Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH thương mại - Dịch vụ MTL

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ M.T.L 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty M.T.L 1.1.1 Lịch sử hình thành: Sự giao thương giữa các nước ngày càng phát triển dẩn đến sự đòi hỏi của thị trường về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng như nhu cầu chuyên chở hàng hóa cũng không ngừng phát triển theo. Trên thực tế cho thấy bản thân các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không thể thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhất việc đưa hàng hóa của mình ra nước ngoài và ngược lại do sự hạn chế trong chuyên môn và nghề nghiệp. Chính vì vậy việc ra đời của các Công ty dịch vụ giao nhận vận tải đang là nhu cầu cần thiết. Và công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ M.T.L cũng là một trong những công ty ra đời trong hoàn cảnh trên. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ M.T.L, là một Công ty tư nhân với 100% vốn trong nước. Công ty được thành lập năm 2003 theo Giấy phép kinh doanh số 4102019936 đăng ký ngày 29 tháng 1 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Tên giao dịch tiếng Việt: CÔNG TY TNHH Thương mại và dịch vụ M.T.L Tên giao dịch quốc tế: M.T.L CO.,LTD Vốn điều lệ: 1.000.000.000 VNĐ Trụ sở chính :28I Mai Thị Lựu – Phường Đa Cao – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (84)-8 38208093 Fax: (84)-8 38208091 Website: M.T.L Co., LTD Mã số thuế: 0303190303 Số tài khoản (VND) : 007.100.1336942 (USD) : 007.137.1337022 Tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 1.1.2 Quá trình phát triển: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ M.T.L là một công ty tư nhân, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán độc lập. Cũng như các Công ty dịch vụ khác, công ty luôn lấy phương châm: “Đảm bảo uy tín, phục vụ nhanh chống, an toàn chất lượng, mọi lúc mọi nơi” làm phương châm phục vụ khách hàng. Chính vì thế trong hơn 6 năm hoạt động , công ty đã tạo dựng cho mình một vị thế khá vững trong ngành dịch vụ giao nhận và đã được nhiều khách hàng lớn cả trong, ngoài nước tin cậy và chọn lựa. Công ty không những mở rộng được mạng lưới kinh doanh mà còn đẩy mạnh các loại hình kinh doanh như: đại lý vận tải quốc tế, vận tải nội địa, dịch vụ khai thuế Hải quan, xuất nhập khẩu ủy thác, dịch vụ gom hàng Ngoài văn phòng chính Công ty còn có hai chi nhánh khác ở phía Bắc: Chi nhánh tại Hà Nội: Địa chỉ : Trung tâm thương mại CBC – Số 3B – Đường Đặng Thái Thân – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội Điện thoại : (84)- 4 39333873 Fax : (84)-4 39333876 Email : haninfo@mtl-vn.com Chi nhánh tại Hải Phòng: lầu 2 Km 104+200 Đại lộ Nguyễn Bỉnh Khiêm – Phường Đông Hải – Quận Hải An – TP Hải Phòng Điện thoại : (84)- 31 33221456 Fax : (84)- 31 33741074 Email : hpginfo@mtl-vn.com 1.2 Chức năng và phạm vi hoạt động của Công ty: 1.2.1 Chức năng của Công ty: Công ty thực hiện một số công việc liên quan đến quá trình vận tải và giao nhận hàng hóa như: đưa hàng ra cảng, làm thủ tục Hải quan, tổ chức xếp dỡ, giao hàng cho người nhận tại nơi quy định, họat động ủy thác xuất nhập khẩu. Ngoài chức năng chính là giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không. Công ty còn đảm nhận thêm những dịch vụ khác như: thu gom và chia lẻ hàng, khai thuế Hải quan, tư vấn về hợp tác đầu tư, gia công, kinh doanh hàng xuất nhập khẩu . 1.2.2 Phạm vi hoạt động của Công ty: a, Dịch vụ vận tải: - Vận tải nội địa - Đại lý vận tải quốc tế bằng đường biển và đường hàng không b, Lĩnh vực thương mại: - Nhập khẩu hàng hóa - Xuất khẩu hàng hóa - Ký kết hợp đồng thương mại c, Dịch vụ giao nhận: - Giao nhận hàng hóa nội địa - Đại lý giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển, hàng không, đường bộ - Dịch vụ gom hàng - Dịch vụ thủ tục hàng hóa XNK, hàng chuyển cửa khẩu v.v - Dịch vụ ủy thác XNK Luận văn dài 42 trang, chia làm 3 chương

doc43 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH thương mại - Dịch vụ MTL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ: Sau khi nhận được bộ chứng từ từ công ty LÔN ĐÔN, (chứng từ này đã được công ty LÔN ĐÔN kiểm tra tính hợp lệ và phù hợp so với hợp đồng hai bên đã ký kết). Trên cơ sở các chứng từ nhận được, nhận viên giao nhận của công ty M.T.L sẽ phải tiến hành kiểm tra thật kỹ bộ chứng từ bằng cách kiểm tra thật kỹ bộ chứng từ cả về nội dung lẫn hình thức ( kiểm tra tính hợp lý của chứng từ, nhân viên bắt đầu kiểm tra thật kỹ hợp đồng, trên cơ sở hợp đồng nhân viên tiếp tục kiểm tra các giấy tờ khác như hóa đơn, phiếu đóng gói xem có phù hợp với hợp đồng hay không. Nếu có sai sót nhân viên sẽ thông báo liền cho phía công ty Lôn Đôn để công ty thông báo lại cho công ty xuất khẩu chỉnh sửa các chứng từ cho phù hợp ). Nếu khi kiểm tra các chứng từ và nhận thấy không có sai sót gì nhân viên công ty M.T.L sẽ tiến hành lên tờ khai hàng hóa nhập khẩu (bao gồm cả phụ lục vì lô hàng này có nhiều mặt hàng), tiếp theo chuyển bộ chứng từ đầy đủ ngược lại cho Công ty LÔN ĐÔN kiểm tra, ký tên và đóng dấu. Nhân viên của công ty M.T.L sẽ sử dụng toàn bộ chứng từ đã được ký trên để thực hiện quá trình làm hàng. Việc kiểm tra chi tiết các chứng từ rất cần thiết, nó giúp người giao nhận hình dung rõ hơn về lô hàng mình đang làm, tránh được những sai sót và bảo vệ quyền lợi khách hàng khi có những tình huống phát sinh không hay xảy ra. Tiếp theo đó công ty M.T.L sẽ tiến hành tạm ứng tiền trước cho nhân viên giao nhận. Nhân viên giao nhận sẽ viết giấy tạm ứng với công ty để tạm ứng một số tiền đáp ứng cho việc làm hàng ( tùy theo giá trị lô hàng, các phí cần đóng, các chi phí có thể phát sinh mà nhân viên giao nhận sẽ ước lượng tiền ứng trước một khoản phù hợp). 2.1.2.2 Lấy lệnh giao hàng Để có được lệnh giao hàng thì nhận viện giao nhận phải tiến hành lên hãng tàu để lấy lệnh giao hàng. Những giấy tờ sau mà nhân viên giao nhận cần phải mang theo để nhận lệnh giao hàng: + Giấy giới thiệu của công ty Lôn Đôn ( có tên nhân viên đi nhận lệnh). + Giấy báo hàng đến ( Notice Of Arrival). + Vận đơn gốc ( Bill Of Lading). Đối với lô hàng của công ty LÔN ĐÔN vì sử dụng vận đơn Surrender thay cho Bill gốc vì vậy nhận viên giao nhận chỉ cần mang giấy báo hàng đến và giấy giới thiệu mà thôi. Nhân viên giao nhận sẽ mang thông báo hàng đến và giấy giới thiệu đến hãng tàu liên hệ với nhân viên hãng tàu và đóng các khoản phí liên quan ( phí D/O, phí làm hàng…). Lô hàng của công ty LÔN ĐÔN ở đây đi qua Hãng tàu WAN HAI ( địa chỉ: 27 đường Nguyễn Trung Trực – Quận 1 – TP HỐ HÍ Minh ). Hãng tàu sau khi nhận giấy giới thiệu và thông báo hàng đến sẽ kiểm tra xem đầu Hãng tàu bên kia có ra thông báo giao hàng hay chưa, kiểm tra các nội dung trên thông báo hàng đến. Sau khi kiểm tra xong nhân viên hãng tàu sẽ tiến hành ký phát vận đơn Surrender, đóng dấu điện giao hàng, ký tên và cấp một bộ lệnh giao hàng cho nhân viên giao nhận. (Vì hàng của công ty được qua duy nhất một hãng tàu nên chỉ có một bộ lệnh, nhưng nếu công ty bên phía Trung Quốc book Tàu có qua đại lý hãng tàu thì bộ lệnh bắt buộc phải là 2 bộ, một bộ do Hãng tàu cấp, một bộ do Đại lý hãng tàu cấp). Trên bộ lệnh của hãng tàu giao phải có dấu ký nhận của đại diện hãng tàu và phải có chữ PAID nghĩa là đã thu đủ phí. 2.1.2.3 Lên tờ khai Lên tờ khai là một khâu rất quan trọng trong quá trình làm hàng vì quá trình làm hàng có suôn sẻ hay không là phụ thuộc vào khâu này. Cụ thể trường hợp lô hàng khi lên tờ khai không đúng mã hàng. Sau khi kiểm tra cán bộ Hải quan kiểm tra nhận thấy sai sót này, cán bộ Hải quan sẽ trả lại cho nhân viên giao nhận và yêu cầu nhân viên giao nhận phải lên tờ khai lại cho phù hợp. Việc này rất mất thời gian ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình làm hàng. a, Chi tiết việc lên tờ khai Dựa vào những chứng từ mà công ty cung cấp, nhân viên của Công ty M.T.L sẽ tiến hành công việc lên tờ khai. Các Công ty dich vụ đều có sẵn mẫu tờ khai. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có màu xanh nhạt, in chữ NK chìm mẫu này được mua ở Chi cục Hải quan và được lưu trữ tại công ty để phục vụ cho việc lên tờ khai Cụ thể ở lô hàng nhập của công ty Lôn Đôn các bước lên tờ khai như sau: Tổng cục hải quan: + Đăng ký tại cục hải quan Thành Phố Hồ Chí Minh chi cục hải quan khu vực I ( Tân Cảng). + Tờ khai số 9077/ NK/KD/KVI-TC. Số tờ khai này do công chức hải quan cung cấp khi tiếp nhận hồ sơ. Ngày đăng ký 20/04/2009 do nhân viên giao nhân ghi. Số phụ lục tờ khai: 01 PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN KÊ KHAI VÀ TÍNH THUẾ: Ô số 1: Người nhập khẩu: CÔNG TY TNHH LÔN ĐÔN - 860 QL1A – PHƯỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG A – QUẬN BÌNH TÂN – TP HỒ CHÍ MINH – VIỆT NAM Mã số thuế:0305055564 Ô số 2: Người xuất khẩu: YANGZHOU ENKEV HAIR PRODUCTS CO.,LTD – GUOCUN TOWN – JIANGDU CITY – JIANGSU – CHINA (Mã số thuế của công ty Xuất khẩu ở đây không cần thiết phải có) Ô số 3: Để tên người uỷ thác ( nếu có). Ô số 4: Đại lý làm thủ tục hải quan ( nếu có). Ô số 5: Loại hình nhập khẩu tuỳ thuộc vào mục đích nhập của công ty. Trong trường hợp này là nhập về để kinh doanh. Ô số 6: Giấy phép ( nếu có). Trong truờng hợp này không có giấy phép kinh doanh. Ô số 7: Hợp đồng số: EK/LC/0901 Ngày: 01/04/2009. Ô số 8: Hoá đơn thương mại số: 090401 Ngày: 01/04/2009. Ô số 9: Phương tiện vận tải: dựa vào vận đơn hoặc lệnh giao hàng ta có: Tên, số hiệu: MAENAM BRIDGE V.S316 Ngày đến: 13/04/2009. Ô số 10: Vận tải đơn số:0279533858 Ngày 07/04/2009. Ô số 11: Nước xuất khẩu: TRUNG QUỐC (CHINA) dựa vào hợp đồng mua bán giữa hai bên. Ô số 12:Cảng , địa điểm xếp hàng: SHANGHAI ( dựa vào thông báo hàng đến). Ô số 13: Cảng, địa điểm dỡ hàng: TÂN CẢNG. Ô số 14: Theo hợp đồng giao hàng theo điều kiện: CIF.HCMC. Ô số 15: Đồng tiền thanh toán: USD ( tỉ giá tính thuế 16.941). Ô số 16: Phương thức tính toán: TT ( thoả thuận trong hợp đồng). Ô số 17: Tên hàng quy cách phẩm chất: Nệm và gối cao su các loại. Hàng mới 100%. Chi tiết theo phụ lục đính kèm Tổng cộng 107 kiện. Trọng lượng cả bì:1.500 kgs. Ô này chỉ có thể khai báo 3 mặt hàng, do đó nếu nhiều hơn 3 mặt hàng thì sẽ được thể hiện ở phụ lục tờ khai Ô số 18 : Mã số hàng hoá: Nếu nhiều loại hàng hoá thì mã số hàng hoá cũng khác nhau. Vì vậy khi lên tờ khai cần tra cứu về mã số hàng hoá một cách kỹ lưỡng trong biểu thuế nhằm tránh sai sót gây chậm trễ cho việc giao nhận hàng. Ở lô hàng của công ty vì mã số hàng hóa được thể hiện ở phụ lục tờ khai nên ô này để trống. Ô số 19 : Hàng có xuất xứ từ CHINA ( Trung Quốc). Ô số 20 : Ô này ở tờ khai của công ty Lôn Đôn được để trống vì nó được thể hiện ở phụ lục Ô số 21: Đơn vị tính là cái. Ô số 22: Đơn giá nguyên tệ: Dựa vào hợp đồng ngoại thương và hóa đơn thương mại. Ở đây đơn giá nguyên tệ cũng được thể hiện ở phụ lục tờ khai. Ô số 23 : Trị giá nguyên tệ: 9.100. Để tính ô này ta lấy ô số 20 x ô số 22 Ô số 24: Thuế nhập khẩu gồm có: Trị giá tính thuế, thuế suất, tiền thuế đều qui đổi sang VNĐ và được thể hiện rõ ở phụ lục. Ô số 25: Thuế GTGT ( hoặc TTĐB) gồm có: Trị giá tính thuế, thuế suất, tiền thuế đều qui đổi sang VNĐ. Ô số 26: Các khoản thuế khác ( nếu có). Trong trường hợp lô hàng này không có. Ô số 27: Tổng số tiền thuế và thu khác ( 24+25+26): 59.506.957 VND. Ô số 28: Các chứng từ kèm theo và số lượng bản chính bản sao ( có thể không ghi vì nhân viên giao nhận đã ghi vào phiếu tiềp nhận hồ sơ hải quan. Ô số 29: Xác định của giám đốc công ty nhập khẩu ( đóng dấu, ký tên). PHẦN DÀNH CHO KIỂM TRA HẢI QUAN: Ô số 30: Phần ghi kết quả kiểm tra của hải quan: trong trường hợp này lô hàng của công ty được phân kiểm ở mức 3c tức là Hải quan sẽ kiểm tra thực tế lô hàng với tỷ lệ kiểm tra 5% Ô số 31: Nhân viên giao nhận sẽ ký và ghi rõ họ tên vào đây. Ô số 32: Cán bộ kiểm hoá ( kỹ, ghi rõ họ tên): vì lô hàng không kiêm hoá nên tiêu thức này để trống. PHẦN KIỂM TRA THUẾ: Ô số 33: Tổng số tiền sau khi kiểm tra thuế. Nếu có sai sót thì hải quan điều chỉnh lại cho phù hợp. Ô số 34: Tổng số tiền thuế và thu khác phải nộp: Vì không có sai sót nên tông số tiền ở tiêu thức này là 59.506.957 VND. Ô số 35: Lệ phí hải quan. Ô số 36: Dành cho cán bộ kiểm tra thuế ký tên và đóng dấu. Ô số 37: Ghi chép khác của hải quan. Ô số 38: Xác nhận đã làm thủ tục hải quan ký tên và đóng dấu. b, Chi tiết về áp mã tính thuế Ô số 24 : Thuế nhập khẩu: Thuế này được xác định dựa vào mã số hàng hóa, cách áp mã thuế và thuế suất và trị giá tính thuế. Việc áp mã hàng hóa rất quan trọng, vì mức thuế suất bao nhiêu phần trăm điều phụ thuộc vào việc áp mã này. Vì vậy khi lên tờ khai ở ô này nhân viên sẽ rất thận trọng để áp mã sao cho thật phù hợp tránh trường hợp áp nhằm mã hàng dẫn đến sai mức thuế suất sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình làm hàng. Ở lô hàng của công ty Lôn Đôn thuế nhập khẩu sẽ được để trống và nó được thể hiện ở phụ lục tờ khai hàng hóa nhập khẩu Ô số 25: Thuế GTGT ( hoặc TTĐB). Cũng tương tự nó được thể hiện ở phụ lục tờ khai hàng hóa nhập khẩu Để có thể áp mã tính thuế thật chính xác đòi hỏi nhân viên lên tờ khai phải biết thật rõ về hàng hóa này. Có như vậy thì mới có thể áp đúng mã số hàng hóa và mức thuế suất phù hợp. c, Phụ lục tờ khai hàng hóa nhập khẩu: Ô số 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 trên tờ khai được thể hiện rõ ở phụ lục này. Cụ thể Ô số 17 : Tên hàng: Nệm và gối cao su các loại gồm: Nệm cao su 200 x 100 x 14 cm Nệm cao su 200 x 150 x 14 cm Nệm cao su 1500 x 200 x 2.5 cm Nệm cao su 2000 x 200 x 1 cm Gối cao su 60 x 40 x 10/12 cm Gối cao su 50 x 30 x 7/9 cm Ô số 18: Các hàng hóa trên đều được áp mã hàng hóa : 9404909000 Ô số 19: Tất cả hàng hóa trên đều có xuất sứ từ Trung Quốc Ô số 20: Số lượng tổng cộng là 1034 Ô số 21 : Tất cả đơn vị tính đều là : cái Ô số 22 Căn cứ vào hợp đồng Nệm cao su 200 x 100 x 14 cm thì đơn giá 1 cái là 417.98 Nệm cao su 200 x 150 x 14 cm thì đơn giá 1 cái là 326.32 Nệm cao su 1500 x 200 x 2.5 cm thì đơn giá 1 cái là 259.90 Nệm cao su 2000 x 200 x 1 cm thì đơn giá 1 cái là 236.90 Gối cao su 60 x 40 x 10/12 cm thì đơn giá 1 cái là 7.30 Gối cao su 50 x 30 x 7/9 cm thì đơn giá 1 cái là 4.89 Ô số 23: Trị giá: được tính bằng cách lấy số lượng x đơn giá một cái cho từng mặt hàng .Tổng trị giá lô hàng của Công ty Lôn Đôn là : 9.100 USD Ô số 24: Tiền thuế nhập khẩu Mức thuế suất nhập khẩu toàn bộ hàng hóa của lô hàng này là 26%. Tổng cộng số tiền thuế nhập khẩu là 40.082.406 VNĐ Ô số 25: Trị giá tính thuế VAT bằng Trị giá tính thuế + tiền thuế nhập khẩu Tiền thuế VAT = Trị giá tính thuế VAT x mức thuế suất Cụ thể ở lô hàng này tổng tiền thuế VAT phải nộp là :19.424.551 VNĐ Ô số 26: không có d, Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế: Phụ lục số 01 /01 tờ Kèm theo hàng hóa nhập khẩu HQ/2002- NK số: 9077/ NK/ KD/ KV1- TC Ngày đăng ký : 20/04/2009 Các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch để xác định trị giá tính thuế: Các chi phí do người mua hàng hóa phải chịu nhưng chưa được tính vào trị giá giao dịch như: chi phí hoa hồng bán hàng và phí môi giới, chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hóa nhập khẩu, chi phí đóng gói, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công. Trị giá của hàng hóa dịch vụ do người mua cung cấp cho người bán miễn phí hoặc giảm giám để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, chưa đuợc tính vào giá thực tế đã thanh tóan hoặc sẽ phải thanh toán bao gồm: Nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành hàng hóa, các phụ tùng và các chi tiết tương tự hợp thành trong hàng hóa nhập khẩu. Các công cụ, khuôn mẫu, khuôn rập và các chi tiết tương tự được sử dụng để sản xuất hàng nhập khẩu. Nguyên liệu, nguyên liệu tiêu hao trong qú trình sản xuất hàng hóaa nhập khẩu. Thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công, kế họach triển khai, thiết kế mỹ thuật, thiết kế mẫu, sơ đồ và phác họa đuợc thực hiện ở nước ngòai và cần thiết trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu. Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu mà người mua phảai trả như điều kiện của việc mua bán hàng hóa nhập khẩu. Các khỏan tiền mà người mua thu được sau khi định đọat, sử dụng hàng hóa nhập khẩu đuợc chuyển dưới mọi hình thức cho người bán hàng nhập khẩu. Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng có liên quan đến việc vận chuyển hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập. Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập. Đối với lô hàng của công ty Lôn Đôn thì khoản phí vận tải là 364 USD Tổng giá trị của lô hàng này là 9.100 USD (giá CIP) Giá FOB = 9.100 – 364 = 8.736 USD Các khoản phí phải cộng ở lô hàng được tính như sau: Ví dụ mặt hàng đầu tiên nệm cao su 200 x 100 x 14cm , số lượng 1 cái, đơn giá nguyên tệ là 417,98 USD. Trị giá nguyên tệ cũng bằng 417,98 USD ( trị giá nguyên tệ bằng = số lượng x đơn giá nguyên tệ) Các khoản phải cộng 17,42 Các khoản phải trừ khỏi trị giá giao dịch nếu đã được tính trong giá mua hàng nhập khẩu: Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa, bao gồm : chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật. Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa phát sinh sau khi nhập khẩu. Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách Nhà Nước tính trong giá mua hàng nhập khẩu. Tiền lãi phải trả liên quan đến việc thanh toán tiền mua hàng nhập khẩu, với điều kiện lãi suất phải trả được thực hiện dưới dạng văn bản và phù hợp với lãi suất.Tính dụng của nước xuất khẩu áp dụng tại thời điểm ký kết hợp đồng. Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển ở nước xuất khẩu hàng hóa, được lập thành văn bản và nộp cùng với tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu. ( Áp dụng Nghị Định 155/2005 ngày 15/02/2005 của Chính Phủ) Ở lô hàng này của công ty Lôn Đôn các khoản phải trừ không thể hiện Trị giá nguyên tệ (giá CIF) = đơn giá nguyên tệ + các khoản phải cộng: Trị giá nguyên tệ của mặt hàng đầu tiên nệm cao su 200 x 100 x 14cm: 417,98 + 17,42 = 435,3958 USD Trị giá tính thuế bằng đồng Việt Nam = Trị giá nguyên tệ (giá CIF) x tỷ giá = 435,3958 x 16.941 = 7.376.041 VNĐ. Trị giá tính thuế nhập khẩu cho mặt hàng này = Trị giá tính thuế bằng đồng Việt Nam x số lượng hàng = 7.376.041 x 1 = 7.376.041 VNĐ Tiền thuế nhập khẩu phải nộp cho lô hàng này = Trị giá tính thuế nhập khẩu x thuế xuất = 7.376.041 x 26% = 1.917.771 VNĐ Tương tự với các mặt hàng còn lại, tổng cộng phần này ta sẽ có số thuế nhập khẩu phải nộp. 2.1.2.4 Đăng ký tờ khai: a, Sắp xếp bộ hồ sơ: Bộ hồ sơ của công ty được sắp xếp như sau: Giấy giới thiệu của công ty Lôn Đôn Phiếu tiếp nhận bàn giao hồ sơ: 01 bản Tờ khai Hải quan : 02 bản chính ( 01 bản lưu Hải quan và 01 bản dùng để lưu người khai Hải quan) ; 02 phụ lục tờ khai kèm theo (01 bản lưu Hải quan và 01 bản dùng để lưu người khai Hải quan) Tờ khai trị giá tính thuế: 02 bản chính (01 bản lưu Hải quan và 01 bản dùng để lưu người khai Hải quan) ; Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế Hợp đồng thương mại : 01 bản sao Hóa đơn thương mại : 02 bản ( 01 bản chính ; 01 bản sao) Bản kê chi tiết: 02 bản ( 01 bản chính ; 01 bản sao) Vận tải đơn: 01 bản chính b, Tiếp nhận hồ sơ của Doanh nghiệp ( Công ty Lôn Đôn) Sau khi sắp xếp bộ hồ sơ hoàn chỉnh xong nhân viên giao nhận của công ty M.T.L sẽ đến Tân Cảng để mở tờ khai. Nhân viên giao nhận nộp bộ hồ sơ cho công chức Hải quan và chờ kiểm tra bộ chứng từ. Cán bộ hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ kiểm tra từng chứng từ., cán bộ Hải quan sẽ nhập mã số thuế của Công ty Lôn Đôn vào máy tính, hệ thống máy tính sẽ kiểm tra doanh nghiệp có bị cưỡng chế hay không, có được ân hạn thuế hay không. Nếu sau khi kiểm tra bộ hồ sơ nhận thấy tất cả các chứng từ hợp lệ, không có sai xót nào thì Hải quan sẽ cho số tờ khai Hải quan và đóng dấu ký tên lên tờ khai và ra lệnh hình thức mức độ kiểm tra Hảiquan. Ở lô hàng này thì mức độ kiểm tra do máy tính xác định là mức 1 và công chức đề xuất ở mức 2. Ngược lại, nếu bộ chứng từ có sai sót như: + Áp mã thuế sai: thì hải quan sẽ trả lại hồ sơ và yêu cầu chỉnh sửa. Mã số thuế của mỗi loại hàng khác nhau sẽ áp dụng mức thuế suất khác nhau do vậy việc áp mã số thuế rất quan trọng, đòi hỏi tính chính xác rất cao. Ví dụ như một mặt hàng đáng lý được hường mức thuế suất thấp nhưng vì Doanh nghiệp áp mã số thuế sai dẩn đến mức thuế suất khác cao hơn hoặc trường hợp ngược lại mặt hàng đáng lý áp ở mức thuế suất cao nhưng vì áp mã số thuế bị sai dẩn đến mức thuế suất thấp hơn. Cả hai trường hợp trên Hải quan sẽ trả lại và yêu cầu chỉnh sửa cho phù hợp và điều này làm ảnh hưởng đến thời gian làm hàng. + Hải quan đối chiếu nợ thuế nếu doanh nghiệp còn nợ thuế của Nhà nước thì hải quan yêu cầu doanh nghiệp phải đóng thuế sau đó mới tiếp tục mở tờ khai. Lô hàng này không có sai xót trong quá trình kiểm tra của Hải quan nên đã được Hải quan cho số tờ khai là 9077/NKD ngày 20 tháng 04 năm 2009 và đã được đóng dấu và ký tên đủ. Cùng với việc cho số tờ khai cán bộ Hải quan sẽ in chứng từ số thuế phải thu cho doanh nghiệp, số tiền thuế trên chứng từ này là số tiền thuế mà doanh nghiệp khai báo, việc in ra chứng từ thể hiện việc khai báo của Công ty bước đầu đã được chấp nhận. Vì mặt hàng công ty nhập là hàng tiêu dùng nên Công ty buộc phải đóng thuế ngay. Cán bộ Hải quan sẽ trả lại tờ khai cùng lệnh hình thức, phiếu tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao nhận của công ty M.T.L sẽ dựa vào số tờ khai được cho để điền số tờ khai vào và đánh số thứ tự lên tất cả các chứng từ còn lại sau đó trả lại cho các bộ Hải quan. Sau đó cán bộ Hải quan sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ kèm với lệnh hình thức, mức độ kiểm tra cho Hải quan chi cục Lãnh đạo xem xét để quyết định lại lệnh hình thức và mức độ kiểm tra. Đối với lô hàng của Công ty Lôn Đôn sau khi xem xét, Lãnh đạo chi cục đã đưa lệnh hình thức và mức độ kiểm tra ở mức 3c nghĩa là kiểm tra thực tế 5 % giá trị lô hàng. c, Nộp lệ phí Hải quan Sau khi có số tờ khai nhân viên giao nhận sẽ tiến hành nộp lệ phí Hải quan, lệ phí này được nộp vào thời gian nào cũng được ( sau khi có số tờ khai và trước khi rút tờ khai). Lệ phí phải nộp là 30.000 VNĐ. Khi nộp tiền lệ phí nhân viên giao nhận sẽ nhận được 2 biên lai một màu tím để rút tờ khai và một tờ đỏ để thanh toán với khách hàng Cũng trong khoản thời gian này nhân viên giao nhận sẽ tiến hành chờ phân Hải quan tính thuế và Hải quan kiểm hóa bằng cách theo dõi tên của các cán bộ này ở bảng phân công viết tay đặt phía ngoài. Thông thường đối với những mặt hàng quen thuộc công ty thường nhập thì ngay khi mở tờ khai thì tờ khai sẽ được chuyển hẳn sang bước tính thuế nhưng vì với mặt hàng này là lần đầu tiên Công ty mới nhập về do vậy bước tính thuế được tính sau bước kiểm tra thực tế hàng hóa. d, Đăng ký chuyển bãi, in phiếu giao nhận Container Bước tiếp theo nhân viên giao nhận sẽ tìm xem Cont của công ty mình đang ở vị trí nào. Khi biết được vị trí của cont, tiếp theo nhân viên giao nhận sẽ tiến hành đăng ký chuyển bãi để kiểm hóa tại bộ phận rút ruột của Cảng ( tối thiểu phải trước 6h đồng hồ trước khi kiểm hóa vì với khoảng thời gian đó cont mới có thể đưa được đến bãi kiểm hóa). Ở đây nhân viên giao nhận dùng một lệnh giao hàng để đăng ký, phí chuyển bãi được đóng tại thương vụ cảng. Trong thời gian chờ đợi hàng của mình được chuyển bãi nhân viên giao nhận mang 2 lệnh giao hàng (một bản gốc và một bản sao) đến đại diện hãng tàu của Wan Hai ở Cảng để đóng tiền gia hạn lệnh vì lệnh của công ty đã hết hiệu lực vào ngày 19/4/2009 nên nhân viên giao nhân buộc phải gia hạn lệnh đến ngày 21/2/2009.Ở đây đại diện của hãng tàu sẽ kiểm tra lệnh sau đó sẽ ký tên gia hạn lệnh . Đại diện hãng tàu sẽ giữ lại một lệnh gốc và đóng dấu hàng giao thẳng lên tờ lệnh bản sao. Đối với các hãng tàu khác thì ở bước này nhân viên giao nhận còn phài đóng tiền cược cont mới được mang cont về kho. Nhưng vì hãng tàu WAN HAI không phải đóng tiền cược cont nên nhân viên giao nhận không phài đóng phí này. Tiếp theo nhân viên giao nhận sẽ mang tờ lệnh có đóng dấu giao thẳng lại thương vụ cảng để đóng tiền nâng hạ và phí chuyển bãi. Sau đó nhân viên giao nhận sẽ cầm một lệnh này cùng với một lênh gốc của hãng tàu đến quầy phát hành phiếu EIR ( Equipment Interchange Receipt) hay còn gọi là phiếu giao nhận cont, phiếu này gồm tất cả 4 liên ( 4 màu khác nhau) Sau khi hoàn thành bước này nhân viên giao nhận sẽ tiếp tục mang lệnh đến Hải quan giám sát để đối chiếu lệnh giao hàng ( đối chiếu Manifest) Khi Container đã được đưa đến bãi kiểm hóa quy định thì nhân viên giao nhận sẽ tiến hành tìm vị trí mới của cont sau đó sẽ liên hệ trực tiếp với hai cán bộ kiểm hóa đã được phân công trước đó thông báo và xin kiểm hóa cho lô hàng của công ty mình. 2.1.2.5 Kiểm hóa a, Đăng ký cắt seal Sau khi tìm thấy vị trí Container , nhân viên giao nhận mang một bộ lệnh đến phòng Điều độ của Cảng để đăng ký cắt seal và kiểm hóa. Tại đây nhân viên phòng Điều độ của Cảng sẽ đóng dấu cắt seal kiểm hóa lên lệnh và phân đội bốc xếp để cắt seal mở kiểm hóa Nhân viên giao nhận liên hệ với đội bốc xếp để mở seal và liên hệ trực tiếp với Hải quan kiểm hóa lô hàng mình để đội bốc xếp cắt seal trước sự chứng kiến của Hải quan kiểm hóa. Điều này đảm bảo quyền lợi cho Công ty. b, Kiểm hóa Sau khi việc mở Cont hoàn tất , Hải quan kiểm hóa sẽ tiến hành kiểm hóa thực tế lô hàng. Xác suất kiểm tra 5% tương đương với 6 kiện. Việc kiểm tra lô hàng này chỉ cần kiểm tra về loại mặt hàng, hàng mới 100%, xuất xứ hàng hóa. Sau khi các bộ kiểm hóa kiểm tra thực tế lô hàng xong, xác nhận hàng hóa đúng với khai báo của Công ty, cán bộ Hải quan sẽ ghi kết quả kiểm tra lên tờ khai và chuyển tờ khai sang cho người tính thuế. 2.1.2.6 Tính thuế a, Kiểm tra giá thuế Ở bước này Cán bộ tính thuế sẽ tiến hành tính lại thuế dựa vào phần ghi nhận của cán bộ kiểm hóa đồng thời đối chiếu với mục áp mã tính thuế trên tờ khai Sau khi kiểm tra tính thuế lại nhận thấy sự phù hợp trong cách áp mã tính thuế và số tiền thuế phải nộp do công ty khai báo là phù hợp cán bộ tính thuế sẽ đóng dấu và ký tên lên ô số 36 của tờ khai ( phần giành cho cán bộ tính thuế ) b, Nộp thuế Đối với lô hàng này vì là mặt hàng tiêu dùng nên để rút được tờ khai và lấy hàng ra buộc công ty phải có giấy chứng nhận đã nộp thuế. Theo thỏa thuận với khách hàng (công ty Lôn Đôn) nên việc nộp thuê do công ty tự đảm nhận do vậy ngay khi có nhận được thông báo nộp thuế nhân viên giao nhận sẽ tiến hánh liên lạc ngay với công ty Lôn Đôn để nhân viên kế toán của công ty Lôn Đôn để tiến hành đóng thuế ngay. Sau khi nhận được chứng từ đã nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước của Công ty Lôn Đôn “giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt”. Số tiền thuế mà công ty Lôn Đôn phải nộp cho lô hàng này là 59.506.957 VNĐ c, Lấy tờ khai Nhân viên giao nhận photo “giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt’, cùng với biên lai thu lệ phí Hải quan (biên lai màu tím) , bản chính giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt để đối chiếu. Tiếp theo nhân viên giao nhận tiến hành ký nhận mới được rút tờ khai. Tờ khai được lấy ra phải có đóng mộc vuông màu đỏ gần gốc phải tờ khai đóng dấu “đã làm thủ tục Hải quan” 2.1.2.7 Thanh lý cổng tại Hải quan cổng Để được thanh lý cổng nhân viên giao nhận phải xuất trình : một lệnh giao hàng, tờ khai và phụ lục kèm bản chính đã đóng dấu hoàn thành thủ tục Hải quan, tờ khai photo kèm phụ lục tờ khai cũng photo, phiếu EIR Hải quan cổng sẽ xem xét các chứng từ trên và ký nhận, đóng dấu, ký tên lên phiếu EIR màu xanh, ký tên lên phiếu EIR màu vàng để tài xế ra cổng khi lấy cont. Trả lại cho nhân viên giao nhận tờ khai chính, phụ lục chính và các phiếu EIR còn lại. 2.1.2.8 Giao hàng cho khách và tiến hành hạ rỗng Container về bãi quy định Sau khi hoàn thành việc thanh lý cổng nhân viên giao nhận sẽ mang những phiếu EIR còn lại cùng với giấy hạ Container cho tài xế xe Vận tải mà công ty M.T.L đã ký hợp đồng trước đó. Dù chưa có đầu kéo Cont nhưng công ty M.T.L cũng đảm nhận luôn cả dịch vụ này để đưa hàng về ngay kho của Công ty Lôn Đôn bằng cách ký hợp đồng dài hạn với công ty vận tải. Tài xế xe cont sau khi chở hàng đến kho của công ty Lôn Đôn sẽ nhanh chóng rút hàng khỏi cont. Sau khi nhân viên công ty Lôn Đôn nhận hàng và kiểm tra hàng nhận thấy đầy đủ và phù hợp không tổn thất gì thì xem như việc giao hàng cho khách đã hoàn thành. Bước tiếp theo tài xế xe sẽ chở cont rỗng đến Deport 9, Cát Lái để trả công cho hãng tàu WAN HAI. Đại lý của hãng tàu này sẽ ký nhận vào giấy hạ container để xác nhận rằng cont đã được trả rồi. Đối với lô hàng này của công ty Lôn Đôn, hàng hóa được nhập về từ Trung Quốc, có xuất xứ Trung Quốc do vậy nếu có C/O FORM E thì công ty sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt ( C/O FORM E là C/O áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ ASEAN – TRUNG QUỐC). Nhưng do thỏa thuận giữa hai bên, bên nhập khẩu ( Công ty LÔN ĐÔN) không yêu cầu bên xuất khẩu (Công ty YANGZHOU ENKEV HAIR PRODUCTS (TRUNG QUỐC) cấp C/O nên Công ty Lôn Đôn không được hưởng mức thuế suất ưu đãi cho lô hàng này. Quy trình thủ tục Hải quan lô hàng nhập khẩu do nhân viên giao nhận của Công ty M.T.L xem như đã hoàn thành Sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng công ty M.T.L tiến hành quyết toán với khách hàng, mọi thủ tục đã được hoàn tất. 2.1.2.9 Các chi phí liên quan để nhận được lô hàng này: Tùy thuộc vào mỗi lô hàng mà các chi phí bỏ ra sẽ khác nhau. Có những chi phí công ty có thể dự đoán chính xác được đó chính là những chi phí có hóa đơn. Xét về quá trình làm một lô hàng thì đôi khi những chi phí này không đáng kể so với những chi phí không có hóa đơn. Những chi phí không có hóa đơn như: “chi phí bồi dưỡng cán bộ Hải Quan từ khâu tiếp nhận hồ sơ cho đến khâu kiểm hóa, chi phí cho công nhân cắt seal, đội bốc xếp và cả khâu thanh lý cổng” Đây là những khoản phí mà công ty không thể dự đoán được. Nó tùy thuộc vào từng lọai hàng, giá trị của toàn bộ lô hàng và mức độ cần thiết của chủ hàng khi lấy hàng. Trường hợp là lô hàng lẻ thì các bước mà nhân viên giao nhận cần thực hiện như sau: Đối với lô hàng lẻ các bước chuẩn bị, đăng ký tờ khai cũng tương tự như hàng cont. Sau khi có số tờ khai, biết được cán bộ kiểm hóa và tính thuế nhân viên giao nhận không phải tìm vị trí cont trên máy mà sẽ xuống trực tiếp kho để xác định hàng đã vào kho chưa và đạt ở vị trí nào, để được công nhân kho tìm vị trí hàng nhân viên giao nhận phải xuất trình lệnh giao hàng cho công nhân kho ( Ở Tân Cảng có 4 kho ). Sau khi biết được vị trí hàng nhân viên giao nhận sẽ liên hệ với Hải quan kiểm hóa để kiểm hóa cho lô hàng của mình. Sau khi hải quan kiểm hóa xong nhân viên giao nhận sẽ ký vào tờ khai và quay lại bước tính thuế cho lô hàng của mình . Khi Hải quan đã tính thuế kiểm tra xong lô hàng nhận thấy lô hàng được tính thuế hợp lệ cán bộ tính thuế ký nhận vào tờ khai, nhân viên giao nhận sẽ tiến hành đống thuế cho lô hàng, Hoàn thành các thủ tục nhân viên giao nhận tiến hành đóng lệ phí Hải quan và rút tờ khai Hải quan .Tờ khai hải quan đã đóng dấu hoàn thành thủ tục Hải quan, cùng với 02 lệnh giao hàng sẽ được nhân viên giao nhận mang xuồng kho để đối chiếu. Sau khi đối chiếu bộ phận này sẽ trả lại tờ khai và một lệnh đã đóng dấu cho nhân viên giao nhận. Nhân viên giao nhận sẽ mang tờ lệnh này đến thương vụ kho để làm phiếu xuất kho, nếu hàng hóa có lưu kho thì đóng tiền lưu kho ở đây. Có được phiếu xuất kho nhân viên giao nhận sẽ cầm phiếu này đến kho để lấy hàng ra kho. Khi nhân hàng xong nhân viên giao nhận sẽ ký nhận lên phiếu xuất kho là đã nhận hàng đầy đủ. Hải quan kho sẽ giữ lại một liên của phiếu xuất kho.Các Liên còn lại của phiếu xuất kho dùng để nhân viên giao nhận thanh lý cổng. Sau khi thanh lý cổng nhân viên giao nhân sẽ liên hệ với đội xe của công ty và chở hàng về kho cho khách. 2.2 Mở rộng cho lô hàng nhập tại Sân bay Tân Sơn Nhất: Khái quát chung về giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không Trong những thập kỷ gần đây, việc vẩn chuyển hàng hóa bằng đường hàng không giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các tuyến đường vận tải hàng không như một mạng lưới khổng lồ bao phủ khắp địa cầu, mà các điểm nút của mạng lưới ấy là các sân bay quốc tế ở khắp các quốc gia. Dù lượng hàng hóa về Sân bay ít hơn rất nhiều so với về ở các cảng biển nhưng nó cũng đã góp phần rất đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế Nước Nhà. Nhờ các đặc điểm đặc trưng của phương tiện hàng không (máy bay) như : Giúp đưa hàng đi đến nơi một cách nhanh chống Thích hợp cho hàng hóa có giá trị cao, mau hổng, các loại hàng hóa quý hiếm Tính an toàn vượt trội hơn so với các phương tiện khác Cũng chính nhờ vào những lợi thế đó mà dù rằng chí phí vẩn chuyển bằng đường hàng không rất cao nhưng vẩn được nhiều doanh nghiêp lựa chọn. Quy trình thực hiện một lô hàng nhập tại sân bay Tân Sơn Nhất Khách hàng (công ty Tam Sơn) sau khi nhận được thông báo hàng đến của đại lý , cũng như các chứng từ từ người bán sau đó sẽ chuyển bộ chứng từ này cho nhận viên của Công ty M.T.L Căn cứ vào thông báo hàng đến nhân viên giao nhân sẽ tiến hành đi lấy lệnh. Ở Sân bay người ta thường gọi lệnh giao hàng là “giấy ủy quyền” Khi đến đại lý để lấy giấy ủy quyền nhân viên giao nhận phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và giấy giới thiệu. Giấy này phải được đóng dấu và ký tên người có thẩm quyền của công ty Tam Sơn. ( Vì công ty này mới có quyền nhận hàng do các chứng từ đứng tên công ty Tam Sơn) Các tiêu thức trên tờ khai nhập khẩu hàng hóa bằng đường không cũng giống như các tiêu thức trên tờ khai nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Đều áp dụng thống nhất mẫu tờ khai hàng hóa nhập khẩu màu xanh có in chữ NK chìm. Các bước chuẩn bị, các chứng từ nhận hàng cũng tương tự như nhập hàng kinh doanh bằng đường biển. Sau khi chuẩn bị xong bộ chứng từ hoàn chỉnh, lên tờ khai và đã được Giám Đốc Công ty Tam Sơn đóng dấu ký tên, nhân viên giao nhận sẽ mang hồ sơ đến Chi Cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất để đăng ký tờ khai. Lô hàng này được thực hiên trên cơ sở: Các điều khoản chung của hợp đồng: Người xuất khẩu STORY LORIS S.P.A VIA ADIGE, 12, 25015 DESENZANO DEL GARDA – ITALIA Người nhập khẩu:CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ TAM SƠN (CN TP.HCM) 37-39 TÔN THẤT THIỆP – PHƯỜNG BẾN NGHÉ – QUẬN 1 – TP HỒ CHÍ MINH – VIỆT NAM Tên hàng:vớ nữ cổ dài hiệu LA PERLA hàng mới 100% Số lượng: 708 đôi Trị giá: 3.162 EUR (Giá EXW) Điều kiện giao hàng: EXW ITALY Nơi đi: Sân bay Milan, Italy Nơi đến: Sân bay Tân Sơn Nhất, Việt Nam. Điều kiện thanh toán: bằng phương thức chuyển tiền bằng điện 100% giá trị hợp đồng vào tài khoản của người bán trước lúc giao hàng. Các chứng từ yêu cầu: Invoice, Packing list, Airway Bill Bộ chứng từ đầy đủ của Công ty Tam Sơn khi nộp cho Hải quan gồm: Giấy giới thiệu của Công ty TAM SƠN Phiếu tiếp nhận bàn giao hồ sơ hải quan Phiếu đăng ký kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu 02 bản ( một bản lưu Hải quan và một bản lưu người khai Hải quan), 02 bản chính. Tờ khai trị giá tính thuế 02 bản ( một bản lưu Hải quan và một bản lưu người khai Hải quan) , 02 bản chính. Hợp đồng thương mại 01 bản, sao y bản chính. Hóa đơn thương mại (commercial invoice) Phiếu đóng gói (Packing list) Vận đơn đường hàng không ( Airway Bill) Việc đăng ký tờ khai Hải quan ở Sân bay cũng tương tự như việc đăng ký tờ khai ở Cảng nhưng khác ở chổ khi đăng ký tờ khai Hải quan ở Sân bay bước đăng ký và tính thuế thì nhân viên giao nhận phải đến chi cục Hải quan tại số 51 đường Trường Sơn- Quận Tân Bình, còn khi nhận hàng, kiểm hóa phải đến TCS số 46 đường Hậu Giang- Quận Tân Bình.. Ở chi cục Hải quan sân bay, đăng ký tờ khai buộc phải bốc số thứ tự. Sau khi có số thứ tự nhân viên giao nhận sẽ đợi đến lượt số thứ tự của mình mới được đăng ký. Hải quan Sân bay sau khi tiếp nhận bộ chứng từ, kiểm tra và nhận thấy bộ chứng từ là phù hợp sẽ in lệnh hình thức và cho số tờ khai. Bước sang bước tính thuế: sau khi có số tờ khai bộ hồ sơ sẽ được luân chuyển sau đó sẽ được phân kiểm và tính thuế cho lô hàng. Đối với lô hàng của công ty Tam Sơn phân ở mức 3 nghĩa là kiểm hóa thực tế lô hàng (cụ thể lô hàng này sẽ kiểm tra xác xuất với tỷ lệ 10%, mức 3b) Thường thì ở lô hàng sân bay Hải quan sẽ bắt cặp với nhau nghĩa là Hải quan lên tờ khai và Hải quan tính thuế sẽ là một cặp. Ví dụ như lô hàng của Công ty Tam Sơn khi nhân viên mở tờ khai ở cán bộ Nguyễn Văn A mà cán bộ này với cán bộ tính thuế Nguyễn Thị B được phân một cặp thì hiển nhiên lô hàng của Công ty sẽ được cán bộ Nguyễn Thị B tính thuế. Sau khi cán bộ tính thuế kiểm tra tờ khai nhận thấy việc tính thuế của Công ty là phù hợp thì các bộ sẽ đóng dấu ký tên. Bước tiếp theo nhân viên giao nhận sẽ qua TCS để chờ phân người kiểm hóa cho lô hàng . Trong khi chờ phân người kiểm hóa nhân viên sẽ tiến hành các bước: Nộp lệ phí Hải quan cho lô hàng của mình Nhân viên sẽ mang một giấy ủy quyền, vận đơn hàng không, giấy giới thiệu đến TCS để đăng ký bốc số thứ tự, đến số thứ tự của mình nhân viên giao nhận sẽ xuất trình chứng minh nhân dân kèm với các chứng từ trên để đóng tiền lao vụ và lưu kho. Các bộ TCS sẽ in cho nhân viên giao nhận phiếu xuất kho, biên lai nộp tiền và giao cho nhân viên giao nhận một vận đơn gốc của lô hàng Nhân viên giao nhận sẽ đến Hải quan kho nộp lại phiếu xuất kho, giấy đăng ký hàng hóa nhập khẩu và vận đơn gốc để Hải quan kho kiểm tra. Bộ phận này sẽ giữ lại phiếu đăng ký kiểm tra, trả lại vận đơn và phiếu xuất kho. Tiếp theo nhân viên giao nhận sẽ mang hai chứng từ này đến kho để lấy hàng ra khỏi kho. Hàng sau khi được công nhân mang ra thì nhân viên sẽ tiến hành ký nhận vào phiếu xuất kho là đã nhận đủ hàng. Sau khi nhận hàng từ công nhân kho và biết được cán bộ kiểm hóa, nhân viên giao nhận sẽ liên hệ trực tiếp với cán bộ kiểm hóa để xin kiểm hóa cho lô hàng của mình Sau khi kiểm hóa xong nhân viên giao nhận sẽ ký nhận vào tờ khai và chờ cán bộ kiểm hóa lên tờ khai. Lô hàng của công ty không được ân hạng thuế, phải nộp thuế ngay vì mặt hàng mà công ty nhập là hàng tiêu dùng (vớ nữ cổ dài) Do vậy để rút được tờ khai công ty phải có giấy chứng nhận đã nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước và lệ phí Hải quan. Tờ khai sau khi được trả, nhân viên sẽ mang tờ khai cùng hàng hóa ra Hải quan cổng. Ở đây Hải quan cổng sẽ xem xét hàng mang ra khỏi kho có đúng là hàng trên tờ khai hay không. Sau khi việc kiểm tra hoàn tất nhân viên giao nhận sẽ điều xe chở hàng về, việc điều xe thường được thực hiện trước để tiết kiệm thời gian và đảm bảo thời gian giao hàng cho khách. Nhìn chung quy trình thủ tục Hải quan tại sân bay cũng không có khác biệt nhiều so với quy trình thủ tục Hải quan tại Cảng. Những điểm khác biệt đó là hàng sân bay chỉ có hàng lẻ, phiếu xuất kho của hàng sân bay chỉ có một liên. Trong khi ở hàng biển phiếu xuất kho ( phiếu EIR) có 04 liên. Phiếu xuất kho ở Sân bay được in trước khi kiểm hóa, còn hàng lẽ ở Cảng thì in phiếu xuất kho sau khi kiểm hóa. CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 3.1 Nhận xét chung: Vì nằm ở giao điểm của Quận 1 và Quận 4 nên Công ty M.T.L có rất nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh. Vị trí Công ty vừa gần cảng, lại vừa nằm ở trung tâm giao dịch mua bán lớn ở thành phố Hồ CHí Minh vì vậy nên rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. 3.1.1 Về nhân sự: Mang đặc trưng của ngành dịch vụ giao nhận, vận tải, hầu hết nhân viên trong công ty rất năng động và nhiều kinh nghiệm.Với môi trường làm việc ổn định, các thành viên không ngừng tiềm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức về xã hội cũng như chuyên môn, họ luôn giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong công việc. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hợp lý cũng đã góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty, công việc được phân công một cách rõ ràng, mỗi phòng và bộ phận chịu trách nhiệm đối với công việc mà mình đảm nhận. Công việc được phân chia một cách rõ ràng giúp cho các nhân viên có thể phát huy được hết khả năng chuyên môn của mình. Mỗi phòng thực hiện một quy trình riêng sau đó kết hợp, chuyển giao cho các phòng khác, điều này đảm bảo công việc của Công ty luôn được thực hiện một cách liên tục, nhất quán và hiệu quả. Công ty cũng có nhiều chính sách đãi ngộ đối với nhân viên, luôn tạo nhiều điều kiện để nhân viên tích lũy kinh nghiệm, tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức giúp cho nhân viên ngày càng nhạy bén hơn trong giải quyết công việc. Hầu hết các nhân viên trong công ty đều sử dụng được ngọai ngữ khi làm việc nhưng chỉ trên hồ sơ, chứng từ còn trong giao tiếp chỉ có nhân viên Phòng kinh doanh là thành thạo, còn lại thì hạn chế hơn. Môi trường làm việc của công ty luôn thân thiện, mọi người luôn hòa đồng nên tâm lí của các nhân viên thoải mái và không phải chịu nhiều áp lực trong công việc. 3.1.2 Về công việc: Công ty nằm ở vị trí trung tâm thành phố (Quận 1), nằm gần hệ thống các cảng biển như Tân Cảng, Khánh Hội, Cảng Sài Gòn… Điều này giúp công ty rút ngắn được thời gian làm hàng, tiết kiệm được thời gian và chi phí, rút ngắn được quãng đường vận chuyển. Dù tuổi đời hoạt động dịch vụ giao nhận của công ty còn ít ( chỉ hơn 6 năm hoặt động), tuy nhiên công ty cũng tạo dựng được niềm tin vững mạnh trong lòng khách hàng .Công ty đã ý thức được tầm quan trọng của việc tạo uy tín. Giờ đây công ty đã có được một lượng lớn khách hàng quen thuộc và để có được như thế, một phần là do công ty đã đầu tư đúng đắn vào một đội ngũ công nhân viên có kinh nghiệm, có năng lực làm việc. Đó là một mấu chốt để tạo nên sự thành công như ngày hôm nay . Về hoạt động nghiệp vụ: Các công ty khách hàng rất tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của công ty M.T.L thông qua cung cách làm việc và nghiệp vụ chuyên môn của các nhân viên công ty. Thường thì mổi nhân viên trong công ty sẽ đảm nhận một lượng khách hàng quen thuộc nhất định, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi thông tin, với sự phân chia như vậy thì mối quan hệ của nhân viên giao nhận và khách hàng sẽ gần gủi hơn, khách hàng sẽ tin tưởng và yên tâm hơn. Khi có được niềm tin, các nhân viên giao nhận sẽ có những quyết định độc lập hơn trong việc giải quyết các tình huống phát sinh, không phải mất nhiều thời gian trong việc kham khảo ý kiến của khách hàng. Nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các công ty cạnh tranh nhau về thị trường, khách hàng là điều khó tránh khỏi. Do vậy, công ty nên có những chính sách về giá cả phù hợp để có thể đảm bảo lợi nhuận cho công ty mà vẩn thu hút khách hàng. Sự cạnh tranh về giá cả như hiện nay e rằng công ty sẽ phải tốn rất nhiều chi phí cho đội ngũ sale cũng như sẽ giảm các phí dịch vụ xuống. Điều này gây khó khăn cho Ban Giám Đốc, buộc Ban Giám Đốc sẽ phải thận trọng hơn khi đưa ra các quyết định. Về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng: công ty có trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tiện nghi song về phương tiện vẩn chuyển của công ty thì còn hạn chế. Công ty chỉ có xe vận tải vừa và nhỏ vì vậy chỉ có thể vận chuyển hàng lẽ, hàng rút ruột. Trong khi đó đối với hàng chở nguyên Container thì công ty vẩn chưa đáp ứng được, Công ty phải thuê xe ở ngoài vừa tốn chi phí, lại không an toàn cho hàng hóa, giảm tính chủ động của Công ty. Điều này cũng cản trở rất lớn trong quá trình giao hàng cho khách . Ngoài các khách hàng thân thuộc, các nhân viên sale luôn cố gắng tìm các khách hàng mới, song điều này cũng gặp nhiều khó khăn vì đa số các Công ty, Doanh nghiệp lâu năm khi đã hợp tác với những Công ty giao nhận một thời gian dài thì họ khó có thể chuyển đổi. Một trong những khó khăn nửa trong quá trình làm việc của nhân viên giao nhận là ở khâu Khai Hải Quan. Vì các văn bản Luật, các nghị định hướng dẩn không rõ ràng, chồng chéo nhau, làm cho các nhân viên khó mà tiếp cận được do đó khi có xảy ra những vấn đề phát sinh làm cho các nhân viên khó mà ứng phó kịp. Sự nhũng nhiễu, không rõ ràng trong công việc của một số các bộ Hải quan một phần nào đó đã làm cho việc giao nhận hàng hóa bị trì trệ, ách tắc. Hơn nửa, ngoài các chi phí liên quan đến quá trình giao nhận, Công ty còn phải mất một khoản chi phí khác để “bồi dưỡng” cho các Cán bộ Hải quan. 3.2 Một số kiến nghị và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty 3.2.1 Đối với Công ty Mục đích của Công ty là kinh doanh kiếm lợi nhuận nhưng công ty thì thường xuyên làm việc với các khách hàng quen thuộc. Điều này đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Vì vậy, công ty nên nhanh chóng tìm thêm khách hàng mới, bằng cách không ngừng nâng cao dịch vụ thật tốt, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, mở rộng hơn nửa phạm vi hoạt động của công ty, ngày càng nâng cao vị thế và uy tín của mình trên thương trường. Ví dụ như công ty có thể quảng bá hình ảnh của công ty thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí hay giới thiệu rõ nét hơn về hoạt động của công ty trên Website của công ty vì đây là nhịp cầu nối hữu hiệu nhất để đưa hình ảnh của công ty đến với đông đảo các khách hàng và cũng là biện pháp Marketing hiệu quả. Công ty nên có những chính sách, chiến lược lâu dài về giá cả, về thị trường, thời gian, chất lượng… cũng như luôn quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, giữ mối quan hệ làm ăn, thường xuyên liên lạc để nắm bắt thông tin phản hồi từ khách hàng. Những chính sách ưu đãi về giá cả ví dụ như chính sách giảm giá đối với những khách hàng lâu năm và những khách hàng thường xuyên ký hợp đồng. Đây là những chính sách rất thiết thực đề thu hút khách hàng. Khi chính sách này được thực thi tốt công ty sẽ có thể vừa đảm bảo được khách hàng quen thuộc vừa có thể thu hút khách hàng mới. Ngoài ra, Công ty cũng nên quan tâm hơn nửa đến đời sống vật chất và tinh thần của từng cán bộ - công nhân viên. Vì đó chính là một nhân tố hết sức quan trọng tác động đến thái độ làm việc tích cực và giữ được mối quan hệ thân thiết. Tạo môi trường làm việc thật thoải mái, không áp lực cùng với việc đưa ra những chính sách khen thưởng và khuyến khích để tạo động lực cho nhân viên luôn nổ lực hết mình, phấn đấu hoàn thành tốt công việc và nhất là ý định gắn bó lâu dài với công ty. Công ty cũng nên có lịch phân bố làm việc sao cho thật phù hợp hơn nửa để tránh nhiều lô hàng bị trễ so với hợp đồng đã nhận làm mất uy tín của công ty. Hiện tại nếu nói về trang thiết bị văn phòng của công ty thì đã được trang bị rất tốt nhưng về phương tiên chuyên chở của Công ty thì vẩn còn hạn chế do vậy công ty cần đầu tư hơn nửa về phương tiện chuyên chở. Vì ở phương diện này công ty còn phù thuộc ở bên ngoài rất nhiều. Cụ thể hơn là công ty cần tăng cường các đầu kéo xe, xe tải, mở rộng hệ thống kho bãi, bổ sung cho lượng xe hiện có (công ty thường phải đóng thêm phí lưu kho, lưu bãi do không có xe vận chuyển trong khi hàng hóa đã làm xong thủ tục Hải quan). Các nhân viên công ty đều tốt nghiệp từ những Trường Đại học, Cao đẳng danh tiếng trong cả nước, nhiều kinh nghiệm do vậy công ty cũng cần tận dụng tốt hơn nửa nguồn nhân lực của Công ty để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Cụ thể là tạo điều kiện nhiều hơn cho cán bộ công nhân viên được học tập nghiên cứu thông qua các đợt thực tập ngắn hạn hoặc trung hạn ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ chuyên môn và các kỹ năng ngoại thương. Yếu tố thời gian luôn là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh của công ty, vì vậy muốn rút ngắn được thời gian làm hàng, sự phối hợp chặt chẽ giữ, hổ trợ giữa các phòng ban là thật sự cần thiết. Một yếu tố nửa ảnh hưởng đến quá trình làm hàng đó là việc ứng tiền trước để tiến hành quá trình làm hàng. Vì là công ty giao nhận nên công ty luôn đảm nhận thực hiện nhiều lô hàng do vậy khi có trường hợp nhiều lô hàng làm cùng lúc, công ty sẽ gặp trở ngại trong việc ứng trước tiền cho nhân viên của mình làm hàng do không đủ lượng tiền mặt. Để khắc phục tình trạng này công ty cần xây dựng quỹ dự phòng để dự phòng những trường hợp phát sinh khi không có đủ tiền mặt phục vụ cho quá trình làm hàng. Phần lớn các hợp đồng của Công ty là hàng nhập khẩu do đó Công ty cần khai thác, nắm bắt các nguồn hàng trong nước để có thể hổ trợ các đối tác xuất khẩu trong nước nghiên cứu thị trường nước ngoài. Điều này góp phần tăng thêm uy tín cho Công ty đồng thời cũng làm tăng ngoại tệ cho quốc gia. 3.2.2 Đối với Nhà nước Trong nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay các Doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do vậy Nhà nước cần tạo nhiều điều kiện hơn nửa để hổ trở các Doanh nghiệp phát triển. Cụ thể như Nhà nước cần có chủ trương bảo đảm tỷ giá ở mức thoả đáng để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu vì sự biến động mạnh của tỷ giá sẽ gây bất ổn định trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các Công ty. Công tác quản lý của Nhà nước về thương mại phải liên tục được chấn chỉnh, vươn lên bắt kịp với sự phát triển và diễn biến của thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra các chính sách hổ trợ vốn cũng cần được Nhà nước đẩy mạnh hơn để hổ trợ các doanh nghiệp phát triển. Nhà nước cần dự báo thị trường, giá cả về xăng dầu …nhằm hổ trợ thông tin cho các doanh nghiệp và tiến hành thường xuyên để doanh nghiệp có thể dự báo trước được những cơ hội mới, đồng thời có thể ngăn chặn những diễn biến xấu có thể xảy ra. Nước ta là một nước đang phát triển nên việc khuyến khích đầu tư của nước ngoài vào nước ta cũng rất là cần thiết. Do vậy Nhà nước ta cũng cần phải tận dụng hơn nửa các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển các nguồn lực kinh tế, phát triển đất nước. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nước ngoài đầu tư không những góp phần phát triển kinh tế của đất nước mà thông qua hoặt động này còn giúp các Doanh nghiệp của nước ta học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệp không chỉ về trình độ khoa học kỹ thuật của các nước mà còn có thêm những kinh nghiệm trong việc quản lý và điều hành Doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất. Một môi trường lành mạnh, ổn định được xem là điều kiện hàng đầu để các đối tác lựa chọn hợp tác kinh doanh trong khi đó nước ta được các nước xem là một trong những nước có nền kinh tế chính trị ổn định do vậy Nhà nước ta cần nên tận dụng hơn nửa lợi thế này để thu hút đầu tư nước ngoài. Nhà nước ta cần phải điều chỉnh hệ thống pháp luật sao cho ngày càng chặt chẽ, đầy đủ, minh bạch hơn để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các Doanh nghiệp nước ta, giúp các Doanh nghiệp yên tâm hơn trong việc sản xuất kinh doanh. Nên đơn giản hóa hơn nữa thủ tục xuất nhập khẩu cụ thể là ở khâu mở tờ khai cần nhanh chống áp dụng việc mở tờ khai thông qua hệ thống khai điện tử để tiết kiệm thời gian và giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, tránh tình trạng chậm trễ trong việc giao nhận hàng gây phát sinh thêm nhiều chi phí như: phí lưu kho, lưu bãi, phạt cont làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Một yếu tố nửa mà em nhận thấy cũng rất quan trọng đối việc phát triển hoạt động xuất nhập khẩu đó là Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hơn và có những chính sách cứng rắn hơn về tệ nạn tham nhũng, hành doanh nghiệp của một số các cán bộ Hải quan hiện nay. Nên có những chính sách cải cách phù hợp hơn để có thể xóa đi những ấn tượng không tốt về nước ta đối với một số thương nhân nước ngoài vì những ấn tượng này khiến họ thấy e ngại khi đầu tư vào nước ta vì Nước ta vẩn bị coi là một địa điểm đầu tư tương đối đắt và có nhiều rủi ro so với các nước trong khu vực do những thủ tục, những luật lệ phiền hà khi xin giấy phép, chưa kể đến những chi phí phải chi trả cho tệ quan liêu, tham nhũng, các khoản thuế, phí không thể dự tính trước. Và điều này ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Việc áp mã tính thuế để khai báo Hải quan luôn là vấn đề kiến các Doanh nghiệp “đau đầu” vì thuế là một trong những vướn mắt lớn nhất của doanh nghiệp. Các biểu thuế xuất nhập khẩu thường thay đổi, trong những tháng đầu năm nay đã thay đổi liên tục 3 quyển biểu thuế và vì thay đổi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn như vậy làm các doanh nghiệp rất lúng túng khi áp dụng. Vì vậy khi có sự thay đổi về chính sách thuế, Nhà nước cần phải dự tính đến thời gian để các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, Nhà nước ta cũng nên đầu tư thêm các cơ sở vật chất hạ tầng cho các hệ thống cảng biển, sân bay cũng như nên đầu tư mạnh mẽ cho ngành giao nhận vận tải, đặc biệt là đội tàu biển để có thể cạnh tranh với các đội tàu nước ngoài trong chuyên chở hàng hóa, các ngành quan trọng khác như Bảo hiểm , Ngân hàng cũng nên được đầu tư thích đáng để xây dựng nguồn lực quốc gia thật vững mạnh giúp các Doanh nghiệp tự tin trong đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu với những điều kiện có lợi nhất. 3.2.3 Đối với Nhà trường Thuế là một trong những môn học quan trọng, nó hổ trợ rất nhiều đối với hoạt động xuất nhập khẩu ( việc tính thuế có vai trò quan trọng trong việc lên tờ Khai Hải quan). Nhưng nó lại không được giảng dạy cùng lúc với các môn chuyên ngành khác ở năm 3. Vì vậy em rất mong có sự thay đổi về bộ môn này để Thuế có thể được học cùng lúc với các môn chuyên ngành khác. Giúp các sinh viên dể dàng hơn khi kết hợp nó với các môn học chuyên ngành, cũng như áp dụng vào thực tiển. Trong năm 3, những môn chuyên ngành đòi hỏi một lượng kiến thức sâu rộng, trong khi đó thời lượng các môn học còn hạn chế do vậy Giảng viên không thể có đủ thời gian để truyền đạt hết cho sinh viên, cũng như sinh viên không có nhiều thời gian trên lớp để thảo luận, trao đổi với giảng viên. Do vậy em cũng rất mong Nhà Trường có thể giành nhiều thời lượng hơn cho các môn chuyên ngành của sinh viên năm 3 để các bạn sinh viên có thể tiếp thu nhiều hơn những kiến thức quý báu từ Quý Thầy Cô. Trong suốt thời gian học, chúng em chỉ có khoảng thời gian thực tập là được tiếp xúc trực tiếp với thực tế, được trực tiếp ra Cảng…. Vì lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường mới, nên chúng em cũng gặp nhiều bở ngỡ vì vậy chúng em phải mất một khoảng thời gian đầu mới có thể làm quen và thích nghi. Do vậy em rất mong muốn Nhà trường sẽ tạo nhiều điều kiện hơn cho các bạn sinh viên khóa sau có cơ hội được tiếp xúc với môi trường mới này sớm hơn để khi đi thực tập các bạn đở bở ngỡ hơn và phần nào hình dung được môi trường làm việc, cũng như công việc mà mình sẽ làm trong tương lai. ¬ Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu nước ta đã không ngừng nổ lực để hòa nhập cùng thế giới với mong muốn chuyển đổi nền kinh tế thông thoáng minh bạch hơn, mở rộng cơ hội vì tự do kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực. Vì vậy vai trò của công cuộc hội nhập trở nên đóng một vai trò tất yếu và để thực hiện được điều này cũng đồng nghĩa với việc là nước ta phải mở cửa thị trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_thuc_tap_0571.doc
Tài liệu liên quan