‐ Do phương pháp nghiên cứu có phần còn
mang tính nghiên cứu mở, nghiên cứu trong giai
đoạn đầu triển khai và cũng chưa đo lường được
thời gian chờ đợi của từng khâu trong qui trình
khám bệnh, nên trong tương lai cần có những
nghiên cứu sâu và rộng hơn (cỡ mẫu lớn hơn,
khảo sát thời gian chờ đợi, tỷ lệ người bệnh quay
lại bệnh viện ) nhằm tăng tính thuyết phục của
đề tài.
‐ Tăng thêm nhân sự khi triển khai qui trình
8 bước.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét bước đầu triển khai quy trình khám bệnh của bộ y tế tại bệnh viện nhân dân 115, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 178
NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU TRIỂN KHAI QUY TRÌNH
KHÁM BỆNH CỦA BỘ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
Nguyễn Thị Tuyết Trinh*, Nguyễn Thanh Hải*, Phạm Hoàng Nam*Lê Văn Hiếu*, Phan Văn Báu *
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Cải tiến qui trình khám chữa bệnh để giảm bớt thời gian chờ đợi và tránh phiền hà cho người
bệnh nhằm phục vụ người bệnh tốt hơn. Bệnh viện Nhân Dân 115 triển khai qui trình khám bệnh 8 bước của Bộ
Y tế, bỏ bước đóng tiền cận lâm sàng trước khi làm.
Mục tiêu: Nhận xét bước đầu triển khai qui trình khám bệnh của Bộ Y tế tại khoa Khám – Bệnh viện Nhân
Dân 115.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả và bàn luận: Giảm thời gian khám bệnh từ 3 giờ 11 phút xuống còn 2 giờ 18 phút, rút ngắn được
53,2 phút. ‐ Thời gian khám bệnh đơn thuần là 52,3 phút. Thời gian khám bệnh + 1 kỹ thuật XN/CĐHA/TDCN
là 1 giờ 21 phút. Thời gian khám bệnh + 2 kỹ thuật XN/CĐHA/TDCN là 1 giờ 49 phút. Thời gian khám bệnh +
3 kỹ thuật XN/CĐHA/TDCN là 2 giờ 18 phút.
Kết luận: Qui trình khám chữa bệnh 8 bước của Bộ Y tế khi triển khai tại Bệnh viện Nhân Dân 115 đã rút
ngắn được thời gian khám bệnh, giúp người bệnh đi lại thuận tiện hơn.
Từ khóa Qui trình khám chữa bệnh.
ABSTRACT
COMMENT ON THE FIRST OF MEDICAL EXAMINATION PROCESS OF MINISTRY
OF PUBLIC HEALTH AT THE PEOPLE’S HOSPITAL 115
Nguyen Thi Tuyet Trinh, Nguyen Thanh Hai, Pham Hoang Nam, Le Van Hieu, Phan Van Bau
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 178 ‐ 183
Purpose: Comment on the first of medical examination process of Ministry of Public Health at The People’s
Hospital 115.
Objectives and Method: Describe Research.
Result: Reduce the duration of medical examination process from 3 hours 11 mins to go down 2 hours 18
mins, shorter 53,2 mins. ‐ The duration of medical examination is 52,3 mins. ‐ The duration of medical
examination + 1 paraclinical technique is 1 hours 21 mins. ‐ The duration of medical examination + 2 paraclinical
technique is 1 hours 49 mins. ‐ The duration of medical examination + 3 paraclinical technique is 2 hours 18
mins.
Conclusion: The medical examination process of Ministry of Public Health at The People’s Hospital 115
reduced the duration of medical examination, make the patients satisfied than before.
Keywords: The medical examination process.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác khám chữa bệnh được thực hiện
hàng ngày bởi nhân viên y tế để kiểm tra sức
khỏe cho người dân. Việc không ngừng cải tiến
qui trình khám chữa bệnh là mối quan tâm hàng
đầu của lãnh đạo ngành y tế nói chung và lãnh
đạo bệnh viện nói riêng(2). Do đó, Bộ Y tế đã đưa
ra 3 vấn đề trọng tâm cần cải cách trong công tác
khám chữa bệnh là cải cách qui trình khám bệnh
tại khoa Khám, thay đổi cung cách phục vụ
người bệnh và hỗ trợ chuyên môn cho tuyến
* Bệnh viện Nhân Dân 115
Tác giả liên lạc: Ths ĐD. Nguyễn Thị Tuyết Trinh , ĐT: 38 622 461 , Email: trinhbv115@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 179
dưới. Trong đó, cải cách qui trình khám bệnh tại
khoa Khám Bệnh được chú trọng nhiều nhất.
Theo chỉ đạo của Bộ Y tế thì các khoa Khám
Bệnh phải đổi mới toàn diện từ cơ sở hạ tầng
đến thái độ phục vụ và công tác chuyên môn.
Khoa Khám bệnh là nơi phải tiếp nhận một số
lượng lớn NB mỗi ngày nên là bộ mặt đại diện
cho ngành y tế nói chung và bệnh viện nói riêng,
cũng là nơi thể hiện chế độ chính sách BHYT cho
người dân. Một trong những yêu cầu của Bộ Y tế
là cải tiến trong từng bước của qui trình khám
bệnh nhằm giảm bớt thời gian chờ đợi và tránh
phiền hà cho người bệnh (NB)(3).
Ngày 22/4/2013 Bộ Y tế đã ban hành Quyết
định số 1313/QĐ‐BYT hướng dẫn qui trình
khám bệnh có làm cận lâm sàng tại khoa Khám
Bệnh cho các bệnh viện gồm 8 bước. Hiện tại,
Bệnh viện Nhân Dân 115 đang thực hiện 9 bước
do có thêm bước đóng tiền cận lâm sàng trước
khi thực hiện kỹ thuật. Thực hiện chỉ đạo của Bộ
Y tế, bệnh viện sẽ tiến hành triển khai qui trình
tại Khoa Khám Bệnh 8 bước, bỏ bước đóng tiền
cận lâm sàng trước khi thực hiện với đối tượng
là NB bảo hiểm y tế.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Nhận xét bước đầu triển khai qui trình khám
bệnh của Bộ Y tế tại Khoa Khám ‐ Bệnh Viện
Nhân Dân 115.
Mục tiêu chuyên biệt
‐ Khảo sát qui trình khám bệnh cũ (9 bước)
về thời gian khám chữa bệnh.
‐ Khảo sát qui trình khám bệnh mới (8 bước)
về thời gian khám chữa bệnh.
‐ So sánh kết quả của 2 qui trình khám bệnh
về thời gian khám chữa bệnh, quản lý viện phí,
thuận lợi, khó khăn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số đích
NB đến khám tại Khoa Khám Bệnh –BV
Nhân Dân 115.
Dân số chọn mẫu
Người bệnh BHYT đúng tuyến (đồng chi trả
80% và 95%) đến khám tại khoa Khám Bệnh, từ
tháng 4 năm 2013 đến tháng 8 năm 2013.
Tiêu chuẩn chọn
‐ Người bệnh BHYT đúng tuyến đồng chi trả
80% và 95% đến khám tại khoa Khám Bệnh‐BV
Nhân Dân 115.
Tiêu chuẩn loại trừ
‐ NB nặng, NB thuộc đối tượng ưu tiên, NB
BHYT trái tuyến, vượt tuyến hoặc đúng tuyến
đồng chi trả 100%, NB thu phí.
Cỡ mẫu
Chọn mẫu toàn thể NB theo tiêu chuẩn
được 3248 NB.
Các bước tiến hành
TT Các bước Kế hoạch cụ thể
1 Tiếp đón NB
- Phân ô tiếp nhận riêng các đối tượng BHYT đúng tuyến đồng chi trả 80% và 95%.
- Giữ thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân và chuyển tập trung về bộ phận thanh toán tài vụ (mỗi đợt bàn
giao 10 thẻ hoặc 15 phút bàn giao một lần, có sổ ký giao – ký nhận).
- NB rút số tự động, chờ đến lượt nhập thông tin, phát số phòng khám và số thứ tự khám.
- Phát tờ rơi “Hướng dẫn qui trình khám bệnh” gồm 8 bước cho NB.
2 Khám bệnh và chỉ định cận lâm sàng.
- BS khám, ghi chép tình trạng bệnh và chỉ định cận lâm sàng (nếu có).
- ĐD hướng dẫn NB đến nơi thực hiện kỹ thuật CLS và trình tự làm các kỹ thuật cho phù hợp (xét
nghiệm chẩn đoán hình ảnh thăm dò chức năng).
- Nếu NB không nhận đơn thuốc và không thực hiện CLS: ĐD hướng dẫn NB đến quầy thanh toán
mẫu 01/BV và nhận lại thẻ BHYT.
3 Thực hiện xét nghiệm.
- Tăng thêm 1 bàn lấy máu xét nghiệm.
- Trả kết quả xét nghiệm ngay cho NB khi có kết quả.
- NB chờ nhận kết quả, quay về phòng khám hoặc thực hiện tiếp các kỹ thuật khác.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 180
TT Các bước Kế hoạch cụ thể
4 Thực hiện chẩn đoán hình ảnh.
- Sửa 1 máy XQ để chụp được 2 ca cùng một thời điểm.
- Có BS túc trực trong giờ làm việc đọc kết quả theo qui định.
- Đọc kết quả bằng phần mềm Medisoft.
- NB chờ nhận kết quả và quay lại phòng khám nộp kết quả.
5 Thực hiện thăm dò chức năng.
- Thực hiện kỹ thuật.
- NB chờ nhận kết quả và quay lại phòng khám nộp kết quả.
6 BS xem kết quả, chẩn đoán và kê đơn.
- NB nộp kết quả XN,CĐHA, TDCN.
- BS xem kết quả CLS, chẩn đoán và kê đơn.
- ĐD hướng dẫn NB đến nơi thanh toán và lãnh thuốc.
7 Thanh toán viện phí.
- Nộp toa thuốc.
- Dược duyệt toa thuốc và chuyển cho tài vụ.
- NB chờ tới lượt thanh toán, nộp tiền.
- Nhân viên P.TCKT nhận và chuyển thẻ BHYT theo mẫu 01/BV đến bộ phận phát thuốc (quản lý
theo mã thẻ BHYT và tăng cường nhân viên nếu lượng bệnh đông để tránh ùn tắc).
8 Lãnh thuốc. - Khoa Dược kiểm tra đơn thuốc, phát thuốc, tư vấn cho NB các trường hợp đặc biệt. - NB chờ tới lượt nhận thuốc, ký nhận mẫu 01/BV và nhận lại thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân.
Xử lý số liệu thống kê(1)
Số liệu được quản lý và phân tích bằng phần
mềm Stata 10.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi
Nhóm nghiên cứu có độ tuổi trung bình là
62,9 12,5, tuổi thấp nhất là 24 tuổi và tuổi cao
nhất là 84 tuổi. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là
trên 60 tuổi (58%).
Giới tính
Trong lô nghiên cứu gồm nam và nữ, trong
đó nữ chiếm tỷ lệ 59% (1906) và nam chiếm tỷ lệ
41% (1341), tỷ lệ nữ/ nam là 1,4/1.
Đặc điểm
Bảng 1. Phân bố NB theo nghề nghiệp, trình độ, nơi
cư trú và đối tượng
TT Đặc điểm Tần số Tỷ lệ(%)
1 Nghề
nghiệp
Làm thuê, nghề tự do 1362 42
Hưu trí/già 1145 35
Công nhân 420 13
Viên chức 173 5,3
Nội trợ 126 3,9
Nông dân 22 0,7
2 Trình
độ
Không biết chữ 8 0,2
Cấp 1 13 0,4
Cấp 2 151 4,6
Cấp 3 228 7
Sơ cấp 367 11
Trung cấp 1443 44
Cao đẳng, Đại học 1002 31
3 Nơi cư
trú
Thành thị 2764 85
Nông thôn 484 15
4 Đối
tượng
khám
Tái khám 2606 80
Lần đầu tiên 401 12
Đăng ký khám bình thường 226 7
Khám hẹn giờ 15 0,5
Thời gian khám chữa bệnh
Thời gian các bước trong qui trình khám chữa bệnh
Bảng 2. Mối liên quan giữa thời gian các bước trong qui trình khám chữa bệnh 9 bước và qui trình khám bệnh 8
bước.
TT CÁC BƯỚC
THỜI GIAN (phút)
THAY ĐỔI P QT khám bệnh 9 bước (N= 1157)
QT khám bệnh
8 bước (N= 2091)
TB Độ lệch chuẩn TB Độ lệch chuẩn
1 Đăng ký khám + thanh toán 38,6 22,3 14,5 6,8 - 24,1 0,00
2 Khám bệnh 13,4 11,7 14,3 14 + 0,9 0,00
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 181
TT CÁC BƯỚC
THỜI GIAN (phút)
THAY ĐỔI P QT khám bệnh 9 bước (N= 1157)
QT khám bệnh
8 bước (N= 2091)
TB Độ lệch chuẩn TB Độ lệch chuẩn
3 Xét nghiệm 78,6 73 40,2 23,7 - 38,4 0,00
4 Chẩn đoán hình ảnh 22 26,2 28,2 19,4 + 6,2 0,014
5 Thăm dò chức năng 18 11,9 18 12,7 0 0,62
6 Nộp kết quả và nhận đơn thuốc 7,3 6,7 6,5 4,7 - 0,8 0,018
7 Lãnh thuốc 14 9,1 17 8,3 + 3 0,012
Tổng thời gian khám chữa bệnh. 191,9
(3g11 phút)
20,8 138,7
(2g18 phút)
11,7 - 53,2 phút 0,015
Tổng thời gian khám chữa bệnh trong qui
trình khám bệnh 8 bước là 2 giờ 18 phút rút ngắn
53, 2 phút so với qui trình 9 bước (3 giờ 11 phút).
Sự khác biệt về tỷ lệ thời gian khám chữa bệnh
rất có ý nghĩa thống kê với p= 0,015 (bảng 2).
Kết quả thời gian thực hiện trọn qui trình khám chữa bệnh
Bảng 3. Kết quả thời gian thực hiện trọn qui trình khám chữa bệnh.
TT Các bước
THỜI GIAN TRUNG BÌNH (phút)
Thay đổi P
Qui định
BYT QT khám bệnh 9 bước
(N= 1157)
QT khám bệnh 8 bước
(N= 2091)
1 Khám đơn thuần 1g13 phút 52,3 phút - 21 phút 0,014 Dưới 2 giờ
2 Khám + 1 kỹ thuật XN/CĐHA/TDCN 1g 52 phút 1g 21 phút - 31 phút 0,001 Dưới 3 giờ
3 Khám + 2 kỹ thuật XN/CĐHA/TDCN 2g 32 phút 1g 49 phút - 43 phút 0,00 Dưới 3,5giờ
4 Khám + 3 kỹ thuật XN/CĐHA/TDCN 3g 11 phút 2g 18 phút - 53 phút 0,00 Dưới 4 giờ
Nhận xét: Thời gian khám bệnh đơn thuần
giảm 21 phút so với qui trình cũ. Khám bệnh có
kèm thêm 1 kỹ thuật XN/CĐHA/TDCN giảm 31
phút so với qui trình cũ. Khám bệnh có kèm
thêm 2 kỹ thuật XN/CĐHA/TDCN giảm 43 phút
so với qui trình cũ. Khám bệnh có kèm thêm 3
kỹ thuật XN/CĐHA/TDCN giảm 53 phút so với
qui trình cũ. Sự khác biệt về thời gian khám
bệnh kèm theo thực hiện cận lâm sàng của các
loại rất có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3).
BÀN LUẬN
Thời gian các bước trong qui trình khám
chữa bệnh
Theo bảng 2 cho ta thấy đa số các công đoạn
đều rút ngắn thời gian so với qui trình cũ trước
đây, chỉ có tăng 6,2 phút tại các khâu chẩn đoán
hình ảnh là do ngay thời điểm triển khai có 3
ngày máy X Quang hư nên người bệnh phải vào
khu nội viện thực hiện, khâu lãnh thuốc tăng 3
phút do triển khai thêm trả thẻ BHYT tại đây.
Tổng thời gian khám chữa bệnh rút ngắn được
53,2 phút. Sự khác biệt về rút ngắn thời gian
khám chữa bệnh trong qui trình khám chữa
bệnh rất có ý nghĩa thống kê.
Qui trình khám chữa bệnh – Bộ Y tế giai
đoạn đầu triển khai đã giúp làm giảm ùn tắc ở
các khâu: tiếp nhận, xét nghiệm, chẩn đoán hình
ảnh, thu tiền, phát thuốcvì NB đã đi theo qui
trình một chiều từ lúc lấy số thứ tự đến lúc lãnh
thuốc ra về, không vòng lại tại khâu đóng tiền
cận lâm sàng như qui trình 9 bước trước đây.
Điều đó chứng tỏ rằng khi cải tiến và đơn giản
hóa thủ tục hành chánh trong từng khâu của qui
trình đã giúp người bệnh thuận lợi hơn trong
khám bệnh.
Kết quả thời gian thực hiện trọn qui trình
khám chữa bệnh
Theo bảng 3 cho ta thấy thời gian khám và
thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng đều ngắn
hơn so với qui định của Bộ y tế:
‐ Khám đơn thuần giảm được 21 phút, khám
và có thêm 1 kỹ thuật XN/CĐHA/TDCN giảm
được 31,7 phút, khám và có thêm 2 kỹ thuật
XN/CĐHA/TDCN giảm được 42,4 phút, khám
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 182
và có thêm 3 kỹ thuật XN/CĐHA/TDCN giảm
được 53,1 phút.
Sự khác biệt về thời gian khám chữa bệnh rất
có ý nghĩa thống kê. Điều đó chứng tỏ rằng khi
rút ngắn lại 1 bước của qui trình thì thời gian
khám chữa bệnh của NB (thời gian thực hiện và
chờ đợi) đều được rút ngắn, NB không còn đi
lòng vòng tại nơi thanh toán cũng như hỏi thăm
đường đi đến các phòng khám, phòng thực hiện
cận lâm sàng do đã bố trí các vị trí liên hoàn, có
nhân viên hướng dẫn trước các khu vực thanh
toán, xét nghiệm và có tờ rơi hướng dẫn. So với
Qui định của Bộ Y tế thì các kết quả trên đây của
chúng tôi phù hợp và rút ngắn thời gian hơn so
với qui định(2).
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng ghi nhận có một
số khó khăn trong quá trình triển khai như sau
Giai đoạn đầu triển khai
‐ Một số NB còn thắc mắc về việc giữ thẻ
BHYT, lo sợ thất lạc thẻ nên nhân viên y tế mất
thời gian để giải thích cho NB.
‐ Tại quầy thu tiền: nhân viên tài vụ còn căng
thẳng do chưa quen với việc tiếp nhận và trả thẻ
BHYT, phòng TCKT đã bố trí 1 nhân viên tài
chính tại quầy phát thuốc cho NB ký nhận trên
mẫu 01/BV và trả thẻ BHYT cho NB, đồng thời
phải tăng cường 02 nhân viên tại điểm thu viện
phí trong giờ cao điểm để tránh gây ùn tắc.
‐ Tại phòng xét nghiệm: do chưa nắm rõ
thông tin hướng dẫn nên một số NB vẫn đi đóng
tiền trước khi làm xét nghiệm.
‐ Trong tháng 7/2013, có tổng cộng 76 NB
chưa nhận lại thẻ với số tiền thất thu là 589.600
đồng. Tuy nhiên, sau đó một số NB quay trở lại
lấy thẻ BHYT và thanh toán tiền. Tính đến ngày
12/8/2013, phòng TCKT đang tạm giữ 47 thẻ
BHYT với số tiền thất thu là 272.200 đồng.
Giai đoạn sau (từ ngày 12/8/2013 trở đi)
‐ Người bệnh đã quen với qui trình khám
bệnh mới và các công đoạn đều thuận lợi và số
NB bỏ thẻ BHYT đã giảm dần (khoảng dưới 30
đến 50 thẻ /tháng).
KẾT LUẬN
Thực trạng qui trình khám bệnh cũ trước
đây
‐ Hàng ngày, khoa Khám phải tiếp nhận rất
đông NB đến khám BHYT, trung bình khoảng
500 đến 600 NB có BHYT đến khám mỗi ngày.
Bệnh viện đã có nhiều giải pháp như vi tính hóa,
tăng cường bộ phận tiếp đón, hướng dẫn NB,
tăng số phòng khám Tuy nhiên, vẫn còn tình
trạng NB tập trung quá đông ở một số khâu kéo
dài thời gian khám bệnh của NB và gây áp lực
cho nhân viên y tế.
Sau khi triển khai qui trình khám bệnh của
Bộ y tế (gồm 8 bước) bỏ bớt 1 bước đóng tiền
trước khi thực hiện cận lâm sàng đã giúp cho
‐ Giảm thời gian khám bệnh từ 3 giờ 11 phút
xuống còn 2 giờ 18 phút, rút ngắn được 53,2
phút.
‐ Thời gian khám bệnh đơn thuần là 52,3
phút.
‐ Thời gian khám bệnh + 1 kỹ thuật
XN/CĐHA/TDCN là 1 giờ 21 phút.
‐ Thời gian khám bệnh + 2 kỹ thuật
XN/CĐHA/TDCN là 1 giờ 49 phút.
‐ Thời gian khám bệnh + 3 kỹ thuật
XN/CĐHA/TDCN là 2 giờ 18 phút.
‐ Khi tác động cải tiến từng khâu của qui
trình như đăng ký khám, thanh toán, xét nghiệm
thì rút ngắn được thời gian NB chờ đợi, NB hài
lòng hơn vì qui trình khám bệnh đã đi theo một
chiều, tránh lập lại lòng vòng giúp NB đi lại
thuận lợi hơn. Tuy nhiên, qui trình này cũng còn
tồn tại vấn đề một số NB bỏ thẻ BHYT không
thanh toán dẫn đến bệnh viện thất thu viện phí
và tăng thêm 3 nhân sự tại khâu thanh toán, trả
thẻ BHYT.
KIẾN NGHỊ
Qua việc triển khai trên, chúng tôi có một số
kiến nghị sau
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 183
Lãnh đạo Bộ Y Tế và cơ quan Bảo Hiểm y
tế
‐ Đánh giá kết quả thực hiện qui trình khám
bệnh mới tại các bệnh viện để từ đó có hướng hỗ
trợ hoặc điều chỉnh phù hợp giúp cho các bệnh
viện trong triển khai qui trình khám chữa bệnh.
‐ Xem xét vấn đề tăng thêm nhân sự tại khâu
thanh toán hoặc tăng cường thêm nhân viên
dược tại khâu lãnh thuốc trong giờ cao điểm khi
triển khai qui trình mới.
‐ Cơ quan Bảo Hiểm y tế thành phố đã
đồng ý tăng cường quản lý đối với một số
trường hợp NB đã khám bệnh, đã thực hiện
cận lâm sàng nhưng bỏ thẻ BHYT không thanh
toán nếu xin cấp lại thẻ mới, thì cơ quan bảo
hiểm đề nghị NB trở lại bệnh viện thanh toán
đủ nhằm tránh thất thu.
Tại Bệnh viện Nhân Dân 115
Tiếp tục duy trì mô hình qui trình khám
bệnh mới và tăng cường củng cố thêm các khâu:
‐ Khoa Khám bệnh cần tăng cường công
tác hướng dẫn tại khoa tránh tình trạng NB bỏ
thẻ BHYT và không thanh toán viện phí. Phối
hợp với phòng KHTH và phòng TCKT để gởi
danh sách những NB bỏ thẻ cho cơ quan bảo
hiểm.
‐ Khoa Chẩn đoán hình ảnh: cải thiện việc trả
kết quả sớm hơn để đảm bảo phục vụ tốt hơn
cho NB.
‐ Phòng Tài chính kế toán và khoa Dược: tùy
tình hình thực tế mà tăng cường thêm nhân sự
để giải quyết kịp thời, tránh gây ùn tắc và rút
ngắn thời gian chờ đợi của NB.
HẠN CHẾ
‐ Do phương pháp nghiên cứu có phần còn
mang tính nghiên cứu mở, nghiên cứu trong giai
đoạn đầu triển khai và cũng chưa đo lường được
thời gian chờ đợi của từng khâu trong qui trình
khám bệnh, nên trong tương lai cần có những
nghiên cứu sâu và rộng hơn (cỡ mẫu lớn hơn,
khảo sát thời gian chờ đợi, tỷ lệ người bệnh quay
lại bệnh viện) nhằm tăng tính thuyết phục của
đề tài.
‐ Tăng thêm nhân sự khi triển khai qui trình
8 bước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Văn Dũng (2008). Phương pháp thống kê. (Xuất bản lần
nhất). Nhà xuất bản y học, Hồ Chí Minh.
2. Quyết định số 1313 /QĐ – BYT của Bộ Y tế ban hành ngày
22/4/2013. Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa Khám
bệnh của bệnh viện.
3. Thực trạng qui trình khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Báo
cáo tổng kết công tác khám chữa bệnh Bộ Y tế năm 2012, tr.
01‐4.
Ngày nhận bài báo: 05/9/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/9/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_xet_buoc_dau_trien_khai_quy_trinh_kham_benh_cua_bo_y_te.pdf