Nguyên nhân thất bại của sử dụng thuốc tránh thai ở phụ nữ tại bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, Long An

Bên cạnh đó, sự tác động của số con hiện có và tiền sử phá thai cũng là yếu tố dẫn đến sự thất bại của phương pháp tránh thai bằng thuốc vỉ ngừa thai uống này. Đây cũng là nhận xét của tác giả Wang và cộng sự (2004)(10,12): vì do số con đông khiến cho người phụ nữ phải lo lắng nhiều, mất nhiều thời gian cho con, dễ quên sử dụng thuốc viên tránh thai hàng ngày. Tương tự, nhóm phụ nữ bỏ thai nhiều lần cũng là nhóm phụ nữ không hoặc chưa muốn sinh thêm và hiểu biết chưa tốt về các biện pháp tránh thai cũng như thực hành không đúng phương pháp nên dễ thất bại. Phần lớn họ cho rằng việc điều hòa kinh nguyệt hay uống thuốc phá thai nội khoa cũng là một biện pháp tránh thai hữu hiệu, cho nên không cần quan tâm đến việc tuân thủ sử dụng thuốc tránh thai theo đúng hướng dẫn, từ đó làm tăng nguy cơ thai ngoài ý muốn. Kết quả chúng tôi tìm thấy được, ở nhóm phụ nữ có tiền sử bỏ thai nhiều lần, họ có nguy cơ có thai ngoài ý muốn do thất bại sử dụng thuốc viên ngừa thai cao gấp 4,4 lần (ORa=4,4, [KTC 95% 1,34-14,18], p = 0,014) cao hơn những phụ nữ không thuộc nhóm này, và đây là yếu tố nguy cơ có ý nghĩa thống kê. Tóm lại, để hạn chế sự thất bại khi sử dụng viên thuốc tránh thai uống, đặc biệt là ở những huyện vùng xa, việc hướng dẫn tường tận cách sử dụng thuốc viên uống là điều quan trọng nhất. Chính vì thế, công tác tư vấn tại các đơn vị y tế càng không thể thiếu được. Nên chăng thiết lập thêm một đường dây nóng tại các trung tâm y tế huyện hoặc các trạm y tế xã để giải đáp ngay những thắc mắc của khách hàng liên quan đến việc sử dụng thuốc viên tránh thai uống nói riêng và các dịch vụ ngừa thai khác nói chung.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên nhân thất bại của sử dụng thuốc tránh thai ở phụ nữ tại bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, Long An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 153 NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA SỬ DỤNG THUỐC TRÁNH THAI Ở PHỤ NỮ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HẬU NGHĨA, LONG AN Phạm Thị Lánh*, Nguyễn Duy Tài** TÓM TẮT Mục đích: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nguyên nhân thất bại của việc sử dụng viên thuốc tránh thai tại bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, Long An. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện từ 04/2009-07/2010 trên các phụ nữ đến khám tại phòng khám phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình của bệnh viện. Nhóm bệnh gồm 61 phụ nữ đang dùng thuốc viên tránh thai bị có thai dưới 3 tháng và nhóm chứng gồm 61 phụ nữ đang dùng thuốc viên tránh thai, không có thai. Các yếu tố nguy cơ như tuổi, tiền sử sản phụ khoa, trình độ học vấn, mối quan hệ hôn nhân, cách thức sử dụng thuốc tránh thai được bắt cặp để so sánh nguy cơ giữa 2 nhóm bệnh và nhóm chứng để tìm ra được yếu tố nguy cơ dẫn đến thất bại khi sử dụng thuốc viên tránh thai uống. Kết quả: Những phụ nữ mang thai nhiều lần và/hoặc phá thai nhiều lần, không sống chung với chồng, sử dụng thuốc viên tránh thai không đúng cách là nguyên nhân dẫn tới thất bại của phương pháp tránh thai này (OR lần lượt 4,4; 2,0; 10,6). Trong các yếu tố nguy cơ này, việc dùng thuốc ngừa thai không đúng cách có liên quan mật thiết nhất đối thai ngoài ý muốn với OR=10,2, KTC95% 2,8-40,6) và liên quan này thật sự có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Rất cần có một chương trình tư vấn thường xuyên và liên tục về cách sử dụng viên thuốc tránh thai uống cho các phụ nữ lựa chọn biện pháp này để tránh thai. Từ khóa: thuốc tránh thai, nguyên nhân thất bại. ASBTRACT THE FAILED CAUSES OF USING CONTRACEPTIVE PILL IN WOMEN IN THE HAU NGHIA HOSPITAL, IN LONG AN PROVINCE Pham Thi Lanh, Nguyen Duy Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 153 - 157 Aims: This study was carried out to looking for the failed causes of using contraceptive pill in the Hau Nghia hospital. Methods: A case-study was used for all women who came to the family room from 04/2009-07/2010. 61 women who were using a contraceptil pill had been pregnant (3 months) in the case group and 61 women who were using a pill had not been pregnant. The risk factors that included the women’s age, the obstetrical history, the educational level, the marriage relation and the habit of contraceptive using were matched for comparing the risks in two groups in order to find out the failed causes. Results: The factors that were a low education, a complex obstetrical history, separation of their partners, wrong using contraceptive pill showed the principle causes of unintended pregnancy (OR 4.4, 2.0, 10.6, respectively). The wrong using of contraceptive pill was found a significantly relation with unintended pregnancy (OR=10.6, 95%CI 2.8-40.6, p < 0.05). *Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, Long An, ** Bộ môn Sản, Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: GS.TS Nguyễn Duy Tài ĐT: 0903856439 Email: dr.nguyenduytai@yds.edu.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 154 Conclusion: It’s necessary to buil a consultal program for training the using of oral pills to all the women who chose this contraceptive method. Key words: failed causes, contraceptive pill. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Số bỏ thai hàng năm chiếm gần 50% số trường hợp sanh sống(1,2). Theo thống kê tại bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, thất bại do thuốc viên tránh thai trong năm 2006: 18,5%, năm 2007: 23,4%, năm 2008: 26,2%. Tỷ lệ này tăng lên ở mỗi năm, cao hơn tỷ lệ cho phép của Bộ Y tế (1-8%)(1,2). Trước nhu cầu cần có những chứng cứ chính xác, cụ thể về những nguyên nhân thất bại khi sử dụng thuốc viên tránh thai của phụ nữ tai huyện Đức Hòa nói chung và phụ nữ thực hiện dịch vụ kế hoạch tại bệnh viện Đa khoa Hậu Nghĩa nói riêng, là một việc làm rất thiết thực. Từ đó có những định hướng trong việc lập kế hoạch, giám sát chương trình kế hoạch hóa gia đình và tư vấn truyền thông cho các phụ nữ dự định dùng và đang dùng thuốc viên tránh thai để hạn chế có thai ngoài ý muốn. Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là nguyên nhân nào dẫn đến việc thất bại trong cách sử dụng thuốc viên tránh thai của các phụ nữ được tư vấn tai bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, Long An? ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Những phụ nữ đang dùng thuốc viên tránh thai đến khám tại phòng khám phụ khoa và KHHGĐ của Bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa từ tháng 04 năm 2009 đến tháng 07 năm 2010. Nhóm bệnh Những phụ nữ đang dùng thuốc viên tránh thai, có thai < 3 tháng đến tự nguyện xin bỏ thai tại Khoa KHHGĐ, Bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa từ tháng 04/2009 – 07/2010. Nhóm chứng Những phụ nữ đang dùng thuốc viên tránh thai, không có thai đến khám phụ khoa tại phòng khám phụ khoa, Bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa từ tháng 04/2009 – 07/2010. Cỡ mẫu Giả thuyết nghiên cứu: những phụ nữ đến khám tại Bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa - Long An, không có thói quen sử dụng đúng TVTT sẽ làm tăng nguy cơ TNYM gấp 3 lần (OR = 3) khi đang sử dụng TVTT. Dựa vào công thức: }{ 2 21 2 2211)1(22)2/1( )( )]1()1([)]1(2[ PP PPPPZPPZ n − −+−+− = −− βα Với: α= 0,05 (KTC 95%); Z(1-α/2) = 1,96; β= 0,2 → Z(1-β) = 0,84; Lực của mẫu: 1- β = 80%; P1 = OR.P2/OR.P2 + (1- P2); P1: tỷ lệ phụ nữ có các nguyên nhân làm tăng tình trạng TNYM khi đang sử dụng TVTT ở nhóm bệnh (có thai); P2: tỷ lệ phụ nữ có các nguyên nhân làm tăng tình trạng TNYM khi đang sử dụng TVTT ở nhóm chứng (không có thai). Theo nghiên cứu trước của Lê Trung: nhóm không có thai (đang sử dụng TVTT), thực hành không đúng theo hướng dẫn sử dụng: 33,33% (yếu tố phơi nhiễm). Dựa theo số liệu này để tính cỡ mẫu: Vậy: P2 = 0,33 ; OR = 3 → P1 = 0,60 Tính ra cỡ mẫu n = 61. Như vậy hai nhóm cỡ mẫu là 122 (Chọn theo tỉ số 1: 1). Tiêu chuẩn nhận bệnh Tiêu chí chung - Phụ nữ đang dùng TVTT ≥ 3 tháng, nhằm mục đích tránh thai. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. Nhóm bệnh - Hiện đang có thai ngoài ý muốn. Nhóm chứng - Hiện không có thai. Tiêu chuẩn loại trừ - Những phụ nữ đến bỏ thai hoặc khám phụ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 155 khoa mà hiện tại không áp dụng TVTT. - Những phụ nữ sử dụng TVTT không nhằm mục đích để tránh thai. - Những phụ nữ có sử dụng BPTT này nhưng dưới 3 tháng. - Những phụ nữ không đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu tiếp liền nhau đến khi đủ số mẫu. Cách tiến hành nghiên cứu: + Soạn bảng câu hỏi phỏng vấn và hỏi trước 10 người để chỉnh sửa. Sau khi bảng câu hỏi hoàn thành, tập huấn cho 20 NHS ở 20 trạm y tế trong 2 giờ. + 20 NHS trạm y tế (đã được tập huấn) đến nhà phỏng vấn theo bảng câu hỏi, trung bình mỗi ngày 1 NHS phỏng vấn 1 người. Xử lý số liệu: Dùng phần mềm Epi data để nhập, quản lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 10. - Các số liệu thống kê mô tả được tính theo tỷ lệ phần trăm (dùng phép kiểm Chi Square). Sử dụng biểu đồ cột, đĩa, bảng để mô tả các biến số. - Phân tích đơn biến: tỉ số số chênh (OR) và khoảng tin cậy (KTC) 95%. - Phân tích tìm mối liên quan các biến (có p < 0,05) với thai ngoài ý muốn bằng Logistic regresson. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Năm 2009, tại Bệnh viện Đa khoa Hậu Nghĩa, tổng số nạo phá thai: 601 (48,78% tổng số sinh). Trong đó TNYM do thất bại trong việc sử dụng TVTT là 31,30%. Từ tháng 4/2009 đến tháng 7/2010, qua 122 trường hợp đang sử dụng thuốc viên tránh thai, trong đó 61 trường hợp có thai (nhóm bệnh) và 61 trường hợp không có thai (nhóm chứng), chúng tôi thu được các kết quả như sau: + 49,2% phụ nữ trong nhóm tuổi từ 30-39 tuổi, 82% là công nhân và nông dân, không có người nào mù chữ. 86% không theo tôn giáo nào và tập trung sinh sống chủ yếu ở xã, và không thuộc hộ nghèo (96%) (Bảng 1). Bảng 1:. Phân bố tần số và tỷ lệ theo đặc điểm nhân khẩu của 2 nhóm nghiên cứu Nhóm bệnh (n = 61) Nhóm chứng (n = 61) Đặc điểm n % n % Giá trị p* Tuổi - < 20 - 20-29 - 30-39 - ≥ 40 1 29 27 4 (1,64) (47,54) (44,26) (6,56) 1 14 33 13 (1,64) (22,95) (54,10) (21,31) 0,014 Nơi cư ngụ - Thị trấn - Xã 12 49 (19,67) (80,3) 16 45 (26,27) (73,77) 0,389 Nghề nghiệp - Công nhân - Nông dân - Công nhân viên - Khác 25 28 7 1 (40,98) (45,90) (11,48) (1,64) 24 23 13 1 (39,34) (37,70) (21,31) (1,64) 0,510 Tôn giáo - Không - Có 56 5 (91,80) (8,20) 49 12 (80,33) (19,67) 0,067 Văn hóa - Mù chữ: - Cấp 1 - Cấp 2 - ≥ Cấp 3 0 27 21 13 (44,26) (34,43) (21,31) 0 7 22 32 (11,48) (36,07) (52,45) 0,001 Kinh tế - Nghèo - Không nghèo 6 55 (9,84) (90,16) 1 60 (1,64) (98,36) 0,052 Những phụ nữ mang thai nhiều lần (≥ 3lần) và nạo phá thai nhiều lần (≥ 2 lần), có thời gian dùng thuốc viên tránh thai ngắn (< 12 tháng) thường bị có thai ngoài ý muốn hơn những phụ nữ khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Bảng 2). Bảng 2: Tiền sử sản khoa và phụ khoa của phụ nữ ở 2 nhóm nghiên cứu Nhóm bệnh (n = 61) Nhóm chứng (n = 61) Đặc điểm n % n % Giá trị p Số lần mang thai 0 lần 1 lần 2 lần ≥ 3 lần 7 4 27 33 (11,48) (6,56) (27,87) (54,10) 5 15 26 15 (8,20) (24,59) (42,62) (24,59) 0,002 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 156 Nhóm bệnh (n = 61) Nhóm chứng (n = 61) Đặc điểm n % n % Giá trị p Số con hiện có 0 con 1 con 2 con ≥ 3 con 8 19 19 15 (13,11) (31,15) (31,15) (24,59) 5 22 27 7 (8,20) (36,06) (44,26) (11,48) 0,157 Số lần phá thai 0 lần 1 lần ≥ 2 lần 15 26 20 (24,58) (42,62) (32,80) 46 10 5 (75,41) (16,39) (8,10) 0,001 Các yếu tố làm tăng nguy cơ thai ngoài ý muốn Bảng 3 cho thấy các yếu tố về tuổi (20-29), trình độ văn hóa ở cấp 1, không có chồng, hoặc chung sống với chồng không liên tục có nguy cơ thai ngoài ý muốn từ 3,0-6,1 lần so với các phụ nữ khác trong nghiên cứu của chúng tôi (p < 0,05). Bảng 3: Đặc điểm dịch tễ học với nguy cơ thai ngoài ý muốn Đặc điểm Nhóm bệnh (61) Nhóm chứng (61) OR KTC 95% Giá trị p Tuổi <20 20- 29 30-39 ≥ 40 1 30 27 4 1 15 33 13 1 2,96 0,67 0,25 0,06-15,98 1,30-7,20 0,31-2,46 0,05-0,92 0,005 0,014 Văn hóa Cấp 1 Cấp 2 ≥ Cấp 3 27 21 13 7 22 32 6,12 0,93 0,24 2,25-18,28 0,41-2,03 0,10-0,57 0,001 0,001 Hôn nhân Không chồng Có chồng 12 49 44 17 4,73 0,21 1,17-27,23 0,36-0,85 0,013 0,013 Thời gian chung sống với chồng Không liên tục Liên tục 17 44 7 54 2,98 0,33 1,04-9,22 0,10-0,95 0,023 0,023 Khi đưa các yếu tố nguy cơ này vào phân tích hồi quy đa biến, chúng tôi nhận thấy những phụ nữ bỏ thai nhiều lần và không sống chung thường xuyên với chồng lại dễ bị thất bại vơi thuốc tránh thai hơn (OR lần lượt 4,4 và 2,0). Tương tự, chúng tôi nhận thấy phụ nữ càng lớn tuổi, càng có trình độ học vấn cao thì càng ít nguy cơ thất bại với thuốc viên tránh thai uống (p < 0,05) (Bảng 4). Bảng 4: Đánh giá các yếu tố nguy cơ của thất bại dùng thuốc viên tránh thai theo phương trình hồi quy đa biến TNYM OR Hệ số KTC 95% Giá trị p Trình độ văn hóa 0,33 2,50 0,14-0,79 0,012 Hôn nhân 2,04 0,75 0,31-13,34 0,450 Số lần mang thai 1,37 0,66 0,53-3,51 0,509 Số lần phá thai 4,36 2,45 1,34-14,18 0,014 Thời gian sử dụng 0,59 1,15 0,24-1,43 0,250 Tuổi 0,20 3,19 0,07-0,53 0,001 Thói quen sử dụng 10,62 3,45 2,77-40,61 0,001 BÀN LUẬN Thuốc viên tránh thai là biện pháp tránh thai hiệu quả nhất, tuy nhiên, cần sự hiểu biết đầy đủ và thói quen dùng thuốc đúng, đều đặn thì mới phát huy được tối đa hiệu quả của nó. Nguyên nhân đưa đến sự thất bại của việc sử dụng thuốc viên tránh thai ở phụ nữ đến khám tại BVĐK Hậu Nghĩa – Long An là do thói quen sử dụng thuốc chưa đúng (ORa: 10,62, KTC 95% 2,77 - 40,61, p = 0,001). Những yếu tố cần lưu ý như thời điểm bắt đầu uống thuốc cho vỉ ngừa thai kế tiếp, hoặc thường quên thuốc và không biết cách uống bù, cũng như ngưng thuốc đột ngột khi có tác dụng phụ là những yếu tố gây ra sự thất bại trong quá trình sử dụng thuốc viên ngừa thai uống. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi đồng thuận với nghiên cứu của các tác giả Wang, Rasch, Vũ Tuyết Ánh Sao(10, 9,10,12) với 30-87,4% nguyên nhân thất bại của thuốc viên tránh thai là do quên thuốc Thói quen sử dụng thuốc không đúng cũng chính là hệ lụy do sự tác động bởi trình độ học vấn của người phụ nữ. Mặc dù, nghiên cứu của tác giả Lê Trung và cs cho rằng trình độ học vấn không là yếu tố liên quan đưa đến sự thất bại khi sử dụng viên thuốc tránh thai(6), nhưng thực tế mà nói, những phụ nữ có trình độ học vấn cao sẽ tuân thủ đúng hơn chế độ uống thuốc để đạt được hiệu quả tránh thai cao nhất. Song song đó, sẽ tự giác thiết lập được thói quen uống thuốc đúng và nếu có quên thì biết cách xử lý Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 157 ngay. Nhờ thế, nên khó xảy ra thai ngoài ý muốn ở nhóm đối tượng này. Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh được điều đó: đối với những phụ nữ có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên, nguy cơ thất bại thuốc tránh thai ở nhóm bệnh thấp hơn ở nhóm chứng (OR=0,24, [KTC 95% 0,10-0,57], p = 0,001). Đời sống hôn nhân không ổn định cũng là một yếu tố ảnh hưởng mật thiết với sự thất bại khi sử dụng thuốc viên tránh thai. Các nghiên cứu tại BV Từ Dũ(4), của tác giả Faghihzadeh và cộng sự(4), và của tác giả Rasch (2002)(9, 10,12) đều cho thấy nhóm phụ nữ ly hôn hoặc sống độc thân dễ bị thất bại trong việc sử dụng thuốc viên tránh thai uống hơn phụ nữ có chồng bên cạnh thường xuyên. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tìm thấy cùng nhận định như vậy với OR=4,8. Có thể do những phụ nữ này nghĩ rằng khả năng thụ thai khả năng thụ thai khó xảy ra, khi thỉnh thoảng mới quan hệ tình dục; cho nên việc uống thuốc không được quan tâm tích cực, không trở thành thói quen, từ đó gây ra tình trạng có thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, sự tác động của số con hiện có và tiền sử phá thai cũng là yếu tố dẫn đến sự thất bại của phương pháp tránh thai bằng thuốc vỉ ngừa thai uống này. Đây cũng là nhận xét của tác giả Wang và cộng sự (2004)(10,12): vì do số con đông khiến cho người phụ nữ phải lo lắng nhiều, mất nhiều thời gian cho con, dễ quên sử dụng thuốc viên tránh thai hàng ngày. Tương tự, nhóm phụ nữ bỏ thai nhiều lần cũng là nhóm phụ nữ không hoặc chưa muốn sinh thêm và hiểu biết chưa tốt về các biện pháp tránh thai cũng như thực hành không đúng phương pháp nên dễ thất bại. Phần lớn họ cho rằng việc điều hòa kinh nguyệt hay uống thuốc phá thai nội khoa cũng là một biện pháp tránh thai hữu hiệu, cho nên không cần quan tâm đến việc tuân thủ sử dụng thuốc tránh thai theo đúng hướng dẫn, từ đó làm tăng nguy cơ thai ngoài ý muốn. Kết quả chúng tôi tìm thấy được, ở nhóm phụ nữ có tiền sử bỏ thai nhiều lần, họ có nguy cơ có thai ngoài ý muốn do thất bại sử dụng thuốc viên ngừa thai cao gấp 4,4 lần (ORa=4,4, [KTC 95% 1,34-14,18], p = 0,014) cao hơn những phụ nữ không thuộc nhóm này, và đây là yếu tố nguy cơ có ý nghĩa thống kê. Tóm lại, để hạn chế sự thất bại khi sử dụng viên thuốc tránh thai uống, đặc biệt là ở những huyện vùng xa, việc hướng dẫn tường tận cách sử dụng thuốc viên uống là điều quan trọng nhất. Chính vì thế, công tác tư vấn tại các đơn vị y tế càng không thể thiếu được. Nên chăng thiết lập thêm một đường dây nóng tại các trung tâm y tế huyện hoặc các trạm y tế xã để giải đáp ngay những thắc mắc của khách hàng liên quan đến việc sử dụng thuốc viên tránh thai uống nói riêng và các dịch vụ ngừa thai khác nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ y tế -Vụ khoa học và đào tạo (2006), Dân số-kế hoạch hóa gia đình, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 84-118. 2. Bộ Y tế (2003), Chiến lược quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010, Nhà xuất bản Quân đội, Hà Nội, tr. 24 - 27. 3. Bùi Thị Thu Hà (2009), Sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 74-88. 4. Faghihzadeh S, Babace Rochee G, Lmyian M, Mansourian F, Rezasoltani P (2003), Factore associated with unwanted pregnancy-J Sex Marital ther, 29(2), pp. 157-64. 5. Lê Tự Phương Chi, Nguyễn Ngọc Phượng (2004), “Các yếu tố quyết định nạo phá thai tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Nội san sản phụ khoa (số đặc biệt), Hội phụ sản Việt Nam, tr. 297- 304. 6. Lê Trung (2008), Mối liên quan giữa kiến thức – thực hành thuốc viên ngừa thai với tình trạng có thai ngoài ý muốn ở phụ nữ đến trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008, Luận văn thạc sĩ y học, tr. 36-49 7. Le LC, Magnani R, Rice J, Bertrand W (2004), “Reassessing the levl of unintended prgnancy and its corrlates in Vietnam”, StudFam Plann, 35(1)- pp.15-26. 8. Nguyễn Đỗ Nguyên (2006), Phương pháp nghên cứu khoa học trong y khoa, tr. 39. 9. Rasch V (2002), "Contraceptive Failure-Results from a study conducted among women with accepted an un accepted pregnancies in Denmark", Contraception 66, pp. 109-116. 10. Vũ Tuyết Ánh Sao (2007), “Tìm hiểu nguyên nhân thất bại của một số biện pháp tránh thai ở người đến phá thai” tại bệnh viện Hùng Vương năm 2005, Luận văn Thạc sĩ y học, tr. 42 – 46. 11. Wang D (2002), "Contraceptive failure in China", Contraception 66, pp 173-178. 12. Wang D (2004), Abortion as a backup method for contraceptive failure in China, 36(3) 279-87.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_nhan_that_bai_cua_su_dung_thuoc_tranh_thai_o_phu_nu_t.pdf
Tài liệu liên quan