Nhận xét bước đầu về tình hình mang gen Thalassemia ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình

KẾT LUẬN Nghiên cứu 130 người Kinh khỏe mạnh từ 12 xã của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình tham gia hiến máu tình nguyện, chúng tôi nhận thấy: HbE thể nhẹ chiếm 8,5%, β thalassemia thể nhẹ chiếm 10,8%. Ngoài ra, 10 trường hợp có khả năng mang gen α thalassemia (7,7%) và 8 trường hợp có thể mang gen α thalassemia (6,2%). Tần suất người Kinh mang gen thalassemia vùng miền núi này chiếm tỷ lệ khá cao. KIẾN NGHỊ Tần xuất thalassemia khá cao ở vùng miền núi này. Vì vậy, rất cần điều tra trên diện rộng trong cộng đồng dân cư ở đây và cần sớm triển khai các biện pháp phòng bệnh. Cần có protocol sàng lọc phù hợp để giảm bỏ sót một số trường hợp HbE thể nhẹ ở những vùng có tần suất cao mang gen HbE.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét bước đầu về tình hình mang gen Thalassemia ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 327 NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU VỀ TÌNH HÌNH MANG GEN THALASSEMIA Ở HUYỆN MINH HÓA, QUẢNG BÌNH Phan Thị Thùy Hoa*, Nguyễn Duy Thăng*, Nguyễn Văn Tránh*, Nguyễn Thị Hồng Hạnh*, Nguyễn Văn Lượng*, Trần Thị Nhung*, Hoàng Thanh Trang* TÓM TẮT Mục tiêu: Bước đầu tìm hiểu thực trạng mang gen bệnh thalassemia ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 130 người khỏe mạnh, tuổi từ 19 - 35 của 12 xã thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đến tham gia hiến máu tình nguyện. Phân tích các chỉ số hồng cầu (Hb, MCV, MCH), thuốc thử DCIP, sức bền thẩm thấu hồng cầu (OF: osmotic fragility), thành phần Hb. Trường hợp điện di huyết sắc tố bình thường, MCH < 27 pg và/hoặc MCV < 80 fl và/hoặc OF 0,34% (+), tiến hành thêm định lượng ferritin huyết thanh, nhuộm tiêu bản bằng xanh Crésyl để phát hiện thể Heins. Kết quả và kết luận: HbE thể nhẹ chiếm 8,5%, β thalassemia thể nhẹ chiếm 10,8%. Ngoài ra, 10 trường hợp có khả năng mang gen α thalassemia (7,7%) và 8 trường hợp có thể mang gen α thalassemia (6,2%). Tần suất người Kinh mang gen thalassemia vùng miền núi này chiếm tỷ lệ khá cao. Từ khóa: Thalassemia ở người hiến máu ABSTRACT STUDY ON THE CARRIERS OF THALASSEMIA IN MINH HOA MOUNTAINOUS DISTRICT OF QUANG BINH PROVINCE Phan Thu Thuy Hoa, Nguyen Duy Thang, Nguyen Văn Tranh, Nguyen Thi Hong Hanh, Nguyen Van Luong, Tran Thi Nhung, Hoang Thanh Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 327 - 331 Objective: Investigating the thalassemia carriers in Minh Hoa mountainous district, Quang Binh province. Materials and Methods: 130 participants, Kinh Ethnic, their ages from 19 to 35, come from 12 communes of Minh Hoa district, Quang Binh province. Results were evaluated with OF, DCIP, erythrocyte indices by using automated blood cell counter, Hb typing by agarose electrophoresis. When having the normal Hb typing, MCH < 27 pg or/and MCV < 80 fl or/and OF 0.34% (+) there was the further determination for serum ferritin levels, Heins bodies. Findings and Conclusion: HbE carriers take 8.5%, β thalassemia carriers take 10.8%. Moreover, 10 individuals are capable of α thalassemia carriers (7.7%) và 8 individuals might be the cariers of α thalassemia (6.2%). Prevalence of the thalassemia carriers with Kinh Ethnic in this moutainous region is rather high. Key word: Thalassemia in blood donors ĐẶT VẤN ĐỀ Thalassemia là một trong những bệnh lý di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Việt Nam thuộc vùng có nguy cơ cao mắc bệnh và tần suất khác nhau ở các dân tộc. Trong khi tần suất người Kinh là 2 - 3%, các dân tộc khác như Thái, Mường, Tày thì tần suất này rất cao(1,2,4). *Trung Tâm Huyết học Truyền máu khu vực - Huế Tác giả liên lạc: BS. Phan Thị Thùy Hoa ĐT: 0905997687 Email: drhoavn@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 328 Hiện nay, phần lớn trẻ mắc bệnh được sinh ra ở những nước có nền kinh tế hạn chế bởi vì các nước này còn ưu tiên giải quyết tỷ lệ cao trẻ em mắc bệnh và tử vong vì nhiễm trùng và suy dinh dưỡng và chưa có chiến lược tầm soát và quản lý người mang gen cho lứa tuổi trước hôn nhân. Bệnh lý rối loạn hemoglobin thường xem như không thể chữa khỏi, “hết hy vọng”, và quá tốn kém để điều trị và vì vậy, còn ít nhận được sự quan tâm của xã hội và của ngành Y tế. Trẻ bị bệnh không được điều trị đúng mức thường tử vong khi còn nhỏ hoặc trẻ lớn lên với thể chất và tinh thần kém phát triển, làm ảnh hưởng đến học tập, lao động và cống hiến cho gia đình cũng như xã hội. Qua quá trình theo dõi và điều trị bệnh lý này tại Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi nhận thấy bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, mặc dù đây là một huyện miền núi tiếp giáp với Hà Tĩnh, phương tiện đến Huế rất khó khăn. Vì vậy, rất cần đánh giá được tình hình bệnh lý này và tần suất người mang gen trong cộng đồng dân cư ở đây. Chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu “Bước đầu tìm hiểu thực trạng mang gen bệnh thalassemia ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình”, nhằm mục đích: Đề xuất hướng điều tra trên diện rộng và hướng dự phòng thích hợp cho cộng đồng dân cư ở đây. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Gồm 130 người khỏe mạnh, tuổi từ 19-35 của 12 xã thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đến tham gia hiến máu tình nguyện. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: - 92 nam và 38 nữ, dân tộc Kinh. - Đủ tiêu chuẩn để hiến máu. - Tình hình hôn nhân: Tình hình hôn nhân Số người Tỷ lệ % Chưa có gia đình 71 54,6% Chưa có con 25 19,2% Có 1 con 24 18,5% Có 2 - 4 con 10 7,7% Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Các bước nghiên cứu Các xét nghiệm được thực hiện cùng lúc: - Chỉ số hồng cầu: Hb, MCV, MCH (CTM trên máy Sysmex 800i của Nhật Bản). - Thuốc thử DCIP (dichlorophenolindophenol: sản xuất từ Thái Lan). - Sức bền thẩm thấu hồng cầu (OF: osmotic fragility) 0,34% (sản xuất từ Thái Lan). - Phân tích thành phần Hb (máy điện di Sebia của Pháp). Trường hợp điện di huyết sắc tố bình thường, MCH < 27 pg và/hoặc MCV < 80 fl và/hoặc OF 0,34% (+), tiến hành thêm các xét nghiệm: - Định lượng ferritin huyết thanh (máy Cobas e 601 của Pháp). - Nhuộm tiêu bản bằng xanh Crésyl → Phát hiện thể Heins. → Để xác định khả năng mang gen α thalassemia. Trường hợp mang gen HbE hoặc mang gen β thalassemia: làm thêm OF 0,35% (tự pha chế) → Để so sánh độ nhạy của OF 0,35% (pha chế) và OF (Thái Lan). Xử lý số liệu Theo phương pháp thống kê y học. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm điện di huyết sắc tố Đặc điểm điện di Hb Số người Tỷ lệ Giá trị trung bình HbE (AE) 11 8,5% HbE: 28,8 ± 2,3% HbA2 tăng (+/- HbF) 14 10,8% HbA2: 5,2 ± 0,4% HbF: 0,9 ± 0,8% Hb bình thường 105 80,7% Hb khác 0 0 HbA2: 2,4 ± 0,3% Tổng cộng 130 100% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 329 Kết quả cho thấy: Bệnh lý HbE thể nhẹ chiếm 8,5%. Lượng HbE từ 27,6% đến 30,1%, có một trường hợp HbE là 16%. Chưa tìm thấy những Hb bất thường khác như HbD... Theo Supan, những trường hợp HbE < 25%, cần quan tâm đến sự phối hợp của HbE với các dạng của α thalassemia như dị hợp tử kép HbE/HbPS, hoặc HbE/αo thalassemia...(7). Chúng tôi chưa thực hiện được sinh học phân tử, nhuộm thể Heins (-) nên hiện tại chưa có kết luận gì thêm đối với trường hợp này. β thalassemia thể nhẹ chiếm 10,8%. Dân tộc Kinh ở miền Nam Việt Nam có tần suất β thalassemia thể nhẹ 1,62% và HbE thể nhẹ là 3,36%(9). Tần suất mang gen không chỉ khác nhau về dân tộc mà còn khác nhau theo các vùng địa lý. Vùng miền núi này người Kinh có tần suất mang gen khá cao. Điện di Hb bình thường chiếm 80,7%, tuy nhiên khả năng mang gen α thalassemia vẫn chưa loại trừ. Thực tế cho thấy, bệnh viện chúng tôi đã có điều trị những bệnh nhân α thalassemia-HbH, AEBart’s disease sống ở vùng này. Vì vậy tần suất mang gen α thalassemia ở vùng này cũng rất cần được quan tâm. Đặc điểm MCH, MCV, DCIP và OF (Thái Lan) với thành phần Hb Thành phần Hb Chỉ số huyết học HbE (AE) HbA2 tăng (+/- HbF) Điện di Hb bình thường OF (+) 9 (81,8%) DCIP(+) OF (-) OF (+) 14 (100%) 19 (18,1%) MCH < 27 pg (và/hoặc) MCV<80 fl DCIP (-) OF (-) DCIP(+) OF (-) 2 (18,2%) MCV ≥ 27 pg và MCV ≥ 80fl DCIP (-) OF (-) 86 (81,9%) Tổng cộng (n = 130) 11 14 105 Kết quả của chúng tôi cho thấy: HbE thể nhẹ: 81,8% trường hợp có MCH < 27 pg, MCV < 80 fl, DCIP (+) và OF (+). 18,2% (2 trường hợp) chỉ có DCIP (+), còn MCV là 86,9 fl và 81,4 fl và MCH tương ứng là 28,7 pg và 27,4 pg, OF (-). Theo Goonnapa, thuốc thử DCIP có độ nhạy và độ đặc hiệu đối với HbE thể nhẹ tương ứng 100% và 98,7%, giá trị dự đoán (+) và (-) tương ứng 98,6% và 100%, vì vậy trường hợp (+) giả và (-) giả là rất hiếm. OF (-) trong 38/147 (25,9%) trường hợp HbE thể nhẹ(6). Kết quả của chúng tôi cũng tương tự, chưa thấy DCIP (-) giả và (+) giả và OF (-) 18,2% trong các đối tượng HbE thể nhẹ. Protocol sàng lọc thalassemia để tư vấn di truyền và chẩn đoán trước sinh thường dựa vào chỉ số hồng cầu đếm trên máy đếm tế bào máu tự động. Những đối tượng có giá trị cut-off MCV < 80 fl và MCH < 27 pg thường được thăm dò hơn nữa về điện di Hb, HPLC hoặc phân tích DNA. Protocol này đã phát hiện hiệu quả phần lớn trường hợp mang gen αo thalassemia, β thalassemia và HbE(3,5). Tuy nhiên, một số trường hợp HbE thể nhẹ, α+ thalassemia, HbSC... có thể bị bỏ sót ở giá trị cut-off này(6,8). β thalassemia thể nhẹ: 100% có OF (+), MCV < 80 fl và MCH < 27 pg. Thool và cộng sự đã thành công khi sử dụng OF 0,36% để sàng lọc β thalassemia tại Ấn độ(10). Xét nghiệm OF thường được dùng sàng lọc mang gen αo thalassemia hoặc β thalassemia(1,6,8). Có 14/149 (9,4%) trường hợp (+) giả với OF 0,34% (Thái Lan), tuy nhiên đã tránh được các trường hợp (-) giả đối với β thalassemia thể nhẹ(6). Điện di Hb bình thường: 105 trường hợp. 18,1% (19 trường hợp) MCV < 80fl, MCH < 27 pg và OF (+) → Khả năng mang gen αo thalassemia và α+ thalassemia chưa được loại trừ. Cần khẳng định bằng sinh học phân tử. Nghiên cứu của Goonnapa cho thấy: α+ thalassemia có OF (-) hoặc (+), chỉ số hồng cầu cũng có thể bình thường. Tuy nhiên, α+ thalassemia không phải là mục tiêu của sàng lọc(6). Vì vậy, 81,9% trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi có MCV ≥ 27 pg và MCV ≥ 80 fl và OF (-) → Không mắc bệnh lý Hb hoặc thể thalassemia không có ý nghĩa lâm sàng như α+ thalassemia và/hoặc αcs thalassemia. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 330 Tóm lại, chúng tôi nhận thấy rằng: Điều tra trên diện rộng trong cộng đồng dân cư ở đây rất cần có sự phối hợp của DCIP với OF hoặc/và chỉ số hồng cầu. Goonnapa khuyên rằng: sàng lọc thalassemia ở những nơi tần suất HbE cao nên sử dụng DCIP - Chỉ số hồng cầu hoặc DCIP - OF. Sàng lọc với DCIP - OF có giá thành thấp, sử dụng được ở những tuyến y tế cơ sở, độ nhạy 100% nhưng dương tính giả cao (độ đặc hiệu 69,8%) cho cả 3 nhóm mang gen có ý nghĩa lâm sàng αo thalassemia, β thalassemia và HbE, giá trị dự đoán (+) 77,2% và giá trị dự đoán (-) 100%(6). Đặc điểm HbE (AE) và HbA2 tăng (+/- HbF) với OF 0, 35% (tự pha) và 0, 34% (Thái Lan) HbE (AE) (n = 11) HbA2 tăng (+/- HbF) (n = 14) Đặc điểm Hb Số người % Số người % OF 0,35% (+) 5 45,5% 8 57,1% OF Thái Lan (+) 9 81,8% 14 100% Kết quả của chúng tôi cho thấy: OF Thái Lan (+) 100% đối với β thalassemia và (+) 81,8% đối với HbE thể nhẹ, 2 trường hợp có MCV và MCH trong giới hạn bình thường thì OF (-). OF 0,35% (+) 57,1% và 45,5% tương ứng đối với β thalassemia và HbE thể nhẹ. Theo Vũ Bích Vân, 43,6% trường hợp mang gen β thalassemia có OF 0,35% (+)(4). Mặc dù nồng độ 0,35% nhưng thuốc thử tự pha chế không nhạy bằng OF Thái Lan, vậy cần quan tâm đến đệm pha trong thuốc thử này? Chúng tôi còn tiếp tục nghiên cứu thêm về vấn đề này. Đặc điểm ferritin huyết thanh và thể Heins ở 19 trường hợp có thành phần Hb bình thường, MCH < 27 pg và/hoặc MCV < 80 fl và/hoặc OF Thái Lan (+) Đặc điểm Số người Ferritin (bt) + OF (+) 10 Thể Heins (+) Ferritin (giảm) + OF (+) 0 Ferritin (bt) + OF (+) 8 Thể Heins (-) Ferritin (giảm) + OF (+) 1 Tổng cộng 19 Kết quả cho thấy: 10 trường hợp có thể Heins (+), ferritin bình thường và OF Thái Lan (+) → Khả năng mang gen α thalassemia. Có 8 trường hợp có thể Heins (-), ferritin bình thường và OF Thái Lan (+) → Có thể mang gen α thalassemia. Theo Kanokwan, 6,2% (21/341) phụ nữ mang thai dưới 20 tuần không thiếu máu có kết hợp thalassemia và thiếu sắt(8). Vậy, tốt nhất cần phải thực hiện sinh học phân tử cả 19 trường hợp này để có kết luận, chưa loại trừ các trường hợp ferritin giảm là không mang gen. KẾT LUẬN Nghiên cứu 130 người Kinh khỏe mạnh từ 12 xã của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình tham gia hiến máu tình nguyện, chúng tôi nhận thấy: HbE thể nhẹ chiếm 8,5%, β thalassemia thể nhẹ chiếm 10,8%. Ngoài ra, 10 trường hợp có khả năng mang gen α thalassemia (7,7%) và 8 trường hợp có thể mang gen α thalassemia (6,2%). Tần suất người Kinh mang gen thalassemia vùng miền núi này chiếm tỷ lệ khá cao. KIẾN NGHỊ Tần xuất thalassemia khá cao ở vùng miền núi này. Vì vậy, rất cần điều tra trên diện rộng trong cộng đồng dân cư ở đây và cần sớm triển khai các biện pháp phòng bệnh. Cần có protocol sàng lọc phù hợp để giảm bỏ sót một số trường hợp HbE thể nhẹ ở những vùng có tần suất cao mang gen HbE. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao A, Galanello R, Rosatelli MC (1998), Prenatal diagnosis and screening of the haemoglobinopathies, Baillière’s Clinical Haematology, 11: 215-238. 2. Dương Bá Trực (2010), Tình hình bệnh thalassemia và bệnh hemoglobin ở người Mường tại Hòa Bình, Tạp chí Y học Việt nam tháng 9, số 2/2010. 3. Fucharoen GN (2002), A simplified screening strategy for thalassemia and hemoglobin E in rural communities in South- east Asia, Thai Journal of hematology and transfusion medicine, 74-78. 4. Fucharoen S (2003), Interaction of hemoglobin E and several forms of α thalassemia in Cambodian families, hematological, 88: 1092-1098. 5. Nguyễn Công Khanh (1993), Tần suất bệnh hemoglobin ở Việt Nam, Chuyên đề bệnh thalassemia, Y học Việt Nam, Hà Nội, 11- 16. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 331 6. Nguyễn Khắc Hân Hoan (2011), Tầm soát và chẩn đoán trước sinh đột biến gen thalassemia, Tạp chí nghiên cứu y học, 73(2): 1- 8. 7. Sanchaisuriya KK (2006), Thalassemia and hemoglobinopathies rather than iron deficiency are major causes of pregnancy-related anemia in northeast Thailand, Blood Cells, Molecules, and Diseases, 37: 8-11. 8. Sean O’Riordan (2010), Large scale screening for hemoglobin disorders in southern Vietnam: implications for avoidance and management, British Journal of hematology, 150: 359-364. 9. Thool AA, Walde MS, Shrikhande AV, Talib VH (1998), A simple screening test for the detection of heterozygous beta thalassemia, Indian Journal of Pathology and Microbiology, 41: 423-426. 10. Vũ Bích Vân (2010), Nghiên cứu tỷ lệ mang gen β thalassemia và mối liên hệ với một số chỉ số hồng cầu ngoại vi ở trẻ em dân tộc Tày và Dao huyện Định hóa tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Y học Việt Nam, 373: 56-61.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_xet_buoc_dau_ve_tinh_hinh_mang_gen_thalassemia_o_huyen.pdf
Tài liệu liên quan