KẾT LUẬN
Điều tra về nhận thức, thái độ và hành vi thực hành phòng chống vector truyền bệnh SD/SXHD
tại Đống Đa và Thanh Xuân: Các chỉ số đánh giá về cộng đồng có sự khác nhau ở 2 quận nhưng
không phụ thuộc vào trình độ học vấn, nghề nghiệp, điều kiện sống với các chỉ số và tỉ lệ tương ứng:
“Cán bộ” (9,8%) và (22,1%); “Đại học/Cao đẳng/Trung học chuyên nghiệp” (23,4 %) và (41,2%);
DCCN thường xuyên “Lọ hoa” (16,9%) và (34,9%); “Cây cảnh” (18,5%) và (12,3%); “muỗi đẻ trứng
ở các DCCN” (74,7%) và (42,3%); “Ngủ màn ban ngày” (16,9%) và (71,8%) Đối với cán bộ y tế:
có trình độ bác sĩ (58,2%); thâm niên công tác trên 5 năm (67,3%) nhưng hiểu biết đúng về “mùa
truyền bệnh” chỉ đạt 54,5%; “nội dung giám sát SD/SXHD” đạt 25,5%; “xác định được chỉ số BI” đạt
34,5%.
Kết quả so sánh sau 2 năm áp dụng các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao khả năng phòng
chống vector truyền bệnh SD/SXHDcho cộng đồng và cán bộ y tế nhìn chung có sự cải thiện tốt
nhưng không đồng đều: Tại cộng đồng có 4/5 chỉ số đánh giá về “hiểu biết nguyên nhân mắc
SD/SXHD” giảm có ý nghĩa (p < 0,05) nhưng có 6/12 chỉ số đánh giá về “thực hành phòng chống bọ
gậy/muỗi trưởng thành” tăng có ý nghĩa (p < 0,05). Đối với cán bộ y tế: tất cả các chỉ số đánh giá tuy
có tỉ lệ tăng giảm khác nhau nhưng không có ý nghĩa (p > 0,05).
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 125 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức, thái độ, thực hành phòng chống muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết của cộng đồng, cán bộ y tế và biện pháp can thiệp tại Hà Nội (2004 - 2006), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 20
NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG MUỖI
TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT CỦA CỘNG ĐỒNG, CÁN BỘ Y TẾ
VÀ BIỆN PHÁP CAN THIỆP TẠI HÀ NỘI (2004 - 2006).
Nguyễn Ngọc San* Lê Bách Quang**
TÓM TẮT
Mục tiêu: (1). Đánh giá thực trạng trình ñộ nhận thức, thái ñộ và thực hành phòng chống vector truyền bệnh
SD/SXHD của cộng ñồng, cán bộ y tế tại quận Đống Đa và Thanh Xuân. (2). Áp dụng một số biện pháp can thiệp
nâng cao trình ñộ nhận thức, thái ñộ và thực hành phòng chống vector của cộng ñồng và cán bộ y tế.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang và can thiệp.
Kết quả và kết luận: Tại quận Đống Đa và Thanh Xuân, kết quả ñiều tra nhận thức, thái ñộ và hành vi thực
hành phòng chống vector truyền bệnh sốt xuất huyết của cộng ñồng thấy các chỉ số ñánh giá có sự khác biệt,
nhưng không phụ thuộc vào trình ñộ học vấn, nghề nghiệp, ñiều kiện sống còn cán bộ y tế có trình ñộ và thâm
niên công tác cao (bác sĩ 58,2% và công tác trên 5 năm 67,3%) nhưng hiểu biết ñúng “nội dung giám sát
SD/SXHD” chỉ ñạt 25,5%;... Kết quả sau 2 năm áp dụng các biện pháp can thiệp: cộng ñồng có 6/12 chỉ số ñánh
giá “thực hành phòng chống bọ gậy/muỗi trưởng thành” tăng (p < 0,05). Với cán bộ y tế tất cả các chỉ số ñánh
giá có tỉ lệ tăng giảm khác nhau nhưng không có ý nghĩa (p > 0,05).
Từ khóa: nhận thức, thái ñộ, thực hành, Sốt Dengue /Sốt xuất huyết Dengue, cộng ñồng, cán bộ Y tế.
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE, PRACTICE OF COMMUNITY AND HEALTH WORKER CONTROL MOSQUITO
TRASMITTED DENGUE FEVER/ DENGUE HAEMORRHAGIC FEVER AND INTERVENTION MEASURE IN
HANOI (2004-2006)
Nguyen Ngoc San, Le Bach Quang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 20 - 26
Objectives: (1). To evaluate real knowledge, attitude, practice situation of community and health worker in
controlling mosquito transmitted Dengue Fever/Dengue Hemorrhagic Fever at Dong Da and Thanh Xuan
district. (2). To apply some intervention measures to strengthen knowledge, attitude, practice of community and
health worker in controlling mosquito transmitted DF/DHF.
Methods: The cross - sectional and intervention study.
Results and conclusions: At Dong Da and Thanh Xuan district, results of investigation on knowledge,
attitude, practice in controlling mosquito transmitted DF/DHF show that: With community, the evaluated indexes
are different but not dependent in learning, professional, life conditionAlthough health workers are high level
and length of service (doctors occupied 58.2%, seniority more than 5 years occupied 67.3%), The
comprehensibility of “The surveillance contents about controlling DF/DHF” is 25.5% only After two years, the
results of applying intervention measures showed: In community, 6/12 evaluated indexes about “the actions
control larva/mature mosquitoes” increased significantly (p <0.05). All evaluated indexes about health workers
were raise or decrease rates but not meaningful (p > 0.05).
Keywords: knowledge, attitude, practice, Dengue Fever/Dengue Hemorrhagic Fever, community, health
worker.
*
Viện vệ sinh phòng dịch Quân ñội ** Học Viện Quân Y
Địa chỉ liên hệ: TS. Nguyễn Ngọc San. ĐT: 0989.821.168.Email:ngocsan1962@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 21
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hà Nội ñang có sự thay ñổi hàng
ngày, hàng giờ tạo nên những yếu tố thuận lợi cho sự
phát sinh, phát triển, phát tán vector truyền bệnh
SD/SXHD ñó là:
Tốc ñộ ñô thị hóa nhanh: sự bùng nổ dân số dẫn
ñến môi trường bị ô nhiễm do rác thải và hệ thống
nước bị kẹt tắc, diện tích nhà ở ngày càng chật hẹp;
cuộc sống người dân ngày càng bận rộn không có thời
gian tìm hiểu các thông tin cập nhật về phòng chống
dịch bệnh.
Công nghiệp hóa mạnh mẽ: với nhiều khu công
nghiệp ñã, ñang hình thành kèm theo là các khu dân
cư dẫn ñến thay ñổi hệ sinh thái. Đặc biệt ñã xuất hiện
hiệu ứng nhà kính trong những năm gần ñây.
Trình ñộ Y học ngày một cao: với sự phát triển
chuyên sâu của các chuyên ngành nên kiến thức ña
khoa (nhất là kiến thức về Y tế dự phòng) của một số
lớn cán bộ y tế bị hạn chế. Xã hội hóa hoạt ñộng y tế
ñược tăng cường, bằng việc mạng lưới y tế tư nhân
ngày một phát triển (cả về bề sâu và bề rộng), nhưng
ngành y tế Hà Nội chưa thực sự kiểm soát ñược chặt
chẽ và toàn diện. Do vậy, việc kiểm soát ñầy ñủ các
nguy cơ, nguồn bệnh trong cộng ñồng là hết sức khó
khăn.
Để góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình
Quốc gia phòng chống SD/SXHD, cần thiết phải có
một nghiên cứu ñánh giá sự tham gia của cộng ñồng
và cán bộ y tế trong công tác phòng chống vector
truyền bệnh sốt xuất huyết trong giai ñoạn hiện nay.
MỤC TIÊU
Đánh giá thực trạng trình ñộ nhận thức, thái ñộ và
thực hành phòng chống vector truyền bệnh SD/SXHD
của cộng ñồng, cán bộ y tế tại quận Đống Đa và
Thanh Xuân.
Áp dụng một số biện pháp can thiệp nâng cao
trình ñộ nhận thức, thái ñộ và thực hành phòng chống
vector truyền bệnh SD/SXHD của cộng ñồng và cán
bộ y tế.
ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa ñiểm
Chọn ñiểm theo tốc ñộ ñô thị hóa, hoạt ñộng nghề
nghiệp của người dân.
- Quận Đống Đa: nằm ở trung tâm thành phố,
người dân ñã ổn ñịnh về nơi ñịnh cư và nghề nghiệp
chủ yếu là hoạt ñộng dịch vụ kinh doanh.
- Quận Thanh Xuân: nằm ở phía Tây Nam thành
phố, ñang có tốc ñộ ñô thị hóa cao, nơi ñịnh cư chưa
thực sự ổn ñịnh, nghề nghiệp chủ yếu là công chức
nhà nước.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang và can thiệp.
- Nghiên cứu ngang: chọn mỗi phường 50 hộ gia
ñình và mỗi hộ ñiều tra 1 người (có vai trò chủ hộ).
Quận Đống Đa ñiều tra 1018 người, quận Thanh
Xuân là 894 người.
- Nghiên cứu can thiệp: Áp dụng các biện pháp
truyền thông về phòng chống vector cho cộng ñồng và
tập huấn, ñào tạo lại cho cán bộ y tế về phòng chống
SD/SXHD.
Thu thập số liệu thông qua các phiếu ñiều tra và
kết quả tập huấn, ñào tạo.
Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê sinh
học: EPI-INFO 6.04 & STATA.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng trình ñộ nhận thức, thái ñộ và
thực hành phòng chống vector truyền bệnh SD/SXHD
của cộng ñồng và cán bộ y tế.
Thực trạng trình ñộ nhận thức, thái ñộ và thực
hành phòng chống vector truyền bệnh SD/SXHD của
cộng ñồng và cán bộ y tế tại quận Đống Đa và Thanh
Xuân.
Điều tra 1.018 người dân tại Đống Đa và 894
người tại Thanh Xuân theo thứ tự: số người ñược ñiều
tra chủ yếu là nữ giới (ñều chiếm 72,5%). Đối tượng
ñiều tra thường là chủ gia ñình và lớn tuổi: hưu trí
(29,1% và 30,2%), nội trợ (27,5% và 0%), kinh doanh
(16,1% và 12,3%), cán bộ (9,8% và 22,1%), công
nhân (15,1% và 0%), tốt nghiệp PTTH (57,8% và
74,0%), tốt nghiệp ñại học và trung học chuyên
nghiệp (23,4% và 41,2%). Nhận biết về thông tin y tế
qua “Tivi, phim” từ 61,1% và 62,6%; qua “Cán bộ y
tế” là 18,9% và 27,5%. Dùng bể làm dụng cụ chứa
nước từ 98,2% - 97,1%. Dụng cụ chứa nước thường
xuyên như “Lọ hoa” 16,9% và 34,9% (p <0,001);
dụng cụ chứa nước thường xuyên là “Cây cảnh”
18,5% và 12,3%.
Bảng 1. Nhận thức, thái ñộ và hành vi thực hành phòng chống vector truyền bệnh SD/SXHD của cộng ñồng tại
quận Đống Đa và Thanh Xuân.
Q. Đống Đa Thanh Xuân Các chỉ số
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
p
Số người ñược ñiều tra 1018 100 894 100 -
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 22
Q. Đống Đa Thanh Xuân Các chỉ số
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
p
Do muỗi truyền. 994 97,6 878 98,2 0,386
Do muỗi vằn. 832 81,9 822 92,4 0,000
Muỗi ñốt vào chập choạng tối. 570 56,0 36 4,0 0,000
Muỗi ñốt người vào buổi sáng. 458 45,0 278 31,1 0,000
Hiểu biết về
nguyên nhân mắc
SD/SXHD
Muỗi ñẻ trứng tại ñồ chứa nước. 760 74,7 378 42,3 0,000
Vật chứa nước có nắp ñậy. 952 93,5 844 94,4 0,415
Thả cá vào dụng cụ chứa nước. 24 2,4 218 24,4
Thả Mesocyclops. 0 0 12 1,3 0,000
Thực hành phòng
chống bọ gậy muỗi
Aedes sp.
Thu dọn ñồ phế thải chứa nước. 922 90,6 772 86,4 0,003
Làm lưới chắn cửa ra vào, cửa sổ 10 1,0 34 3,8 0,000
Ngủ màn ban ngày. 172 16,9 642 71,8 0,000
Treo mành, màn tẩm hoá chất. 10 1,0 18 2,0 0,061
Thực hành biện
pháp chống muỗi
ñốt
Dùng hương muỗi, bình xịt. 768 75,4 598 66,9 0,000
Không làm gì 918 90,2 696 77,9 0,000
Vệ sinh môi trường 6 0,6 8 0,9 0,434
Phun thuốc diệt muỗi 0 0 8 0,9 -
- Khác:
Vợt ñiện diệt muỗi 94 9,2 182 20,3 0,000
Kết quả ñiều tra tại quận Đống Đa và Thanh
Xuân cho thấy số người hiểu biết về vector truyền
bệnh SD/SXHD tương ñối cao. Tương ứng như sau:
Số người hiểu biết về nguyên nhân truyền bệnh
SD/SXHD là do muỗi vằn (Ae.aegypti) chiếm
81,9% và 92,4%. Muỗi ñẻ trứng tại các dụng cụ
chứa nước 74,7% và 42,3%. Tuy nhiên sự hiểu biết
về tập tính hút máu của muỗi Ae.aegypti chỉ ñạt từ
45,0 - 56,0% và 4,0 - 31,1%. Thực hành về phòng
chống bọ gậy muỗi Ae.aegypti hầu hết các hộ gia
ñình: ñậy nắp các bể chứa nước (93,5% và 94,4%);
thu dọn các ñồ phế thải chứa nước (90,6% và
86,4%), các biện pháp khác chưa ñược người dân
hưởng ứng. Trong các biện pháp phòng chống muỗi
Ae.aegypti chỉ có biện pháp dùng hương xua muỗi,
bình xịt người dân sử dụng nhiều (75,4% và
66,9%).
Thực trạng nhận thức, thái ñộ và hành vi thực
hành phòng chống vector truyền bệnh
SD/SXHD của cán bộ y tế (CBYT).
Kết quả ñiều tra 55 CBYT cho thấy: 78,2% là nữ
và lứa tuổi từ 31 - 57 chiếm 78,2%. Chủ yếu có trình
ñộ bác sĩ 58,2% và y tá trung học 34,5%. Thâm niên
công tác từ 6 - 10 năm chiếm 20,0% và trên 10 năm
chiếm 47,3%. Công tác tại các TYT phường 67,3% và
phụ trách chương trình phòng chống SD/SXHD là
50,9%.
Kết quả ñiều tra hiểu biết về phòng chống vector
truyền bệnh SD/SXHD của cán bộ y tế thấy: Hiểu
ñúng về vector chính truyền bệnh SD/SXHD là muỗi
Ae.aegypti 94,5%; mùa truyền bệnh SD/SXHD
54,5%; thời kì lây nhiễm SD/SXHD 52,7%; ñối tượng
dễ bị nhiễm bệnh là trẻ em ñạt 63,6%; các nội dung
giám sát SD/SXHD 25,5%; các tiêu chuẩn xác ñịnh
xảy dịch ñạt 14,5%; xác ñịnh ñúng chỉ số bọ gậy quan
trọng (BI) 34,5%. Điều tra hành vi thực hành phòng
chống SD/SXHD: 65,4% số CBYT cho rằng phải thực
hiện công tác TTGD cho cộng ñồng phòng chống
vector, 27,3% triển khai các biện pháp phòng chống
vector, 5,5% ñiều trị ca bệnh.
Áp dụng một số biện pháp can thiệp nâng cao
trình ñộ nhận thức, thái ñộ và hành vi thực hành
phòng chống vector truyền bệnh SD/SXHD cho cộng
ñồng và cán bộ y tế.
Kết quả biện pháp truyền thông giáo dục về
phòng chống vector truyền bệnh SD/SXHD cho cộng
ñồng.
Kết quả ñiều tra sau 2 năm truyền thông phòng
chống vector truyền bệnh SD/SXHD cho thấy: các
yếu tố liên quan ñến phòng chống vector của cộng
ñồng ít thay ñổi (về nghề nghiệp, trình ñộ học vấn,
dụng cụ chứa nước). Tuy nhiên cũng có một số
khác biệt như: kênh thông tin nhận biết về y tế là
“Tivi, phim”, dụng cụ chứa nước thường xuyên là “bể
nước” tăng có ý nghĩa (p < 0,05).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 23
Bảng 2. Kết quả truyền thông giáo dục cho cộng ñồng sau 2 năm.
6/2004 6/2006 Các chỉ số
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
p
Số người ñược ñiều tra 1912 100 2208 100 -
Do muỗi truyền. 1872 97,9 2122 96,1 0,001
Do muỗi vằn. 1654 86,5 1751 79,3 0,000
Muỗi ñốt vào chập choạng tối. 606 31,7 627 28,4 0,021
Muỗi ñốt người vào buổi sáng. 736 38,5 726 32,9 0,000
Hiểu biết nguyên nhân
mắc SD/SXHD
Muỗi ñẻ trứng tại ñồ chứa nước. 1138 59,5 1376 62,3 0,066
Vật chứa nước có nắp ñậy. 1796 93,9 2109 95,5 0,019
Thả cá vào dụng cụ chứa nước. 242 12,7 194 8,8 0,000
Thả Mesocyclops. 12 0,6 0 0 -
Thực hành PC bọ gậy
Ae.aegypti
Thu dọn ñồ phế thải chứa nước. 1694 88,6 1910 86,5 0,043
Làm lưới chắn cửa ra vào, cửa sổ. 44 2,3 102 4,6 0,000
Ngủ màn ban ngày. 814 42,6 879 39,8 0,067
Treo mành, màn tẩm hoá chất. 28 1,5 0 0 -
Thực hành B.pháp
chống muỗi ñốt
Dùng hương muỗi, bình xịt. 1366 71,4 1528 69,2 0,126
Không làm gì 1614 84,4 1972 89,3 0,000
Vệ sinh môi trường 14 0,7 33 1,5 0,013
Phun thuốc diệt muỗi 8 0,4 38 1,7 0,000
Khác
Vợt ñiện diệt muỗi. 276 14,4 411 18,6 0,000
Mức ñộ các chỉ số ñánh giá về hiểu biết về nguyên nhân mắc SD/SXHD và các dấu hiệu bệnh
SD/SXHD của cộng ñồng sau 2 năm can thiệp ña số giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Mức ñộ các
chỉ số cơ bản về thực hành phòng chống bọ gậy muỗi Ae. Aegypti của cộng ñồng tăng (p <0,05): ñậy
nắp các dụng cụ chứa nước; nhưng lại giảm có ý nghĩa (p < 0,05): thả cá vào dụng cụ chứa nước và
thu dọn ñồ phế thải chứa nước. Đa số các chỉ số ñánh giá về thực hành phòng chống muỗi ñốt lại tăng
với p < 0,05. Chỉ số thực hành khi bị SD/SXHD “ñến cơ sở y tế nhà nước” giảm (p < 0,05).
Kết quả biện pháp tập huấn về phòng chống vector truyền bệnh SD/SXHD cho ñộ ngũ cán bộ
y tế.
Kết quả ñiều tra CBYT sau 2 năm cho thấy: không có sự khác biệt về ñội ngũ cán bộ y tế về trình
ñộ chuyên môn, thời gian công tác, vị trí làm việc và chức năng công việc (p < 0,05).
Bảng 3. Kết quả tập huấn về phòng chống SD/SXHD cho CBYT sau 2 năm.
6/2004 6/2006
Các chỉ số Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
p
Số cán bộ y tế ñược ñiều tra 55 100 50 100 -
Đúng (mùa
mưa)
30 54,5 28 56,0 0,881
Sai 13 23,6 12 24,0 0,965
Hiểu biết mùa
truyền bệnh
SD/SXHD
Không biết 12 21,9 10 20,0 0,819
Đúng (thời kì
ñang sốt)
29 52,7 27 54,0 Hiểu biết thời
kì lây nhiễm
SD/SXHD Sai 26 47,3 23 46,0
0,896
Đúng (trẻ em) 35 63,6 33 66,0 Đối tượng dễ
bị nhiễm
SD/SXHD
Sai 20 36,4 17 34,0 0,800
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 24
Đúng
(Ae.aegypti,
Ae.albopictus)
52 94,5 49 98,0 Hiểu biết về
vector chính
truyền bệnh
Sai (loài khác) 3 5,5 1 2,0
0,679
Đủ 14 25,5 15 30,0 Biết ñược nội
dung giám sát
dịch tễ
Thiếu 41 74,5 35 70,0 0,602
Đúng (BI) 19 34,5 21 42,0 Xác ñịnh chỉ
số bọ gậy quan
trọng
Sai 36 65,5 29 58,0 0,432
Đúng 8 14,5 8 16,0 Hiểu về tiêu
chuẩn xảy dịch
SD/SXHD
Sai 47 85,5 42 84,0 0,836
Đúng 25 45,5 24 48,0 0,794
Sai 23 41,8 21 42,0 0,985
Thực hiện biện
pháp PC
SD/SXHD
Không biết 7 12,7 5 10,0 0,661
Kết quả bảng 3 chỉ ra: các chỉ số ñánh giá về hiểu biết, nhận thức và thực hành phòng chống
SD/SXHD của ñội ngũ cán bộ y tế sau 2 năm (2004 - 2006) không có sự khác biệt với p > 0,05.
BÀN LUẬN
Thực trạng nhận thức, thái ñộ và hành vi thực hành phòng chống vector truyền bệnh SD/SXHD
của cộng ñồng và cán bộ y tế.
Thực trạng nhận thức, thái ñộ và hành vi thực hành phòng chống vector truyền bệnh SD/SXHD của
cộng ñồng tại Đống Đa và Thanh Xuân.
Qua phân tích những số liệu về thông tin chung của các nhóm cộng ñồng ñược nghiên cứu tại 2
quận cho thấy có sự khác biệt về ñối tượng ñiều tra cho thấy: các chỉ số muỗi ở quận Thanh Xuân cao
hơn quận Đống Đa không phải do trình ñộ nhận thức của cộng ñộng quận Thanh Xuân thấp hơn cộng
ñồng quận Đống Đa; hoặc môi trường quận Thanh Xuân có nhiều DCCN thường xuyên nhiều hơn
quận Đống Đa.
Tìm hiểu sâu hơn về nhận thức, thái ñộ và hành vi thực hành phòng chống vector truyền bệnh
SD/SXHD của cộng ñồng 2 quận cho thấy ña số khả năng nhận thức của cộng ñồng thuộc 2 quận
tương ñối ñồng ñều. Tuy nhiên có một số chỉ tiêu nhận thức có sự khác biệt: Số người hiểu biết về
“tập tính hút máu của muỗi Ae. aegypti” quận Đống Đa là 56,0 % và 45,0%, trong khi ñó ở quận
Thanh Xuân 4,0% và 31,1%. Số người hiểu về “muỗi ñẻ trứng ở các DCCN” của Đống Đa 74,7% và
của Thanh Xuân 42,3%. Số người thực hành “Thả cá vào dụng cụ chứa nước” diệt bọ gậy quận Đống
Đa 2,4% và Thanh Xuân 24,4%. Số người thực hành biện pháp phòng chống muỗi trưởng thành bằng
“Ngủ màn ban ngày” quận Đống Đa 16,9% và của quận Thanh Xuân là 71,8%. Điều ñó có thể nhận
ñịnh rằng: hiểu biết và hành vi thực hành phòng chống vector truyền bệnh SD/SXHD của cộng ñồng
không hẳn phụ thuộc vào trình ñộ học thức của cá nhân cộng ñồng mà có thể phụ thuộc vào nhận
thức, thái ñộ của người dân. Những nhận ñịnh trên có sự khác biệt với nhận ñịnh của các tác giả
Trương Quang Tiến và CS(10), Nguyễn Thị Kim Tiến và CS(6).
Thực trạng nhận thức, thái ñộ và hành vi thực hành phòng chống vector truyền bệnh SD/SXHD
của cán bộ y tế.
Kết quả ñiều tra cho thấy: ña số cán bộ y tế ñược ñiều tra có trình ñộ bác sĩ (chiếm 58,2%); có
thâm niên công tác trên 5 năm (chiếm 67,3%) và chủ yếu là cán bộ công tác tại phường (chiếm
67,3%). Có thể nói ñây là ñội ngũ cán bộ y tế lành nghề và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn công tác
tuyến y tế cơ sở.
Những kết quả ñánh giá thực trạng nhận thức, thái ñộ và hành vi thực hành phòng chống vector
truyền bệnh SD/SXHD của cán bộ y tế (CBYT) có thể nhận ñịnh rằng: sự hiểu biết và thực hành tốt
về các công việc trong phòng chống SD/SXHD của ñội ngũ cán bộ y tế cơ sở không phụ thuộc vào
trình ñộ cán bộ mà có thể phụ thuộc vào nhận thức và thái ñộ khi tham gia công tác. Những nhận ñịnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 25
trên có nhiều ñiểm khác biệt với một số nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước(8,10,5,9).
Áp dụng một số biện pháp can thiệp nâng cao trình ñộ nhận thức, thái ñộ và hành vi thực hành
phòng chống vecto truyền bệnh SD/SXHD của cộng ñồng và cán bộ Y tế.
Trong thời gian từ 1/2004 - 6/2006, tại cộng ñồng khu vực nghiên cứu ñã áp dụng một cách tích
cực các biện pháp can thiệp thường quy nhằm nâng cao năng lực kiểm soát vector truyền bệnh
SD/SXHD.
Đối với cộng ñồng: mặc dù các ñối tượng dân cư có trình ñộ, nghề nghiệp khác nhau nhưng
khả năng hiểu biết, nhận thức và hành vi thực hành phòng chống vector truyền bệnh SD/SXHD
không có sự khác biệt. Nghiên cứu ñã chỉ ra: Mức ñộ các chỉ số ñánh giá về hiểu biết về nguyên
nhân mắc SD/SXHD của cộng ñồng sau 2 năm can thiệp ña số giảm có ý nghĩa thống kê (p <
0,05). Mức ñộ các chỉ số cơ bản về thực hành phòng chống bọ gậy/ muỗi Ae. Aegypti của cộng
ñồng tăng (p <0,05). Kết quả trên không phù hợp với các nghiên cứu trước ñây: trình ñộ dân chí
tăng cao, nghề nghiệp khác nhau thì khả năng hiểu biết, nhận thức và hành vi thực hành phòng
chống vector truyền bệnh SD/SXHD khác nhau(3,10, 4,7).
Đối với cán bộ y tế: xét về mặt logíc vấn ñề cho thấy trình ñộ cán bộ y tế càng cao, kinh nghiệm
trong nghề càng dày và chuyên môn hoá càng cao thì khả năng hiểu biết, nhận thức và hành vi phòng
chống vector truyền bệnh SD/SXHD càng cao. Tuy nhiên thực tế nghiên cứu này chỉ ra: Không có sự
khác nhau giữa các chỉ số ñánh giá về hiểu biết, nhận thức và thực hành phòng chống SD/SXHD của
ñội ngũ cán bộ y tế sau 2 năm (2004 - 2006). Đây chính là sự khác biệt trong nghiên cứu này.
KẾT LUẬN
Điều tra về nhận thức, thái ñộ và hành vi thực hành phòng chống vector truyền bệnh SD/SXHD
tại Đống Đa và Thanh Xuân: Các chỉ số ñánh giá về cộng ñồng có sự khác nhau ở 2 quận nhưng
không phụ thuộc vào trình ñộ học vấn, nghề nghiệp, ñiều kiện sốngvới các chỉ số và tỉ lệ tương ứng:
“Cán bộ” (9,8%) và (22,1%); “Đại học/Cao ñẳng/Trung học chuyên nghiệp” (23,4 %) và (41,2%);
DCCN thường xuyên “Lọ hoa” (16,9%) và (34,9%); “Cây cảnh” (18,5%) và (12,3%); “muỗi ñẻ trứng
ở các DCCN” (74,7%) và (42,3%); “Ngủ màn ban ngày” (16,9%) và (71,8%) Đối với cán bộ y tế:
có trình ñộ bác sĩ (58,2%); thâm niên công tác trên 5 năm (67,3%) nhưng hiểu biết ñúng về “mùa
truyền bệnh” chỉ ñạt 54,5%; “nội dung giám sát SD/SXHD” ñạt 25,5%; “xác ñịnh ñược chỉ số BI” ñạt
34,5%...
Kết quả so sánh sau 2 năm áp dụng các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao khả năng phòng
chống vector truyền bệnh SD/SXHDcho cộng ñồng và cán bộ y tế nhìn chung có sự cải thiện tốt
nhưng không ñồng ñều: Tại cộng ñồng có 4/5 chỉ số ñánh giá về “hiểu biết nguyên nhân mắc
SD/SXHD” giảm có ý nghĩa (p < 0,05) nhưng có 6/12 chỉ số ñánh giá về “thực hành phòng chống bọ
gậy/muỗi trưởng thành” tăng có ý nghĩa (p < 0,05). Đối với cán bộ y tế: tất cả các chỉ số ñánh giá tuy
có tỉ lệ tăng giảm khác nhau nhưng không có ý nghĩa (p > 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Y tế (2003). Giám sát, chẩn ñoán và ñiều trị bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue. Dự án phòng chống sốt Dengue/sốt xuất huyết
Dengue Quốc gia. NXBY học. Hà Nội, 2003.
2 Bộ Y tế (2003). Sơ kết 6 thángñầu năm kế hoạch 6 tháng cuối năm 2003. Dự án phòng chống sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue Quốc
gia.
3 Đỗ Quang Hà (1991). Tình hình Dengue xuất huyết ở miền Nam Việt Nam từ 1975 - 1990. Luận án PTS Y học, Trường ñại học Y
Dược, thành phố Hồ Chí Minh, 1991.
4 Forks DA, Daniels E, Haile DG and Keesling JE (1995). A simulation model of the epidemiology of urban dengue fever: Literature
analysis, model development, preliminary validation, and samples of simulation results. American Journal of Tropical Medicine and
Hygiene 53: 489 - 506.
5 Forks DA, Lele S, Sobel A (2002). Early warning system for dengue in Indonesia and Thailand. Poster presentation. 2002 Annual
meeting. American Society of Tropical Medicine and Hygiene Denver, CO.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 26
6 Kim Tien NT, Do Quang Ha, et al (1999). Predictive indicators for forecasting epidemic of dengue/ dengue hemorrhagic fever through
epidemiological, virological, and entomological surveillance. Dengue bulletin of the WHO, 23: 34 - 39.
7 Nam VS, Yen NT, Holynska M, Reid JW and Kay BH (2000). National Progress in Dengue Vector Control in Vietnam: Survey for
Mesocyclops (Copepoda), Micronecta (Corixidae) and Fish as Biological Control Agents. American Journal of Tropical Medicine and
Hygiene. 62: 5 - 10.
8 Nguyễn Văn Châu, Phùng Xuân Bích, Nguyễn Thị Khoa, Đặng Châu, Đoàn Văn Trí và CTV (2001). Phòng chống chủ ñộng bệnh sốt
xuất huyết Dengue tại thành phố Nha Trang. KYCTNCKH 1996 - 2000, Viện Sốt rét - KST - CT Trung ương. NXB Y học, Hà Nội,
2001, tr. 562 - 571.
9 Reiter P, Kuno G, Gubler DJ and et al (1998). Surveillance and control of urban dengue vectors. Dengue and dengue hemorrhagic
fever. Ch 20, pp 425 - 462. Wallingford, UK: CAB International.
10 Trương Quang Tiến (1996). Mô tả kiến thức, thái ñộ, thực hành của người dân về bệnh sốt xuất huyết và quần thể véc tơ truyền bệnh tại
Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. KYCTNCKH 1996 - 2000, Viện Sốt rét - KST - CT Trung ương. NXB Y học, Hà Nội, 2001, tr. 556 -
561.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_thuc_thai_do_thuc_hanh_phong_chong_muoi_truyen_benh_sot.pdf