Nguyên nhân và điều kiện khách quan của tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ

Điển hình như vụ án Nguyễn Văn Thành ở Kiên Giang. Đêm ngày 7-12-2017, Thành có ngồi nhậu cùng với Nguyễn Minh Văn, 42 tuổi, và một số người khác tại nhà trọ của ông Võ Đình Trọng, ở khu phố 2, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc. Được một lúc thì Thành bỏ vào ngủ trước. Một lúc sau, khi tàn cuộc nhậu, Văn cũng vào nhà nghỉ nhưng do mở cửa gây tiếng ồn lớn nên ông Trọng (chủ nhà trọ) bước ra nhắc nhở Văn thì 2 bên xảy ra cự cãi dẫn đến ẩu đả. Lúc này Thành thức giấc bước ra thì thấy chủ nhà trọ bị Văn đánh. Tuy không liên quan đến mình, thay vì vào can ngăn thì Thành lại xông lên bênh vực ông Trọng và đẩy Văn té xuống nền nhà bất tỉnh, đến sáng hôm sau nạn nhân đã tử vong tại bệnh viện.101 Tóm lại, những yếu tố tiêu cực trong môi trường sống, bao gồm các yếu tố tiêu cực trong môi trường gia đình, môi trường giáo dục trong trường học, môi trường kinh tế-xã hội cũng như những cách cư xử, thái độ không đúng mực của nạn nhân là những yếu tố đóng vai trò nguyên nhân và điều kiện trong mối quan hệ tác động qua lại với những yếu tố thuộc về chủ thể của tội phạm sẽ làm phát sinh các hành vi phạm tội XPSKCCN. Nghiên cứu làm rõ các nguyên nhân và điều kiện khách quan làm phát sinh các hành vi phạm tội XPSKCCN sẽ là những căn cứ quan trọng không thể thiếu trong việc xây dựng các giải pháp phòng ngừa tội phạm, nhằm hạn chế, loại trừ các yếu tố tiêu cực đóng vai trò là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên nhân và điều kiện khách quan của tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 51 (01/2019) 31-35 31 NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ Tô Ngọc Đường*1 Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 4/7/2018 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/01/2019 Ngày bài báo được duyệt đăng: 25/01/2019 Tóm tắt: Khu vực các tỉnh Tây Nam bộ là một trong những địa bàn mà tình hình tội phạm nói chung và tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người (XPSKCCN) nói riêng đang có những diễn biến hết sức phức tạp. Mặc dù, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã có nhiều cố gắng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, tuy nhiên, kết quả phòng, chống tội phạm nói chung và các tội XPSKCCN vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đề ra. Để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các tội phạm này trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ việc làm rõ các nguyên nhân và điều kiện khách quan làm phát sinh các tội phạm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bài viết này tập trung làm rõ các nguyên nhân và điều kiện khách quan của tình hình các tội XPSKCCN. Từ khóa: Nguyên nhân; Điều kiện; Tình hình tội phạm; Tội xâm phạm sức khỏe của con người; Các tỉnh Tây Nam bộ. 1. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sức khỏe của con người Hiện nay có nhiều quan điểm về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm12, tuy nhiên, đa số các quan điểm đều thống nhất: “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được hiểu là hệ thống các hiện tượng xã hội tiêu cực trong hình thái kinh tế-xã hội tương ứng quyết định sự ra đời của tình hình tội phạm như là hậu quả của mình”.23Định nghĩa này nhấn mạnh môi trường kinh tế-xã hội như là những nguyên nhân và điều kiện khách quan của tình hình * Nghiên cứu sinh Luật Khóa 7 1 Phạm Văn Tỉnh (2008), Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay – Mô hình lý luận, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 6/2008, Tr. 79-83; Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 135 2 Võ Khánh Vinh (2008), Giáo trình Tội phạm học, Nxb. Công an nhân dân, tr.87. tội phạm. Từ định nghĩa này, có thể hiểu, nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPSKCCN trên địa bàn Tây nam bộ là hệ thống các hiện tượng xã hội tiêu cực trong môi trường kinh tế-xã hội của các tỉnh Tây nam bộ có vai trò quyết định sự ra đời của tình hình các tội XPSKCCN như là hậu quả của nó. Hệ thống các hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại trong môi trường kinh tế-xã hội của các tỉnh Tây nam bộ bao gồm những hiện tượng xã hội tiêu cực trong môi trường gia đình, môi trường giáo dục nhà trường, môi 32 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion trường kinh tế-xã hội và những tác động từ phía nạn nhân của tội phạm. 2. Các yếu tố tiêu cực trong môi trường gia đình Nghiên cứu những người phạm tội XPSKCCN trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ cho thấy, phần lớn người phạm tội đều là những người sống ở môi trường gia đình không hoàn hảo như gia đình có cấu trúc lỏng lẻo, gia đình không hoàn thiện, gia đình có người thân vi phạm pháp luật... điều này đã ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển nhân cách, từ đó dễ phát sinh hành vi phạm tội nói chung, các tội XPSKCCN nói riêng. Sống trong một gia đình không hạnh phúc, bố mẹ thường xuyên đánh chửi nhau, bạo lực gia đình đến mức độ ghê sợ thì trẻ em sống trong môi trường đó sẽ dần dần mất niềm tin vào cuộc sống, không nơi nương tựa về tinh thần, không có ý thức trong việc học tập và rèn luyện bản thân dưới sự hướng dẫn, chăm sóc của cha mẹ. Từ đó sinh ra chán nản, đua đòi, tham gia vào các nhóm xã hội tiêu cực, hành động theo tâm lý đám đông có tính chất tự phát, thể hiện sự bồng bột của tuổi trẻ, dẫn đến những hành vi phạm tội. Qua khảo sát 300 người bị kết án về các tội XPSKCCN trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ, có tới 82 người sống trong môi trường gia đình không thuận lợi (chiếm khoảng 27,3%)31tức là những bị cáo này có bố mẹ hoặc anh chị em ruột có tiền án; bạo lực gia đình xảy ra thường xuyên; bố và các anh em trai thường xuyên nhậu nhẹt, say xỉn, gây gổ với hàng xóm... Ngoài ra việc bố mẹ học vấn thấp, ít hiểu biết pháp luật cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc giáo dục con cái bị hạn chế. Theo kết quả khảo sát 250 bị cáo phạm tội cố 3 Kết quả khảo sát 300 bản án của TAND các tỉnh Tây nam bộ xét xử tội XPSKCCN. 4 Kết quả khảo sát 300 bản án của TAND các tỉnh Tây nam bộ xét xử tội XPSKCCN. ý gây thương tích trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ cho thấy có 82/250 bị cáo (chiếm 32,8% tổng số bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích) sống trong gia đình hoặc bố, mẹ hay người lớn trong gia đình có trình độ học vấn thấp.42Điều này cho thấy trình độ học vấn thấp của bố mẹ có ảnh hướng đáng kể đến xu hướng phạm tội của con cái. Gia đình quá nuông chiều con cái cũng góp phần hình thành những đặc điểm phẩm chất, nhân cách không tốt ở con cái. Do đó bố mẹ quá nuông chiều, dễ dàng đáp ứng yêu cầu của con cái, tất yếu sẽ hình thành nên một tính cách xấu là thói quen hưởng thụ vật chất, lãng phí tiền bạc và không biết quan tâm đến người khác, thậm chí còn không có tinh thần nhẫn nại và chịu khó. Việc nuông chiều con quá mức sẽ khiến trẻ ỷ lại, không biết giá trị của lao động và không biết cách tự lập trong cuộc sống sau này. Hoặc xuất phát từ việc quan điểm nuôi con cái không được thống nhất giữa cha và mẹ. Trong lúc bố dạy con thì mẹ lại nuông chiều, che chở. Khi bố mẹ dạy con thì ông, bà lại can thiệp. Từ đó, con cái sẽ không có quan niệm đúng sai, đồng thời lúc nào cũng trốn trong “cái ô bảo vệ”. Khi con phạm pháp, nhẹ thì là vi phạm hành chính, dân sự, nặng thì hình sự, bố mẹ lại tìm mọi cách chạy chọt để con không bị pháp luật xử lý. Một số gia đình thiếu gương mẫu, vi phạm pháp luật (cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, có tiền án...) nên không đủ hiểu biết và cũng không đủ tư cách để định hướng đầy đủ những chuẩn mực xã hội cho con cái, không có phương pháp dạy con hợp lý. Hệ quả là con cái sẽ tự đánh giá thấp về bản thân và những người thân trong gia đình, dẫn đến tự ti, chán nản, dễ nhiễm tiêu cực. Việc đối xử Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 33 thô bạo của bố mẹ với các em như đánh đập, chửi mắng thậm tệ khi các em mắc lỗi sẽ hình thành những tính cách tiêu cực như tính lỳ lợm, nảy sinh tâm lý trả thù và rất dễ tham gia vào các nhóm có cùng tính cách, thích đánh nhau, tìm cách giải tỏa những ức chế mình phải chịu đựng. Họ biến những bực dọc từ sự trừng phạt của cha mẹ sang người khác bằng hành vi phá phách, gây gổ, đánh nhau. Ví dụ: Vào sáng ngày 27/7/2017 Thạch H và Thạch ST ngồi nói chuyện và uống rượu thì Thạch H và Thạch ST có xảy ra cãi vã. Thạch ST dùng tay đánh vào đầu Thạch H nhưng H né được không trúng, Thạch H dùng tay phải đánh trả lại trúng vào người của Thạch ST hai cái. Sau đó Thạch H đi xuống nhà sau lấy một cây dao dài khoảng 25cm (loại dao mác) cầm trên tay đi lên nhà trước. Lúc này Thạch H thấy Thạch ST bỏ đi nên đuổi theo dùng tay phải cầm dao chém 01 cái từ phía sau hướng từ trên xuống trúng vào đầu, vào thái dương của ST. Khi gây án xong Thạch H bỏ dao tại hiện trường rồi đi vào nhà, còn Thạch ST được người thân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện CN. Đến ngày 07/8/2017 thì xuất viện. Qua giám định tỷ lệ thương tật của T là 33%.51 Nghiên cứu hồ sơ vụ án cho thấy, Thạch H là người sống trong gia đình có nhiều người thân vi phạm pháp luật như cha của H là người có 2 tiền án về tội cố ý gây thương tích, 01 tiền sự , bản thân H cũng có trình độ học vấn thấp. Do đó tại địa phương H là người ngang tàng ngỗ ngược, học theo bản tính của cha, sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết những mâu thuẫn, dù là mâu thuẫn nhỏ nhất. Tất cả những nguyên nhân từ phía gia đình đó đều có thể dẫn tới việc hình thành một lớp người trẻ trong xã hội sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, dùng bạo lực để 5 Bản án số 05/2018/HSST ngày 27/4/2018 của TAND tỉnh Trà Vinh giải quyết xung đột. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn tới hành vi phạm các tội XPSKCCN trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ. 3. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường giáo dục nhà trường Đặc trưng của các tỉnh Tây Nam Bộ là hàng năm người dân khu vực này đều có mùa nước lũ. Mùa lũ về, nước ngập nhiều nơi khiến đời sống bà con vùng đầu nguồn An Phú (An Giang), Tân Châu (Đồng Tháp), Đồng Tháp Mười (Long An) càng khó khăn gấp bội. Học sinh vùng lũ đến trường lắm gian nan do cách trở đò giang, đường sá lầy lội, ngập sâu. Để đến được trường không những các em phải vượt hàng chục cây số đường đất mà còn chông chênh trên chiếc xuồng, vỏ lãi, “cáp treo” giữa dòng nước chảy xiết. Chính từ sự khó khăn ấy mà nhiều em học sinh vùng lũ chưa được đến trường, hoặc đến trường trong những điều kiện rất khó khăn. Do đó, việc học tập ở những khu vực này còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, cũng như nhiều địa phương khác, hiện nay đa số các trường học ở các tỉnh Tây Nam bộ chủ yếu thực hiện việc dạy kiến thức cho học sinh, chưa chú trọng việc dạy kỹ năng sống. Chương trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành, vận dụng kiến thức; Phương pháp giáo dục phần nhiều theo lối thụ động, áp đặt, chưa áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nên không phát huy được tính sáng tạo, chủ động của học sinh. Việc kiểm tra, thi và đánh giá còn lạc hậu, thiếu thực chất. Một số nơi học sinh bị quá tải do phải học thêm quá nhiều. Nhiều học sinh gia đình nghèo, không có điều kiện học thêm nên không theo kịp chương trình, do đó chán học vì thấy thiếu sự công bằng trong giáo dục và 34 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion mất niềm tin vào thầy cô giáo Kết quả điều tra xã hội đối với 120 giáo viên là chủ nhiệm lớp, và giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân tại các trường trung học cơ sở và phổ thông trung học cho thấy: chỉ có 11% phiếu trả lời là nhà trường định kỳ hàng quý tổ chức các buổi sinh hoạt về nội dung pháp luật, kỹ năng sống cho học sinh; 31% trả lời là không thường xuyên; còn lại 58% trả lời là rất ít hoặc không có.61 4. Những tác động tiêu cực của môi trường kinh tế, xã hội Trong nền kinh tế thị trường, dù đang trong quá trình hình thành, chưa hoàn chỉnh nhưng kinh tế thị trường đã tạo ra sự khác biệt, làm gia tăng phân tầng xã hội trong các tầng lớp dân cư. Hiện nay, bất bình đẳng chủ yếu diễn ra giữa đô thị và nông thôn và ngày càng gia tăng; mức độ bất bình đẳng nội vùng cũng ngày càng cao. Sự chênh lệch về mức sống ngày càng tăng, tạo nên một sự phân tầng xã hội trong hầu hết các nhóm xã hội.72 Chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư có xu hướng tăng lên và sự cách biệt giữa thành thị - nông thôn, giữa các vùng, miền, giữa các dân tộc ở các tỉnh Tây Nam bộ cũng như trên phạm vi cả nước vẫn còn đáng kể. Sự phân hoá ở đô thị diễn ra mạnh nhất, sau đó đến các vùng nông thôn. Sự phân tầng xã hội gia tăng làm cho khác biệt giàu - nghèo ngày càng dãn rộng. Những bất bình đẳng xã hội vượt quá giới hạn hợp lý sẽ có thể gây nên những bất ổn định, tiêu cực và xung đột xã hội. Phân tầng xã hội tạo ra sự đa dạng trong các hình mẫu của lối sống giàu, nghèo. Nhóm người nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu 6 Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 7 Lại Hoa, Chênh lệch giàu-nghèo giữa các nơi ngày càng xa, Báo Điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam, Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/chenh-lech-giau-ngheo-giua-cac-noi-ngay-cang-xa-851430.vov, đăng ngày 13/12/2018. 8 Trần Hữu Tráng (2011), Nạn nhân của tội phạm, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 19. 9 Trần Hữu Tráng (2011), Nạn nhân của tội phạm, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 24. số, ngày càng bị rơi vào xu hướng nghèo thêm so với mức sống của những người giàu có. Sự bất bình đẳng đã và sẽ gây ra những phản ứng mang tính tiêu cực. Thêm vào đó việc thực thi dân chủ ở cơ sở chưa được bảo đảm, lại bị kẻ xấu kích động, lôi kéo, nên một bộ phận người dân cảm thấy bức xúc, dễ có những hành động vi phạm pháp luật, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác khi có những tình huống xấu xảy ra. 5. Nguyên nhân từ phía nạn nhân Trong các tội XPSKCCN có một nguyên nhân quan trọng, đó là lỗi từ phía nạn nhân. Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức phải chịu những hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác mà những hậu quả thiệt hại này là do hành vi phạm tội trực tiếp gây ra.83Nạn nhân của các tội XPPSKCCN là các cá nhân chịu các thiệt hại về sức khỏe, tinh thân. Ở đây cần phân biệt 2 trường hợp: nạn nhân có lỗi và nạn nhân không có lỗi. Nạn nhân có lỗi là trường hợp cách ứng xử của họ có thể là nguyên nhân phát sinh tội phạm hoặc là điều kiện thúc đẩy cho tội phạm thực hiện.94Nạn nhân có lỗi là những nạn nhân đã có các hành vi, xử sự không đúng chuẩn mực đạo đức, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi hoặc thúc đẩy hành vi phạm tội thực hiện. Hay nói cách khác, giữa hành vi, xử sự của nạn nhân với hành vi phạm tội có mối quan hệ mật thiết với nhau với nhau. Hành vi xử sự của nạn nhân là một trong các yếu tố thúc đẩy, làm phát sinh tội phạm. Như trường hợp nạn nhân thiếu hiểu biết về pháp luật, dẫn đến mâu thuẫn với Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 35 bị cáo trong cách hiểu vấn đề; hoặc nạn nhân thích phô trương, khoe khoang; cũng có thể là thái độ khinh bỉ, coi thường bị cáo là người văn hóa thấp hay nghèo khó; cũng có thể là sự hám lợi, bội ước của nạn nhân trong việc vay mượn tiền bạc, tài sản. Hoặc nạn nhân có lối sống phi đạo đức, vi phạm pháp luật. Cũng có thể là nạn nhân có khả năng tự vệ yếu, không cảnh giác trước sự tấn công của bị cáo sau những sự kiện như cãi vã, tranh chấp đất đai, va chạm giao thông, dù đã được hòa giải nhưng có thể vẫn xảy ra hiện tượng trả thù. Nhất là trường hợp phạm tội do trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do lỗi của người bị hại. Điển hình như vụ án Nguyễn Văn Thành ở Kiên Giang. Đêm ngày 7-12-2017, Thành có ngồi nhậu cùng với Nguyễn Minh Văn, 42 tuổi, và một số người khác tại nhà trọ của ông Võ Đình Trọng, ở khu phố 2, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc. Được một lúc thì Thành bỏ vào ngủ trước. Một lúc sau, khi tàn cuộc nhậu, Văn cũng vào nhà nghỉ nhưng do mở cửa gây tiếng ồn lớn nên ông Trọng (chủ nhà trọ) bước ra nhắc nhở Văn thì 2 bên xảy ra cự cãi dẫn đến ẩu đả. Lúc này Thành thức giấc bước ra thì thấy chủ nhà trọ bị Văn đánh. Tuy không liên quan đến mình, thay vì vào can ngăn thì Thành lại xông lên bênh vực ông Trọng và đẩy Văn té xuống nền nhà bất tỉnh, đến sáng hôm sau nạn nhân đã tử vong tại bệnh viện.101 Tóm lại, những yếu tố tiêu cực trong môi trường sống, bao gồm các yếu tố tiêu cực trong môi trường gia đình, môi trường giáo dục trong trường học, môi trường kinh tế-xã hội cũng như những cách cư xử, thái độ không đúng mực của nạn nhân là những yếu tố đóng vai trò nguyên nhân và điều kiện 10 Trích Bản án số 20/2017/HSST ngày 4/8/2017 của TAND tỉnh Kiên Giang trong mối quan hệ tác động qua lại với những yếu tố thuộc về chủ thể của tội phạm sẽ làm phát sinh các hành vi phạm tội XPSKCCN. Nghiên cứu làm rõ các nguyên nhân và điều kiện khách quan làm phát sinh các hành vi phạm tội XPSKCCN sẽ là những căn cứ quan trọng không thể thiếu trong việc xây dựng các giải pháp phòng ngừa tội phạm, nhằm hạn chế, loại trừ các yếu tố tiêu cực đóng vai trò là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. Tài liệu tham khảo: 9. Lại Hoa, Chênh lệch giàu-nghèo giữa các nơi ngày càng xa, Báo Điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam, Nguồn: https://vov.vn/xa- hoi/chenh-lech-giau-ngheo-giua-cac-noi- ngay-cang-xa-851430.vov, đăng ngày 13/12/2018. 10. Kết quả khảo sát 300 bản án của TAND các tỉnh Tây nam bộ xét xử tội XPSKCCN 11. Phạm Văn Tỉnh (2008), Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay – Mô hình lý luận, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 6/2008, tr. 79-83. 12. Tòa án các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Bản án các tội XPSKCCN các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017. 13. Tòa án các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Báo cáo kết quả thực hiện các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017. 14. Trần Hữu Tráng (2011), Nạn nhân của tội phạm, Nxb Giáo dục Việt Nam. 15. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 16. Võ Khánh Vinh (2008), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Địa chỉ tác giả: Nghiên cứu sinh Luật khóa 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_nhan_va_dieu_kien_khach_quan_cua_tinh_hinh_cac_toi_xa.pdf
Tài liệu liên quan