Nghiên cứu xử lý chất hữu cơ trong nước thải dệt nhuộm bằng công nghệ fenton điện hóa - Đặng Hoàng Yến

Đồ thị ảnh hưởng từng nhân tố đến COD đầu ra cho thấy điều kiện phản ứng tối ưu như sau: nồng độ Fe2+ cận 2mMol, pH cận 3, hiệu điện thế cận 15V. Để xác định chính xác điều kiện tối ưu, phần mềm Modde 5.0 tiếp tục được sử dụng để tính toán gần đúng phương trình hồi quy. Kết quả thu được COD đầu ra là 71,5mg/l. Nồng độ Fe2+ là 1,876mMol cao hơn kết quả nghiên cứu của [2, 3] (1mMol), (0,2mMol) và thấp hơn kết quả thí nghiệm của [9] (2mMol). pH là 3,27 giá trị này tương tự hầu hết các nghiên cứu [2-12] là 3,00. Hiệu điện thế là 15,02V, các nghiên cứu khác thường khảo sát mật độ dòng điện tuy nhiên trên thực tế cho thấy cường độ dòng điện thường xuyên thay đổi do điện trở trong nước thay đổi theo thời gian nên việc cố định mật độ dòng điện rất khó khăn. Vì vậy khi cố định hiện điện thế việc áp dụng kế hoạch thực nghiệm đơn giản hơn, chính xác hơn nhưng cần tính đến diện tích bề mặt điện cực để có đánh giá toàn diện hơn về thời gian phản ứng, hiệu quả xử lý.

pdf9 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xử lý chất hữu cơ trong nước thải dệt nhuộm bằng công nghệ fenton điện hóa - Đặng Hoàng Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 NGHIÊN CỨU XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM BẰNG CÔNG NGHỆ FENTON ĐIỆN HÓA Đặng Hoàng Yến(1), Nguyễn Thị Kim Ngân(1), Nguyễn Đức Đạt Đức(1), Nguyễn Văn Hữu(2) (1)Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, (2)Công ty Dệt may Thành Công Ngày gửi bài: 09/5/2016 Ngày chấp nhận đăng: 20/5/2016 TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, nước thải dệt nhuộm được xử lý bằng công nghệ fenton điện hóa với điện cực than chì. 3 thông số ảnh hưởng lớn đến quá trình này là pH, hàm lượng Fe2+, hiệu điện thế được khảo sát. Nước thải được lấy trực tiếp từ công ty CP dệt may Thành Công có COD trong khoảng 400-500 mg/l. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm được sử dụng với phần mềm Modde 5.0. Kết quả thu được cho thấy ở giá trị pH = 3,27, nồng độ Fe2+ = 1,87mMol, hiệu điện thế U = 15V, COD đầu ra giảm còn 71mg/l trong thời gian 30 phút, đạt QCVN 13:2015/BTNMT. Nghiên cứu này cho thấy rằng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, COD có hiệu suất xử lý cao. Đây được xem là một công nghệ triển vọng để xử lý nước thải dệt nhuộm. Từ khóa: công nghệ fenton điện hóa, nước thải dệt nhuộm, điện cực graphite, kế hoạch thực nghiệm CCF, Mô hình bề mặt đáp ứng (RSM) ABSTRACT Study of organic compounds treatment in textile wastewater by electrofenton technology In this study, textile wastewater is treated by electrofenton technology with graphite electrodes. 3 parameters greatly affect this process as pH, concentration of Fe 2+ , Voltage were investigated. Wastewater is taken directly from THANHCONG textile garment investment trading joint stock company with COD about 400-500 mg/l. Experimental planning method was applied with Modde 5.0 software. The results showed that at pH = 3,27, [Fe 2+ ] = 1,87 mMol, U = 15 volt, output COD reduced to 71,5mg/l for 30 minutes, reaching QCVN13:2015/BTNMT. This study shows that in just a short period of time, COD efficcient is high. This is seen as a promising technology for textile wastewater treatment. Keywords: electrofenton technology, textile wastewater, graphite electrodes, CCF experimental plan, response surface modeling 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc nhuộm là một thành phần khó xử lý của nước thải dệt nhuộm với đặc tính độc hại, có khả năng gây ung thư cao nếu chúng tồn tại trong môi trường nước. Đối với lĩnh vực kỹ thuật môi trường đây được coi là một mối quan tâm nghiên cứu hàng đầu nhằm loại bỏ chúng ra khỏi môi trường nước mặt. Với dây chuyền công nghệ phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn khác nhau nên nước thải sau sản xuất chứa nhiều loại hợp chất độc hại khó phân hủy, thuốc nhuộm, chất hoạt động bề mặt, các hợp chất halogen hữu cơ, các chất màu trong thuốc nhuộm, chúng không bám dính hết vào sợi vải mà bao giờ cũng còn lại một lượng dư nhất định. Lượng dư này có thể lên đến 50% tổng lượng thuốc nhuộm được sử dụng ban đầu. Đây chính là nguyên nhân làm cho nước thải dệt nhuộm có độ màu cao và nồng độ chất ô nhiễm lớn khó xử lý. Việc tìm ra công nghệ mới với chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trường đang được quan tâm hàng đầu, các nhà khoa học công nghệ đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu khác nhau theo hướng mới đáng chú ý là công nghệ phân hủy khoáng hóa chất ô nhiễm bằng quá trình oxy hóa nâng cao hỗ trợ các công nghệ truyền thống. Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm hiện nay thường là: keo tụ, fenton đồng thể và sinh học hiếu khí. Các công nghệ này nếu kết hợp với nhau đúng trình tự và vận hành tốt có thể xử lý chất hữu cơ trong nước thải dệt nhuộm nhưng chi phí vận hành, chi phí đầu tư và mức độ phức tạp trong vận hành rất cao. 13 Công nghệ fenton điện hóa được thử nghiệm cho thấy hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ rất cao trong thời gian ngắn. 3 thông số quan quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý là pH, [Fe 2+ ], Mật độ dòng điện. giá trị pH tối ưu cho quá trình thường dao động ở pH từ 2 đến 4. Mật độ dòng điện và hàm lượng Fe2+ thường dao động tùy thuộc vào đặc tính nguồn nước thải. Chih Ta Wang và cộng sự [9] nghiên cứu hiệu quả loại bỏ COD khỏi nước thải dệt nhuộm bằng cách sử dụng ion Fe2+ kết hợp với điện tạo ra H2O2 trên catot phủ 1 lớp PAN có vải lọc than hoạt tính. Hiệu quả loại bỏ COD cao nhất là 75,2% khi mật độ dòng điện là 3,2 mA/cm 2 , pH = 3, nồng độ Fe2+ 2mMol trong khoảng thời gian 240 phút xử lý. Marco Panizza và cộng sự [10] sử dụng phớt than chì ở điện cực catot để loại bỏ thuốc nhuộm Alizarin Red, đến 95% TOC được loại bỏ trong vòng 210 phút với nồng độ Fe2+ 0,2mMol và cường độ dòng điện 300mA. Rutvij D. Patel [12] đã nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng công nghệ fenton và fenton điện hóa với nồng độ COD đầu vào là 21000 mg/l sau 20 phút xử lý bằng fenton hiệu suất COD đạt 86% dùng 20ml H2O2 30%, 10ml Fe 2+ 2%. Bằng Fenton điện hóa ở pH = 3, 20ml H2O2 30%, mật độ dòng 60mA/cm 2 thì sau 10 phút hiệu suất xử lý COD đạt 76%. Nezamaddin Daneshvar và cộng sự [11] đã đánh giá sự suy giảm nồng độ và COD của xanh hoạt tính 19 (RB19) bằng hiệu ứng fenton điện hóa trong điều kiện điện thế 20V và 30V tương ứng với nồng độ thuốc nhuộm 100mg/l và 200mg/l, nồng độ ion Fe2+ 0,5 mg/l, pH = 4, sử dụng điện cực anot sắt, catot cacbon. Kết quả là sự suy giảm nồng độ của RB19 đạt 100%, sự suy giảm COD đạt 95% sau 60 phút xử lý. Phạm Thị Minh [3] đã sử dụng phương pháp fenton điện hóa để xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty Vạn Phúc, Dương Nội cho thấy chỉ số COD giảm còn 80mg/l và 70mg/l ở pH = 3, nồng độ Fe2+ 1mMol sau 10 giờ xử lý. Đinh Thị Mai Thanh và cộng sự [6] áp dụng công nghệ fenton điện hóa với điều kiện pH = 3, nồng độ Fe2+ 1mMol, mật độ dòng điện 15mA/cm 2 để xử lý nước thải giấy Phong Khê, kết quả cho thấy hiệu quả xử lý 85% sau 21000s. Lê Hồng Nhung và cộng sự [5] khảo sát quá trình xử lý phenol ở nồng độ 1,15g/l bằng công nghệ fenton điện hóa, kết quả cho thấy hiệu quả loại bỏ phenol cao nhất ở pH = 3, mật độ dòng điện 5mA/cm2 và khoảng cách điện cực 1cm. Công nghệ fenton điện hóa có thể tăng tốc độ và hiệu quả xử lý khi tăng lượng H2O2 sinh ra. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tăng nồng độ DO trong nước [8]. Hầu hết nghiên cứu đều cho thấy: các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến quá trình fenton điện hóa là pH, nồng độ Fe2+, mật độ dòng điện [7]. pH hầu như dao động trong khoảng 2 – 4 còn nồng độ Fe2+ và mật độ dòng điện thì có sự thay đổi rộng giữa các nghiên cứu tùy thuộc vào từng loại nước thải khác nhau. Các nghiên cứu với điện cực khác nhau như Titan, Platin, graphite cũng được thực hiện, đứng trên khía cạnh kinh tế cho thấy điện cực graphite có giá thành rẻ hơn nhiều [7]. Từ những nhận định trên trên, công nghệ fenton điện hóa với điện cực graphite được định hướng cho nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm công ty dệt may Thành Công. 2. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nước thải được lấy mẫu vào 11h trưa hàng ngày tại hố gom của công ty cổ phần dệt may đầu tư Thành Công. Bảng 1: Đặc tính nước thải dệt may Thành Công STT Thông số Đơn vị Giá trị QCVN 13:2015/BTNMT Cột A 14 1 pH - 8-12 6-9 2 TSS mg/l 300-400 50 3 COD mgO2/l 400-500 75 4 Độ màu Pt-Co 800-1200 75 (Nguồn Công ty cổ phần dệt may đầu tư Thành Công) 2.2. Mô hình nghiên cứu  Mô hình thí nghiệm bao gồm: cốc 500ml, máy biến thế MATRIX MPS-3005S, máy khuấy từ, điện cực graphite.  Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ phòng 30 – 35oC  COD của nước thải ban đầu được cố định trong khoảng là 400-500 mg/l.  Tốc độ khuấy trộn 50 v/ph.  Tiến hành thí nghiệm trong thời gian 30 phút. Trước và sau thí nghiệm ngâm điện cực trong dung dịch axit loãng HNO3 1N để loại bỏ tạp chất trên điện cực. Hình 1. Mô hình fenton điện hóa 2.3. Nội dung nghiên cứu  Các yếu tố cần khảo sát bao gồm: pH tối ưu, hàm lượng Fe2+ và hiệu điện thế. Các yếu tố này được khảo sát sơ bộ để thu nhỏ miền quy hoạch.  Nghiên cứu xác định điều kiện phản ứng tối ưu của 3 thông số trên theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm với phần mềm Modde 5.0. Các bước thí nghiệm như sau:  Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý (pH tối ưu, hàm lượng Fe2+ và hiệu điện thế) và phạm vi dao động của từng yếu tố.  Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng sử dụng phần mềm Modde 5.0 để thiết lập kế hoạch thực nghiệm.  Tiến hành thực nghiệm trên mô hình xử lý để xác định COD sau khi xử lý bằng công nghệ fenton điện hóa ứng với từng nghiệm thức.  Dùng phần mềm Modde 5.0 thống kê, xử lý số liệu, xác định các hệ số của phương trình hồi quy, tính toán điều kiện phản ứng tối ưu cho quá trình fenton điện hóa. 15  Từ kết quả tính toán trên mô hình, tiến hành kiểm chứng thực nghiệm. 2.4. Phương pháp phân tích  COD, pH phân tích theo Standard Methods for the Exammination of Water and Wastewater.  Hiệu điện thế được xác định trực tiếp trên máy biến thế. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Kết quả khảo sát miền quy hoạch 3.1.1. Khảo sát ảnh hưởng hiệu điện thế Hình 2. Ảnh hưởng của hiệu điện thế đến COD đầu ra COD sau xử lý cao ở hiệu điện thế thấp và giảm dần, tốt nhất ở hiệu điện thế 15V. Ở hiệu điện thế cao hơn hiệu quả xử lý có chiều hướng giảm. Khi hiệu điện thế đủ lớn sẽ thuận lợi cho quá trình khử oxy hòa tan tạo H2O2 làm tăng hiệu suất khử COD, khi hiệu điện thế tăng cao, dư lượng H2O2 nhiều một trong những yếu tố làm tăng COD [7]. Kết quả khảo sát cho thấy hiệu điện thế tối ưu có thể dao động trong khoảng từ 10V đến 20V. 3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của pH Hình 3. Ảnh hưởng của pH đến COD đầu ra COD đầu ra cao ở pH = 2 và giảm ở pH = 3. Ở pH cao hơn COD đầu ra tăng cao. Khi pH thấp (pH < 3), nồng độ H+ lớn hiệu suất của quá trình khử oxi tạo ra H2O2 nhỏ do có sự cạnh tranh mạnh của phản ứng khử H+ để giải phóng H2. Tuy nhiên khi pH tăng cao nồng độ H + giảm không đủ để phản ứng khử tạo H2O2, bên cạnh đó khi pH tăng làm cho nồng độ Fe 2+ trong dung dịch giảm do có sự chuyển hóa thành Fe3+[4, 7]. Kết quả khảo sát cho thấy pH tối ưu dao động trong khoảng từ 2 đến 4. 3.1.3. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng Fe2+ 100.0 120.0 140.0 160.0 180.0 200.0 0 5 10 15 20 25 C O D , m g/ l U, Vol 50.0 70.0 90.0 110.0 130.0 150.0 170.0 0 1 2 3 4 5 6 C O D , m g/ l pH 16 Hình 4. Ảnh hưởng của nồng độ Fe2+ đến COD đầu ra COD sau xử lý cao ở nồng độ Fe2+=1mMol là giảm dần, tốt nhất ở nồng độ Fe2+= 2mMol. Các trường hợp nồng độ Fe2+ cao hơn hiệu quả xử lý có chiều hướng giảm. Nguyên nhân là do khi nồng độ Fe2+ nhỏ lượng Fe2+ trong dung dịch không đủ để phản ứng hết với lượng H2O2 sinh ra trên catot, gốc OH * tạo thành ít, khi lượng dư Fe2+ nhiều, quá trình oxy hóa ion Fe 2+ trên anot tạo Fe3+ sẽ xảy ra, cặp oxy hóa khử Fe3+/Fe2+ dư làm cho chu trình oxy hóa khử liên tục xảy ra trên catot và anot làm giảm hiệu suất xử lý [2, 4, 7]. Kết quả khảo sát cho thấy nồng độ Fe2+ tối ưu có thể dao động trong khoảng từ 1mMol đến 3mMol. 3.2. Thí nghiệm khảo sát điều kiện xử lý tối ưu: Dùng phần mềm Modde 5.0 để lập kế hoạch thực nghiệm với 3 nhân tố: pH, U, Fe2+ và hàm mục tiêu là COD đầu ra. Bảng 2. Xác lập điều kiện phản ứng STT Tên Ký hiệu Đơn vị Mức dưới Mức trên Mức cơ sở 1 Nồng độ Fe2+ X1 mMol 1 3 2 2 pH X2 - 2 4 3 3 U X3 Vol 10 20 15 Mô tả quá trình xử lý bằng kế hoạch thực nghiệm bậc 2 CCF (đây là phương án thực nghiệm được phần mềm đánh giá phù hợp nhất). Vùng thực nghiệm được thể hiện như hình: Hình 5. Không gian thực nghiệm Ma trận thực nghiệm và kết quả thực nghiệm: Bảng 3.Kết quả thực nghiệm STT X1 X2 X3 X1,mMol X2 X3,Volt Y,mg/l 1 -1 -1 -1 1 2 10 200 2 1 -1 -1 3 2 10 226 3 -1 1 -1 1 4 10 174 4 1 1 -1 3 4 10 160 5 -1 -1 1 1 2 20 152 6 1 -1 1 3 2 20 216 50.0 70.0 90.0 110.0 130.0 0 1 2 3 4 5 C O D , m g/ l Fe2+, mMol Investigation: electro fenton COD2 (MLR) Design: CCF, Response: Y,mg/l High Middle Low Excluded Missing pH F e u Mức cao Mức cơ sở Mức thấp 17 7 -1 1 1 1 4 20 180 8 1 1 1 3 4 20 184 9 -1 0 0 1 3 15 91 10 1 0 0 3 3 15 100 11 0 -1 0 2 2 15 100 12 0 1 0 2 4 15 83 13 0 0 -1 2 3 10 146 14 0 0 1 2 3 20 147 15 0 0 0 2 3 15 72 16 0 0 0 2 3 15 73 17 0 0 0 2 3 15 76 Tất cả các thí nghiệm này đều được lặp lại 3 lần để loại bỏ sai số thô. Hình 6. Đồ thị thống kê mô tả kết quả thực nghiệm Hình 6 cho thấy: theo kế hoạch thực nghiệm giá trị COD đầu ra thấp nhất là 72mg/l, cao nhất là 226 mg/l, trung bình là 140 mg/l độ lệch chuẩn là 52,5. Hình 7. Mẫu trước xử lý (trái) và các mẫu sau xử lý Phân tích phương sai ANOVA: Bảng 4. Phân tích phương sai ANOVA Y DF SS MS F p SD Total 17 377352 22197,2 Constant 1 333200 333200 Total Corrected 16 44152 2759,5 52,5309 Regression 9 43999,7 4888,85 224,695 0 69,9203 Residual 7 152,304 21,7577 4,66452 Lack of Fit 5 143,637 28,7275 6,62942 0,136 5,3598 Pure Error 2 8,66667 4,33333 2,08167 80 100 120 140 160 180 200 220 Y,mg/l C O D ,m g/ l Investigation: electro fenton COD2 Descriptive Statistics for Y,mg/l Min: 72, Max: 226, Median: 147, Mean: 140 18 Q 2 =0,956 Cond. No. =4,4382 N = 17 R 2 =0,997 Y-miss =0 DF = 7 R 2 Adj,=0,992 RSD =4,6645 Độ tin cậy của mô hình R2: 0,997, độ tương thích của mô hình Q2 là 0,956 cho thấy mô hình tương thích với kết quả thực nghiệm và có độ tin cậy cao. Độ tin cậy hiệu chỉnh R2 Adj =0,992 tương đương với R2 cho thấy các yếu tố khảo sát đã giải thích phần lớn kết quả thí nghiệm. Kiểm tra sự hồi quy cho thấy hệ số p value = 0 (<0,05) và tính toán Lack of Fit test cho thấy hệ số p value=0,136 (>0.05) vậy nên số liệu thực nghiệm rất có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 95%. Các hệ số của phương trình hồi quy: Phương trình hồi quy có dạng: Y=b0 + b1X1 +b2X2 + b3X3 + b11X1X1 + b22X2X2 + b33X3X3+ b12X1X2 + b13X1X3 + b23X2X3 Bảng 5. Hệ số hồi quy Y Coeff. SC Std. Err. P Conf. int(±) Constant 73,5916 1,99595 2,81E-09 4,71973 Fe X1 8,89999 1,47505 0,000524 3,48798 pH X2 -11,3 1,47505 0,00012 3,48798 u X3 -2,7 1,47505 0,109873 3,48798 Fe*Fe X1*X1 21,9648 2,84971 0,000116 6,73858 pH*pH X2*X2 17,9648 2,84971 0,000403 6,73858 u*u X3*X3 72,9648 2,84971 3,54E-08 6,73858 Fe*pH X1*X2 -12,5 1,64916 0,000128 3,89968 Fe*u X1*X3 7 1,64916 0,003819 3,89968 pH*u X2*X3 11 1,64916 0,000285 3,89969 Số hạng b3 sau khi tính chỉ số p value =0,109 (>0,05) nên số hạng b3 không có ý nghĩa về mặt thống kê, nó cho thấy b3X3 không tác động lớn đến mô hình thực nghiệm và số hạng b3 được loại trừ. Như vậy, phương trình hồi quy thu được là: Y=73,5916+ 8,89999X1 -11,3X2 + 21,9648X1X1 + 17,9648X2X2 + 72,9648X3X3-12,5X1X2 + 7X1X3 + 11X2X3 Hình 8. Đồ thị mặt đáp ứng theo hiệu điện thế X3,V = 10 X3,V = 15 X3,V = 20 Investigation: electro fenton COD2 (MLR) 4D Response Surface of Y,mg/l 19 Bề mặt đáp ứng của mô hình ở các mức hiệu điện thế khác nhau đều có dạng hình chuông ngược, điều này cho thấy miền quy hoạch đã xác định được điều kiện phản ứng tối ưu của pH và nồng độ Fe2+. Hình 9. Đồ thị mặt đáp ứng theo pH Bề mặt đáp ứng của mô hình ở các mức pH khác nhau đều có dạng hình chuông ngược, điều này cho thấy mô hình thực nghiệm đã xác định được điều kiện phản ứng tối ưu của hiệu điện thế. Hình 10. Đồ thị ảnh hưởng từng nhân tố đến hiệu quả loại bỏ COD Đồ thị ảnh hưởng từng nhân tố đến COD đầu ra cho thấy điều kiện phản ứng tối ưu như sau: nồng độ Fe2+ cận 2mMol, pH cận 3, hiệu điện thế cận 15V. Để xác định chính xác điều kiện tối ưu, phần mềm Modde 5.0 tiếp tục được sử dụng để tính toán gần đúng phương trình hồi quy. Kết quả thu được COD đầu ra là 71,5mg/l. Nồng độ Fe2+ là 1,876mMol cao hơn kết quả nghiên cứu của [2, 3] (1mMol), (0,2mMol) và thấp hơn kết quả thí nghiệm của [9] (2mMol). pH là 3,27 giá trị này tương tự hầu hết các nghiên cứu [2-12] là 3,00. Hiệu điện thế là 15,02V, các nghiên cứu khác thường khảo sát mật độ dòng điện tuy nhiên trên thực tế cho thấy cường độ dòng điện thường xuyên thay đổi do điện trở trong nước thay đổi theo thời gian nên việc cố định mật độ dòng điện rất khó khăn. Vì vậy khi cố định hiện điện thế việc áp dụng kế hoạch thực nghiệm đơn giản hơn, chính xác hơn nhưng cần tính đến diện tích bề mặt điện cực để có đánh giá toàn diện hơn về thời gian phản ứng, hiệu quả xử lý. Từ kết quả này, thí nghiệm kiểm chứng được thực hiện 3 lần ở điều kiện nồng độ Fe2+ là 1,87mMol; pH 3,27; hiệu điện thế 15V. Kết quả đạt được như sau: X2 = 2 X2 = 3 X2 = 4 Investigation: electro fenton COD2 (MLR) 4D Response Surface of Y,mg/l 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 Y ,m g /l X1,mMol 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 Y ,m g /l X2 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 10 15 20 Y ,m g /l X3,V Investigation: electro fenton COD2 (MLR) Prediction Plot N=17 DF=7 Conf. lev.=0.95 20 Bảng 6. Thông số đầu ra tại điều kiện tối ưu STT Thông số Đơn vị Kết quả đo Trung bình Phương sai QCVN 13:2015/BTNMT Cột A Lần 1 Lần 2 Lần 3 1 pH - 3.10 3.00 3.10 3.07 0.00 6-9 2 TSS mg/l 10.20 12.23 15.74 12.72 7.86 50 3 COD mgO2/l 72.00 74.00 72.00 72.67 1.33 75 4 Độ màu Pt-Co 46.00 55.00 49.00 50.00 21.00 75 COD đầu ra là 72,67 ± 1,33 mg/l. Điều này cho thấy giá trị tính toán của mô hình phù hợp với giá trị thực nghiệm. So sánh với Quy chuẩn Việt Nam 13:2015/BTNMT [1], giá trị COD đầu ra đạt cột A. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận: Công nghệ fenton điện hóa với điện cực graphite có khả năng loại bỏ COD rất tốt mà không cần bổ trợ thêm các công nghệ khác như keo tụ hay sinh học. COD của nước sau xử lý đã đạt Quy chuẩn Việt Nam 13:2015/BTNMT cột A. Kế hoạch thực nghiệm đã xác định được phương trình hồi quy thu là: Y=73,5916+ 8,89999X1 -11,3X2 + 21,9648X1X1 + 17,9648X2X2 + 72,9648X3X3-12,5X1X2 + 7X1X3 + 11X2X3 Ở điều kiện tối ưu: nồng độ Fe2+ là 1,87mMol; pH 3,27; hiệu điện thế 15V COD đầu ra đạt 72,67 ± 1,33 mg/l. 4.2. Kiến nghị: Cần khảo sát thêm các thông số ô nhiễm khác trong nước thải dệt nhuộm đặc biệt là độ màu. Cần có các nghiên cứu khác để quá trình xử lý có thể diễn ra ở pH cao hơn nhằm giảm thiểu chi phí vận hành. Khảo sát thêm quá trình tăng tốc phản ứng bằng cách tăng nồng độ DO. Thực hiện mô hình phản ứng liên tục để kiểm chứng lại kết quả thực nghiệm, nếu được có thể áp dụng ở quy mô lớn hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_san_12_20_5607_2070660.pdf
Tài liệu liên quan