Nhân một trường hợp siêu âm phát hiện Catheter tĩnh mạch rốn vào nhĩ trái
Đặt catheter tĩnh mạch rốn là một thủ thuật
cấp cứu thường được thực hiện trên trẻ sơ sinh
(khi tĩnh mạch rốn chưa bít hoặc mới rụng 1-2
ngày), nhằm thiết lập đường truyền tĩnh mạch
khẩn cấp, thay máu và tiếp cận tĩnh mạch trung
tâm (nuôi ăn TMTW, theo dõi CVP). Tuy nhiên,
có thể có biến chứng nhiễm trùng huyết, huyết
khối (17- 44%)(4,3): gây huyết tắc ở tĩnh mạch cửa
về lâu dài gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa,
cavernoma rốn gan, huyết khối gây thuyên tắc
phổi, não, chi ; hoặc sai vị trí catheter vào tim
và mạch máu lớn gây tràn máu màng tim, chẹn
tim, rối loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc; sai vị
trí catheter vào hệ thống cửa: viêm ruột hoại tử,
thủng ruột, hoại tử gan, nang gan; và các biến
chứng khác như thủng phúc mạc, tắc nghẽn tĩnh
mạch phổi về tim.
Kiểm tra vị trí catheter TMR có thể được
thực hiện bằng các phương tiện chẩn đoán hình
ảnh, như chụp XQuang bụng ngực, cho thấy vị
trí đầu tận catheter tương ứng đốt sống ngực D9,
D10. Tuy nhiên, X Quang có thể nhiễm tia X
cũng như không khảo sát được huyết khối. Siêu
âm, là phương tiện dễ dàng thực hiện, không
nhiễm tia X vừa kiểm tra vị trí catheter vừa theo
dõi biến chứng sớm và lâu dài, trong đó huyết
khối tĩnh mạch cửa là một biến chứng thường
xảy ra.
Siêu âm Doppler màu có khả năng tầm soát
và theo dõi huyết khối tĩnh mạch cửa, là một
trong những biến chứng thường xảy ra sau khi
đặt catheter, với độ nhạy 81% và độ đặc hiệu
93%(5), việc phát hiện sớm huyết khối tĩnh mạch
cửa nhằm có chiến lược điều trị và hướng theo
dõi thích hợp để tránh biến chứng tăng áp lực
tĩnh mạch cửa.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân một trường hợp siêu âm phát hiện Catheter tĩnh mạch rốn vào nhĩ trái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 1
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP SIÊU ÂM PHÁT HIỆN CATHETER
TĨNH MẠCH RỐN VÀO NHĨ TRÁI
Lê Cẩm Thạch*, Đỗ Thanh Thủy*, Nguyễn Hữu Chí*, Cam Ngọc Phượng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhắc lại phôi thai tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch cửa, các biến chứng và vai trò siêu âm trong việc
xác định vị trí đầu catheter và phát hiện các biến chứng.
Phương pháp: nghiên cứu lâm sàng, báo cáo một ca.
Kết quả: Trẻ sơ sinh non tháng, được đặt catheter tĩnh mạch rốn, tình cờ qua siêu âm tim kiểm tra phát hiện
đầu catheter nằm trong tâm nhĩ trái vào ngày thứ 5.
Kết luận: Catheter tĩnh mạch rốn là một thủ thuật thường được thực hiện ở khoa sơ sinh và săn sóc tăng
cường sơ sinh, nhằm thiết lập đường truyền, nhưng có thể có các biến chứng. Siêu âm có vai trò trong việc xác
định vị trí và phát hiện sớm các biến chứng. Nên siêu âm kiểm tra sau khi đặt catheter tĩnh mạch rốn như một
test thường qui.
Từ khoá: Catheter tĩnh mạch rốn, lạc chỗ, siêu âm.
ABSTRACT
DISPLACEMENT UMBILICAL VEIN CATHETER IN LEFT AUTRIUM
Le Cam Thach, Do Thanh Thuy, Nguyen Huu Chi, Cam Ngoc Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 162 - 165
Objectives: Review the embryology of umbilical and portal vein and the value of ultrasound in the detection
and follow-up of complications of umbilical vein catheterization.
Methods: Case report.
Results: Premature infant undergone umbilical vein catheterization and on ultrasound, we detected the tip
of the catheter in the left auricle.
Conclusions:Umbilical vein catheterization is a common procedure in neonatology, especially in neonatal
intensive care unit (NICU), in order to establish venous access. Ultrasound plays an important role in the
determination of its proper location as well as the early detection of its complications. Therefore, ultrasound after
this procedure should be performed as a routine test.
Keywords: Umbilical vein catheterization displacement, ultrasound.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đặt catheter tĩnh mạch rốn là một thủ thuật
thường được thực hiện ở các khoa sơ sinh hoặc
săn sóc tăng cường sơ sinh (NICU), nhằm thiết
lập đường truyền tĩnh mạch khẩn cấp để thay
máu và tiếp cận tĩnh mạch trung tâm. Tuy nhiên,
có thể có biến chứng huyết khối hoặc catheter lạc
chỗ. Việc xác định, theo dõi các biến chứng và
vị trí catheter chủ yếu dựa vào các phương tiện
chẩn đoán hình ảnh. Nhân một trường hợp
Catheter tĩnh mạch rốn lạc chỗ vào tâm nhĩ trái
được phát hiện tình cờ qua siêu âm tim, chúng
tôi nhắc lại phôi thai tĩnh mạch rốn và vai trò
siêu âm trong việc xác định vị trí và phát hiện
các biến chứng.
* Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: BS. Lê Cẩm Thạch, ĐT: 0918333969, Email: lecamthach1972@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 2
CA LÂM SÀNG
Sơ sinh song thai, 1 ngày tuổi sinh non 29
tuần tuổi, cân nặng lúc sinh 1400gr, Apgar3/8,
nhập bệnh viện Nhi đồng 1 với chẩn đoán: Suy
hô hấp, sanh non/song thai I, bệnh màng
trong.Tình trạng lúc nhập viện niêm
hồng/NCPAP, chi ấm, mạch rõ, đỏ da toàn thân.
Mạch 144 lần/ph; Nhiệt độ 36ºC; Nhịp thở 48
lần/ph; Cân nặng 1,230gram. Cận lâm sàng
CTM, TPTNT, ion đồ, chức năng thận: bình
thường; Bilirubin gián tiếp tăng (4,16mg); CRP
0,1mg/l; Khí máu (FiO2 21%, Hb 12g/dl).
Bệnh nhi được đặt catheter TMR sau nhập
viện 20 giờ, catheter số 3,5F vào sâu 7,5cm.
Siêu âm tim kiểm tra vào N5, ghi nhận đầu tận
catheter nằm bắt từ tâm nhĩ (P) tâm nhĩ (T)
qua lỗ bầu dục. X Quang ngực-bụng: đầu tận
catheter lên trung thất, đến mức đốt sống ngực
11.
Hình 1: Đầu catheter từ nhĩ phải vô tâm nhĩ trái qua lổ
bầu dục(->).
Hình 2: Catheter qua ống tĩnh mạch vô tĩnh mạch chủ
dưới vào tâm nhĩ phải.
BÀN LUẬN
Trong giai đoạn bào thai, một đôi tĩnh mạch
noãn hoàng, vận chuyển máu từ túi noãn đến
xoang tĩnh mạch. Khoảng tuần thứ 4-5 giai đoạn
phôi, có ba thông nối tĩnh mạch giữa các tĩnh
mạch noãn hoàng (Hình 3a). Từ lúc tạo thông
nối, cho đến tháng thứ ba, có sự thoái triển có
chọn lọc các mạng lưới tĩnh mạch, sau cùng hình
thành tĩnh mạch cửa. Phần đuôi của tĩnh mạch
noãn hoàng bên phải và phần đầu tĩnh mạch
noãn hoàng bên trái, tiếp tục bít tắc, có sự thông
nối giữa tĩnh mạch rốn với hệ thống tĩnh mạch
noãn hoàng (Hình 3b). Có sự thoái triển tĩnh
mạch rốn phải, trong khi tĩnh mạch rốn trái vẫn
còn thông thương với ống tĩnh mạch và nhánh
trái tĩnh mạch cửa, vị trí thông nối này được gọi
là hợp lưu rốn cửa. Máu từ tĩnh mạch chủ dưới
đổ về tâm nhĩ phải lỗ bầu dục tâm nhĩ trái
thất trái và luân chuyển vào 2 vòng tuần hoàn
(tuần hoàn hệ thống và tuần hoàn phổi). Ngay
sau sinh, tĩnh mạch rốn và ống tĩnh mạch vẫn
còn mở và sẽ đóng lại sau đó một thời gian và để
lại di tích là dây chằng tròn và dây chằng tĩnh
mạch. Trên siêu âm, ở trẻ đủ tháng, các ống tĩnh
mạch này thường đóng trong vòng một tuần,
nhưng ở trẻ sinh non dưới 33 tuần, thường
khoảng ngày thứ 6-14(1). Điều này giải thích lộ
trình catheter tĩnh mạch rốn của bệnh nhi chúng
tôi, catheter qua tĩnh mạch rốn vào ống tĩnh
mạch tâm nhĩ (P), qua lỗ bầu dục tâm nhĩ
(T), theo tuần hoàn phôi thai.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 3
Hình 3: Các giai đoạn phôi thai tạo lập tĩnh mạch rốn và hệ tĩnh mạch cửa
Đặt catheter tĩnh mạch rốn là một thủ thuật
cấp cứu thường được thực hiện trên trẻ sơ sinh
(khi tĩnh mạch rốn chưa bít hoặc mới rụng 1-2
ngày), nhằm thiết lập đường truyền tĩnh mạch
khẩn cấp, thay máu và tiếp cận tĩnh mạch trung
tâm (nuôi ăn TMTW, theo dõi CVP). Tuy nhiên,
có thể có biến chứng nhiễm trùng huyết, huyết
khối (17- 44%)(4,3): gây huyết tắc ở tĩnh mạch cửa
về lâu dài gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa,
cavernoma rốn gan, huyết khối gây thuyên tắc
phổi, não, chi; hoặc sai vị trí catheter vào tim
và mạch máu lớn gây tràn máu màng tim, chẹn
tim, rối loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc; sai vị
trí catheter vào hệ thống cửa: viêm ruột hoại tử,
thủng ruột, hoại tử gan, nang gan; và các biến
chứng khác như thủng phúc mạc, tắc nghẽn tĩnh
mạch phổi về tim.
Kiểm tra vị trí catheter TMR có thể được
thực hiện bằng các phương tiện chẩn đoán hình
ảnh, như chụp XQuang bụng ngực, cho thấy vị
trí đầu tận catheter tương ứng đốt sống ngực D9,
D10. Tuy nhiên, X Quang có thể nhiễm tia X
cũng như không khảo sát được huyết khối. Siêu
âm, là phương tiện dễ dàng thực hiện, không
nhiễm tia X vừa kiểm tra vị trí catheter vừa theo
dõi biến chứng sớm và lâu dài, trong đó huyết
khối tĩnh mạch cửa là một biến chứng thường
xảy ra.
Siêu âm Doppler màu có khả năng tầm soát
và theo dõi huyết khối tĩnh mạch cửa, là một
trong những biến chứng thường xảy ra sau khi
đặt catheter, với độ nhạy 81% và độ đặc hiệu
93%(5), việc phát hiện sớm huyết khối tĩnh mạch
cửa nhằm có chiến lược điều trị và hướng theo
dõi thích hợp để tránh biến chứng tăng áp lực
tĩnh mạch cửa.
Hình 4. Huyết khối tĩnh mạch cửa. Hình 5: Cavernoma quanh tĩnh mạch cửa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 4
KẾT LUẬN
Catheter tĩnh mạch rốn là một thủ thuật
thường được thực hiện ở trẻ sơ sinh nhưng có
thể có các biến chứng. Việc kiểm tra đầu tận
catheter và phát hiện sớm biến chứng là cần
thiết. Siêu âm, là phương tiện hữu ích đáp ứng
được yêu cầu trên sau khi đặt catheter. Nên siêu
âm kiểm tra sau khi đặt catheter tĩnh mạch rốn
như một test thường qui.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CornessJAG, McHughK,. Derek J. Roebuck. Andrew M.
Taylor (2006), The portal vein in children: radiological review
of congenital, anomalies and acquiredch abnormalities,
Pediatr Radiol 36: 87–96
2. Junker P, Egeblad M, Nielsen O, Kamper J (1976). Umbilical
vein catheterization and portal hypertension. Acta Pediatr
Scand; 65:499-504.
3. Morag I, Epelman M, Daneman A, Moineddin R, Parvez B,
Shechter T, Hellmann J (2006) Abstract: Portal vein
thrombosis in the neonate: risk factors, course, and outcome. J
Pediatr.,148(6)p735-9.
4. Sakha SH, Rafeey M, Tarzamani MK (2007) Abstract:Portal
venous thrombosis after umbilical vein catheterization. Indian
J Gastroenterol., 26(6):283-4.
5. WebsterG.J.M., Burroughs A.K.(2005), Review article: portal
vein thrombosis – new insights into aetiology and
management, Aliment Pharmacol Ther 21, 1–9.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_mot_truong_hop_sieu_am_phat_hien_catheter_tinh_mach_ron.pdf