Béo phì là một yếu tố nguy cơ cao của
HCNTLNTN trên dân tộc Âu Mỹ, tuy nhiên
nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 16,67% trẻ béo
phì bị HCNTLNTN, kết quả này tương tự với
kết quả trên một số nghiên cứu tại Ấn Độ
Trung Quốc, Singapore(1,5,6). Điểm này gợi ý có lẽ
ở người châu Á có thêm yếu tố nguy cơ khác
như cấu trúc vùng sọ mặt bất thường (hàm dưới
đưa ra sau, đường hô hấp sau hẹp, cằm nhỏ
hơn, Amidan lớn, phì đại màn hầu, lưỡi gà hay
lưỡi (2,4)
Việc điều trị HCNTLNTN trên cơ bản giống
như tại các nước châu Âu và thường dựa trên
những triệu chứng lâm sàng và kết quả của đa
ký giấc ngủ (hay đa ký hô hấp). Có một nhóm
chuyên gia sẽ tư vấn cho bệnh nhân vế các biến
chứng, các phương pháp điều trị, việc theo dõ
điều trị lâu dài của HCNTLNTN.
Đa số các trường hợp ngưng thở lúc ngủ
trong nghiên cứu của chúng tôi là đo Amiđan
lớn, một số trường hợp kết hợp với VA
Mallampaty hay VA đơn thuần. Do đó, chỉ định
cắt Amiđan, nạo VA kịp thời, thích hợp sẽ giải
quyết được phần lớn các trường hợp
HCNTLNTN ở trẻ em, giúp trẻ có cuộc sống tốt
học hành bình thường.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét các trường hợp ngưng thở lúc ngủ ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 86
NHẬN XÉT CÁC TRƯỜNG HỢP NGƯNG THỞ LÚC NGỦ Ở TRẺ EM
Nguyễn Ngọc Đoan *, Nguyễn Thị Lệ **, Lê Thị Tuyết Lan**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn (HCNTLNTN) ở trẻ em là rối loạn hô hấp liên quan
đến giấc ngủ thường gặp nhất. Tần suất HCNTLNTN bên Châu Âu là 4% ở nam giới và 2% ở nữ giới. Mặc dù
hội chứng này rất nguy hiểm, có nhiều biến chứng nhưng trong nhiều nước châu Á, kể cả Việt Nam, hội chứng
này còn chưa được chẩn đoán đầy đủ từ đó chưa được điều trị. Do đó cần phải có một nghiên cứu ở Việt Nam để
biết được tần suất cũng như các đặc tính của hội chứng này ở trẻ em Việt Nam Trong nghiên cứu này chúng tôi
chú trọng đến tần suất, các đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ của HCNTLNTN trên một số đối tượng đến
Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng (CHAC) khám vì rối loạn giấc ngủ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiên cứu trên 12 bệnh nhân từ 3 đến 15 tuổi đến khám vì rối loạn
giấc ngủ và được chẩn đoán bằng đa ký giấc ngủ.
Kết quả: 75,00% người tham gia nghiên cứu bị HCNTLNTN, tỷ lệ nam / nữ là 5:1. Chỉ có 16,67% bệnh
nhân bị béo phì, những triệu chứng gợi ý là ngáy, ngưng thở khi ngủ do người nhà kể lại và buồn ngủ ban ngày.
66,67% bệnh nhân được điều trị phẫu thuật.
Kết luận: HCNTLNTN xảy ra ở 16,67% trẻ béo phì; 83,33% là bé trai. Nguyên nhân chủ yếu là Amiđan
to, VA, Mallampaty. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ngáy, ngừng thở lúc ngủ, buồn ngủ ban ngày học
hành kém đi. 66,67% điều trị bằng phẫu thuật (cắt Amiđan, nạo VA).
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF OBSTRUCTIVE SLEEP APNEA CASES IN CHILDREN
Nguyen Ngoc Đoan, Nguyen Thi Le, Le Thi Tuyet Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 86 - 90
Objectives: Obstructive sleep apnea (OSA) in children is the commonest respiratory disorder related to
sleep. Its prevalence in caucasiens is 4% in males and 2% in females. Although it is very dangerous with many
complications this syndrome is still underdiagnosed and not treated in many asian countries including Vietnam
therefore it is necessary to conduct a study to determine the prevalence and the characteristics of this syndrome in
Vietnamese people. In our study we assess the epidemiological aspects of OSA in patients coming to CHAC for
sleep disorders.
Method: This is a prospective study on 12 patients from 3 to 15 years old coming for sleep troubles, having
been diagnosed by polysomnography.
Results: 75% of the participants have OSA with male/female with the ratio 5:1. Only 16.67% of patients are
obese, the evocating symptoms being snoring, dyspnea reported by the relativesand daytime sleepiness. 66.67% of
patients are treated by surgery.
Conclusion: OSA happened only 16.67% of patients are obese, 83.33% is male. The cases are big
Amygdala, VA, Mallarmpaty, the evocating symptoms being snoring, dyspnea reported by the relativesand
daytime sleepiness; 66.67% of patients are treated by surgery (Amygdalectomy, adenoidectomy).
* Khoa Nhi, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre ** Bộ môn Sinh lý, Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS BS Nguyễn Ngọc Đoan ĐT: 0949 449 549, Email: drnguyenngocdoan@yahoo.com
Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 87
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn
(HCNTLNTN) là hiện tượng ngưng thở trong
khi ngủ, một rối loạn thông thường nhất và
nặng nhất của triệu chứng ngáy. Các yếu tố
nguy cơ thường gặp của HCNTLNTN là tuổi
cao, nam giới và béo phì nhưng hiện nay
HCNTLNTN có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ
em, cả hai giới và cả ở người không béo phì.
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn có
thể xảy ra ở mọi trẻ em. Theo một nghiên cứu tại
Singapore, có khoảng 1% số trẻ từ 4- 6 tuổi bị
ngưng thở khi ngủ và thưởng hay xảy ra ở các
trẻ ngáy ngủ, thừa cân hoặc béo phì, Amiđan to,
quá phát hoặc VA, các bất thường về giải phẫu
ở đường hô hấp trên, các bệnh rối loạn về thần
kinh – cơ, trong gia đình trẻ có người bị mắc
chứng bệnh này.
Hiện nay ở Việt Nam, HCNTLNTN ở trẻ em
chưa được biết đến nhiều trong dân chúng và kể
cả nhân viên y tế do đó hội chứng này còn chưa
được chẩn đoán đầy đủ từ đó chưa được điều trị
tốt mặc dù nó có nhiều biến chứng như nhức
đầu vào buổi sáng, ngủ gật hay ngủ ngày quá
nhiều, chậm phát triển, học hành bị kém đi.
Triệu chứng lâm sàng thường gặp bao gồm
ngáy to, ngưng thở trong khi ngủ do người nhà
kể lại và buồn ngủ ban ngày. Tần suất của
HCNTLNTN trẻ em thay đổi tùy theo các cộng
đồng khác nhau do đó cần thiết phải tiến hành
một công trình nghiên cứu ở Việt Nam để biết
rõ hơn về tần suất và đặc điểm của hội chứng
này ở các bệnh nhi Việt Nam.
Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này nhằm mục đích khảo sát đặc điểm về dịch
tể học, nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng,
giúp điều trị thích hợp nhằm giảm biến chứng
cho bệnh nhân.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định sự phân bố đặc điểm về dịch tễ
học, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều
trị của HCNTLNTN của trẻ em tại Trung tâm
chăm sóc sức khỏe cộng đồng (CHAC) Thành
phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định sự phân bố HCNTLNTN của trẻ
em theo giới tính, cơ địa.
Xác định tỷ lệ các nguyên nhân của
HCNTLNTN ở trẻ em.
Xác định các triệu chứng lâm sàng thường
gặp của HCNTLCTN của trẻ em.
Xác định các đặc điểm về AHI, chỉ số ngáy/
giờ và mức độ giảm dộ bão hòa oxy của
HCNTLCTN của trẻ em.
Xác định các đặc điểm về điều trị
HCNTLNTN ở trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhi từ 3 – 15 tuổi có
HCNTLNTN tại CHAC từ ngày 01 – 01 – 2011
đến 30 – 09 – 2011.
Cở mẫu
Chúng tôi chọn tất cả bệnh nhi từ 3 – 15 tuổi
có HCNTLNTN đến khám tại CHAC từ ngày 01
– 01 – 2011 đến 30 – 09 – 2011.
Kỹ thuật lấy mẫu
Lấy mẫu không xác suất, tiếp liền nhau từ
ngày 01 – 01 – 2011 đến 30 – 09 – 2011.
Tiêu chí đưa vào
Bệnh nhi được chẩn đoán HCNTLNTN thỏa
tiêu chí sau: Khi bệnh nhi có chỉ số ngưng thở,
giảm thở ≥ 1 / giờ trên đa ký giấc ngủ.
Tiêu chí loại trừ
Bệnh nhi và gia đình không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Cách tiến hành
Các đối tượng tham gia được khám lâm
sàng và tư vấn vào CHAC một đêm đo đa ký
giấc ngủ để làm chẩn đoán.
Nghiên cứu Y học Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 88
Các bé tham gia nghiên cứu được đo đa ký
giấc ngủ làm chẩn đoán. Vào buổi tối hôm đó
điều dưỡng sẽ đo mạch, huyết áp, chiều cao, cân
nặng và bác sĩ trực sẽ làm hồ sơ bệnh án, khám
lâm sàng và cho khám Tai Mũi Họng và hỏi kỹ
tiền sử bệnh như nạo VA, cắt Amiđan
Chúng tôi sử dụng máy Medatec (Đa ký giấc
ngủ) để làm chẩn đoán. Máy đo đa ký giấc ngủ
ghi được điện não đồ, điện cơ mắt, điện cơ cằm
và hai chân, điện tâm đồ, dòng khí mũi và
miệng, các cố gắng hô hấp (dây đai bụng và
ngực), độ bảo hòa oxy từ đó sẽ phát hiện những
bất thường hô hấp (ngưng thở, giảm thở, gia
tăng gắng sức hô hấp dẫn đến một vi thức giấc)
chứng tỏ có bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp
trên trong khi ngủ. Một bất thường hô hấp được
chẩn đoán khi có hiện tượng ngưng dòng khí
hoàn toàn kéo dài ≥ 10 giây (ngưng thở) hay
giảm dòng khí (giảm thở) kèm theo độ bảo hòa
oxy ít nhất 4%. Số lượng các đợt ngưng thở và
giảm thở mỗi giờ được tính toán bằng chỉ số
ngưng thở - giảm thở/giờ (AHI) và các vi thức
giấc được ghi nhận.
Có nhiều phương pháp điều trị sẽ được đề
nghị tùy theo mức độ nặng của HCNTLNTN và
tùy theo các nguyên nhân gây ra hội chứng này.
Trị liệu nội khoa: giảm cân đối với các đối
tượng dư cân, nằm nghiêng khi ngủ (đối với các
đối tượng ngáy theo tư thế), dùng dung dịch
nhỏ mũi chống ngáy (ASONOR).
Phẫu thuật tai mũi họng: cắt amiđan, nạo
VA.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 01 – 01 – 2011 đến 30 – 09
– 2011, có 16 bệnh nhi từ 3 – 15 tuổi đồng ý tham
gia nghiên cứu, trong đó có 12 trường hợp (75%)
thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán, với kết quả như sau:
Bảng 1: Sự phân bố tần suất theo giới tính, cơ địa
Giới tính Cơ địa
Nam: 10 ca (83,33%) Béo phì: 2 ca (16,67%)
Nữ: 2 ca (16,67%) Bình thường: 10 ca (83,33%)
Bảng 2: Sự phân bố tần suất theo nguyên nhân
Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ (%)
Amiđan to 6 50,00
VA 2 16,67
Amiđan to + VA 2 16,67
Amiđan to + Mallampaty 2 16,67
Bảng 3: Sự phân bố tần suất các triệu chứng lâm
sàng
Triệu chứng lâm sang Số lượng Tỷ lệ (%)
Ngáy 12 100,00
Ngừng thở (người nhà kể) 9 75,00
Buồn ngủ ban ngày 6 50,00
Học hành kém đi 5 41,65
Cử động chân 4 33,33
Hiếu động 2 16,67
Sự phân bố các triệu chứng trên Đa ký giấc
ngủ
Bảng 4: Chỉ số ngáy và giảm SpO2
Chỉ số ngáy Giảm SpO2
12 ca (100,00%) 9 ca (75,00%)
Bảng 5: Chỉ số AHI
Chỉ số AHI 30 / h
Số lượng 6 4 0 2
Tỷ lệ (%) 50,00 33,33 0,00 16,67
Bảng 6: Điều trị
Phương pháp điều trị Số lượng Tỷ lệ (%)
Nội khoa 4 33,33
Phẫu thuật 8 66,67
Có 33,33% trường hợp điều trị nội khoa và
66,67% can thiệp phẫu thuật. Kết quả có 83,33%
bệnh nhân cải thiện tốt. Tuy nhiên, chúng tôi
chưa có đủ thời gian và điều kiện đánh giá lại
đa ký giấc ngủ.
BÀN LUẬN
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về
HCNTLNTN trên nhiều dân tộc khác nhau. Tuy
nhiên, các công trình đó thực hiện trên các dân
tộc Âu và Mỹ nên không thể áp dụng cho trẻ em
châu Á.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Lê
Thượng Vũ, Nguyễn Xuân Bích Huyên về
HCNTLNTN trên đối tượng người lớn tại Bệnh
viện Chợ Rẫy năm 2010 bước đầu đã cho chúng
ta thấy có 87,1% HCNTLNTN xảy ra trên bệnh
nhân đến khám vì rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên,
Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 89
chúng ta chưa có số liệu nghiên cứu về
HCNTLNTN trên đối tượng trẻ em Việt Nam để
so sánh.
Nghiên cứu của chúng tôi trong thời gian
ngắn, cở mẫu nhỏ, không đủ đại diện cho trẻ
em Việt Nam nên chúng tôi chỉ đưa ra một số
nhận xét:
Tần suất HCNTLNTN trên các trẻ có rối loạn
giấc ngủ là 75%, thấp hơn nghiên cứu của Lê
Thượng Vũ và Nguyễn Xuân Bích Huyên là
87,1%; đa số xảy ra ở trẻ nam (83,33%).
Triệu chứng ngáy, ngừng thở lúc ngủ, buồn
ngủ ban ngày và học hành kém di chiếm một tỷ
lệ khá cao. Chứng buồn ngủ ban ngày là do chất
lượng giấc ngủ ban đêm kém kết hợp với triệu
chứng ngáy (hậu quả của việc thức giấc thường
xuyên ban đêm)(3).
Béo phì là một yếu tố nguy cơ cao của
HCNTLNTN trên dân tộc Âu Mỹ, tuy nhiên,
nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 16,67% trẻ béo
phì bị HCNTLNTN, kết quả này tương tự với
kết quả trên một số nghiên cứu tại Ấn Độ,
Trung Quốc, Singapore(1,5,6). Điểm này gợi ý có lẽ
ở người châu Á có thêm yếu tố nguy cơ khác
như cấu trúc vùng sọ mặt bất thường (hàm dưới
đưa ra sau, đường hô hấp sau hẹp, cằm nhỏ
hơn, Amidan lớn, phì đại màn hầu, lưỡi gà hay
lưỡi(2,4)
Việc điều trị HCNTLNTN trên cơ bản giống
như tại các nước châu Âu và thường dựa trên
những triệu chứng lâm sàng và kết quả của đa
ký giấc ngủ (hay đa ký hô hấp). Có một nhóm
chuyên gia sẽ tư vấn cho bệnh nhân vế các biến
chứng, các phương pháp điều trị, việc theo dõi
điều trị lâu dài của HCNTLNTN.
Đa số các trường hợp ngưng thở lúc ngủ
trong nghiên cứu của chúng tôi là đo Amiđan
lớn, một số trường hợp kết hợp với VA,
Mallampaty hay VA đơn thuần. Do đó, chỉ định
cắt Amiđan, nạo VA kịp thời, thích hợp sẽ giải
quyết được phần lớn các trường hợp
HCNTLNTN ở trẻ em, giúp trẻ có cuộc sống tốt,
học hành bình thường.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 16 trẻ đến khám vì rối loạn
giới ngủ, có 12 trẻ (chiếm tỷ lệ 75%) có
HCNTLNTN, chúng tôi rút ra được một số kết
luận như sau:
HCNTLNTN xảy ra ở 16,67% trẻ béo phì;
83,33% là bé trai.
Nguyên nhân chủ yếu là Amiđan to
(50,00%), Amiđan to kết hợp VA (16,67%),
Amiđan to kết hợp Mallampaty (16,67%) và
VA (16,67%).
Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ngáy
(100,00%), ngừng thở lúc ngủ (75,00%), buồn
ngủ ban ngày (50,00%), học hành kém đi
(41,65%), chân không yên (33,33%) và hiếu động
(16,67%).
Chỉ số AHI: 50,00% ngưng thở < 5 lần/ giờ;
33,33% ngưng thở 5 – 15 lần và 16,67% ngưng
thở > 30 lần/ giờ. Có 75,00% trường hợp giảm dộ
bảo hòa oxy.
Điều trị bằng phẫu thuật cắt Amiđan, nạo
VA giúp giải quyết được 66,67% HCNTLNTN ở
trẻ em.
Nghiên cứu của chúng tôi còn một số giới
hạn như nó chỉ phản ảnh được tần suất
HCNTLNTN trên những trẻ em sống tại các
thành phố lớn, có mức sống cao và gia đình biết
quan tâm đến sức khỏe của con mình, tuy nhiên
nó cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên tại
Việt Nam giúp mọi người có một cái nhìn tồng
quát về HCNTLNTN ở trẻ em cũng như ý thức
về các biến chứng nguy hiểm của nó. Trong
tương lai cần phải có một nghiên cứu rộng hơn
trên trẻ em Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bing LMS., et al (2004): A community study f sleep disordered
breathing in middle-aged Chinese women in Hong Kong; 125:
127- 134.
2. Goldstein R, Shipirer I, Stav D, Askenasty JM. (2005): A rank
Order evaluation of complaints in patients suspected os sleep
apnea. The Internet Journal of Pulmonary Medicine ISSN: 1531-
2984.
3. Goldstein J et al (2005): A rank order evaluation of complaints in
patients suspected of sleep apnea symptoms The Internet
Journal of Pulmononary Medicine ISSN: 1531-2984
Nghiên cứu Y học Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 90
4. Lam B, Lam DCL. (2007): Obstructive sleep apnea in Asia.
Int I Tuberc Lung Dis; 11 (1): 2-11.
5. Ng TP, Seow A, Tan W C. (1998): Prevalence of snoring and
sleep breathing disordered related disorders in Chinese, Malay
and Indian adults in Singapore. Eur Respir J; 12: 198-203.
6. Uwadia Zarir F Doshi Amita V, Lomkar Sharmila G,
Chandrajeet Singh, (2003): Prevalence of sleep disordered
breathing and sleep apnea in middle aged Urban Indian men.
AJRCCM; 10: 1164.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_xet_cac_truong_hop_ngung_tho_luc_ngu_o_tre_em.pdf