Nhận dạng bất động sản Condotel tại Việt Nam và một số vướng mắc pháp lý cần trao đổi
(Bản scan) Thứ nhát, chưa hiếu đủng về condotel. Như đã phân tích, condotel được hình thành và phát triển tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua, song chưa có quy định cụ thể nào để hiếu đúng bản chất của loại tài sản này. Chính vì vậy, hiện nay còn tồn tại nhiều cách hiểu gây nhầm lẫn. Theo Luật sư Trương Anh Tú (Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú), việc khái niệm về condotel là cần thiết, cần xem condotel là tài sản thông thường hay không phải là một loại sàn phẩm của bất động sản nhàm đảm bảo tính an toàn pháp lý và hạn chế tranh chấp về lợi ích, tránh phiền phức trong việc quy định về các hợp đồng và minh chứng quyền sở hữu. Theo tác giả, không đồng ý với quan điểm này. Việc xem xét condotcl có phải là sản phấm của Bất động sản hay không, phải phù hợp Bộ luật Dân sự 2015. Đảm bảo mọi quy định, định hướng về chính sách phù hợp với Pháp luật nói chung. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Bất động sản bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn với đất đai; tài sản khác gắn với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật”. Vì vậy, việc xây dựng một khái niệm cụ thể và xem condotel là một loại sản phẩm của bất động sản là phù hợp với pháp luật chung. Bên cạnh đó, khái niệm cần nhấn mạnh condotel là hình thức kinh doanh khách sạn được xây dựng và thiết kế như một chung cư nhằm làm căn cứ xác định hình thức sở hữu đối với tài sản sau này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_dang_bat_dong_san_condotel_tai_viet_nam_va_mot_so_vuong.pdf