vấn đề năng suất thấp, thời
gian sản xuất (Lead Time) dài, tồn kho bán thành
phẩm lớn trên chuyền may áo T-Shirt, giải pháp Lean
đã được sử dụng giúp giảm 8% thời gian sản xuất
(Lead Time), tồn kho bán thành phẩm giảm từ 500
sản phẩm xuống còn 100 sản phẩm9. Điểm chung
của các nghiên cứu này là ứng dụng Lean trên chuyền
sản xuất với số lượng lớn, ổn định trong thời gian dài.
Công nghệ tinh gọn hướng đến cách thực hiện đơn
giản, không quá phức tạp, không đòi hỏi đầu tư lớn,
và phù hợp với doanh nghiệp may có qui mô lớn với
chuyềnmay dòng sản phẩm có sản lượng cao, ổn định
mà còn phù hợp với công nghiệp may đa phần (số
lượng doanh nghiệp) có qui mô vừa và nhỏ. Đối với
các daonh nghiệp có qui mô lớn, sự ổn định đơn hàng
(số lượng nhiều, ít thay đổi), công nghệ, máy móc,
thiết bị được quan tâm đầu tư và lượng lao động lớn,
ổn định là điểm thuận lợi khi xem xét ứng dụng Lean
hướng đến xây dựng dây chuyền may tinh gọn hiệu
quả, năng suất cao, ổn định. Tuy nhiên, sự linh hoạt
trong chuyển đổi mã sản phẩm và trong điều chỉnh,
thay đổi thiết kế chuyền là thách thức trong nghiên
cứu thực hiện lean. Đối với các doanh nghiệp qui mô
vừa và nhỏ mặc dù có vốn đầu tư không cao, năng
suất tạo ra phần lớn phụ thuộc vào lao động (nhân
công) và trình độ quản lý nhưng tính linh hoạt trong
hoạt động cũng như chấp nhận sự thay đổi thực hiện
giải pháp cải tiến theo lean sẽ nhanh chóng được triển
khai và ứng dụng.
Theo triết lý Lean, các dạng lãng phí cơ bản nhìn thấy
được sẽ giải quyết được bằng các công cụ đơn giản1.
Doanh nghiệp may với qui mô vừa và nhỏ chủ yếu
là các doanh nghiệp truyền thống, tính chất hộ gia
đình với trình độ quản lý còn hạn chế nên tồn tại rất
nhiều lãng phí dẫn đến năng suất không cao. Nhu cầu
cấp thiết đặt ra cho các doanh nghiệp này là tìm giải
pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, cung cấp sản phẩm
cho khách hàng với chất lượng tốt, thời gian nhanh
hơn và với chi phí thấp để có thể cạnh tranh và phát
triển. Đồng thời, tạo ra môi trường làm việc tốt cho
nhân công, cải thiện thu nhập, tăng sức hút và ổn định
nguồn lực. Công nghệ tinh gọn là giải pháp hữu hiệu
phù hợp với các yêu cầu đề ra cũng như đáp ứng mục
tiêu mong muốn.
Nghiên cứu trình bày hướng ứng dụng của công nghệ
tinh gọn đối với các doanh nghiệp may có qui mô
vừa và nhỏ cho một số đối tượng nghiên cứu để làm
cơ sở đánh giá, định hướng phát triển, ứng dụng và
xây dựng qui trình thực hiện. Bộ công cụ (giải pháp)
tinh gọn được nghiên cứu sử dụng đúng chỗ, đúng
lúc, đúng đối tượng, đúng chi phí và đồng bộ sẽ mang
lại rất nhiều điều tích cực. Năng suất lao động trong
ngành sẽ được tăng lên, thu nhập của lao động ngành
may sẽ được cải thiện, và đáp ứng được yêu cầu phát
triển của ngành. Kết quả kỳ vọng sẽ hình thành giải
pháp tinh gọn hiệu quả áp dụng trong sản xuất ngành
may có qui mô vừa và nhỏ theo hướng dễ triển khai,
chuẩn hóa, và có thể chuyển giao rộng rãi.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Với mục tiêu giúp doanh nghiệp loại bỏ các lãng phí,
tạo thành dòng di chuyển hợp lý, xuyên suốt, ổn định,
bước đầu tiên cần xác định được tốc độ sản xuất yêu
cầu, còn gọi là nhịp sản xuất - Takt Time, tốc độ cần
thiết để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, theo
công thức (1)6.
Tính toán nhịp sản xuất:
Takt = (Work Minutes per Shift x # of Shifts per
Day)/(Throughput Volume per Day) (1)
Với:
Takt: tốc độ sản xuất yêu cầu (giây/sản phẩm)
Work Minutes per Shift: Thời gian thực sự làm việc
trong ca (giây/ca).
#of ShiftperDay: số ca làmviệc trong ngày (ca/ngày)
Throughput Volume per Day: tổng sản lượng yêu
cầu trong ngày (sản phẩm/ngày).
Tiếp theo, các nguồn lực cần thiết như máy móc, con
người, nguyên vật liệu được tính toán sao cho đáp ứng
nhịp sản xuất. Tuỳ từng bối cảnh doanh nghiệp mà
việc xây dựng dây chuyền Lean được tính toán cho
một (01) loại sản phẩm (trường hợp 1) hoặc dùng
chung để sản xuất nhiều loại sản phẩm (trường hợp
2). Các công thức tổng quát dùng để tính toán nguồn
lực cho cả hai trường hợp được trình bày tóm tắt như
sau10.
• Trường hợp 1: Sản xuất một loại sản phẩm
Tính toán nguồn lực
#Resourcei =
SOEi
Takti
(2)
Với:
# Resourcei: số nguồn thực yêu cầu cho qui trình i.
SOEi: Thời gian chuẩn ở qui trình i (giây/sản phẩm).
Takti: Tốc độ sản xuất yêu cầu của qui trình
i (giây/sản phẩm).
• Trường hợp 2: Sản xuất nhiều loại sản phẩm
671
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kĩ thuật và Công nghệ, 4(2):670-680
Tính toán nguồn lực:
#Resourcei =
STwi
Takti
(3)
Với:
#Resourcei: số lượng nguồn lực yêu cầu cho qui trình
thứ i.
Takti: Tốc độ sản xuất yêu cầu của qui trình thứ i
(giây/sản phẩm).
STwi: thời gian chuẩn có trọng số (giây/sản phẩm)
được xác định theo công thức (4).
STwi =
S
Vi jSOEi j
SVi j
(4)
Với:
STwi : thời gian chuẩn có trọng số (giây/sản phẩm).
SOEi j : thời gian gia công chuẩn của sản phẩm j tại
qui trình i (giây/sản phẩm).
Vi j : nhu cầu (xử lý) sản phẩm j tại qui trình i (sản
phẩm).
Trong đó, thời gian chuẩn (Normal Time - NT) là thời
gian cần thiết để người nhân công có tay nghề trung
bình hoàn thành công việc trong điều kiện làm việc
bình thường với phương pháp thực hiện công việc đã
được chuẩn hóa;Thời gian tiêu chuẩn (Standard Time
- ST), còn gọi là thời gian địnhmức, là thời gian chuẩn
có bao hàm cả thời gian bù trừ (Allowances Time) cho
phép, bù trừ cho nhu cầu cá nhân, cho sự hồi phục vì
tính chất của công việc và các bù trừ khác (nếu có) 11.
Sau khi tính toán các nguồn lực, các trạm làm việc cần
bố trí hợp lý, đảm bảo nhịp sản suất, giảm các lãng phí
(tập trung vào 07 loại lãng phí cơ bản là sản xuất thừa,
tồn kho, đợi, di chuyển, vận chuyển, tái chế, và gia
công thừa) có thể gây ra. Trong trường hợp vẫn tồn tại
sự mất cân bằng giữa các trạm do bản chất công việc
giữa các trạm, cần sử dụng hệ thống tín hiệu nhằm
điều khiển, kiểm soát dây chuyền một cách đồng bộ
và hiệu quả.
Quy trình cải tiến trạm làm việc (công việc) được
chuẩnhóa bao gồm05 giai đoạn: (1)Xác định phương
pháp nghiên cứu hay có thể hiểu là nghiên cứu nắm
bắt phương pháp thực hiện công việc, (2) Chuẩn hóa
công việc, (3) Nghiên cứu thời gian, (4) Xác lập thời
gian tiêu chuẩn, (5) Theo dõi và đánh giá trong môi
trường ứng dụng thực tế. Chu trình cải tiến cách thức
thực hiện công việc có xét đến ràng buộc bởi yếu tố
con người khi thao tác được sử dụng (Hình 1)11.
Các công việc được chuẩn hóa sẽ là nền tảng để xây
dựng thời gian định mức. Bộ thời gian định mức sẽ
giúp doanh nghiệp tổ chức các trạm làm việc hiệu quả
hơn, quản lý nguồn lực, đáp ứng nhu cầu khách hàng
tốt hơn, khoa học hơn như được trình bày theo sau12.
Quy trình đo lường thời gian
Đo lường thời gian:
- Xác định số lượng mẫu n cần thiết
n=
zs
ax
2
(5)
Trong đó:
z: hệ số theo phân bố chuẩn Z ~ N(0,1), giá trị phụ
thuộc vào khoảng tin cậy đưa ra.
s: độ lệch chuẩn của mẫu thu thập
a: độ chính xác kỳ vọng
x: trị trung bình mẫu
- Xác định thời gian quan sát t theo công thức
_
t =
Sx j
n
(6)
Trong đó:
xi: giá trị thời gian quan sát thứ i (giây)
- Tính thời gian chuẩn (Normal Time - NT):
NTi =
_
t
Fj
RFj
(7)
NTC = åiNTi (8)
Trong đó:
NTi: thời gian chuẩn cho phần việc thứ i (giây)
t - thời gian cho mỗi phần tử công việc (giây)
Fi - tần suất của phần việc thứ i (số lần thực hiện trong
n quan sát)
RFi - hệ số đánh giá hoàn thành phần việc thứ i (tốc độ
làm việc so với tốc độ trung bình kỳ vọng) (%).
NTC: Thời gian chuẩn đối với công việc có nhiều phần
việc (giây).
- Xây dựng thời gian địnhmức (Standard Time - ST):
ST= NTC (1+A) (9)
Trong đó:
A: hệ số bù trừ cho phép (%)
Trong sản xuất và vận hành, trạm làm việc được xem
như là tế bào của hệ thống. Sau khi phân tích, cải tiến
qui trình thực hiện công việc, và tối ưu hóa các trạm
làm việc, bước tiếp theo cần thực hiện là tích hợp, liên
kết các trạm làm việc một cách khoa học, đồng bộ,
sao cho nguyên vật liệu, bán phẩm, và thành phẩm
được di chuyển xuyên suốt trong hệ thống. Một khi
dòng chảy được hình thành và hoạt động trơn tru, chi
phí sản xuất và vận hành sẽ giảm xuống, năng suất
và độ linh hoạt của hệ thống sẽ tăng lên. Nói cách
khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được
cải thiện.
Cụ thể hơn, thước đo quan trọng về tính hiệu quả
cũng như năng lực cạnh tranh của tổ chức chính là
năng suất (Productivity) (công thức (9)). Để tăng
672
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kĩ thuật và Công nghệ, 4(2):670-680
Hình 1: Quy trình thiết kế công việc & minh họa yếu tố con người
Hình 2: Mô hình hệ thống sản xuất và vận hành
năng suất cho hệ thống (Hình 2), các tổ chức thường
cố gắng:
(1) Tăng đầu ra trong khi giữ nguyên đầu vào,
(2) Giữ nguyên đầu ra trong khi giảm đầu vào,
(3) Tăng đầu ra và giảm đầu vào.
Giải pháp tinh gọnhướngđến giảmnguồn lực đầu vào
và tăng sản lượng đầu ra. Kết quả này đạt được là do,
với các dòng chảy, nhà quản lý dễ dàng phát hiện các
điểm nghẽn, các loại lãng phí; từ đó, giúp nhà quản lý
lựa chọn các giải pháp nhằm loại bỏ lãng phí và điểm
nghẽn một cách hợp lý và hiệu quả hơn.
Qui trình thực hiện tóm lược (được trình bày trên
Hình 3) bao gồm các bước nhưmô tả bên trên và một
bước đánh giá khả năng cải tiến. Dự án nghiên cứu sẽ
được hoàn chỉnh, chuẩn hóa và triển khai khi không
thể (hoặc rất khómang lại hiệu quả) thực hiện cải tiến
tiếp tục.
KẾT QUẢNGHIÊN CỨUỨNGDỤNG
CÔNGNGHỆ TINH GỌN TRONG
CÔNG TYMAYQUI MÔ VỪA VÀNHỎ
Một trong những đặc trưng của ngành may là doanh
nghiệp đa phần thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Hệ thống sản xuất của các doanh nghiệp này
thường khá phức tạp, sử dụng nhiều lao động, các
nguồn lực về máy móc, thiết bị, phương pháp quản
lý và vốn còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng lớn
đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc
đáp ứng nhu cầu khách hàng trong khi vẫn đảm bảo
thu nhập và công việc ổn định cho người lao động.
Cách thức tồn tại và phát triển của các công ty may là
tạo ra chính xác cái (giá trị) khách hàng yêu cầu, cung
cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn và ít
lỗi hơn với nguồn nhân lực, không gian, vốn và thời
gian ít hơn. Các công ty may luôn mong muốn loại
673
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kĩ thuật và Công nghệ, 4(2):670-680
Hình 3: Tóm lược qui trình thực hiện
bỏ lãng phí cũng như sử dụng nguồn lực vừa đủ, hay
có thể thực hiện công việc nhiều hơn (tốt hơn) với ít
nguồn lực hơn là giải pháp để nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình.
Cải thiện năng suất là tiêu chí đặt ra hàng đầu mà
các công ty may hướng đến. Nghiên cứu (dựa trên
khảo sát năm công ty may có qui mô thuộc nhóm
vừa và nhỏ, công ty may thời trang BQ với khoảng 30
công nhân, 2 chuyềnmay; Xí nghiệpmay 304TpHCM
với gần 50 công nhân viên, có 4 chuyền may; Công
ty PNNB với gần 200 công nhân viên, có 07 chuyền
may; Công tymay Jean PL với khoảng 360 công nhân,
có 11 chuyền may; Công ty cổ phần may SG với gần
250 công nhân viên có 08 chuyền may – Tên công
ty đã điều chỉnh nhằm đảm bảo tính bảo mật theo
yêu cầu của công ty) chỉ ra rằng, rất nhiều lãng phí
tồn tại trong suốt quá trình sản xuất ở các công ty
may vừa và nhỏ như sản xuất thừa, hàng lỗi, hàng
tồn, vận chuyển, thao tác thừa, chờ đợi, di chuyển
không cần thiết dẫn đến năng suất không đạt như kỳ
vọng. Khu vực sản xuất bố trí, sắp xếp mặt bằng chưa
chuẩn, chưa quan tâm đúng mức dòng lưu chuyển,
khó kiểm soát vật tư dẫn đến sản xuất nhiều bán
thành phẩm (chi tiết thừa), tồn kho trên chuyền, hàng
lỗi và tốn nguồn lực vận chuyển trong quá trình sản
xuất (Hình 4a); Bố trí trạm làm việc tự phát, chưa tốt
(Hình 4b), do đó nhân công thực hiện nhiều thao tác
thừa, năng suất không cao, dễ gây ra hàng lỗi, mệtmỏi
trong thực hiện công việc; Dòng di chuyểnhoạch định
dài và nhiều giao cắt, mất nhiều thời gian cho việc di
chuyển không cần thiết (Hình 4c phác họa dòng di
chuyển thực tế của nhân công trênmặt bằng sản xuất);
Mất cân bằng trong điều phối công việc (Hình 5); là
các vấn đề trong nhiều vấn đề có thể dễ dàng nhận
biết khi khảo sát các đối tượng nghiên cứu.
Đối với các doanh nghiệp may quy mô vừa và nhỏ,
cải thiện năng suất là ưu tiên hàng đầu. Khi thực hiện
nghiên cứu chuyềnmay sản xuất áo sơmi nam, với độ
chính xác kỳ vọng khi tiến hành đo lường thời gian
ở các trạm làm việc là 95%, độ chính xác kỳ vọng là
90%, số mẫu quan sát trung bình được xác định là 30
mẫu được tính theo công thức (5); thời gian quan sát
trung bình, thời gian chuẩn và thời gian địnhmức với
hệ số bù trừ cho phép là 10% được tính lần lượt theo
công thức (6), (7), và (8). Trên cơ sở đó, điều phối
chuyền (với 17 nhân công sẽ được mã số tương ứng
từ 01 đến 17) được trình bày như trên Hình 5. Dễ
nhận thấy rằng, điều phối chuyền hiện trạng chưa tốt
sẽ dẫn đến hệ quả năng suất không đạt như kỳ vọng
(Bảng 1) (hay khả năng thực tế) dẫn đến chi phí sản
xuất sẽ tăng. Với 17 nhân công, tổng thời gian làmviệc
(11 giờ/ngày) của nhân lực là 673200 giây, kỳ vọng của
doanh nghiệp đặt ra tương ứng là 158 sản phẩm/ngày
cho chuyền (tương ứng nhịp sản xuất Takt time là 250
giây/sản phẩm). Hiện trạng điều phối chỉ ra rằng,
với nhịp sản xuất hiện trạng là 331 giây/sản phẩm
(trạm 1), bình quân sản lượng đạt được là 119.42 sản
phẩm/ngày hay sản lượng bình quân đạt trong ngày
cho một nhân công là 7.02 sản phẩm, không đáp ứng
kỳ vọng.
Nghiên cứu điều phối lại chuyền sản xuất, cũng với
17 nhân công (Hình 6), là giải pháp được thực hiện
đầu tiên giúp cải thiện năng suất mà không cần đầu tư
nhiều nguồn lực. Kết quả giúp cải thiện năng suất khá
ấn tượng với nhịp sản xuất cải thiện đạt 275 giây/sản
phẩm (trạm 17), tạo niềm tin ban đầu khi tiến hành
nghiên cứu thực tế. Nếu hoạt động 08 giờ/ngày, năng
suất ước lượng sẽ đạt khoảng 116 sản phẩm/ngày, góp
phần giảm thời gian lao động xuống 03 giờ nhưng
vẫn đạt mức năng suất như hiện trạng (hoạt động 11
giờ/ngày). Còn nếu duy trì hoạt động 11 giờ/ngày
cho giải pháp đề xuất, năng suất sẽ tăng 34% lên đến
khoảng 159 sản phẩm/ngày (thay vì theo phương án
điều chuyền cũ chỉ đạt khoảng 119 sản phẩm/ngày).
Khi đạt được kết quả thực hiện ban đầu, mặt bằng sản
suất theo công việc đã điều phối lại cho các trạm làm
việc cần tổ chức bố trí lại, đảm bảo dòng lưu chuyển
thông suốt, đáp ứng tay nghề của công nhân cũng như
điều kiện về máy móc, thiết bị. Kết quả nghiên cứu
674
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kĩ thuật và Công nghệ, 4(2):670-680
Hình 4: Một số vấn đề hiện thực khi khảo sát
Bảng 1: Đối sánh thông số hiện trạng và khả năng thực tế
Đo lường khả năng thực tế Hiện trạng
Thời gian làm việc 11 giờ trong ngày/người (giây/ngày) 39600.00 39600.00
Tổng số lao động trên chuyền (người) 17.00 17.00
Tổng thời gian làm việc trong ngày/chuyền (giây) 673200.00 673200.00
Bình quân sản lượng phải đạt trong ngày/chuyền (sản phẩm) 159.83 119.42
Bình quân sản lượng phải đạt trong ngày/người (sản phẩm) 9.40 7.02
675
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kĩ thuật và Công nghệ, 4(2):670-680
Hình 5: Điều chuyền chưa tốt (Độ mất cân bằng là 23,4%).
Hình 6: Giải pháp điều phối chuyền đề xuất
676
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kĩ thuật và Công nghệ, 4(2):670-680
(kỳ vọng) khi ứng dụng vào đối tượng thực tế cần thể
hiện theo cách trực quan là thay đổi thiết kế mặt bằng
ban đầu, chưa được bố trí tốt, gây nhiều lãng phí như
đề cập bên trên (Hình 4a) sang mặt bằng tinh gọn.
Trong suốt quá trình điều chỉnh, sắp xếp, bố trí mặt
bằng mới, giải pháp 5S được tiến hành song song
(Hình 7) thể hiện những thay đổi tích cực trong quá
trình triển khai cũng như giúp doanh nghiệp kiểm
soát được vật tư, dòng lưu chuyển bán thành phẩm
trong suốt quá trình sản xuất. Đồng thời, nghiên cứu
thiết kế lại công việc, cố gắng chuyển đổi (từng phần)
sản xuất truyền thống (ưa thích) làm việc ngồi sang
thực hiện công việc đứng đối với các hoạt động thực
hiện công việc không hiệu quả (Hình 8). Các giải
pháp, phương án, công cụ cần thiết tiến hành trong
giai đoạn này nhằm giúp nâng cao năng suất, cải thiện
môi trường làm việc.
Kết quả đạt được bên cạnh cải thiện năng suất cho
các đối tượng nghiên cứu đã triển khai, mặt bằng tinh
gọn cơ bản đã hình thành (Hình 9). Các khu vực làm
việc được bố trí lại ngăn nắp, có nơi lưu trữ bán thành
phẩm với số lượng được kiểm soát, đường di chuyển
được vạch rõ ràng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển vật
tư với khoảng cách di chuyển được rút ngắn. Thay
đổi môi trường làm việc, giúp nhân công vận hành
thuận tiện hơn, tạo môi trường thông thoáng; Giúp
nhà quản lý kiểm soát được dòng lưu chuyển vật tư,
kiểm soát được bán thành phẩm, tồn kho trên chuyền.
Sự cải thiện môi trường làm việc còn giúp kiểm soát
hiệu quả hơn thể hiện ở tỉ lệ sản phẩm cần phải sửa lỗi
giảm đáng kể ở các đối tượng nghiên cứu. Sự thay đổi
này trở thành động lực và nền tảng để tiếp tục hướng
đến một hệ thống tinh gọn hoàn thiện cho doanh
nghiệp, góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất, nâng
cao năng lực cạnh tranh.
KẾT LUẬN, THẢO LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ
Nghiên cứu này đã giới thiệu quy trình triển khai lean
đơn giản, hiệu quả áp dụng cho các doanh nghiệpmay
mặc có quy mô vừa và nhỏ. Kết quả áp dụng thí điểm
mang lại các lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp khi
giúp loại bỏ lãng phí, nâng cao năng suất, cải thiện
môi trường làm việc. Thông qua các trường hợp áp
dụng thực tế, quy trình triển khai, cách thức tổ chức
cũng như sử dụng các công cụ, giải pháp tinh gọn
trong các giai đoạn thực hiện được đề cập và hoàn
thiện.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng côngnghệ tinh gọn là giải
pháp hữu hiệu cho các công ty may vì tính hiệu quả
mà nó có thể mang lại. Đây là giải pháp đơn giản, dễ
nắmbắt, triển khai và yêu cầu đầu tư nguồn lực không
lớn. Các doanh nghiệp may vừa và nhỏ với giới hạn
đầu tư nên xem xét cách tiếp cận hiệu quả này nhằm
giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện năng lực
cạnh tranh.
Kết quả đạt được khi triển khai thí điểm giúp các
doanh nghiệp nhận diện ra các dạng lãng phí tồn tại,
thay đổi được môi trường hoạt động sản xuất cũng
như cải thiện tốt về năng suất (sản lượng đầu ra) trong
khi không cần đầu tư nhiều nguồn lực.
Khi áp dụng công nghệ sản xuất tinh gọn cho đối
tượng doanh nghiệp may có qui mô vừa và nhỏ, sự
thay đổi, thích ứng nhanh, linh hoạt trong triển khai
là điểm thuận lợi. Tuy nhiên, vì dòng sản phẩm đa
dạng, sản lượng không lớn nên cần tập hợp các sản
phẩm cùng họ, có qui trìnhmay tương tự, lại với nhau
thành họ sản phẩm sẽ được may trên cùng chuyền
may tinh gọn. Do đó, người quản lý đòi hỏi phải có
năng lực, năng động trong tái sắp xếp công việc khi
thay đổi sản phẩm nhằm đảm bảo tính cân đối, hiệu
quả của chuyền tinh gọn.
Để doanh nghiệp đạt đến trạng thái tinh gọn, hoạt
động cải tiến liên tục là yêu cầu cần thiết. Những
thành công bước đầu mang lại sẽ là động lực rất lớn
cho doanh nghiệp tiếp tục theo đuổi giải pháp tinh
gọn hệ thống. Phát triển, hoàn thiện, duy trì hệ thống
5S; đồng bộ hóa hoạt động của các khu vực hoạt động
với hệ thống tín hiệu Kanban; hay xác định loạt sản
suất tối ưu cho chuyền sản xuất là các giải pháp cần
được tiếp tục triển khai khi đã đạt được nền tảng ban
đầu của hệ thống sản xuất tinh gọn.
LỜI CẢMƠN
Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) trong khuôn khổĐề
tài mã số C2017-20-43.
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Nhóm tác giả xin camđoan rằng không có bất kỳ xung
đột lợi ích nào trong công bố bài báo.
ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
Đỗ Ngọc Hiền đưa ra ý tưởng nghiên cứu và chịu
trách nhiệm chính trong nghiên cứu và viết bài báo.
Lê Ngọc Quỳnh Lam đóng góp ý kiến, hoàn thiện quy
trình triển khai công nghệ tinh gọn, xem xét góp ý
ứng dụng vào các trường hợp thực tế và tham gia hiệu
chỉnh bài báo.
677
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kĩ thuật và Công nghệ, 4(2):670-680
Hình 7: Hoạt động 5S trước (a) và sau (b)
Hình 8: Hoạt động cải tiến trạm làm việc thực tế
678
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kĩ thuật và Công nghệ, 4(2):670-680
Hình 9: Chuyền may sau khi cải thiện môi trường làm việc
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Womack JP, Jones DT. Lean thinking. Simon and Schuster.
1996;.
2. Nguyen TL, Le MT, Vu TTT, Do NH. Lean line balancing for an
electronics assembly line, Procedia CIRP 40 (2016), ScienceDi-
rect, Elsevier. 2016;40. Available from: https://doi.org/10.1016/
j.procir.2016.01.139.
3. Huy NH, Hiền DN. Giải pháp tự quản trong ngành thép
cán nguội, Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc máy và cơ cấu 2015
(NCOMM2015), NXBĐại họcQuốcGia Tp. Hồ ChíMinh. , ISBN:
. 2015;.
4. Le NQL, Do NH, Nam KC. Modeling and Simulation of a Lean
System: Case study of a Paint Line in a Furniture Company,
International Journal of Management Research and Practice.
2010;.
5. Nguyen MN, Do NH. Re-engineering Assembly line with Lean
Techniques, Procedia CIRP, Published by Elsevier B.V. 2016;40.
Available from: https://doi.org/10.1016/j.procir.2016.01.139.
6. Arebe KC. The basics of lean manufacturing and mainte-
nance, Industrial market trends. 2009;Available from: http:
//news.thomasnet.com/IMT.
7. Marudhamuthu R. The Development and Implementation
of Lean Manufacturing Techniques in Indian garment Indus-
try. Jordan Journal of Mechanical and Industrial Engineering.
19952011;5:527 –532.
8. HươngDM,Mai DT, Thảo PT. Áp dụngmột số công cụ sản xuất
tinh gọn nhằmnâng cao hiệu quả sản xuất trong chuyềnmay
sản phẩm chất liệu dệt kim. Tạp chí Khoa học và công nghệ -
Đại học Công nghiệp Hà Nội. 2017;43:88–94.
9. Nunesca RM, AmoradoAT. Application of LeanManufacturing
Tools in a Garment Industry as a Strategy for Productivity Im-
provement. Asia Pacific Journal of Multidisciplinary Research.
2015;3(4).
10. HobbsDP. LEANmanufacturing implementation - A complete
executionmanual for any sizemanufacture. J. Rosspublishing,
Inc. 2004;.
11. Hiền DN. Hướng dẫn Thiết kế công việc, Nhà xuất bảnĐại học
Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh. 2016;.
12. Niebel B, Freivalds A. Methods, Standards and Work Design.
McGraw Hill, 13th Editon. 2014;.
679
Science & Technology Development Journal – Engineering and Technology, 4(2):670-680
Open Access Full Text Article Research Article
1Ho Chi Minh City University of
Technology, Vietnam.
2Vietnam National University Ho Chi
Minh City, Vietnam
3VNU-HCM Center for Education
Accreditation, Vietnam
Correspondence
Do Ngoc Hien, Ho Chi Minh City
University of Technology, Vietnam.
Vietnam National University Ho Chi Minh
City, Vietnam
Email: hienise97@hcmut.edu.vn
History
Received: 19-3-2019
Accepted: 05-01-2021
Published: 21-2-2021
DOI : 10.32508/stdjet.v4i1.485
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
An implementation of leanmanufacturing technology in
enhancing efficiency in garment manufacturing industry with
small andmedium size
Do Ngoc Hien1,2,*, Le Ngoc Quynh Lam2,3
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Lean manufacturing technology has been applied in industry to eliminate wastes, enhance effi-
ciency and increase competition ability. While some case studies were evaluated successfully, oth-
ers faced with big challenges. Actually, lean was applied in different ways due to types and size of
industry or organization. This paper would present an lean implementation process, in which lean
tools are integrated in simultaneously. Requirements on systemmanufacturing capacity should be
met, so necessary resources would be determined. Manufacturing layout and work flows would
be created smoothly. The lean implementation process was applied in some case studies in gar-
ment industry with small andmedium size, which show the efficiency and effectiveness of the lean
technology in the practice systems. The research shows the good results on some performance
key indexes such as productivity, ability to satisfy the orders and good working environment.
Key words: Garment industry, Manufacturing efficiency, Lean technology, Facility layout, Stan-
dardization
Cite this article : Hien D N, Lam L N Q. An implementation of lean manufacturing technology in en-
hancing efficiency in garmentmanufacturing industry with small andmedium size. Sci. Tech. Dev. J.
– Engineering and Technology; 4(2):670-680.
680
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_ung_dung_cong_nghe_tinh_gon_nang_cao_hieu_qua_san.pdf