Nhận xét đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán tạI công ty sản xuất ô tô Daihatsu –Vietindo

Sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay là một vấn đề mà các doanh nghiệp đang phải quan tâm nghiên cứu để đưa ra các giải pháp hợp lý cho doanh nghiệp mình. Trong những năm qua, công ty sản xuất ôtô DAIHATSU - VIETINDO đã biết quan tâm đúng mức trong kinh doanh, nâng cao hiệu quản kinh doanh và chất lượng kinh doanh. Mặc dù thị trường ôtô ở Việt Nam rất mới mẻ nhưng công ty đã tìm cho mình một lối đi rất thích hợp. Mặc dù với thời gian rất ngắn thực tập tại công ty sản xuất ôtô DAIHATSU - VIETINDO được trực tiếp tìm hiểu, tiếp xúc với công việc lắp ráp và đặc biệt là thực tế công tác tổ chức hạch toán kế toán trong công ty nhưng những kiến thức mà em thu lượm được trong thời gian này lại rất hữu ích. Những hiểu biết này cho em cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn cả về vấn đề lý thuyết và thực hành công tác kế toán. Qua nghiêm cứu thực tế trong công ty, em thấy công tác hạch toán kế toán của công ty đã phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong công tác hạch toán kế toán của công ty cùng với những kiến thức đã học em xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác này.

doc48 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhận xét đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán tạI công ty sản xuất ô tô Daihatsu –Vietindo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sử dụng như đã trình bày ở trên ta có thể thấy được đặc thù riêng về loại hình doanh nghiệp , cơ cấu tổ chức bộ máy, chuyên ngành hoạt động đã quy định những Tài khoản sử dụng trong hệ thống Tài khoản của công ty. 5.2.3. Quá trình luân chuyển chứng từ: Bán hàng Chứng từ gốc Kho Kế toán Thanh toán Chi phí bằng tiền Phòng sản xuất Thành phẩm KCS Xuất kho KCS 5.3 .Hệ thống sổ kế toán: 5.3.1. Hình thức sổ kế toán sử dụng trong công ty: Việc ghi sổ kế toán của công ty được thực hiện theo hình thức nhật ký chung. Đây là hình thức ghi sổ khá phổ biến, với ưu điểm là không yêu cầu trình độ nhân viên kế toán quá cao, lại thuận lợi cho việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán. Các loại sổ kế toán của hình thức này mà công ty hiện đang sử dụng bao gồm: + Sổ nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp sử dụng để ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế Tài chính trong đơn vị theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng Tài khoản + Sổ cái các Tài khoản: Đây là sổ tổng hợp để hệ thống hoá các nghiệm vụ kinh tế phát sinh theo từng Tài khoản mở cho mỗi đối tượng hạch toán + Các sổ chi tiết: gồm các loại sổ chi tiết cho các Tài khoản phản ánh các Tài sản, vật tư, các Tài khoản công nợ, các Tài khoản cho phí sản xuất như: -Sổ TSCĐ -Sổ chi tiết thanh toán người bán, thanh toán nội bộ, các sổ chi tiết chi phí giá thành -Thẻ tính giá thành sản phẩm 5.3.2 .Trình từ ghi sổ kế toán: Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các hồ sơ chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế đó sẽ được tập chung và gửi đến phòng Tài chính kế toán. Các nhân viên kế toán trong phòng sẽ kiểm tra chứng từ về các mặt như các yếu tố cơ bản cần thiết của chứng từ và một số yếu tố bổ xung nếu có; kiểm tra nội dung kinh tế cua rnghiệp vụ ghi trên chứng từ, đối chiếu với cơ chế, thể lệ Tài chính hiện hành; kiểm tra việc định khoản trên chứng từ. Sau đó trên cơ sở những chứng từ kế toán được kiểm tra đã hợp pháp, hợp lệ, người kế toán tổng hợp trong công ty sẽ tiến hành lập định khoản và nhập số liệu vào nhật ký chung theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng Tài khoản. Những chứng từ kế toán liên quan đến tiền mặt, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, cuối ngày chuyển sổ quỹ kèm theo chứng từ thu chi tiền mặt cho kế toán để kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung. Căn cứ vào số liệu trên nhật ký chung sẽ được chuyển sang sổ cái cho những Tài khoản có liên quan. Đồng thời, hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán vảo sổ chi tiết có liên quan. Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu ở các sổ chi tiết, kế toán tổng hợp số liệu và khoá sổ chi tiết, lập bảng tổng hợp chi tiết các Tài khoản. + Bảng tổng hợp chi tiết TK 131: phải thu khách hàng + Bảng tổng hợp chi tiết TK 1388: phải thu khác + Bảng tổng hợp chi tiết TK 141 : tạm ứng + Bảng tổng hợp chi tiết TK 311: vay ngắn hạn + Bảng tổng hợp chi tiết TK 341 : vay dài hạn + Bảng tổng hợp chi tiết TK 331 : phải trả cho người bán + Bảng tổng hợp chi tiết TK 33311 : thuế GTGT đầu ra + Bảng tổng hợp chi tiết TK 3334 : thuế doanh thu + Bảng tổng hợp chi tiết TK 3338 : thuế khác + Bảng tổng hợp chi tiết TK 3341 : thanh toán lương với cán bộ nhân viên + Bảng tổng hợp chi tiết TK 3383 : BHXH + Bảng tổng hợp chi tiết TK 336 : phải trả nội bộ + Bảng tổng hợp chi tiết TK 3388 : phải trả khác + Bảng tổng hợp chi tiết TK 411 : nguồn vốn kinh doanh Đồng thời, kế toán tính ra số phát sinh Nợ và số phát sinh Có và số dư cuối kỳ của từng Tài khoản trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Tiến hành đối chiếu số liệu giữa bảng cân đối số phát sinh và các bảng chi tiết Tài khoản. Khi số liệu trên các bảng đã phù hợp, kế toán trưởng sẽ tiến hành lập các báo cáo kế toán cần thiết. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại công ty: Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp Nhật ký chung Sổ cái Báo cáo kế toán Bảng cân đối số phát sinh Sổ quỹ Chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quanhệ đối chiếu Nhờ việc đưa máy tính vào công tác kế toán nên công việc của các nhân viên trong phòng được giảm bớt, các quá trình như chuyển sổ, tính ra số dư cuối kỳ, lập báo cáo ... đều được máy tính thực hiện một cách tự động theo lệnh của người sử dụng. Chương trình kế toán máy mà Công ty đang sử dụng được cài đặt chung cho toàn Công ty với chu trình như sau: Chu trình kế toán trên máy tính: Nhập các chứng từ gốc, các chứng từ kế toán liên quan Khai báo thông tin đầu ra (Nhật ký chung) Xử lý thông tin và kết xuất dữ liệu Các sổ NKC và các sổ kế toán liên quan 5.4- Hệ thống báo cáo kế toán: Các sổ chi tiết ghi chép và cung cấp một cách chi tiết đầy đủ toàn bộ những biến động của tình hình kinh tế Tài chính của công ty trong kỳ kế toán. Ngược lại báo cáo Tài chính lại phản ánh một cách tổng hợp nhất tình hình Tài sản, nguồn vốn, nợ phải trả, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuân thủ quy định của chế độ kế toán (quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính) về báo cáo kế toán và cũng là để phục vụ cho mục tiêu quản lý của công ty. Công ty tiến hành lập 4 báo cáo: + Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01 - DN) + Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02 - DN) + Bảng thuyết minh báo cáo Tài chính (mẫu số B09 - DN), + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B05 - DN). Cả 4 báo cáo này đều được lập theo quý và năm và được gửi đến các cơ quan: -Chi cục Tài chính doanh nghiệp Hà Nội -Cục thuế Hà Nội Quá trình lập các báo cáo kế toán được công ty tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Kế toán kiểm tra việc ghi sổ kế toán, bảo đảm số liệu trên sổ kế toán phản ánh đầy đủ, trung thực, đúng thực tế hoạt động của đơn vị, tránh trùng lặp, ghi sót, ghi sai số liệu. Bước 2: Hoàn tất việc ghi sổ kế toán, thực hiện ghi chuyển số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan, khoá sổ kế toán, kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán tổng hợp với nhau, giữa các số liệu ở các sổ kế toán chi tiết với số liệu ở sổ kế toán tổng hợp tương ứng. Bước 3: Kế toán kết hợp với một số bộ phận khác như phòng kỹ thuật, bên quản lý Tài sản để thực hiện kiểm kê Tài sản theo chế độ kế toán Tài sản quy định, đIều chỉnh số liệu trên sổ kế toán phù hợp với số liệu kế toán. Sau khi thực hiện những bước trên, tuỳ từng báo cáo mà kế toán tổng hợp sẽ chuyển số liệu từ báo cáo kế toán kỳ trước, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp để lấy những thông tin phù hợp cho báo cáo cần lập. Phần II: Một số phần hành kế toán chủ yếu 1. Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: 1.1. Đặc đểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: 1.1.1.Đặc đểm NVL: NVL là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá. NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Những đặc điểm trên là xuất phát điểm quan trọng cho công tác tổ chức hạch toán NVL từ khâu tính giá, hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. Trong thực tế, NVL sử dụng trong công ty ôtô DAIHATSU - VIETINDO có nhiều loại, có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh và nó đươc dự trữ tại kho của nhà máy bao gồm: + NVL chính : CKD, thép cacbon,... + NVL phụ: sơn, keo dán, giấy dáp, ốc vít, xăng dầu... + Phụ tùng sửa chữa và thay thế nhằm khắc phục thay thế cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. + Vật liệu khác 1.1.2.Đặc điểm công cụ dụng cụ: Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định để xếp vào Tài sản cố định (giá trị < 5 triệu, thời gian sử dụng <= 5 năm). Bởi vậy, Công cụ dụng cụ mang đầy đủ đặc điểm như Tài sản cố định hữu hình. Tuy nhiên, do đặc đIểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, những tư liệu sau đây không phân biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn được coi là Công cụ dụng cụ: + Các loại bao bì dùng để chứa đựng nguyên liệu + Những dụng cụ, đồ nghề chuyên dùng để làm việc. + Các dụng cụ giá lắp chuyên dùng cho sản xuất. Cách thức hạch toán và quản lý Công cụ dụng cụ tương đối giống như nguyên vật liệu. 1.2. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu: Tính giá nguyên vật liệu về thực chất là việc xác định giá trị ghi sổ của nguyên liệu. Theo quy định, vật liệu được tính theo giá thực tế,. Tại công ty sản xuất ôtô DAIHATSU - VIETINDO, vật liệu chính chi tiết theo từng loại được áp dụng theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ: Giá đơn vị giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳvà nhập trong kỳ Bình quân cả kỳ dự trữ = Lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ 1.3. Chứng từ sản xuất và quá trình luân chuyển chứng từ: 1.3.1. Hạch toán nghiệp vụ nhập kho: Mua nguyên vật liệu chính (CKD): Khi nhận được phiếu nhập kho CKD cùng với bột chứng từ: Phiếu duyệt Thông báo thuế, quyết định đIều chỉnh thuế (nếu có) Căn cứ vào bộ chứng từ kế toán chi phí nhập kho chi tiết như sau: + Giá trị hoá đơn CIF JPY/ tỷ giá hạch toán 105 cộng với giá trị USD (giữ nguyên) + Giá trị thuế nhập khẩu VND/ tỷ giá hạch toán 15600 + Giá trị thuế VAT hàng nhập khẩu/ tỷ giá hạch toán 15600 + Tạm tính chi phí vận chuyển và hải quan phải trả VIJACO + Tạm tính chi phí tiếp nhận hàng sẽ phảI trả cho hải quan. Quá trình luân chuyển chứng từ: Nghiệp vụ nhập vật tư Ban giám đốc Người giao hàng Bản kiểm nhận (1) (2) (3) Duyệt Hoá đơn bán hàng Biên bản kiểm nhận Thủ kho Nhập kho Kế toán vật tư Ghi sổ (4) (5) Lưu Ví dụ: Theo yêu cầu sản xuất cần phải nhập vật tư. Khi hàng về người giao hàng trình hoá đơn bán hàng của nhà cung cấp liên 2 và đề nghị cho nhập hàng. Trước khi nhập hàng Công ty cử ra một Ban kiểm nghiệm gồm một cán bộ phòng kỹ thuật , một cán bộ phòng xuất nhập khẩu, đại diện khác. Ban kiểm nghiệm kiểm tra và lập biên bản kiểm nghiệm trong đó ghi rõ họ tên, nhãn hiệuu, quy cách vật tư, phương thức kiểm nghiệm, đơn vị tính, số lượng theo hoá đơn, số lưọng đúng quy cách và số lượng khong đúng quy cách. Biên bản này phải có chữ ký của Trưởng ban kiểm nghiệm, đại diện kỹ thuật, thủ kho. Căn cứ vào hoá đơn bán hàng , biên bản kiểm nghiệm , cán bộ phòng xuất nhập khẩu viết phiếu nhập kho. Mẫu số 01 -VT QĐsố:1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 01 tháng11 năm 1995 Của bộ Tài chính Phiếu nhập kho Ngày 02 tháng 03 năm 2004 Số : 00001433 Nợ : Có Họ tên người giao hàng: Kho Hà Nội Theo : PXLR Số : 1387 ngày 30 tháng 12 năm 2004 của Ông Bình Nhập tại kho : .. .. .. .. . .. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số Đơnvị tính Số lượng nhập Đơn giá Thành tiền A B C D 1 2 3 1 AS 83200 - 87020 - 000 2 Cộng Cộng thành tiền (viết bằng chữ) Nhập 02 tháng 03 năm 2004 Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) Người lập phiếu (ký, họ tên) Người giao hàng (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) 1.3.2. Hạch toán nghiệp vụ xuất kho: Để hạch toán nghiệp vụ xuất kho, kế toán sử dụng chứng từ là: + Phiếu xuất kho + Hoá đơn GTGT + Hoá đơn bán hàng + Biên bản kiểm nghiệm vật tư + Biên bản giao nhận vật tư Quá trình luân chuyển chứng từ: Nghiệp vụ xuất kho Ban giám đốc Cán bộ vật tư (1) (2) Duyệt Phiếu xuất kho Thủ kho Xuất kho Kế toán vật tư Ghi sổ (3) (4) Lưu Ví dụ: Khi lắp ráp xe ô tô, Ban giám đốc sẽ quyết định số lượng . Căn cứ vào số lượng này , sau khi tính toán và xác định định mức vật tư cho từng loại xe sẽ trình cho Ban giám đốc duyệt. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho cho xuất kho nguyên vật liệu. Mẫu số 01 – VT QĐ số: 1141- TC/QĐ/CĐKT Ngày 01 tháng11 năm 1995 Của bộ Tài chính Phiếu xuất kho Ngày 15 tháng 02 năm 2004 Số : 00001847 Nợ : Có : Họ tên người nhận hàng: Phân xưởng hàn Lý do xuất kho : Hàn xe Xuất tại kho : VLP STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng xuất Đơn giá Thành tiền A B C D 1 2 3 1 S 7906 Kg 10 2 S 1036 Tuýp 02 Cộng Cộng thành tiền (viết bằng chữ) Xuất ngày 15 tháng 02 năm 2004 Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) Người lập phiếu (ký, họ tên) Người nhận hàng (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) đơn vị: Địa chỉ: Phiếu xuất kho Kiêm vận chuyển nội bộ Ngày 20 tháng 02 năm 2004 Liên 1: lưu Mẫu số 08 -VT- BLL QĐ số: 1141- TC/QĐ/CĐKT Ngày 01 tháng11 năm 1995 Của bộ Tài chính AL/01- B Quyển số 134 Số : 024690 Căn cứ lệnh điều động số : DN 021690 ngày 20 tháng 02 năm 2004 Của Tổng giám đốc về việc xuất kho Họ tên người vận chuyển: Ông Thi hợp đồng số 10060: Phương tiện vận chuyển : Máy bay Xuất tại kho : VINDACO Sóc Sơn Nhập tạI kho : VINDACO HCM STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Thực xuất Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Kính cửa sau xe J 102 01 2 Cộng Xuất ngày 15 tháng 02 năm 2004 Nhập ngày tháng năm Người lập phiếu (ký, họ tên) Thủ kho xuất (ký, họ tên) Người vận chuyển (ký, họ tên) Thủ kho nhập (ký, họ tên) Công ty sản xuất ôtô DAIHATSU – VIETINDO Địa chỉ : 80 Nguyễn Chí Thanh Phòng phụ tùng Lệnh đIều động chuyển hàng Số : DN 021690 Ngày 15 tháng 02 năm 2004 Xuất tạI kho VINDACO Sóc Sơn Nhập tạI kho VINDACO HCM Mục đích : chuyển kho nội bộ Phương tiện vận chuyển : máy bay Kèm theo phiếu xuất kho kiêm VCNB Số : 021690 STT Danh điểm Tên phụ tùng LoạI Đơn vị Số lượng yêu cầu Số lượng thực xuất Kho xuất 1 68130 - 87401- 000 Kính cửa sau xe J 102 Chiếc 01 SS Tổng Người duyệt Người lập phiếu Xác nhận 1.4. Vận dụng hệ thống Tài khoản: 1.4.1. Mua và nhập kho nguyên vật liệu: Kế toán định khoản bằng các bút toán: Mua nguyên vật liệu chính: Nợ TK 1521 (giá trị CIF + thuế nhập khẩu + CP vận chuyển + CP tiếp nhận hàng) Nợ TK 133 (giá trị thuế VAT hàng nhập khẩu: sẽ được khấu trừ)_ Có TK 3311 (giá trị CIF của CKD nhập khẩu) Có TK 3333 (giá trị thuế nhập khẩu phảI trả) Có TK 3331.20 (giá trị thuế VAT hàng nhập khẩu phảI trả) Có TK 3319 (giá trị CP vận chuyển phảI trả VIJACO) Có TK 3319 (giá trị chi phí tiếp nhận hàng phảI trả khách hàng) Nợ TK 1521 (giá trị chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán với tỷ gía thực tế) Có TK 3310 (giá trị chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán với tỷ gía thực tế) Nợ TK 3311 (Kết chuyển chi phai trả trước với khoản phảI trả CKD) Có TK 3310 (Kết chuyển chi phai trả trước với khoản phảI trả CKD) Mua nguyên vật liệu phụ (sơn và VLP): Khi nhận được phiếu nhập kho VLP cùng với hoá đơn kế toá tính toán và làm bút toán nhập kho: Nợ TK 1522 (giá trị mua không có thuế) Nợ TK 133 (giá trị thuế VAT đầu vào) Có TK 3319 (giá trị hoá đơn) Khi có bộ chứng từ thanh toán kế toán định khoản: Nợ TK 3319 (giá trị hoá đơn) Có TK 1111, 1121,1123 (giá trị hoá đơn) Mua nội địa hoá: Khi nhận được phiếu nhập kho nội địa hoá CKD cùng với hoá đơn kế toán tính toán và làm bút toán nhập kho: Nợ TK 1521 (giá trị mua không có thuế) Nợ TK 133 (giá trị thuế VAT đầu vào) Có TK 3319 (giá trị hoá đơn) Khi có bộ chứng từ thanh toán kế toán định khoản: Nợ TK 3319 (giá trị hoá đơn) Có TK 1111, 1121, 1123 (giá trị hoá đơn) Mua phụ tùng: Kế toán định khoản bằng các bút toán: Nợ TK 1561 (giá trị CIF + thuế nhập khẩu + CP vận chuyên + CP tiếp nhận hàng) Nợ TK 133 (giá trị thuế VAT hàng nhâph khẩu sẽ được khấu trừ) Có TK 3312 (giá trị CIF của CKD nhập khẩu) Có TK 3333 (giá trị thuế nhập khẩu phải trả) Có TK 3331.20 (giá trị thuế VAT hàng nhập khẩu phải trả) Có TK 3319 (giá trị CP vận chuyển phải trả VIJACO) Có TK 3319 (giá chị CP tiếp nhận hàng phải trả khách hàng) Nợ TK 635 (giá trị chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán với tỷ giá thực tế) Có TK 3310 (giá trị chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán với tỷ giá thực tế) Nợ TK 3312 (kết chuyển CP trả trước với khoản phảI trả CKD) Có TK 3310 (kết chuyển CP trả trước với khoản phảI trả CKD) 1.4.2 Xuất NVL ,phụ tùng cho sản xuất và xuất phụ tùng điều chuyển kho, gửi bán: Xuất NVL cho sản xuất: -Khi nhận được phiếu xuất kho CKD kế toán định khoản: Nợ TK 6211.10 (chi phí CKD PU và VICTOR) Nợ TK 6211.20 (chi phí CKD Citivan) Nợ TK 6211.30 (chi phí CKD Devan) Có TK 1521 (giá trị CKD xuất kho) -Khi nhận được phiếu xuất kho nội địa hoá, kế toán định khoản: Nợ TK 6211.10 (chi phí nội địa hoá PU và VICTOR) Nợ TK 6122.20 (chi phí nội địa hoá Citivan) Nợ TK 6211.30 (chi phí nội địa hoá Devan) Có TK 1521 (giá trị nội địa hoá xuất kho) -Khi nhận được phiếu xuất kho VLP kế toán định khoản: Nợ TK 6212 (chi phí VLP) Có TK 1522 (giá trị VLP xuất kho) Xuất phụ tùng cho sản xuất: Khi nhận được phiếu xúat kho phụ tùng cho sản xuất, tuỳ theo tính chất mà kế toán định khoản: Nợ TK 6211.10, 6211.20, 6211.30, 627 (giá trị phụ tùng xuất kho) Có TK 1561 (giá trị phụ tùng xuất kho) Xuất phụ tùng điều chuyển kho: Khi nhận được chứng từ đIều chuyển kho (phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ) kế toán định khoản: Nợ TK 1562, 1563, 1571 (giá trị phụ tùng xuất kho) Có TK 1561, 1562, 1563 (giá trị phụ tùng xuất kho) 1.5. Hạch toán chi tiết và tổng hợp NVL, CCDC: Việc quản lý tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL, CCDC chủ yếu do bộ phận kho và phòng kế toán thực hiện. Việc ghi chép, phản ánh của thủ kho và kế toán cũng như việc kiểm tra đối chiếu số liệu hạch toán nghiệp vụ ở kho và phòng kế toán được tiến hành theo phương pháp thẻ song song. Quy trình hạch toán NVL, CCDC: - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng - Biên bản kiểm nghiệm vật tư - Biên bản giao vật tư Sổ nhật ký chung Sổ cái tk 152, 153 Báo cáo kế toán Sổ chi tiết tk 152, 153 Bảng tổng hợp n-x-t vvl, ccdc 2.Hạch toán TSCĐ: 2.1. Đặc điểm TSCĐ trong công ty: TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào qua trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh.TSCĐ trong công ty có đặc điểm là: TSCĐHH, TSCĐVH, TS thuê ngoài. Các Tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn góp liên doanh, một phần từ vốn tự có của công ty. Khi hạch toán TSCĐ, kế toán TSCĐ đã tuân theo đúng các nguyên tắc: + Đánh giá theo đúng nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại + Chỉ tiêu nguyên gía không bao gồm thuế GTGT đầu vào + TSCĐ ghi sổ chi tiết theo nguồn hình thành và số năm sử dụng. 2.2. Các chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán tăng giảm TSCĐ: Các chứng từ được sử dụng trong việc hạch toán bao gồm: + Các chứng từ liên quan tới việc tăng giảm TSCĐ + Biên bản giao nhận TSCĐ + Biên bản đánh giá lại TSCĐ + Hoá đơn bán hàng Nói chung, TSCĐ trong công ty biến động không nhiều, nguyên nhân tăng giảm chủ yếu là do mua sắm, đầu tư thêm TSCĐ và giảm do nhượng bán TSCĐ. Khi có những biến động này xảy ra, việc ghi nhận TSCĐ phải được dựa trên những căn cứ cần thiết. Khi có sự tăng giảm TSCĐ phải có quyết định tăng giảm TSCĐ do Ban giám đốc công ty duyệt. Khi hoạt động mua hoặc bán TSCĐ diễn ra công ty lập một ban giao nhận TSCĐ gồm một người. Đại diện bên giao, một người đại diện bên nhận, một người đại diện công ty để xác định TSCĐ về nguyên giá, loại TSCĐ, số năm sử dụng...Biên bản này phải có chữ ký của bên giao, bên nhận, Kế toán trưởng, Giám đốc Tài chính. Biên bản cho việc mua TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01 - TSCĐ) Biên bản cho việc thanh lý TSCĐ là biển bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 03 - TSCĐ) 2.3. Vận dụng hệ thống Tài khoản: Kế toán tại công ty vận dụng Tài khoản 211, 213, 212 theo dõi TSCĐHH, TSCĐVH, TS thuê ngoài. TK 211 “TSCĐHH” được dử dụng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐHH của công ty theo đơn giá. TK 211 có kết cấu như sau: Bên Nợ: Phản ánh nguyên giá TSCĐHH, tăng do được cấp, mua sắm, điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ Bên Có: Nguyên giá TSCĐ đó điều chuyển cho đơn vị khác, nhượng bán, thanh lý Nguyên giá giảm do đánh giá lại Dư Nợ: Nguyên giá TSCĐHH hiện có tại công ty TK 211 chi tiết thành các TK cấp II như sau: TK 2112.00 Nhà cửa, vật kiến trúc TK 2113.00 Máy móc, thiết bị TK 2114.00 Phương tiện vận tải TK 2115.00 Thiết bi, dụng cụ quản lý TK 2118.00 TSCĐ khác TK 214.000 Hao mòn TSCĐ TK 214 phản ánh giá trị hao mòn của trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐ của công ty như TSCĐHH, TSCĐVH và TSCĐ thuê ngoài. Bên Nợ: giá trị TSCĐ cố định giảm do các lý do giảm TSCĐ Bên Có: giá trị tăng do trích khấu hao TSCĐ, do đánh giá lại TSCĐ Dư Có: giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có tại công ty Trong công ty sản xuất ôtôDAIHASU - VIETINDO TK214 được theo dõi ở TK cấp II: TK 2141.00 Hao mòn TSCĐ HH TK 2142.00 Hao mòn TSCĐ thuê TK 2143.00 Hao mòn TSCĐ TSCĐVH 2.4. Hạch toán chi tiết và tổng hợp TSCĐ, khấu hao TSCĐ: Để hạch toán TSCĐ, sổ kế toán cho tiết mà Công ty sử dụng gồm: Sổ chi tiết TSCĐ cho toàn bộ công ty và sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng. Công ty không mở thẻ TSCĐ mà kết hợp thẻ với sổ chi tiết TSCĐ. Sổ kế toán tổng hợp TSCĐ gồm: Nhật ký chung, sổ cái các TK 211, 214 Để hạch toán khấu hao TSCĐ: Cuối mỗi quý, kế toán TSCĐ tính khấu hao cho mỗi TS và phân bổ khấu hao cho từng phân xưởng sử dụng TSCĐ. Công ty tính khấu hao theo quyết định 1062 ngày 14/11/1995. Chu trình hạch toán TSCĐ của công ty: - biên bản giao nhận tscđ - quyết định điều động tscđ - biên bản chuyển nhượng tscđ Sổ nhật ký chung Sổ cái tk 211, 214 Bảng cân đối phát sinh Sổ chi tiết tscđ hh Bảng tổng hợp chi tiết tk 211 Báo cáo về tscđ 2.5 Hạch toán sửa chữa TSCĐ: Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, những hao mòn hỏng hóc xảy ra đối với TSCĐ trong công ty là không thể trách khỏi. Vì vậy để phục vụ năng lực hoạt động của TSCĐ, đảm bảo an toàn trong lao động, sản xuất kinh doanh cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết của TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng có ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐ. Khi phát hiện TSCĐ có những hư hỏng cần sửa chữa, bộ phận sử dụng sẽ lập giấy đề nghị sửa chữa để gửi lên bộ phận phụ trách thiết bị, giám đốc để xin phê duyệt. Khi giấy đề nghị được duyệt, công ty sẽ tiến hành sửa chữa. Thông thường, công ty tiến hành sửa chữa những hư hỏng này theo phương thức thuê ngoài. 3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 3.1 .Công tác tổ chức tiền lương tại công ty: Công ty tổ chức tiền lương được giao cho phòng hành chính tổng hợp thực hiện, Công ty trả lương theo thời gian làm viêc. Hàng tháng, trên cơ sở các chứng từ hạch toán thời gian lao động như: Bảng chấm công, phiếu nghỉ BHXH và chứng từ hạch toán kết quả lao động như: Giấy báo giá, biên bản thanh toán sản phẩm lắp ráp hoàn thành, bộ phận tính lương của phòng hành chính tổng hợp phải tính ra tiền lương phải trả cho từng người và lập bảng thanh toán tiền lương. Bảng này được lập cho từng phân xưởng, phòng ban. Về các khoản trích theo lương, cần căn cứ vào số tiền lương phải trả cho từng loại lao đông và tỉ lệ trích kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT để tính ra. Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương sau khi đã được kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký, giám đốc duyệt y sẽ là căn cứ để thanh toán lương và BHXH cho người lao động. Tại công ty, việc thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động được chia làm 2 kỳ: Kỳ 1 - Tạm ứng và kỳ 2 sẽ nhận số còn lại sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ vào thu nhập. Các khoản thanh toán lương, thanh toán BHXH, Bảng kê dach sách những người chưa lĩnh lương cùng với các báo cáo thu chi tiền mặt được tập hợp tại phòng kế toán để kiểm tra vào ghi sổ. Tài khoản sử dụng: TK 334: phải trả công nhân viên. TK này được chi tiết thành 2 TK: TK 3341: Phải trả công nhân viên TK 3342 : Phải trả lao động thuê ngoài TK 338: Phải trả, phải nộp khác TK này được ghi chi tiết thành các Tài khoản: TK3381; TK382, TK3383; TK3384; TK3388 Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan trong quá trình hạch toán như : TK 111,112,141 ... 3.2 Quy trình hạch toán: Trên cơ sở các chứng từ kế toán về tiền lương và các khoản trích theo lương đã trình bày ở trên, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ nhật ký chung và sổ các TK 3341, 3342, 3382, 3384, 3388. Đồng thời kế toán cũng nở các sổ kế toán chi tiết để theo dõi việc tính lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho tùng đội, xưởng. Cuối kỳ, kế toán sẽ tổng hợp số liệu chi phí tiền lương, BHXH ... theo từng đối tượng tập hợp chi phí để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm lắp ráp. Sơ đồ trình từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Trình từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: - bảng chấm công - bảng thanh toán lương - bảng phân bổ tiền lương nhật ký chung Sổ cái tk 3341, 3342, 3382 Bảng cân đối số phát sinh Sổ chi tiết tk 3341, 3341, 3382 Bảng tổng hợp chi tiết tk 3341, 3342 Báo cáo kế toán 4 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4.1 Đặc điểm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tại công ty DATHASU - VIETINDO đối tượng hạch toán chi phí và mỗi xe ôtô trong mỗi đơn đăt hàng. Do đó phương pháp tập hợp chi phí là phương pháp tính chi phí cho từng đơn đặt hàng. Theo tình hình thức tế, mọi chi phí phát sinh được tập hợp riêng cho từng đơn đặt hàng nên công ty không có kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Cứ với mỗi đơn hàng kế toán tập hợp chi phí sản xuất riêng. 4.2 Vận dụng hệ thống Tài khoản: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong công ty bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Những chi phí này được công ty hạch toán theo từng loại xe. Chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến loại xe nào thì tập hợp cho loại xe đó. Để hạch toán chi phí sản xuất, kế toán sử dụng các Tài khoản: TK621,TK622, TK627, Tk154. 4.3 Quá trình hạch toán : 4.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn ( từ 61.5% đến 67.8%) và đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ cơ cấu chi phí sản xuất của Công ty. Khi các phân xưởng có nhu cầu sử dụng vật liệu , các phân xưởng sẽ tiến hành thủ tục xin cấp vật liệu theo cách vật liệu được cung cấp tại kho. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu vào TK621 Nợ TK 621 Có TK 152 Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trựcc tiếp được tập hợp trên TK621 đến cuối kỳ kế toán mới tiến hành tổng hợp và kết chuyển sang bên Nợ TK154 để tính giá thành theo định khoản : Nợ Tk154( chi tiết theo đối tượng) Có TK 621( chi tiết theo đối tượng) Đồng thời, kế toán mở sổ chi tiết Tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.3.2..Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Trong giá thành sản phẩm lắp ráp của Công ty , chi phí nhân công trực tiếp chiếm khoảng 15.7% đến 16.3%, đứng thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm: số tiền lương( không bao gồm các khoản trích theo lương như:BHXH, BHYT, KPCĐ) trả cho lao động thuộc danh sách công ty quản lý. Cuối tháng, kế toán dựa vào Bảng phân bổ tiền lương của Nhà máy và Văn phòng để vào Nhật ký chung: Nợ TK 622( chi tiết đối tượng) Có TK 334 ( chi tiết TK3341,TK3342) Cuối mỗi quý, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK154 để tính giá thành sản phẩm lắp ráp thực hiện theo quý: Nợ TK154 ( chi tiết đối tượng) Có TK 622( chi tiết đối tượng) Dựa trên các chứng từ gốc, các bảng phân bổ lương, Công ty nhập vào Nhật ký chung đồng thời lập sổ chi tiết TK 622 . 4.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm: chi phí công cụ dụng cụ , lương nhân viên Văn phòng và phân xưởng , các khoản trích theo lương, lương phụ và các khoản chi phí phát sinh trong phân xưởng có liên quan đến sản phẩm lắp ráp. Chi phí công cụ dụng cụ gồm có : bảo hộ lao động, máy hàn,.. . Đối với các công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ thì Công ty hạch toán theo phương pháp phân bổ một lần, đối với những chi phí lớn thì kế toán tiến hành phân bổ nhiều lần . Cuối kỳ, kế toán lập bảng phân bổ CCDC. Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản ttrích theo lương của công nhân toàn phân xưởng. Chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho phân xưởng Chi phí bằng tiền khác Để hạch toán chi phí sản xuất chung , kế toán sử dụng TK 627, Tài khoản nay được chi tiết thành các Tài khoản: TK 6271 ,6272, 6273, 6274, 6275, 6276, 6277, 6278. Sau khi tập hợp các chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng, kế toán lập bảng tính và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại xe . Căn cứ trên các chứng từ gốc , các bảng phân bổ, kế toán lập sổ chi tiết theo dõi chi phí sản xuất chung . Sổ chi tiết này chi tiết cho từng tiểu khoản và cho từng loại xe cụ thể. Bao gồm các sổ chi tiết các TK6271 ,6272, 6273, 6274, 6275, 6276, 6277, 6278 . Tóm lại, để hạch toán chi tiết các khoản mục chi phí, kế toán Công ty tiến hành mở sổ chi tiết chi phí sản xuât kinh doanh cho từng loại xe. Sổ chi tiết này theo dõi toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán. Căn cứ ghi sổ là các chứng từ gốc như: phiếu xuất kho, hoá đơn mua hàng , phiếu báo giá, phiếu xin lĩnh vật tư, biên bản xin cấp vật tư , bảng chấm công,... và các bảng biểu như bảng phân bổ tiền lương, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ công cụ dụng cụ , phân bổ khấu hao bảng kê vật tư xuất thẳng, bảng tính khối lượng công việc hoàn thành. Các sổ chi tiết này đượ mở cho các khoản: TK 6271 ,6272, 6273, 6274, 6275, 6276, 6277, 6278,142, 335. Sổ được mở từ đầu kỳ theo dõi các nghiệp vụ theo trình tự thời gian và có kết cấu như sau: Sổ chi tiết chi phí sản xuất Tài khoản: Đối tượng(Loại xe): Từ ngày.. . đến ngày... Ngày ghi sổ Số hiệu chứng từ Ngày chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Nợ Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Ghi Có TK Số dư cuối kỳ Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc ( Họ tên, ký) ( Họ tên, ký) ( Họ tên, ký) Số liêu trên sổ chi tiết là căn cứ để kế toán ghi sổ tổng hợp , đối chiếu với sổ tổng hợp và lập thẻ tính giá thành sản phẩm . Công tác tổ chức sổ tổng hợp để hạch toán chi phí sản xuất của công ty được thực hiện theo trình tự sau: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức Nhật ký chung Nhật ký chung Sổ cái TK 621,622,627,..,154 Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xe Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, .154 Bảng tổng hợp chi tiết TK 621, 622, 627,.... 154 Chứng từ gốc: phiếu xuất kho, hoá đơn.. 5. Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: 5.1. Kế toán vốn bằng tiền: 5.1.1. Hạch toán tiền tại quỹ của công ty: Các chứng từ sử dụng: Đối với các nghiệp cụ chi tiền mặt, kế toán sử dụng các chứng từ: + Hoá đơn bán hàng (của nhà cung cấp) + Giấy đề nghị tạm ứng + Đề nghị thanh toán + Phiếu nhập kho + Bảng tổng hợp tiền lương + Phiếu chi Đối với nghiệp vụ thu tiền kế toán sử dụng các chứng từ: + Hoá đơn bán hàng (liên 3) + Phiếu thanh toán tạm ứng + Phiếu thu 5.1.1.2. Vận dụng hệ thống Tài khoản trong hạch toán tiền mặt tại quỹ: Các Tài khoản được sử dụng trong hạch toán tiền mặt : TK 1111 “ tiền mặt VND” TK 1112 “ tiền mặt USD” TK 1113 “tiền mặt YEN” Nội dung và kết cấu của Tài khoản 111 như sau: Bên Nợ: + Các khoản tiền mặt + Số tiền thừa khi kiểm kê quỹ + Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng khi điều chỉnh giá Bên Có + Các khoản xuất quỹ tiền mặt + Số tiền thiếu khi kiểm kê + Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giảm khi đIều chỉnh tỷ giá Dư nợ : Các khoản tiền mặt tồn quỹ 5.1.1.3. Hạch toán chi tiết và tổng hợp tiền mặt: Tại công ty sản xuất ôtô DAIHATSU – VIETINDO, căn cứ để ghi sổ chi tiết chính là các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt. Hàng ngày kế toán tập hợp các phiếu thu, phiếu chi để lên sổ cái tổng hợp. Cuối tháng, kế toán tính số tiền tồn quỹ, tính toán chênh lệ tỷ giá. Để hạch toán tổng hợp tiền mặt, kế toán sử dụng sổ cái tổng hợp TK 111. Trình tự hạch toán tiền mặt được miêu tả bằng mô hình sau: Chứng từ gốc tiền mặt Sổ nhật ký chung Sổ chi tiết TK 111 Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp tiền mặt Sổ cái Tài khoản 111 5.1.2. Hạch toán tiền gửi ngân hàng(TGNH): 5.1.2.1. Các chứng từ sử dụng: Các chứng từ ngân hàng bao gồm: + Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng + uỷ nhiệm chi Chứng từ trong các nghiệp vụ ngân hàng luân chuyển như sau: Nghiệp vụ ngân hàng Người giAO Dịch hoặc ngân hàng đơn đặt hàng, hoá đơn, phiếu nhập kho các chứng từ thanh toán khác Ban giám đốc Kế toán trưởng Ký duyệt Kế toán Ngân hàng Uỷ nhiệm chi 1 2 3 Ban giám đốc Kế toán trưởng Duyệt Ngân hàng Giấy báo ngân hàng Ghi sổ Giám đốc Kế toán trưởng Lưu 4 5 6 Với các nghiệp vụ thanh toán bằng tiền Việt Nam, công ty thường dùng uỷ nhiệm chi. Uỷ nhiệm chi trước khi chuyển tới ngân hàng hay người sử dụng để thanh toán đều do kế toán TGNH lập sau đó chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc Tài chính ký. Uỷ nhiệm chi lập thành 4 liên: 1 liên lưu, 1 liên chuyển cho ngân hàng mà mình uỷ nhiệm thanh toán, 1 liên gửi cho ngân hàng nhận tiền thanh toán và 1 liên gửi cho khách hàng. Các chứng từ này chỉ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc có đầy đủ được kế toán trưởng và giám đốc Tài chính ký duyệt đầy đủ. Uỷ nhiệm chi Số : 0136 Chuyển khoản - tiền chuyển, thư đIện Lập ngày 16/03/2004 Tên đơn vị trả tiền : Công ty DATHATSU – VIETINDO Phần do ngân hàng ghi Số Tài khoản: TạI ngân hàng : Ngân hàng IVB Hà Nội Tên đơn vị nhận tiền Số Tài khoản TạI Ngân hàng : ANZ Số tiền : Nội dung thanh toán : trả tiền hàng theo hoá đơn Số 02557 ngày 15 tháng 03 năm 2004 Đơn vị trả tiền Kế toán Giám đốc Ngân hàng A Ghi sổ ngày Kế toán Kế toán trưởng Ngân hàng B Ghi sổ ngày Kế toán Kế toán trưởng TàI khoản Nợ Số tiền bằng số 5.1.2.2. Vận dụng hệ thống Tài khoản trong hạch toán TGNH: Khi hạch toán TGNH, kế toán TGNH sử dụng Tài khoản 112. Nội dung và kết cấu của Tài khoản được phản ánh như sau: Bên Nợ : Các khoản TG vào ngân hàng Bên Có : Các khoản rút ra từ ngân hàng Dư nợ : Số tiền hiện đang gửi tại Ngân hàng TK 112 được chi tiết thành các tiều khoản: TK 1121.00 Tiền gửi ngân hàng IVB HN - VND TK 1121.10 Tiền gửi ngân hàng ANZ - VND TK 1122.00 Tiền gửi ngân hàng IVB -USD TK 1123.00 Tiền gửi ngân hàng IVB HCM - VND TK 1124.00 Tiền gửi ngân hàng Mitsubishi - USD TK 1125.00 Tiền gửi ngân hàng Mitsubishi -VND TK 1126.00 Tiền gửi ngân hàng Mitsubishi -YEN TK 1127.00 Tiền gửi ngân hàng VCB -VND TK 1128.00 Tiền gửi ngân hàng VCB -USD TK 1129.00 Tiền gửi ngân hàng VCB -YEN 5.1.2.3. Hạch toán chi tiết và tổng hợp tiền gửi ngân hàng: Công ty sản xuất ôtô DAHATSU – VIETINDO có 4 ngân hàng giao dịch chính: + Ngân hàng INDOVINA HCM + Ngân hàng INDOVINA HN + Ngân hàng TOKYO MISUBISHI HN + Ngân hàng VIETCOMBANK Trình tự hạch toán tiền gửi ngân hàng theo hình thức nhật ký chung được mô tả như sau: Trình tự hạch toán tiền gửi ngân hàng Nhật ký chung Sổ cáI TK 112 Báo cáo kế toán Sổ chi tiết TK 112 Bảng tổng hợp chi tiết TK 112 Chứng từ gốc và giấy báo ngân hàng Ví dụ: Quy trình tổ chức sổ đối với nghiệp vụ thu-chi tiền tại Công ty: ( Công ty sử dụng Nhật ký chung) Mẫu số 01-TT QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Phiếu thu Quyển số Số: Họ tên người nội tiền Nợ:........................ Địa chỉ: Có: ........................ Lý do nộp: Số tiền: Kèm theo: Chứng từ gốc: .................................... Đã nhận đủ số tiền: ................................... Ngày ... tháng ... năm ......... Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người nộp (Ký, họ tên) Sổ nhật ký chung Loại nghiệp vụ: Sổ nhật ký thu Từ ngày 01/01/2004 đến ngày 31/12/2004 Ngày 01/04/2004 Mã NV Số CT Mã TK Tên TK Nợ Có ... ... ... ... CR 000000060A Thu tiền bán hàng 1111.00 1311.00 Tiền mặt VND Phải thu TM 399.78 399.78 CR 000000060B Thu lãi CLTG 1111.00 515.000 Tiền mặt VND TN hoạt động Tài chính 3.23 3.23 CR 1121000077 Thu khác 1121.00 3388.00 IVB HN - VND PT, phải nộp khác 1,054.32 1,054.32 CR 112100075A Thu tiền bán hàng 1121.00 1311.00 IVB HN - VND Phải thu tiền mặt 4,000.00 4,000.00 CR 112100075B Thu lãi CLTG 1121.00 515000 IVB HN - VND TN hoạt động Tài chính 35.13 35.13 CR 112100076A Thu tiền bán hàng 1121.00 1311.00 IVB HN - VND Phải thu tiền mặt 407.72 407.72 CR 1121000076B Thu lãi CLTG 1121.00 515.00 IVB HN - VND TN hoạt động Tài chính 3.24 3.24 CR 112300072A Thu tiền bán hàng 1123.00 1311.00 IVB HCM - VND Phải thu tiền mặt 3,000.00 3,000.00 CR 112300072B Thu lãi CLTG 1123.00 515.000 IVB HCM - VND TN hoạt động Tài chính 24.04 24.04 ... .... ..... ..... .... Mẫu số 01-TT QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Phiếu chi Quyển số Số: Họ tên người nhận tiền Nợ:........................ Địa chỉ: Có: ........................ Lý do chi: Số tiền: Kèm theo: Chứng từ gốc: .................................... Đã nhận đủ số tiền: ................................... Ngày ... tháng ... năm ......... Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người nộp (Ký, họ tên) Sổ nhật ký chung Loại nghiệp vụ: Sổ nhật ký chi Từ ngày 01/01/2004 đến ngày 31/12/2004 Ngày 01/04/2004 Mã NV Số CT Mã TK Tên TK Nợ Có ... ... ... CP 0000000171 O chi bằng tiền 942.200 1111.00 Phí hội họp Tiền mặt VND 91.03 91.03 CP 1121000140 Chi phí trả trước 3310.00 1121.00 Trả trước người bán IVB HN – VND 5,326.94 5,326.94 CP 11210000141 Chi trả người bán 3319.00 1121.00 Trả trước người bán IVB HN – VND 762.82 762.82 CP 112100139A Chi trả người bán 3319.00 1121.00 PT thương mại khác IVB HN – VND 1,475.56 1,475.56 CP 1121000139B Chi trả người bán 3319.00 1121.00 PT thương mại khác IVB HN – VND 685.10 685.10 CP 1122000023 O chi bằng tiền 641.070 133.000 1121.00 Sau bán hàng Thuế VAT đầu vào IVB HN – VND 490.46 43.56 534.02 CP 112300048B Chi trảphí NH 642.240 1123.00 Phí ngân hàng IVB HCM – VND 1.09 1.09 ... ... ... ... ... ... Sổ cái tổng hợp Từ ngày 01/01/2004 đến ngày 31/12/2004 Ngày Mã NV Số CT Diễn giải Nợ Có Dư nợ Dư có Mã TK : 1111.00 -Tiền mặt VND Số dư đầu kỳ 2,092.68 02/04/2004 CR 0000000035 Thu khác – thu tiền điện nước T3 28.33 2,121.01 03/04/2004 CR 0000000038 Thu khác – công ty Quốc Tuấn nộp tiền điện T3 9.94 2,130.95 03/04/2004 CR 000000036A Thu tiền bán hàng – phụ tùng HĐ 498, HĐ 505. HĐ 508, HĐ 509, HĐ 506, HĐ 526, HĐ 533 1,114.85 3,245.810 03/04/2004 CR 000000036B Thu lãi CLTG 5.98 3,251.78 03/04/2004 CR 000000037A Thu tiền bán hàng – phụ tùng HĐ 548, HĐ 549, HĐ 550 1,411.59 4,663.37 03/04/2004 CR 000000037B Thu lãi CLTG 15.65 4,679.02 03/04/2004 CP 0000000100 Chi phí hội họp : tiếp khách 68.12 4,610.90 03/04/2004 CP 000000101A Chi phí xe con 145.11 4,465.79 03/04/2004 CP 000000101B F . chi bằng tiền – chi phí xe con 249.82 4,215.97 ... ... ... ... ... .. .. .. 5.2 Kế toán các nghiệp vụ thanh toán: Là một thực thể trong nền kình tế, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần có những mối quan hệ rộng rãi phong phú. Trong đó, quan hệ thanh toán là một mối quan hệ cần thiết và quan trọng đối với tình hình Tài chính của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Thông qua quan hệ thanh toán, có thê đánh giá được tình hình Tài chính và chất lượng hoạt động Tài chính doanh nghiệp. Các mối quan hệ thanh toán phát sinh trong công ty bao gồm: Quan hệ thanh toán giữa công ty với nhà cung cấp:Quan hệ này phát sinh trong quá trình công ty mua sắm vật tư, tà sản .. . Quan hệ thanh toán giữa công ty với khách hàng: Mối quan hệ phát sinh trong quá trình công ty tiêu thụ sản phẩm lắp ráp, phụ tùng ... Khi các khách hàng chấp nhận thanh toán khối lượng sản phẩm công ty chuyển giao hoặc khách hàng ứng trước tiền cho công ty thì quan hệ này phát sinh. Quan hệ thanh toán giữa công ty với ngân sách nhà nước: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty phải thực hiện nghĩa vụ của mình với ngân sách nhà nước về thuế và các khoản khác. Cụ thể các loại thuế và phí mà công ty phải nộp là: Thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu trên vốn, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân và các khoản phí, lệ phí. Quan hệ thanh toán nội bộ công ty: Thuộc loại quan hệ này bao gồm: quan hệ thanh toán nội bộ giữa công ty với công nhân viên chức (lương, thưởng, phụ cấp, tạm ứng(...) Quan hệ thanh toán khác: như quan hệ thanh toán với ngân hàng, chủ tín dụng, quan hệ thanh toán với các khoản phải thu, phải trả khác ... Một số hình thức hạch toán thanh toán thường xuyên phát sinh trong công ty: 5.2.1. Kế toán thanh toán nội bộ: Để theo dõi tình hình thanh toán nội bộ, công ty sử dụng Tài khoản 136 + Kế toán các khoản phải thu: Quan hệ thanh toán này xuất hiện trong công ty khi công ty chi hộ đơn vị nội bộ, kế toán ghi: Nợ TK 136 Có TK 111,112 Khi được đơn vị nội bộ các khoản thanh toán phải thu, ghi: Nợ TK 111, 112, 152 Có TK 136 Bù trừ các khoản phải thu và các khoản phải trả: Nợ TK 336 Có TK 136 5.2.2. Kế toán các khoản tạm ứng: Nghiệp vụ tạm ứng phát sinh trong công ty là tạm ứng lương, mua hàng hoá, dịch vụ, ... Hạch toán các nghiệp vụ này được công ty thực hiện theo chu trình sau: Khi nhận được hợp đồng về quy trình lắp ráp, trưởng phòng sản xuất sẽ căn cứ vào giá trị khối lượng lắp ráp để xin tạm ứng thông qua việc lập “giấy đề nghị tạm ứng”. Giấy đề nghị tạm ứng sau khi được giám đốc Tài chính, kế toán trưởng, người đề nghị tạm ứng, trưởng phòng sản xuất ký sẽ được chuyển lên phòng kế toán, kế toán tiền mặt căn cứ vào đó sẽ viết phiếu chi. Sau khi viết phiếu chi, người tạm ứng được nhận tiền, kế toán thanh toán sẽ định khoản vào nhật ký chung và chuyển sổ vào sổ cái Tài khoản 141. Chi tiêu song, người nhận tạm ứng lập bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc liên quan. Kế toán kiểm tra chứng từ, căn cứ vào quyết toán các khoản chi tạm ứng đã được duyệt để ghi số kế toán Tài khoản 141. Cuối kỳ kế toán lập bảng chi tiết Tài khoản 141 để đối chiếu với sổ cái Tài khoản 141 và phục vụ cho việc lập bảng cân đối số phát sinh cũng như báo cáo kế toán. Phần III .Nhận xét đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán tạI công ty sản xuất ôtô daihatsu – vietindo: 1 Nhận xét chung về công tác kế toán và tình hình phát triển của công ty: Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ ở nước ta đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triện sản xuất, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công ty sản xuất ôtô DAIHATSU -VIETINDO là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Ngay từ khi bắt đầu thành lập cho đến nay, công ty đã có rất nhiều cố gắng trong sản xuất, trong công tác quản lý và đã bước đầu đứng vững, đang trên đà phát triển. Trong những năm tới, khi nguồn vốn góp của công ty được huy động hết thì khả năng công ty còn phát triển lớn mạnh hơn nữa. Sản phẩm của công ty bước đầu đã có thể cạnh tranh với sản phẩm của một số hãng sản xuất ô tô lớn, có uy tín của Nhật bản, Hàn quốc, Trung Quốc, ... tạo chỗ đứng vững chắc của công ty trên thị trường. Để đạt được thành tích đáng kể như vậy, đó chính là kết quả của sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác quản lý và đặc biệt là sự đóng góp quan trọng không thể thiếu của công tác kế toán. Công ty đã nhận thức được vai trò của công tác kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên đã có những biện pháp phát huy triệt để. Ta có thể thấy được một vài nét nổi trội trong công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty như: Về bộ máy Kế toán: Bộ máy kế toán được tổ chức chặt chẽ, mọi người làm việc với tinh thần có trách nhiệm cao. Công ty áp dụng mô hình kế toán tập chung - phân tán. Đây là hình thức tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Nó có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi để kiểm tra chỉ đạo nhiệm vụ và đảm bảo chỉ đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, nó còn thuận tiện trong phân công lao động kế toán và xử lý kế toán bằng máy vi tính. Hiện nay, công ty đã đưa một số lượng lớn các loại máy thiết bị quản lý như: máy vi tính, máy in, máy photocopy ... phục vụ ở các bộ phận trong đó có phòng kế toán. Việc sử dụng phần mềm kế toán đã giúp cho việc hạch toán trên một số phần hành cơ bản được nhanh chóng, thuận lợi cho việc tra cứu đối chiếu khi cần thiết. Vì vậy, công việc của nhân viên kế toán được giảm nhẹ, tiết kiệm được lao động. Về hình thức sổ kế toán: Việc áp dụng hình thức nhật ký chung là phù hợp với quy mô của công ty. Đồng thời cũng phù hợp với trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán trong công ty cũng như việc áp dụng tin học trong công tác kế toán. Về công tác hạch toán: Nói chung, về cơ bản là đảm bảo đúng chế độ và yêu cầu quản lý, chứng từ sổ sách gọn gàng dễ theo dõi kiểm tra. Các phần hành kế toán được hạch toán khá chi tiết, đầy đủ với hệ thống chứng từ ban đầu, hệ thống Tài khoản, sổ sách, các báo cáo Tài chính tương đối đầy đủ, hợp lệ. Tình hình Tài chính được quản lý chặt chẽ. 2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty sản xuất ô tô DATHATSU – VIETINDO: Qua thời gian thực tập tại công ty kết hợp với lý luận đã được học ở trường, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại công ty: 2.1 Về việc luân chuyển chứng từ: Địa bàn hoạt động của công ty rộng, phân tán nên việc tập chung chứng từ gốc thường chậm dẫn đến việc ghi sổ kế toán chậm, không kịp thời, công việc kế toán bị dồn vào cuối tháng. Để khắc phục tình trạng này, phòng kế toán phải có những quy định về thời gian giao nộp chứng từ thanh toán. Để trách tình trạng nghiệp vụ kinh tế phát sinh kỳ này nhưng kỳ sau mới được thanh toán hoặc công việc dồn ép vào những ngày cuối tháng. Đồng thời công ty cũng nên quy định cụ thể hơn về quy trình luân chuyển đối với mỗi loại chứng từ. 2.2 Về hệ thống Tài khoản: Công ty nên bổ xung vào hệ thống Tài khoản một số Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán như: TK 009 “ nguồn vốn khấu hao cơ bản” TK 001 “ Tài sản thuê ngoài” Việc sử dụng Tài khoản 009 vào hệ thống Tài khoản sẽ giúp công ty theo dõi và quản lý tốt hơn nguồn vốn khấu hao. Công ty có thể sử dụng nó như một nguôn vốn thông thường để sử dụng mục đích kinh doanh khác khi chưa có nhu cầu tái đầu tư TSCĐ. Còn việc sử dụng TK 001 trong những trường hợp thuê ngoài TSCĐ, điều này giúp cho việc quản lý TSCĐ trong công ty được chặt chẽ, tránh thiệt hại, mất mát. 2.3. Về hệ thống sổ kế toán: Nói chung , hệ thống sổ kế toán mà công ty sử dụng tương đối đầy đủ. Tuy nhiên ngoài một số sổ chi tiết đã được trình bày, Công ty nên sử dụng thêm sổ nhật ký đặc biệt như: Sổ nhật ký thu tiền , sổ nhật ký chi tiền, sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng bởi các nghiệp vu thu – chi, mua- bán của Công ty diễn ra tương đối nhiều.Việc sử dung loại sổ này sẽ giúp cho Công ty có thể theo dõi các hoạt động thu- chi, mua -bán diễn ra dễ dàng hơn. 2.4 . Về công tác kế toán : Để giảm bớt tình trạng công nợ, giá trị sản xuất kinh doanh dở dang tồn đọng nhiều làm cho vòng quay của vốn chậm, giảm hiệu quả kinh doanh của đồng vốn. Công ty nên tích cực, chủ động trong việc đòi nợ bằng các biện pháp như thường xuyên lập và đối chiếu công nợ. 2.5. Vấn đề áp dụng quy định mới vào trong công tác hạch toán kế toán tại công ty: Hiện nay, nước ta đang trên con đường hội nhập, cùng với xu hướng đó, chế độ quản lý Tài chính cũng như chế độ kế toán của nước ta đang có những cảỉ tiến không ngừng nhằm đáp ứng được chuẩn mực chung của kế toán quốc tế. Vừa qua, Bộ tà chính đã đưa thêm một số chuẩn mực kế toán Việt Nam cùng thông tư hướng dãn việc thực hiện các chuẩn mực này trong các doanh nghiệp. Mặc dù một số các quy định trên đã có hiệu lực nhưng trong công ty việc áp dụng quy định mới vẫn chưa được thực hiện. Tuy nhiên, trong thời gian tới, việc quy định thực thi chế độ kế toán đã sửa đổi bổ sung này là bặt buộc. Do đó, công ty cần có kế hoạch phổ biến, truyền đạt những thay đổi mới này cho cán bộ trong công ty đặc biệt là cho nhân viên kế toán, xúc tiến việc áp dụng những quy định mới vào trong công tác hạch toán kế toán tại công ty. Kết luận Sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay là một vấn đề mà các doanh nghiệp đang phải quan tâm nghiên cứu để đưa ra các giải pháp hợp lý cho doanh nghiệp mình. Trong những năm qua, công ty sản xuất ôtô DAIHATSU - VIETINDO đã biết quan tâm đúng mức trong kinh doanh, nâng cao hiệu quản kinh doanh và chất lượng kinh doanh. Mặc dù thị trường ôtô ở Việt Nam rất mới mẻ nhưng công ty đã tìm cho mình một lối đi rất thích hợp. Mặc dù với thời gian rất ngắn thực tập tại công ty sản xuất ôtô DAIHATSU - VIETINDO được trực tiếp tìm hiểu, tiếp xúc với công việc lắp ráp và đặc biệt là thực tế công tác tổ chức hạch toán kế toán trong công ty nhưng những kiến thức mà em thu lượm được trong thời gian này lại rất hữu ích. Những hiểu biết này cho em cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn cả về vấn đề lý thuyết và thực hành công tác kế toán. Qua nghiêm cứu thực tế trong công ty, em thấy công tác hạch toán kế toán của công ty đã phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong công tác hạch toán kế toán của công ty cùng với những kiến thức đã học em xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác này. Tuy nhiện, do những hạn chế về trình độ, thời gian báo cáo này có thể chưa phản ánh sát thực thực trạng công tác hạch toán kế toán của công ty và những đề xuất còn có thể chưa hợp lý sâu sắc. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Thầy cô và các cô chú, anh chị trong phòng kế toán công ty sản xuất ôtô DAIHATSU -VIETINDO. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Trần Đức Vinh cùng toàn thể cán bộ phòng kế toán, phòng hành chính tổng hợp đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này. Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2004 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng TàI liệu tham khảo Hồ sơ liên doanh Tạp chí nghiên cứu kinh tế Luật kế toán Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Một số Tài liệu của công ty sản xuất ôtô DAIHATSU - VIETINDO. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC564.doc
Tài liệu liên quan