Nghiên cứu yếu tố tiên lượng thời gian sống thêm sau phẫu thuật triệt căn ung thư biểu mô tế bào gan

Một số yếu tố khác không có ý nghĩa Yếu tố vị trí khối u, biểu đồ 3 cho thấy BN có UT gan phải sống thêm 48,7%, UT gan trái sống thêm 41,1%, khác biệt không ý nghĩa thống kê với p>0,05. Yếu tố số lượng khối u, biểu đồ 4 cho thấy BN có UT gan 1 khối sống thêm 46,1%, UT gan 2 khối sống thêm 60,0%, khác biệt không ý nghĩa thống kê với p>0,05. Yếu tố AFP, biểu đồ 6 cho thấy AFP ≤ 200 ng/ml sống thêm 3 năm 52,4%; AFP > 200 ng/ml sống thêm 3 năm 36,3%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,88. Yếu tố mức độ xơ gan, biểu đồ 7 cho thấy BN xơ gan loại Child – Pugh A sống thêm 3 năm 44,2%, loại Child – Pugh B sống thêm 52%. Sự khác biệt không ý nghĩa sống thêm với p= 0,89. Yếu tố HBsAg, biểu đồ cho thấy BN có HBsAg(+) sống thêm 3 năm 40,3%, HBsAg(-) sống thêm 3 năm 65,5%, khác biệt không ý nghĩa thống kê với p>0,05. Phân tích đa yếu tố tiên lượng thời gian sống thêm Bảng 4 cho thấy phân tích đa yếu tố theo phép Hồi quy COX, với khoảng tin cậy 95%. Các đa yếu tố cùng tham gia phận tích gồm: Yếu tố vị trí khối u, yếu tố số lượng khối u, yếu tố AFP, yếu tố mức độ xơ gan, yếu tố HBsAg, yếu tố kích thước u. Về mối tương quan giữa các yếu tố, cho thấy yếu tố vị trí khối u = 1,045, yếu tố số lượng khối u = 1,327, yếu tố AFP = 1,418, yếu tố mức độ xơ gan = 0,673, yếu tố HBsAg = 0,627, yếu tố kích thước u = 6,482. Rõ ràng yếu tố kích thước u có tỷ trọng nặng nhất. Về giá trị p, các yếu tố không ý nghĩa thống kê với p>0,05 là yếu tố vị trí khối u, yếu tố số lượng khối u, yếu tố AFP, yếu tố mức độ xơ gan, yếu tố HBsAg; riêng yếu tố kích thước u có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Duy nhất yếu tố kích thước u có giá trị tiên lượng độc lập.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu yếu tố tiên lượng thời gian sống thêm sau phẫu thuật triệt căn ung thư biểu mô tế bào gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 276 NGHIÊN CỨU YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG THỜI GIAN SỐNG THÊM SAU PHẪU THUẬT TRIỆT CĂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN Nguyễn Đại Bình*, Bùi Diệu* TÓM TẮT Mục tiêu: (1) Đánh giá tỷ lệ sống thêm 3 năm toàn bộ sau phẫu thuật triệt căn ung thư biểu mô tế bào gan. (2) Phân tích ñơn yếu tố và ña yếu tố tiên lượng thời gian sống thêm 3 năm. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp không ñối chứng 110 UTBMTBG xơ gan Child-Pugh A,B, xếp loại T1-2-3N0M0 ñược phẫu thuật triệt căn, theo dõi, ñánh giá thời gian sống thêm toàn bộ 3 năm, phân tích ñơn và ña yếu tố tiên lượng. Kết quả: Tỷ lệ sống thêm 3 năm toàn bộ sau phẫu thuật triệt căn 110 bệnh nhân UTBMTBG là 47%. Phân tích ñơn yếu tố: Yếu tố kích thước u ≤ 6 cm sống thêm 3 năm toàn bộ 63,6%, u > 6 cm sống thêm 3 năm 22,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Các yếu tố vị trí u, số lượng khối u, AFP, mức ñộ xơ gan, HBsAg không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Phân tích ña yếu tố: Yếu tố kích thước u có giá trị tiên lượng ñộc lập, các yếu tố vị trí u, số lượng khối u, AFP, mức ñộ xơ gan, HBsAg không có giá trị tiên lượng ñộc lập. Kết luận: Tỷ lệ sống thêm 3 năm toàn bộ sau phẫu thuật triệt căn 110 bệnh nhân UTBMTBG là 47%. Phân tích ñơn yếu tố và ña yếu tố cho thấy yếu tố kích thước u có giá trị tiên lượng về thời gian sống thêm 3 năm có ý nghĩa thống kê và có giá trị tiên lượng ñộc lập. Từ khóa: Ung thư biểu mô tế bào gan, thời gian sống thêm, tiên lượng, phẫu thuật triệt căn. ABSTRACT STUDY ON THE SURVIVAL PROGNOSTIC FACTORS AFTER THE RADICAL HEPATECTOMY OF HEPATOCELLULAR CARCINOMAS Nguyen Dai Binh, Bui Dieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 276 - 283 Aim: To evaluate the 3 year survival rate after the radical hepatectomies of hepatocellular carcinomas, monofactorial and multifactorial analysis of prognosis. Methods: A prospective interventive study on 110 cases of hepatocellular carconmas (HCC) with liver cirrhosis Child-Pugh A and B who underwent a radical hepatectomies in Surgical Department of National Cancer Hospital from january 2004 to september 2009. Folow up during 3 years all of the patients after the treatment, evaluations of the 3 year survival rates (Kaplan – Meier) and monofactorial, multifactorial analysis of prognosis. Results: The global 3 year survival rate of all patients was 47%. The 3 year survival rate in patients with HCC size ≤ 6 cm was 63.6% meanwile patients with HCC size > 6 cm was 40.5%, respectively (p < 0.05). The HCC size was independent prognostic factor. Conclusion: The global 3 year survival rate of all patients was 47%). The HCC size was prognostic factor respectively and independently. Key words: Hepatocellular carcinoma, prognosis, radical hepatectomy, survival. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là bệnh ung thư hay gặp ở các nước Đông Nam Á. Nước ta, tỷ lệ mắc UTBMTBG ở nam giới chiếm hàng thứ 3. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 22,6/100.000. Nguyên nhân chủ yếu của UTBMTBG là do nhiễm mạn tính vi rút viêm gan B (2,6,8,9,15,16). Chẩn ñoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng, chẩn ñoán hình ảnh (siêu âm, chụp cắt lớp vi tính), xét nghiệm Alpha Foeto Protein (AFP), xét nghiệm HBsAg, sinh thiết kim dưới hướng dẫn của siêu âm(8). Điều trị UTBMTBG ở nước ta hiện còn phân tán, phụ thuộc tùy theo khả năng kỹ thuật của từng bệnh viện. Các biện pháp như phẫu thuật cắt gan, tiêm Ethanol qua da, hóa dầu tắc mạch gan, ñốt nhiệt cao tần, xạ trị ñược thực hiện tại một số bệnh viện lớn trong ñó có Bệnh viện K. Phương pháp ñiều trị triệt căn là phẫu thuật hoặc tiêm Ethanol ñối với ung thư có kích thước ≤ 3 cm. Phẫu thuật cắt gan tương ñối khó thực hiện, cần có phẫu thuật viên và gây mê hồi sức giàu kinh nghiệm. Nghiên cứu phân bố mạch máu chủ yếu trong gan, năm 1939, Mayer - May và Tôn Thất Tùng ñã phát * Bệnh viện K – Hà Nội Địa chỉ liên lạc: PGS.TS Nguyễn Đại Bình. Email: khthbvk@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 277 hiện và sơ ñồ hóa sự phân chia các nhánh tĩnh mạch cửa. Năm 1957, Couinaud (Pháp) ñã nghiên cứu giải phẫu học mạch máu trong gan, sơ ñồ hóa sự phân chia các hạ phân thùy gan. Hai công trình nghiên cứu này rất quan trọng, làm cơ sở cho các phương pháp phẫu thuật gan. Năm 1952, Lortat-Jacob và Robert (Pháp) mô tả phương pháp cắt gan phải bằng cách phẫu tích cuống mạch ở rốn gan rồi cắt gan. Năm 1962, Tôn Thất Tùng mô tả phương pháp cắt gan bằng cách ga rô cuống gan rồi dùng ngón tay bóp nhu mô gan ñể tìm cắt các mạch máu trong gan, phương pháp này còn gọi là cắt gan qua nhu mô. Dựa vào các mốc giải phẫu trên mặt gan gan mà cắt nhu mô gan, bộc lộ cuống mạch trong gan ñể thắt và cắt bỏ phần gan tổn thương. Ưu ñiểm của phương pháp cắt gan Tôn Thất Tùng là dễ thực hiện, cắt bỏ nhu mô gan tổn thương theo yêu cầu, dễ dàng phát hiện mạch máu bất thường nếu có, thời gian phẫu thuật ngắn. Phương pháp Tôn Thất Tùng dễ phổ biến, dễ áp dụng, kể cả trong mổ phiên và mổ cấp cứu nên ñược nhiều nơi trên thế giới ứng dụng. Ở nước ta, phẫu thuật cắt gan ñiều trị UTBMTBG hầu hết theo phương pháp Tôn Thất Tùng. Gần ñây, chúng tôi có cải biên không ga rô cuống gan nhằm hạn chế tối ña khả năng suy chức năng gan sau mổ (2,4,7,8,11,15,16). Tại Bệnh viện K, phẫu thuật cắt gan ñiều trị UTBMTBG ñược chú ý nghiên cứu. Các báo cáo gần ñây cho thấy phẫu thuật có giá trị ñiều trị triệt căn nhưng cần lựa chọn ñối tượng và hạn chế tối ña biến chứng suy chức năng gan sau mổ(10,11). Theo dõi thời gian sống thêm sau ñiều trị ñược thực hiện qua khám ñịnh kỳ hoặc qua ñiện thoại. Các biện pháp theo dõi ñó cho phép ñánh giá thời gian sống thêm qua từng năm. Qua 110 BN UTBMTBG ñược theo dõi tương ñối ñầy ñủ sau phẫu thuật, chúng tôi tiến hành ñánh giá kết quả sống thêm thêm toàn bộ 3 năm sau mổ, phân tích ñơn yếu tố và ña yếu tố tiên lượng. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tỷ lệ sống thêm 3 năm toàn bộ sau phẫu thuật triệt căn ung thư biểu mô tế bào gan. Phân tích ñơn yếu tố và ña yếu tố tiên lượng thời gian sống thêm 3 năm. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Chọn BN ung thư biểu mô tế bào gan ñiều trị lần ñầu tiên. Tiêu chuẩn chọn Chẩn ñoán giải phẫu bệnh là UTBMTBG. Xếp loại T1,2,3N0M0. Mức ñộ xơ gan loại Child-Pugh A, B. Tiêu chuẩn loại trừ Chẩn ñoán mô bệnh học chưa rõ ràng. Xơ gan loại Child-Pugh C. Huyết khối tĩnh mạch cửa. Vàng da. Xếp loại có T4, N1, M1. Di căn, sacôm, ung thư nguyên bào gan, ung thư tế bào ñường mật. Bệnh nội khoa nặng: Suy tim, suy thận, di chứng mạch máu não. Phương pháp Nghiên cứu tiền cứu can thiệp không ñối chứng. Nội dung nghiên cứu Mô tả ñặc ñiểm BN, xét nghiệm AFP, HBsAg, xơ gan, vị trí, kích thước u. Phẫu thuật cắt gan theo phương pháp Tôn Thất Tùng không ga rô cuống gan. Rạch da theo ñường giữa trên rốn ñối với UTBMTBG thùy gan trái. Rạch da theo ñường cánh tay quay bên phải ñối với UTBMTBG gan phải. Tùy mức ñộ xếp loại T có thể cắt u, cắt hạ phân thùy, cắt hai hạ phân thùy. Diện cắt sạch ung thư nhìn mắt thường và kiểm tra diện cắt bằng sinh thiết tức thì. Cầm máu mặt cắt tỉ mĩ. Khâu khép mặt cắt gan. Dẫn lưu và khâu ñóng bụng theo các lớp giải phẫu. Theo dõi biến chứng sau mổ, xét nghiệm lại AFP và chức năng gan 2 ngày 1 lần. Theo dõi 3 năm: Khám lại ñịnh kỳ, gọi ñiện hỏi thăm. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 278 Thống kê, xử lý số liệu theo phần mềm SPSS 16.0. Tính thời gian sống thêm tích lũy theo phương pháp Kaplan-Meier. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc ñiểm BN ung thư biểu mô tế bào gan 110 BN UTBMTBG ñược ñiều trị tại khoa Ngoại - Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp từ 6/2004 ñến 7/2010. 2 5 1 16 17 18 19 11 9 8 2 1 10 5 10 15 20 20- 25 31- 35 41- 45 51- 55 61- 65 71- 75 81- 84 NHÓM TUỔI BN UTBMTBG Biểu ñồ 1. Tuổi BN UTBMTBG Nhận xét: Tuổi BN từ 20-84, trung bình 49 tuổi. Nam 90 BN chiếm 81,8%, nữ 20 BN chiếm 18,2%. Tỷ lệ nam/nữ tương ñương 4,5/1. Bảng 1. Vị trí, số lượng, kích thước, AFP, HBsAg, Child-Pugh Phân bố Số BN Tỷ lệ % Gan phải 74 67,3 Gan trái 36 32,7 Vị trí u Tổng 110 100 1 khối 105 95,5 2 khối 5 4,5 Số lượng u Tổng 110 100 ≤ 6 cm (1,9 – 6 cm) 57 51,8 > 6 cm (6,1-15 cm) 53 48,2 Kích thước u Tổng 110 100 AFP > 200 ng/ml 64 58,2 AFP ≤ 200 ng/ml 46 41,8 AFP Tổng 110 100 Dương tính 69 62,7 Âm tính 41 37,3 HBsAg Tổng 110 100 Child A 74 67,3 Child B 36 32,7 Mức ñộ xơ gan Tổng 110 100 Bảng 2. Phương pháp phẫu thuật Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 279 Phương pháp phẫu thuật BN Tỷ lệ % Cắt thùy gan trái 30 27,3 Cắt u 28 25,5 Cắt gan nhỏ 91 BN Cắt hạ phân thùy gan phải 33 30 Cắt gan lớn (19 BN) Cắt 2-3 hạ phân thùy gan phải 19 17,3 Tổng 110 100 Biểu ñồ 2. Sống thêm 3 năm toàn bộ Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm 3 năm toàn bộ 47,0%. Bảng 3. Kết quả phân tích ñơn yếu tố Phân bố Số BN Sống thêm 3 năm % Gan phải 74 48,7 Gan trái 36 41,1 Vị trí u Tổng 110 p > 0,05 1 khối 105 46,1 2 khối 5 60.0 Số lượng u Tổng 110 p > 0,05 ≤ 6 cm (1,9 – 6 cm) 57 63,6 > 6 cm (6,1-15 cm) 53 22,3 Kích thước u Tổng 110 p < 0,05 AFP > 200 ng/ml 64 52,4 AFP ≤ 200 ng/ml 46 36,3 AFP Tổng 110 p > 0,05 HBsAg Dương tính 69 40,3 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 280 Âm tính 41 65,5 Tổng 110 p > 0,05 Child-Pugh A 74 57,1 Child-Pugh B 36 35,6 Mức ñộ xơ gan Tổng 110 p > 0,05 Biểu ñồ 3. Sống thêm 3 năm toàn bộ theo u gan phải hay trái Nhận xét: BN có UT gan phải sống thêm 48,7%, UT gan trái sống thêm 41,1%, khác biệt không ý nghĩa thống kê với p>0,05. Biểu ñồ 4. Sống thêm 3 năm toàn bộ theo số lượng u Nhận xét: BN có UT gan 1 khối sống thêm 46,1%, UT gan 2 khối sống thêm 60,0%, khác biệt không ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 281 Biểu ñồ 5. Sống thêm 3 năm toàn bộ theo u ≤ 6 cm và u > 6 cm Nhận xét: BN có u ≤ 6 cm sống thêm 3 năm 63,6%, BN có u > 6 cm sống thêm 3 năm 22,3%, có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Biểu ñồ 6. Sống thêm 3 năm toàn bộ theo AFP. Nhận xét: AFP ≤ 200 ng/ml sống thêm 3 năm 52,4%; AFP > 200 ng/ml sống thêm 3 năm 36,3%, khác biệt không ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 282 Biểu ñồ 7. Sống thêm 3 năm toàn bộ theo mức ñộ xơ gan Nhận xét: Xơ gan Child – Pugh A sống thêm 3 năm 57,1%, Child – Pugh B sống thêm 35,6%, khác biệt không ý nghĩa thống kê với p>0,05. Biểu ñồ 8. Sống thêm 3 năm toàn bộ theo viêm gan B mạn tính Nhận xét: BN có HBsAg(+) sống thêm 3 năm 40,3%, HBsAg(-) sống thêm 3 năm 65,5%, khác biệt không ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 4. Kết quả phân tích ña yếu tố Yếu tố Tương quan Giá trị p Tiên lượng ñộc lập CHILD-PUGH 0,673 0,578 không HBsAg 0,627 0,249 không VỊ TRÍ U 1,327 0,769 không SỐ LƯỢNG U 1,045 0,192 không NHÓM AFP 1,418 0,969 không KÍCH THƯỚC U 6,482 0,017 Có (p<0,05) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 283 HỒI QUY COX – KHOẢNG TIN CẬY 95% BÀN LUẬN Thời gian sống thêm 3 năm toàn bộ sau phẫu thuật 110 BN UTBMTBG sau phẫu thuật ñược theo dõi và tính thời gian sống thêm 3 năm theo phương pháp Kaplan – Meier. BN phẫu thuật ñược lựa chọn: Thể trạng khá, chức năng ñông máu bình thường, u xa rốn gan và ngã ba tĩnh mạch cửa, ranh giới u và mô lành khá rõ, ước lượng mô lành còn lại sau cắt gan khoảng 2/3 thể tích gan, lách không to. Biểu ñồ 2 cho thấy thời gian sống thêm toàn bộ 3 năm của 110 BN là 47,0%. Như vậy sau phẫu thuật 3 năm, số BN sống còn lại khoảng một nửa. Tỷ lệ này thể hiện tiên lượng xấu của UTBMTBG. Nguyên nhân gây tử vong chủ yếu do ung thư phối hợp với xơ gan. Sau mổ, nếu BN không ñiều trị xơ gan sẽ ảnh hưởng ñến thời gian sống thêm. Mặt khác, UTBMTBG hay tái phát tại diện cắt và tại nhu mô còn lại của gan. Ngoài ra, một số khối u nhỏ li ti có thể không ñược phát hiện ñồng thời trong cùng thời ñiểm cắt gan nên bị bỏ sót, tiếp tục phát triển sau mổ và gây tử vong. Tham khảo trong nước, Vũ Văn Khiên và Mai Hồng Bàng (2002) tại Bệnh viện Trung ương Quân ñội 108 theo dõi thời gian sống thêm sau ñiều trị UTBMTBG với một số phương pháp, nhận thấy sống thêm trung bình sau phẫu thuật là 9,2 tháng, sau tiêm Ethanol qua da là 19,7 tháng, sau TOCE là 11, 3 tháng, ñiều trị triệu chứng sống thêm 2,7 tháng(16). Năm 2010, Nguyễn Cường Thịnh, Lê Văn Thành tại Bệnh viện Trung ương Quân ñội 108 nghiên cứu cắt 103 UTBMTBG nhận thấy phẫu thuật có tính triệt căn và an toàn(7). Các báo cáo trong nước về thời gian sống thêm sau phẫu thuật UTBMTBG tương ñối hiếm. Trong nhiều năm qua, nhiều bệnh viện phẫu thuật UTBMTBG nhưng ít ñề cập ñến kết quả theo dõi thời gian sống thêm. Có thể do tiên lượng xấu, tái phát và chết nhiều sau mổ nên thất vọng. Mặt khác, BN thường hoài nghi về căn bệnh, thiếu hợp tác với thầy thuốc ñã làm cho việc theo dõi sau mổ khó khăn. Tham khảo ngoài nước, năm 1999 Chen SP tại Trung Quốc theo dõi 634 BN có khối u gan > 10 cm nhận thấy tỷ lệ sống thêm 3 năm là 35,1% là 18,2%(3). Phân tích ñơn yếu tố tiên lượng thời gian sống thêm Yếu tố có ý nghĩa: Kích thước u Biểu ñồ 3.5 cho thấy thời gian sống thêm toàn bộ theo kích thước u ≤ 6 cm so với u > 6 cm. BN có u ≤ 6 cm sống thêm 3 năm 63,6% trong khi BN có u > 6 cm sống thêm 3 năm chỉ còn lại 22,3%, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tham khảo trong nước, năm 2006 Nguyễn Đại Bình và CS nhận thấy khối u càng nhỏ tỷ lệ sống thêm 2 năm càng cao(8). Phân tích ñơn yếu tố, các tác giả nhận thấy yếu tố kích thước u ảnh hưởng ñáng kể ñến kết quả sống thêm, có ý nghĩa thống kê với p<0,05(1). Phân tích ña yếu tố, kích thước u có giá trị tiên lượng ñộc lập với p<0,05(8). Kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Khiên và Mai Hồng Bàng năm 2002 tại Bệnh viện Trung ương Quân ñội 108, theo dõi thời gian sống thêm sau ñiều trị UTBMTBG với phẫu thuật là 9,2 tháng, kết quả hạn chế có lẽ do không chọn lựa ñược nhiều BN thuận lợi ñể mổ(16). Trên thực tế ñiều trị, ung thư kích thước nhỏ dễ dàng kiểm soát hơn kích thước lớn. Ung thư kích thước nhỏ cắt triệt căn dễ dàng hơn u lớn, ít tai biến trong mổ và ít biến chứng suy chức năng gan sau mổ hơn khối u lớn. Tuy nhiên, vấn ñề là phẫu thuật có ñạt ñược diện cắt sạch ung thư hay không. Khối u nhỏ ñược phẫu thuật mà diện cắt không sạch ung thư về ñại hoặc vi thể thì khả năng tái phát là rõ ràng và ít cơ hội sống sót. Trái lại, ung thư kích thước lớn ñược phẫu thuật có diện cắt sạch ung thư thì cơ hội sống sót cao. Tham khảo ngoài nước, năm 1999 Chen SP phẫu thuật 634 UTBMTBG > 10 cm (ñược coi là u khổng lồ); tác giả nhận thấy tỷ lệ sống thêm 3 năm là 35,1%, sống thêm 5 năm là 18,2%(1). Kết quả này khả quan trong số 634 BN khối u rất lớn vẫn có ñược 114 BN sống thêm 5 năm sau mổ. Năm 2001, Yamamoto và CS tại Nhật Bản nhận thấy cắt UTBMTBG kích thước u < 3 cm có tỷ lệ sống thêm 2 năm là 82% và sống thêm 5 năm là 60%(17). Sau phẫu thuật cắt gan diện cắt sạch ung thư, các BN tái phát thường xảy ra trong vòng 2 năm sau mổ, những BN không tái phát thường ít tái phát muộn và có thể ñạt ñược thời gian sống thêm 5 năm. Nhiều BN chúng tôi theo dõi cũng thấy hay tái phát vào khoảng 1 - 2 năm ñầu còn sau tái phát ít dần. Đối với các khối ung thư gan kích thước nhỏ, khả năng phẫu thuật tương ñối thuận lợi nhưng trên thực tế không ít BN có ung thư gan kích thước nhỏ lại từ chối phẫu thuật. Có lẽ do tâm lý sợ phẫu thuật, quan niệm cho rằng ñụng dao kéo gây ra di căn xa. Đây là quan niệm sai lầm không chỉ ñối với UTBMTBG mà còn ñối với một số loại ung thư khác. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 284 Một số yếu tố khác không có ý nghĩa Yếu tố vị trí khối u, biểu ñồ 3 cho thấy BN có UT gan phải sống thêm 48,7%, UT gan trái sống thêm 41,1%, khác biệt không ý nghĩa thống kê với p>0,05. Yếu tố số lượng khối u, biểu ñồ 4 cho thấy BN có UT gan 1 khối sống thêm 46,1%, UT gan 2 khối sống thêm 60,0%, khác biệt không ý nghĩa thống kê với p>0,05. Yếu tố AFP, biểu ñồ 6 cho thấy AFP ≤ 200 ng/ml sống thêm 3 năm 52,4%; AFP > 200 ng/ml sống thêm 3 năm 36,3%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,88. Yếu tố mức ñộ xơ gan, biểu ñồ 7 cho thấy BN xơ gan loại Child – Pugh A sống thêm 3 năm 44,2%, loại Child – Pugh B sống thêm 52%. Sự khác biệt không ý nghĩa sống thêm với p= 0,89. Yếu tố HBsAg, biểu ñồ cho thấy BN có HBsAg(+) sống thêm 3 năm 40,3%, HBsAg(-) sống thêm 3 năm 65,5%, khác biệt không ý nghĩa thống kê với p>0,05. Phân tích ña yếu tố tiên lượng thời gian sống thêm Bảng 4 cho thấy phân tích ña yếu tố theo phép Hồi quy COX, với khoảng tin cậy 95%. Các ña yếu tố cùng tham gia phận tích gồm: Yếu tố vị trí khối u, yếu tố số lượng khối u, yếu tố AFP, yếu tố mức ñộ xơ gan, yếu tố HBsAg, yếu tố kích thước u. Về mối tương quan giữa các yếu tố, cho thấy yếu tố vị trí khối u = 1,045, yếu tố số lượng khối u = 1,327, yếu tố AFP = 1,418, yếu tố mức ñộ xơ gan = 0,673, yếu tố HBsAg = 0,627, yếu tố kích thước u = 6,482. Rõ ràng yếu tố kích thước u có tỷ trọng nặng nhất. Về giá trị p, các yếu tố không ý nghĩa thống kê với p>0,05 là yếu tố vị trí khối u, yếu tố số lượng khối u, yếu tố AFP, yếu tố mức ñộ xơ gan, yếu tố HBsAg; riêng yếu tố kích thước u có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Duy nhất yếu tố kích thước u có giá trị tiên lượng ñộc lập. KẾT LUẬN Nghiên cứu tiến cứu can thiệp không ñối chứng 110 UTBMTBG xơ gan Child-Pugh A,B, xếp loại T1- 2-3N0M0 ñược phẫu thuật triệt căn, theo dõi, ñánh giá thời gian sống thêm toàn bộ 3 năm, phân tích ñơn và ña yếu tố tiên lượng, rút ra kết luận sau: Tỷ lệ sống thêm 3 năm toàn bộ sau phẫu thuật triệt căn 110 bệnh nhân UTBMTBG là 47%. Phân tích ñơn yếu tố về các yếu tố cho thấy bệnh nhân UTBMTBG có kích thước u ≤ 6 cm sống thêm 3 năm toàn bộ 63,6%, u > 6 cm sống thêm 3 năm 22,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05; các yếu tố vị trí u, số lượng khối u, AFP, mức ñộ xơ gan, HBsAg không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Phân tích ña yếu tố các yếu tố nêu trên cho thấy yếu tố kích thước u có giá trị tiên lượng ñộc lập, các yếu tố vị trí u, số lượng khối u, AFP, mức ñộ xơ gan, HBsAg không có giá trị tiên lượng ñộc lập.g TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chen XP, Qiu FZ, Wu ZD et al (1999): Hepatectomy for huge hepatocellular carcinoma in 634cases Swiss Surgery, 3/1999. (số 15). 2. Đặng Vạn Phước, Vỗ Hội Trung Trực, Hồ Tấn Phát và CS (2001): Theo dõi của phương pháp tắc hóa dầu qua ñộng mạch trên bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát. YHTPHCM . Số ñặc biệt chuyên ñề ung bướu học. Phụ bản số 4. Tập 5. 2001: 222-27. 3. Đoàn Hữu Nam, Phạm Hùng Cường, Phó Đức Mẫn (2003): Phẫu trị ung thư gan nguyên phát tại bv ung bướu tp HCM 1995-2003. YHTPHCM. Chuyên ñề ung bướu học. Hội thảo UT TPHCM. Phụ bản tập 7. Số 4. 2003:220-226. 4. Huỳnh Đức Long, Thi Văn Gừng, Thái Ngọc Dâng và CS (2001): Ứng dụng PP gây nghẽn mạch kết hợp tiêm thuốc hóa trị(transcatheter Oily ChemoEmbolisation) trong ñiều trị ung thư gan nguyên phát. YHTPHCM . Số ñặc biệt chuyên ñề ung bướu học. Phụ bản số 4. Tập 5. 2001: 209-215. 5. Lê Lộc (2003): Kết quả bước ñầu ñiều trị gan bằng phương pháp nhiệt cao tần. YHTPHCM. Chuyên ñề ung bướu học. Hội thảo UT TPHCM. Phụ bản tập 7. Số 4. 2003:226-231. 6. Lê lộc (2005): Cắt ung thư gan có hỗ tr/ợ ñốt nhiệt cao tần số trên ñường cắt. YHTPHCM. Chuyên ñề ung bướu học. Hội thảo ung thư TP.HCM. Tập 9. Phụ bản số 4.2005: 297-302. 7. Lê Văn Thành, Nguyễn Cường Thịnh (2010): Kết quả 103 trường hợp cắt gan ñiều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Tạp chí ung thư học Việt Nam. Số 1-2010:392-96. 8. Nguyễn Đại Bình (2006). Sinh thiết kim Hepafix chẩn ñoán ung thư gan tại Bệnh viện K. Y học TP Hồ Chí Minh. Số ñặc biệt chuyên ñề ung bướu học. Tập 10, phụ bản của số 4 năm 2006.Tr. 209-214. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 285 9. Nguyễn Đại Bình, Hoàng Tuấn Anh, Phạm Duy Hiển (2009): Đánh giá kết quả tiêm Ethanol và cắt gan trong ñiều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện K. Tạp chí gan mật Việt Nam- Hội thảo khoa học gan mật toàn quốc lần thứ IV. Số ñặc biệt 8-2008. tr.92- 96. 10. Nguyễn Đại Bình, Phạm Duy Hiển (2008): Phẫu thuật và tiêm Ethanol tuyệt ñối ñiều trị ung thư tế bào gan. Tạp chí gan mật Việt Nam- Số ñặc biệt 8-2008. tr.96-102. 11. Nguyễn Đại Bình, Phạm Duy Hiển (2009). Nghiên cứu cải tiến phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào gan và kết quả sống thêm 2 năm tại Bệnh viện K. Tạp chí gan mật Việt nam. Số 8-2009. Tr.39-46. 12. Nguyễn Cao Cương, Văn Tần (2001): Kết quả sớm phẫu thuật ung thư gan trừ căn. YHTPHCM . Số ñặc biệt chuyên ñề ung bướu học. Phụ bản số 4. Tập 5. 2001: 216-221. 13. Nguyễn Cao Cương, Văn Tần (2003): Cắt gan lại ñiều trị ung thư gan nguyên phát. YHTPHCM. Chuyên ñề ung bướu học. Hội thảo UT TPHCM. Phụ bản tập 7. Số 4. 2003: 216-220. 14. Nguyễn Ngọc Kha, Trần Hà Hiếu, Hoàng Văn Kỳ và CS (2001): Chẩn ñoán tế bào mô bệnh học ung thư gan qua sinh thiết và chọc hút kim nhỏ dưới siêu âm. YHTPHCM . Phụ bản số 4. Tập 5. 2001: 43- 45 . 15. Văn Tần, Hoàng Danh Tấn (2005): Phẫu thuật trong ung thư gan; Thực tế tại BV Bình dân. Tạp chí khoa học- Đại học Cần Thơ. Số ñặc biệt chuyên ñề ung bướu học. Hội thảo khoa học về ung bướu lần IV tại Cần Thơ 10/2005:17-41. 16. Võ văn Khiên, Mai Hồng Bàng (2002): Ung thư biểu mô tế bào gan, các yếu tố nguy cơ và thời gian sống thêm sau các phương pháp ñiều trị. TCYHTH, Hội thảo phòng chống UT quốc gia, 10/2002:125- 27. 17. Yamamoto J, Okada S, Shimada K et al (2001): Treatment strategy for small hepatocellular carcinoma: comparison of long-term results after percutaneous ethanol injection therapy and surgical resection. Hepatology. 2001 Oct:707-13.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_yeu_to_tien_luong_thoi_gian_song_them_sau_phau_th.pdf
Tài liệu liên quan