Nhận thức về việc sử dụng biện pháp tránh thai của nữ công nhân Khmer có chồng tại xã Hưng Định, tỉnh Bình Dương năm 2013

KIẾN NGHỊ Về phía trạm y tế Trạm cần tìm hiểu và nắm các thông tin về các khu nhà trọ có người Khmer sinh sống như số hộ gia đình, tình trạng sức khỏe, nhu cầu hiện tại thông qua các chi Hội và chi Đoàn đang phụ trách các hoạt động sinh hoạt tại các khu nhà trọ, tránh việc bỏ sót các khu nhà trọ đang có nhu cầu. Các buổi tư vấn sức khỏe cộng đồng thực hiện tại khu nhà trọ, kết hợp với buổi sinh hoạt văn nghệ của người dân vì người Khmer rất yêu thích văn nghệ, hoặc kết hợp vào các buổi tiêm chủng mở rộng. Tư vấn tại gia các gia đình thường không tham gia vào các buổi tư vấn cộng đồng. Tuyên truyền việc sử dụng BPTT là chuyện nên làm, bình thường, giúp bảo vệ sức khỏe, nhất là BCS có thể phòng bệnh lây qua đường tình dục, thay đổi quan niệm tiêu cực của người dân về việc sử dụng BPTT. Về phía chính quyền Làm một bảng tin tức treo tại cổng khu nhà trọ. Tại đây, ta có thể dán các thông tin, poster, tờ rơi, hoặc là lịch hoạt động của trạm y tế. Hỗ trợ trong việc kêu gọi người dân tham gia các buổi tư vấn. Người kêu gọi là người có uy tín, sức thuyết phục cao như ấp trưởng.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 97 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức về việc sử dụng biện pháp tránh thai của nữ công nhân Khmer có chồng tại xã Hưng Định, tỉnh Bình Dương năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 694 NHẬN THỨC VỀ VIỆC SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI   CỦA NỮ CÔNG NHÂN KHMER CÓ CHỒNG TẠI XàHƯNG ĐỊNH,  TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2013  Trần Thị Mỹ Lệ*, Diệp Từ Mỹ*, Lê Nữ Thanh Uyên**  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Mặc dù kế hoạch hóa gia đình(KHHGĐ) đã được lồng ghép vào dịch vụ y tế phổ thông nhưng  vẫn còn một số nhóm dân cư chưa tiếp cận được các thông tin và dịch vụ về sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản  như người di cư và người dân tộc thiểu số (DTTS)(13). Nghiên cứu này giúp tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc  sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) của nữ công nhân (CN) Khmer đang sống di cư.  Mục tiêu: Tìm hiểu nhận thức về việc sử dụng BPTT của nữ CN Khmer có chồng tại xã Hưng Định, tỉnh  Bình Dương.  Phương pháp: Nghiên cứu định tính bằng phương pháp chọn mẫu có chủ đích với 3 TLN, 9 PVS nữ CN  Khmer sống tại khu nhà trọ (KNT) 509 xã Hưng Định, tỉnh Bình Dương. Thời gian nghiên cứu từ 08/04/2013  đến 06/05/2013.  Kết quả: Sự mong muốn có con trai, thiếu kiến thức về phương pháp tránh thai và nguồn cung cấp, tác  dụng phụ, sự bất tiện khi sử dụng và chương trình Dân số ‐ Kế hoạch hóa gia đình (DS – KHHGĐ) chưa tiếp  cận nhiều đến đối tượng là yếu tố hạn chế việc sử dụng BPTT. Điều kiện kinh tế gia đình và ý kiến của người  thân xung quanh thúc đẩy việc sử dụng BPTT.  Kết  luận: Việc sử dụng BPTT bị ảnh hưởng bởi quan điểm về KHHGĐ, khả năng tiếp cận chương trình  DS – KHHGĐ, sự tiếp cận và việc lựa chọn BPTT.  Từ khóa: Biện pháp tránh thai, kế hoạch hóa gia đình  ABSTRACT  AWARENESS OF CONTRACEPTIVE USEAMONG KHMER FEMALE WORKERS   IN HUNG DINH COMMUNE, BINH DUONG PROVINCE IN 2013  Tran Thi My Le, Diep Tu My, Le Nu Thanh Uyen  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 695 ‐ 702  Background: Although  family planning program has been  integrated  into national healthcare programs,  information and services related to sexual health, reproductive health is not always reaching migrants and ethnic  minorities  (EM).  This  study  aims  to  examine  factors  affecting  contraceptive  use  of Khmer  females who  are  currently migrant workers in Binh Duong province.  Objectives: Examine awareness of using contraception’s among Khmer  female workers who are married  migrating to Hung Dinh commune, Binh Duong province.  Method: Qualitative study was conducted with 3  focus groups and, 9 depth  interviews on Khmer  female  workers  living  in boarding house 509 Hung Dinh  commune, Binh Duong province. The data  collection was  carried out from 04/08/2013 to 05/06/2013.  Results: The  desire  to  have  a  son,  a  lack  of  knowledge  about  contraception  and  supplies,  side  effects  of  contraceptive methods,  inconvenience while  using  contraception,  and  difficulty  in  accessing  the  population  ‐  * bệnh viện Nhi Đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh  ** Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: CN. Trần Thị Mỹ Lệ  ĐT: 01225424133  Email: violettran1508@gmail.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  695 family planning program were  factors having a negative effect on contraceptive use. Economic conditions and  suggestions from relatives were factors that may promote contraceptive use.  Conclusion: Suggestions from family members, accessibility to the population ‐ family planning program,  and choices of contraceptive methods are the factors effecting contraceptive use. .  Keywords: contraception, family planning  ĐẶT VẤNĐỀ  Tính  đến năm  2012, dân  số  của  thế giới  là  7.057.075.000.  Trong  đó,  dân  số  của  các  nước  chậm  phát  triển  là  5.814.057.000  người(9).  Điều  này cho  thấy việc  tăng dân số đang  là một vấn  đề  nghiêm  trọng  đối  với  các  nước  chậm  phát  triển trong đó có Việt Nam. Vì thế, chương trình  KHHGĐ đã và đang được triển khai với công cụ  quan trọng để thực hiện  là BPTT. Theo báo cáo  của Tổng cục dân số ‐ Kế hoạch hóa gia đình, ở  các nước đang phát triển có khoảng 57% phụ nữ  trong  độ  tuổi  sinh  đẻ muốn  sử dụng BPTT  để  tránh  sinh  con  trong hai năm  tới,  khoảng  26%  phụ  nữ  chưa  được  tiếp  cận  chương  trình  KHHGĐ, nhất  là ở các nhóm  trẻ vị  thành niên,  người nghèo, người di cư và các dân tộc thiểu số.  Đáp  ứng  nhu  cầu  chưa  được  đáp  ứng  này  sẽ  giúp giảm bớt 53 triệu lượt có thai không mong  muốn  và  khoảng  100.000  ca  tử  vong mẹ mỗi  năm(11).  Kết quả thực hiện DS‐KHHGĐ những tháng  đầu  năm  2012  thấp  hơn  so  với  cùng  kỳ  năm  trước(10),  nguyên  nhân  của  việc  sử  dụng  BPTT  giảm có thể là do mong muốn có thêm con, việc  phản đối sử dụng do vấn  đề  tôn giáo hay văn  hóa,  thiếu kiến  thức về phương pháp hoặc nơi  cung cấp BPTT(11). Bên cạnh đó vẫn còn một số  nhóm dân cư vẫn chưa tiếp cận được các thông  tin và dịch vụ về  sức khỏe  tình dục,  sức khỏe  sinh sản như người di cư và người dân tộc thiểu  số (DTTS)(13).   Xã Hưng Định  có gần một nữa  là dân  tạm  trú với 6013 nhân khẩu và đã thu hút không ít số  nữ CN Khmer có chồng đang sống tập trung tại  3 KNT. Trong đó, KNT 509 thuộc ấp Hưng Lộc  là một trong các khu tập trung nhiều công nhân  nữ người Khmer với 104 căn trọ gồm 327 người  Khmer đang sinh sống và phần lớn các căn ở trọ  tại khu này  là các cặp vợ chồng công nhân, đã  sống tạm trú ở đây trên 2 năm và hiện đang làm  chủ yếu  tại  các  công  ty gốm  sứ Minh Long và  Cường Phát. Theo như nhận xét của người phụ  trách hoạt động của khu nhà trọ 509: “Họ vừa là  người di cư, vừa  là người  thuộc DTTS cho nên  chương trình DS  ‐ KHHGĐ chưa được tiếp cận  nhiều và các hoạt động của trạm y tế chưa được  thực hiện tại khu này”. Việc nghiên cứu sẽ giúp  tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về  việc sử dụng BPTT của nữ CN Khmer.  Mục tiêu nghiên cứu  Thái độ của nữ CN Khmer có chồng về gia  đình và KHHGĐ.  Tìm hiểu ý kiến về chương trình KHHGĐ tại  xã Hưng Định, Thị xã Thuận An.  Tìm hiểu lý do sử dụng hoặc không sử dụng  BPTT.  Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong  việc tiếp cận BPTT.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng đích  Nữ CN Khmer  đang  sống với  chồng  tại xã  Hưng  Định,  tỉnh  Bình Dương  được  chọn  vào  nghiên cứu.  Đối tượng liên quan  Đại diện gia đình, đại diện người cung cấp  BPTT và đại diện chính quyền địa phương.  Phương pháp nghiên cứu  Nghiên  cứu  định  tính  với  phương  pháp  chọn mẫu có chủ đích với 03 TLN (mỗi nhóm từ  6‐8 người), 09 PVS.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 696 Phương  pháp  thu  thập  số  liệu:  phỏng  vấn  bán cấu trúc.  Tiêu chí chọn vào  Nữ  CN  Khmer  đang  sống  cùng  chồng  tại  KNT 509 (15‐49 tuổi).  Đàn ông có vợ là nữ CN Khmer, đang sống  cùng vợ tại KNT 509.  KNT 509 là một trong 3 khu tập trung nhiều  nữ CN Khmer  với  104  căn  trọ  gồm  327 người  Khmer đang sinh sống và đây  là khu tập trung  nhiều nhất các cặp vợ chồng CN Khmer, đã sống  tạm trú trên 2 năm  Tiêu chí loại ra  Đối tượng bỏ ngang cuộc phỏng vấn, không  trả lời được 4 mục tiêu mà phỏng vấn viên đề ra  (đối với PVS).  Đối tương không nghe hiểu được Tiếng Việt,  không  đảm  bảo  về mặt  sức  khỏe  như  khiếm  thính, câm.  Phương pháp phân tích số liệu  Bảng ghi chép do thư ký tổng hợp lại từ sau  buổi phỏng vấn khoảng 12‐24 tiếng.  Bảng giải băng do nghiên cứu viên thực hiện  đánh thành văn bản dưới dạng word, cắt các câu  trả lời theo các mục tiêu nghiên cứu và dán vào  ma trận số liệu được tạo trên Excel.  Phân tích các thông tin qua ma trận và trình  bày báo cáo kết quả bằng phần mềm Word.  Công cụ thu thập  Bảng  ghi  chép  của  thư  kí  ghi  lại  những  gì  quan sát được trong quá trình nghiên cứu.  Bảng  hướng  dẫn  phỏng  vấn  phù  hợp  với  từng đối tượng:  Thảo luận nhóm dành cho đối tượng nữ CN  người  Khmer  và  chồng  của  nữ  CN  người  Khmer.  Phỏng vấn sâu dành cho đối  tượng nữ CN  người  Khmer  và  chồng  của  nữ  CN  người  Khmer.  Phỏng vấn sâu dành cho đối tượng CBYT.  Phỏng vấn sâu dành cho đối tượng đại diện  chính quyền.  Máy ghi âm, bút, giấy ghi chép.  Các dụng cụ trực quan khác như máy chụp  hình, quay phim.  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu  Phương pháp Đối tượng Số lượng Tuổi TLN Nữ CN Khmer có chồng có ≤1 con 6 người 19 - 38 Nữ CN Khmer có chồng có ≥2 con 6 người 26 – 48 Chồng của nữ CN Khmer 6 người 20 - 47 PVS Nữ CN Khmer có chồng có ≤1 con 3 người 34 – 48 Nữ CN Khmer có chồng có ≥2 con 3 người 20 – 25 Chồng của nữ CN Khmer 1 người 38 Cán bộ y tế 1 người 34 Đại diện Đoàn xã Hưng Định 1 người 25 Đối  tượng nữ CN Khmer và chồng đều  là  các  công nhân  đã  kết hôn  và  đang  sống  tạm  trú  cùng  vợ/chồng  tại  xã Hưng  Định,  Thị  xã  Thuận An ở độ tuổi từ 15 – 49 và phần lớn đến  từ Trà Vinh và Sóc Trăng. Họ hiện  đang  làm  cho các công ty gốm sứ Minh Long và Cường  Phát.  Thái độ của nữ công nhân Khmer có chồng  (15‐49 tuổi) về gia đình và kế hoạch hóa gia  đình  Theo  nghiên  cứu  cho  thấy,  các  gia  đình  người Khmer  cư  trú  tại  địa  phương  cho  rằng  “Gia  đình  phải  có  con  trai  để  có  thể  nối  dõi  tông  đường” (nam, 38 tuổi), “Con trai có thể làm các công  việc nặng nhọc và chăm lo gia đình, còn con gái sau  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  697 này  lớn  lên  phải  gả  cho người  ta  không  thể  ở nhà  chăm  sóc mình”(nữ,  48  tuổi),  vì  vậy  đối  tượng  phải sinh được một đứa con trai. Điều này giống  với quan điểm về mong muốn giới tính của  trẻ  trong  nghiên  cứu  của  Nguyễn  Thị  Nam  Sâm  năm 2012: “Trong mỗi gia đình cần có  ít nhất một  người con  trai”(6). Kết quả  của nghiên  cứu  cũng  tương tự như kết quả nghiên cứu của Đặng Thị  Kim Oanh và Đào Huy Khuê tiến hành trên các  DTTS: mục  đích  kết  hôn  để  có  con  nối  dõi  là  20,8%(6) và “Tâm lý muốn có con trai” (28,8%)(2).  Khi nhắc đến KHHGĐ  thì phần  lớn các gia  đình  rất  là xa  lạ với  cụm  từ này,  chỉ một  số  ít  hiểu một cách rất đơn giản là chỉ sinh 2 con hoặc  sử dụng các BPTT để không có con“KHGĐ thì  cũng chắc nhiều con cần phải đặt vòng. Đặt vòng  thì vợ chồng mới hạnh phúc thôi”(nữ, 35 tuổi). Kết  quả  tương  tự  như  nghiên  cứu  của  Đào  Huy  Khuê  ở  3  dân  tộc  Hmông,  Dao,  Khơ  Mú  có  khoảng  32,1%  là  hiểu  biết  ít  về  KHHGĐ  và  BPTT,  27,8%  có  nhu  cầu  KHHGĐ  chưa  được  đáp ứng(2).  Ý kiến về chương  trình dân số ‐ kế hoạch  hóa gia đình tại địa phương  Với  thời gian  làm việc của đối tượng chiếm  gần  hết một  ngày,  chỉ  còn một  ít  là  dành  cho  chăm sóc cho con cái, sinh hoạt gia đình nên đối  tượng thường không quan tâm và tìm hiểu đến  chương trình DS – KHHGĐ tại địa phương.“Tại  ở đây, tại đâu có đi đâu nhiều đâu, tại ở đây chỉ có đi  làm, tắm rửa, ăn uống xong rồi ngủ, có đi đâu đâu,  đâu có biết”  (nam, 38  tuổi). Đây  là một điều bất  lợi, gây hạn  chế  trong việc  sử dụng BPTT như  trong nghiên cứu của Đào Huy Khuê cho  thấy  một trong các lí do cản trở việc sử dụng BPTT là  chưa hiểu biết về chương trình DS‐KHHGĐ(2).  Các thông tin về chương trình DS‐ KHHGĐ  chỉ đưa đến được với một số người, nhất là các  đối  tượng  đích  là nữ  công nhân  trong  độ  tuổi  sinh đẻ lại rất ít. “Có người người ta không có nghe,  cũng không có quan tâm tới, tại đa số là dân đi làm  hết, mình phát buổi sáng, buổi chiều thì ở nhà cũng  chỉ có bà già người ta nghe thôi, còn nhằm khi mình  đi tới nhà người ta để mình, mình cung cấp thông  tin  thì  cũng  có người  ta  chịu nghe,  có người  cũng  phản đối dữ  lắm”(CBYT). Nguyên nhân  chính  là  do vẫn còn một số khuyết điểm  trong công  tác  truyền thông.   Mạng  lưới  cộng  tác  viên  thì  lại  còn  quá  ít  “Nếu mà khu đó được 100 mấy 200 hộ mới xin được  1 cộng tác viên để quản cái đó. Mà quản cái đó phải là  cần bên chủ nhà trọ...Người ta nói quản dân nhà trọ  rất cực, người ta không có làm”(CBYT). Đây là yếu  tố rào cản việc tiếp cận chương trình, tương ứng  với trong nghiên cứu của Nguyễn Thủy Tiên về  tầm quan trọng của mạng lưới CTV: “Mạng lưới  cộng tác viên đầy đủ là yếu tố thuận lợi cho phụ nữ  trong việc  tiếp  cận BPTT  tại  trạm y  tế”(7). Nhưng  điều khó khăn nhất trong công tác truyền thông  là sự quan  tâm và  tham gia của đối  tượng.“Do  một  phần  hiều  biết  của người  dân  chưa  cao,  thứ  2  là ngại không dám ra. Thứ 3 làhọ bận đi làm, về  rồi giặt giũ quần áo, vợ chồng này kia, cái người ta  không còn  thời gian  để người  ta  tìm hiểu, người  ta  quan  tâm  BPTT  hay  vấn  đề  nào  khác”(đại  diện  chính quyền, nam). Dù ta đã chọn các địa điểm,  thời gian thuận lợi cho các đối tượng nhưng đối  tượng  lại không chịu  tham gia do e ngại vì các  vấn đề mang tính riêng tư và nhạy cảm như việc  sử dụng BPTT của 2 vợ chồng.  Sử dụng biện pháp tránh thai  Hiện tại, trạm có thực hiện các BPTT rất đa  dạng  như  thuốc  tránh  thai,  thuốc  tiêm,  BCS,  vòng  tránh  thai và  thuốc cấy. Tuy nhiên, BPTT  được sử dụng nhiều nhất là thuốc tránh thai và  đặt vòng,  chỉ một  số nhỏ  là  sử dụng BCS,  còn  thuốc  tiêm  thì  rất  hiếm.“Theo  chị  nghĩ  thì  biện  pháp  được  sử  dụng  nhiều  nhất  đó  là  thuốc  viên”  (CBYT), “Còn  thuốc  tiêm  thì nó, nó  làm cho người  phụ nữ mình không có kinh nguyệt nên người ta dễ  nóng nảy nên người ta cũng ít sử dụng thuốc tiêm”  (CBYT).  Kết  quả  có  sự  khác  biệt  so  với  các  nghiên  cứu  liên  quan  khác  như  của  Nguyễn  Công Luận và Nguyễn Thủy Tiên, BPTT  được  sử dụng nhiều nhất là đặt vòng (49% và 50,38%),  tiếp  đến  là  BCS  (21,15%  và  13,57%)  và  thuốc  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 698 tránh  thai  là  chiếm  ở  vị  trí  thứ  ba  (13,5%,  và  12,15%)(4,7).   Các gia đình Khmer đa phần đều có sử dụng  BPTT với hai mục đích chính là không muốn có  thai nữa hoặc  tạm ngừng  sinh  để  tăng khoảng  cách giữa hai đứa con. Thế nhưng, việc lựa chọn  các BPTT của đối  tượng  liên quan  ít nhiều đến  việc cho con bú, sợ ảnh hưởng đến con “Thời đó  thì con còn bú thì mình dùng  loại đó cho nó nhẹ,  con mình bú sợ nóng con” (nữ, 25  tuổi). Tương  tự  như  trong  nghiên  cứu  được  tiến  hành  ở  Ethiopia  cho biết nguyên nhân không  sử dụng  BPTT do đang cho con bú chiếm tỷ lệ cao(3). Một  số nhỏ hiện tại không sử dụng BPTT là do đang  mang  thai  như  trong  nghiên  cứu  của Nguyễn  Công Luận với tỷ lệ là 13,6%(4).  Trong 2 BPTT  là thuốc viên tránh thai được  biết nhiều nhất,  là BPTT đã từng và đang được  sử dụng nhiều nhất. Do  ta  có  thể  tìm  thấy dễ  dàng ở các  tiệm  thuốc  tây, và hầu như các phụ  nữ đều đã sử dụng qua “Thì tại ở đây... không biết  thông tin ở đâu đâu nên chỉ thì đi đến tiệm thuốc  tây  gần  đây”  (nam,  38  tuổi).  Nhiều  người  cho  rằng thuốc có tác dụng phụ và sự bất tiện mà đã  đổi BPTT. Về phần tác dụng phụ của thuốc, tác  dụng được nhắc đến  thường  là gây nóng trong  người mà  theo  cán  bộ phụ  trách  chương  trình  của trạm thì thuốc tránh thai không có tác dụng  phụ “Biện pháp uống thuốc ngừa thai không tốt. Tại  vì  thuốc ngừa  thai  làm  teo  tử  cung”(TLN  nữ  2  con),  “Vì  chọn  cái  này  tại  thấy  tác  dụng  tác  dụng nó an toàn hơn xài thuốc, sau này sợ vô sinh.”  (nam, 38  tuổi). Vì sự  lan  truyền giữa người với  người mà không hề có căn cứ khoa học đã khiến  cho những người sử dụng thuốc có tâm lý ngại  sử dụng. Điều này giống với kết quả nghiên cứu  trên nữ công nhân ở quận 9, TP HCM về “Những  lý do đó thường là do truyền miệng với nhau mà bản  thân đối tượng không đủ kiến thức để nhận biết thông  tin đó có đáng tin cậy hay không” hay như nghiên  cứu  của Đào Huy Khuê  ở DTTS  cho biết  lí do  không  sử  dụng  BPTT  chủ  yếu  liên  quan  đến  nhận thức chưa đúng và những lo ngại không có  căn cứ khoa học của phụ nữ như “Cho rằng khó  thụ thai”(2,5).  Đặt vòng được các nữ CN Khmer ở khu nhà  trọ chọn sử dụng là do “Đặt vòng thì nó thoải mái  hơn. Còn mình uống thuốc khi mình đi làm đêm hôm  đâu uống được. Tại thuốc uống lúc 7g thôi chứ 9‐10g  đâu uống được đâu nên chị chọn đặt vòng” (TLN nữ  2 con), nó rất thuận lợi lại không hề có tác dụng  phụ khác, sử dụng được nhiều năm và có trong  chương trình nên giá cả tương đối rẻ, thậm chí là  không  tốn  tiền  “Trạm y  tế đặt miễn phí...”  (TLN  nữ 2  con). Nói  chung,  đặt vòng  là BPTT  rất  là  phù hợp cho các phụ nữ  trong độ  tuổi sinh đẻ  lựa  chọn  để  tránh  thai mà  không  có  nhiều  lo  lắng. Tuy nhiên, điểm yếu của biện pháp này là  có sự xâm phạm cơ thể, phải được thực hiện bởi  nhân viên y tế và địa điểm phù hợp. Đối tượng  phải  đi  đến  các  trạm  y  tế,  bệnh  viện  để  thực  hiện. Nhưng yếu  tố chính cản trở việc sử dụng  BPTT này  là đối  tượng sợ đau: “Chị cũng muốn  đặt vòngnhưng sợ đau nên chị uống  thuốc”  (nữ,  42  tuổi). Bên  cạnh  đó, một vài người vì không  muốn sử dụng thuốc nữa và muốn chuyển qua  đặt vòng nhưng lại không biết nơi nào cung cấp  “Tại em không biết chỗ mà” ( nữ, 20 tuổi) nên phải  tiếp  tục  sử dụng BPTT  cũ.  Đây  là một vấn  đề  nghiêm trọng vì đặt vòng được thực hiện trong  chương trình DS – KHHGĐ của địa phương, cho  thấy công tác truyền thông còn yếu.  Về BCS, các gia đình chọn và sử dụng BPTT  này là do được phát từ các chương trình, nhất là  ở chương trình phòng chống HIV/AIDS. Yếu tố  sẵn có của BCS, không có tác dụng phụ và dễ sử  dụng chính là nguyên nhân thúc đẩy đối tượng  sử dụng BPTT này “Thường thường ở ngoài tiệm  thuốc  tây,  trạm  xá. Miễn  phí  thì  do  hội  phụ  nữ  tặng miễn phí” (TLN chồng). Tuy nhiên, một khi  không còn BCS, đối tượng lại rất ngại khi đi mua  tại các tiệm bán BCS và trạm y tế “Em thấy cũng  bình thường, chứ không thấy gì bất tiện nhưng mà  nhiều khi đi mua cũng ngại” (nữ, 22 tuổi). Kết quả  tương  tự như nghiên  cứu  của Trần Thị Lợi và  Phùng Khánh Lâm tiến hành năm 2009 cho biết  một  trong  các  nguyên  nhân  không  sử  dụng  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  699 BPTT  hiện  đại  là  do  không  có  sẵn  BPTT  và  không  thích  đi mua(12). Và  theo  người  quản  lý  chương  trình  cho  biết  thì  hầu  như  đối  tượng  không  hề  đến  trạm  y  tế  địa  phương  lấy  BCS:  “Bao thì hầu như hỏng có thấy, không người nào tới  đây nhận hết”  (CBYT). Còn  thuốc  tiêm  thì  cũng  rất hiếm,  chỉ  các  trường  hợp do  không  thể  sử  dụng các BPTT trên nên mới chọn đến BPTT này  “Vì chọn cái này tại thấy tác dụng tác dụng nó an  toàn hơn xài thuốc” (nam, 38 tuổi).  Sự tiếp cận biện pháp tránh thai  Cung cấp các BPTT hiện đại là một trong các  nội dung trong chương trình DS – KHHGĐ nên  có sự hỗ  trợ của nhà nước mà giá  thành rất rẻ.  Thế  nhưng,  quan niệm  của mọi người  thường  cho  rằng  những  gì  càng  rẻ,  càng miễn  phí  thì  càng không tốt, không đáng tin cậy như người ta  thường nói “Tiền nào của nấy”,  “Giá cũng  tương  đối  rẻ nhưng mà người dân  lại không  thích xài,  sử  dụng cái đó. Người ta thích tự người ta ở ngoài mua,  tuy  giá nó  cao nhưng người  ta nói  là nó  hiệu  quả  hơn” (CBYT). Kết quả này tương tự như kết quả  của Đào Huy Khuê và Nguyễn Thủy Tiên: “Sợ  chất lượng BPTT không tốt”, “Đối tượng không tin  tưởng chất lượng BPTT của trạm y tế so với các cơ sở  ở ngoài”(2,7).   Trong  đó,  thuốc  tránh  thai và BCS  là  được  mua ở ngoài là nhiều nhất. Khi mua chúng, đối  tượng không tốn nhiều thời gian và thủ tục như  ở trạm y tế, bệnh viện.“Mua ngoài tiệm thuốc, thì  trạm y tế, bệnh viện rồi đó, nhưng chị không đi, mua  ngoài  tiệm  nhiều  hơn,  vô  bệnh  viện  phải  đợi  chờ.”  (TLN  nữ  2  con).  Điều  này  không  giống  với  nghiên  cứu  của  Nguyễn  Công  Luận,  nguồn  cung cấp được sử dụng nhiều nhất là trạm y tế  (46,9%),  hiệu  thuốc  thì  rất  ít  (2,3%)  nhưng  lại  phù hợp với nghiên cứu tại nữ công nhân quận  9, TP HCM với nguồn cung cấp được sử dụng  nhiều là tiệm thuốc tây (63%), kế đến là trạm y tế  (34%)(5,4). Về biện pháp đặt vòng thì theo các gia  đình người Khmer,đối tượng cho biết là có 3 địa  điểm cung cấp là trạm y tế, bệnh viện huyện và  bệnh viện tỉnh. Trạm y tế là được đến nhiều do  có  chương  trình  kêu  gọi  của  chính  quyền  và  cộng  tác  viên  nhất  “Tại vì  thì người  ta xuống  đặt có chính quyền, có địa phương ở đó đáng tin  cậy nên mình mới đặt” (nữ, 48 tuổi).   Khi  đến mua  thuốc  tránh  thai, BCS  và  khi  đến các cơ sở y tế để đặt vòng, đối tượng không  quan tâm đến người sẽ cung cấp cho mình vì đối  tượng  tin  rằng  những  người  cung  cấp  là  các  CBYT. “Bác sĩ biết thì mới đặt cho mình, không biết  đâu đặt cho mình nên không sợ”  (TLN nữ  2  con).  Thái  độ  của người  cung  cấp  cũng không  được  các nữ công nhân người Khmer quan  tâm. Đối  tượng  chỉ  cần  đến mua, người  ta bán  là  được;  đối tượng đến đặt vòng, người ta đặt cho mình  là xong. “Chỗ nào có bán thì vô mua” (TLN nữ 1  con), “Mình cứ đặt đại đi thấy người ta đặt được  thì cứ đặt thôi” (nữ, 48 tuổi). Thậm chí, đối tượng  cũng không có nhu cầu được cung cấp các thông  tin khác ngoài các thông  tin người cung cấp đã  nói “Không, không có hỏi, chị không muốn sanh con  vậy  thôi Người  ta  đặt  cho vậy  thôi”  (TLN nữ  1  con).   Việc sử dụng BPTT không gặp nhiều rào cản  từ  chồng  “Không  có,  ổng  không  phản  đối  cũng  như vợ chồng  được 2  đứa con  rồi,  đẻ nữa  thì cũng  khó nên ổng cũng chiều” (TLN nữ 2 con). Tương tự  như trong nghiên cứu định lượng ở Ethiopia: tỷ  lệ phản đối do chồng là 9,7%(3) hoặc trong nghiên  cứu định tính trên nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số  ở Delhi năm 2010: sự phản đối của chồng và mẹ  chồng  (32/52 phụ nữ  cho biết)(8). Ngoài  ra, một  yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ khác là sự tư vấn từ  người  thân  như  kết  quả  cho  thấy  là  trước  khi  quyết định sử dụng BPTT, đối tượng thường hỏi  thăm ý kiến của người thân xung quanh và các ý  kiến  này  tác  động  đến  đối  tượng  rất  nhiều,  không những thế, đối tượng còn sử dụng BPTT  giống  người mà  đối  tượng  đã  hỏi  “Em  hỏi  bả:  uống vậy có bị gì không? Bả nói: em uống thì uống,  cái đó là quyết định của em. Rồi em dùng như chị ấy”  (nữ, 25 tuổi).  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 700 KẾT LUẬN   Sự mong muốn có con trai để nối dõi tông  đường  là  yếu  tố  hạn  chế  việc  sử dụng BPTT  của  nữ  công  nhân  Khmer.  Tuy  nhiên,  điều  kiện kinh tế gia đình đã khiến đối tượng luôn  có  dự  định  về  số  lượng  con  và  khoảng  cách  sinh  con  của mình  đã  thúc  đẩy việc  sử dụng  BPTT của đối tượng.  Chương trình DS – KHHGĐ tại địa phương  tiếp cận đến đối tượng đích chỉ được 50% do còn  một số khuyết điểm và gặp nhiều khó khăn về tổ  chức,  thiếu cộng  tác viên và  thiếu sự quan  tâm  đưa đến việc thiếu kiến thức về nguồn cung cấp  và  phương  pháp  tránh  thai.  Điều  này  có  ảnh  hưởng mạnh đến việc sử dụng BPTT.  Sự  lựa  chọn  BPTT  bị  ảnh  hưởng  do  thiếu  kiến thức về phương pháp tránh thai và nguồn  cung  cấp,  tác  dụng  phụ  và  sự  bất  tiện  khi  sử  dụng BPTT.  Thái  độ  phục  vụ,  trình  độ  kỹ  thuật  và  sự  cung  cấp  thông  tin  liên quan  đến BPTT không  ảnh hưởng đến việc sử dụng BPTT. Tuy nhiên,  quan  điểm  “tiền  nào  của  nấy”  và  ý  kiến  của  người  thân  xung quanh  có  tác  động mạnh mẽ  đến việc sử dụng BPTT.  KIẾN NGHỊ  Về phía trạm y tế  Trạm cần  tìm hiểu và nắm các  thông  tin về  các khu nhà trọ có người Khmer sinh sống như  số hộ gia đình, tình trạng sức khỏe, nhu cầu hiện  tại thông qua các chi Hội và chi Đoàn đang phụ  trách các hoạt động sinh hoạt tại các khu nhà trọ,  tránh việc bỏ  sót  các khu nhà  trọ đang  có nhu  cầu.  Các  buổi  tư  vấn  sức  khỏe  cộng  đồng  thực  hiện tại khu nhà trọ, kết hợp với buổi sinh hoạt  văn nghệ của người dân vì người Khmer rất yêu  thích văn nghệ, hoặc kết hợp vào các buổi tiêm  chủng  mở  rộng.  Tư  vấn  tại  gia  các  gia  đình  thường  không  tham  gia  vào  các  buổi  tư  vấn  cộng đồng.  Tuyên truyền việc sử dụng BPTT  là chuyện  nên  làm,  bình  thường,  giúp  bảo  vệ  sức  khỏe,  nhất  là BCS  có  thể phòng bệnh  lây qua  đường  tình dục, thay đổi quan niệm tiêu cực của người  dân về việc sử dụng BPTT.  Về phía chính quyền  Làm một bảng tin tức treo tại cổng khu nhà  trọ. Tại đây, ta có thể dán các thông tin, poster,  tờ rơi, hoặc là lịch hoạt động của trạm y tế.  Hỗ  trợ  trong việc kêu gọi người dân  tham  gia các buổi  tư vấn. Người kêu gọi  là người có  uy tín, sức thuyết phục cao như ấp trưởng.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Đặng Thị Kim Oanh (2002) Hôn nhân cửa người Khemr ở đồng  bằng sông Cửu Long. Luận văn Thạc sĩ khoa học  lịch sử. Đại  học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tr.95.  2. Đào Huy Khuê  (2006) Ảnh Hưởng của các yếu  tố văn hóa  tộc  người đối với nhu cầu KHHGĐ nhưng chưa được đáp ứng của một  số dân tộc thiểu số ờ Hà Giang và Điện Biên. Dân số và phát triển.  2 (59).  3. Korra A (2002) Attitudes toward Family Planning and reason for  nonuse  among women with Unmet Need  for Family Planning  in  Ethiopia.Calverton. Maryland USA: ORC Macro. Pp.8‐19.  4. Nguyễn Công Luận (2007) Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến việc  sử dụng biệp pháp  tránh  thai của các cặp vợ chồng  trong độ  tuổi  sinh đẻ tại phường Hiệp Thành. Thủ Dầu Một. Bình Dương. Khóa  luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng. Đại học Y Dược Tp.  HCM. Tr. 23‐56.  5. Nguyễn Hoàng Lam, Nguyễn Thị Từ Vân  (2007) Kiến thức.  thài độ. hành vi về sử dụng biện pháp trành thai hiện đại ở nữ công  nhân quận 9. Tp.HCM. Tạp chí Y học TP.HCM. 14(1). 315‐320.  6. Nguyễn Thị Nam Sâm  (2012) Quan điểm về lựa chọn giới tính  thai nhi của phụ nữ  trong  lứa  tuổi sinh đẻ  tại quận 5. Tp.HCM.  Khóa  luận  tốt nghiệp Cử nhân Y  tế Công  cộng.  Đại học Y  Dược Tp.HCM. Tr. 89‐90.  7. Nguyễn Thủy Tiên  (2011) Thực Trạng hoạt động cung cấp biệp  pháp  tránh  thai ở  trạm y  tế  thị  trấn Định Quán.  tỉnh Đồng Nai.  Khóa  luận  tốt nghiệp Cử nhân Y  tế Công  cộng.  Đại học Y  Dược Tp.HCM. Tr. 67‐89.  8. Rustagi N. Taneja DK. Kaur R.  and  Ingle GK  (2010)  Factor  affecting contraception among women in a minority community in  Delhi. Health and Population:Perspectives and Issues. 33  (1). 10  ‐  15.  9. Tổng Cục Dân số‐ Kế hoạch hóa gia đình (2012) Đông hồ dân  số.    Truy  cập  ngày  05/04/2013.  10. Tổng Cục Dân số‐ Kế hoạch hóa gia đình (2012) Kết quả thực  hiện kết quả chương trình mục tiêu quốc gia DS‐KHHGĐ nakm8  2012  và  phương  hướng  nhiệm  vụ  năm  2013.    Truy  cập  ngày  05/04/2013.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  701 11. Tổng Cục Dân số‐ Kế hoạch hóa gia đình (2012). Chi phí và lợi  ích  đầu  tư  cho  dịch  vụ  tránh  thai  ở  các  nước  đang  phát  triển.    Truy  cập  ngày  10/04/2013.  12. Trần Thị Lợi. Phùng Khánh Lâm (2010) Khảo sát lý do không sử  dụng biện pháp tránh thai hiện đại và nhu cầu chăm sóc sức khỏe  sinh  sản  ở vị  thành niên phá  thai  tại bệnh viện Từ Dũ  tháng 5‐ 6/2009. Tạp chí Y học Tp.HCM. 1. 290‐295.  13. Võ Anh Dũng (2012) Tóm tắt những nội dung trong báo cáo tình  trạng dân số thế giới 2012. Tổng Cục Dân số‐ Kế hoạch hóa gia  đình. Hà Nội. tr. 78‐89.  Ngày nhận bài báo:       11/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   15/6/2014  Ngày bài báo được đăng:       14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_thuc_ve_viec_su_dung_bien_phap_tranh_thai_cua_nu_cong_n.pdf
Tài liệu liên quan