Nhà nước và pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của văn phòng quốc hội

3.4. Nên thống nhất đầu mối quản lý tất cả các đơn vị, các cán bộ của VPQH và Viện Nghiên cứu Lập pháp, đồng thời có cơ chế điều hành hợp lý trong việc phục vụ Quốc hội, UBTVQH, các cơ quan của Quốc hội. Sắp xếp lại bộ máy, điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nghiên cứu, tham mưu, phục vụ để làm hết mọi công việc, tránh trùng chéo hoặc “bỏ trống trận địa”. 3.5. Cần nghiên cứu tái lập “Văn phòng Đoàn ĐBQH” độc lập để đáp ứng yêu cầu tham mưu, phục vụ Đoàn ĐBQH theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành: “Đoàn ĐBQH có trụ sở, Văn phòng giúp việc và có kinh phí hoạt động theo quy định của UBTVQH”. Gộp chung lại với Văn phòng phục vụ HĐND cấp tỉnh như hiện nay thì ít nhất có hai vấn đề không đúng với nguyên tắc tổ chức cơ quan nhà nước. Một là, một tổ chức mà hai cơ quan (trung ương và địa phương) cùng thành lập, cùng quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Hai là, vì thế mà phát sinh hai loại cán bộ, hai nguồn kinh phí, hai chế độ, chính sách (do hai nơi quản lý). Hậu quả là việc điều hành, hoạt động rất khó khăn, phức tạp, hạn chế rất nhiều đến hiệu lực và hiệu quả

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhà nước và pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của văn phòng quốc hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội Trước hết phải nói rằng, tổ chức và hoạt động của Quốc hội là cơ sở, là căn cứ và là tiền đề để tổ chức bộ máy và cán bộ của cơ quan phục vụ Quốc hội. Lịch sử phát triển của cơ quan phục vụ Quốc hội (VPQH) đã trải qua 4 NQ: NQ số 87-NQ/TVQH ngày 16/01/1962, NQ số 01-NQ/HĐNN ngày 06/7/1981, NQ số 02-NQ/UBTVQH9 ngày 07/10/1992, NQ số 417/2003/NQ- UBTVQH11 ngày 01/10/2003 (NQ 417). Các NQ trên đều bám sát tổ chức bộ máy và quyền hạn, nhiệm vụ của Quốc hội để hình thành bộ máy và đội ngũ cán bộ phù hợp, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan của UBTVQH trong từng thời kỳ. Xu hướng chung là các khóa Quốc hội càng về sau nhiệm vụ và quyền hạn càng được quy định đầy đủ và nặng nề hơn, do đó, bộ máy và cán bộ của cơ quan phục vụ cũng ngày càng được quy định hoàn thiện hơn và tiến bộ hơn. 1.1. Về việc thực hiện chức năng Từ nhiệm vụ (được quy định tại Điều 1 NQ 02-NQ/UBTVQH9) chuyển thành chức năng (được quy định tại Điều 1 NQ 417) đã có sự thay đổi cơ bản về yêu cầu công việc đối với VPQH. Nếu là nhiệm vụ thì về cơ bản là do cấp trên giao, còn nếu là chức năng thì về cơ bản là “tự thân vận động”, phải chủ 9NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(233) T1/2013 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT * TS. Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÛÁC NÙNG, NHIÏÅM VUÅ, QUYÏÌN HAÅN VAÂ CÚ CÊËU TÖÍ CHÛÁC CỦA VĂN PHÒNG QUỐC HỘI BÙI NGỌC THANH* gày 01/10/2003 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã ra Nghị quyết (NQ) số 417/2003/NQ-UBTVQH11 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội (VPQH). Việc thực hiện NQ này đã gặt hái được những kết quả nhất định, đồng thời cũng đã phát sinh những vấn đề cần được nghiên cứu xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới là tiếp tục thực hiện “Một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội” (NQ số 27/2012/QH13 ngày 28/6/2012 của Quốc hội). N động trong công việc. Từ khi được xác định có chức năng nghiên cứu, tham mưu tổng hợp và tổ chức phục vụ, VPQH đã từng bước phục vụ có hiệu quả việc thực hiện ba chức năng lập pháp, giám sát và quyết định của Quốc hội, đồng thời tổ chức thực hiện tương đối có hiệu quả 17 nhiệm vụ đã được ghi trong Điều 2 NQ 417). - Về nghiên cứu, tham mưu lập pháp: Trong 12 khóa Quốc hội đã qua, số lượng các đạo luật, các pháp lệnh và các NQ có chứa quy phạm pháp luật được thông qua trong hai khóa XI và XII là lớn nhất. Nếu từ khóa I đến khóa X Quốc hội chỉ ban hành được 136 đạo luật, thì chỉ hai khóa XI và XII đã ban hành tới 154 đạo luật (khóa XI: 84, khóa XII: 67), gấp 1,13 lần so với 10 khóa đầu. Về pháp lệnh, UBTVQH khóa XI đã ban hành 34 pháp lệnh và khóa XII là 13; về NQ của Quốc hội, lần lượt là 15 và 12. Sự đóng góp công sức, trí tuệ của cán bộ, công chức VPQH vào công tác nghiên cứu, tham mưu lập pháp trong hai nhiệm kỳ qua (từ khi có NQ 417) là hết sức đáng trân trọng, đặc biệt là sự đóng góp của các Vụ phục vụ Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban. VPQH đã chủ động giúp cơ quan thẩm tra nghiên cứu, khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến chuyên gia, lấy ý kiến đại diện các đối tượng được điều chỉnh của mỗi luật và ý kiến nhân dân, nên nhìn chung, các báo cáo thẩm tra đều có chất lượng, có tính phản biện, có cơ sở khoa học và có căn cứ thực tiễn. Bởi thế, Quốc hội đã đánh giá “Các dự án luật được chuẩn bị kỹ hơn, bám sát yêu cầu và nhu cầu của cuộc sống, xử lý tốt một số vấn đề nhạy cảm, phản ảnh đầy đủ hơn thực tiễn xã hội, vì thế chất lượng ngày càng được nâng cao” (Báo cáo công tác của Quốc hội Khóa XI tại kỳ họp thứ 11). - Về nghiên cứu, tham mưu hoạt động giám sát: Đây cũng là loại công việc đồ sộ đối với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và dĩ nhiên là đối với cả VPQH. Chỉ riêng giám sát tối cao tại kỳ họp, mỗi nhiệm kỳ Quốc hội phải xem xét khoảng 135 báo cáo các loại của các cơ quan nhà nước, 26 ngày hoạt động chất vấn, 8 chuyên đề có tính bức xúc. UBTVQH mỗi nhiệm kỳ giám sát từ 6 đến 8 chuyên đề. HĐDT và mỗi Ủy ban, mỗi nhiệm kỳ tiến hành trung bình 20 cuộc giám sát ở các bộ, ngành và các địa phương. Để các hoạt động giám sát nói trên ngày càng có kết quả thiết thực, VPQH phải tiến hành một loạt công việc tham mưu, phục vụ: phải xây dựng chương trình, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, điều hòa hoạt động theo địa phương và ngành, lĩnh vực; thông báo cho bộ, ngành, địa phương; tổ chức đoàn giám sát và phục vụ từng cuộc giám sát. Đối với giám sát chuyên đề, phải tham mưu lựa chọn chuyên đề, xây dựng báo cáo giám sát, thẩm định báo cáo của Chính phủ hoặc bộ, ngành. Đối với hoạt động chất vấn thì phải tham mưu, phục vụ từ khi tập hợp các chất vấn, đến tham mưu lựa chọn người trả lời, theo dõi các phiên họp và kết thúc có tính tổng hợp các phiên chất vấn. Theo chúng tôi, VPQH đã phục vụ tận lực hoạt động giám sát của Quốc hội. Kết quả hoạt động giám sát của Quốc hội, của HĐDT, các Ủy ban có 10 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(233) T1/2013 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT phần đóng góp không nhỏ của cơ quan phục vụ. Do vậy, “hoạt động giám sát được tăng cường, có nhiều đổi mới về cách thức tiến hành, nhất là chất vấn và giám sát chuyên đề. Thông qua giám sát đã kịp thời phát hiện và có các kiến nghị nhằm điều chỉnh, bổ sung, phát huy tính tích cực, giảm thiểu những hệ lụy nảy sinh từ chính sách; chấn chỉnh kịp thời các sai sót, khuyết điểm, thúc đẩy thực hiện tốt các nhiệm vụ” (Báo cáo tổng kết hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII tại kỳ họp thứ 9). - Về nghiên cứu, tham mưu cho các quyết định của Quốc hội: Từ sau ngày ban hành NQ 417 đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, VPQH đã phục vụ Quốc hội quyết định khá nhiều vấn đề trọng đại của đất nước như: nhân sự cấp cao trong bộ máy nhà nước; các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hàng năm và 5 năm; phê chuẩn Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ; Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Vương quốc Căm-pu-chia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985; phê chuẩn Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới; quyết định chủ trương đầu tư Dự án thủy điện Lai Châu, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện, quận, phường ở một số địa phương; quyết định sửa đổi, bổ sung NQ số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 về Dự án công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư... Nhìn chung, VPQH đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, xem xét từng vấn đề kỹ lưỡng, thận trọng với quy trình chặt chẽ; tập hợp được trí tuệ của các nhà khoa học, các nhà quản lý và ý kiến nhân dân, đồng thời kết hợp với kết quả các hoạt động giám sát, nên các văn bản thẩm tra nói chung đã được nâng cao chất lượng. Tuy đã đạt được những kết quả to lớn, nhưng ở mỗi loại vấn đề đều có những thiếu sót, khuyết điểm mà chung nhất là kết quả công việc vẫn chưa được như mong muốn, đó là đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, đặc biệt là về chất lượng công việc (một số báo cáo thẩm tra dự án luật lý lẽ còn thiếu sắc bén, tính thuyết phục không cao, do đó, có dự án luật không thông qua đươc; một vài bản báo cáo giám sát không nêu rõ được tình hình thực chất của đơn vị được giám sát, do đó các kiến nghị không rõ ràng, khó thực thi; cũng có những báo cáo về quyết định các vấn đề trọng đại, do không đủ thông tin, không rõ căn cứ, thiếu tính thực tiễn nên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) rất khó thể hiện chính kiến của mình...). 1.2. Việc thực hiện các nhiệm vụ khác Theo chúng tôi, một số công việc sau đây đã có những tiến bộ đáng ghi nhận trong quá trình thực thi NQ 417: - VPQH đã phục vụ tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XII và bầu cử ĐBQH khóa XIII. Đặc biệt là cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã diễn ra trong cùng 11NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(233) T1/2013 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT một ngày, cùng một lúc bầu cử đại biểu dân cử ở cả 4 cấp. Khối lượng công việc lớn, độ phức tạp cao, công tác chuẩn bị tương đối dài ngày nhưng cuộc bầu cử đã diễn ra khá suôn sẻ và thành công tốt đẹp. - Tham mưu về lĩnh vực đối ngoại có bước phát triển cơ bản (coi trọng đối ngoại đa phương, tăng cường đối ngoại song phương; tạo sự chuyển biến tích cực trong quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với các nước trong khu vực và thế giới; củng cố và phát triển quan hệ với các nước láng giềng, các nước ASEAN và Đông Bắc Á...). - Công tác dân nguyện là một loại công tác đầy khó khăn, phức tạp; nhưng hàng năm phải tiếp trung bình 2.000 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; tiếp nhận, xử lý (nghiên cứu, phân loại, chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết) khoảng 17.000 đơn, thư của công dân. Có một số năm VPQH phải giúp UBTVQH giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở một số địa phương có những vụ khiếu kiện nổi cộm, kéo dài. - Giữ mối quan hệ chặt chẽ với các Văn phòng, các cơ quan ở trung ương. VPQH ý thức sâu sắc được sự liên quan mật thiết giữa Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham mưu tổ chức công tác của các cơ quan và lãnh đạo các cơ quan này. Đó chính là tổ chức công việc của quốc gia. Vì vậy, giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa các Văn phòng, các cơ quan là nhằm bảo đảm cho “chương trình công tác quốc gia” và chương trình công tác của mỗi cơ quan được thực hiện thông suốt. Trong 17 nhiệm vụ, cũng có một số việc thực hiện còn thưa thớt, như đề xuất cải tiến chế độ làm việc của ĐBQH chuyên trách (khoản 10 Điều 2), thậm chí có việc chưa làm được như việc phối hợp phục vụ UBTVQH giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh (khoản 1 Điều 2). 1.3. Tổ chức bộ máy và cán bộ 1.3.1. Những mặt được: - Qua 4 NQ như đã nói trên, đến NQ 417 thì bộ máy của VPQH đã tương đối hoàn chỉnh và định hình, cấu trúc hợp lý hơn so với trước đây. Mỗi cơ quan của Quốc hội, của UBTVQH đã có một đơn vị phục vụ, có cơ quan có hai đơn vị phục vụ như Ban Công tác đại biểu (Vụ Công tác đại biểu và Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử). Riêng UBTVQH có đến 4 cơ quan phục vụ (VPQH, Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện, Viện Nghiên cứu Lập pháp). - Sau khi có NQ 417, VPQH đã ban hành các văn bản riêng để thực hiện NQ và phục vụ công tác quản lý, điều hành, bao gồm: Quy chế làm việc của VPQH; Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm cán bộ quản lý cấp vụ, cấp phòng thuộc VPQH; Quy chế tuyển dụng công chức, viên chức, Bản quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong VPQH... - NQ 417 cũng đã gián tiếp tạo tiền đề để khi cần thiết có thể điều chỉnh bộ máy cho phù hợp (Điều 3). Trên thực tế, đã có 4 vụ và 01 trung tâm được thành lập (Vụ Pháp luật được phân chia thành Vụ Tư pháp và Vụ Pháp luật; Vụ Kinh tế và Ngân sách được phân chia thành Vụ Kinh tế và Vụ Tài chính - Ngân sách; Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử được thành lập và một số đơn vị được nâng cấp). Các đơn vị nói riêng, VPQH nói chung đã nhanh chóng ổn định, đi vào hoạt động có nền nếp và nâng cao dần hiệu quả. - Đội ngũ cán bộ được tăng cường cả về số lượng và có phần về chất lượng. Cơ cấu đội ngũ cán bộ khá đa dạng, hầu hết các lĩnh vực khoa học như chính trị, kinh tế, xã hội, nhân văn, văn hóa - giáo dục, tài nguyên, môi trường, kỹ thuật, công nghệ... đều có (theo chức năng, quyền hạn của Quốc hội và theo chức năng, nhiệm vụ phục vụ của VPQH). Vào thời điểm cuối nhiệm kỳ khóa XII, tháng 7/2011, bộ máy công tác của VPQH đã lên tới 33 đơn vị độc lập (chưa tính Viện Nghiên cứu Lập pháp và các Văn phòng 12 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(233) T1/2013 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 13NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(233) T1/2013 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT Đảng, đoàn thể) với 252 cán bộ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên (trong đó cấp vụ và tương đương trở lên là 162, cấp phòng, chưa tính tương đương là 90). Có thể coi đây là “sự phát triển vượt bậc” về số lượng cán bộ lãnh đạo nói chung, gấp gần 1,8 lần so với cuối nhiệm kỳ khóa XI, trong đó cấp vụ và tương đương trở lên gấp 1,75 lần, cấp phòng gấp 1,84 lần (vào gần cuối nhiệm kỳ khóa XI (năm 2006) VPQH có 22 đơn vị độc lập, tính cả Vụ Công tác lập pháp khi đó chưa giải thể, mới có 142 cán bộ lãnh đạo, trong đó cấp vụ và tương đương trở lên là 93, cấp phòng là 49, biên chế được UBTVQH duyệt kể cả Đảng ủy, Công đoàn chỉ là 467 người). 1.3.2. Một số vấn đề cần được quan tâm xem xét - Tổ chức bộ máy và cán bộ phát triển khá nhanh nhưng VPQH chưa trình và UBTVQH cũng chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời NQ 417 (cuối nhiệm kỳ khóa XI, Ban Công tác lập pháp bị giải thể, do đó, Vụ Công tác lập pháp cũng phải giải thể; VPQH từ 21 đơn vị độc lập xuống còn 20 đơn vị. Từ 20 đơn vị năm 2007, đến nay đã lên đến 33 đơn vị, vượt lên gấp rưỡi số đơn vị mà NQ cho phép. Trong đó, có những đơn vị đương nhiên phải thành lập để phục vụ các Ủy ban mới được Quốc hội thành lập, nhưng NQ chưa tiên lượng được những sự kiện, những tình huống này). - Mô hình tổ chức bộ máy đặc thù dẫn đến quan hệ phối hợp công tác giữa VPQH với Thường trực HĐDT và các Ủy ban theo quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8 và 9 của NQ 417 có nhiều điểm khó thanh thoát. Vấn đề chung nhất là Thường trực HĐDT, các Ủy ban là cơ quan đại diện, cơ quan dân cử hoạt động và tồn tại theo nhiệm kỳ nhưng lại quyết định các vấn đề của cơ quan quản lý, điều hành có tính chất hành chính tồn tại và hoạt động liên tục như một dòng chảy. Cũng là Vụ ấy, những con người ấy, nhưng có thể Thường trực HĐDT và các Ủy ban khóa này thì đánh giá tốt, đến khóa sau có thể bị đánh giá là kém. Thậm chí cùng một khóa nhưng đánh giá của các thành viên cũng rất khác nhau. Nguyên nhân cũng từ hai phía: đối với Thường trực HĐDT và các Ủy ban, mỗi người một trình độ, mỗi người quen một cách làm việc, mà không phải ai cũng hiểu thấu đáo về tổ chức bộ máy và cán bộ, không phải ai cũng quen ngay được phương pháp hoạt động, làm việc của cơ quan lập pháp. Về phía cơ quan phục vụ, tuy VPQH ra đời từ khi có Quốc hội, nhưng từ khóa I cho đến khóa VIII, VPQH chủ yếu là phục vụ hành chính, quản trị, đi lại, sinh hoạt...; mãi đến những năm 1987-1992, trừ Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Đối ngoại có Vụ phục vụ riêng, còn tất cả các Ủy ban và HĐDT chỉ có một Vụ duy nhất phục vụ chung, đó là Vụ Hội đồng và các Ủy ban của Quốc hội. Từ tháng 9/1992 đến nay mới dần dần đi sâu vào phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ, trong khi đó, người tham mưu, phục vụ đòi hỏi về trình độ chuyên môn ít nhất phải ngang tầm đại biểu (nếu không nói là phải cao hơn). Trong Thường trực HĐDT và các Ủy ban, có một số thành viên từ cơ quan hành pháp chuyển sang, nên vẫn quen với cách quản lý, điều hành theo nguyên tắc thủ trưởng quyết định tất cả. Từ đó, phát sinh các yêu cầu, tự quyết định bộ máy và cán bộ, có bộ phận tài chính riêng; nói cách khác, phải là một cơ quan độc lập. Điều này rất khó trở thành hiện thực. - Về phương pháp làm việc, ở một số Thường trực HĐDT và các Ủy ban, các thành viên thường xuyên chỉ đạo công việc đến nhóm, có khi đến tận chuyên viên. Thậm chí, mỗi thành viên Thường trực chuyên điều hành một số chuyên viên phục vụ cho mình. Cách làm việc đó lâu ngày vô tình (hay hữu ý) đã vô hiệu hóa bộ máy và lãnh đạo của đơn vị. - Có những quy định của NQ 417 đã dẫn đến những tình huống rất khó xử lý trách nhiệm. Điều 8 khoản 2 quy định: Việc tuyển chọn cán bộ, công chức, bổ nhiệm, cách chức vụ trưởng, phó vụ trưởng và các chức vụ tương đương; trưởng phòng, phó trưởng phòng và các chức vụ tương đương đối với các Vụ trực tiếp giúp việc HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội và các Ban của UBTVQH do Thường trực HĐDT, Thường trực các Ủy 14 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(233) T1/2013 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT ban và Trưởng các ban phối hợp với Chủ nhiệm VPQH quyết định; Chủ nhiệm VPQH ra quyết định. Quy định này có hệ quả là, nếu có trường hợp khiếu kiện thì người quyết định nhân sự - là Thường trực - phải chịu trách nhiệm xử lý, hay là người ký quyết định - Chủ nhiệm VPQH - phải chịu trách nhiệm xử lý? 3. Một vài kiến nghị 3.1. Trước hết, phải xác định tổ chức bộ máy giúp việc của cơ quan lập pháp không thể rập khuôn như bộ máy giúp việc của cơ quan hành pháp. Chính phủ hiện có 22 bộ, cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ. Như vậy, bộ máy giúp việc của Chính phủ gồm có 30 Văn phòng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cùng với Văn phòng Chính phủ là 31 Văn phòng; chưa kể mỗi bộ, ngành lại có hệ thống dọc xuống các cấp hành chính; Ủy ban nhân dân các cấp cũng có Văn phòng riêng. Lý do chung nhất là Chính phủ phải điều hành công việc trên địa bàn rộng khắp toàn quốc, từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Còn cơ quan lập pháp duy nhất chỉ có ở trung ương là Quốc hội, đến HĐND cấp tỉnh là cấp không có chức năng ban hành luật, pháp lệnh nữa. Bởi vậy, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, của UBTVQH về cơ bản chỉ có một cơ quan phục vụ. 3.2. Nên bổ sung một điều hoặc một số khoản về điều kiện, nguyên tắc thành lập thêm các Vụ, các đơn vị tương đương trong VPQH; điều kiện, nguyên tắc sáp nhập, chia tách các đơn vị; điều kiện, nguyên tắc để tổ chức cấp phòng trong Vụ phục vụ HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội. 3.3. Không nên quy định Thường trực HĐDT và các Ủy ban phải tham gia quản lý hành chính, để họ tập trung vào nhiệm vụ của đại biểu và nhiệm vụ của Thường trực theo Luật Tổ chức Quốc hội. Nên phân loại cán bộ và quy định tiêu chuẩn các loại cán bộ, giao cho VPQH phải từng bước đáp ứng yêu cầu và chịu trách nhiệm trước UBTVQH, HĐDT và các Ủy ban. 3.4. Nên thống nhất đầu mối quản lý tất cả các đơn vị, các cán bộ của VPQH và Viện Nghiên cứu Lập pháp, đồng thời có cơ chế điều hành hợp lý trong việc phục vụ Quốc hội, UBTVQH, các cơ quan của Quốc hội. Sắp xếp lại bộ máy, điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nghiên cứu, tham mưu, phục vụ để làm hết mọi công việc, tránh trùng chéo hoặc “bỏ trống trận địa”. 3.5. Cần nghiên cứu tái lập “Văn phòng Đoàn ĐBQH” độc lập để đáp ứng yêu cầu tham mưu, phục vụ Đoàn ĐBQH theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành: “Đoàn ĐBQH có trụ sở, Văn phòng giúp việc và có kinh phí hoạt động theo quy định của UBTVQH”. Gộp chung lại với Văn phòng phục vụ HĐND cấp tỉnh như hiện nay thì ít nhất có hai vấn đề không đúng với nguyên tắc tổ chức cơ quan nhà nước. Một là, một tổ chức mà hai cơ quan (trung ương và địa phương) cùng thành lập, cùng quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Hai là, vì thế mà phát sinh hai loại cán bộ, hai nguồn kinh phí, hai chế độ, chính sách (do hai nơi quản lý). Hậu quả là việc điều hành, hoạt động rất khó khăn, phức tạp, hạn chế rất nhiều đến hiệu lực và hiệu quả n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnha_nuoc_va_phap_luat_ve_viec_thuc_hien_chuc_nang_nhiem_vu_q.pdf
Tài liệu liên quan