Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Với mục tiêu như trên thì đối tượng nghiên cứu là tiến hành mô hình hóa
không gian các kết cấu trong chương trình.
Các kết cấu tính toán trong phần mềm FB-Pier:
+ Tính toán kết cấu trụ và nền .
+ Móng và cọc làm việc đồng thời.
+ Cọc và bệ làm việc đồng thời.
+ Tính toán cọc đơn.
+ Tính toán kết cấu có móng cọc đơn.
+ Tính toán tường chắn.
+ Tính cọc chịu uốn, cọc xiên
+ Tính toán cột .
II. Phương pháp nghiên cứu.
- Tìm hiểu và nghiên cứu cơ sở lý thuyết, tính toán, và hướng dẫn sử dụng
chương trình thông qua các ví dụ bằng cách dịch phần Help của chương trình và
tham khảo tài liệu tiếng anh trên trang web http://bsi-web.ce.ufl.edu/default.asp .
- Lựa chọn, đúc kết, tổng hợp và rút gọn những kiến thức đã tìm hiểu để hoàn
thành đề tài và tài liệu hướng dẫn phần mềm FB-Pier bằng tiếng việt thật đơn
giản và dễ hiểu cho sinh viên và kỹ sư.
74 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phần mềm FB – Pier trong tính toán móng cọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp thi
công. Mô hình hình học thường lấy cấu kiện làm đối tượng cơ sở.
Tùy theo bản chất làm việc trong kết cấu cũng như phương pháp phân
tích, các cấu kiện có thể được mô hình hóa thành các đối tượng dạng thanh (1
chiều), tấm, vỏ, bản(2 chiều) và khối (3 chiều).
Các đối tượng dạng thanh là các phần tử có kích thước 1 chiều lớn hơn
rất nhiều so với 2 chiều còn lại. Trong phân tích tổng thể kết cấu, mô hình
phần tử thanh được sử dụng phổ biến cho các kết cấu dầm, trụ tháp, cột,
dây….Trong trường hợp tổng quát, các đối tượng này có 6 thành phần nội
lực: Mômen uốn (2), lực cắt (2), lực dọc, mô men xoắn.
Mô hình toán học sử dụng cho đối tượng thanh là lý thuyết dầm.Các đối
tượng 2 chiều (tấm, bản, vỏ) là đối tượng có 2 kích thước lớn hơn nhiều so với
kích thước còn lại. Mô hình toán học của các đối tượng này là các lý
thuyết của Timoshenko, Midline…Đối tượng khối, là đối tượng có 3 kích thước
gần bằng nhau được sử dụng trong các bài toán phân tích cục bộ.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 12
Mô hình liên kết & điều kiện biên:
Liên kết phản ánh sự kết nối giữa các bộ phận trong kết cấu, điều kiện
biên phản ánh sự kết nối giữa kết cấu với môi trường và kết cấu khác. Tùy
thuộc vào sự làm việc về mặt cơ học, các liên kết thực tế thường được mô hình
hóa thành các dạng liên kết sau:
• Liên kết ngàm cứng: Liên kết này hạn chế tất cả các bậc tự do của nút
• Liên kết chốt lý tưởng: Cho phép các bộ phận kết cấu có thể quay tự
do tương đối với nhau, do đó mô men tại các chốt bằng 0.
• Liên kết đàn hồi là liên kết hạn chế một số bậc tự do với độ cứng nhất
định.
• Ngoài ra, còn có thể có các dạng liên kết khác như liên kết chỉ chịu
kéo, hay chỉ chịu kéo, liên kết đàn hồi phi tuyến…
Mô hình tải trọng:
Các tải trọng tác dụng lên kết cấu thường được phân biệt theo dạng tác
động như lực, chuyển vị cưỡng bức, nhiệt độ …
• Theo đặc điểm phân bố tác dụng, tải trọng được phân loại gồm:
+ Tải trọng tập trung: là tải trọng tác động tại 1 điểm trên kết cấu,
có độ lớn và phương chiều xác định. Tải trọng tập trung có thể là lực,
mô men
+ Tải trọng phân bố: là tải trọng tác dụng có tính phân bố trên 1 chiều
dài hay một diện tích của kết cấu. Đặc trưng của tải trọng này là
miền tác động và quy luật phân bố tải trọng. Tải trọng phân bố có thể
là lực phân bố, mô men phân bố.
• Theo đặc điểm thay đổi vị trí tác dụng, tải trọng được phân thành:
+ Tải trọng cố định: là tải trọng có vị trí tác dụng không đổi theo thời
gian
+ Tải trọng di động: là tải trọng có vị trí thay đổi theo thời gian
• Theo đặc điểm động lực, tải trọng được phân thành:
+ Tải trọng tĩnh: là tải trọng tác dụng có tính chất tĩnh, không gây
lực quán tính trong kết cấu.
+ Tải trọng động: là tải trọng có tính động (có cường độ thay đổi theo
thời gian)
• Tải trọng nhiệt độ thay đổi được mô hình hóa thành:
+ Tải trọng nhiệt độ biến đổi đều: Xét đến ảnh hưởng của nhiệt độ tại
các cấu kiện khác nhau của kết cấu
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 13
+ Tải trọng Gradient nhiệt: Xét đến ảnh hưởng của nhiệt độ tại các
thớ của mặt cắt các cấu kiện.
• Chuyển vị cưỡng bức: là chuyển vị tương đối giữa các bộ phận kết
cấu hay giữa kết cấu với nền móng hay kết cấu khác.
2> Tổng quan về phương pháp PTHH
Phương pháp phần tử hữu hạn được coi là phương pháp có hiệu quả nhất
hiện nay để giải các bài toán cơ học trong môi trường liên tục nói chung và trong
phân tích kết cấu công trình nói riêng. FB-PIER là một chương trình phân tích và
thiết kế kết cấu dựa trên nền tảng là phương pháp phần tử hữu hạn. Trong
chương này sẽ trình bày những khái niệm cơ bản nhất về phương pháp
phần tử hữu hạn (PTHH) và việc ứng dụng phương pháp này trong FB-PIER.
2.1 Nội dung cơ bản của phương pháp PTHH.
Nội dung cơ bản của phương pháp phần tử hữu hạn là: để tính toán một kết
cấu với cấu tạo bất kỳ, chia kết cấu thành một số hữu hạn các phần tử riêng lẻ và
nối với nhau bởi một số hữu hạn các điểm nút riêng lẻ.
Sự biến dạng tổng thể của kết cấu được thể hiện thông qua sự biến dạng của
lưới nút hay tập hợp các chuyển vị của từng nút riêng biệt. Tính liên tục của các
cấu kiện và sự liên kết giữa các cấu kiện với nhau được thể hiện qua sự liên kết
giữa các phần tử thông qua các nút. Liên kết giữa kết cấu và nền được thể hiện
bởi điều kiện biên của các nút hay độ tự do của nút. Các tác động lên kết cấu tất
cả lên kết cấu đều được quy đổi về các nút. Việc chia lưới phần tử và nút, mô
tả liên kết, các điều kiện biên cần tương thích với kết cấu thực tế, nếu đảm bảo
được điều này thì mô hình phần tử hữu hạn sẽ làm việc giống hay gần giống
với kết cấu thực tế.
Việc tính toán mô hình PTHH là trước hết phân tích trạng thái làm việc tổng
thể của kết cấu từ đó theo điều kiện liên kết tìm được trạng thái làm việc của từng
phần tử hữu hạn.
Trạng thái làm việc của từng phần tử được phụ thuộc vào quan hệ ứng
suất và biến dạng của phần tử cũng là quan hệ giữa nội lực và chuyển vị nút của
phần tử. Quan hệ đó biểu hiện ở độ cứng của phần tử, mà với những mẫu phần
tử ta có thể xác định nhờ giải các bài toán cơ học.
Trạng thái làm việc của kết cấu được thể hiện thông qua sự làm việc của các
nút. Các nút này liên hệ với nhau thông qua các phần tử nối giữa chúng, vì vậy từ
điều kiện nối tiếp giữa các phần tử và độ cứng của từng phần tử có thể xác định
được quan hệ giữa các nút .Đó là quan hệ giữa chuyển vị nút và nội lực tác
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 14
dụng từ phần tử lên nút. Từ điều kiện cân bằng nội lực tại các nút, ta thiết lập
được hệ phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các chuyển vị nút với các lực
tác dụng tại nút. Trong hệ phương trình biểu diễn quan hệ sẽ có những thành
phần đã biết như lực nút hay chuyển vị nút, từ đó ta có thể tìm ra những
thành phần còn lại chưa biết .
2.2 Mô hình hóa rời rạc kết cấu.
Ý tưởng của phương pháp PTHH trong tính toán kết cấu là coi vật thể liên tục
như là tổ hợp của nhiều phần tử liên kết với nhau bởi một số hữu hạn các điểm,
gọi là các nút. Các phần tử được hình thành này gọi là các phần tử hữu hạn.
Quan niệm này chỉ là gần đúng, bởi vì khi thay thế kết cấu thực (hệ liên tục) bằng
một số hữu hạn các phần tử trên người ta đã coi rằng năng lượng bên trong mô
hình thay thế phải bằng năng lượng của kết cấu thực. Đối với các hệ thanh thì các
kết (giàn, khung) phẳng cũng như không gian đều do một số hữu hạn các dầm và
thanh hợp thành. Do đó người ta lấy phần tử thanh làm phần tử mô hình cho kết
cấu . Điểm liên kết giữa các PTHH gọi là nút. Với kết cấu tấm, vỏ và các vật
thể khối thì không trực quan như hệ thanh. Người ta thường dùng các loại
phần tử sau:
• Kết cấu tấm phẳng : phần tử hình tam giác, phần tử hình chữ nhật, phần
tử hình tứ giác.
• Kết cấu vỏ: ngoài các phần tử hình tam giác, hình chữ nhật, hình tứ giác,
người ta còn sử dụng phần tử cong hình tam giác, hình chữ nhật, hình
tứ giác.
• Với vật thể khối: phần tử hình tứ diện, phần tử hình lập phương, phần tử
hình lục diện.
• Vật thể đối xứng trục: phần tử hình vành khăn.
2.3 Chuyển vị nút và lực nút.
Khi kết cấu chịu lực, kết cấu sẽ biến dạng, các phần tử cũng sinh ra biến dạng,
do dó cũng sinh ra chuyển vị. Chuyển vị của các nút được gọi là chuyển vị nút. Do
số lượng nút trên kết cấu là hữu hạn mà số lượng chuyển vị nút là hữu
hạn, nên trạng thái biến dạng và trạng thái nội lực của kết cấu có thể biểu diễn
bằng một số hữu hạn các chuyển vị nút và các lực nút. Hay nói một cách khác
phương pháp PTHH lấy một hệ hữu hạn các độ tự do thay cho kết cấu. Để mô tả
mối quan hệ giữa chuyển vị (hoặc ứng suất) tại các nút và chuyển vị (hoặc ứng
suất) tại một điểm trong kết cấu, người ta sử dụng một hàm xấp xỉ, gọi là hàm
chuyển vị (hoặc hàm ứng suất). Những hàm này phải thỏa măn liên tục trên biên
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 15
các phần tử tiếp xúc với nhau. Phương pháp PTHH, cũng giả thiết rằng: Ngoại lực
truyền lên kết cấu thông qua nút việc này thuận tiện cho việc xét cân bằng giữa
nội lực và ngoại lực tại các nút. Khi trong phần tử có tải trọng phân bố
hoặc tập trung không đặt tại nút, thì cần dựa vào phương pháp năng lượng
hoặc các công thức cơ học kết cấu để xác định lực tương đương tại nút. Ta biết
rằng khi chịu lực và biến dạng, kết cấu phải ở trạng thái cân bằng. Trong phương
pháp PTHH điều đó được đảm bảo bằng các cân bằng tại nút.
Gọi {Fi} là véctơ các thành phần lực tại nút i của của phần tử chứa nút thứ i, tại
nút này phải thỏa măn điều kiện cân bằng của nút i:
Quan hệ giữa các lực nút và các chuyển vị nút trong một phần tử có thể
biểu diễn bằng biểu thức sau đây:
{ } [ ]{ }ee KF δ=
Trong đó :
{F}e: là véc tơ lực nút của phần tử, chứa tất cả các thành phần lực nút
trong một phần tử.
{δ }e: là véc tơ chuyển vị nút của phần tử, chứa tất cả các thành phần
chuyển vị nút trong một phần tử.
[K]: là ma trận độ cứng của phần tử, phụ thuộc vào đặc trưng hình học
và cơ học của phầntử và của vật liệu. Ma trận [K] có thể được thiết lập trên
cơ sở nguyên lý cực tiểu thế năng hoặc theo lý thuyết của Kirchhoff hoặc
của Mindlin-Reissner.
Trong phương pháp PTHH giả thiết rằng: các chuyển vị tại nút trong một
phần tử sẽ xác định trạng thái biến dạng của phần tử đó, tức là có thể dùng các
chuyển vị nút để biểu thị trạng thái biến dạng của kết cấu. Mặt khác, khi kết cấu
chịu tác dụng của ngoại lực (lực và momen uốn). Phương pháp PTHH giả
thiết rằng các ngoại lực này được truyền qua nút.
Như vậy, nội lực trong PTHH có thể biểu thị bằng lực và mômen tập trung ở
nút, gọi là lực nút. Như vậy, nếu biết được giá trị các lực nút thì có thể tính được
sự phân bố của nội lực trong PTHH đó.
2.4 Phương trình cơ bản của của phương pháp phần tử hữu hạn đối với vật
rắn.
Phương pháp PTHH là một trong những phương pháp tổng quát nhất trong
các phương pháp phân tích kết cấu. Về cơ bản, phương pháp PTHH chia không
gian liên tục của kết cấu thành tập hợp các phần tử (miền nhỏ) có tính chất hình
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 16
học và cơ học đơn giản hơn kết cấu thực. Các phần tử liên kết với nhau thông
qua các điểm nút. Điều kiện liên tục (tương thích) về chuyển vị và biến dạng được
thỏa mãn thông qua các nút. Thông thường các ẩn của phương pháp PTHH là
các chuyển vị tại các nút và đượ tính toán thông qua phương trình cân bằng (1)
Phương trình cơ bản của phương pháp PTHH:
)()()(
'
)(
" ... tttt FUKUCUM =++ (1)
M, K, C: Ma trận độ cứng, ma trận khối lượng, ma trận cản của kết cấu.
U’’(t), U’(t), U(t), F(t): Véc tơ gia tốc, vận tốc, chuyển vị nút và véc tơ tải trọng
thay đổi theo thời gian. Các ma trận độ cứng, khối lượng, ma trận cản đều là các
ma trận vuông đối xứng, chúng được ghép từ các ma trận tương ứng của từng
phần tử trong kết cấu.
Trường hợp phân tích tĩnh (Static Analysis): FF t =)(
Phương trình (1) trở thành: FUK =. (2)
Giải hệ phương trình (2) tìm tất cả các thành phần chuyển vị tại các nút, sau đó
tính nội lực ứng suất cho từng phần tử
Trường hợp phân tích tần số dao động riêng (Eigen value Annalysis):
Khi tải trọng ngoài bằng zero, bỏ qua lực cản của môi trường lúc đó kết cấu dao
động điều hòa chuyển vị của hệ có dạng:
)sin(. tUU ω= và (3) )sin(.. 2" tUU ωω−=
{ }0)sin(..)sin(.. 2 =+− tUKtU ωωω
{ }0)..( 2 =− UMK ω (4)
Giải phương trình (4) bằng phương pháp SUBSPACE sẽ cho các giá trị
riêng và véc tơ riêng từ đó tính được các tần số riêng (eigen frequencies) và dạng dao
động riêng (mode shape) tương ứng.
3> Một số lưu ý khi mô hình hóa & tính toán kết cấu sử dụng các chương
trình PTHH
Như đã nêu ở trên, mô hình hóa kết cấu là quá trình vận dụng các kiến thức
cơ sở về cơ học, các phương pháp phân tích kết cấu và các thuật giải để mô tả
và làm trực quan hóa các ứng xử vật lý của kết cấu. Trong việc mô hình hóa kết
cấu, các khó khăn cơ bản mà người kỹ sư hay gặp phải là do không nắm được
một cách rõ ràng sự làm việc theo phương diện vật lý của kết cấu và các điều
kiện biên, các mô hình vật liệu, các giả thuyết tính toán nên không xây dựng được
các mô hình phân tích thích hợp. Một khó khăn khác là do không hiểu rõ ứng xử của
các dạng phần tử khác nhau, các tính năng của các công cụ nên không lựa chọn
được các phần tử một cách đúng đắn.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 17
Những khó khăn trên có thể dẫn đến các kết quả tính toán không mong muốn và
không kiểm soát được kết quả tính dẫn đến kết quả tính có thể không tin cậy.
Để khắc phục những khó khăn trên, trươc khi tiến hành tính toán chúng ta cần lưu ý
những vấn đề sau:
+Lựa chọn mô hình phân tích (số chiều phân tích: 3D hay 2D): Việc
lựa chọn số chiều không gian của 1 mô hình phụ thuộc vào bài toán đang xem
xét và khả năng của công cụ tính toán. Việc tăng số chiều của mô hình làm tăng
khối lượng tính toán lênn một cách đáng kể. Trong hầu hết các trường hợp, mô
hình 2 chiều có thể cung cấp đầy đủ và chính xác các kết quả mong muốn
+Lựa chọn loại phần tử: Loại phần tử tính toán phụ thuộc vào yêu cầu của bài
toán phân tích (phân tích tổng thể hay phân tích cục bộ). Người phân tích cần
nắm được các ứng xử của từng loại phần tử trong các tình huống khác nhau cũng
như bản chất vật lý của bài toán đang xem xét để từ đó dưa ra các lựa chọn phù
hợp.
+Đơn giản hóa các mô hình tính: Không nên cố gắng giải quyết trọn vẹn một
vấn đề phức tạp ngay một lúc. Đầu tiên, nên đơn giản háo vấn đề và xây dựng
một mô hình đơn giản. Với mô hình đơn giản dễ dàng cho việc xây dựng mô hình
tính, không tốn công sức xây dựng mô hình tính mà vẫn cung cấp các kết quả
gần đúng. Các kết quả tính toán trên mô hình đơn giản được dùng làm cơ sở cho
việc phân tích chi tiết hóa. Nên tận dụng tối đa tính đối xứng và sử dụng các mô
hình đơn giản để kiểm chứng tính đối xứng của mô hình xây dựng. Nếu chứ có
kinh nghiệm xây dựng mô hình 3 chiều có thể sử dụng mô hình 2 chiều để tính
toán sau đó dùng mô hình này để kiểm chứng mô hình 3 chiều. Các phân tích
động lực học hay phân tích phi tuyến nên bắt đầu từ mô hình tĩnh, tuyến tính. Các
kết qủa tính trên các mô hình đơn giản này có thể giúp phát hiện ra các thiếu sót
trong mô hình động hoặc phi tuyến phức tạp. Các tổ hợp lực được áp
dụng trong các phân tích tĩnh có thể cùng kết quả đánh giá kết quả trong phân
tích động hoặc phân tích phi tuyến.
+Mô hình hóa: Khi ứng dụng các chương trình PTHH người dùng cần chú ý
các nội dung mô hình hóa sau: Mô hình hóa hình học, điều kiện biên, tải trọng,
ứng xử nào là quan trọng, phân tích tĩnh hay động, quy luật ứng xử của vật liệu…
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 18
Chương III: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
3.1 Giới thiệu các menu chương trình.
Các lệnh điều khiển chương trình FB-Pier xuất hiện ở phần trên của màn hình
chính. Các biểu tượng menu được mô tả như ở dưới đây.
3.1.1 File Menu
Menu File bao gồm các vấn đề về tạo dự án, đầu vào, in ấn và thoát chương
trình.
3.1.2 View menu
Menu điều khiển View xuất hiện ở thanh công cụ phía trên của màn hình và
thanh trạng thái ở phía dưới của màn hình.
3.1.3 Control menu
Control menu dùng để chạy chương trình,xem dữ liệu nhập vào(trong quá trình
phân tích ) và kiểm soát sự xuất hiện của font chữ trong các hộp thoại, hình và
các đồ thị.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 19
3.1.4 Help menu
Help menu chứa việc truy cập trực tuyến cho việc trợ giúp, và các thông số
của phần mềm.
3.2 Các biểu tượng trên thanh công cụ ( toolbar)
Các nút trên thanh công cụ ở phía trên của màn hình, các nút này cho phép
người thuận tiện dùng truy cập vào các chức năng khác nhau trong chương trình.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 20
ương trình. 3.3 Mô tả các cửa sổ chính của ch
ược chia làm 4 cửa sổ chính, chúng đư Giá trị hiệu chỉnh đ ợc dùng để tạo
mới và hiện thị mẫu của nền móng. Mỗi cửa sổ được thể hiện như sau:
3.3.1 Cửa sổ Model Data
Cửa sổ Model Data nằm phần trên bên trái của màn hình, mô tả dữ liệu đầu
vào cho dự án.
Dữ liệu được nhập vào các tab hội thoại, mỗi mục là 1 lĩnh vực khác nhau cho
dự án.Số lượng của các tab hội thoại cần cho dữ liệu đầu vào phụ thuộc vào loại
dự án. Nếu thông tin trên thanh tab không cần thiết, dấu X màu đỏ sẽ xuất hiện
lên trên tab đó.
3.3.1.1 Problem Tab
Tab Problem dùng để nhập thông tin cho dự án(tên dự án,người thiết kế,ngày
thiết kế,chủ dự án…),và lựa chọn mô hình phân tích .Tab này cũng có thể dùng
để thay đổi loại dự án cũng như hệ thống đơn vị.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 21
3.3.1.2 Tab Analysis
Tab Analysis dùng để thiết lập các tham số (tham biến) sẽ được phân tích.
Những tham số này bao gồm nội lực,chuyển vị, sự xuất hiện cọc có đường viền
hay không,dung sai cho phép của giá trị lực
3.3.1.3 Tab Pile & Cap
Tab Pile dùng để nhập dữ liệu cho cọc và bệ. Dữ liệu này bao gồm loại cọc,
khoảng cách giữa các cọc, đỉnh mũi cọc, loại mặt cắt cọc, và nhiều tham số khác.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 22
3.3.1.4 Tab Soil
Tab Soil dùng để nhập dữ liệu cho các lớp đất, loại đất và lớp đất mẫu khác
nhau. Dữ liệu cho lớp đất có mực nước ngầm cũng được nhập trong tab này.
3.3.1.5 Tab Pier (Wall)
Tab Pier dùng để nhập các thông số cho trụ cầu bao gồm chiều cao trụ,chiều
rộng trụ,số trụ,khai báo đặc trưng của vật liệu làm trụ
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 23
3.3.1.6 Tab Members
Tab Members dùng để ứng dụng vào các bộ phận cấu trúc được thêm vào
cho trụ. Tuỳ chọn này cung cấp các hình mẫu độc đáo của trụ.
3.3.1.7 Tab Load
Tab Load dùng để khai báo các tải trọng cho kết cấu và các nút của kết cấu.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 24
3.3.1.8 Tab Springs
Tab Springs được dùng để khai báo gối đàn hồi với mục đích chống lại sự dịch
chuyển của kết cấu theo các phương khác nhau
3.3.1.9 Tab Retaining
Tab Retaining chỉ được dùng cho bài toán về tường chắn. Tab này dùng để
nhập các thông số cụ thể cho kết cấu tường, tải trọng và các lớp đất.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 25
3.3.1.10 Tab Pushover
Tab Pushover chỉ được dùng để nhập tải trọng tích lũy cho việc phân tích 1
giai đoạn. Các tải trọng được dùng cho kết cấu sẽ được tích lũy tới 1 lượng đơn
vị kết cấu nhất định.
3.3.2 Cửa sổ Soil Edit
Cửa sổ Soi Edit chỉ ra chiều sâu và các thông số cơ bản của các lớp đất. Các
thuộc tích cơ bản và màu sắc của mỗi lớp đất.
3.3.3 Cửa sổ Pile Edit
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 26
Cửa sổ Pile Edit dùng để thể hiện sơ đồ của nhóm cọc. Hình dạng của nhóm
cọc có thể bị thay đổi trong cửa sổ này.
3.3.4 Cửa sổ 3D View
Cửa sổ 3D View thể hiện hình ảnh 3D của kết cấu được làm mô hình (dự án).
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 27
3.4 Mô tả cửa sổ Kết quả của chương trình.
Các kêt quả của dự án được hiện thị ở các cửa sổ khác, bao gồm:
3.4.1 Cửa sổ Pile Selection
Cửa sổ Pile Selection được dùng trong việc chọn các cọc để xem nội lực từng
cọc và biểu đồ nội lực tại các mặt cắt cọc. Các giá trị của nội lực của nhiều cọc có
thể được chọn cùng 1 lúc.
3.4.2 Cửa sổ Pier Selection
Cửa sổ Pier Selection tương tự như cửa sổ Pile Selection. Để xem giá trị nội
lực của nhiều trụ có thể được chọn cùng 1 lúc. Để xem giá trị nội lực tại mỗi mặt
cắt, ta chỉ có thể chọn 1 phần của kết cấu trụ hoặc xà mũ cho 1 lần xem kết quả.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 28
3.4.3 Cửa sổ Plot Display Control
Cửa sổ Plot Display Control dùng để lựa chọn giá trị nội lực cần phân tích và
xem các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của nó.
3.4.4 Cửa sổ Force Plot
Cửa sổ Force Plot dùng để xem kết quả của lực dọc trục. Biểu đồ lực dọc trục
của trục được hiện như ví dụ.Căn cứ vào lực dọc và mômen để bố trí cốt thép
cho cọc cũng như các bộ phận khác.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 29
3.4.5 Cửa sổ Segment Selection
Cửa sổ Segment Selection dùng để chọn mặt cắt cần xem kết quả
3.4.6 Cửa sổ Interaction Diagram
Cửa sổ Interaction Diagram dùng để xem biểu đồ nội lực tại mỗi mặt cắt cọc
và kết cấu phần trên.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 30
3.4.7 Cửa sổ 3D Display
Cửa sổ 3D Display hiển thị kết quả trong 3D. Nó cũng dùng để xem chuyển vị
cho cả cọc và bệ móng tại các nút khác nhau ứng với trường hợp tải trọng được
cho.
3.4.8 Cửa sổ 3D Results
Cửa sổ 3D Results dùng để xem hình dạng chuyển vị của kết cấu (mẫu) sau
khi đã nhập tải trọng.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 31
3.5 Thanh trạng thái (Status Bar)
Thanh trạng thái ở phía dưới của màn hình (nếu kích hoạt từ menu Control).
Thanh trạng thái chứa các thông tin về ngày và giờ.
3.6 Các chức năng khác của chương trình
3.6.1 Cửa sổ Reopening
Khi người dùng đóng 1 hay nhiều cửa sổ từ 4 cửa sổ chính trong khi đang làm
dự án, các cửa sổ này có thể mở lại vào bất cứ lúc nào bằng cách nhấp chuột vào
nút Model Edit trên thanh công cụ. Ta cũng làm việc này đối với các cửa sổ bị thu
nhỏ hoặc ẩn sau các cửa sổ khác.
3.6.2 Thay đổi Font
Các Font cần được điều chỉnh cho phu hợp với yêu cầu của khách hàng (làm
dự án). Font có thể được điều chỉnh bằng cách vào menu Control. Khi Font đã
được cài đặt sẽ có hiệu lực cho các lần chạy sau. Các Font được điều chỉnh cho
cả hộp thoại, đồ thị và biểu đồ.
3.6.3Thay đổi p-y Multipliers
3.6.4 Cửa sổ Pile Number và Pile Edit
Tab Pile trong cửa sổ Properties dùng để xác định số lượng các vị trí điểm lưới
của cọc theo phương x và y , việc này dùng để thiết lập lưới cọc.
Cọc thực tế trên lưới này thể hiện trong cửa sổ Pile Edit. Chương trình FB-Pier
cho phép việc thiếu cọc, vì thế số lượng các cọc thực tế không phải là số lượng
các điểm lưới, nhưng sẽ luôn luôn ít hơn hoặc bằng số lượng của các điểmlưới.
3.6.5 Xoá các trường hợp tải trọng
FB-Pier hiện tại không cho phép người dùng xoá Load Case 1. Người dùng
phải nhập ít nhất 1 trường hợp tải trọng làm cơ sở cho việc phân tích.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 32
CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN KẾT CẤU MÓNG
MỐTRỤ CẦU TRONG FB-PIER
I. Các bước tính toán.
Bước 1: Số liệu tính toán:
+ Tải trọng tác dụng(Tải trọng thẳng đướng, ngang, mômen…)
+ Số liệu lớp đất (Chiều dày , trọng lượng riêng, góc nội ma sát, hệ số tơi xốp,
hệ số biến dạng, mô đun đàn hồi, cường độ chịu nén, cường độ cắt không
thoát nước,…)
+ Vật liệu sử dụng (Cọc, bệ cọc, thân trụ…)
Bước 2: Nội dung tính toán
+ Tính toán nội lưc, ứng suất, chuyển vị của bệ móng.
+ Tính toán nội lực, chuyển vị của các cọc.
Bước 3: Trình tự tính toán
+ Thiết lập các thông số đầu vào.
Lựa chọn kết cấu và hệ đơn vị tính toán
Thiết lập thông số tính toán.
+ Nhập số liệu cho Cọc và bệ cọc.
+ Nhập số liệu địa chất.
+ Nhập số liệu trụ và xà mũ
+ Nhập số liệu tải trọng và tổ hợp tải trọng.
+ Xuất kết quả.
Xuất kết quả dạng đồ họa.
Xuất kết quả dạng file text.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 33
II. Các ví dụ tính toán
1>Ví dụ 1 : Tính toán kết cấu trụ và nền làm việc đồng thời
Cho kết cấu móng trụ cầu và đất nền như hình vẽ.
2> Trình tự tính toán
2.1. Thiết lập các thông số đầu vào
2.1.1 Lựa chọn kết cấu và hệ đơn vị tính toán
- Vào File-> chọn New.
- Trong hộp thoại select new problem type chọn:
+ Structure Type: (loại kết cấu) Chọn General Pier : (trụ và đất nền làm việc
đồng thời)
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 34
+ Units: (Hệ đơn vị) Chọn SI(KPa,m)
+ OK
2.1.2 Thiết lập các thông số trong quá trình tính toán.
+ Cửa sổ 1. cửa sổ khai báo thuộc tính cho kết cấu
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 35
+ Cửa sổ 2. mô hình mặt cắt cọc
+ Cửa sổ 3. mô hình các lớp đất
+ Cửa sổ 4. Mô hình 3D kết cấu
2.2 Nhập số liệu cọc và bệ móng
Các lưu ý khi nhập số liệu bao gồm :Hệ thống đơn vị, hệ trục tọa độ.
2.2.1. Nhập số liệu cọc.:
+Từ cửa sổ Model Data -> Chọn Pile & Cap
+ Nhập thông số cho cọc
1 . Nhập khoảng cách giữa các cọc/ Piel cap Gird Geometry .
• X – direction: 5 .Theo phương x sẽ có 5 đường lưới
• Y – direction: 4 Theo phương y sẽ có 4 đường lưới
• Spacing : (Xem và hiệu chỉnh khoảng cách giữa các cọc và các trục tọa độ)
Spacing -> Variable
+ X- direction :3d khoảng cách các cọc theo phương X bằng 3 lần đường
kính cọc.
+Y – direction :3d khoảng cách các cọc theo phương Y bằng 3 lần đường
kính cọc.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 36
2 . Chia phần tử cọc trong phần tự do/ Pile Length Data
• Tips Elev : Chiều sâu mũi cọc.
• Nodes in Free length: Số lượng nút của phần tử trong đoạn tự do
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 37
3 . Nhập mặt cắt cọc/ Pile Cross Section Type
• Chọn Full Cross Section: dạng mặt cắt đầy đủ
• Chọn Edit Cross Section: hiệu chỉnh mặt cắt cọc
- Khai báo các đặc trưng vật liệu và thông số của cọc
Trong đó
1. Pile Set info: Cọc có chiều dài thay đổi.
Để tính toán cho móng có nhiều cọc có chiều dài khác nhau.FB-PIER sử dụng
mô hình Pile Set khác nhau. Ví dụ trong móng có 2 loại cọc có chiều dài khác
nhau là 15m và 20m chúng ta đặt Pile set gồm: Pile Set 1: cho cọc có chiều dài
15m, Pile Set 2: cho cọc có chiều dài 20m.Điều này sẽ được làm rõ ở ví dụ trong
thuyết minh.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 38
2. Database Section Selection: Lựa chọn dữ liệu
• Use Database Section: Sử dụng thông số mặt cắt tiêu chuẩn
• Modify current Section: Người dùng tự định nghĩa các thông số mặt cắt.
Trong ví dụ này chọn Modify current Section.
3. Section Type: Dạng mặt cắt.
• Curcular : cọc tròn (chọn)
• Rectangular : cọc chữ nhật
• H – Pile : cọc chữ H
• Pipe Pile : cọc ống
Chọn Edit Section Contents để khai báo cốt thép cọc
4. Section Demensions: Khai báo kích thước cọc và chiều dài cọc.
• Length: chiều dài cọc (24.4m).
• Diameter: Đường kính cọc tròn ( 1.37m ).
• Width: Bề rộng mặt cắt ngang cọc (Đối với mặt cắt chữ nhật)
• Depth: Bề ngang mặt cắt ngang cọc (Đối với mặt cắt chữ nhật)
• Unit Weight: Trọng lượng bản thân cọc (25 kN/m)
5. Material Properties: Khai báo đặc trưng vật liệu làm cọc
• Default Stress Strain: Lực kéo nén tiêu chuẩn (chọn cho ví dụ)
• Custom Stress Strain: Lực kéo nén tự định nghĩa
• Tiếp theo chọn Edits Properties để hiệu chỉnh thông số vật liệu .Ban đầu
mặc định chỉ cho phép khai báo thuộc tính của bê tông.Sau khi đã khai báo
thuộc tính của bê tông ,chọn Edit section contents để khai báo côt thép cho
cọc ,sau đó chọn lại Edit properties để khai báo các thông số vật liệu cho
thép sử dụng.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 39
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 40
• Chọn Plot Stress Strain: Xem biểu đồ ứng suất và biến dạng
Biểu đồ ứng suất và biến dạng của bê tông.
Biểu đồ ứng suất và biến dạng của thép.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 41
4 . Chọn loại cọc tiêu chuẩn / Pile Shaft Type – Click to Access DataBase
Lựa chọn các loại mặt cắt tiêu chuẩn.
• H-Pile /Pipe Pile : Mặt cắt dạng chữ H.
• Precast : Cọc chế tạo sẵn.
• Circular : cọc tròn đặc và cọc ống.
• Mutilple: Một số loại cọc khác
Trong ví dụ này chọn cọc tròn đường kính D = 1,37m
2.2
5 . Nhập số liệu bệ cọc / Pile Cap Data
.2 Nhập số liệu cho bệ cọc
• Head Cap elevation: Cao độ của bệ cọc (xét đến trọng tâm bệ cọc)
• Chọn Aplly overhang:
• Nhập giá trị vào Over hang: Khoảng cách từ tim cọc ngoài cùng đến mép bệ.
• Chọn Edit Pile Cap để hiệu chỉnh thuộc tính bệ.
6 . Liên kết cọc và bệ / Pile to Cap Connection
• Pinned: Liên kết khớp
• Fixed :Liên kết ngàm
Chọn liên kết ngàm
2.3. Nhập số liệu địa chất.
Từ cửa sổ Model Data -> chọn Soil
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 42
2.3.1 Nhập số liệu lớp 1
1.. Nhập số liệu các lớp đất/ Soil Layer Data:
Trong đó:
• Soil Set: Nhóm đất sử dụng trong mô hình
• Soil Layer: Tên của các lớp đất
• Soil Type: Loại đất, FB_Pier sử dụng mô hình của 3 loại đất đá trong tính
toán:
Cohesionless: Đất cát
Cohesion: Đất sét
Rock: Đá
Pile: Các loại đất sử dụng cho tính toán cọc nào
Lớp 1 là đất cát nên chọn Conhensionless
Unit Weight: Dung trọng tự nhiên của đất
2. Nhập số liệu cơ lý của đất/ Soil Strength Criteria:
• Đối với đất cát: Thông số cần nhập là góc ma sát trong/ Internal Friction
Angle
• Đối với đất sét: Thông số cần nhập là cường độ cắt không thoát nước/
Undrained shear Strength
• Đối với đá: Thông số cần nhập là cường độ nén của đá (thí nghiệm
không nở hông), xem trong tiêu chuẩn thí nghiệm ASTM D2938
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 43
• Đối với giá trị của #Cycles: Giá trị này chỉ yêu cầu đối với các mô hình
tương tác theo lý thuyết của Reese và Welch's Stiff Clay Above Water
Table.Thường chọn giá trị là 0.
3. Nhập số liệu chiều dày các lớp đất/ Elevations:
• Water: Cao độ của mực nước ngầm.
• Top of Layer: cao độ đỉnh lớp đất
• Bottom of Layer: cao độ đáy lớp đất.
4. Lựa chọn mô hình tương tác giữa cọc và đất nền/ Soil Layer Models
Mô hình tương tác giữa lực ngang đỉnh cọc (P) và chuyển vị ngang của cọc (Y) hay “
Mô hình P-Y ”.
Trong mô hình này FB_Pier cho phép sử dụng các lý thuyết sau:
Đối với đất cát:
O'Neill (1984) xây dựng mô hình đường cong p-y cho đất cát
Trong đó:
η = Hệ số xét đến hình dạng mặt cắt của cọc (với cọc có mặt cắt tròn η =1);
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 44
A = 0.9 cho tải trọng lặp;
= 3-0.8 z/D cho tĩnh tải; D = Đường kính của cọc;
pu = Sức kháng cự hạn đơn vị;
k = Modun phản lực ngang của đất (lb/ft3 or N/m3). Giá trị pu được lấy là
giá trị nhỏ nhất trong 2 công thức sau:
Với:
z = chiều sâu của lớp đất tính từ mặt đặt đất thiên nhiên
Ka = Hệ số áp lực chủ động Rankin
Ka = (1-sinφ)/(1+sinφ)
Kb = hệ số áp lực bị động Rankin
Kb = 1/Ka
Ko = 1-sinφ
φ = Góc ma sát trong của cát
β = 45 + φ/2
Reese (1974) xây dựng mô hình đường cong p-y cho đất cát:
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 45
So sánh 2 mô hình trên trong cùng 1 loại đất:
Đối với đất sét:
O'Neill (1984) xây dựng mô hình đường cong p-y cho đất sét (cho phân tích tĩnh):
Matlock's Soft Clay Below Water Table
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 46
Reese's Stiff Clay Below Water Table
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 47
Reese and Welch's Stiff Clay Above Water Table
Mô hình tương tác giữa lực dọc trục (T) và chuyển vị thẳng đứng (Z) hay “
Mô hìnhT-Z”
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 48
Driven Pile:
Đường cong T-Z sử dụng trong mô hình tương tác giữa cọc và đất nền dọc
theo chiều dài cọc của cọc đóng được Maclay, 1989 chỉ ra như sau:
Trong đó:
Drilled and Cast Insitu Piles/Shafts:
Đối với cọc khoan sử dụng mô hình cho đất cát
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 49
Đối với cọc khoan sử dụng mô hình cho đất sét:
Mô hình tương tác giữa mômen xoắn đỉnh cọc (T) và chuyển vị xoay của cọc
(θ) hay“Mô hình T- θ”.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 50
FB_Pier sử dụng đường cong Hyperbolic Curve trong mô hình tương tác T- θ:
Thay đổi các đặc trưng cơ lí cho lớp đất 1
• Chọn Lateral -> kích đúp chuột trái ->(màu xanh xuất hiện)
• Từ hộp thoại Soil Layer Models -> chọn Edit để hiệu chỉnh lớp đất
• Nhập các thông số cho lớp -> OK
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 51
Trong đó : + Internal Fric Angle :góc ma sát trong của lớp đất
• Total unit Weight: Trọng lượng riêng của lớp đất
• Subgrade Modulus : modul đàn hồi
•
2.3.2 Nhập số liệu lớp 2:
- Vào Soil Type ->chọn Add layer.
- Thay đổi thông số các lớp đất thứ 2 như hình vẽ.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 52
- Thay đổi các thuộc tính cơ lí cho lớp 2
• Chọn Lateral -> kích đúp chuột trái -> (màu xanh xuất hiện)
• Từ hộp thoại Soil Layer Models -> chọn Edit để hiệu chỉnh lớp đất
• Nhập các thông số cho lớp -> OK
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 53
• Chọn Axial -> Edit ->nhập thông số lớp đá -> Ok
Ta có mô hình các lớp địa chất như sau:
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 54
2.4. Khai báo kích thước Trụ và Xà mũ.
2.4.1. Khai báo kích thước trụ: Từ cửa sổ Model Data ->chọn Pier
- Trong Pier Geometry: Kích thước hình học của trụ
• Pier Height: Chiều cao trụ
• Cantilever: Phần nhô ra của xà mũ
• Column Spacing: Khoảng cách các trụ
• Column Offset: Độ dịch chuyển của trụ
• # Pier cols: Số lượng trụ
• #Column Nodes: Số phần tử nút trên cột
• #Cantiliver Nodes: Số nút phần nhô ra của xà mũ
• #Beam Nodes: Số nút phần tử xà mũ
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 55
2.4.2 Khai báo mặt cắt trụ
-Trong Cross section type -> chọn Full cross section
- Chọn Edit cross section để hiệu chỉnh mặt cắt trụ,xuất hiện hộp thoại như sau:
- Chọn Modify current section:mặt cắt tự định nghĩa
- Section Dimensions:kích thước mặt cắt
• Diameter : đường kính(trụ tròn)
• width : chiều rộng mặt cắt
• Depth : chiều cao mặt cắt
• Unit weight :trọng lượng riêng của vật liệu làm trụ
- Section Type :chọn loại mặt cắt
• Circular : mặt cắt hình tròn
• Rectangular : mặt cắt chữ nhật
• H – Shape : mặt cắt chữ H
• Bullet : dạng mặt cắt vát góc
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 56
- Material Properties: thuộc tính của vật liệu làm trụ
• chon default stress strain
• chon Edit properties :hiệu chỉnh thuộc tính của vật liệu làm trụ.Ban đầu chỉ
hiệu chỉnh cho bê tông
• f’c :cường độ bê tông ở 28 ngày tuổi,f’c=32 Mpa
• concrete Modulus:modun đàn hồi của bê tong
Ec = cf '5.1 ..043.0 γ = 30405590 Kpa
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 57
2.4.3 Khai báo cốt thép cho trụ cầu:
- Từ section type -> chọn Edit section contents->xuất hiện hộp thoại
- Khai báo nhóm cốt thép 1:Group 1
• chọn Add,khai báo các đặc tính của nhóm cốt thép 1
• sau đó chọn Apply
• Xuất hiện hộp thoại như sau:
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 58
Trong đó:
• Number of Bars / Stands: tổng số thanh trong nhóm 1
• Bar Area: diện tích một thanh(sử dụng các thanh có đường kính 22 mm)
• Start 2 coord: tọa độ bắt đầu của các thanh trong nhóm theo phương 2
• Start 3 coord : tọa độ bắt đầu của các thanh trong nhóm theo phương 3
• HoriZontal: bố trí nhóm theo phương ngang
• Vertical: bố trí nhóm theo phương dọc(chọn cho nhóm 1)
• Mild Steel : thép thường(chon cho ví dụ)
• Prestress: thép dự ứng lực
- Tương tư chọn Add để khai báo cho nhóm 2 với số thanh là 10,tọa độ theo
phương 2 và 3 là(-0.53 m ,0.65 m ),bố trí theo phương ngang
- Nhóm 3 : 10 thanh,(0.65 m,0.65 m),bố trí theo phương dọc
- Nhóm 4 : 10 thanh ,(0.53 m,-0.65 m)bố trí theo phương ngang
- Chọn Ok
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 59
Sơ đồ bố trí cốt thép
- Khai báo thuộc tính của cốt thép làm trụ
• Từ material properties - > chọn Edit properties
• Chọn Mild steel :thép cacbon thấp
• Nhập các giá trị của thép sử dụng
• Yield Stress : giới hạn chảy của thép:345 Mpa
• Modulus :Modun đàn hồi của thép:2.10^5 Mpa
• Chọn Ok
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 60
- Lưu mặt cắt
• Chọn Save section
• nhập tên mặt cắt -> Ok
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 61
• Chọn Retrieve Section -> chon mặt cắt đã khai báo-> Ok
2.4.4 Khai báo các đặt trưng của xà mũ
- Tương tự như khai báo cho trụ cầu với dạng mặt cắt xà mũ là mặt cắt chữ nhật.
• chiều rộng 1.5 m
• chiều cao 1.2m
• f’c = 32 Mpa
• trọng lượng riêng bê tông cγ =25 KN/m3
• Concrete Modulus:Ec = cf '5.1 ..043.0 γ = 30405590 Kpa
- Từ Pier component properties-> chọn Pier cap
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 62
- Khai báo các đặc trưng của bê tông làm xà mũ
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 63
- Khai báo cốt thép của xà mũ :
• nhóm 1 : 6 thanh ,đường kính 20mm,tọa độ(-0.4m,-0.6m) như hình vẽ
• nhóm 2 :6 thanh 22 mm,tọa độ (-0.4m,0.6m)
• nhóm 3 : 12 thanh,đường kính 22 mm,tọa độ (0.4m,0.6m)
• nhóm 4 : 12 thanh 22 mm,tọa độ(-0.4m,0.6m)
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 64
Mặt cắt xà mũ có dạng như sau
- Khai báo các đặc trưng của cốt thép làm xà mũ :tương tự như khai báo phần
trụ,và lưu mặt cắt như trên.
Bây giờ hình dạng 3D của kết cấu có dạng như sau :
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 65
2.5 Khai báo tải trọng và tổ hợp tải trọng
2.5.1 khai báo các tải trọng tập trung đặt tại vị trí các nút
• Model Data - > chọn Load -> xuất hiện của sổ như sau
• Cửa sổ 3D-view sẽ hiện lên các nút để chọn đặt các tải trọng vào đó(bằng
cách kích chuột phải và chọn Numbering,các nút sẽ hiện thị như hình )
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 66
• Nhập tải trọng theo phương ngang tác dụng lên bệ :
• Từ Load case -> chọn Add
• Lựa chọn nút từ cửa sổ 3D(nhấp chuột chọn nút 38),hoặc nhập tên nút vào
ô Node#
• Node Applied -> chon Add để thêm nút
• nhập giá trị tải trọng
Trong đó
Node # :tên nút
X load ,KN :tải trọng theo phương X(nhập giá trị 1000KN )
Y load :tải trọng theo phương Y
Z load :tải trọng theo phương Z
Moment About X :mômen theo phương X
Moment About Y « :mômen theo phương Y
Moment About Z :mômen theo phương Z
selfWeight Factor :trọng lượng bản thân
Buoyancy Factor :lực đẩy nổi
- Nhập các tải trọng tác dụng lên xà mũ trụ
o Node 70 : load Z = 250KN
o Node 71 : load Z = 150 KN
o Node 85 :load Z = 250 KN
o Node 89 :load Z = 150 KN
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 67
- Cửa sổ 3D view về tải trọng
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 68
2.5.2 Khai báo tải trọng gối đàn hồi
Tải trọng này được đặt vào như một lực để chống lại chuyển vị ngang của kết
cấu dưới tác dụng của các lực ngang như tải trọng gió ,tải trọng va xô, lực lắc
ngang.
• Cửa sổ Model Data ->chon Springs
• Chọn nút bằng cách nhấp chuột chọn từ 3D view
• Chọn Add để nhận nút
• nhập giá trị tải trọng
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 69
• Cửa sổ Model Data -> chon Analysis :chọn các trường hợp phân tích cho
kết cấu
2.6 Chạy chương trình và xuất kết quả :
2.6.1 Chạy chương trình
• File -> save as
• Chọn trên thanh menu để chạy chương trình
2.6.2 Xem và xuất kết quả :
• Vào thanh menu -> chọn : xem kết quả nội lực và chuyển vị của cọc.
• chọn từng cọc trong cửa sổ Pile selection để xem kết quả của các cọc.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 70
• các giá trị nội lực và chuyển vị của cọc
Trong đó
o Member Forces : các giá trị nội lực
+ shear 2 : lực cắt theo phương 2
+ shear 3 : lực cắt theo phương 3
+ moment 3 : mômen phương 3
+ moment 2:mômen phương 2
+ Axial: lực dọc trục
o Pile Displacements: chuyển vị cọc
+ lateral X:chuyển vị ngang của cọc theo phương X
+ lateral Y :chuyển vị ngang của cọc theo phương Y
+ Rotation About X : chuyển vị góc xoay theo phương X
+ Rotation About Y : chuyển vị góc xoay theo phương Y
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 71
• Vào thanh Menu - >chọn biểu tượng : xem kết quả phân tích của trụ và xà
mũ
• Vào thanh menu ->chọn biểu tượng để xem kết quả nội lực(momen
,lực dọc trục)tại các mặt cắt trên và dưới ( I = top of element, J= bottom of
element) trong từng phần tử của cọc theo chiều sâu.
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 72
• Vào thanh menu ->chọn biểu tượng theo chiều sâuđể xem kết quả nội
lực(momen ,lực dọc trục)tại các mặt cắt trên và dưới ( I = top of element,
J= bottom of element) trong từng phần tử của trụ và xà mũ.
• Chọn biểu tượng để xem chuyển vị và góc xoay của bệ cọc trong không
gian 3D
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 73
Kết quả chuyển vị của kết cấu móng mố trụ cầu như hình:
Kết quả chuyển vị và góc xoay của bệ móng như hình:
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
FB – Pier trong tính toán móng cọc
GVHD: Hồ Xuân Ba
SVTH: Đặng Như Tranh, Thái Hoàng Duy, Đào Nhật Tân. Lớp Cầu Đường Bộ K45
Trang 74
PHẦN III. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Thông qua quá trình nghiên cứu và tính toán các ví dụ Tính toán thiết kế
kết cấu móng mố trụ cầu bằng FB-Pier. Việc sử dụng FB-Pier để tính toán
thiết kế cho kết quả tương đối chính xác và tiện lợi trong quá trình sử dụng
nhất là tính toán kết cấu móng cọc các loại. Trên cơ sở phân tích những tính
năng ưu điểm ở trên rất phù hợp cho người kỹ sư thuận tiện trong việc thiết
kế, và tham khảo phục vụ thiết kế đồ án tốt nghiệp cho sinh viên. Từ những ưu
điểm này đưa ra kiến nghị các công ty,kỹ sư thiết kế, nhà trường, sinh viên
nên sử dụng chương trình để thiết kế tính toán kết cấu móng cọc, và chương
trình ngày càng được ứng dụng rộng rải hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về mặt tài liệu cũng như kinh
nghiệm thực tế nên đề tài của chúng em mới chỉ dừng lại ở việc tính toán các ví
dụ theo phần help của chương trình. Chỉ nghiên cứu một số loại kết cấu cần
phân tích tính toán bằng FB-Pier và một số ví dụ trong giáo trình Nền và Móng
bằng cách tính tay, so sánh kết quả giữa chương trình và cách tính tay thì sai
số tương đối nhỏ nhưng chỉ dừng lại ở những ví dụ đơn giản, Hướng nghiên
cứu tiếp theo là tiến hành tính toán so sánh kết quả với công trình thực tế và
các chương trình tính toán nổi tiếng khác!
Huớng phát triển của đề tài trong thời gian tới sẽ kết hợp với chương
trình plasxic và slop để so sánh kết quả tính, với chương trình pacol và
pilling để kiểm duyệt sức chịu tải của cọc theo đất nền và vật liệu làm
cọc.Từ đó sẽ đem lại cho người sử dụng nhiều tiện ích trong việc thiết kế
tính toán móng cọc.
Tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài:
• Giáo trình Cơ Học Đất – Nhà xuất bản GTVT.
• Giáo trình Nền và Móng – Nhà xuất bản ĐH Xây Dựng.
• Phần Help của chương trình FB-Pier
• Web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien cuu ung dung FBPier trong tinh toan mong coc.pdf