Nghiên cứu xuất nhập khẩu tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2019

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong giai đoạn tới, tỉnh Bắc Ninh cần thực hiện một số giải pháp sau: Một là, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và đẩy nhanh xã hội hóa dịch vụ logistics; đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Hai là, đẩy mạnh ứng dụng KHCN mới vào sản xuất và chế biến sản phẩm, tăng cường việc quảng bá nhằm xây dựng thương hiệu cho hàng hóa trên thị trường quốc tế. Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, có lợi thế về nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, theo hướng tăng tỷ trọng những mặt hàng tinh chế như: chế biến nông lâm sản, thực phẩm.Ba là, xây dựng chính sách và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa phải phù hợp với các cam kết của của Việt Nam với các tổ chức, hiệp định như APEC, WTO, các hiệp định thương mại song phương và đa phương, các tổ chức quốc tế và thông lệ quốc tế mà Việt Nam tham gia. Bốn là, khai thác và tận dụng tốt các Hiệp định thương mại song phương, đa phương mà Việt Nam đang và sẽ tham gia với các đối tác trong và ngoài khu vực. Năm là, lựa chọn sản phẩm hàng hóa nhập khẩu dự vào quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hộ của Tỉnh đã được Thủ tướng phê duyệt. Không nhập khẩu các hàng hóa gây tổn hại môi trường, giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xuất nhập khẩu tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 51 NGHIÊN CỨU XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2010-2019 Nguyễn Hải Nam1, Đỗ Kiều Oanh2 Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu toàn bộ các hàng hóa xuất nhập khẩu của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2010-2019 cùng với việc sử dụng các phương pháp phâp tích định lượng với chuỗi dữ liệu thời gian. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng kim ngạch, nguồn lực cho sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa chủ lực; Công tác quản lý, phát triển hoạt động xuất khẩu; xác định, đo lường và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn. Nghiên cứu đã chỉ ra được 5 nhóm các gợi ý chính sánh nhằm phát triển cả nguồn lực xuất nhập khẩu và nâng cao hiệu quả sản xuât, hiệu quả xuất khẩu hàng hóa dựa trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế kết hợp với những khó khăn, hạn chế trong xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh. Từ khóa: Kim ngạch xuất nhập khẩu, Mô hình Coob-Douglas, cán cân thương mại, tỉnh Bắc Ninh. A RESEARCH ON IMPORTS AND EXPORTS OF BAC NINH PROVINCE DURING THE PERIOD FROM 2010 TO 2019 Abstract This study uses data on import-export turnover of Bac Ninh province in the period 2010-2019, using quantitative analysis of time series. It analyses the current situation of turnover and resources for the production and exporting of key goods, and the management and development of export activities. The study also identifies, measures and analyzes factors affecting imports and exports in the locality. It presents 5 groups of policy implications to develop both import and export resources, to improve production and exporting efficiency in the international context combined with difficulties and limitations in exporting the province's key products. Keywords: Import-export turnover, Coob-Douglas model, trade balance, Bac Ninh province. JEL classification: E, E17 1. Đặt vấn đề Trong những năm qua hoạt động xuất khẩu của cả nước đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó, tỉnh Bắc Ninh đã đóng góp một phần không nhỏ với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2019 đạt 34 triệu USD, giảm 5,3% so với năm 2018; trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 34.890,7 triệu USD, chiếm 99,7% và giảm 5,2%. Bên cạnh những kết quả đạt được, xuất khẩu của tỉnh vẫn còn những hạn chế và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm trên 90% giá trị xuất khẩu). Sản phẩm công nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên đóng góp của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong tỉnh còn thấp chỉ chiếm khoảng 2% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Quy mô sản xuất một số mặt hàng nông, thủy sản, đồ gỗ mỹ nghệ còn nhỏ lẻ, chậm thay đổi mẫu mã sản phẩm. Thị trường xuất khẩu thiếu ổn định, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản, đồ gỗ mỹ nghệ. Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng nhanh và bền vững là hết sức cấp thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Nguồn số liệu Nghiên cứu này sẽ sử dụng số liệu theo từng năm do Cục Thống kê phát hành trong các Niên giám, các báo cáo tổng kết của Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh về các hoạt động xuất nhập khẩu cuối mỗi năm. Các số liệu có liên quan đến nước xuất nhập khẩu được lấy từ tổng Cục Hải Quan và Bộ Công thương và các báo cáo tổng kết của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ yếu ở tỉnh Bắc Ninh. 2.2 . Phương pháp phân tích 2.2.1. Phương pháp bảng thống kê và đồ thị thống kê Phương pháp này cho thấy quy luật của xu thế trong phân tích xuất khẩu. Phương pháp giúp người đọc nhận thức được vấn đề một cách dễ dàng nhanh chóng. Nêu nên một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xuân hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Đối với bảng số liệu sử dụng trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng số liệu thứ cấp nguồn lấy từ Cục thống kê Tỉnh Bắc Ninh để mô tả về xuất khẩu hàng hóa của Tỉnh Bắc Ninh. Bảng số liệu thể hiện cơ cấu, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo thành phần kinh tế, theo thị trường xuất khẩu và mặt hàng xuất khẩu. Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 52 Đồ thị có tính trực quan, sức hấp dẫn và sinh động làm cho mọi người dễ dàng lĩnh hội được vấn đề. Trong nghiên cứu này tác giả chủ yếu dùng đồ thị hình cột và đồ thị đường để biểu diễn số liệu. 2.2.2. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan Để làm rõ hơn tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế, người nghiên cứu sử dụng hàm sản xuất Coob-Douglas: LnGRDPt = b1 + b2LnXKt + Ut, trong đó: Ln: logarit cơ số e, XKt: giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bắc Ninh ở năm thứ t, GRDPt: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ở năm thứ t. Kết quả thực hiện phân tích hồi quy bằng phương pháp OLS tại mức xác suất tin cậy 95% 3. Kết quản nghiên cứu và thảo luận 3.1. Phân tích kim nghạch xuất nhập khẩu tỉnh Bắc Ninh Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu Hoạt động ngoại thương năm 2019 tuy có nhiều thuận lợi từ môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2019, và Hiệp định FTA Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào giữa năm 2019 đã và đang tạo ra sức hút mới cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp các doanh nghiệp có thêm năng lực sản xuất mới nhưng do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc và Mỹ bị chậm lại, làm suy giảm mạnh kinh tế. Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện cả năm 2019 xuất siêu 8,6 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 0,3 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 8.3 tỷ USD.Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2019 đạt 33,4 tỷ USD sau 5 năm liên tục tăng đã giảm (- 9,6%) so với năm 2018. Tuy nhiên, vượt mục tiêu của tỉnh đề ra là tăng 1,2% trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 0, 12 tỷ USD giảm (-21,0%) so với năm 2018, về cơ cấu chiếm 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 33,28 tỷ USD, giảm (-9,6), chiếm 99,6%. Năm 2019 khu vực kinh tế trong nước có xu hướng giảm nhiều về cơ bản xuất nhập khẩu không thuận lợi các thị trường lớn như Trung Quốc đã có những quy định siết chặt nhập khẩu; khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng bởi nhiều biến động khó lường của thị trường toàn cầu và các vấn đề nội tại của DN. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 24,8 tỷ USD năm 2019), giảm 83,2% so với năm 2018. Trong đó, có 3 mặt hàng nhập khẩu chủ đạo là (Hàng điện tử và linh kiện, máy tính và linh kiện, máy móc và phương tiện khác) chiếm đến 93% giá trị của tất cả các mặt hàng nhập khẩu. Về tốc độ tăng trưởng cho thấy, bình quân mỗi năm kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 33% và nhập khẩu tăng trưởng 21% nếu phân tích theo hàm xu thế tuyến tính (biểu đồ 1). Biểu đồ 1. Mối quan hệ giữa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Bắc Ninh Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2019 Biểu đồ 2 cũng lần nữa làm rõ mối liên hệ giữa kim ngạch nhập khẩu với giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2010-2019. Trong đó có sự liên hệ mạnh mẽ giữa nhập khẩu và xuất khẩu hàng điện tử từ các doanh nghiệp FDI trên địa bàn. Thực vậy, quan sát đường xu hướng của Kim ngạch nhập khẩu và Xuất khẩu từ năm 2010 tới 2019 chúng ta thấy nó đi theo chiều tăng lên. Hệ số tương quan phản ánh mối quan hệ tuyến tính giữa tổng giá trị xuất và nhập khẩu r =0,97 cho biết chúng có mối quan hệ cùng chiều. 002 006 013 023 017 017 015 029 028 24,8 002 008 014 025 021 021 022 031 036 33,42 LnNK = 2,1*t -422,67 LnXK = 3,3*t - 6627,9; R2=0.85 - 005 010 015 020 025 030 035 040 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Giá trị nhập khẩu Giá trị xuất khẩu Log. (Giá trị nhập khẩu) Log. (Giá trị xuất khẩu) R2=0,6 r(XK,NK)=0,97 Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 53 Biểu đồ 2. Mối quan hệ giữa kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu các nhóm hàng hóa chủ yếu của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 -2019 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2019 Về chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Từ chỗ chỉ có 30 - 40 mặt hàng chủ yếu xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc, nông sản, đỗ gỗ, vv... thì giai đoạn 2011-2019 các nhóm hàng xuất khẩu đa dạng hơn, thêm nhiều nhóm mới có hàm lượng chế biến cao hơn như, nông sản, thực phẩm chế biến, máy móc thiết bị (nhóm hàng hóa khác), sắt thép, giấy và sản phẩm từ giấy. Nâng tổng số nhóm mặt hàng xuất khẩu lên gần 100 loại (theo bảng phân loại HS). Mặc dù trong giai đoạn 2010- 2019, tốc độ phát triển bình quân của kim ngạch xuất khẩu tăng 38,1% nhưng trong đó thành phân kinh tế tập thể có xu hướng giảm mạnh và giảm tới 5,28% mỗi năm. Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân tham gia vào xuất khẩu hàng hóa biến động không ổn định và có xu hướng giảm giá trị hàng hóa, điều này phản ảnh quy mô hoạt động nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp hơn các doanh nghiệp ngoại. Các nhóm, mặt hàng xuất chủ yếu tập trung ở hàng may mặc, đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ, quế và dược liệu, hàng nông sản, hàng giày dép. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng gặp khó khăn về nguồn hàng hoặc bị mất thị trường nên kim ngạch xuất khẩu ngày một giảm, thậm chí mất hẳn trong những năm gần đây (một số loại nông sản, như hồi, chè, lạc nhân). Đây là điểm yếu của các DN khi chưa tạo được sự liên kết, trình độ và năng lực quản trị hạn chế, thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước. Trên giác độ sở hữu kinh tế, kinh tế Nhà nước giảm dần cả về số DN và kim ngạch xuất khẩu do thực hiện việc cổ phần hóa. Trong khi đó, khối DN dân doanh tham gia xuất khẩu tăng bình quân mỗi năm tăng 2,2%. Đây là điểm yếu của Tỉnh khi có quá ít DN tham gia sân chơi của thế giới và khu vực. Trên giác độ ngành hoạt động, hầu hết DN của Bắc Ninh tham gia hoạt động xuất khẩu thuộc ngành công nghiệp may mặc và đồ gỗ nên sản phẩm xuất khẩu cũng không đa dạng. Trong khi đó, các DN thuộc ngành thương mại chủ yếu là thu mua nông, lâm sản (quế, hồi, hạt tiêu) về sơ chế sau đó xuất khẩu nên giá trị thấp và qui mô hoạt động ngày càng giảm do phải cạnh tranh với nhiều DN trong nước có dây truyền chế biến sản phẩm xuất khẩu. Nhìn chung lại, mặc dù nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng chịu nhiều tác động từ sự bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế và dịch bệnh trong giai đoạn 2010-2019, tốc độ phát triển bình quân của kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng ở mức cao và đạt 38,1%. Trong đó tất cả các thành phần kinh tế đều có tăng trưởng dương. Về chuyển dịch cơ cấu hàng hóa nhập khẩu Trong các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngooài nhập khẩu với tốc độ phát triển bình quân năm là 31,84 tỉ đô la và có sự phát triển nhanh về quy mô sau giai đoạn mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp có vốn ngoại (tăng từ 2,03 tỉ đô la năm 2010 lên 24,4 tỉ đô la năm 2019). Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước cũng nhanh chóng bắt nhịp xu hướng xuất khẩu nên cũng nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu để sản xuất. Trong đó chủ yếu là hàng nguyên liệu dược, nhập khẩu các phương tiện đi lại (kim ngạch nhập khẩu của thành phần kinh tế nhà nước tăng từ 0,9 triệu đô la năm 2010 lên 11,29 triệu đô la năm 2019, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 32,4%). Ngoài các nhóm hàng phục vụ sản xuất ra, hàng hoá cho tiêu dùng như đồ sứ, máy điều hoà và hàng điện tử,... cũng đang được các doanh nghiệp quan tâm khai thác, nhất là các sản phẩm giá rẻ từ nước láng giềng Trung Quốc. 2.101 6.007 12.783 23.136 17.01717.426 14.689 29.03628.371 24.803 .109 .160 .162 .190 .242 .250 .257 .365 .429 .387 1.551 6.206 13.174 23.866 19.926 18.87019.418 27.507 32.284 29.169 .000 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng Giá trị nhập khẩu Giá trị Hàng dệt may xuất khẩu Giá trị Hàng điện tử xuất khẩu Giá trị Máy tính và linh kiện xuất khẩu Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 54 Nhìn chung, nhập khẩu đã và đang đáp ứng tốt cho các nhu cầu về vật tư, thiết bị cho đầu tư và sản xuất. Tuy nhiên, xu hướng nhập siêu với mức độ ngày càng cao đang là mối quan tâm lớn cho các nhà quản lý và cần sớm có giải pháp khắc phục. Về thị trường xuất khẩu hàng hóa Để nhìn rõ sự thay đổi về thị trường xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bắc Ninh, nghiên cứu lại chia ra thành 2 giai đoạn để nhìn thấy sự dịch chuyển trong cả một thời kỳ dài. Cụ thể giai đoạn thứ nhất từ 2010 tới 2015 (giai đoạn bắt đầu nền kinh tế thế giới gặp khủng hoảng tài chính và suy thoái); giai đoạn thứ hai từ 2016 tới 2019 (giai đoạn phục hồi nền kinh tế thế giới). Trong giai đoạn từ 2010 - 2015, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu hàng hóa của các DN tỉnh Bắc Ninh tập trung nhiều ở các nước Châu á do điều kiện thuận tiện về giao thương, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, may mặc và đồ gỗ. Trong đó các mặt hàng được xuất nhiều sang thị trường ASEAN chiếm 11% do cùng khối hợp tác, thị trường Ấn Độ, thị trường Liên Bang Nga cũng được các doanh nghiệp duy trì do có truyền thống hợp tác giữa 2 nước. Trong giai đoạn sau năm 2015 tới nay, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi mạnh và tăng trưởng, cùng với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, thị trường xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh có sự thay đổi rõ rệt. Trong đó thị trường Trung Quốc, Hồng Kông vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tăng từ 6,4% trong giai đoạn 2010-2015 lên gần 19% trong giai đoạn 2016-2019. Theo ý kiến nhiều chuyên gia, giám đốc các doanh nghiệp lý do để giải thích cho sự thay đổi cấu trúc thị trường xuất khẩu là thị trường Châu Á nói riêng, thị trường Trung Quốc nói riêng có nhiều nhu cầu về các sản phẩm là thế mạnh của Bắc Ninh như đồ gỗ, nông sản, may mặc và tiêu chuẩn xuất khẩu cũng thấp hơn so với thị trường Mỹ, Châu Âu. Mặc dù thị trường Đông Âu vẫn ổn định, nhưng thị trường Bắc Âu các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn về các rào cản kỹ thuật nên có xu hướng giảm tỷ trọng. Thị trường Hàn Quốc có xu hướng tăng do hiện nay có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã lựa chọn Bắc Ninh để sản xuất và xuất khẩu ngược lại chính quốc để đảm bảo giảm giá thành sản phẩm (các mặt hàng như điện thoại thông minh, điện dân dụng là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu). Biểu đồ 3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2010-2015 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2015 Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 55 Biểu đồ 4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2016- 2019 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2019 Về thị trường xuất khẩu hàng hóa Thị trường nhập khẩu, nhìn chung không có sự thay đổi lớn về tỷ trọng nhập khẩu ở một số thị trường truyền thống. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường Đông Á giảm nhẹ, từ 66,9% năm 2018 xuống còn 64,1% năm 2019 (chủ yếu là giảm ở thị trường Trung Quốc, từ 14,51% xuống còn 7,6%); thị trường các nước châu Phi giảm từ 28,2% xuống còn 26,3%. Trong khi thị trường Mỹ, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng có vai trò đáng kể khi cung cấp một số loại vật liệu mà thị trường khác không có, tỷ trọng đã tăng từ 3,1% lên 5,9%. 3.2. Tác động của xuất khẩu hàng hoá đến GRDP Với kết quả tìm được, đã phản ánh xuất khẩu có tác động dương tới GRDP của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2010-2019. Cụ thể, khi xuất khẩu tăng trưởng 1% thì GRDP của tỉnh Bắc Ninh tăng trưởng là 0,54%, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Bảng 1: Kết quả ước lượng hàm hồi quy mô phỏng tác động của kim ngạch xuất khẩu tới GRDP Biến Hệ số hồi quy Sai số chuẩn(SE) t-Statistic Prob. LOG(XK) 0,548273 0,074283 7,380867 0,0001 C 6,267572 0,729289 8,594086 0,0000 Prob(F-statistic) 0,000078 ; R-squared 0,871953 4. Kết luận và khuyến nghị chính sách Rõ ràng những thành tích về xuất nhập của tỉnh Bắc Ninh thời gian qua là rất ấn tượng. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vẫn còn một số tồn tại, cần sớm được giải quyết đó là: quy mô xuất khẩu của một số nhóm hàng truyền thống còn nhỏ, phát triển xuất khẩu vẫn chủ yếu theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp và không đồng đều, chi phí xuất khẩu cao. Hoạt động xuất khẩu phản ứng chậm so với các biến động của thị trường thế giới, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tuy có chuyển dịch song mức độ còn chậm và chưa đa dạng mặt hàng chủ yếu vẫn dựa vào các nhóm hàng do doanh nghiệp FDI đảm nhận. Hoạt động sản xuất của Bắc Ninh đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường nguyên vật liệu nước ngoài, đồng thời chứng tỏ sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn mang nặng tính gia công, hiệu quả không cao. Mặc dù mức nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm và đã chuyển sang xuất siêu, song vấn đề này chưa thực sự bền vững. Sự phát triển thị trường ngoài nước chủ yếu theo chiều rộng, chưa hướng mạnh vào phát triển theo chiều sâu như Châu Âu, Mỹ chất lượng thông tin dự báo chiến lược thị trường quốc tế còn yếu kém, chưa thực hiện thành công một số bước điều chỉnh chiến lược thị trường xuất nhập khẩu. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong giai đoạn tới, tỉnh Bắc Ninh cần thực hiện một số giải pháp sau: Một là, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và đẩy nhanh xã hội hóa dịch vụ logistics; đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Hai Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 56 là, đẩy mạnh ứng dụng KHCN mới vào sản xuất và chế biến sản phẩm, tăng cường việc quảng bá nhằm xây dựng thương hiệu cho hàng hóa trên thị trường quốc tế. Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, có lợi thế về nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, theo hướng tăng tỷ trọng những mặt hàng tinh chế như: chế biến nông lâm sản, thực phẩm...Ba là, xây dựng chính sách và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa phải phù hợp với các cam kết của của Việt Nam với các tổ chức, hiệp định như APEC, WTO, các hiệp định thương mại song phương và đa phương, các tổ chức quốc tế và thông lệ quốc tế mà Việt Nam tham gia. Bốn là, khai thác và tận dụng tốt các Hiệp định thương mại song phương, đa phương mà Việt Nam đang và sẽ tham gia với các đối tác trong và ngoài khu vực. Năm là, lựa chọn sản phẩm hàng hóa nhập khẩu dự vào quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hộ của Tỉnh đã được Thủ tướng phê duyệt. Không nhập khẩu các hàng hóa gây tổn hại môi trường, giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng. (2012). Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [2]. Bộ Thương mại. (2006). Đề án phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2006 -2010, Hà Nội. [3]. Cục Thống kê Bắc Ninh. (2013). Báo cáo tình hình xuất - nhập khẩu tỉnh Bắc Ninh năm 2012 và tầm nhìn đến 2030. [4]. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh. ( 2019). Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2019, Nhà xuất bản thống kê. [5]. Võ Thị Thanh Lộc. (2010). Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ [6]. Cao Quý Long. (2012). Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới, Luận văn thạc sỹ Kinh tế đối ngoại, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. [7]. Nguyễn Anh Minh. (2003). Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ trong năm đầu tiên thực hiện Hiệp định Thương mại song phương. Tạp chí Kinh tế phát triển, 74, Hà Nội. [8]. Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 về Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. [9]. Trần Sửu. (2000). Một số điều cần biết khi xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương, Hà Nội. [10]. Nguyễn Xuân Thiên. (2011). Giáo trình Thương mại Quốc tế. Nxb Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Thông tin tác giả: 1. Nguyễn Hải Nam - - Đơn vị công tác: Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang - Địa chỉ email: hainam23876@gmail.com 2. Đỗ Kiều Oanh - - Đơn vị công tác: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh Ngày nhận bài: 19/8/2020 Ngày nhận bản sửa: 29/9/2020 Ngày duyệt đăng: 30/9/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_xuat_nhap_khau_tinh_bac_ninh_giai_doan_2010_2019.pdf
Tài liệu liên quan