Nhân một trường hợp polyp sợi–biểu mô niệu quản trên bệnh nhi thận đôi không hoàn toàn

Polyp sợi biểu mô là một dạng u lành tính hiếm gặp ở người lớn. Từ khi được báo cáo lần đầu tiên năm 1932(7), đến nay chỉ có gần 300 trường hợp được báo cáo. Ở trẻ em càng ít gặp hơn(6). Trong trường hợp này polyp sợi biểu mô kết hợp với bệnh thận đôi ở trẻ em thì càng hiếm. Nguyên nhân vẫn chưa chắc chắn nhưng có một vài ý kiến cho rằng có hai nguyên nhân: Bẩm sinh ở trẻ em và viêm mạn tính ở người lớn(2). Triệu chứng thường là tiểu máu tái đi tái lại hoặc cơn đau hông lưng không đặc hiệu có thể do xoắn polyp, lồng đoạn niệu quản chứa polyp, hoặc do polyp gây tắc lòng niệu quản.

pdf4 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân một trường hợp polyp sợi–biểu mô niệu quản trên bệnh nhi thận đôi không hoàn toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Ngoại Nhi  144 NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP POLYP SỢI – BIỂU MÔ NIỆU QUẢN   TRÊN BỆNH NHI THẬN ĐÔI KHÔNG HOÀN TOÀN  Huỳnh Công Chấn*, Nguyễn Thị Trúc Linh**, Huỳnh Cao Nhân*, Lê Thanh Hùng*, Lê Công Thắng*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Giới thiệu ca Polyp sợi ‐ biểu mô niệu quản hiếm gặp.  Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo một ca lâm sàng. Bé trai, 8 tuổi, với tiền căn đau bụng hông lưng trái tái đi  tái lại một năm. Trên siêu âm và UIV cho thấy hình ảnh tắc nghẽn hoàn toàn 1/3 giữa niệu quản trái. Kết quả phẫu  thuật cho thấy thận T có dạng đôi không hoàn toàn, có rất nhiều polyp trong 1/3 giữa niệu quản trái, gây tắc nghẽn  hoàn toàn. Phẫu thuật cắt đoạn niệu quản chứa polyp, nối lại niệu quản.  Kết quả: Kết quả giải phẫu bệnh là polyp sợi ‐ biểu mô (fibroepithelial polyp). Sau mổ tình trạng bé cải thiện  tốt, tái khám định kì cho kết quả tốt.  Kết luận: Polyp sợi ‐ biểu mô niệu quản trên bệnh nhi thận đôi là bệnh rất hiếm gặp. Việc cắt trọn khối polyp  tránh bỏ sót, giải phóng chỗ tắc sẽ cải thiện tốt tình trạng lâm sàng.  Từ khóa: Polyp sợi ‐ biểu mô niệu quản ở trẻ em.  ABSTRACT  URETERAL FIBROEPITHELIAL POLYPS ASSOCIATED WITH INCOMPLETE RENAL DUPLICATION: A  CASE REPORT  Huynh Cong Chan, Nguyen Thi Truc Linh, Huynh Cao Nhan, Le Thanh Hung, Le Cong Thang.  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 144 ‐ 147  Objective: Introduction rare ureteral fibroepithelial polyps cases.  Method: A case report. A boy, 8 years old, with recurring left flank pain in a recent year. The ultrasound and  UIV showed a complete obstruction on one third of left ureter right in the middle. The operation result showed left  incompletely renal complication, and there were many polyps in the middle third of the left ureter, causing complete  obstruction. Total modular removal within polyps, ureteral renewal.  Results: The  result  of pathology was  fibroepithelial  polyp. Postoperation  health  conditions  have  been much  improved. Follow up examinations after surgery gave good results.  Conclusions: Ureteral  fibroepithelial polyps associated with  incomplete renal duplication  in children  is very  rare. The  total modular  removal without  remaining  faulty polyps  to  release  the obstruction will  improve  clinical  status.  Key words: Ureteral fibroepithelial polyps, ureteral fibroepithelial polyps in children.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Nhi  145 ĐẶT VẤN ĐỀ  Polyp sợi  ‐ biểu mô niệu quản  là một dạng  bướu lành tính của niệu quản hiếm gặp ở người  lớn càng hiếm gặp ở  trẻ em. Ở  trẻ em, nguyên  nhân  thường do  bẩm  sinh,  triệu  chứng  có  thể  giống như một bệnh tắc nghẽn niệu quản. Bệnh  có  thể đi kèm với hẹp khúc nối bể  thận – niệu  quản, sỏi niệu quản. Tuy nhiên, Polyp sợi ‐ biểu  mô niệu quản kết hợp với thận đôi thì rất hiếm.  Chúng tôi xin báo cáo một trường hợp polyp sợi  ‐ biểu mô niệu quản gây tắc nghẽn hoàn toàn kết  hợp với bệnh cảnh thận đôi không hoàn toàn ở  trẻ em.  Mục tiêu nghiên cứu  Báo cáo ca hiếm gặp.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Báo cáo ca lâm sàng.  Hành chính  Họ và tên: Nguyễn Văn H, nam, 8 tuổi.  Địa chỉ: Tổ 3, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre.  Ngày nhập viện: 29/ 11/ 2012.  Lâm sàng  Đau bụng hông lưng trái tái đi tái lại 1 năm,  không kèm ói, không sốt, tiêu tiểu bình thường.  Qua thăm khám không phát hiện gì lạ, ấn bụng  không đau, không sờ thấy mass bất thường.  Cận lâm sàng  Siêu  âm:  Thận  phải  (P)  kích  thước  bình  thường, 81 × 33 mm, không ứ nước. Thận trái (T)  dạng đôi không hoàn toàn, kích thước 109 × 61  mm, 2 cực ứ nước độ  II, dAP = 18 mm, bề dày  nhu mô: 20 mm, không sỏi, giãn niệu quản đoạn  đầu,  d  =  20 mm,  không  thấy  giãn  niệu  quản  đoạn chậu.  UIV: Thận P bắt và thải thuốc bình thường.  Hình 1: Hình chụp UIV ở phút thứ tư. Hình ảnh  nghĩ thận đôi không hoàn toàn, hai thận bắt và thải  thuốc tốt, ứ nước độ II, dãn to 1/3 niệu quản trên,  thuốc cản quang không xuống được đoạn niệu quản  dưới  Thận T dạng đôi không hoàn toàn (dạng chữ  Y), 2 cực ứ nước độ II, 2 nhánh niệu quản nhập  lại  ở 1/3  trên, dãn  to 1/3  trên niệu quản,  thuốc  không xuống được đoạn niệu quản dưới.  TPTNT, Ure, Cre, UCR: Bình thường.  Từ  triệu  chứng  và  kết  quả  cận  lâm  sàng,  nghĩ bị tắc hoàn toàn 1/3 giữa niệu quản trái và  có chỉ định mổ.  Tường trình cuộc mổ  Bé nằm nghiêng P, độn gối dưới hông P, mê  nội khí quản.  Rạch da đường chéo 3 cm, trên mào chậu P.  Bóc  tách cân cơ vào khoang sau phúc mạc,  tìm thấy thận trái (T) dạng đôi không hoàn toàn,  niệu  quản  T  hình  chữ Y,  chỗ  tắc  ở  đoạn  niệu  quản  chung  (1/3  trên).  Trên  chỗ  tắc,  các  niệu  * Bệnh viện Nhi Đồng 1.  ** Đại Học Y Dược TP HCM.  Tác giả liên lạc: Bs Huỳnh Công Chấn   ĐT: 0938469945   Email: chan170486@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Ngoại Nhi  146 quản giãn to, d= 20 mm, dưới chỗ tắc niệu quản  teo nhỏ.  Mở  niệu  quản  chỗ  hẹp  thấy  chi  chít  các  polyp,  đường  kính  khoảng  1 mm  đến  3 mm,  chiều dài từ 2 – 10 mm, trên một đoạn 1 cm niệu  quản, gây tắc lòng niệu quản.  Cắt đoạn 2 cm niệu quản có chứa polyp Æ  gởi Giải  phẫu  bệnh,  kiểm  tra  thấy  đoạn  dưới  thông,  luồng  feeding  tube  số  8  xuống  bàng  quang  không  vướng,  sờ  đoạn  niệu  quản  dưới  không thấy u cục.  Nối niệu quản tận – tận, 1 lớp bằng PDS 6.0,  có đặt stent (feeding tube số 8) xuyên miệng nối.  Dẫn lưu 1 penrose cạnh miệng nối.  Đóng  bụng  từng  lớp  bằng  Vicryl  3.0,  khâu da bằng Catgut 4.0.  Hình 2: Hình ảnh khi mở niệu quản đoạn tắc. Chi  chít những polyp, kích thước từ 2 – 10 mm.  Hậu phẫu  Sau mổ bé được chuyển Hồi sức ngoại, nuôi  ăn tĩnh mạch, kháng sinh, giảm đau.   Bé được chuyển  ra bệnh phòng 1 ngày sau  đó, tỉnh táo, ăn uống bình thường, còn tiểu nước  tiểu  hồng,  còn  đau  vết mổ.  Bé  được  tiếp  tục  kháng  sinh  tĩnh mạch, giảm  đau  đường uống,  thay băng mỗi ngày.  KẾT QUẢ  Kết  quả  giải  phẫu  bệnh  lý:  Fibroepithelial  polyp.  Hình 3: Hình ảnh giải phẫu bệnh của polyp phù hợp  với Fibroepithelial polyp: có mô đệm sợi mạch máu  lỏng lẻo, được phủ bởi lớp biểu mô chuyển tiếp lành  tính (hematoxylin và eosin, ×40)  Bé được rút stent ở ngày hậu phẫu thứ 8, ra  viện ở ngày hậu phẫu thứ 9 trong tình trạng tỉnh  táo, ăn uống, tiêu tiểu bình thường, hết đau vết  mổ, không đau bụng, vết mổ lành tốt.  Tái khám sau 1  tuần, bé hết đau bụng,  tiểu  bình  thường, nước  tiểu  trong,  siêu  âm:  thận T  còn ứ nước độ II.  Tái khám sau 1  tháng: Bé không đau bụng,  tiểu  trong,  tăng 0,5 kg. Siêu âm: Thận T  còn  ứ  nước độ I.  Tái khám sau 6  tháng: Bé không đau bụng,  tiểu  trong,  tăng  3  kg.  Siêu  âm:  Thận  T  còn  ứ  nước nhẹ.  BÀN LUẬN  Polyp sợi biểu mô  là một dạng u  lành  tính  hiếm gặp ở người lớn. Từ khi được báo cáo lần  đầu  tiên  năm  1932(7),  đến  nay  chỉ  có  gần  300  trường hợp được báo cáo. Ở trẻ em càng ít gặp  hơn(6). Trong trường hợp này polyp sợi biểu mô  kết  hợp  với  bệnh  thận  đôi  ở  trẻ  em  thì  càng  hiếm.  Nguyên nhân vẫn chưa chắc chắn nhưng có  một  vài  ý  kiến  cho  rằng  có  hai  nguyên  nhân:  Bẩm  sinh  ở  trẻ  em và viêm mạn  tính  ở người  lớn(2).  Triệu chứng thường là tiểu máu tái đi tái lại  hoặc cơn đau hông lưng không đặc hiệu có thể  do xoắn polyp, lồng đoạn niệu quản chứa polyp,  hoặc do polyp gây tắc lòng niệu quản.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Nhi  147 Về mặt giải phẫu bệnh, polyp sợi ‐ biểu mô  niệu quản có nguồn gốc trung mô, và được mô  tả có mô đệm sợi mạch máu lỏng lẻo, được phủ  bởi  lớp biểu mô chuyển  tiếp  lành  tính. Mặc dù  bản  chất  lành  tính  nhưng  các  trường  hợp  kết  hợp với dạng ác tính đã được báo cáo(3).  Polyp sợi – biểu mô thường được chẩn đoán  phân biệt  với  carcinoma  tế  bào  chuyển  tiếp, u  trung mô  lành  tính,  các nguyên nhân không u  như: Cục máu đông, mảng mô bị bong, quả cầu  nấm, hoặc hiếm gặp hơn là nhiễm kí sinh trùng.  Về cận  lâm  sàng, polyp  sợi biểu mô có  thể  được phát hiện qua siêu âm dưới dạng một cấu  trúc  echo  kém,  hình  con  giun,  có  bờ  trơn  lán,  vươn dài, mà  thường dễ  nhận  thấy  khi  polyp  vươn vào bàng quang hoặc vào bể  thận(5) Siêu  âm Doppler bổ sung giúp phân biệt với cục máu  đông, mô bong tróc, hoặc cầu nấm,  là các dạng  di  động hay gặp  trong niệu quản. CT hệ niệu  cũng  có  thể  phát  hiện  polyp  niệu  quản  dưới  dạng một thực thể nằm kéo dài trong niệu quản,  có hình xoắn ốc(1).  Với trường hợp này, phương pháp điều trị là  cắt bỏ đoạn niệu quản chứa polyp, nối lại niệu –  niệu quản, phương pháp này mang lại hiệu quả  tốt(4) Việc chẩn đoán chính xác trước mổ rất quan  trọng vì nó hướng chúng  ta mổ nội soi,  ít xâm  lấn hơn mổ hở(3,8).  KẾT LUẬN  Polyp sợi ‐ biểu mô niệu quản trên bệnh nhi  thận  đôi  là  một  bệnh  rất  hiếm  gặp.  Nguyên  nhân nghĩ nhiều do bẩm sinh. Lâm sàng thường  giống với  các bệnh  tắc nghẽn niệu  quản  khác.  Việc cắt trọn khối polyp tránh bỏ sót, giải phóng  chỗ tắc sẽ cải thiện tốt tình trạng lâm sàng.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bellin MF, Springer O, Mourey‐Gerosa I (2002). CT diagnosis  of ureteral fibroepithelial polyps. Eur Radiol.;12: pp 125–128.  2. Bolton D,  Stoller ML,  Irby P  (1994).  Fibroepithelial ureteral  polyps and urolithiasis. Urology.;44: pp 582–587.  3. Faerber GJ, Ahmed MM, Marcovich  R, Crisco CP,  Belville  WD  (1997).  Contemporary  diagnosis  and  treatment  of  fibroepithelial ureteral polyp. J Endourol.;11: pp 349–351.   4. Karaca I, Şencan A, Mir E, Sayan A, Ortaç R (1997). Ureteral  fibroepithelial  polyps  in  children.  Pediatric  Surgery  International, Volume 12, Issue 8, pp 603‐604.  5. Liddell RM, Weinberger E, Schofield DE, Pelman RS  (1991).  Fibroepithelial  polyp  of  the  ureter  in  a  child.  AJR  Am  J  Roentgenol;157: pp 1273–1274.   6. Macksood MJ, Roth DR, Chang CH, Perlmutter AD  (1985).  Benign  fibroepithelial  polyps  as  a  cause  of  intermittent  ureteropelvic  junction  obstruction  in  a  child: A  case  report  and review of the literature.J Urol Nov;134(5): pp 951‐2.  7. Melicow MM, Findlay HV (1932). Primary benign tumors of  ureter: review of  literature and report of case. Surg Gynecol  Obstet, 54: pp 680‐689.   8. Yagi S, Kawano Y, Gotanda T (2001). Endoscopic treatment of  a long fibroepithelial ureteral polyp. Int J Urol.;8: pp 467–469.  Ngày nhận bài        15/07/2013.  Ngày phản biện nhận xét bài báo   20/07/2013.  Ngày bài báo được đăng:      15–09‐2013 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_mot_truong_hop_polyp_soibieu_mo_nieu_quan_tren_benh_nhi.pdf
Tài liệu liên quan