Nhận xét chung
Thông qua nghiên cứu các địa bạ cho thấy, trước
hết, làng xã ven biển Đà Nẵng có sự đa dạng trong
hoạt động sản xuất kinh tế. Sự vắng bóng hoàn toàn
về ruộng đất ở làng Hoa Ổ, 100% là ruộng phụ canh
ở làng Tân An đã nói lên rằng đây là những làng phi
nông nghiệp. Với làng Cổ Mân, sản xuất nông nghiệp
cũng không phải là phương thức kinh tế chi phối, bởi
trừ đi số ruộng phụ canh, tư điền của làng chỉ còn hơn
3 mẫu.12 Nhưng ở những làng khác, đặc biệt là Thanh
Nhận xét chung
Thông qua nghiên cứu các địa bạ cho thấy, trước
hết, làng xã ven biển Đà Nẵng có sự đa dạng trong
hoạt động sản xuất kinh tế. Sự vắng bóng hoàn toàn
về ruộng đất ở làng Hoa Ổ, 100% là ruộng phụ canh
ở làng Tân An đã nói lên rằng đây là những làng phi
nông nghiệp. Với làng Cổ Mân, sản xuất nông nghiệp
cũng không phải là phương thức kinh tế chi phối, bởi
trừ đi số ruộng phụ canh, tư điền của làng chỉ còn hơn
3 mẫu.12 Nhưng ở những làng khác, đặc biệt là Thanh
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận diện một số vấn đề làng xã ven biển Đà Nẵng đầu thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
Là một thành phố duyên hải, Đà Nẵng có nhiều làng xã định cư dọc theo đường bờ biển từ chân đèo Hải Vân (phía tây bắc) đến Ngũ Hành Sơn (phía đông nam), kéo
dài khoảng 50 km. Hầu hết, các làng xã này được khai
phá, xác lập vào thời chúa Nguyễn (thế kỷ XVI - XVII).
Bài viết này tập trung tìm hiểu về quy mô làng xã,
tình trạng đất đai và tình hình sở hữu ruộng đất đầu
thế kỷ XIX trên cơ sở nguồn tư liệu địa bạ của năm
làng, gồm: Cổ Mân, Hoa Ổ, Nam An, Tân An và Thanh
Khê. Bấy giờ, những làng này thuộc hai huyện Diên
Khánh và Hòa Vang, phủ Điện Bàn, dinh Quảng Nam.1
Dĩ nhiên, số làng xã này chưa phải là toàn bộ khu vực
ven biển Đà Nẵng nhưng với sự phân bố trải đều trên
các địa bàn khác nhau, lại tương đồng về lịch sử hình
thành nên có thể coi là cơ sở đảm bảo cho kết quả
nghiên cứu.
Địa bạ được sử dụng đều do chúng tôi sưu tầm
từ dân gian (tức là bản Bính). Về niên đại, bốn địa
bạ thuộc Gia Long thứ 13 (1814) và Gia Long thứ 14
(1815); riêng địa bạ xã Hoa Ổ thuộc Khải Định thứ 8
(1923). Tuy nhiên, đây là bản do bộ Hộ sao lục từ bản
gốc được lưu trữ tại kinh đô có niên đại Gia Long thứ
13, để giao cho tỉnh Quảng Nam và làng Hoa Ổ. Bởi lúc
bấy giờ, tỉnh Quảng Nam đang giải quyết tranh chấp
đất đai giữa hai làng Hoa Ổ và Xuân Thiều nhưng địa
bạ làng Hoa Ổ đã bị mất.2 Như vậy, thực chất về nội
dung, đây là địa bạ thời Gia Long. Tất cả các địa bạ
đều được viết trên giấy dó, đa phần còn nguyên vẹn,
duy địa bạ Tân An bị hư nát cục bộ nên đôi chỗ mất
chữ, song nội dung cơ bản của nó - các loại đất đai và
tình hình ruộng đất - thì vẫn còn đầy đủ.
1. Quy mô diện tích làng xã
Thống kê từ địa bạ cho thấy, quy mô diện tích giữa
NHẬN DIỆN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÀNG XÃ VEN BIỂN ĐÀ NẴNG
ĐẦU THẾ KỶ XIX QUA TƯ LIỆU ĐỊA BẠ
? LÊ XUÂN THôNG*
* ThS., Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ.
các làng là không đều nhau mà có sự chênh lệch rất
lớn. Nam An là làng lớn nhất có diện tích 351.1.9.0
(351 mẫu 1 sào 9 thước 0 tấc); nhỏ nhất là làng Cổ
Mân có diện tích 90.8.5.2. Tổng diện tích của năm làng
là 994.6.13.7.7 (994 mẫu 6 sào 13 thước 7 tấc 7 phân).
Quy mô bình quân của một làng là 198.9.5.7.5.4 (198
mẫu 9 sào 5 thước 7 tấc 5 phân 4 ly) (xem bảng 1).
Bảng 1. Quy mô diện tích làng xã khu vực
ven biển (Đà Nẵng)
TT Tên làng xã
Diện tích
(m.s.th.t.p)
Quy mô
bình quân
1 Cổ Mân 90.8.5.2.0
Khoảng
trên 198
mẫu/làng
2 Tân An 103.9.2.0.0
3 Hoa Ổ 134.4.3.9.0
4 Thanh Khê 314.3.8.6.7
5 Nam An 351.1.9.0.0
Tổng cộng 994.6.13.7.7
Nguồn: Địa bạ của năm làng Cổ Mân, Tân An,
Hoa Ổ, Thanh Khê và Nam An
Trong khi đó, từ số liệu 937 làng (có địa bạ) của
dinh Quảng Nam và 365 làng (có địa bạ) của phủ Điện
Bàn mà Nguyễn Đình Đầu giới thiệu3, ta biết mức bình
quân của một làng, lần lượt là khoảng 219 mẫu và 236
mẫu. Như vậy, có thể thấy quy mô làng xã ven biển Đà
Nẵng nhỏ hơn nhiều làng xã khác trong vùng, nhất
là trong nội phủ Điện Bàn. Tuy nhiên, đây mới là so
sánh trên đại thể, chung nhất. Để dễ hình dung và
đồng thời làm sáng tỏ hơn quy mô làng xã ven biển
Đà Nẵng, chúng tôi đem so sánh với các làng xã khác
trong bối cảnh không gian nhỏ hơn - tức ở thành phố
Đà Nẵng ngày nay - trên cơ sở những khác biệt cơ bản
về địa lý - địa hình, như với làng vùng đồng bằng ven
sông, vùng gò đồi - bán sơn địa.
Trước hết xin nói đến các làng thuộc khu vực đồng
bằng ven sông. Đại diện tiêu biểu cho khu vực này là
65Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
những làng nằm bên các con sông Thúy Loan, Cẩm
Lệ, Cổ Cò và sông Yên, vốn được khai phá sớm - có thể
nói thuộc nhóm những làng xã có lịch sử lâu đời nhất
Đà Nẵng - từ giữa thế kỷ XVI đã được Ô châu cận lục
nói đến. Kết quả thống kê từ 10 làng cho thấy, làng
xã ở đây có quy mô lớn, với mức bình quân là khoảng
626 mẫu/làng xã (xem bảng 2).
Bảng 2. Quy mô diện tích làng xã khu vực
đồng bằng ven sông (Đà Nẵng)
TT Tên làng xã Diện tích (m.s.th.t.p)
Quy mô
bình quân
1 Lỗ Giản 153.1.3.5.6
Khoảng
trên
626 mẫu/
làng
2 Cẩm Lệ 199.9.1.0.0
3 Quá Giản 365.9.9.5.6
4 Thúy Loan 462.3.5.6.0
5 Cẩm Nê 480.5.14.8.0
6 Lệ Sơn 597.7.9.8.0
7 Yến Nê 705.1.10.2.0
8 Cẩm Toại 808.3.5.5.0
9 Hóa Khuê Đông 927.3.13.6.0
10 Hóa Khuê Trung Tây 1.566.0.3.9.0
Tổng cộng 6266.6.5.5.2
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu, Sđd
Còn đây là số liệu quy mô làng xã khu vực gò đồi
- bán sơn địa. Khu vực này chính là dải đất hình cánh
cung nằm về phía tây - tây nam của thành phố Đà
Nẵng hiện nay, bấy giờ tương ứng với hầu hết các
làng xã thuộc hai tổng Hòa An Thượng và Phước
Tường Thượng của huyện Hòa Vang, gồm 54 làng (trừ
4 làng Bình An Trung, Hòa Mỹ, Hòa An (Yên) và Phú
Lộc)4, tổng diện tích là 9.497.5.13.6.2; mức bình quân
khoảng 175 mẫu/làng (xem bảng 3).
Bảng 3. Quy mô diện tích làng xã khu vực
gò đồi - bán sơn địa (Đà Nẵng)
TT Tổng
Số
làng
xã
Diện tích
(m.s.th.t.p)
Quy mô
bình
quân
1 Hòa An Thượng 28 4.955.4.3.6.5
Khoảng
trên
175
mẫu/
làng
2
Phước
Tường
Thượng
26 4.542.1.9.9.7
Tổng cộng 54 9.497.5.13.6.2
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu, Sđd, tr.307, 322.
Từ những thống kê trên, ta dễ dàng nhận ra rằng,
so với khu vực đồng bằng ven sông, quy mô làng ven
biển có thể nói là rất nhỏ, chỉ chưa bằng 1/3, nhưng
so với khu vực gò đồi - bán sơn địa thì nó lại trở nên
vượt trội (xem bảng 4). Rõ ràng, sự khác biệt về địa
lý - địa hình đã dẫn đến sự khác biệt về quy mô làng
xã ở Đà Nẵng.
Bảng 4. Quy mô bình quân làng xã theo
khu vực (địa lý) ở Đà Nẵng
TT Khu vực Quy mô bình quân
1 Gò đồi - bán sơn địa Khoảng trên 175 mẫu/làng
2 Ven biển Khoảng trên 198 mẫu/làng
3 Đồng bằng ven sông Khoảng trên 626 mẫu/làng
2. Tình trạng đất đai
Cũng như nhiều làng xã khác nằm ở rìa cuối của
đồng bằng duyên hải miền Trung vốn được tạo nên
chủ yếu bởi sự vận động nâng lên của đất liền, sự bồi
tụ của phù sa biển và thêm nữa là những cồn cát di
động nên đất đai làng xã ven biển Đà Nẵng rất xấu, đa
phần là cát trắng với những bãi hay gò nổng; ruộng
đất khan hiếm và manh mún.
Trong năm làng được nghiên cứu thì Hoa Ổ là làng
hoàn toàn không có ruộng đất thực canh, tức không
có điền (ruộng lúa) cũng chẳng có thổ (đất trồng các
loại cây khác). Những làng có ruộng đất thực canh thì
chỉ có điền mà không có thổ, với một tỷ lệ hết sức
nhỏ bé trong diện tích tổng thể. Cao nhất như Thanh
Khê cũng chỉ chiếm 28%; số khác, không vượt quá
11% (như Cổ Mân 10,71%, Nam An 9,47% và Tân An
2,80%). Tính chung cho năm làng, diện tích ruộng
chỉ gần 14% trong tổng thể đất đai. Tỷ lệ này rất thấp
so với mức bình quân của dinh Quảng Nam là 59%5,
và còn thấp hơn nữa so với nhiều địa phương khác
trong cả nước cùng thời kỳ. Trong khi đó, đất cát trắng
hoang nhàn, gò nổng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Chẳng
hạn làng Thanh Khê, đất đai loại này là 22,30%. Hoặc,
trở lại với làng Hoa Ổ, cát trắng hoang nhàn, rừng rú
chiếm tỷ lệ đến 59,56% tổng diện tích.
Bảng 5. cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng
TT Loại đất Diện tích (m.s.th.t.p)
Tỷ lệ
%
1 Điền 138.3.9.8.7 13,91
2
Đất khác (thổ cư,
mộ địa, hoàng nhàn,
thần từ phật tự)
856.3.3.9.0 86,09
Tổng cộng 994.6.13.7.7 100
Nguồn: Địa bạ của năm làng Cổ Mân, Tân An,
Hoa Ổ, Thanh Khê và Nam An
66 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
Sự nghèo nàn về ruộng đất không chỉ biểu hiện ở
số lượng mà còn ở chất lượng. Bởi, như ta thấy ở bảng
6: ruộng hạng 1, hạng 2 cực kỳ ít ỏi, chưa đến 2% (và
đều thuộc làng Cổ Mân); ruộng hạng 3 và ruộng thu6
- hai mức thấp cuối cùng trong thang phân loại đẳng
hạng ruộng đất lúc bấy giờ - chiếm ưu thế tuyệt đối,
trên 98% (xem bảng 6).
Tính manh mún của ruộng đất cũng thể hiện rất
rõ qua số sở ruộng và quy mô diện tích bình quân
của nó. Có tổng cộng 493 sở ruộng, bình quân 1 sở
khoảng 0.2.12.0.9.9 (0 mẫu 2 sào 12 thước 0 tấc 9
phân 9 ly) (xem bảng 7). Trong đó, sở ruộng dưới 1 sào
rất phổ biến. Làng có nhiều sở ruộng nhất và cũng
manh mún nhất là Nam An.
Bảng 6. cơ cấu ruộng đất theo đẳng hạng
TT Hạng ruộng Diện tích (m.s.th.t.p)
Tỷ lệ
%
1 Hạng 1 0.6.0.0.0 0,40
2 Hạng 2 2.1.4.3.0 1,50
3 Hạng 3 29.1.7.9.0 21,10
4 Ruộng thu 106.4.12.6.7 77,00
Tổng cộng 138.3.9.8.7 100
Nguồn: Địa bạ của bốn làng Cổ Mân, Tân An,
Thanh Khê và Nam An
Bảng 7. Quy mô sở ruộng
TT Làng xã Điền (m.s.th.t.p) Số sở
1 Cổ Mân 9.7.5.2.0 27
2 Nam An 33.2.9.0.0 265
3 Tân An 2.9.2.0.0 13
4 Thanh Khê 92.4.8.6.7 188
Tổng cộng 138.3.9.8.7 493
Nguồn: Địa bạ của bốn làng Cổ Mân, Tân An,
Thanh Khê và Nam An
Điểm đáng chú ý là các làng xã đã dành một phần
diện tích không nhỏ cho mộ địa. Tổng hợp từ địa bạ
bốn làng Hoa Ổ, Nam An, Tân An và Thanh Khê7, đất
loại này là 178.8.0.0.0 (178 mẫu 8 sào), lớn xấp xỉ 1,4
lần đất ruộng (128.4.6.7) và chiếm gần 20% toàn diện
tích (903.8.8.5.7). Làng có diện tích mộ địa nhiều nhất
là Thanh Khê (50 mẫu); nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất
trong cơ cấu đất đai là làng Tân An (42%). Một cách
giải thích hợp lý nhất trong trường hợp này, có lẽ, là
do đất đai quá xấu.
Còn hai loại đất đai khác nữa, đó là thổ cư và đất
công trình tín ngưỡng tôn giáo. Có điều, nó không
xuất hiện đầy đủ trong tất cả các địa bạ. Nghĩa là, có
địa bạ ghi đất loại này mà không có loại kia và ngược
lại; hoặc như địa bạ làng Cổ Mân hoàn toàn không
thấy ghi chép. Hiện tượng này ít nhiều phản ánh việc
lập địa bạ thời Gia Long chưa phải đã chặt chẽ, bởi lẽ
không thể không tồn tại các loại đất này trong thực
tế.8 Đất ở được ghi trong địa bạ là “đồng cư trú” nghĩa
là “cùng cư trú”, hoặc “đồng kết lập gia cư” nghĩa là
“cùng kết lập đất ở”. Tổng số đất ở của ba làng Hoa Ổ,
Tân An và Thanh Khê là 140.2.11.9.0; trong đó, riêng
Thanh Khê chiếm hơn một nửa (87 mẫu), lớn gấp hơn
5 lần Hoa Ổ (16.2.11.9.0).
Đất công trình tín ngưỡng tôn giáo, được ghi cụ
thể tùy theo từng đối tượng, bao gồm đất chùa, đình
miếu, miếu hội đồng (tức miếu âm linh - cô hồn).
Thanh Khê là làng có nhiều đất loại này hơn cả (13
mẫu), tiếp đến là Hoa Ổ (1.3.11.5.0).
3. Tình hình sở hữu ruộng đất
Xét ở góc độ sở hữu, ruộng đất có hai loại: ruộng
đất thuộc sở hữu nhà nước và ruộng đất tư hữu. Đến
nửa đầu thế kỷ XIX, ở Việt Nam, sở hữu tư nhân về
ruộng đất đã trở nên áp đảo, tuy rằng có sự khác nhau
về mức độ, quy mô giữa các địa phương. Có nơi (bao
gồm cả dinh Quảng Nam), nhiều xã, tổng, thậm chí
đến cấp huyện/châu, tư hữu hóa ruộng đất đã diễn
ra triệt để.9 Trong xu thế đó, ở các làng xã ven biển
Đà Nẵng, đầu thời Gia Long, tuyệt nhiên không tồn
tại sở hữu nhà nước về ruộng đất - tức chỉ có tư điền,
công điền hoàn toàn vắng bóng. Tư điền gồm hai bộ
phận: bộ phận do cá nhân làm chủ (tức sở hữu cá
thể) chiếm phần ưu thắng; bộ phận do tập thể - cộng
đồng làng xã làm chủ (tức sở hữu tập thể)10 không
đáng kể (xem bảng 8).
Tư điền làng xã nói trên không phải phân bố ở tất
cả những làng có ruộng mà chỉ xuất hiện ở mỗi làng
Thanh Khê, được ghi trong địa bạ là “do bổn xã đồng
canh” - tức do làng xã cùng canh tác, không phải cho
thuê hay phát canh thu tô. Hoa lợi thu được hẳn nhiên
cũng do làng xã quản lý và sử dụng vào việc công,
như hội hè đình đám11 Về nguồn gốc, loại ruộng
này có thể được hình thành bởi hai khả năng, hoặc là
do tư nhân hiến cúng hoặc là do làng ẩn lậu làm của
riêng (lậu điền).
Bảng 8. các loại tư điền
TT Hình thức sở hữu Diện tích (m.s.th.t.p) Tỷ lệ
1 Cá thể 126.7.12.8.7 91,64
2 Tập thể 11.5.12.0.0 8,36
Tổng cộng 138.3.9.8.7 100
Nguồn: Địa bạ của bốn làng Cổ Mân, Tân An,
Thanh Khê và Nam An
67Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
Số tư điền cá thể phân bố cho 82 chủ sở hữu, chủ
sở hữu lớn nhất là 18.0.0.6.0, chủ sở hữu nhỏ nhất là
0.1.0.0.0; bình quân mỗi chủ sở hữu khoảng 1.5.6.9.2.5.
Làng có mức sở sữu bình quân cao nhất là Thanh Khê
(2.4.7.6.2.6); thấp nhất là Tân An (0.4.12.8.3.3).
Trong 82 chủ sở hữu thì lớp sở hữu từ 1 mẫu trở
xuống chiếm ưu thế nổi trội, với 50 chủ sở hữu, chiếm
60,98%; tiếp đó là lớp sở hữu từ trên 1 mẫu đến 3
mẫu, với 24 chủ sở hữu, chiếm 29,27%; còn lại, chỉ có
8 chủ sở hữu trên 3 mẫu, chiếm 9,75% (xem bảng 9).
Bảng 9. Quy mô sở hữu tư điền cá thể
TT Quy mô
chủ sở hữu Diện tích sở hữu
Số
chủ
Tỷ lệ
%
Số ruộng
(m.s.th.t.p)
Tỷ lệ
%
1 Từ 0 đến 5 sào 26 31,71 8.3.12.8.0 6,62
2
Trên 5
sào đến
1 mẫu
24 29,27 18.3.2.8.0 14,45
3
Trên 1
mẫu
đến 3
mẫu
24 29,27 41.0.6.6.7 32,37
4 Trên 3 mẫu 08 9,75 59.0.5.6.0 46,56
Tổng cộng 82 100 126.7.12.8.7 100
Nguồn: Địa bạ của bốn làng Cổ Mân, Tân An,
Thanh Khê và Nam An
Quy mô sở hữu trên đặt trong bối cảnh chung
toàn quốc thì rõ ràng ở mức thấp, thậm chí quá nhỏ
bé. Nhưng vấn đề là ở chỗ, số ruộng đất sở hữu không
tương ứng với số chủ mà ngược lại, số chủ nhiều
nhưng tư điền lại ít, trong khi số chủ ít nhưng lại sở
hữu nhiều tư điền. Cụ thể ta thấy, tư điền của lớp sở
hữu thứ nhất chỉ chiếm 21,07% tổng diện tích, trong
khi của lớp thứ hai là 32,37% và đặc biệt, của lớp thứ
ba lên đến 46,56%. Điều này cho thấy, một mặt là sự
phổ biến của đối tượng nông dân tự canh, nhưng
mặt khác, là xu hướng tập trung ruộng đất đã diễn
ra mạnh mẽ.
Nằm trong đặc điểm chung của chế độ sở hữu
ruộng đất tư nhân ở Việt Nam, đối tượng sở hữu tư
điền ở các làng xã ven biển Đà Nẵng cũng bao gồm cả
nữ giới và người phụ canh (hay xâm canh), tức chủ sở
hữu là người ngoài làng. Số chủ sở hữu nữ giới là 19,
chiếm 23,17% tổng số chủ sở hữu; diện tích sở hữu là
15.2.12.1.7, chiếm 12,05% tổng diện tích tư điền.
Số chủ phụ canh là 31, chiếm 37,80% tổng số chủ
sở hữu; diện tích sở hữu là 35.2.11.1.7, chiếm 27,82%
tổng diện tích tư điền. Đặc biệt, làng Tân An với số
tư điền chỉ 2.9.2.0.0 nhưng hoàn toàn do phụ canh.
Số phụ canh làng Cổ Mân cũng đáng chú ý, chiếm
63,63% số chủ và 66,66% diện tích tư điền. Quê quán
các chủ phụ canh tuyệt đại đa số ở những làng lân
cận thuộc nội tổng.
Bảng 10: Quy mô sở hữu theo dòng họ
TT Họ
chủ sở hữu Diện tích sở hữu
Số
chủ
Tỷ lệ
%
Số ruộng
(m.s.th.t.p)
Tỷ lệ
%
1 Đào 6 7,31 37.3.12.7.0 29,50
2 Nguyễn 25 30,49 30.4.1.2.0 24,00
3 Trương 16 19,50 17.9.5.8.0 14,14
4 Trần 5 6,10 12.9.7.9.0 10,21
5 Võ 5 6,10 6.2.8.6.0 4,93
6 Hồ 6 7,32 5.8.13.6.0 4,64
7 Phạm 6 7,32 4.8.8.1.0 3,82
8 Phan 4 4,88 3.7.14.3.0 3,00
9 Bùi 4 4,88 3.4.14.8.0 2,76
10 Đỗ 1 1,22 1.2.11.3.7 1,01
11 Lê 2 2,44 1.1.8.0.0 0,91
12 Mai 1 1,22 0.7.11.5.0 0,61
13 Hoàng 1 1,22 0.6.0.0.0 0,47
Tổng cộng 82 100 126.7.12.8.7 100
Nguồn: Địa bạ của bốn làng Cổ Mân, Tân An,
Thanh Khê và Nam An
Xét theo dòng họ, 82 chủ sở hữu trên thuộc 13 họ,
gồm: Bùi, Đào, Đỗ, Hoàng, Hồ, Lê, Mai, Nguyễn, Phạm,
Phan, Trần, Trương, Võ. Quy mô sở hữu giữa các họ
không đồng đều mà có khoảng cách khá xa nhau. Nổi
bật là 4 họ Đào, Nguyễn, Trương, Trần chiếm gần 2/3
số chủ với hơn 77% diện tích. Đặc biệt, không như
những họ kia, đối với họ Đào, số chủ và diện tích sở
hữu đều thuộc một làng duy nhất là Thanh Khê; số
ruộng sở hữu trong nội làng lên đến 46,22%, còn
trong tổng thể các làng là 29,50%. Một tỷ lệ rất lớn.
Những họ Hoàng, Mai, Lê, Đỗ chỉ xuất hiện lẻ tẻ 1 đến
2 chủ, diện tích sở hữu cực kỳ nhỏ bé (xem bảng 10).
Địa bạ không cho biết cụ thể đối tượng sở hữu
thuộc hệ thống chức dịch, chức sắc làng xã.
4. Nhận xét chung
Thông qua nghiên cứu các địa bạ cho thấy, trước
hết, làng xã ven biển Đà Nẵng có sự đa dạng trong
hoạt động sản xuất kinh tế. Sự vắng bóng hoàn toàn
về ruộng đất ở làng Hoa Ổ, 100% là ruộng phụ canh
ở làng Tân An đã nói lên rằng đây là những làng phi
nông nghiệp. Với làng Cổ Mân, sản xuất nông nghiệp
cũng không phải là phương thức kinh tế chi phối, bởi
trừ đi số ruộng phụ canh, tư điền của làng chỉ còn hơn
3 mẫu.12 Nhưng ở những làng khác, đặc biệt là Thanh
68 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
cHÚ THÍcH
1 Theo tên gọi và đơn vị hành chính hiện nay thì đó
chính là những làng: Nam Ô (Hoa Ổ) thuộc quận Liên
Chiểu; Thanh Khê thuộc quận Thanh Khê; Cổ Mân, Tân Thái
(Tân An), Nam Thọ (Nam An) thuộc quận Sơn Trà, thành
phố Đà Nẵng.
2 Phần cuối địa bạ này có đoạn: “Nay tiếp tờ tư của tỉnh
Quảng Nam về việc tỉnh ấy đang xử khoản tranh chấp giới
hạn đất cát trắng của hai xã Hoa Ổ và Xuân Thiều thuộc hạt
huyện Hòa Vang. Lúc ấy, châu bạ của xã Hoa Ổ đã bị mất, nên
sức soạn sao châu bạ thời Gia Long của xã Hoa Ổ, tổng Bình
Thới Hạ, huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn, phát hồi nhận lĩnh
tra cứu, đồng thời giao cho xã ấy nhận giữ. Những người trình
việc nhân bổn bộ sức cho sao lại châu bạ xin dùng ấn kiềm
đóng lên. Sau khi xong sẽ phát giao nhận để làm việc. Vậy nay
chép.”
3 Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn -
Dinh Quảng Nam, (TPHCM: Đại học Quốc gia, 2010), Tập 1,
133, 137.
4 Những làng này không mang tính đặc trưng về địa
hình theo tiêu chí đề ra mà như là sự chuyển tiếp giữa địa
hình gò đồi và ven biển. Cả bốn làng nằm gần kề tạo thành
một vệt theo chiều bắc - nam, nay tương ứng với khoản
từ phía nam Bến xe trung tâm thành phố chạy ra hướng
biển, thuộc hai phường Hòa An (quận Cẩm Lệ) và Hòa Minh
(quận Liên Chiểu).
5 Thống kê trên cơ sở số liệu trong sách của Nguyễn
Đình Đầu, sđd, 133.
6 Ruộng một vụ; cấy vào mùa hạ, gặt vào mùa thu.
7 Địa bạ làng Cổ Mân không ghi mục này; có lẽ, nó được
tính chung trong diện tích đất hoang nhàn. Bởi dù sao, các
loại đất này đều không bị đánh thuế.
8 Không có căn cứ để suy nghĩ về một khả năng cư trú
khác mang tính toàn làng của cư dân nơi đây, chẳng hạn
cư trú trên thuyền. Đối với công trình tín ngưỡng, trên lý
thuyết, không một làng Việt truyền thống nào không xây
dựng cho mình một công trình để thỏa mãn nhu cầu niềm
tin. Thực tế, từ tài liệu dân tộc học, văn hóa học và tài liệu
lịch sử khác nữa cho phép khẳng định, ít nhất từ thời Gia
Long, các làng xã đã xây dựng - thậm chí rất nhiều - thiết
chế văn hóa làng xã.
9 Xem, chẳng hạn: Nguyễn Đình Đầu, sđd; Vũ Huy Phúc,
Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, (Hà
Nội: Khoa học Xã hội, 1979); Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang
(chủ biên), Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống
nông dân dưới triều Nguyễn, (Huế: Thuận Hóa, 1997); Đàm
Thị Uyên, Nguyễn Thị Hà, “Tình hình ruộng đất ở huyện
Chiêm Hóa, Tuyên Quang qua tư liệu địa bạ Gia Long 4
(1805)”, Nghiên cứu Lịch sử, Số 9/2009, 30-39.
10 Tất cả địa bạ chỉ có mục tư điền, không có mục ghi
công điền. Nhân tiện, xin lưu ý rằng, không nên nhầm lẫn
giữa loại ruộng thuộc sở hữu làng xã mà về thực chất, là
một loại tư điền với loại ruộng được gọi là ruộng công làng
xã. Đây là một loại công điền, do nhà nước nắm quyền sở
hữu; làng xã chỉ đóng vai trò là người đại diện quản lý và sử
dụng, tuyệt đối không có quyền chuyển nhượng.
11 Dĩ nhiên, làng xã cũng phải nộp tô thuế cho nhà nước,
theo quy chế ruộng tư.
12 Với số lượng ruộng đất quá ít ỏi của những làng này,
thì ngay cả khi không có hiện tượng phụ canh, chắc chắn,
tỷ trọng nông nghiệp cũng chẳng đáng kể gì trong cơ cấu
kinh tế của địa phương.
TÀI LIỆU THaM KHẢo
1. Nguyễn Đình Đầu. 2010. Nghiên cứu địa bạ triều
Nguyễn - Dinh Quảng Nam. TPHCM: Đại học Quốc gia. Tập 1.
2. Vũ Huy Phúc.1979. Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam
nửa đầu thế kỉ XIX. Hà Nội: Khoa học Xã hội.
3. Trương Hữu Quýnh - Đỗ Bang (chủ biên). 1997. Tình
hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều
Nguyễn. Huế: Thuận Hóa.
4. Đàm Thị Uyên - Nguyễn Thị Hà. 2009. “Tình hình
ruộng đất ở huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang qua tư liệu địa
bạ Gia Long 4 (1805)”, Nghiên cứu Lịch sử. Số 9. 30-39.
Khê, nông nghiệp lại đóng vai trò chủ đạo. Như vậy,
ở khu vực này đã hình thành nhiều loại làng: làng phi
nông nghiệp, làng vừa phi nông nghiệp vừa kết hợp
nông nghiệp và làng nông nghiệp, tuy loại thứ ba
không chiếm ưu thế. Rõ ràng, điều này buộc chúng
ta phải suy nghĩ lại về những nhận định trong một số
tài liệu nghiên cứu lịch sử, văn hóa Đà Nẵng gần đây,
khi ở đó không thể hiện sự thừa nhận kinh tế nông
nghiệp tại các làng xã ven biển mà luôn coi phi nông
nghiệp - cụ thể hơn là ngư nghiệp - là sinh hoạt kinh
tế mang tính truyền thống, phổ quát và đặc trưng.
Trong kinh tế nông nghiệp, trồng lúa là hình thức
duy nhất, do không tồn tại loại đất thổ canh. Đây
là một khác biệt nếu so sánh với làng nông nghiệp
thuộc hai khu vực (đã được nói đến) ở Đà Nẵng. Bởi ở
những nơi này, bên cạnh điền thường còn có thổ, nên
ngoài lúa là cây trồng chủ yếu còn có cây hoa màu, cây
công nghiệp ngắn ngày và cây lương thực khác.
Về văn hóa - xã hội, xét riêng đối với làng nông
nghiệp, từ thực tế hoàn toàn không có công điền
(ruộng công làng xã), tư điền đồng canh cũng không
nhiều, có thể cho phép nghĩ rằng vai trò tổ chức làng
xã trong đời sống cộng đồng có phần mờ yếu, sức
gắn kết giữa các thành viên cộng đồng không cao.
Trong khi đó, sự phân bố chênh lệch tư điền cá thể
theo dòng họ đã phản ánh thế lực dòng họ được xác
lập ở một mức độ nhất định trong khuôn khổ làng xã.
L.X.T.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_dien_mot_so_van_de_lang_xa_ven_bien_da_nang_dau_the_ky.pdf