Thứ hai, sửa đổi quy định của khoản 1
Điều 4 BLTTDS năm 2015 về chủ thể có
quyền khởi kiện, yêu cầu và các điều có liên
quan trong Bộ luật này cho phù hợp với
BLDS năm 2015; theo đó, chỉ có cá nhân,
pháp nhân có quyền khởi kiện, yêu cầu và
được xác định là đương sự trong vụ việc dân
sự. Đồng thời, Toà án nhân dân tối cao cần
ban hành văn bản hướng dẫn về quyền khởi
kiện và việc xác định tư cách đương sự của
hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không
có tư cách pháp nhân theo hướng: tranh chấp
liên quan đến tổ hợp tác, hộ gia đình, tổ chức
khác không có tư cách pháp nhân thì thành
viên của tổ hợp tác, hộ gia đình, tổ chức
không có tư cách pháp nhân là người khởi
kiện và được xác định là đương sự trong vụ
án dân sự.
Thứ ba, sửa đổi Điều 348 BLTTDS năm
2015 theo hướng, khi giải quyết vụ việc dân
sự thuộc trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 4 BLTTDS năm 2015, Hội đồng xét xử
cần căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật,
những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân
sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận
hoặc không chấp nhận kháng nghị và giải
quyết các vấn đề khác có liên quan.
Thứ tư, sửa đổi BLTTDS năm 2015 theo
hướng, bổ sung quy định không áp dụng các
quy định về thủ tục rút gọn để giải quyết các
vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng
đồng thời có quy định riêng về trình tự, thủ
tục thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự
chưa có điều luật áp dụng
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc “quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Theo Giáo sư Nguyễn Huy Đẩu: “Một quyền lợi được luật pháp công nhận nhiều khi
không đủ bảo đảm cho người có chủ quyền hưởng dụng: quyền lợi có thể bị phủ nhận, bị
xâm phạm”; vì vậy, “chủ thể quyền lợi bị tổn thương có quyền buộc tha nhân phải tôn trọng
9Số 13 (413) - T7/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
NGUYÊN TẮC “QUYỀN YÊU CẦU TÒA ÁN
BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ”1
Nguyễn Thị Thu Hà *
Vũ Hoàng Anh**
*PGS.TS. Trường Đại học Luật Hà Nội.
** ThS. Trường Đại học Luật Hà Nội.
Thông tin bài viết:
Từ khoá: Nguyên tắc, yêu cầu Toà án
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, Bộ
luật Tố tụng dân sự.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 10/6/2020
Biên tập : 22/6/2020
Duyệt bài : 28/6/2020
Article Infomation:
Keywords: Principles; right to request
courts to protect legitimate rights and
interests, Civil Procedure Code
Article History:
Received : 10 Jun. 2020
Edited : 11 Jun. 2020
Approved : 28 Jun. 2020
Tóm tắt:
Nguyên tắc “Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự” là một trong các nguyên tắc cơ bản và đặc
trưng của pháp luật tố tụng dân sự. Khi xây dựng Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015), nguyên tắc này đã được
sửa đổi, bổ sung, trong đó có những nội dung chứa đựng triết lý
pháp luật mới ảnh hưởng sâu sắc tới việc xây dựng và thực hiện
các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trong phạm vi bài viết
này, các tác giả tập trung trình bày về nội dung quy định của pháp
luật về nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự theo BLTTDS năm 2015 và từ đó đưa ra
các kiến nghị hoàn thiện.
Abstract:
The principle of “Right to request courts to protect legitimate
rights and interests of the involved parties” is one of the basic and
characteristic principles of the civil procedure law. This principle
was amended with new legal philosophies that have profoundly
influenced the development and enforcement of the legal
regulations on of civil procedure when the Civil Procedure Code
of 2015 was developed. Within the scope of this article, the author
put focus on discussions on the legal contents on the principle of
the right to request the court to protect the legitimate rights and
interests of the involved parties in accordance with the Civil
Procedure Code of 2015 and also provide recommendations for
further improvements.
1 Bài viết này có sử dụng kết quả nghiên cứu của Đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện quy định:
Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng” của Bộ luật TTDS
năm 2015” do TS. Nguyễn Văn Luật làm Chủ nhiệm.
Số 13 (413) - T7/202010
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
quyền lợi bị đe dọa bằng những phương tiện
hợp pháp”2. Nói cách khác, khi xây dựng
một hệ thống pháp luật, song song với việc
ghi nhận quyền và nghĩa vụ, Nhà nước cần
phải xây dựng các cơ chế để đảm bảo thực
hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Pháp luật dân
sự Việt Nam trù liệu nhiều phương thức giải
quyết tranh chấp dân sự, trong đó có phương
thức yêu cầu tòa án bảo vệ3. Quyền yêu cầu
tòa án bảo vệ đã được ghi nhận thành một
nguyên tắc trong BLTTDS năm 2015. Việc
ghi nhận nguyên tắc này là bước đầu nhằm
bảo đảm quyền tiếp cận công lý.
1. Nội dung của nguyên tắc quyền yêu cầu
tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
1.1. Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp
Muốn làm rõ nội dung của nguyên tắc
quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, trước hết cần phân biệt khái niệm
bảo vệ với khái niệm bảo đảm và bảo hộ.
Thứ nhất, phân biệt khái niệm bảo vệ và
bảo đảm: Xét về ngôn ngữ học, “bảo vệ”
được hiểu là chống lại mọi sự xâm phạm để
giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn4. Theo
đó, nội dung của việc bảo vệ gồm hai hoạt
động: một là, chống lại các hành vi xâm
phạm; hai là, giữ gìn cho luôn được nguyên
vẹn. Còn bảo đảm là, “làm cho chắc chắn
thực hiện được, giữ gìn được, hoặc có đầy
đủ những gì cần thiết”5; hoặc là “hứa chịu
trách nhiệm về điều gì”, “cam đoan giữ
được, làm được đầy đủ”6. Bảo đảm là điều
kiện cần phải có để thực hiện một điều gì,
công việc gì. Như vậy, bảo đảm và bảo vệ là
hai vấn đề khác nhau nhưng có nội dung tiếp
giáp nhau và có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau. Bảo vệ chỉ đặt ra khi các quyền lợi hợp
pháp bị xâm phạm, còn bảo đảm là tạo ra các
điều kiện cần thiết để chủ thể thực hiện được
các quyền lợi hợp pháp ngay cả khi không có
sự xâm phạm7. Phân tích rõ hơn, tiếp cận
theo sự tương hỗ, bảo đảm và bảo vệ là hai
khâu tiếp giáp, liền kề nhau trong hoạt động
giữ gìn nguyên vẹn các quyền lợi hợp pháp.
Pháp luật bảo đảm quyền lợi bằng cách tạo
ra các điều kiện thuận lợi để chủ thể của
quyền lợi luôn luôn được thụ hưởng quyền
lợi và hạn chế các hành vi xâm phạm. Tuy
nhiên, pháp luật không thể đảm bảo tuyệt đối
quyền lợi sẽ luôn luôn không bị xâm phạm,
lúc này các biện pháp bảo đảm quyền lợi
không còn tỏ ra hữu hiệu trong việc giữ gìn
nguyên vẹn giá trị của quyền lợi. Khi đó, cần
có biện pháp mạnh hơn để giữ nguyên giá trị
của quyền lợi, lúc này, các cơ chế, biện pháp
bảo vệ quyền lợi tỏ ra hữu hiệu nhằm mục
đích ngăn chặn ngay lập tức hoặc trong tương
lai gần các hành vi xâm phạm quyền lợi.
Thứ hai, phân biệt khái niệm bảo vệ và
bảo hộ: Bảo hộ theo nghĩa chung nhất là sự
che chở, không để bị hư hỏng, tổn thất8.
Trong khoa học pháp lý, bảo hộ thường được
hiểu là tất cả những hành vi mà Nhà nước
2 Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật Dân sự - Tố tụng Việt Nam, Xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ Tư pháp, Sài Gòn, tr.3.
3 Ngoài phương thức yêu cầu tòa án bảo vệ, các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự hiện nay gồm có:
tự bảo vệ, hòa giải, thương lượng và trọng tài.
4 Viện Ngôn ngữ học (2011), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb. Phương Đông, tr.34.
5 Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr.36.
6 Nguyễn Lân (2002), Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb. Văn học, Hà Nội, tr.40.
7 Võ Khánh Vinh (2003), Lợi ích xã hội và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, tr.196; trích trong Nguyễn
Công Bình (2006), Bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong tố tụng dân sự, Luận án Tiễn sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.23.
8 Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Từ điển tiếng Việt; trích trong: Nguyễn Văn Luật (2005), Bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam, Luận án Tiễn sĩ Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội, tr.39.
11Số 13 (413) - T7/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
thực hiện nhằm công nhận và bảo vệ một
quyền lợi nhất định9. Đối chiếu với khái
niệm bảo vệ đã được phân tích ở trên, có thể
nhận thấy bảo hộ và bảo vệ đều giống nhau
ở mục đích đó là chống lại các hành vi xâm
phạm quyền. Tuy nhiên, ở góc độ tổng quát,
bảo hộ có các điểm khác so với bảo vệ đó là:
một là, chủ thể thực hiện việc bảo hộ chỉ là
Nhà nước, trong khi chủ thể thực hiện hoạt
động bảo vệ ngoài Nhà nước, còn có thể là
chính cá nhân bị xâm phạm; hai là, bảo hộ
cũng có những điểm chung với bảo đảm, cụ
thể là việc Nhà nước nhằm tạo ra các điều
kiện thuận lợi để thực hiện một quyền nào
đó - nói cách khác, bảo hộ có một phần tính
chất giống bảo đảm và một phần tính chất
giống bảo vệ. Trong nghiên cứu khoa học
luật, thuật ngữ bảo hộ thường được sử dụng
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, ví dụ như bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Từ những phân tích trên, có thể thấy,
vấn đề bảo vệ quyền chỉ đặt ra khi có hành
vi xâm phạm tới quyền. Quyền yêu cầu tòa
án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là năng
lực pháp luật tố tụng dân sự của các chủ thể
và mọi chủ thể đều được bình đẳng về
quyền. Điểm giống nhau của quyền yêu cầu
tòa án bảo vệ với các quyền khác là ở chỗ
quyền này đã được trao sẵn cho các chủ thể
khi sinh ra (đối với cá nhân) hoặc khi thành
lập (đối với cơ quan, tổ chức có tư cách pháp
nhân). Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa
quyền yêu cầu tòa án bảo vệ so với các
quyền khác là ở chỗ quyền này chỉ có thể sử
dụng với điều kiện là có hành vi xâm phạm
tới quyền.
Trong tố tụng dân sự, dựa vào tính chất
của từng loại quan hệ dân sự mà nhà lập
pháp xây dựng các thủ tục phù hợp để giải
quyết các quan hệ đó. Việc xây dựng các thủ
tục tố tụng phù hợp giúp cho việc bảo vệ
quyền lợi hợp pháp được nhanh chóng, hiệu
quả và tiết kiệm. Hiện nay, có hai thủ tục
được sử dụng để giải quyết các quan hệ dân
sự bao gồm thủ tục giải quyết vụ án dân sự
và thủ tục giải quyết việc dân sự10. Theo đó,
các tranh chấp dân sự được giải quyết bởi thủ
tục giải quyết vụ án dân sự và được bắt đầu
bằng hành vi nộp đơn khởi kiện tại tòa án;
các yêu cầu dân sự được giải quyết theo thủ
tục giải quyết việc dân sự và được bắt đầu
bằng hành vi nộp đơn yêu cầu tại tòa án. Như
vậy, quyền yêu cầu tòa án bảo vệ được thể
hiện dưới hai hình thức là khởi kiện vụ án
dân sự hoặc yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Điều này được cụ thể hóa tại khoản 1 Điều 4
BLTTDS năm 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá
nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi
kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc
dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu
Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
mình hoặc của người khác”. So với BLTTDS
năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011),
BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm vai trò
của Tòa án trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân để phù hợp
với quy định của Hiến pháp năm 2013.
Thêm nữa, thuật ngữ “dân sự” được sử
dụng tại Điều 4 BLTTDS năm 2015 phải
được hiểu theo nghĩa rộng. Thuật ngữ “dân
sự” ở đây được sử dụng để đại diện cho các
nhóm quan hệ xã hội có tính chất tư bao
gồm: dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh thương mại và lao động. Tư duy của
các nhà lập pháp từ năm 2004 đến nay là giữ
nguyên quan điểm, các quan hệ pháp luật có
9 Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (2013), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, tr.243.
10 Đối với thủ tục giải quyết vụ án dân sự lại được xây dựng thành hai thủ tục đó là thủ tục thông thường và
thủ tục rút gọn, những vụ án dân sự đáp ứng Điều 316, 317 BLTTDS năm 2015 được áp dụng giải quyết
theo thủ tục rút gọn.
Số 13 (413) - T7/202012
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
11 Xem Điều 88 đến Điều 92 Bộ luật Dân sự năm 2015.
12 Xem thêm Điều 590, Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015, người thừa kế của người bị xâm phạm về nhân
thân có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
13 Xem Điều 68 BLTTDS năm 2015.
tính chất giống nhau sẽ được bảo vệ theo
những trình tự, thủ tục giống nhau11. Nội
dung của khoản 1 Điều 4 BLTTDS năm
2015 có thể làm rõ như sau:
Thứ nhất, cơ quan, tổ chức, cá nhân có
quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải
quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn có
quyền khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết vụ
việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình thì người khởi kiện, yêu cầu
phải có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm hoặc có quyền và lợi ích hợp pháp cần
được bảo vệ. Quyền khởi kiện, yêu cầu ở đây
có thể hình thành trong hai trường hợp: một
là trường hợp chủ thể đã tham gia vào quan
hệ pháp luật dân sự; hai là trường hợp chủ
thể không tham gia vào quan hệ pháp luật
dân sự nhưng được thế quyền, kế quyền hoặc
có quyền đối với người thứ ba. Kế quyền
được hiểu là việc được tiếp nối, chuyển giao
quyền từ chủ thể khác. Ví dụ, trong các
trường hợp hợp nhất, chia, tách pháp nhân thì
pháp nhân mới được kế thừa quyền và nghĩa
vụ của pháp nhân trước đó, trong đó có
quyền khởi kiện12 hoặc người thừa kế hàng
thứ nhất của người cho vay tiền có quyền
khởi kiện để yêu cầu người vay tiền thực hiện
nghĩa vụ13. Thế quyền được hiểu là việc thay
thế để thừa hưởng quyền từ chủ thể khác. Ví
dụ, bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ
có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho
người thế quyền theo quy định của Bộ luật
dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015).
Thứ hai, cơ quan, tổ chức, cá nhân có
quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải
quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác.
Không phải bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá
nhân nào cũng có quyền khởi kiện, yêu cầu
để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người
khác. Quyền khởi kiện, yêu cầu giải quyết
vụ việc dân sự trong trường hợp này được
xác định căn cứ vào quy định của pháp luật
nội dung, cụ thể:
- Theo quy định của BLDS năm 2015 thì
người đại diện theo pháp luật của người chưa
thành niên trừ người từ đủ mười lăm tuổi đến
chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động
theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân
sự bằng tài sản riêng của mình; người mất
năng lực hành vi dân sự; người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn
trong nhận thức và làm chủ hành vi của mình
có quyền khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ
việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người chưa thành niên, người mất
hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, người
có khó khăn trong nhận thức và làm chủ
hành vi.
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình,
cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên
hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện,
yêu cầu vụ việc về hôn nhân và gia đình theo
quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 5 Điều
84, khoản 2 Điều 86, khoản 3 Điều 102,
khoản 2 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014. Theo đó, các cơ quan này có
quyền khởi kiện, yêu cầu về huỷ việc kết hôn
trái pháp luật, yêu cầu thay đổi người trực
tiếp nuôi con sau khi ly hôn, yêu cầu hạn chế
quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên, tranh chấp xác định cha, mẹ, con, tranh
chấp về nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Cơ quan lao động, thương binh và xã
hội, hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu
13Số 13 (413) - T7/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
chấm dứt việc nuôi con nuôi theo Điều 26
Luật Nuôi con nuôi.
- Tổ chức đại diện tập thể lao động có
quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường
hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của tập thể người lao động.
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho
người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
- Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn
nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác theo quy định tại
khoản 2 Điều 10, khoản 5 Điều 84, khoản 2
Điều 86, khoản 3 Điều 102, khoản 2 Điều
119, khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 và Điều 26 Luật Nuôi con
nuôi. Trong trường hợp này thì các cá nhân
sau đây có quyền khởi kiện:
+ Vợ, chồng của người đang có vợ, có
chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ,
con, người giám hộ hoặc người đại diện theo
pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật.
+ Người thân thích có quyền yêu cầu thay
đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
+ Người thân thích có quyền yêu cầu
Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với
con chưa thành niên.
+ Cha, mẹ, con, người giám hộ có quyền
yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực
hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa
thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự
trong các trường hợp được quy định tại khoản
2 Điều 101 của Luật Hôn nhân gia đình.
+ Người thân thích có quyền yêu cầu
Tòa án buộc người không tự nguyện thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện
nghĩa vụ đó.
+ Cha, mẹ, người thân thích khác có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi
một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm
chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn
nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của
họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
+ Cha mẹ nuôi, con nuôi đã thành niên,
cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi
có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Thứ ba, cơ quan, tổ chức khởi kiện để
bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng:
Cũng giống như trường hợp thứ hai,
không phải bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng
có quyền để khởi kiện vì lợi ích Nhà nước,
lợi ích công cộng. Những cơ quan, tổ chức
có quyền khởi kiện trong trường hợp này
phải được Nhà nước trao quyền quản lý
trong phạm vi lĩnh vực nhất định. Ví dụ: cơ
quan Tài nguyên và Môi trường có quyền
khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án
buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi
gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường
thiệt hại, khắc phục sự cố gây ô nhiễm môi
trường. Ở đây, cơ quan, tổ chức khởi kiện
không có quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm
nhưng vẫn được xác định tư cách là nguyên
đơn trong vụ án dân sự14. Hiện nay, không
có quy định cho phép cá nhân được khởi
kiện vì lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng.
Có lẽ xuất phát từ sự phức tạp trong những
vụ án liên quan đến lợi ích Nhà nước, lợi ích
công cộng và những khó khăn, hạn chế trong
hoạt động chứng minh của cá nhân đi kiện
cho lợi ích chung nên pháp luật chỉ ghi nhận
quyền khởi kiện của cơ quan, tổ chức trong
trường hợp này.
1.2. Trách nhiệm giải quyết vụ việc dân
sự của Tòa án trong trường hợp chưa có
điều luật áp dụng
14 Nguyễn Văn Tuân, Mở rộng nguồn pháp luật đảm bảo quyền tiếp cận công lý tại Việt Nam, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 17/2018, tr.15.
Số 13 (413) - T7/202014
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Muốn xây dựng một nhà nước pháp
quyền và hình thành tư duy sống, làm việc
theo pháp luật thì đòi hỏi đặt ra là phải bảo
đảm cho xã hội luôn có đủ pháp luật để tuân
theo. Quan điểm triết học Mác-Lênin cho
rằng, nhận thức là cái có sau thực tại15. Theo
đó, dễ nhận thấy, pháp luật cũng có những
hạn chế về tầm nhìn nên không thể dự liệu
trước mọi tình huống pháp lý có thể xảy ra
trong đời sống. Thêm vào đó, quan hệ dân
sự là một trong những quan hệ phong phú,
đa dạng và phổ biến nhất của đời sống. Dưới
tác động của hội nhập, đổi mới và phát triển,
các quan hệ dân sự luôn vận động, thay đổi
càng đặt ra nhiều thách thức đối với pháp
luật. Việc mong muốn pháp luật thành văn
(hay luật viết) có thể điều chỉnh mọi quan hệ
dân sự là điều bất khả thi. Cũng như bất kỳ
sự tồn tại khách quan nào, luật viết luôn ở
trong tình trạng vận động hướng tới sự hoàn
thiện nhưng không bao giờ đạt đến sự tuyệt
đối16. Chính vì vậy, việc đặt ra nguyên tắc
giải quyết các quan hệ dân sự khi chưa có
luật áp dụng là điều rất quan trọng.
Để giải quyết các hạn chế của việc thiếu
luật điều chỉnh, nhiều quốc gia trên thế giới
đã ghi nhận nguyên tắc tòa án không được
từ chối thụ lý hay còn được gọi là nguyên
tắc “bắt khẳng thụ lý” trong Hiến pháp và
các bộ luật của mình. Nguyên tắc này đã tạo
ra cơ sở pháp lý quan trọng để người dân
bước đầu được tiếp cận công lý tại Tòa án
và hạn chế được tình trạng Tòa án trả lại đơn
khởi kiện thiếu căn cứ. Kế thừa sự phát triển
của pháp luật tố tụng dân sự trên thế giới, lần
đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Nhà nước
ta, quy định Tòa án không được từ chối giải
quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có luật áp
dụng đã được ghi nhận. Cụ thể, khoản 2
Điều 4 BLTTDS năm 2015 quy định: “Tòa
án không được từ chối giải quyết vụ việc dân
sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Vụ
việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là
vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của
pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc
dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá
nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều
luật để áp dụng”. Việc bổ sung quy định này
làm kết cấu của Điều 4 trở nên chặt chẽ. Nếu
khoản 1 Điều 4 ghi nhận quyền của người
dân trong việc “cầu viện” công lý thì khoản
2 Điều 4 đặt ra trách nhiệm và cách ứng xử
của Tòa án trước sự “thỉnh cầu” của người
dân. Quy định trên vừa đặt ra thách thức để
các thẩm phán phải luôn trau dồi năng lực
chuyên môn của mình, vừa là cơ hội để thẩm
phán thể hiện đúng vai trò là “đại diện công
lý”, là “đỉnh cao của nghề luật”.
Bên cạnh đó, quy định của khoản 2 Điều
4 BLTTDS năm 2015 cần được hiểu ở phạm
vi rộng hơn như sau:
Thứ nhất, về điều kiện tòa án không
được từ chối giải quyết vụ việc dân sự:
Không phải tất cả các trường hợp khi
người dân có đơn khởi kiện, yêu cầu giải
quyết vụ việc dân sự là Tòa án đều thụ lý giải
quyết. Tòa án chỉ có trách nhiệm thụ lý vụ
việc dân sự nếu vụ việc dân sự đó thoả mãn
đồng thời các điều kiện sau đây: (i) quan hệ
được yêu cầu giải quyết thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật dân sự tức là các quyền,
nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá
nhân, pháp nhân trong các quan hệ được
hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí,
độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm; (ii)
quan hệ được yêu cầu giải quyết thuộc thẩm
quyền giải quyết của toà án theo thủ tục tố
tụng dân sự, tức là quan hệ đó không thuộc
15 Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp phân tích luật viết, Nxb. Tư pháp, Hà Nội
năm 2016, tr.11.
16 Xem khoản 12 Điều 25, khoản 8 Điều 26, khoản 6 Điều 27, khoản 7 Điều 28, khoản 4 Điều 29, khoản 4
Điều 30, khoản 3 Điều 31, khoản 3 Điều 32 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ
chức khác hoặc không được giải quyết ở Tòa
án theo thủ tục khác như thủ tục tố tụng hành
chính, thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục tuyên
bố phá sản; (iii) quan hệ được yêu cầu giải
quyết chưa có điều luật áp dụng.
Ví dụ, các bên trong quan hệ hôn nhân
yêu cầu tòa án giải quyết ly thân. Đây được
coi là quan hệ dân sự chưa có điều luật áp
dụng vì hiện nay ly thân chưa được quy định
trong Luật Hôn nhân và gia đình. Ly thân là
vấn đề pháp lý có ảnh hưởng đến các quan
hệ nhân thân và tài sản là đối tượng điều
chỉnh của pháp luật dân sự và không thuộc
thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức
khác nên tòa án có trách nhiệm thụ lý giải
quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Thứ hai, nguyên tắc giải quyết vụ việc
dân sự trong trường hợp chưa có điều luật
áp dụng: Một trong những nguyên tắc chung
được ghi nhận trong pháp luật tố tụng của
Việt Nam là nguyên tắc thẩm phán xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Câu hỏi
đặt ra là làm thế nào để việc giải quyết các
vụ việc dân sự chưa có luật điều chỉnh không
vi phạm nguyên tắc trên. Giải pháp đặt ra là
phải xác định được nguyên tắc giải quyết
quan hệ dân sự khi chưa có luật. Điều này
giúp áp dụng thống nhất pháp luật và tránh
sự lạm quyền của thẩm phán. Theo Điều 45
BLTTDS năm 2015, việc giải quyết vụ việc
dân sự chưa có luật áp dụng được thực hiện
theo thứ tự sau: (1) Áp dụng tập quán; (2)
Áp dụng tương tự pháp luật; (3) Áp dụng
nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ
công bằng. Với quy định này, nhận thức về
nguồn pháp luật có sự thay đổi mang tính đột
phá chứ không chỉ bó hẹp trong luật thành
văn và tập quán như tư duy cũ.
Thứ ba, ảnh hưởng của nguyên tắc tòa
án không được từ chối giải quyết vụ việc dân
sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng tới các
quy định của BLTTDS năm 2015: Một trong
những vai trò của nguyên tắc là định hướng
cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
Tinh thần của khoản 2 Điều 4 có ảnh hưởng
sâu sắc tới các quy định về thẩm quyền dân
sự của tòa án. Trước đây, khoản cuối cùng
của mỗi điều luật trong phần thẩm quyền dân
sự của Tòa án theo loại việc đều quy định:
“Các tranh chấp hoặc yêu cầu khác mà
pháp luật có quy định”17. Theo quy định này,
với những tranh chấp phát sinh sau khi
BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm
2011) được ban hành, nếu không có văn bản
pháp luật khác quy định tranh chấp đó thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án
không có thẩm quyền giải quyết. Hiện nay,
để phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 4
BLTTDS 2015, khoản cuối cùng của các
điều luật về thẩm quyền dân sự của Tòa án
theo loại việc trong BLTTDS 2015 đã sửa
đổi như sau: “Các tranh chấp, yêu cầu khác
về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo
quy định của pháp luật”18. Với quy định này,
15Số 13 (413) - T7/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
17 Xem khoản 14 Điều 26, khoản 10 Điều 27, khoản 8 Điều 28, khoản 11 Điều 29, khoản 6 Điều 30, khoản
6 Điều 31, khoản 5 Điều 32, khoản 5 Điều 33 BLTTDS năm 2015.
18 BLTTDS Pháp quy định: “Thẩm phán nào từ chối xét xử, với lý do pháp luật không có quy định, quy định
không rõ ràng hoặc không đầy đủ thì có thể bị truy tố tội từ chối công lý”. Nhằm cụ thể quy định này, Điều
434-7-15 Bộ luật Hình sự Pháp ngày 01/03/1994 quy định: Nếu Thẩm phán từ chối công lý khi đã được
yêu cầu và tiếp tục từ chối công lý mặc dù đã được cảnh báo hoặc cấp trên ra lệnh thì bị phạt tiền 7500
Franc và cấm đảm nhiệm các chức vụ công quyền từ 5 đến 20 năm. Tại Bỉ, khi Thẩm phán từ chối công
lý sẽ bị phạt tiền từ 200 euro đến 500 Euro hoặc có thể cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc công việc trong lĩnh
vực công quyền. Hay trong Luật hình sự của Luxembourg có quy định: nếu Thẩm phán xâm phạm các
quyền tự do và các quyền hiến định khác sẽ bị phạt tù từ 15 ngày đến 1 năm. Xem: Ngô Quốc Chiến
(2016), “Quyền tiếp cận công lý của công dân và nghĩa vụ xét xử của Tòa án”, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, (03), tr.15 - 16.
Số 13 (413) - T7/202016
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
trừ những tranh chấp dân sự đã được ghi
nhận rõ là thuộc thẩm quyền giải quyết của
các cơ quan, tổ chức khác thì các tranh chấp
dân sự còn lại thuộc phạm vi điều chỉnh của
pháp luật dân sự đều thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án. Như vậy, quy định của
khoản 2 Điều 4 đã mở rộng thẩm quyền giải
quyết vụ việc dân sự của Tòa án.
Ngoài ra, khi Toà án giải quyết vụ việc
chưa có điều luật áp dụng thì bắt buộc phải
có sự tham gia của Viện kiểm sát theo quy
định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2015
nhằm đảm bảo Toà án giải quyết vụ việc dân
sự này đúng đắn, chính xác. Hoặc để có căn
cứ cho Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao lựa chọn án lệ thì trong các phán
quyết của Toà án khi giải quyết các vụ việc
dân sự chưa có điều luật áp dụng, hội đồng
xét xử sơ thẩm, phúc thẩm ngoài việc phải
căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem
xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên
tòa để phân tích, đánh giá, nhận định về yêu
cầu, các tình tiết của vụ án, những căn cứ
pháp luật mà Tòa án áp dụng, thì còn phải
căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật,
những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân
sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận
hoặc không chấp nhận yêu cầu và giải quyết
các vấn đề khác có liên quan (Điều 266, 313
BLTTDS năm 2015).
Thứ tư, chế tài pháp lý áp dụng cho
thẩm phán vi phạm nguyên tắc Tòa án không
được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý
do chưa có luật áp dụng: Một quy định dẫu
có giá trị đến đâu cũng trở thành vô nghĩa
nếu không đặt ra chế tài phù hợp dành cho
nó. Việc xử lý trách nhiệm đối với thẩm phán
một cách công bằng, kịp thời, khách quan và
nghiêm minh là một đòi hỏi quan trọng để
bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc trên.
Nghiên cứu pháp luật tố tụng dân sự một số
nước, có thể thấy chế tài áp dụng cho thẩm
phán từ chối công lý được áp dụng khác
nhau. Tùy theo mức độ vi phạm mà thẩm
phán có thể bị phạt tiền, cấm đảm nhiệm
chức vụ hoặc chịu hình phạt tù1. Ở Việt
Nam, Tòa án Nhân dân tối cao đã ban hành
quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày
19/06/2017 quy định về xử lý trách nhiệm
người giữ chức danh tư pháp trong Toà án
nhân dân. Theo đó, Điều 9 và Điều 10 của
Quyết định này quy định, thẩm phán sẽ bị xử
lý trách nhiệm bằng hình thức kiểm điểm
trước cơ quan, đơn vị khi: “Trả lại đơn khởi
kiện không đúng quy định của pháp luật, gây
ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc gây dư luận
xấu, ảnh hưởng đến uy tín của TAND”. Nếu
vẫn tiếp tục vi phạm, thẩm phán có thể bị
tạm dừng thực hiện nhiệm vụ được giao
trong 30 ngày. Để người dân bảo vệ tốt
quyền lợi của mình, khoản 2 Điều 192
BLTTDS năm 2015 quy định: khi trả lại đơn
khởi kiện cho người khởi kiện, thẩm phán
phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn. Văn
bản này là cơ sở để đương sự thực hiện
quyền khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện
của Tòa án nếu cho rằng hành vi đó là không
đúng quy định của pháp luật.
2. Những bất cập trong quy định của
pháp luật về nguyên tắc quyền yêu cầu
Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Thứ nhất, việc sử dụng thuật ngữ “vụ
việc dân sự” tại khoản 2 Điều 4 BLTTDS
năm 2015 là chưa phù hợp về logic. Xét về
trình tự tố tụng, trước khi vào sổ thụ lý vụ
việc dân sự, thẩm phán phải thực hiện thủ
tục tiền thụ lý. Thủ tục tiền thụ lý bao gồm
các công việc như xem xét quyền của chủ
thể khởi kiện, năng lực hành vi tố tụng dân
sự của chủ thể khởi kiện, thẩm quyền của
Tòa án Nếu tranh chấp hoặc yêu cầu dân
sự không đáp ứng các điều kiện thụ lý thì
Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.
Một tranh chấp dân sự hoặc một yêu cầu dân
sự chỉ trở thành một vụ án dân sự hoặc một
việc dân sự nếu Tòa án chấp nhận thụ lý
quan hệ đó. Khi Tòa án từ chối giải quyết
17Số 13 (413) - T7/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
một quan hệ pháp luật chính là việc Tòa án
từ chối thụ lý giải quyết quan hệ đó, việc từ
chối lúc này được diễn ra ở giai đoạn tiền thụ
lý nên vụ việc dân sự chưa thể được hình
thành.
Thứ hai, khoản 1 Điều 4 BLTTDS năm
2015 quy định chủ thể có quyền khởi kiện,
yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự bao gồm
cơ quan, tổ chức, cá nhân. Điều này dẫn đến
các cách hiểu khác nhau về chủ thể khởi
kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là tổ
chức. Cách hiểu thứ nhất cho rằng, khi
BLTTDS năm 2015 dùng từ tổ chức thì cần
hiểu là sẽ có tổ chức có tư cách pháp nhân
nhưng cũng có những tổ chức không có tư
cách pháp nhân và cả hai tổ chức này đều có
quyền khởi kiện, yêu cầu nhân danh cho
chính tổ chức đó và có thể là đương sự trong
vụ việc dân sự. Cách hiểu thứ hai cho rằng,
chủ thể được gắn với từ “tổ chức” sẽ luôn có
tư cách pháp nhân để độc lập tham gia tố
tụng tại toà án19.
Ngoài ra, quy định tại khoản 1 Điều 4
BLTTDS năm 2015 còn mâu thuẫn với quy
định của BLDS năm 2015. Theo quy định
của BLDS năm 2015, chỉ còn hai loại chủ
thể tham gia quan hệ dân sự là
cá nhân và pháp nhân; các chủ thể như hộ
gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư
nhân, văn phòng luật sư và các tổ chức khác
không có tư cách pháp nhân, không được coi
là chủ thể tham gia quan hệ dân sự. Vì vậy,
khi tham gia quan hệ dân sự, tổ hợp tác, hộ
gia đình, tổ chức khác sẽ tham gia với tư
cách là cá nhân hoặc nhóm cá nhân. Điều
101 BLDS năm 2015 quy định, “hộ gia đình,
tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách
pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các
thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ
chức khác không có tư cách pháp nhân là
chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện
tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự... Trường hợp thành viên của hộ gia đình,
tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách
pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không
được các thành viên khác ủy quyền làm
người đại diện thì thành viên đó là chủ thể
của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực
hiện”. Điều này có nghĩa là, khi tổ hợp tác,
hộ gia đình, tổ chức khác không có tư cách
pháp nhân không có năng lực chủ thể độc lập
tham gia vào các quan hệ pháp luật nội dung
thì cũng không thể trở thành chủ thể độc lập
nhân danh chính tổ chức trong các quan hệ
tố tụng. Hay nói cách khác, tổ hợp tác, hộ
gia đình, tổ chức khác không có tư cách pháp
nhân xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự
với tư cách là cá nhân hoặc nhóm cá nhân
thì khi xẩy ra tranh chấp liên quan đến các
giao dịch dân sự do các thành viên của tổ
hợp tác, hộ gia đình, tổ chức không có tư
cách pháp nhân thực hiện thì các thành viên
của tổ hợp tác, hộ gia đình, tổ chức không
có tư cách pháp nhân sẽ là người khởi kiện
và được xác định là đương sự trong vụ án
dân sự chứ hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức
khác không có tư cách pháp nhân không phải
là đương sự. Điều này cũng tương thích với
Luật doanh nghiệp năm 2014 khi quy định
chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị
đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trước Tòa án trong các tranh chấp liên
quan đến doanh nghiệp (khoản 3 Điều 185
Luật doanh nghiệp năm 2014).
Thứ ba, Theo quy định tại Điều 266 và
Điều 313 BLTTDS năm 2015 thì trong bản
án sơ thẩm, bản án phúc thẩm đều có quy
định rõ Hội đồng xét xử cần có phân tích, lý
giải, lập luận về cách áp dụng pháp luật khi
19 Nguyễn Thị Hương, Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ
Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2019, tr.89.
Số 13 (413) - T7/202018
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
ra phán quyết để giải quyết vụ việc dân sự
chưa có điều luật áp dụng. Tuy nhiên, đối với
quyết định giám đốc thẩm thì lại chỉ đề cập
chung chung là phải phân tích quan điểm về
việc giải quyết vụ án và những căn cứ để
chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị
(khoản 2 Điều 348 BLTTDS năm 2015) hoặc
chỉ đề cập đến trường hợp quy định của pháp
luật chưa rõ ràng, còn có cách hiểu khác nhau
thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần
có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật
còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải
thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra
nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm
pháp luật cần áp dụng nếu có (khoản 3 Điều
348 BLTTDS năm 2015). Trong quyết định
giám đốc thẩm chưa đề cập đến trường hợp
vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 4 BLTTDS năm 2015 thì hội đồng xét
xử giám đốc thẩm dựa trên căn cứ pháp lý
nào để giải quyết.
Thứ tư, theo quy định của Điều 44
BLTTDS năm 2015, thủ tục thụ lý, giải
quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp
dụng được thực hiện theo quy định của
BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên, vụ việc dân
sự chưa có điều luật áp dụng có những điểm
khác biệt so với các vụ việc dân sự thông
thường khác, thường là phức tạp hơn. Vì
vậy, ngoài việc pháp luật quy định Tòa án
thụ lý giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều
luật áp dụng theo các quy định chung về thụ
lý, giải quyết các loại vụ việc dân sự khác
thì pháp luật cần phải có những quy định
riêng về thụ lý, giải quyết loại vụ việc dân
sự này.
3. Kiến nghị
Thứ nhất, cần sửa đổi quy định của
khoản 2 Điều 4 BLTTDS năm 2015 như sau:
2. Tòa án không được từ chối giải quyết
tranh chấp, yêu cầu dân sự vì lý do chưa có
điều luật để áp dụng. Tranh chấp, yêu cầu
dân sự chưa có điều luật để áp dụng là tranh
chấp, yêu cầu dân sự thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời
điểm tranh chấp, yêu cầu dân sự đó phát
sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu
Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp
dụng.
Thứ hai, sửa đổi quy định của khoản 1
Điều 4 BLTTDS năm 2015 về chủ thể có
quyền khởi kiện, yêu cầu và các điều có liên
quan trong Bộ luật này cho phù hợp với
BLDS năm 2015; theo đó, chỉ có cá nhân,
pháp nhân có quyền khởi kiện, yêu cầu và
được xác định là đương sự trong vụ việc dân
sự. Đồng thời, Toà án nhân dân tối cao cần
ban hành văn bản hướng dẫn về quyền khởi
kiện và việc xác định tư cách đương sự của
hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không
có tư cách pháp nhân theo hướng: tranh chấp
liên quan đến tổ hợp tác, hộ gia đình, tổ chức
khác không có tư cách pháp nhân thì thành
viên của tổ hợp tác, hộ gia đình, tổ chức
không có tư cách pháp nhân là người khởi
kiện và được xác định là đương sự trong vụ
án dân sự.
Thứ ba, sửa đổi Điều 348 BLTTDS năm
2015 theo hướng, khi giải quyết vụ việc dân
sự thuộc trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 4 BLTTDS năm 2015, Hội đồng xét xử
cần căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật,
những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân
sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận
hoặc không chấp nhận kháng nghị và giải
quyết các vấn đề khác có liên quan.
Thứ tư, sửa đổi BLTTDS năm 2015 theo
hướng, bổ sung quy định không áp dụng các
quy định về thủ tục rút gọn để giải quyết các
vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng
đồng thời có quy định riêng về trình tự, thủ
tục thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự
chưa có điều luật áp dụng n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_tac_quyen_yeu_cau_toa_an_bao_ve_quyen_va_loi_ich_hop.pdf