Tuy nhiên, liệu developmental state có
phải là con đường duy nhất và khả thi với
tất cả các quốc gia trong việc đưa đất nước
“cất cánh” bay lên hay không vẫn là câu hỏi
chưa có lời giải đáp thống nhất. Một chủ đề
liên quan được đem ra tranh luận là nền kinh
tế của các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa
Kỳ. Rõ ràng là mặc dù trung thành với chủ
nghĩa tân tự do, kinh tế Mỹ vẫn ổn định và
tăng trưởng trong những năm gần đây, và
vẫn có sức chi phối cả thế giới. Điều đó cho
thấy nhà nước kiến tạo phát triển không phải
là con đường duy nhất cho con tàu thịnh
vượng của các quốc gia. Thêm vào đó, mặc
dù mô hình nhà nước kiến tạo phát triển đã
đem lại sự giàu có và thành công cho các
nước Đông Á vào cuối thế kỷ 20, nhưng bản
thân nó cũng đang phải đối mặt với những
thách thức ngay tại những quốc gia này.
Trên thực tế, có tác giả đã khẳng định kỷ
nguyên của mô hình nhà nước kiến tạo phát
triển đã kết thúc cùng cuộc khủng hoảng tài
chính châu Á (năm 1997), mà sau đó buộc
các quốc gia kiến tạo phát triển Đông Á phải
tiến hành các cải tổ kinh tế theo xu hướng tự
do (neoliberalism)62.
Xét trên toàn thế giới, cũng có một loạt
vấn đề đang đặt ra với mô hình nhà nước
kiến tạo phát triển. Ví dụ, liệu quá trình toàn
cầu hoá, tự do hoá thương mại, công nghệ
thông tin, với đặc trưng chung là mở rộng
môi trường kinh doanh và cạnh tranh tự do
trong hoạt động kinh tế liệu có thách thức
vai trò “chỉ huy” của các nhà nước trong mô
hình nhà nước kiến tạo phát triển? Hoặc quá
trình dân chủ hoá được đẩy mạnh trên thế
giới sau Chiến tranh lạnh và sự phát triển
của mạng xã hội liệu có mâu thuẫn với tính
chất quan liêu của bộ máy kỹ trị theo kiểu
các nhà nước kiến tạo phát triển?.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhà nước kiến tạo phát triển: Mô hình và triển vọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Bài viết phân tích các vấn đề cơ bản liên quan đến mô hình nhà nước
kiến tạo phát triển, bao gồm khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm, tính
chất, lịch sử hình thành, các dạng thức và xu hướng phát triển của nó.
NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN:
Vũ Công Giao*
Abstract:
This article provides analysis of core contents of the model of the
tectonic government for developments, including the concept,
origin, characteristics, nature, historical developments, types and its
perspective orientation.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: nhà nước kiến tạo phát
triển, phát triển kinh tế, dân chủ,
quản trị quốc gia, Chalmers Johnson.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 19/07/2017
Biên tập: 28/07/2017
Duyệt bài: 03/08/2017
Article Infomation:
Keywords: tectonic government
for development, economic
development, democracy, state
governance, Chalmers Johnson.
Article History:
Received: 19 Jul. 2017
Edited: 28 Jul. 2017
Appproved: 03 Aug. 2017
* PGS,TS, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
MÔ HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG
1. Khái niệm, nguồn gốc và đặc điểm của
“nhà nước kiến tạo phát triển”
Ở Việt Nam, trong mấy năm gần đây
thuật ngữ “nhà nước kiến tạo phát triển”
được sử dụng khá phổ biến, cả trên các
diễn đàn học thuật và trong các hoạt động
của Nhà nước. Về mặt ngữ pháp, “nhà nước
kiến tạo phát triển” không có từ gốc hoàn
toàn, mà nó được sử dụng để chuyển dịch ý
nghĩa của từ “developmental state” - được
giới học thuật quốc tế sử dụng một cách phổ
biến trong mấy thập kỷ gần đây để chỉ một
mô hình phát triển nhà nước mang đặc thù
của một số quốc gia Đông Á (Nhật Bản, Hàn
Quốc...).
Nếu tách rời bối cảnh thì
“developmental state” chỉ là “nhà nước phát
triển” (không có từ “kiến tạo”) - một thuật
ngữ không rõ nội hàm và có thể bị hiểu nhầm
với một thuật ngữ khác thường được dùng
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
8 Số 17(345) T9/2017
trong chính trị quốc tế, đó là “developed
countries” (các quốc gia phát triển). Tuy
nhiên, khi đặt trong bối cảnh mô hình phát
triển của các quốc gia Đông Á trong những
thập kỷ sau của thế kỷ 20 - mà đặc trưng cơ
bản là nhà nước đóng vai trò lãnh đạo, định
hướng sự phát triển kinh tế của đất nước -
thì việc chuyển ngữ “developmental state”
thành “nhà nước kiến tạo phát triển” như ở
Việt Nam là hợp lý và cần thiết.
Trong thực tế, quan điểm về vai trò
can thiệp và định hướng phát triển kinh tế
của nhà nước đã hình thành từ cuối thế kỷ 18
và đầu thế kỷ 19, gắn liền với các lý thuyết
về chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa tiền
tệ và an ninh quốc gia1. Tuy nhiên, giới học
thuật quốc tế có sự thống nhất cao khi thừa
nhận “developmental state” là thuật ngữ lần
đầu tiên được nêu ra bởi Chalmers Johnson,
trong cuốn “MITI 2 và Sự thần kỳ Nhật Bản:
Chính sách tăng trưởng công nghiệp giai
đoạn 1925-1975” (MITI and the Japanese
Miracle: The Growth of Industrial Policy
1925-1975), xuất bản năm 19823. Trong
cuốn sách này, Chalmers Johnson đã phân
tích những yếu tố dẫn đến “sự thần kỳ Nhật
Bản” - mà đặc biệt thể hiện trong quá trình
khôi phục, phát triển kinh tế rất thành công
của nước này từ đống tro tàn sau Chiến tranh
thế giới thứ Hai. Ông đã sử dụng thuật ngữ
“developmental state” để chỉ mô hình phát
triển mà Nhà nước Nhật Bản đã áp dụng
trong giai đoạn đó (và xa hơn nữa là từ thời
kỳ Minh trị). “Developmental state” sau đó
1 Bob Jessop, The Developmental State in an Era of Finance-Dominated Accumulation, in: Yin-Wah Chu-eds (2016),
p. 28, tại
2 Ministry of International Trade and Industry (Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Nhật Bản).
3 Johnson, Ch. (1982), MITI and the Japanese Miracle; The Growth of Industrial Policy 1925-1975, Stanford University
Press, tại
MITI%20and%20the%20Japanese%20Miracle%20Ch.%201.pdf.
4 Johnson, Ch. (1982), MITI and the Japanese Miracle: The Growth of Industrial Policy, 1925-1975, tlđd.
5 Johnson, Ch. (1999), “The Developmental State: Odyssey of A Concept”, in: Woo-Cumings, M. (ed.) (1999), The
Developmental State, Cornell University Press, p.32,
Cumings,Meredith_The_developmental_State_Odyssey_of_a_concept.pdf.
6 Johnson, Ch. (1999), “The Developmental State: Odyssey of A Concept”, tldd, tr. 2.
đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trong
giới nghiên cứu khi phân tích chính sách
kinh tế của các quốc gia trên thế giới trong
thời kỳ hiện đại. Nó cũng được sử dụng
trong nhiều báo cáo, văn kiện của các cơ
quan Liên hiệp quốc (đặc biệt là UNDP) và
nhiều tổ chức quốc tế khác.
Theo quan điểm của Chalmers
Johnson, “developmental state” là “cách
viết tắt của một mạng lưới liền mạch về
chính trị, quan chức, và uy thế của tiền bạc
giúp tạo nên đời sống kinh tế ở các nền tư
bản Đông Bắc Á”4. Ông thừa nhận rằng,
“một trong những mục đích chính trong việc
mở đầu ý tưởng về nhà nước kiến tạo phát
triển tư bản là để vượt qua sự tương phản
giữa nền kinh tế Hoa Kỳ [điển hình của mô
hình kinh tế tư bản thị trường tự do] và Liên
bang Xô viết [điển hình của mô hình kinh tế
kế hoạch tập trung]”5.
Như vậy, có thể rút ra kết luận là
thuật ngữ “nhà nước kiến tạo phát triển’
đầu tiên được Chalmers Johnson dùng để
chỉ một mô hình phát triển nằm giữa hệ
thống kinh tế tư bản thị trường tự do (free
market capitalist economic system) và hệ
thống kinh tế kế hoạch tập trung (centrally
planned economic system). Mô hình phát
triển ‘trung dung” này được Woo-Cumings
gọi là “hệ thống tư bản kế hoạch có chừng
mực” (a plan-rational capitalist system), với
đặc trưng là “kết hợp sở hữu tư nhân với sự
chỉ đạo của nhà nước”6.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
9Số 17(345) T9/2017
Từ thuật ngữ khởi đầu của Chalmers
Johnson, có nhiều tác giả khác nêu ra định
nghĩa về “developmental state”. Ví dụ, về
mặt tổ chức, trong một báo cáo vào năm
2012, UNDP cho rằng: “nhà nước kiến tạo
phát triển, theo nghĩa giản dị, đó là một nhà
nước đóng vai trò mạnh mẽ trong nền kinh
tế quốc gia với mục tiêu thúc đẩy phát triển
kinh tế”7. Trong một báo cáo khác, Hội đồng
Kinh tế cho châu Phi của Liên hiệp quốc
(UN Economic Commission for Africa - UN
ECA) và Liên minh châu Phi (African Union
- AU) xác định, nhà nước kiến tạo phát triển
là một nhà nước mà “đặt sự phát triển kinh
tế là mục tiêu cao nhất trong chính sách của
mình và có khả năng thiết kế các công cụ để
thúc đẩy mục tiêu đó”8.
Về mặt cá nhân, có quan điểm cho
rằng “nhà nước kiến tạo phát triển là một
nhà nước có quyền lực và được tổ chức hợp
lý để đạt được các mục tiêu phát triển của
nó”9. Quan điểm khác cho rằng, nhà nước
kiến tạo là nhà nước có năng lực thiết kế và
thực thi các mục tiêu phát triển của nó theo
cách thức áp đặt và chuyên chế nhằm tạo
ra sự tăng trưởng kinh tế 10. Quan điểm thứ
ba, nhà nước kiến tạo phát triển hàm ý một
7 UNDP Ethiopia (2012), Democratization in a Developmental State: The Case of Ethiopia - Issues, Challenges, and
Prospects, p. 7, tại
brief_democratisationinadevelopmentalstate_democraticgovernance.html.
8 UN ECA and AU, Economic Report on Africa (2011): Governing Development in Africa—the Role of the State in
Economic Transformation. Addis Ababa: UN ECA, tại
era2011_eng-fin.pdf.
9 Barbara Ingham, ‘The Meaning of Development: Interactions between “New” and “Old” Ideas’ in World Development,
Vol. 21, No. 11 (1993), tp.54-56
10 H. Schmiz (2005), State Capacity and Donor Proliferation. Sussex: Institute of Development Studies, p. 6; Dẫn theo
UNDP Ethiopia, tr. 6.
11 Meles Zenawi, “African Development: Dead Ends New Beginnings (Preliminary Draft)”. Dẫn theo UNDP Ethiopia,
tr. 6.
12 Vincent Wei-cheng Wang (2002), "Globalization and the Developmental State: Reflections on the Asian Financial
Crisis", University of Richmond, UR Scholarship Repository, tại: https://pdfs.semanticscholar.org/4562/
b969740ce505ac8a715f19ad563b752a1140.pdf.
13 Omano Edigheji (2005), ‘A Democratic Developmental State in Africa: A Conceptual Paper.’ Johannesburg: Centre for
Policy Studies, 2005, p.1, tại
14 Ví dụ, xem Thandika Mkandawire, “Thinking About Developmental States in Africa,” Cambridge Journal of Economics
(2001); Omano Edigheji, “A Democratic Developmental State in Africa? A Concept Paper,” Research Report No.105.
Johannesburg: Center for Policy Studies, 2005.
“nhà nước cứng rắn” ("hard state”) xét về
phương diện can thiệp vào hoạt động kinh
tế, thể hiện việc nó không chỉ điều chỉnh,
hướng dẫn (regulate, guide), mà còn giám
sát và kiểm soát (monitor and control) nền
kinh tế11. Quan điểm thứ tư xác định, nhà
nước kiến tạo phát triển là một nhà nước đặt
ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế; để
đạt mục tiêu đó, nhà nước tích cực can thiệp
vào thị trường, thông qua việc định hướng,
đặt ra quy tắc, điều phối, phân bổ nguồn lực
và sử dụng những công cụ chính sách đa
dạng khác12.
Như vậy, có thể thấy các định nghĩa
nêu trên đều tiếp cận nhà nước kiến tạo phát
triển từ hai góc độ chính: (i) ý thức hệ/tư
tưởng (ideological orientation) hướng tới
sự phát triển (lý luận về phát triển, hay phát
triển luận - developmentalism)13 và cấu trúc
thể chế (institutional arrangement) về mặt
chính trị và hành chính để hiện thực hóa các
chính sách phát triển của nó14. Theo UNDP,
đây cũng chính là hai đặc điểm cơ bản
(major features) của nhà nước kiến tạo phát
triển, đó là: a) [Có/dựa trên] một tư tưởng về
sự phát triển (a developmentalist ideology);
và b) [Có/dựa trên] những sắp xếp thể chế
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
10 Số 17(345) T9/2017
với các nguyên tắc và tiêu chuẩn mà có thể
hỗ trợ các quá trình phát triển15. Có học giả
xem đặc trưng thứ nhất như là ‘phần mềm’
(‘software’) còn đặc trưng thứ hai là phần
cứng (‘hardware’) của nhà nước kiến tạo
phát triển16.
Nói đến những đặc điểm cụ thể của
nhà nước kiến tạo phát triển nói chung,
Chalmers Johnson nêu ra các yếu tố sau
đây17:
- Có các quy tắc quản trị ổn định và
vững chắc do giới tinh hoa chính trị - quan
liêu thiết lập nên, tạo ra vị thế tương đối tự
chủ của nhà nước trước các sức ép chính trị
từ xã hội mà có thể gây trở ngại đến việc
thực hiện các chính sách kinh tế.
- Có sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực
công và tư (nhà nước và doanh nghiệp). Sự
hợp tác đó được bảo đảm và giám sát thực
hiện bởi một cơ quan chuyên trách (ví dụ:
MITI của Nhật Bản).
- Nhà nước đầu tư mạnh vào giáo dục,
y tế và thực hiện các chính sách nhằm bảo
đảm công bằng xã hội.
- Có một Chính phủ mạnh, thậm chí
chuyên chế, song nắm rõ và vận dụng tốt các
quy luật của kinh tế thị trường.
Cũng nói về những đặc trưng của nhà
nước kiến tạo phát triển, một học giả khác
kế thừa nhưng phát triển một số quan điểm
nêu trên của Chalmers Johnson khi nêu ra 6
điểm sau đây18:
- Có một tầng lớp quan liêu tinh hoa
(giới tinh hoa) gần gũi với nhà nước, tạo
15 UNDP Ethiopia, tlđd, tr. 7.
16 Linda Weiss, “Transformative Capacity and Developmental States: lessons for South Africa” HRSC Seminar Series,
Pretoria, South Africa, 18 February 2010. Dẫn theo UNDP Ethiopia, tlđd, tr.7.
17 Chalmers Jonhson (1985), ‘Political institutions and economic performance: The government-business relationship in
Japan, South Korea and Taiwan’, in Asian Economic Development: Present and Future, p. 73-89.
18 Adrian Leftwich, ‘Bringing Politics Back in: Towards a Model of the Developmental State’, The Journal of Development
Studies, 31 (3), p. 400-427.
19 UNDP Ethiopia, tlđd, tr. 7.
thành hạt nhân vững chắc và đoàn kết, hỗ trợ
cho nhà nước. Các chính sách phát triển chịu
ảnh hưởng của tầng lớp quan liêu ưu tú này.
- Nhà nước có tính tự chủ (độc lập)
tương đối trước áp lực của các giai cấp, tầng
lớp, nhóm xã hội và đặt lợi ích quốc gia lên
trên lợi ích của các nhóm này.
- Nhà nước điều phối kinh tế thông
qua một số thiết chế tổ chức chuyên biệt.
Các thiết chế này có thực quyền và năng
lực cao trong việc xây dựng và áp dụng các
chính sách phát triển.
- Xã hội yếu, chính quyền mạnh và
kiểm soát chặt xã hội ở thời kỳ đầu.
- Nhà nước ít chịu ảnh hưởng bởi các
lợi ích kinh tế tư nhân ở thời kỳ đầu. Quyền
lực và sự tự chủ của nhà nước được củng cố
trước khi giới tư bản trở thành một thế lực
có ảnh hưởng.
- Các quyền dân sự bị hạn chế, đặc
biệt ở thời kỳ đầu. Nhà nước có tính chuyên
chế cao song lại có được tính chính danh và
sự ủng hộ của người dân nhờ tạo ra sự tăng
trưởng kinh tế và phân phối tương đối công
bằng những lợi ích từ sự phát triển (về giáo
dục, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng).
Theo UNDP, những đặc điểm cụ thể
của nhà nước kiến tạo phát triển bao gồm19:
a) Bộ máy quan liêu mạnh, có thẩm
quyền, không bị chính trị hóa, được tách biệt
và không bị ảnh hưởng bởi các cuộc bầu cử
và các áp lực kinh doanh;
b) Giới lãnh đạo mạnh mẽ, có tầm
nhìn xa trông rộng, có khả năng (không nhất
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
11Số 17(345) T9/2017
thiết phải là độc đoán, chuyên chế) và có
cam kết lớn;
c) Kế hoạch phát triển quốc gia hiệu
quả;
d) Khả năng điều phối các hoạt động
kinh tế và các nguồn lực;
e) Hỗ trợ tầng lớp doanh nhân của
quốc gia, mà sẽ phát triển thành giai cấp tư
sản của quốc gia;
f ) Tập trung vào nâng cao năng lực
con người bằng cách đầu tư vào các chính
sách xã hội để thúc đẩy giáo dục, chăm sóc
sức khoẻ, nhà ở, và các cơ sở hạ tầng kinh tế
và xã hội khác;
g) Có niềm tin và sự tự tin vào việc
xây dựng các định chế và tiêu chuẩn như
pháp quyền, công lý, ổn định chính trị, và
hòa bình để đảm bảo 'sự tin tưởng thị trường'
(‘market trust’).
Tương tự, Hội đồng Kinh tế cho châu
Phi của Liên hiệp quốc (UN Economic
Commission for Africa) và Liên minh
châu Phi (African Union) xác định, nhà
nước kiến tạo phát triển là “một nhà nước
mà, ngoài những điều khác, có tầm nhìn
và khả năng thực hiện một chủ thuyết phát
triển (leadership with a developmentalist
ideology), có kế hoạch phát triển quốc
gia mạnh (strong national development
planning), có tính tự chủ tương đối (relative
autonomy) [với các lực lượng trong xã
hội], bộ máy hành chính quan liêu mạnh
20 UN ECA and AU, Economic Report on Africa (2011), tlđd.
21 Đồng thuận Washington (Washington Consensus) là thuật ngữ mô tả chương trình cải cách kinh tế 10 điểm do Quỹ
Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Tài chính Mỹ nêu ra đầu thập niên 1990 cho những quốc gia
đang trải qua khủng hoảng kinh tế, như những điều kiện để được hỗ trợ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. 10 điểm (hay
10 chính sách cải cách kinh tế) tập trung vào việc tự do hoá nền kinh tế, thể hiện rõ nhất qua các chính sách như: Tự
do hóa thương mại; Mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài; Tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước; Loại bỏ các
quy chế ngăn cản xâm nhập thị trường và ngăn cản cạnh tranh; Củng cố khung pháp lý đảm bảo quyền sở hữu Thuật
ngữ Đồng thuận Washington sau đó được dùng để chỉ tất cả những chính sách kinh tế theo định hướng thị trường tự do
giống như kiểu của Mỹ và các nước phương Tây. Xem John Williamson, A Short History of the Washington Consensus,
Paper commissioned by Fundación CIDOB for a conference “From the Washington Consensus towards a new Global
Governance,” Barcelona, September 24–25, 2004, tại https://piie.com/publications/papers/williamson0904-2.pdf.
22 UNDP Ethiopia, tlđd, tr. 8.
(strong bureaucracy) và có cam kết nâng
cao năng lực của con người (commitment to
enhancing human capacity), có sự ổn định
về chính trị (political stability), tuân thủ
nguyên tắc pháp quyền (rule of law) và hoạt
động của chính quyền có thể dự báo được
(predictability in government)20.
Từ một góc nhìn khác, theo UNDP,
nhà nước kiến tạo phát triển là nhà nước
theo đuổi các yếu tố: (i) Chủ nghĩa quốc gia
về kinh tế (economic nationalism), (ii) Chú
trọng chuyển giao công nghệ nước ngoài
(focus on foreign technology transfer); (iii)
Nền hành chính quan liêu rộng lớn (large
government bureaucracy); (iv) Đề cao chủ
nghĩa doanh nghiệp (corporatism - mà đặc
trưng là liên minh giữa nhà nước, người lao
động và giới tư sản công nghiệp); (v) Nghi
ngờ chủ nghĩa tự do mới (neoliberalism)
và Đồng thuận Oa-sinh-tơn (‘Washington
Consensus’)21, (vi) Ưu tiên tăng trưởng kinh
tế hơn cải cách chính trị; (v) Nhấn mạnh
giáo dục kỹ năng (technical education)22.
2. Bản chất và các dạng thức của nhà
nước kiến tạo phát triển
Nhà nước kiến tạo phát triển không
phải là một kiểu nhà nước, tuy nhiên, từ
góc độ quản trị quốc gia, hoàn toàn có thể
coi đó là một mô hình nhà nước, giống như
mô hình nhà nước thị trường tự do (hay nhà
nước điều tiết), nhà nước kế hoạch hóa tập
trung, nhà nước phúc lợi Trong thực tế,
để làm rõ các đặc trưng của nhà nước kiến
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Số 17(345) T9/2017
tạo phát triển, các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước thường so sánh với các mô hình
nhà nước khác như đã nêu.
Có tác giả lập luận rằng, việc đặt nhà
nước kiến tạo phát triển nằm giữa mô hình
nhà nước thị trường tự do và mô hình nhà
nước kế hoạch hoá tập trung có nghĩa là nó
không mang tính chất của cả nhà nước TBCN
và nhà nước XHCN23. Về mặt lý luận, nhận
định đó là chính xác, bởi như đã đề cập, khái
niệm nhà nước kiến tạo phát triển chỉ một
mô hình quản trị chứ không phải là một kiểu
nhà nước, vì thế nó có tính “trung lập’ cả về
yếu tố giai cấp và chế độ kinh tế. Trong thực
tế, quá trình chuyển đổi hậu XHCN ở một
số quốc gia Đông Âu, ví dụ như Ba Lan, cho
thấy không cần thiết phải là thiết lập một hệ
thống kinh tế theo kiểu chủ nghĩa tư bản hay
chủ nghĩa xã hội, mà là một hệ thống gồm
có thị trường có khả năng phát triển kinh tế
- xã hội nhanh và [duy trì] ổn định phúc lợi
XHCN24.
Tuy nhiên, một số học giả khác cho
rằng, xét về bản chất, nhà nước kiến tạo phát
triển là nhà nước can thiệp (interventionist
state). Đây là mô hình đối lập với nhà nước
thị trường tự do; trong mô hình này, nhà
nước can thiệp vào các hoạt động kinh tế
để “sửa chữa” những khiếm khuyết của thị
trường và thúc đẩy sự công bằng và phúc lợi
của các nhóm xã hội25. Sở dĩ nhà nước kiến
tạo phát triển mang bản chất của nhà nước
23 Andrzej Bolesta (2007). "China As A Developmental State." Montenegrin Journal of Economics. vol. 3, no. 5,
p. 105-111, tại:
24 Andrzej Bolesta, tlđd, p. 105-111.
25 Ludwig von Mises (1999), Interventionism: An Economic Analysis, The Foundation for EconomicEducation, Inc.
Irvington-011-Hudson, New York 10533, tại:
26 MU Juul Loriaux (1999), ‘The French Developmental State as Myth and Moral Ambition’, trong Woo-Cumings, sđd,
tr. 24.
27 Chang, Ha.-Joon. (1999). ‘The Economic Theory of the Developmental State’, trong Meredith Woo-Cumings, sđd,
tr.45.
28 Andrzej Bolesta, sđd, tr. 105-111.
29 Johnson, Ch. (1999), sđd, tr.23.
30 Andrzej Bolesta, sđd.
31 Andrzej Bolesta, sđd.
can thiệp vì nó: “là sự biểu hiện của một
tiêu chuẩn hoặc khát vọng đạo đức sử dụng
quyền lực can thiệp của nhà nước để hướng
dẫn đầu tư theo cách thúc đẩy tầm nhìn liên
kết nhất định nền kinh tế quốc gia”26. Một
tác giả khác lý giải, điều này đơn giản là bởi
phát triển kinh tế là cốt lõi của một nhà nước
kiến tạo phát triển, và yếu tố đó “đòi hỏi
nhà nước cần tạo ra và điều chỉnh các mối
quan hệ kinh tế và chính trị mà có thể hỗ trợ
sự công nghiệp hóa liên tục”27.
Song cần thấy rằng, tính chất can thiệp
của nhà nước kiến tạo phát triển được cho là
không giống như chức năng kinh tế của các
nhà nước XHCN (nhà nước can thiệp toàn
diện và đóng vai trò chủ thể chính của nền
kinh tế) mà chỉ là để “hỗ trợ quỹ đạo phát
triển”28. Theo Chalmers Johnson, sự can
thiệp này là nhằm để phối kết hợp giữa kinh
tế tư nhân và chính quyền, hay giữa khu vực
tư và khu vực công29. Trong nhà nước kiến
tạo phát triển, kinh tế tư nhân là một chủ thể
quan trọng, là đối tác cùng với chính quyền
trong nỗ lực phát triển30. Vì thế, từ một góc
độ khác, nhà nước kiến tạo phát triển cũng
mang bản chất là nhà nước tư bản31. Nhưng
như đã đề cập, nhà nước kiến tạo phát triển
khác với các nhà nước tư bản theo chủ nghĩa
tân tự do, và thực tế mô hình nhà nước này
được xem là không thể được tạo nên trong
nền kinh tế có bản chất tân tự do. Điều đó
được lý giải là bởi khó có thể đạt được các
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
13Số 17(345) T9/2017
mục tiêu phát triển rộng rãi trong một môi
trường [theo mô hình tân tự do] mà chính
quyền có quyền lực rất giới hạn trong chỉ
dẫn đầu tư, điều chỉnh cường độ và gây ảnh
hưởng đến các thiết chế, doanh nghiệp và
cộng đồng để họ đi theo một chiến lược phát
triển toàn bộ nhất định32.
Theo UNDP, không có một hình mẫu
chung, điển hình của nhà nước kiến tạo phát
triển33. Khái niệm nhà nước kiến tạo phát
triển là thuật ngữ để phân biệt, so sánh với
các dạng nhà nước khác, bao gồm các dạng
nhà nước tối thiểu (laissez faire state), nhà
nước tự do cổ điển (classical-liberal state),
nhà nước tự do mới (neo-liberal state), nhà
nước điều tiết (regulatory states); nhà nước
phúc lợi (welfare states)34. Trong thực tế,
các nhà nước kiến tạo phát triển khá khác
nhau ở một số phương diện. Chính vì vậy,
có sự thống nhất cao trong giới học thuật
quốc tế khi chia nhà nước kiến tạo phát triển
thành hai dạng (types) chính (ngoài ra còn
có những cách chia khác), căn cứ vào mốc
thời gian. Dạng thứ nhất là những nhà nước
kiến tạo phát triển trong nửa cuối thế kỷ 20,
mà đặc trưng là các “con Hổ Đông Á” (East
Asian Tigers), và dạng thứ hai là những quốc
gia được xem là theo mô hình nhà nước kiến
tạo phát triển trong thế kỷ 21, ví dụ như
Mauritius, Botswana35 Dạng thứ nhất cũng
được xem là nhà nước kiến tạo phát triển cổ
điển (classical developmentat state) có xu
hướng độc tài, chuyên chế (authoritarian
developmentat state), trong khi dạng thứ
hai là nhà nước kiến tạo mới nổi (emergent
developmentat state) có tính chất dân chủ
(democratic developmentat state)36 .
32 Xem Andrzej Bolesta, sđd.
33 UNDP Ethiopia, sđd, tr. 8.
34 UNDP Ethiopia, sđd, tr. 8.
35 UNDP Ethiopia, sđd, tr. 8.
36 UNDP Ethiopia, sđd, tr. 8.
37 UNDP Ethiopia, sđd, tr. 8.
38 Johnson Ch. (1982), sđd,
Từ khía cạnh động lực cho phát triển,
theo UNDP, trong khi hầu hết các nhà nước
kiến tạo phát triển ở Đông Á (ví dụ như
Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan)
và một số nước ở châu lục khác, ví dụ như
Brazil, đạt được sự phát triển kinh tế cao
nhờ áp dụng các biện pháp như tạo ra sự ổn
định kinh tế vĩ mô, công nghiệp hóa hướng
tới xuất khẩu, thúc đẩy phúc lợi xã hội, phát
triển cơ sở hạ tầng... thì các nước Bắc Âu và
Nhật Bản lại sử dụng các công cụ khác37. Ví
dụ, theo Chalmers Johnson, sự thần kỳ về
phát triển kinh tế của Nhật Bản có nguyên
nhân chủ yếu từ văn hoá của người Nhật
giúp họ cộng tác với nhau trong mọi hoạt
động, cũng như trong việc duy trì chất lượng
sản phẩm. Chalmers Johnson cho rằng, đóng
góp quan trọng nhất từ phương diện văn hoá
vào đời sống kinh tế của Nhật Bản là sự
đồng thuận giữa Chính phủ, các đảng chính
trị, những người lãnh đạo của các ngành
công nghiệp, và cả người dân Nhật, về các
mục tiêu và cách thức thực hiện các mục tiêu
kinh tế của quốc gia38.
3. Vấn đề dân chủ trong nhà nước kiến
tạo phát triển
Mặc dù dân chủ không phải là yếu tố
được thảo luận nhiều nhất, nhưng được các
cơ quan Liên hiệp quốc đặc biệt chú ý khi
bàn về nhà nước kiến tạo phát triển. Câu hỏi
chính xoay quanh vấn đề này là: Liệu các
nhà nước kiến tạo phát triển có thể bảo đảm
các tiêu chí về dân chủ trong bối cảnh nhà
nước can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế?
Mối lo ngại về dân chủ trong nhà nước
kiến tạo phát triển là hoàn toàn có cơ sở, khi
mà theo Leenders: “Sự tách biệt khỏi những
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
14 Số 17(345) T9/2017
áp lực xã hội là cốt yếu với nhà nước kiến
tạo phát triển để cho phép nó thực hiện chức
năng dẫn dắt sự phát triển mà không phải
chịu bất kỳ sự tác động nào khác”39. Về
vấn đề này, Wong cũng cho rằng, nhà nước
kiến tạo phát triển phải tìm cách cân bằng
giữa các mối liên kết chiến lược (strategic
linkages) và sự tự chủ tương đối của nó
với các lực lượng xã hội khác nhau40. Theo
UNDP, trong thực tế các nhà nước kiến tạo
phát triển Đông Á, sự tự chủ này đạt được
thông qua sự áp đặt của nhà nước với xã hội
và sự áp chế của nhà nước với các tổ chức
xã hội41.
Nhìn một cách tổng quan, với đặc
trưng cứng rắn (“hard state”) của nó, một
nhà nước kiến tạo phát triển sẽ khó dung hoà
với các quy tắc của một hệ thống dân chủ
mà trong đó người dân được hưởng những
quyền rộng rãi, bao gồm quyền phản đối
và đòi thay đổi chính quyền. Để kiên định
đường lối phát triển kinh tế, nhà nước kiến
tạo phát triển có thể (và trong thực tế ở Hàn
Quốc, Đài Loan và một số quốc gia Đông Á
khác trong thế kỷ 20 đã thực hiện cho đến
khi các nước này thực hiện dân chủ hoá)
phải hạn chế nghiêm ngặt những quyền và
khả năng của người dân phản kháng những
nỗ lực của nhà nước42. Thực tế trong số các
nhà nước kiến tạo phát triển cổ điển ở Đông
Á, chỉ có Nhật Bản được xem là có thể chế
dân chủ. Tuy nhiên, ngay cả Nhật Bản, nếu
theo quan điểm của Chalmers Johnson là nhà
nước kiến tạo phát triển đã bắt đầu ở nước
39 Leenders (2007), ‘The East Asian Miracle and the Developmental State, Is it possible to replicate the developmental
model, and is it desirable to replicate the developmental state model? Politics of Development.’ Brendan Da Costa,
tr.6-7.
40 Dẫn theo Leenders, tr.6-7.
41 UNDP Ethiopia, sđd, tr. 11.
42 Andrzej Bolesta, sđd.
43 Andrzej Bolesta, sđd.
44 Johnson, Ch. (1999), sđd. tr. 52.
45 Johnson, Ch. (1999), sđd. tr. 52.
46 Đại học Johannesburg (Nam Phi),
47 Omano Edigheji (2005), ‘A Democratic Developmental State in Africa: A Conceptual Paper.’ Johannesburg: Centre for
Policy Studies, p.5.
này từ thời Minh trị, thì cũng có nghĩa là nó
đã trải qua một thời kỳ phi dân chủ khá dài43.
Trong khi hầu hết các học giả không
thiện cảm với tính chất độc đoán của nhà
nước kiến tạo phát triển cổ điển, thì Chalmers
Johnson lại tìm cách biện minh cho nó. Ông
thừa nhận nhà nước kiến tạo phát triển [cổ
điển] “mang tính chất độc tài, chuyên chế
mềm” (“soft authoritarian character”) nhưng
xem đó là nguồn gốc cho sự tự chủ của nhà
nước trước những áp lực xã hội, và vì vậy
sự chuyên chế đó là chính đáng. Chalmers
Johnsoncũng cho rằng, nguồn gốc của quyền
lực trong nhà nước kiến tạo phát triển không
phải là một trong “ba ngôi” (gồm truyền
thống, sự sùng bái lãnh tụ, và pháp lý) theo
quan điểm của Weber mà mang tính chất của
một dạng quyền lực cách mạng - quyền lực
được cả một dân tộc phó thác cho để thực
hiện chuyển đổi trật tự chính trị, kinh tế, hay
xã hội44. Nói cách khác, tính hợp pháp của
quyền lực trong nhà nước kiến tạo phát triển
bắt nguồn từ chính những thành tựu của nhà
nước chứ không phải theo cách mà nhà nước
đó lên nắm quyền45.
Quan điểm nêu trên của Chalmers
Johnson bị phản biện bởi một số học giả.
Theo Edigheji46, việc “xem tính chất áp
bức của nhà nước như là một trong những
yếu tố làm tăng năng lực kiến tạo phát triển
của nó” là không phù hợp47. Thực tế trong
những năm gần đây đã cho thấy là một nhà
nước độc đoán chỉ chú trọng tăng trưởng đã
không đem lại sự phát triển bền vững về lâu
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
15Số 17(345) T9/2017
dài48. Edigheji cũng cho rằng lập luận của
Chalmers Johnson thiếu thuyết phục, vì đã
giới hạn các quan hệ giữa nhà nước và xã
hội vào vấn đề giữa chính quyền và doanh
nghiệp (government-business relations), hay
nói cách khác là vào “liên minh của giới tinh
hoa” (“elite coalition”)49, trong khi các quan
hệ giữa nhà nước và xã hội trong thực tế rộng
và phức tạp hơn nhiều. Còn Perry Anderson50
thì cho rằng, một nhà nước kiến tạo phát triển
độc tài không thể tồn tại bền vững, lâu dài, vì
nếu không có dân chủ thì nhà nước sẽ không
thể tạo ra sự đồng thuận trong xã hội cũng
như sự gắn kết trong quốc gia51.
Để khắc phục nhược điểm về dân chủ
của dạng nhà nước kiến tạo phát triển độc
tài, chuyên chế (authoritarian developmental
state), UNDP và nhiều học giả đề xuất mô
hình nhà nước kiến tạo phát triển dân chủ
(democractic developmental state) với đặc
trưng là nhà nước kết hợp giữa phát triển
kinh tế và tăng cường các giá trị dân chủ.
Về nguyên tắc, nhà nước kiến tạo phát
triển dân chủ đòi hỏi một hệ thống chính trị
có khả năng dung chứa các lợi ích và yêu
cầu chính trị đa dạng52. Trái ngược với quan
điểm cho rằng, phát triển và quản trị dân
chủ (democratic governance) là hai yếu tố
đối kháng, UNDP cho rằng hai yếu tố này
củng cố, bổ sung cho nhau53. Quản trị dân
chủ cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế - điều cốt yếu của nhà nước kiến tạo phát
triển, thông qua việc: “giải phóng (người
dân, nhà nước, xã hội và nền kinh tế) khỏi
48 Omano Edigheji (2010). ‘Constructing a democratic developmental state in South Africa: potentials and challenges’,
trong cuốn “Constructing a democratic development state in South Africa: Potentials and challenges” (Chủ biên:
Omano Edigheji), p. 9.
49 Omano Edigheji (2005), sđd, tr. 5.
50 Giáo sư Đại học California tại Los Angeles (UCLA - Hoa Kỳ)
51 Perry Anderson (2010), “Two Revolutions: Rough Notes”, New Left Review, Vol. 61 (2010), p. 59-96.
52 UNDP Ethiopia, sđd, tr. 13.
53 UNDP Ethiopia, sđd, tr. 13.
54 Khabele Matlosa (2005), ‘The State, Democracy and Development in Southern Africa’, Paper prepared for the 11th
General Assembly of CODESRIA on “Rethinking African Development: Beyond Impasse, towards alternatives”,
Maputo, Mozambique, p. 4.
55 Edigheji (2010) sđd, tr. 22.
sự bạo ngược trong nước và sự thống trị của
nước ngoài”54. Theo đó, khái niệm nhà nước
kiến tạo phát triển dân chủ: “không chỉ
mang các thuộc tính thể chế của nhà nước
kiến tạo phát triển cổ điển, tức là tính tự chủ
và gắn kết, mà còn mang tính chất của nền
dân chủ Nó tạo lập những liên minh rộng
rãi với xã hội và đảm bảo sự tham gia của
người dân vào quá trình quản trị và chuyển
đổi. Cho dù dưới hình thức liên bang hoặc
đơn nhất, theo chế độ cộng hòa tổng thống
hay cộng hòa đại nghị, nó cũng được định
hướng bởi các mục tiêu quản trị như trách
nhiệm giải trình, ổn định, đồng thuận, sự
tham gia của quần chúng và không ai bị loại
trừ khỏi quá trình phát triển55.
4. Viễn cảnh và những thách thức với
việc theo đuổi mô hình nhà nước kiến tạo
phát triển
Khái niệm nhà nước kiến tạo phát
triển hiện đã được thừa nhận và mang tính
phổ biến cả trong các diễn đàn học thuật và
chính trị, kinh tế. Với những đặc trưng của
nó, không có gì ngạc nhiên khi mô hình này
nhận được sự quan tâm của các quốc gia
đang phát triển trên thế giới. Nó tạo ra hy
vọng cho giới lãnh đạo của các nước đang
phát triển về việc bắt kịp “các cường quốc
năm châu”, cải thiện chất lượng cuộc sống
của người dân và vị thế của đất nước trên
trường quốc tế. Nó cũng thể hiện một sự
“phá cách” về đường lối phát triển của một
quốc gia (điều mà giới tinh hoa chính trị ở
nhiều quốc gia dường như luôn hứng thú),
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Số 17(345) T9/2017
theo đó, developmental state được cho là
mô hình có thể giúp thoát khỏi đói nghèo,
xây dựng đất nước giầu mạnh nhưng không
phải đi theo con đường của chủ nghĩa tân
tự do kiểu phương Tây. Ở nhiều khu vực
của thế giới, sức hấp dẫn mãnh liệt của
developmental state đã làm lu mờ các yếu
tố của chủ nghĩa tân tự do - mà từ lâu đã
được phổ biến và hiện vẫn còn ảnh hưởng
lớn ở các nước phương Tây. Thậm chí có
khẩu hiệu cho rằng: “no developmental
state, no development” (tạm dịch: không thể
phát triển nếu không theo mô hình nhà nước
kiến tạo phát triển)56. Chalmers Johnson
cho rằng, đến nay, mô hình nhà nước kiến
tạo phát triển đã trở thành “một tiến trình
làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu”57,
còn theo một học giả nổi tiếng khác trên
lĩnh vực này thì: "ngày nay, dường như bất
kỳ xã hội nào muốn thực hiện chuyển đổi
nhanh chóng và thành công từ đói nghèo
cũng không tránh khỏi việc áp dụng mô
hình nhà nước mà ít nhiều tôn trọng các đặc
trưng của nhà nước kiến tạo phát triển"58.
Một nhà nghiên cứu khác thì nhận định, mô
hình kinh tế tân tự do có nhiều nhược điểm
gây cản trở sự phát triển nhanh ở các quốc
gia đang phát triển, bởi vậy, “các quyết định
chính trị hóa “nền kinh tế” [tức theo đuổi
mô hình nhà nước kiến tạo phát triển] không
những không thể tránh khỏi, mà còn được
mong đợi”59. Đối với các tổ chức quốc tế,
theo nhận xét của UN ECA và AU: “Có một
sự đồng thuận ngày càng cao là mô hình nhà
nước kiến tạo phát triển đã là trung tâm của
quá trình tăng trưởng nhanh và chuyển đổi
về xã hội ở bất kỳ quốc gia nào”60. UNDP
56 Evans, Peter B. (1995). Embedded Autonomy: States and Industrial Transformation. Princeton. Princeton University
Press.
57 Johnson, Ch. (1999), sđd, tr. 32.
58 Andrian Leftwich (1995): Bringing politics back in: Towards a model of the developmental state, tlđd, tr. 31.
59 Chang (1999), sđd, tr.192.
60 UN ECA and AU, Economic Report on Africa (2011), sđd, tr. 95.
61 UNDP Ethiopia, sđd, tr. 8.
62 Eul-Soo Pang (2000), ‘The Financial Crisis of 1997-1998 and the End of the Asian Developmental State’, Contemporary
South East Asia, 22 (3), tr. 570-593.
cũng cho rằng: “một quốc gia kiến tạo phát
triển [theo các tiêu chí của UNDP đề ra]
đáp ứng được các đòi hỏi về một nhà nước
có năng lực (capable), đáp ứng kịp thời
(responsive), không loại trừ chủ thể nào
(inclusive) và phát triển con người (human
development)61.
Tuy nhiên, liệu developmental state có
phải là con đường duy nhất và khả thi với
tất cả các quốc gia trong việc đưa đất nước
“cất cánh” bay lên hay không vẫn là câu hỏi
chưa có lời giải đáp thống nhất. Một chủ đề
liên quan được đem ra tranh luận là nền kinh
tế của các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa
Kỳ. Rõ ràng là mặc dù trung thành với chủ
nghĩa tân tự do, kinh tế Mỹ vẫn ổn định và
tăng trưởng trong những năm gần đây, và
vẫn có sức chi phối cả thế giới. Điều đó cho
thấy nhà nước kiến tạo phát triển không phải
là con đường duy nhất cho con tàu thịnh
vượng của các quốc gia. Thêm vào đó, mặc
dù mô hình nhà nước kiến tạo phát triển đã
đem lại sự giàu có và thành công cho các
nước Đông Á vào cuối thế kỷ 20, nhưng bản
thân nó cũng đang phải đối mặt với những
thách thức ngay tại những quốc gia này.
Trên thực tế, có tác giả đã khẳng định kỷ
nguyên của mô hình nhà nước kiến tạo phát
triển đã kết thúc cùng cuộc khủng hoảng tài
chính châu Á (năm 1997), mà sau đó buộc
các quốc gia kiến tạo phát triển Đông Á phải
tiến hành các cải tổ kinh tế theo xu hướng tự
do (neoliberalism)62.
Xét trên toàn thế giới, cũng có một loạt
vấn đề đang đặt ra với mô hình nhà nước
kiến tạo phát triển. Ví dụ, liệu quá trình toàn
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 17(345) T9/2017
cầu hoá, tự do hoá thương mại, công nghệ
thông tin, với đặc trưng chung là mở rộng
môi trường kinh doanh và cạnh tranh tự do
trong hoạt động kinh tế liệu có thách thức
vai trò “chỉ huy” của các nhà nước trong mô
hình nhà nước kiến tạo phát triển? Hoặc quá
trình dân chủ hoá được đẩy mạnh trên thế
giới sau Chiến tranh lạnh và sự phát triển
của mạng xã hội liệu có mâu thuẫn với tính
chất quan liêu của bộ máy kỹ trị theo kiểu
các nhà nước kiến tạo phát triển?..
Trong nỗ lực tìm kiếm câu trả lời cho
câu hỏi nêu trên, một số học giả đã tìm cách
cải biến khái niệm cốt lõi về sự phát triển
trong luận điểm gốc của Chalmers Johnson.
Tiêu biểu trong đó có lẽ là Peter Evans63.
Theo ông, nhà nước kiến tạo phát triển là nhà
nước được thiết kế về mặt thể chế để đóng
63 Giáo sư Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ)
64 Peter Evans, sđd, tr. 6
65 David Levi-Faur (2012), “States Making & Market Building for the Global South: The Developmental State vs. The
Regulatory State?” Jerusalem Papers in Regulation & Governance, Working Paper No. 44, tại:
ac.il/papers/jp44.pdf.
vai trò hỗ trợ sự thay đổi (transformative
role) chứ không phải là kiềm chế/kiểm
soát xã hội (constraining role)64. Một tác
giả khác65 thì đặt câu hỏi về khái niệm phát
triển: phải chăng phát triển chỉ là phát triển
về kinh tế? Nếu như câu trả lời theo hướng
phát triển có nghĩa rộng hơn, thì sẽ cần xem
xét lại nhiều vấn đề lý luận về nhà nước kiến
tạo phát triển.
Tuy nhiên, đáng chú ý nhất chính là đề
xuất thay đổi mô hình nhà nước kiến tạo độc
đoán kiểu cũ sang mô hình nhà nước kiến
tạo dân chủ của UNDP (đã trình bày ở trên).
Có lẽ đó chính là câu trả lời thuyết phục nhất
cho câu hỏi về tương lai của nhà nước kiến
tạo phát triển, mặc dù có nhiều khía cạnh lý
luận, thực tiễn của mô hình nhà nước kiến
tạo dân chủ sẽ cần tiếp tục làm rõ hơn
Tài liệu tham khảo
1. Adrian Leftwich, ‘Bringing Politics Back in: Towards a Model of the Developmental State’, The Journal
of Development Studies, 31 (3).
2. Andrzej Bolesta (2007). "China As A Developmental State." Montenegrin Journal of Economics. vol. 3,
no. 5, p. 105-111, tại:
3. Barbara Ingham, ‘The Meaning of Development: Interactions between “New” and “Old” Ideas’ in World
Development,Vol. 21, No. 11 (1993).
4. Bob Jessop, The Developmental State in an Era of Finance-Dominated Accumulation, trong Yin-Wah
Chu-eds (2016), tại
5. Chalmers Johnson, (1982), MITI and the Japanese Miracle; The Growth of Industrial Policy 1925-1975,
Stanford University Press, tại
Chalmers.%201982.%20MITI%20and%20the%20Japanese%20Miracle%20Ch.%201.pdf
6. Chalmers Jonhson (1985), ‘Political institutions and economic performance: The government-business
relationship in Japan, South Korea and Taiwan’, in Asian Economic Development: Present and Future, tr. 73-89.
7. Chalmers Johnson, (1999), “The Developmental State: Odyssey of A Concept”, in: Woo-Cumings, M.
(ed.) (1999), The Developmental State, Cornell University Press.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 17(345) T9/2017
8. Chang, Ha.-Joon. (1999). ‘The Economic Theory of the Developmental State’, trong trong Woo-Cumings,
Meredith, ed. (1999) The Developmental. State. Cornell, CA; Cornell University Press.
9. David Levi-Faur (2012), “States Making & Market Building for the Global South: The Developmental
State vs. The Regulatory State?” Jerusalem Papers in Regulation & Governance, Working Paper No. 44, tại:
10. Evans, Peter B. (1995). Embedded Autonomy: States and Industrial Transformation. Princeton. Princeton
University Press.
11. Eul-Soo Pang (2000), ‘The Financial Crisis of 1997-1998 and the End of the Asian Developmental
State’, Contemporary South East Asia, 22 (3), tr. 570-593.
12. MU Juul Loriaux (1999), ‘The French Developmental State as Myth and Moral Ambition’, trong Woo-
Cumings, Meredith, ed. (1999) The Developmental. State. Cornell, CA; Cornell University Press.
13. Linda Weiss, “Transformative Capacity and Developmental States: lessons for South Africa” HRSC
Seminar Series, Pretoria, South Africa, 18 February 2010.
14. Leenders (2007), ‘The East Asian Miracle and the Developmental State, Is it possible to replicate the
developmental model, and is it desirable to replicate the developmental state model? Politics of Development.’
Brendan Da Costa/
15. Ludwig von Mises (1999), Interventionism: An Economic Analysis, The Foundation for
EconomicEducation, Inc. Irvington-011-Hudson, New York 10533, tại:
16. John Williamson, A Short History of the Washington Consensus, Paper commissioned by Fundación
CIDOB for a conference “From the Washington Consensus towards a new Global Governance,” Barcelona,
September 24–25, 2004, tại https://piie.com/publications/papers/williamson0904-2.pdf.
17. Khabele Matlosa (2005), ‘The State, Democracy and Development in Southern Africa’, Paper prepared
for the 11th General Assembly of CODESRIA on “Rethinking African Development: Beyond Impasse, towards
alternatives”, Maputo, Mozambique.
18. H. Schmiz (2005), State Capacity and Donor Proliferation. Sussex: Institute of Development Studies.
19. Thandika Mkandawire, “Thinking About Developmental States in Africa,” Cambridge Journal of
Economics (2001).
20. Omano Edigheji (2005), ‘A Democratic Developmental State in Africa: A Conceptual Paper.’
Johannesburg: Centre for Policy Studies, 2005, tại
21. Omano Edigheji (2010). ‘Constructing a democratic developmental state in South Africa: potentials
and challenges’, trong cuốn “Constructing a democratic development state in South Africa: Potentials and
challenges” (Chủ biên: Omano Edigheji)
22. UNDP (2012), Democratization in a Developmental State: The Case of Ethiopia - Issues, Challenges,
and Prospects, tại
developmentbrief_democratisationinadevelopmentalstate_democraticgovernance.html
23. UN ECA and AU, Economic Report on Africa (2011): Governing Development in Africa—the Role
of the State in Economic Transformation. Addis Ababa: UN ECA tại
PublicationFiles/era2011_eng-fin.pdf
24. Perry Anderson (2010), “Two Revolutions: Rough Notes”, New Left Review, Vol. 61 (2010), tr. 59-96.
25. Vincent Wei-cheng Wang (2002), "Globalization and the Developmental State: Reflections on the
Asian Financial Crisis", University of Richmond, UR Scholarship Repository, tại: https://pdfs.semanticscholar.
org/4562/b969740ce505ac8a715f19ad563b752a1140.pdf
26. Woo-Cumings, Meredith, ed. (1999) The Developmental. State. Cornell, CA; Cornell University Press,
tại
Odyssey_of_a_concept.pdf.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
19Số 17(345) T9/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nha_nuoc_kien_tao_phat_trien_mo_hinh_va_trien_vong.pdf