Nghiên cứu đã đưa ra được giá trị trung
bình của KTCR RTT, RST, CVT, RTD, RTD
và CVD cho nhóm trẻ 11 tuổi. Đây là đóng
góp cụ thể vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu
về KTCR ở Việt Nam, đặc biệt ở lứa tuổi
răng hỗn hợp.
Mặc dù giữa các loại khớp cắn có khác
biệt nhất định về KTCR, tuy nhiên, sự khác
biệt đó không có ý nghĩa thống kê. Như
vậy, không có mối quan hệ trực tiếp giữa
các KTCR và loại khớp cắn ở giai đoạn này
của bộ răng hỗn hợp.
Chiều rộng cung răng phía trước của trẻ
11 tuổi có kích thước nằm giữa nhóm 6 - 8
tuổi và nhóm 12 tuổi; tuy nhiên, chiều rộng
cung răng phía sau có những khác biệt cần
chú ý khi lập kế hoạch điều trị chỉnh nha.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét về kích thước cung răng ở trẻ em 11 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2011
1
NHẬN XÉT VỀ KÍCH THƢỚC CUNG RĂNG Ở TRẺ EM 11 TUỔI
Trịnh Hồng Hương*
TÓM TẮT
Kích thước cung răng (KTCR) có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị chỉnh
nha. Nghiên cứu này nhằm xác định giá trị KTCR ở lứa tuổi 11, tìm ra mối liên hệ (nếu có) giữa KTCR
và các loại khớp cắn, so sánh với những lứa tuổi khác để đánh giá xu hướng phát triển ở bộ răng hỗn
hợp. Đo kích thước rộng trước và sau cũng như chu vi của hai hàm trên và dưới trên mẫu hàm thạch
cao của 100 trẻ 11 tuổi (54 trai, 46 gái), sau đó phân loại theo giới và loại khớp cắn. Kết quả phân tích
cho thấy KTCR không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các loại khớp cắn, trẻ gái 11 tuổi có chiều
rộng cung răng phía sau nhỏ hơn ở các nhóm tuổi khác, trong khi trẻ trai ngay từ tuổi này đã có chiều
rộng cung răng phía sau hàm trên đạt và lớn hơn kích thước người trưởng thành.
* Từ khóa: Kich thước cung răng; Răng hỗn hợp; Trẻ em 11 tuổi.
ANALYSIS OF ARCH DIMENSIONS IN 11-YEAR OLD cHILDREN
SUMMARY
Arch dimentions have a critical role in orthodontic diagnosis and treatment planning. The aim of
this study is to determine the values of arch dimensions at the age of 11 and to discover any possible
relationship between arch dimensions and occlusion classes, or trend of development in the mixed
dentition. Dental casts of 100 children (54 boys, 46 girls), aged 11, were evaluated. Six arch
dimensions, namely mandible and maxillary anterior arch width and posterior arch width as well as
arch perimeters, were measured and grouped according to occlusion class and sex, then were
compared within the groups and to other groups of age. It was determined that the diference of arch
dimensions is not statisticaly significant between occlusion classes, and girls at the age of 11 have
smaller posterior arch width than in other groups of age, while boys of that age already have larger
maxillary posterior arch width than adults do.
* Key words: Arch dimensions; Mixed dentition; 11 year old children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
KÝch th-íc cung r¨ng có vai trò quan
trọng trong chẩn đoán và lập kế hoạch điều
trị chỉnh nha do liên quan tới khoảng trống
cho răng mọc, thẩm mỹ cũng như tính ổn
định của bộ răng [7]. Kích thước và hình
dạng của cung răng có thể bị ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố như: di truyền, phát triển
của xương, mọc răng, các răng nghiêng,
chủng tộc và những yếu tố như: chức năng
và lực của các cơ xung quanh [4, 5, 6].
Khớp cắn được xác định khi các răng
hàm trên và hàm dưới lồng múi với nhau ở
tất cả vị trí của hàm dưới cũng như khi hàm
dưới chuyển động; nó là kết quả của sự
kiểm soát thần kinh cơ đối với thành phần
của hệ nhai. Một câu hỏi đặt ra là liệu có
mối liên hệ có ý nghĩa nào giữa các loại
khớp cắn và KTCR?.
* Đại học Y Hà Nội
Phản biện khoa học: PGS. TS. Trương Uyên
Thái
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2011
2
Các tham số thường dùng để xác định
kích thước và hình dạng của cung răng là
chiều dài, chiều rộng và chu vi cung răng;
nhờ phân tích những tham số này, ta có thể
dự đoán được diễn biến về chức năng hay
thẩm mỹ của từng trường hợp cụ thể. Ở
Việt Nam, nghiên cứu về những tham số
này chưa có nhiều, trong những năm gần
đây, nhu cầu chỉnh nha tương đối nhiều.
Vì vậy, nghiên cứu nhằm mục tiêu:
- Xác định kích thước trung bình chiều
rộng phía trước và phía sau cũng như chu
vi cung răng hàm trên và hàm dưới ở các
loại khớp cắn khác nhau.
- Phân tích và đánh giá kết quả đo để
phát hiện mối liên hệ giữa KTCR và loại
khớp cắn nếu có.
- So sánh kết quả đo với kích thước
tương ứng ở những lứa tuổi khác để đánh
giá mẫu hình thái học phát triển, đồng thời
từng bước thiết lập cơ sở dữ liệu cho bộ
răng hỗn hợp ở Việt Nam.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
100 trẻ, lứa tuổi 11, đến từ một trường
trung học tại một huyện ngoại thành Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu được chọn qua 2 tiêu
chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn chung:
+ Có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người
Việt Nam, dân tộc Việt (Kinh).
+ Tổng trạng sức khỏe bình thường.
+ Không có dị tật bẩm sinh và dị hình.
+ Không có bệnh ảnh hưởng đến sự phát
triển của cơ thể và đầu mặt răng.
- Tiêu chuẩn đầu mặt răng:
+ Không bị chấn thương: có đủ răng nanh,
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất.
+ Các răng không sâu mặt gần - xa, không
thiểu sản, không dị dạng bất thường.
+ Không bị lệch lạc răng do thói quen xấu.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả, cắt ngang.
* Thu thập số liệu:
Số liệu thu thập 1 lần; mẫu hàm được
lấy dấu bằng alginate và đổ mẫu bằng
thạch cao cứng trong 5 phút sau khi gỡ dấu
ra khỏi miệng. Mẫu hàm thạch cao phải ghi
rõ đầy đủ chi tiết của răng và hành lang
cung hàm.
* Kỹ thuật đo: đo bằng thước trượt điện
tử với độ chính xác 1/100 mm. Kích thước ở
hàm trên và kích thước tương ứng ở hàm
dưới được đo như sau:
- Rộng trước trên (RTT) và rộng trước
dưới (RTD): chiều rộng phần trước cung
răng, là khoảng cách giữa hai đỉnh múi của
hai răng nanh.
- Rộng sau trên (RST) và rộng sau dưới
(RSD): chiều rộng phần sau cung răng, là
khoảng cách hai đỉnh múi ngoài - gần của hai
răng hàm lớn thứ nhất.
- Chu vi cung răng trên (CVT) và dưới
(CVD) là tổng độ dài của các đoạn thẳng
sau:
+ Đoạn 1: từ điểm tiếp xúc phía xa răng
hàm nhỏ bên phải đến điểm tiếp xúc phía
gần răng nanh bên phải.
+ Đoạn 2: từ điểm tiếp xúc phía gần răng
nanh bên phải đến điểm tiếp xúc giữa hai
răng cửa giữa.
+ Đoạn 3 và đoạn 4: đối xứng với đoạn 2
và đoạn 1 trên cung hàm còn lại.
* Xử lý số liệu: kết quả đo được phân
thành các nhóm tương ứng với loại khớp
cắn I, II và III, sau đó xử lý bằng chương
trình thống kê y học SPSS 16.0.
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2011
3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
* Phân bố đối tượng nghiên cứu theo 3 loại khớp cắn: lo¹i I: 60 trÎ; lo¹i II: 31 trÎ ; lo¹i III:
9 trÎ.
Bảng 1: Giá trị trung bình của KTCR theo 3 loại khớp cắn.
KTCR
Loại I (n = 60) Loại II (n = 31) Loại III (n = 9) Chung (n = 100)
TB SD TB SD TB SD TB SD
RTT 34.8693 2.04507 35.2790 3.58486 33.8411 3.47398 34.9038 2.74034
RTD 27.3947 1.97785 26.9077 1.93750 27.5856 1.52351 27.2609 1.92767
RST 53.7855 2.72579 52.7332 2.28771 53.4211 2.21489 53.4265 2.57661
RSD 46.5230 3.04726 46.4065 2.42425 46.3333 2.12268 46.4698 2.77194
CVT 78.9066 3.63412 78.7597 3.41310 76.8133 4.65291 78.6703 3.67458
CVD 70.1547 4.93811 71.3239 3.33051 71.4222 3.57990 70.6361 4.38401
Bảng 2: So sánh KTCR giữa 3 loại khớp cắn (n = 100).
KTCR LOẠI KHỚP CẮN n T B S D p
RTT Loại I
Loại II
Loại III
60
31
9
34.8693
35.2790
33.8411
2.04507
3.58486
3.47398
0,382
RTD Loại I
Loại II
Loại III
60
31
9
27.3947
26.9077
27.5856
1.97785
1.93750
1.52351
0,457
KÝch th-íc cung r¨ng
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2011
4
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
RST Loại I
Loại II
Loại III
60
31
9
53.7855
52.7332
53.4211
2.72579
2.28771
2.21489
0,183
RSD Loại I
Loại II
Loại III
60
31
9
46.5230
46.4065
46.3333
3.04726
2.42425
2.12268
0,971
CVT Loại I
Loại II
Loại III
60
31
9
78.9066
78.7597
76.8133
3.63412
3.41310
4.65291
0,281
CVD Loại I
Loại II
Loại III
60
31
9
70.1547
71.3239
71.4222
4.93811
3.33051
3.57990
0,418
Bảng 3: So sánh KTCR giữa từng loại khớp cắn.
KTCR
L o ¹ i I s o v í i l o ¹ i II L o ¹ i I s o v í i l o ¹ i I I I L o ¹ i i i s o v í i l o ¹ i I I I
∆ p ∆ p ∆ p
RTT -0.40970 0.501 1.02822 0.297 1.43792 0,169
RTD 0.48692 0.257 -0.19089 0.783 -0.67781 0,356
RST 1.05227 0.066 0.36439 0.691 -0.68789 0,479
RSD 0.11655 0.851 0.18967 0.850 0.07312 0,945
CVT 0.14693 0.857 2.09328 0.114 1.94634 0,164
CVD -1.16913 0.233 -1.26748 0.422 -0.09835 0,953
Tất cả các giá trị p đều lớn hơn 0,05.
BÀN LUẬN
Giá trị trung bình của KTCR được ghi nhận
và phân nhóm theo khớp cắn (bảng 1). Khi
so sánh KTCR giữa các nhóm với nhau,
nhóm khớp cắn loại I có kích thước rộng
sau ở cả hàm trên và hàm dưới cũng như
kích thước chu vi hàm trên lớn nhất, trong
khi nhóm khớp cắn loại III có kích thước
CVD và RTD lớn nhất, còn nhóm khớp cắn
loại II, chỉ có kích thước RTT lớn hơn
hai nhóm còn lại. Tuy nhiên, sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
(bảng 2); hơn nữa, khi so từng nhóm với
những nhóm còn lại, cũng không thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
(bảng 3). Như vậy, không có mối quan hệ
trực tiếp giữa KTCR và loại khớp cắn ở giai
đoạn này của bộ răng hỗn hợp.
Để đánh giá mẫu hình thái học phát triển
cung răng, chúng tôi tiến hành so sánh
KTCR của nhóm trẻ nghiên cứu với KTCR
lúc 6 - 8 tuổi, 12 tuổi, 15 tuổi và tuổi trưởng
thành. Số liệu ở độ tuổi 6 - 8 lấy từ nghiên
cứu của Trịnh Hồng Hương [1] trên 130 cặp
mẫu hàm (61 nam, 69 nữ). Số liệu ở độ tuổi
12 và 15 của Lê Đức Lánh [2] rút ra từ 140 cặp
mẫu hàm (77 nam, 63 nữ). Số liệu người
trưởng thành lấy từ 60 cặp mẫu hàm (30
nam, 30 nữ) trong nghiên cứu của Phạm Thị
Hương Loan, Hoàng Tử Hùng (1999) [3].
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2011
5
Bảng 4: So sánh KTCR giữa các nhóm tuổi.
N a m
Tham
số
6 - 8 tuổi (n = 69)
11 tuổi
(n = 54) 12 tuổi (n = 63) 15 tuổi (n = 63) Trưởng thành (n = 30)
T/B SD p Δ T/B SD T/B SD p Δ T/B SD p Δ T/B SD p Δ
RTT 32,42 2,20 0,00 2,67 35,09 2,34 35,50 1,90 0,30 -,.41 35,90 1,90 0,04 -0,81 35,60 1,50 0,22 -0.51
RTD 25,51 2,46 0,00 2,20 27,71 1,88 27,70 2,10 0,98 0,01 28,00 1,50 0,36 -0,29 27,70 2,60 0,98 0,01
RST 51,22 2,62 0,00 3,18 54,40 2,51 53,10 2,40 0,01 1,30 53,40 2,80 0,04 1,00 53,30 2,60 0,06 1,10
RSD 45,01 2,27 ,00 2,53 47,54 2,74 45,10 2,70 0,00 2,44 45,60 3,00 0,00 1,94 45,40 2,40 0,00 2,14
Nữ
Tham
số
6 - 8 tuổi (n = 69)
11 tuổi
(n = 46) 12 tuổi (n = 63) 15 tuổi (n = 63) Trưởng thành (n = 30)
T/B SD p Δ T/B SD T/B SD p Δ T/B SD p Δ T/B SD p Δ
RTT 32,61 2,22 0,00 2,07 34,68 3,16 36,50 2,40 0,00 -1,82 37,00 2,10 0,00 -2,32 36,70 2,10 0,00 -2,02
RTD 25,60 2,37 0,01 1,09 26,69 1,79 28,50 2,20 0,00 -1,81 28,90 2,20 0,00 -2,21 27,70 2,00 0,03 -1,01
RST 52,37 2,51 0,83 -0,09 52,28 2,16 55,10 2,60 0,00 -2,83 55,40 3,10 0,00 -3,13 56,40 2,80 0,00 -4,13
RSD 45,79 2,98 0,0 -0,3 45,6 2,1 46,0 2,0 0,0 -1,4 47,0 2,0 0,0 -2,4 47,0 2,0 00 -2,4
ë nhóm tuæi 11, cả trẻ em trai và trẻ gái đều có chiều rộng cung răng (đo qua răng
nanh) lớn hơn giá trị tương ứng ở nhóm tuổi 6 - 8 và nhỏ hơn ở các nhóm tuổi khác, phần
lớn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tuy nhiên, với phía sau cung răng thì lại có những diễn
tiến khác.
Với nhóm trẻ gái 11 tuổi, chiều rộng cung răng đo qua răng hàm vĩnh viễn thứ nhất cả
hai hàm nhỏ hơn ở tất cả nhóm tuổi khác có ý nghĩa thống kê cao (p < 0,001); điều này
cho thấy kích thước răng này nhỏ nhất ở lứa tuổi 11 đối với trẻ em gái.
Nam N÷
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2011
6
Trong khi đó nhóm trẻ trai cùng tuổi lại có
chiều rộng cung răng dưới phía sau lớn
hơn ở các nhóm tuổi khác có ý nghĩa thống
kê (p < 0,01); ở hàm trên cũng tương tự,
mặc dù chỉ có ý nghĩa thống kê khi so với
nhóm tuổi 6 - 8, 12 và 15 tuổi, còn khi so
với nhóm tuổi trưởng thành thì không có ý
nghĩa thống kê. Như vậy, ngay từ khoảng
11 tuổi, trẻ trai đã có chiều rộng cung răng
dưới phát triển lớn hơn người trưởng
thành.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã đưa ra được giá trị trung
bình của KTCR RTT, RST, CVT, RTD, RTD
và CVD cho nhóm trẻ 11 tuổi. Đây là đóng
góp cụ thể vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu
về KTCR ở Việt Nam, đặc biệt ở lứa tuổi
răng hỗn hợp.
Mặc dù giữa các loại khớp cắn có khác
biệt nhất định về KTCR, tuy nhiên, sự khác
biệt đó không có ý nghĩa thống kê. Như
vậy, không có mối quan hệ trực tiếp giữa
các KTCR và loại khớp cắn ở giai đoạn này
của bộ răng hỗn hợp.
Chiều rộng cung răng phía trước của trẻ
11 tuổi có kích thước nằm giữa nhóm 6 - 8
tuổi và nhóm 12 tuổi; tuy nhiên, chiều rộng
cung răng phía sau có những khác biệt cần
chú ý khi lập kế hoạch điều trị chỉnh nha.
Ở trẻ gái, chiều rộng cung răng đo qua răng
hàm vĩnh viễn thứ nhất cả hai hàm nhỏ hơn
ở nhóm tuổi khác, trong khi với trẻ trai, kích
thước này lớn hơn ở các nhóm tuổi khác,
đặc biệt, chiều rộng cung răng phía sau của
trẻ trai 11 tuổi lớn hơn ở người trưởng thành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Hồng Hương. Nhận xét một số đặc
điểm khớp cắn, kích thước răng hàm sữa và cung
răng ở trẻ 6 - 8 tuổi tại Trường Tiểu học Thành
Công B Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường
Đại học Răng Hàm Mặt. Hà Nội. 2008, tr.54.
2. Lê Đức Lánh. Đặc điểm hình thái đầu mặt
và cung răng ở trẻ em từ 12 đến 15 tuổi tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sỹ Y học.
Trường Đại học Y-Dược TP. Hồ Chí Minh. 2001,
tr.109-116.
3. Phạm Thị Hương Loan, Hoàng Tử Hùng.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái cung răng người
Việt (so sánh với Ấn Độ và Trung Quốc). Tuyển
tập công trình nghiên cứu khoa học Răng-Hàm-
Mặt. Trường Đại học Y-Dược TP. Hồ Chí Minh.
1999, tr.95-106.
4. Bjork A, Brown T, Skieller V. Comparison
of craniofacial growth in Australian Aboriginal
and Danes, illustrated by longitudinal cephalometric
analysis. Eur J Orthod. 1984, 6, pp.1-14.
5. Hassanali J, Odhiambo W. Analysis of
dental casts of 6 - 8 and 12-year old Kenyan
children. Eur J Orthod. 2000. 22, pp.135-142.
6. Lavelle CL., Foster TD., Flinn RM. Dental
arches in various ethnic groups. Angle Orthod.
1971, 41. pp.293-299.
7. Lee RT. Arch width and form: a review. Am J
Orthod Dentofacial Orthop. 1999. 115, pp.305-313.
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2011
7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_xet_ve_kich_thuoc_cung_rang_o_tre_em_11_tuoi.pdf