Nhận thức được đối tượng chính của quá
trình CPH DNNN là NLĐ và việc phải bảo
đảm lợi ích chính đáng của họ trong CPH,
chúng ta phải có những phương án khả thi.
Chúng tôi cho rằng, các nội dung sau đây nên
được xem xét để đạt được mục tiêu của quá
trình CPH DNNN:
Trước hết, cần bảo đảm quyền lợi vật
chất cho NLĐ trong các doanh nghiệp CPH
một cách thỏa đáng theo tinh thần: cá nhân
nào có đóng góp nhiều cho doanh nghiệp thì
được đãi ngộ nhiều, cá nhân nào có đóng góp
ít hơn cho doanh nghiệp thì được đãi ngộ ít
hơn. Tất cả NLĐ trong DNNN phải có được
cơ hội có cổ phần, trở thành chủ sở hữu đích
thực của doanh nghiệp.
Thứ hai, NLĐ phải có cơ hội tiếp tục làm
việc tại doanh nghiệp nếu họ muốn. Có thể
nói, tuyệt đại đa số NLĐ cần việc làm hơn là
những khoản trợ cấp mất việc hoặc những
khoản bồi thường cao từ phía doanh nghiệp
CPH. Điều này đặt ra cho Nhà nước và bản
thân DNNN CPH một nhiệm vụ quan trọng
là xử lý vấn đề việc làm ở mức tối ưu nhất.
Thứ ba, giải quyết thỏa đáng quyền lợi
cho những NLĐ không bố trí được việc làm
sau khi đã thực hiện các giải pháp tối ưu nhất
hoặc những NLĐ không có nhu cầu tiếp tục
làm việc tại doanh nghiệp CPH.
Thứ tư, cần phải tạo ra được cơ chế bảo
vệ quyền lợi của những NLĐ tiếp tục làm
việc tại doanh nghiệp CPH
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Người lao động - Đối tượng chính sách của quá trình cổ phiếu hóa doanh nghiệp Nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngûúâi lao àöång - àöëi tûúång chñnh cuãa
quaá trònh cöí phêìn hoáa doanh nghiïåp nhaâ nûúác
NGUYỄN THANH HẢI*
Cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là việc chuyển đổi
mạnh mẽ của DNNN từ hoạt động có sự bảo đảm của Nhà nước sang
hoạt động một cách độc lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về chính
quyết định của mình. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà
nước ta, phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế quốc doanh vốn
kém hiệu quả trong thời gian qua. Ngoài mục tiêu nâng cao hiệu quả
hoạt động của DNNN, chủ trương này còn giúp người lao động (NLĐ)
trực tiếp tại các xí nghiệp, công ty trở thành cổ đông, tức là đồng chủ sở
hữu thực sự của xí nghiệp, công ty cổ phần. Bài viết muốn làm rõ đối
tượng chính của quá trình CPH DNNN - là NLĐ và việc bảo đảm lợi ích
chính đáng của họ trong CPH.
* ThS, Học viện Tư pháp.
1. Mục tiêu của cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường,
sự tồn tại hàng loạt các DNNN hoạt động
kém hiệu quả đã đem lại gánh nặng lớn cho
ngân sách nhà nước và kìm hãm sự phát triển
của nền kinh tế. Do vậy, quá trình CPH
DNNN được đặt ra như một giải pháp quan
trọng nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn
tại của các DNNN. Phụ thuộc vào đặc điểm,
điều kiện thực tế và tuỳ thuộc vào từng giai
đoạn cụ thể mà CPH DNNN cũng có những
mục tiêu khác nhau. Theo Quyết định số
202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng về việc thí điểm chuyển một
số DNNN thành công ty cổ phần thì việc tiến
hành CPH DNNN nhằm vào ba mục tiêu
chính sau:
- Chuyển một phần sở hữu nhà nước
sang sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Huy động được một khối lượng vốn
lớn trong và ngoài nước cho sản xuất kinh
doanh nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội.
- Tạo điều kiện để NLĐ trở thành người
chủ thực sự trong doanh nghiệp.
Sau một thời gian tiến hành thí điểm
CPH, Chính phủ đã tổ chức nghiên cứu và
44 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(305) T1/2016
CHÑNH SAÁCH
sửa đổi nội dung mục tiêu CPH cho phù hợp
với điều kiện kinh tế đất nước và xu thế biến
đổi chung của thị trường. Theo Nghị định số
44/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về
cổ phần hóa thì mục tiêu CPH được rút gọn
xuống còn hai nhưng nội dung chính vẫn
được giữ nguyên, cụ thể như sau:
Một là, huy động vốn của toàn xã hội
bao gồm các cá nhân, các tổ chức kinh tế, các
tổ chức xã hội trong và ngoài nước nhằm đầu
tư, đổi mới công nghệ, tạo thêm công ăn việc
làm trong dân chúng, phát triển doanh
nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ
cấu DNNN, và thay đổi phương thức quản lý
trong doanh nghiệp;
Hai là, tạo điều kiện để NLĐ trong
doanh nghiệp có cổ phần và những người
góp vốn được thực sự làm chủ; thay đổi
phương thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy
doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; tăng
tài sản cho Nhà nước; nâng cao thu nhập cho
NLĐ, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
Đến năm 2011, tại Điều 1 Nghị định số
59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành
công ty cổ phần, Chính phủ đã khẳng định
ba mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ
phần:
“1. Chuyển đổi những doanh nghiệp mà
Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại
hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy
động vốn của các nhà đầu tư trong nước và
nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính,
đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức
quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế.
2. Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà
nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và NLĐ
trong doanh nghiệp.
3. Thực hiện công khai, minh bạch theo
nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng
cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh
nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị
trường chứng khoán”.
Có thể thấy, xuyên suốt quá trình từ giai
đoạn thí điểm CPH DNNN cho đến nay,
NLĐ luôn là một đối tượng liên quan đến các
mục tiêu mà Chính phủ đề ra. Điều này xuất
phát từ việc NLĐ là đối tượng chịu tác động
trực tiếp của CPH DNNN. Quyền và lợi ích
hợp pháp của NLĐ dễ bị tổn thương trong
quá trình CPH. Hiện nay, mục tiêu “Bảo đảm
hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp,
nhà đầu tư và NLĐ trong doanh nghiệp” luôn
được dư luận quan tâm mạnh mẽ trong quá
trình CPH DNNN, đặc biệt, chính những
NLĐ trong các doanh nghiệp cũng rất mong
muốn Đảng và Nhà nước có các chính sách
bảo đảm lợi ích của họ.
Chủ trương cổ phần hóa các DNNN chỉ
đúng khi chúng ta quan tâm đúng mức và
thực sự, chứ không phải là sự quan tâm có
tính hình thức đến số phận của NLĐ. Chính
vì vậy, mục tiêu bảo đảm lợi ích của NLĐ
đang là mục tiêu quan trọng hàng đầu hiện
nay.
2. Người lao động và việc bảo đảm lợi ích
chính đáng của họ trong cổ phần hóa
Nhìn nhận một cách khách quan, quá
trình CPH DNNN đang diễn ra ngày càng
mạnh mẽ và quyết liệt. Vai trò của Nhà nước
trong các DNNN đang dần được chuyển qua
các chủ sở hữu mới thông qua việc CPH.
Quán xuyến các mục tiêu mà Chính phủ đặt
ra, chúng ta có thể khẳng định rằng, NLĐ là
đối tượng cốt lõi của quá trình này và việc
bảo đảm lợi ích chính đáng của họ trong
CPH là một yêu cầu chủ đạo. Cụ thể:
Một là, NLĐ được xem là một chủ thể
chính thức trong mối quan hệ với Nhà nước,
doanh nghiệp, nhà đầu tư, là đối tượng trọng
tâm của các chính sách liên quan đến lợi ích
của NLĐ trong quá trình CPH DNNN nhằm
đạt được mục tiêu của quá trình CPH DNNN
đã đề ra.
45NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(305) T1/2016
CHÚC MừNG NăM MớI - 2016
Một thực tế là, đa số DNNN sau khi
chuyển đổi đã từ các doanh nghiệp thường
xuyên, liên tục thua lỗ trở thành các doanh
nghiệp làm ăn có lãi. Qua đó, quyền lợi của
NLĐ được bảo đảm, đời sống của NLĐ được
nâng cao, từng bước được cải thiện. Thu
nhập của NLĐ tăng lên là một thực tế rõ ràng
nhất minh chứng cho hiệu quả của hoạt động
CPH DNNN, đồng thời, thu nhập nâng cao
đã đảm bảo được quyền lợi cho NLĐ. Khi
các DNNN CPH, những NLĐ làm việc có
hiệu quả được nâng lương, được đề bạt, cất
nhắc một cách nhanh chóng, qua đó kích
thích tinh thần hăng say lao động, làm việc
và cống hiến của NLĐ.
Đời sống của NLĐ cũng được đảm bảo
hơn khi bảo hiểm xã hội được đóng cao hơn.
Khi lương của NLĐ tăng cao thì cũng có
nghĩa là mức đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ
cũng tăng cao. Đóng góp cao vào bảo hiểm
xã hội chính là tiền đề để họ có những mức
bảo hiểm xã hội cao hơn so với thời kỳ làm
việc tại các DNNN trước đây. Đó chính là
một bảo đảm cho NLĐ khi họ rơi vào các
trường hợp bảo hiểm, qua đó mà quyền lợi
của NLĐ được bảo đảm.
NLĐ cũng có cơ hội làm việc ở môi
trường năng động, hiện đại hơn. Môi trường
làm việc chính là một động lực của NLĐ.
Theo đó, NLĐ sẵn sàng làm việc ở một môi
trường làm việc thân thiện, có cơ hội thăng
tiến mà lương thấp hơn là ngược lại. Khi
CPH DNNN thì Hội đồng quản trị cũng như
Ban giám đốc buộc phải tổ chức doanh
nghiệp một cách hiệu quả nhất cũng như cố
gắng tạo môi trường làm việc tốt, nhằm thu
hút lao động lành nghề, lao động có chất
lượng cao. Qua đó, thực hiện tốt mục tiêu
kinh doanh mà hơn hết là mục tiêu tăng thu
nhập cho chính mình. Việc gắn lợi ích của
doanh nghiệp vào lợi ích của từng thành viên
trong doanh nghiệp đã thực sự nâng cao hiệu
quả lao động khi mà NLĐ cũng như Ban
giám đốc đều thấy hiệu quả của việc kinh
doanh ảnh hưởng chính đến thu nhập thực tế
của mình.
Hai là, NLĐ cũng chính là đối tượng
gánh chịu những tác động tiêu cực của quá
trình CPH DNNN.
Một thực trạng có thể thấy là, để đảm
bảo hài hòa lợi ích của NLĐ, hầu hết các
doanh nghiệp sau CPH đều đầu tư công nghệ
mới, lựa chọn lao động giỏi, dẫn đến việc
phải sắp xếp lại lao động. Trong quá trình
CPH DNNN, việc sắp xếp, bố trí lại vốn, tài
sản đồng thời với quá trình tổ chức, sắp xếp
lại lực lượng lao động, giảm bớt số lao động
không đáp ứng được yêu cầu, không có nhu
cầu sử dụng tới, nên hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực tốt, góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, sau khi
chuyển thành công ty cổ phần, nhiều doanh
nghiệp đã giảm tới 15% - 20% số lao động
so với trước1. Thêm vào đó, tình trạng suy
thoái kinh tế mấy năm qua khiến Nhà nước
phải thắt chặt vốn đầu tư để kiềm chế lạm
phát, lãi suất ngân hàng quá cao khiến nhiều
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải thu hẹp sản
xuất, hoạt động cầm chừng. Nhiều công ty
sau CPH hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến
phá sản. Hệ lụy của quá trình này là một bộ
phận NLĐ bị mất việc làm.
Hơn nữa, khi được giao quyền tự chủ
trong việc quản lý, nhiều nơi đã xuất hiện
tình trạng tùy tiện xây dựng thang bảng
lương riêng, không thực hiện nâng lương,
nâng bậc cho NLĐ; lách luật bằng cách chỉ
trả lương tối thiểu, phần còn lại biến báo
dưới nhiều hình thức để trốn đóng bảo hiểm
xã hội. Điều này gây thiệt thòi lớn cho NLĐ
46 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(305) T1/2016
CHÑNH SAÁCH
1 Nguồn: Đỗ Bình Dương, Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với việc huy động và phát huy các nguồn lực, Tạp chí Cộng
sản, số 105 năm 2006.
sau khi về hưu. Trong khi đó, do Nhà nước
chỉ quy định mức lương tối thiểu mà không
quy định mức lương tối đa, nên nhiều doanh
nghiệp đã lợi dụng điều này để xây dựng
mức lương cho lãnh đạo tới hàng trăm triệu
đồng/người/tháng, trong khi NLĐ được
hưởng thấp, chỉ được 6 - 7 triệu đồng, có nơi
còn thấp hơn, đã gây bức xúc cho NLĐ.
Nhiều nơi không công khai doanh số, doanh
thu của doanh nghiệp và tiền lương từng
người, khiến tổ chức công đoàn khó xây
dựng được thỏa ước lao động.
Thậm chí, nhiều doanh nghiệp sau khi
CPH có vốn đầu tư nước ngoài đã cố tình
hiểu sai quy định về mức lương tối thiểu. Họ
tưởng rằng, chỉ cần trả lương cho NLĐ cao
hơn mức lương tối thiểu mà không biết là
phải nâng bậc, nâng lương theo thời gian làm
việc, đã gây ra tình trạng đình công, bãi công
trong nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Ba là, NLĐ dôi dư trong quá trình CPH
DNNN sẽ tạo ra những vấn đề lớn cho xã
hội. Lực lượng dôi dư trong quá trình CPH
DNNN sẽ làm gia tăng sức ép lên thị trường
lao động vốn đã rất căng thẳng do tình trạng
mất cân đối giữa cung và cầu. Số lao động
này nếu không được quản lý tốt cùng với sự
quan tâm định hướng nghề nghiệp của Nhà
nước thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ làm bùng nổ các
tệ nạn xã hội. Khi đó, Nhà nước sẽ phải chi
những khoản tiền không nhỏ để giải quyết
những hậu quả về mặt xã hội. Tuy nhiên, tác
động này chỉ là dạng khả năng, nếu xử lý tốt
việc CPH thì hậu quả đó có thể không xảy
ra. Để xử lý tốt, cần phải hiểu ra hai nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng này:
- Nguyên nhân từ người sử dụng lao
động
Chính sách tuyển dụng lao động theo
kiểu vào “biên chế” trước đây: Trong thời kỳ
trước đổi mới, do kết quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp không gắn liền
với lợi ích của NLĐ và những người quản lý,
nên tình trạng tuyển chọn lao động tràn lan,
không xem xét chặt chẽ giữa nhu cầu và thực
tế rất phổ biến. Vì vậy, chúng ta đã đưa vào
“biên chế” một lực lượng lao động lớn hơn
khả năng sắp xếp công việc của doanh
nghiệp. Đây là tình trạng khá phổ biến ở hầu
hết các địa phương, các cơ quan, gây hậu quả
trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, cho lợi
nhuận của chính doanh nghiệp đó.
Sự yếu kém về năng lực, phẩm chất của
một số cán bộ quản lý: Quản lý là một hoạt
động đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ
một cơ quan quản lý nào. Đối với các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh, nó là nhân tố
quyết định đến chiến lược kinh doanh và ảnh
hưởng gián tiếp đến chi phí sản xuất và lợi
nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, năng lực,
phẩm chất của đội ngũ cán bộ phải được xác
định là nhân tố quan trọng đầu tiên trong việc
thành lập một DNNN. Nhưng do cơ chế quản
lý trước đây, Nhà nước đã can thiệp quá sâu
vào quá trình hoạt động của các doanh
nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp chỉ là người
thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà
nước, lãi Nhà nước thu, lỗ Nhà nước bù. Vì
vậy, không có sự phân định rạch ròi giữa
những người có năng lực, phẩm chất tốt và
những người có năng lực, trình độ kém. Do
đó, bên cạnh các cán bộ tốt vẫn còn những
người yếu kém, không có tính sáng tạo,
không nhạy bén với thời cuộc, không dẫn dắt
đưa doanh nghiệp của mình tiến lên, không
tạo được việc làm cho lao động trong đơn vị
mình.
Ngoài ra, còn một số cán bộ quản lý tuy
không còn đủ năng lực để dẫn dắt doanh
nghiệp mình nhưng do ham muốn quyền lực,
do lợi ích của bản thân nên không chủ động
giao quyền cho người khác, tự mình thâu
tóm tất cả. Đây là một kiểu tập trung quá trớn
dẫn đến tình trạng làm ăn thua lỗ kéo dài,
năng lực sản xuất thấp, hàng hoá chất lượng
kém, không đủ trả lương cho NLĐ.
Mặt khác, trong quá trình sắp xếp lại
các DNNN, do sáp nhập, giải thể theo hình
47NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(305) T1/2016
CHÚC MừNG NăM MớI - 2016
thức CPH, các doanh nghiệp đã phải tính
toán số lao động cần có để nâng cao hiệu
quả sản xuất, nên doanh nghiệp chỉ cần
những lao động đáp ứng nhu cầu thực sự,
dẫn đến việc dư thừa một bộ phận lao động
không có việc làm, hoặc do trình độ năng
lực không đáp ứng được yêu cầu mới của
hiện tại. Áp dụng những thành tựu khoa học
công nghệ vào sản xuất, máy móc thay thế
sức lao động của con người, cũng góp phần
làm dư thừa một bộ phận lao động trước đây
thuộc loại tốt, có năng lực phẩm chất nhưng
hiện tại không đáp ứng được yêu cầu kỹ
thuật mới. Vì vậy, cần có thời gian để đào
tạo, bồi dưỡng hoặc chuyển sang làm ngành
nghề khác phù hợp hơn.
- Nguyên nhân từ NLĐ
Do tâm lý NLĐ muốn có việc làm ổn
định, muốn có thu nhập ổn định, làm trong
DNNN có nhiều quyền lợi và công việc nhẹ
nhàng, không ràng buộc nhiều về thời gian
nên mọi người đều có xu hướng ra trường là
thi tuyển ngay vào DNNN. Nhiều người
không có trình độ kỹ năng nhưng lại thuộc
diện “con ông cháu cha” nên được sắp xếp
vào nơi làm việc cố định trong một DNNN
nào đó, chiếm chỗ của những người có năng
lực, trình độ kỹ thuật.
NLĐ Việt Nam thường có tâm lý, tập
quán và thói quen làm việc ít “tính công
nghiệp”, “tính chuyên nghiệp”. Họ quan
niệm rằng, khi đã vào được DNNN là đã
“chắc chân”, có công việc và thu nhập ổn
định. Ngoài một số người có ý chí, tiếp tục
học hỏi, trau dồi trình độ, kinh nghiệm để
được làm việc tại những nơi tốt hơn, nắm giữ
những vị trí cao hơn, vẫn còn không ít người
có tâm lý chậm tiến, không có chí tiến thủ,
lười lao động. Vì vậy, khi nền kinh tế chuyển
sang cơ chế thị trường, họ đã không bắt kịp
với thời đại nên dễ bị đào thải.
Như vậy, khi sắp xếp và đổi mới DNNN,
hầu như doanh nghiệp nào cũng có số lao
động dôi dư. Giải quyết tốt nội dung này là
một nhu cầu cần thiết để nâng cao hiệu lực
và hiệu quả hoạt động của các DNNN, nâng
cao năng suất lao động, góp phần ổn định xã
hội, từng bước nâng cao đời sống của NLĐ
đã và đang làm việc trong các DNNN, góp
phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX và tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả của các DNNN.
Theo chúng tôi, việc xử lý lao động trong các
DNNN khi tiến hành CPH là vấn đề “nhạy
cảm”. Nếu tiếp cận thuần túy trên phương
diện thị trường thì bất cứ doanh nghiệp nào
khi cơ cấu lại, mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất
đều phải xử lý vấn đề lao động căn cứ vào
nhu cầu sử dụng lao động của mình. NLĐ có
thể rơi vào tình trạng mất việc làm nếu không
đáp ứng được yêu cầu mới phát sinh từ việc
cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên ở nước
ta, các doanh nghiệp CPH không thể xử lý
vấn đề việc làm theo cách nguyên tắc như
vậy. NLĐ đã có hàng chục năm gắn bó với
DNNN không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn
vì các lợi ích chính trị. Vấn đề lao động dôi
dư phải được xử lý một cách hài hòa, có
trước có sau, đúng pháp luật mới đảm bảo
được lợi ích cho cả NLĐ và doanh nghiệp
sau CPH.
Theo chúng tôi, khi CPH DNNN, phải
ưu tiên sử dụng những lao động làm việc
trong các DNNN từ trước, nay vẫn đáp ứng
được những đòi hỏi của doanh nghiệp, nếu
họ có nguyện vọng. Các lao động là cổ đông
của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi được
ưu tiên tuyển dụng theo đúng chuyên môn
của họ, nếu họ đáp ứng được các điều kiện
làm việc. Trong trường hợp NLĐ trong
doanh nghiệp trước đây không đáp ứng được
điều kiện làm việc khi doanh nghiệp chuyển
đổi, nếu họ được đào tạo lại bằng bất cứ
nguồn kinh phí nào, và đã đáp ứng được yêu
cầu, thì cần phải ưu tiên tuyển, tiếp nhận. Đối
với những người thực sự không thể bố trí,
48 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(305) T1/2016
CHÑNH SAÁCH
CHÚC MừNG NăM MớI - 2016
sắp xếp được việc làm thì phải giải quyết cho
họ chế độ hưu trí, mất sức hay trợ cấp hàng
tháng để giúp họ vượt qua giai đoạn khó
khăn trước mắt, dần dần ổn định cuộc sống
và công việc trong tương lai.
Trong quá trình mở cửa để hội nhập với
khu vực và thế giới, hiện đang có nhiều
DNNN vẫn không có những chuyển biến tích
cực nhằm thích ứng với những đòi hỏi của
cơ chế thị trường, như trình độ công nghệ
vẫn lạc hậu, đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu
kém, thiếu sự năng động, sáng tạo trong sản
xuất kinh doanh, còn thái độ ỷ lại, trông chờ
vào sự bao cấp, bù lỗ của Nhà nước. Vì vậy,
phải cân nhắc, xem xét rất kỹ về tầm quan
trọng và xu hướng phát triển trong tương lai
của hàng loạt các DNNN kiểu này để đưa ra
quyết định giữ lại hay giải thể, phá sản hay
di chuyển, đổi hình thức sở hữu từ chỗ chủ
sở hữu là Nhà nước sang hình thức nhiều chủ
sở hữu, trong đó Nhà nước giữ hoặc không
giữ một phần vốn nào trong doanh nghiệp.
3. Kết luận
CPH có tác dụng lớn trong việc xã hội
hóa tư liệu sản xuất trong doanh nghiệp
thuộc sở hữu một chủ. Như vậy, các thực thể
kinh tế vĩ mô cũng trở nên đa sở hữu như bản
thân nền kinh tế vĩ mô, điều này tạo ra sự
tương thích nhất định của các giải pháp quản
lý vĩ mô và vi mô. CPH tạo cho NLĐ có cơ
hội thực sự làm chủ doanh nghiệp nếu họ
muốn, bằng việc sở hữu cổ phần (hay góp
vốn) trong doanh nghiệp. Họ góp phần hình
thành nên các lực lượng quản lý doanh
nghiệp, quyết định các vấn đề của nó. Điều
này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao
tính chủ động, tích cực của người kinh
doanh, không chỉ đối với các vấn đề của
doanh nghiệp mà đối với cả các vấn đề của
nền kinh tế - xã hội đất nước.
Những tác động to lớn, mang tính phổ
biến của CPH là kết quả của các giải pháp
CPH DNNN mà Đảng và Nhà nước ta đang
tiến hành. Trong bối cảnh Việt Nam, những
tác động này của CPH còn phát huy tác dụng
lớn hơn, vì thực trạng của DNNN đang đòi
hỏi phải được cải cách triệt để, trong lúc
nhiệm vụ đặt ra là không làm mất đi vai trò
chủ đạo của chúng.
Nhận thức được đối tượng chính của quá
trình CPH DNNN là NLĐ và việc phải bảo
đảm lợi ích chính đáng của họ trong CPH,
chúng ta phải có những phương án khả thi.
Chúng tôi cho rằng, các nội dung sau đây nên
được xem xét để đạt được mục tiêu của quá
trình CPH DNNN:
Trước hết, cần bảo đảm quyền lợi vật
chất cho NLĐ trong các doanh nghiệp CPH
một cách thỏa đáng theo tinh thần: cá nhân
nào có đóng góp nhiều cho doanh nghiệp thì
được đãi ngộ nhiều, cá nhân nào có đóng góp
ít hơn cho doanh nghiệp thì được đãi ngộ ít
hơn. Tất cả NLĐ trong DNNN phải có được
cơ hội có cổ phần, trở thành chủ sở hữu đích
thực của doanh nghiệp.
Thứ hai, NLĐ phải có cơ hội tiếp tục làm
việc tại doanh nghiệp nếu họ muốn. Có thể
nói, tuyệt đại đa số NLĐ cần việc làm hơn là
những khoản trợ cấp mất việc hoặc những
khoản bồi thường cao từ phía doanh nghiệp
CPH. Điều này đặt ra cho Nhà nước và bản
thân DNNN CPH một nhiệm vụ quan trọng
là xử lý vấn đề việc làm ở mức tối ưu nhất.
Thứ ba, giải quyết thỏa đáng quyền lợi
cho những NLĐ không bố trí được việc làm
sau khi đã thực hiện các giải pháp tối ưu nhất
hoặc những NLĐ không có nhu cầu tiếp tục
làm việc tại doanh nghiệp CPH.
Thứ tư, cần phải tạo ra được cơ chế bảo
vệ quyền lợi của những NLĐ tiếp tục làm
việc tại doanh nghiệp CPH n
49NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(305) T1/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguoi_lao_dong_doi_tuong_chinh_sach_cua_qua_trinh_co_phieu_h.pdf