KẾT LUẬN
Nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung ương
chủ yếu là viêm màng não, viêm não hoặc
viêm não – màng não, bệnh không thường
gặp, có thể tự giới hạn và tương đối lành tính.
Tuy vậy, nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung
ương vẫn rất quan trọng vì khả năng gây tử
vong và hồi phục thường chậm, không hoàn
toàn, và có thể để lại những di chứng thần
kinh nghiêm trọng. Chẩn đoán nhanh và can
thiệp điều trị sớm là vấn đề tích cực giúp cho
việc hồi phục. Ứng dụng các kỹ thuật PCR và
sinh học phân tử khác làm thay đổi quan niệm
cơ bản trong nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung
ương. Kết quả của những nghiên cứu khoa
học căn bản trong lĩnh vực thần kinh và bệnh
nhiễm trùng đem lại sự hiểu biết sâu hơn về
sự tương tác giữa virus và vật chủ trong hệ
thần kinh trung ương, dẫn đến khả năng cải
thiện việc chăm sóc bệnh nhân. Trừ trường
hợp viêm não do nhiễm virus Herpes được
điều trị với acyclovir đường tĩnh mạch. Hiện
nay điều trị bệnh viêm não do virus chủ yếu
dựa vào triệu chứng, chưa có thuốc đặc trị.
Viêm não Nhật Bản là bệnh thường gặp nhất,
vì vậy biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine
phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Các vaccines
sống giảm độc lực kháng lại bệnh sởi, quai bị,
và rubella cũng hiệu quả trong việc giảm xuất
độ bệnh viêm não ở các nước phát triển. Ngoài
ra, các biện pháp diệt muỗi, thường xuyên vệ
sinh chuồng trại, vệ sinh khu vực xung quanh
nhà ở, ngủ màn, trẻ em lúc chập tối cần tránh
chơi ở gần chuồng gia súc, bụi cây để tránh
nguy cơ bị muỗi đốt, truyền bệnh.cũng là các
biện pháp phòng bệnh có hiệu quả hiện nay.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 113 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 1
NHIỄM SIÊU VI HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
Trần Quang Bính*.
ĐẠI CƯƠNG
Nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung ương thể
hiện trên lâm sàng có thể là viêm màng não,
viêm não (viêm của nhu mô não) và viêm tủy
(viêm của tủy sống). Tỉ lệ bệnh mới thực sự của
loại nhiễm trùng này khó xác định vì chẩn đoán
chưa được quan tâm đúng mức, nhiều trường
hợp không được báo cáo, mặt khác do căn
nguyên gây bệnh là các virus đặc hiệu chưa được
xác định(6). Nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung
ương ít gặp và kết quả tương đối lành tính vì
bệnh có thể tự giới hạn. Tuy vậy, nhiễm siêu vi
hệ thần kinh trung ương vẫn có khả năng gây tử
vong và tổn thương hệ thần kinh do mô não rất
nhạy cảm với tình trạng rối loạn chuyển hóa và
tổn thương thường hồi phục rất chậm và không
hoàn toàn.
Viêm màng não vô trùng (Aseptic
meningitis) là một sự gọi tên nhầm lẫn thường
gặp của viêm màng não siêu vi phản ánh tình
trạng nhiễm virus gây ra viêm của các màng não
thường lành tính tự giới hạn(3). Viêm não phản
ánh tình trạng viêm của nhu mô não thường đi
kèm với tình trạng giảm ý thức hoặc thay đổi về
nhận thức và thường có những dấu hiệu thần
kinh khu trú. Bệnh nhân thường được chẩn đoán
viêm màng não hoặc viêm não trên cơ sở những
đặc điểm nào chiếm ưu thế mặc dù viêm não
màng não thường được dùng chung cho những
trường hợp có triệu chứng trùng lắp. Những
bệnh nhân viêm màng não có thể có cảm giác
không thoải mái, li bì, nhức đầu dữ dội, nhưng
chức năng não bộ bình thường. Trong viêm não,
bất thường của chức năng não bộ thường gặp,
gồm cả thay đổi tình trạng tâm thần, khiếm
khuyết về chức năng vận động, cảm giác, rối
loạn giọng nói và cử động. Động kinh và tình
trạng sau cơn co giật có thể gặp trong viêm
màng não đơn thuần, vì vậy không nên xem đây
là chứng cứ xác định viêm não(6).
Viêm não siêu vi có thể là viêm não tiên phát
hoặc viêm não hậu nhiễm. Viêm não tiên phát có
đặc trưng bằng sự xâm nhập của virus vào hệ
thần kinh trung ương. Tổn thương của tế bào
thần kinh có thể được xác định bằng xét nghiệm
mô học, cho thấy gồm những thể dưới kính hiển
vi quang học hoặc những tiểu thể virus dưới
kính hiển vi điện tử. Virus thường được cấy từ
mô não. Ngược lại, trong viêm não hậu nhiễm,
virus có thể không được phát hiện và các tế bào
thần kinh được nguyên vẹn. Tuy nhiên viêm
quanh mạch và thoái hóa myelin là đặc điểm nổi
bật trong bệnh cảnh này(3,6). Việc không có khả
năng tìm lại virus và những bất thường về mô
học quan sát được gợi ý viêm não hậu nhiễm là
một bệnh qua trung gian miễn dịch. Mặc dù có
sự khác biệt trong bệnh sinh và trên mô học, cả
hai rối loạn này điển hình khó phân biệt trên lâm
sàng. Một số lớn loại virus, ví dụ sởi, cũng có thể
tạo ra những bệnh cảnh này. Diễn tiến bệnh và
những triệu chứng phối hợp cung cấp những
điểm mấu chốt chính về lâm sàng. Viêm não hậu
nhiễm, ngược lại với viêm não siêu vi tiên phát,
điển hình có thể xảy ra ngay khi nhiễm trùng
ban đầu thuyên giảm hoặc có thể xuất hiện theo
sau tình trạng dưới ngưỡng lâm sàng không thể
đánh giá được trên bệnh nhân trước đó.
DỊCH TỄ HỌC
Viêm màng não siêu vi và viêm não màng
não cấp đại diện cho hầu hết các nhiễm siêu vi
hệ thần kinh trung ương và thường xảy ra ở
những vùng dịch tễ và phân bố theo mùa. Căn
nguyên và tần xuất xảy ra khác nhau theo phân
bố địa lý và việc thực hành tiêm phòng(3).
Các virus gây viêm màng não có thể là:
Enteroviruses – coxsackie virus,
* Khoa Bệnh nhiệt đới – BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trần Quang Bính ĐT: 0903841479 Email: binhtq@hcm.vnn.vn
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 2
echovirus, poliovirus
Herpes simplex virus (HSV) types 1
và 2 (HSV-1, HSV-2)
Varicella-zoster virus
Arboviruses
Epstein-Barr virus
HIV
Influenza virus types A và B
Virus quai bị (Mumps virus)
Colorado tick fever virus
Lymphocytic choriomeningitis virus
(LCMV)
Virus dại
Tại Mỹ vào thập niên 1980, xuất độ hàng
năm của viêm màng não siêu vi khoảng
10,9/100.000 dân(3). Do sự hạn chế về kỹ thuật
chẩn đoán và tỉ lệ phân lập virus thấp, nên tỉ lệ
này ước lượng ít nhất gấp 4 lần báo cáo thụ động
của Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Hoa Kỳ
(CDC) trong giai đoạn này. Kết quả của việc tiêm
chủng mở rộng kháng lại virus quai bị và virus
bại liệt đã làm giảm xuất độ nhiễm virus hệ thần
kinh trung ương là kết quả của việc tiêm chủng
mở rộng. Với sự tiến bộ rất nhanh của những kỹ
thuật chẩn đoán sinh học phân tử, tỉ lệ phân lập
hiện nay khoảng 50-86% và cung cấp những số
liệu về dịch tễ học tin cậy hơn. Tương tự như
viêm màng não siêu vi, số liệu báo cáo thụ động
của viêm não siêu vi cũng dưới ngưỡng ước
lượng. Ví dụ, ước lượng khoảng 20.000 trường
hợp viêm não xảy ra mỗi năm tại Mỹ; nhưng
CDC chỉ nhận từ 740 – 1340 (0,3/100.000 -
0,54/100.000) các trường hợp theo báo cáo hàng
năm từ năm 1990 – 1994. Một nghiên cứu tiền
cứu đa trung tâm ở Phần Lan, một vùng có tần
xuất thấp của viêm não do Arbovirus, đã cho
thấy xuất độ bệnh mới của viêm não khoảng
10,5/100.000(3).
Ở Việt Nam, viêm não siêu vi gia tăng mạnh
nhất trong mùa hè ở cả miền Bắc lẫn miền Nam
khoảng từ tháng 5 đến 8. Thống kê năm 2008 cho
thấy các tỉnh phía Bắc có tỉ lệ mắc viêm não virus
cao nhất cả nước là 2,21/100.000 dân, và ở miền
Nam là 1,25/100.000 dân. Tại miền Nam viêm
não siêu vi xảy ra rải rác quanh năm, số mắc cao
nhất vào năm 1980 với tỷ lệ 4,95/100.000 dân và
tỷ lệ tử vong 27,46%, thưòng tập trung nhiều ở
đồng bằng sông Cửu Long.
Enterovirus gây ra khoảng 90% các trường
hợp nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (tại
Mỹ và các nước có tiêm phòng quai bị), trong khi
nhóm Arbovirus chiếm đa số các trường hợp còn
lại. Enterovirus thuộc họ picornavirus, là các
virus RNA không có vỏ bọc, nhỏ, với nhiều type
huyết thanh khác nhau. Hơn 50 phân nhóm có
liên quan đến viêm màng não. Coxsackie virus
và echovirus là các virus thuộc nhóm
enteroviruses, gây ra khoảng một nửa số trường
hợp viêm màng não siêu vi. Một vài enterovirus
(ví dụ: coxsackie virus B5, echovirus 6, 9, và 30)
là các virus có thể gây bùng phát dịch viêm
màng não, trong khi các virus khác (coxsackie
A9, B3, và B4) phần lớn thường gây dịch. Ở một
số nước trong vùng Tây Thái Bình Dương như
Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Việt
Nam, Enterovirus type 71 (EV71) gây bệnh tay
chân miệng (hand-food-mouth disease) có thể
gây biến chứng thần kinh nghiêm trọng như
viêm não - màng não, viêm tủy giống bại liệt,
viêm não có khả năng gây tử vong và di chứng
nặng cho trẻ em (4). Tần xuất nhiễm enterovirus
tăng vào mùa hè và đầu mùa thu. Sự lây truyền
xảy ra do tiếp xúc tay- miệng, và ít hơn lây qua
đường hô hấp và phân.
Nhiễm virus Herpes simplex hệ thần kinh
trung ương xảy ra không theo mùa, ảnh hưởng
đến mọi tuổi và gây ra phần lớn các trường hợp
tử vong do viêm não ở Mỹ. Cả hai loại virus
Herpes, herpes môi (HSV-1) và herpes sinh dục
(HSV-2), có thể gây ra viêm màng não ở trẻ em,
đặc biệt là trẻ nhỏ. Những người trẻ hoạt động
tình dục thường có nguy cơ nhiễm virus Herpes
simplex type 2 hoặc nhiễm HIV, gây viêm màng
não siêu vi(6). Virus Varicella-zoster, một loại
virus Herpes khác có thể gây ra viêm não nhưng
thường chỉ ở những người suy giảm miễn dịch.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 3
Virus quai bị là một nguyên nhân quan trọng
gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương ở những
nước không được tiêm phòng kháng lại bệnh
này(3). Hiện nay ở nhiều nước virus quai bị vẫn
còn là một nguyên nhân thường gặp gây viêm
màng não siêu vi. Virus lây lan qua dịch tiết
đường hô hấp và xuất độ tăng vào mùa xuân.
Trong một nghiên cứu gần đây tại Nhật Bản,
nhiễm virus quai bị là nguyên nhân đứng hàng
thứ hai gây ra viêm màng não siêu vi, chiếm
khoảng 30% các trường hợp.
Nhóm Arbovirus, là một nhóm hơn 500 RNA
virus, là nguyên nhân gây viêm não hàng đầu
trên thế giới. Viêm não xảy ra trên một số ít
người nhiễm Arbovirus, nhưng tỉ lệ tử vong thay
đổi cực lớn từ 5 – 70%, phụ thuộc vào căn
nguyên virus và tuổi của bệnh nhân. Tỉ lệ bệnh
mới của những virus truyền bệnh qua loài chân
đốt thay đổi có ý nghĩa theo vùng địa lý.
Arbovirus truyền bệnh theo mùa, viêm não có
thể phát triển trong mùa hè và mùa thu thường
do Arbovirus (virus gây viêm não St Louis, viêm
não do virus Eastern equine hoặc Western
equine). West Nile virus hoặc West Nile like
virus, một flavivirus trước kia không gây nhiễm
ở Mỹ, đã được tìm thấy và là nguyên nhân gây ra
bùng phát dịch hơn 50 trường hợp liên quan đến
muỗi ở thành phố New York vào cuối mùa hè
năm 1999. Phân tích di truyền của virus này cho
thấy có liên quan đến dòng của West Nile virus
gần với những chủng virus phân lập trước đó ở
Trung Đông. Những trường hợp nhiễm West
Nile virus ở người đã được báo cáo ở 28 bang và
quận Columbia ở Mỹ, với 737 trường hợp xảy ra
vào đầu tháng 9 năm 2002. Bùng phát nhiễm
West Nile virus cũng được báo cáo ở Âu Châu.
Viêm não xảy ra vào mùa đông hoặc mùa xuân
thường gây ra do những tác nhân sởi, quai bị,
VZV.
Virus viêm não Nhật Bản, thuộc dòng
Flavivirus, xảy ra ở Châu Á và gây ra những vụ
dịch ở Trung Quốc dù đã được tiêm chủng
thường xuyên. Bệnh điển hình xảy ra ở trẻ em,
mặc dù người trưởng thành không có tiền sử
phơi nhiễm với virus cũng có thể mắc bệnh.
Bệnh có tỉ lệ tử vong cao và một nửa số người
còn sống để lại những tổn thương thần kinh có ý
nghĩa. Ở Việt Nam, viêm não Nhật Bản là bệnh
thường gặp nhất, bệnh thường rất nặng, chủ yếu
gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, tỉ lệ tử vong có thể lên
tới 30% nếu không được điều trị kịp thời. Di
chứng của viêm não Nhật Bản rất nghiêm trọng:
có thể gây liệt, rối loạn tâm thần, thiểu năng trí
tuệ, động kinh, điếc, mù... Thống kê ghi nhận có
tới 50% bệnh nhân sau khi mắc viêm não Nhật
Bản có di chứng từ nhẹ đến nặng. Tại TP. HCM,
từ 64% - 69% hội chứng não cấp nhập viện có tác
nhân gây bệnh là virus viêm não Nhật Bản, với
tỷ lệ tử vong vào khoảng 16%.
Virus dại vẫn còn ở một số vùng dịch tễ trên
thế giới. Người nhiễm virus dại giảm nhiều
trong cuối thập niên vừa qua tại Mỹ, từ 1-3
trường hợp mỗi năm do việc chủng ngừa cho các
gia súc trong nhà. Phơi nhiễm với dơi được biết
nhiều hơn như một nguồn lây nhiễm: trong một
nghiên cứu ghi nhận 15% (685/4470) dơi được
xét nghiệm có mang virus dại. Từ 1990, những
biến chủng của virus liên quan đến dơi chiếm
khoảng 24 -32 trường hợp được ghi nhận. Trong
phần lớn các trường hợp (22/24) không có bằng
chứng của vết cắn, tuy nhiên có khoảng một nửa
số trường hợp có tiếp xúc với dơi. Ở những nơi
khác trên thế giới, những trường hợp viêm não
do virus dại ở người được ghi nhận đến hàng
ngàn và gây ra do những vết cắn của gia súc
(chó, mèo) không được tiêm chủng và người
bệnh có tiếp xúc với súc vật bị nhiễm.
BỆNH SINH
Virus tiếp cận hệ thần kinh trung ương bằng
2 đường chính là đường máu và thần kinh (8;3).
Phần lớn các trường hợp viêm màng não virus
xảy ra theo sau hiệu giá của virus trong máu cao
thứ phát. Sự kết hợp những yếu tố của vật chủ
và virus với những liên quan về dịch tễ học, địa
lý và mùa tác động đến khuynh hướng tiến triển
của nhiễm virus hệ thần kinh trung ương. Viêm
màng não do enterovirus thường xảy ra trong
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 4
mùa hè và những tháng đầu mùa thu phản ánh
tình trạng nhiễm enterovirus tăng theo mùa.
Nhiễm virus như trên là một ví dụ cho thấy sự
khác biệt tình trạng sinh lý của vật chủ có vai trò
xác định trong việc lan rộng bệnh do virus. Ở trẻ
con < 2 tuần tuổi, nhiễm enterovirus có thể gây
ra nhiễm trùng toàn thân nghiêm trọng, gồm
viêm màng não, viêm não màng não, khoảng
10% trẻ sơ sinh nhiễm enterovirus toàn thân tử
vong và hơn 75% trẻ để lại di chứng. Ở trẻ > 2
tuần tuổi, nhiễm enterovirus hiếm khi liên quan
đến bệnh nặng và bệnh tật có ý nghĩa.
Lan tỏa virus theo đường máu vào hệ thần
kinh trung ương liên quan đến nơi thâm nhập
đầu tiên, lan rộng tại chỗ và việc nhân lên của
virus, thường trong các hạch lympho khu vực
(vd sởi, influenza ), sau đó virus vào hệ tuần
hoàn (nhiễm virus máu) và cư trú tại những nơi
xa hơn trong cơ thể. Một số trường hợp hiếm
hơn, như nhiễm virus Herpes simplex sơ sinh
lan tỏa, nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung ương
xảy ra trong giai đoạn nhiễm virus máu ban đầu,
tuy nhiên phần lớn virus nhiễm vào mô trung
gian như gan, lách, nhân lên tại đây và sau đó
nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung ương trong giai
đoạn nhiễm virus máu thứ phát với hiệu giá cao
kéo dài. Về khía cạnh sinh lý bệnh, sự chuyển
vận virus từ máu vào não, virus hướng đến tế
bào nội mô chưa được hiểu biết đầy đủ. Virus
thâm nhập tế bào nội mô, thoát ra qua tổn
thương nội mô, các kênh thụ động ngang qua
nội mô (sự ẩm bào hoặc chuyển vận chất keo)
hoặc cầu nối nội mô cùng với sự di chuyển của
bạch cầu(3).
Xâm nhập qua thần kinh ngoại biên trước
đây được xem là đường duy nhất của nhiễm siêu
vi hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, những số
liệu hiện nay xác định đường máu cũng là
đường chính gây phần lớn những trường hợp
nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở người.
Virus Herpes simplex và virus dại thâm nhập hệ
thần kinh trung ương bằng lan rộng theo dây
thần kinh. Virus dại kinh điển nhiễm bằng
đường thần kinh cơ và là kiểu đầu tiên cho thấy
virus lan tỏa bằng đường thần kinh ngoại biên.
Virus dại nhân lên trong mô mềm tại chỗ sau khi
súc vật nhiễm dại cắn. Sau sự nhân lên của virus
ban đầu, virus xâm nhập vào thần kinh ngoại
biên qua gắn kết với các thụ thể acetylcholine.
Một khi virus phát triển trong cơ, ngang qua trục
thần kinh cơ hoặc xâm nhập ngang qua tận cùng
tấm động (motor end plate). Virus chuyển vận
ngang qua phía trước và sau của sợi trục xâm
nhập vào tế bào thần kinh ở vùng thân não và hệ
viền lymbic. Sau cùng virus lan tỏa đến não
trung gian và cấu trúc hồi hải mã đến phần còn
lại của não bộ gây tử vong cho con vật.
Ở những bệnh nhân viêm não cấp, nhu mô
não biểu hiện sự thực bào neuron và những tế
bào chứa acid nucleic của virus hoặc các kháng
nguyên. Những tổn thương giải phẫu bệnh
thường đơn độc cho mỗi virus và phản ánh sự
khác biệt trong bệnh sinh và độc lực. Ví dụ trong
những trường hợp viêm não do virus Herpes
simplex điển hình, hoại tử xuất huyết ở vùng
giữa, dưới của thùy thái dương với những
chứng cứ của các dải quanh mao mạch, thâm
nhiễm tế bào lympho và có sự thực bào các
neuron. Những mẫu bệnh phẩm giải phẫu bệnh
ở động vật bị viêm não do virus dại cho thấy có
sự tăng sinh các tế bào đệm, thâm nhiễm quanh
mao mạch và phá hủy neuron.
Một số virus không nhiễm trực tiếp vào hệ
thần kinh trung ương nhưng làm thay đổi hệ
thống miễn dịch và kết quả là tổn thương nhu
mô não. Những bệnh nhân viêm não thường
biểu hiện khiếm khuyết thần kinh khu trú và
thay đổi tình trạng ý thức tạm thời với nhiễm
virus gần đây (khoảng 1-2 tuần) hoặc sau tiêm
chủng(3;6). Những mẫu bệnh phẩm giải phẫu
bệnh trong khi có những chứng cứ hủy myelin
về mô học hoặc phân tích X quang, không có
bằng chứng xác định nhiễm virus hệ thần kinh
trung ương bằng cấy hoặc các xét nghiệm kháng
nguyên. Những bệnh nhân bị viêm não hậu
nhiễm có sự khác biệt tinh tế trong hệ thống
miễn dịch của họ. Một vài tác giả đề nghị phản
ứng tự miễn là cơ chế bệnh sinh của bệnh. Viêm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 5
não hậu nhiễm xảy ra thường nhất với các virus
sởi, varicella zoster, quai bị, influenza hoặc para
influenza(3).
LÂM SÀNG
Biểu hiện lâm sàng của viêm màng não siêu
vi không đặc hiệu, với sốt, nhức đầu, buồn nôn,
nôn, đôi khi đi kèm theo sợ ánh sáng và cứng cổ.
Khám thực thể điển hình có thể phát hiện những
dấu hiệu cứng gáy. Thường thì không tìm thấy
những dấu chẩn đoán nào trừ khi có những bất
thường rõ ràng gợi ý một virus đặc hiệu (ví dụ:
sưng tuyến mang tai do virus quai bị).
Viêm não siêu vi có thể có biểu hiện tương
tự, thường kết hợp với những biểu hiện thay đổi
tình trạng tinh thần được phân độ từ những
khiếm khuyết tinh tế đến hoàn toàn không đáp
ứng. Những triệu chứng và dấu hiệu của kích
thích màng não (sợ ánh sáng, cứng gáy) thường
không có với viêm não đơn thuần, nhưng
thường hiện diện trong viêm não màng não. Co
giật thường gặp trong viêm não, những bất
thường thần kinh khu trú có thể xảy ra, gồm cả
yếu nửa người, liệt các dây thần kinh sọ, tăng
phản xạ gân xương và các phản xạ bệnh lý khác.
Vài đặc điểm lâm sàng đặc biệt thường gặp
trong nhiễm virus West Nile, kiểu liệt lan tỏa,
yếu và sự hiện diện của bệnh lý thần kinh ngoại
biên không thường gặp trong những dạng khác
của viêm não siêu vi, gợi ý nhiễm virus West
Nile. Trong một nghiên cứu, ghi nhận tỉ lệ 27%
có yếu cơ, 12% giảm các phản xạ, và 10% liệt
mềm lan tỏa giống hội chứng Guillain Barre.
HSV1 có ái tính đặc biệt với mô não ở vùng phía
trong thùy thái dương và vùng dưới của thùy
trán. Những tổn thương khu trú này tạo ra
những đặc trưng tìm thấy trên lâm sàng là các
hành vi bất thường, ảo khướu, và mất vận ngôn.
Xét nghiệm dịch não tủy
Kết quả dịch não tủy trong viêm màng não
siêu vi và viêm não màng não nói chung không
phân biệt được (mặc dù nếu có, rất ít, những bất
thường trong dịch não tủy của viêm não đơn
thuần). Đặc trưng sau đây có thể gặp trong dịch
não tủy của nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung
ương: tăng bạch cầu, nhưng thường dưới
250/mm3; lymphô bào chiếm ưu thế, mặc dù
nhiễm virus ở giai đoạn sớm có thể có neutrophil
ưu thế nhưng chọc dò dịch não tủy 8 giờ sau đó
thường cho thấy có sự chuyển đổi từ neutrophil
sang lymphocyte; tăng nồng độ proteine nhưng
thường dưới 150mg/dL; nồng độ glucose thường
lớn hơn 50% giá trị glucose máu, giá trị này giảm
vừa phải thỉnh thoảng gặp trong nhiễm HSV,
quai bị, một số Enterovirus và LCM; tế bào hồng
cầu thường không có, sự hiện diện của hồng cầu
trong dịch não tủy gợi ý tình trạng nhiễm HSV1
hoặc một vài loại virus viêm não khác. Những
kết quả này thường khác biệt với kết quả dịch
não tủy trong viêm màng não do vi trùng, với
bạch cầu trong dịch não tủy tăng cao
(>2000/mm3) và neutrophil chiếm ưu thế, nồng
độ proteine tăng cao (>200mg/dL), và thường có
đường trong dịch não tủy thấp.
CHẨN ĐOÁN
Về lâm sàng cần nhớ những điểm sau:
những biểu hiện lâm sàng và kết quả của dịch
não tủy tìm thấy trong nhiều bệnh trị liệu được
tương đối không đặc hiệu và có thể tương tự với
bệnh cảnh do nhiễm virus; vì vậy những nguyên
nhân không phải do nhiễm virus phải luôn luôn
được xét đến như lao, giang mai, những thuốc
gây ra viêm màng não cảm ứng. Trường hợp
lâm sàng không thể giải thích các triệu chứng
thần kinh do các nguyên nhân không phải virus,
tiếp cận chẩn đoán và trị liệu nhiễm virus hệ
thần kinh trung ương nên được xét đến theo
những cách sau: xem xét các hội chứng lâm sàng
(viêm màng não vô trùng với viêm não), tuổi của
bệnh nhân và mùa. Khai thác các chi tiết về tiền
căn đi du lịch và bệnh sử có phơi nhiễm với các
tác nhân gây bệnh. Ví dụ đi bộ vào những vùng
đầm lầy hoặc rừng có nhiều quần thể mạt (tick)
có thể gợi ý bệnh Lyme hoặc sốt đốm Rocky
mountain. Tiếp xúc gần với những cá nhân đặc
biệt trẻ em với bệnh lý màng phổi, viêm dạ dày
ruột, viêm tuyến mang tai, hoặc sốt phát ban có
thể gợi ý nhiễm enterovirus(6). Tìm kiếm các mấu
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 6
chốt chẩn đoán liên quan đến các virus đặc hiệu
trong suốt quá trình khám thực thể nói chung.
Viêm tuyến mang tai gợi ý quai bị, LCM hoặc
nhiễm enterovirus, trong khi sởi và thủy đậu
thường liên quan đến phát ban(6,8).
Trước đây, các tác nhân gây bệnh chỉ được
xác định từ 25 – 67% trong những trường hợp
nghi ngờ nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung ương.
Những kỹ thuật để xác định nhiễm siêu vi hệ
thần kinh trung ương là các biện pháp xâm lấn
và thường có độ nhạy thấp, chủ yếu dựa trên
việc cấy virus. PCR (Polymerase chain reaction)
dịch não tủy cho chẩn đoán trên 75% trường hợp
những bệnh nhân có kết quả viêm màng não vô
trùng có kết quả cấy âm tính. PCR trong nước
tiểu và huyết thanh cũng là những tùy chọn
trong trường hợp nhiễm enterovirus. Thực hiện
những xét nghiệm huyết thanh hay những xét
nghiệm virus học để xác định tác nhân virus đặc
hiệu. Một mẫu đơn có thể dùng cho quai bị và
Epstein- Barr virus, 2 mẫu huyết thanh cần cho
những loại virus khác. Kháng thể kháng HIV có
thể âm tính với những nhiễm trùng cấp và nên
được lập lại sau 3 tuần. Xem xét xét nghiệm
RNA của virus HIV 1 hoặc kháng nguyên 24 nếu
bệnh nhân có nguy cơ nhiễm HIV.
Hiện nay với những tiến bộ của kỹ thuật
sinh học phân tử, phương pháp PCR là một
phương pháp chẩn đoán tin cậy, giúp cải thiện
việc điều trị kịp thời cho những bệnh nhân
nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung ương (3;7). Việc
xác định acid nucleic của virus trong dịch não
tủy của những bệnh nhân được chẩn đoán viêm
màng não hoặc viêm não siêu vi đã thay thế cho
việc cấy virus và huyết thanh chẩn đoán. Trong
trường hợp viêm não do virus Herpes simplex,
PCR dịch não tủy có độ nhạy > 95% và độ đặc
hiệu # 100%. Các nhà nghiên cứu đã tăng sử
dụng những kỹ thuật chẩn đoán dựa trên PCR
nhạy cảm để đánh giá đáp ứng trị liệu và dự
đoán kết quả lâm sàng. Những trường hợp khác
(Cytomegalovirus, Human herpes virus 6), sự
hiện diện của các virus tiềm ẩn hoặc các virus
liên quan đến các tế bào viêm có thể có kết quả
dương tính với ý nghĩa không rõ. Hiện nay kỹ
thuật chẩn đoán phân tử đã có những cải thiện
lớn về tốc độ, độ nhạy và độ chuyên trong chẩn
đoán nhiễm Enterovirus. Kỹ thuật PCR và các
xét nghiệm sinh học phân tử khác cung cấp các
xét nghiệm nhanh, tin cậy trong việc xác định
căn nguyên của một vài loại viêm màng não và
có thể phát hiện số lượng thấp phiên bản
(copies) của các RNA virus ở những bệnh nhân
bệnh không có gammaglobulin máu
(agammaglobulinemia), hoặc có hội chứng tăng
IgM. Enterovirus là nguyên nhân được phát hiện
gây ra khoảng 90% trường hợp viêm màng não
siêu vi. Những kỹ thuật này cho kết quả trong
khoảng 24-36 giờ và vì vậy giới hạn được thời
gian nằm viện của bệnh nhân, việc sử dụng
kháng sinh và việc chẩn đoán quá mức.
Kết quả dịch não tủy thường có bất thường,
nhưng không đặc hiệu, 5% các trường hợp có thể
có dịch não tủy hoàn toàn bình thường. Trong
trường hợp chọc dò dịch não tủy không có chạm
thương, nếu có sự hiện diện của hồng cầu trong
dịch não tủy, kết quả này gợi ý viêm não hoại tử
do HSV. HSV cũng có thể gây giảm nhẹ đến
giảm vừa nồng độ đường trong dịch não tủy(5).
Điện não đồ (EEG), chụp cắt lớp não (CT) và
cộng hưởng từ (MRI) có thể có ích trong trường
hợp có tổn thương não khu trú trong viêm não.
Nếu không có sự hiện diện của hồng cầu trong
dịch não tủy, gai thái dương trên điện não đồ,
hoặc tổn thương trên CT hoặc MRI có thể gợi ý
vấn đề chẩn đoán viêm não do HSV(5).
Sinh thiết não qua khung định vị
(stereotactic brain biopsy) để chẩn đoán là tiêu
chuẩn vàng mặc dù hiện nay hiếm khi thực hiện
từ khi có những tiến bộ của kỹ thuật PCR(1,5).
ĐIỀU TRỊ
Tiếp cận bệnh nhân nhiễm siêu vi hệ thần
kinh trung ương cần phải xác định chẩn đoán và
đánh giá về mức độ nặng và sự phân bố của các
tổn thương thần kinh. Sau khi hỏi bệnh sử, khám
lâm sàng, lấy bệnh phẩm thích hợp để cấy virus.
Cấy dịch não tủy cho Enterovirus, HSV2 và quai
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 7
bị, cấy họng cho Enterovirus, quai bị, và cấy
phân cho enterovirus.
Với những tiến bộ của các kỹ thuật chẩn
đoán ít xâm lấn và có độ nhạy cao (PCR dịch não
tủy), xác định các thể bệnh có thể điều trị được
của nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung ương (đặc
biệt là viêm não do HSV) là tối cần thiết để
phòng ngừa, hạn chế tổn thương não lan rộng.
Những bệnh có thể điều trị tích cực (nhiễm nấm
hệ thần kinh trung ương, viêm màng não mủ cụt
đầu, lao màng não, nhiễm trùng cạnh màng não,
nhiễm mycoplasma) có thể giống với bệnh cảnh
nhiễm virus hệ thần kinh trung ương và cần
được chẩn đoán phân biệt trước khi xếp bệnh
nhân vào nhóm nguyên nhân nhiễm virus không
trị liệu được. Ở một người bình thường, viêm
màng não siêu vi tương đối lành tính, tự giới
hạn, và thường không cần điều trị đặc hiệu với
thuốc kháng virus. Trong một số trường hợp, ví
dụ trẻ sơ sinh, hoặc bệnh nhân có giảm
immunoglobulin, nhiễm trùng có thể đe dọa tính
mạng bệnh nhân nên điều trị kháng virus có thể
mang lại lợi ích. Sau khi có chẩn đoán giả định
và lập kế hoạch điều trị. Bác sĩ lâm sàng phải dự
đoán và điều trị các biến chứng (động kinh, hội
chứng tăng tiết ADH không thích hợp, phù não,
loạn nhịp tim hoặc suy hô hấp do tổn thương
viêm của vùng thân não)(3). Những bệnh nhân
hôn mê trong viêm não có thể hồi phục sau một
thời gian dài mất ý thức. Cần hạn chế những tổn
thương do thầy thuốc gây ra và điều trị hỗ trợ
tích cực bệnh nhân trong giai đoạn cấp của bệnh.
Những thuốc kháng virus để điều trị nhiễm
virus hệ thần kinh trung ương hiện nay không
nhiều nên phòng ngừa vẫn là cốt lỏi chính của trị
liệu. Điều trị nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung
ương hiện nay giới hạn trong các nhiễm khuẩn
mà trị liệu hiện có (Herpes simplex virus 1 và 2,
Varicella zoster, cytomegalovirus, HIV, B- virus,
và nhiễm Enterovirus).
Viêm não do HSV
Việc điều trị bằng acyclovir đưa đến kết quả
giảm rõ tỉ lệ tử vong và di chứng của nhiễm
virus Herpes(1,3,5,7,8). Tỉ lệ tử vong của nhiễm virus
Herpes simplex lan tỏa và viêm não do virus
Herpes simplex ở trẻ sơ sinh giảm từ 70% xuống
40% từ khi có acyclovir và vidarabine. Kết quả
của những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có
đối chứng ở những thập niên 80 trên bệnh nhân
người lớn được sinh thiết chứng tỏ có viêm não
do virus Herpes được điều trị với Acyclovir
10mg/kg mỗi 8 giờ trong 10-14 ngày cho thấy
81% còn sống và 38% bệnh nhân điều trị có chức
năng thần kinh bình thường. Điều trị kháng
virus sớm là cần thiết giúp cho việc hồi phục tốt
nhất. Bệnh nhân có viêm não kéo dài hơn 4 ngày
có kết quả xấu. Đối với viêm não do nhiễm virus
Herpes, acyclovir đường tĩnh mạch là thuốc
được chọn. Trong trường hợp nhiễm HSV ở trẻ
sơ sinh, liều acyclovir, thời gian điều trị và độc
tính có sự khác biệt với trị liệu ở người lớn. Viêm
não xảy ra trong 33% trường hợp ở trẻ sơ sinh
trong giai đoạn nhiễm chu sinh với HSV. Trẻ sơ
sinh có rối loạn chức năng hệ thần kinh trung
ương hoặc có các biểu hiện ở da của nhiễm HSV
phải được điều trị khởi đầu theo kinh nghiệm
với acyclovir liều cao cho đến khi nhiễm trùng
hệ thần kinh trung ương với HSV được loại trừ.
Trẻ sơ sinh với bệnh da niêm hoặc tổn thương da
khu trú có thể điều trị với acyclovir tĩnh mạch
với liều 20mg/kg mỗi 8 giờ (60mg/ngày) trong ít
nhất 14-21 ngày. Trẻ sơ sinh được xác định có tốc
độ thải trừ virus thấp hơn so với người lớn bị
suy giảm miễn dịch, như vậy cần điều chỉnh thời
gian điều trị. Điều trị kéo dài liều 20mg/kg tĩnh
mạch mỗi 8 giờ (60mg/ngày) trong ít nhất 21
ngày được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh có bệnh
nhiễm virus herpes lan tỏa hoặc có tổn thương
hệ thần kinh trung ương. Ở những bệnh nhân có
bằng chứng tìm thấy DNA của virus trong dịch
não tủy sau khi điều trị 21 ngày acyclovir, điều
trị kháng virus cần tiếp tục cho đến khi không
phát hiện được virus(3). Những nghiên cứu hiện
nay đang tiếp tục đánh giá sự hữu ích của điều
trị acyclovir trong sự tái hoạt hóa và điều trị làm
giảm virus trong 6 tháng đầu của cuộc sống.
Acyclovir có rất ít phản ứng phụ. Ở bệnh nhân
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 8
sử dụng liều cao truyền tĩnh mạch nhanh, độc
tính thận liên quan đến liều do sự lắng đọng các
tinh thể đã được ghi nhận, nhưng tổn thương
này hồi phục dễ dàng sau khi truyền chậm hơn
và cải thiện đối với truyền dịch. Những rối loạn
của hệ thần kinh trung ương (ảo giác, mất định
hướng, run) được ghi nhận với trị liệu acyclovir.
Giảm bạch cầu hạt cũng được ghi nhận khi điều
trị acyclovir kéo dài ở trẻ em.
Viêm màng não do HSV
Mặc dù chưa có những thử nghiệm lâm sàng
chứng minh, phần lớn các tác giả khuyến cáo
việc sử dụng Acyclovir tĩnh mạch
(10mg/kg/8giờ) trong viêm màng não do HSV
liên quan đến nhiễm HSV2 tiên phát vì thuốc
làm giảm thời gian bệnh Herpes tiên phát và giới
hạn được tổn thương của màng não(3). Viêm
màng não do HSV2 tái đi tái lại hiếm xảy ra, và
gần đây một ca duy nhất viêm màng não liên
quan đến HSV1 tái hoạt hóa được báo cáo. Hiện
nay chưa có số liệu nêu lên lợi ích của điều trị
kháng virus hoặc điều trị làm giảm lượng virus
cho những trường hợp bệnh nhiễm HSV hệ thần
kinh trung ương tái đi tái lại.
Varicella Zoster virus
Immunoglobulin và acyclovir đã làm giảm
các biến chứng của nhiễm virus Varicella zoster
tiên phát và Herpes zozter ở trẻ sơ sinh và người
suy giảm miễn dịch. Mặc dù các thử nghiệm lâm
sàng ngẫu nhiên có kiểm soát không chứng
minh được hiệu quả của acyclovir trong nhiễm
virus thủy đậu ở hệ thần kinh trung ương, thuốc
vẫn được dùng thường qui để điều trị các biến
chứng. Virus thủy đậu có thể gây ra viêm mạch
máu não, viêm não hậu nhiễm, viêm não thất,
viêm màng não và trong lịch sử đã ghi nhận
bệnh não do virus thủy đậu (Hội chứng Reye).
Khác với viêm não hậu nhiễm, virus thủy đậu
biểu hiện trên thần kinh rất hiếm và phần lớn
gặp trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Điều trị
theo kinh nghiệm với Acyclovir tĩnh mạch 10-
15mg/kg mỗi 8 giờ trong 10 ngày kết hợp với
prednisone 60 - 80mg trong 3-5 ngày được
khuyến cáo cho những bệnh nhân có viêm mạch
máu lớn của não(3). Viêm não với tổn thương các
mạch máu nhỏ cũng nên điều trị với acyclovir 5-
10mg/kg mỗi 8 giờ trong thời gian tối thiểu 10
ngày. Viêm tủy có thể là biến chứng cấp hoặc là
do tái hoạt hóa của virus varicella zoster, đặc biệt
là ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, biểu hiện
lâm sàng thường là liệt hai chi dưới 1-2 tuần sau
khi nổi rash. Cộng hưởng từ (MRI) xác định
những tổn thương tủy có ý nghĩa, trong khi dịch
não tủy thường chỉ thể hiện phản ứng viêm
thâm nhiễm hoặc tăng lượng protein dịch não
tủy. Việc xác định varicella zoster bằng phương
pháp PCR hoặc xác định các kháng thể đặc hiệu
trong dịch não tủy giúp xác định chẩn đoán.
Điều trị tấn công với liều acyclovir tĩnh mạch,
như đã mô tả ở trên với viêm não tổn thương
mạch máu nhỏ có thể giúp cải thiện tình trạng
lâm sàng.
Nhiễm Cytomegalovirus bẩm sinh
Ganciclovir và foscarnet được dùng để điều
trị viêm não do cytomegalovirus, mặc dù các thử
nghiệm lâm sàng chưa khẳng định hiệu quả trị
liệu(3,7). Một nghiên cứu đa trung tâm gần đây đã
xác định thuốc có vai trò bảo vệ một chút trong
giảm thính lực của nhiễm virus bẩm sinh ở trẻ sơ
sinh có tổn thương nặng hệ thần kinh trung
ương được điều trị với ganciclovir tĩnh mạch
trong 6 tuần. Điều trị được bắt đầu trong tháng
đầu tiên và tất cả trẻ em được điều trị với
ganciclovir cần đường truyền tĩnh mạch trung
tâm. Độc tính của thuốc được theo dõi đều đặn
và giảm bạch cầu hạt nặng xảy ra trên 63% bệnh
nhân được điều trị so với 20% bệnh nhân không
được điều trị với thuốc này. Một hạn chế của
nghiên cứu này là một số lượng lớn trẻ em bị
mất theo dõi và chỉ khoảng 50% bệnh nhân được
đánh giá. Trẻ được điều trị với Ganciclovir tĩnh
mạch được duy trì thính lực hoặc xác định có cải
thiện sau 6 tháng theo dõi, trong khi 44% nhóm
không điều trị có thính lực xấu hơn. Ở thời điểm
một năm hoặc sau một năm điều trị, 20% nhóm
điều trị ganciclovir có thính lực xấu hơn so với
70% của nhóm không điều trị. Một nghiên cứu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 9
thứ hai đang được tiến hành để đánh giá hiệu
quả của ganciclovir trong bệnh lý của hệ thần
kinh trung ương bên cạnh giảm thính lực.
Nghiên cứu này nhấn mạnh đến mức độ tổn
thương nặng của thần kinh trên bệnh nhân
nhiễm bẩm sinh (não nhỏ, vôi hóa hệ thần kinh
trung ương). Hiện nay chưa có số liệu về điều trị
ganciclovir trên bệnh nhiễm bẩm sinh không có
tổn thương thần kinh trung ương.
Nhiễm Enterovirus
Hiện nay việc sản xuất các kháng thể và các
thuốc kháng virus. Pleconaril cho thấy có hiệu
quả chống lại các Enterovirus trong một vài báo
cáo và trên nghiên cứu thực nghiệm (3;7). Những
nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng chưa hỗ trợ
cho việc dùng thuốc này thường qui trên bệnh
nhân viêm màng não do Enterovirus. Trong một
số ca báo cáo việc sử dụng chế phẩm
immunoglobulin dùng đường toàn thân hay
tiêm vào kênh tủy, làm chậm tử vong và giảm
bệnh tật ở những bệnh nhân không có
gammaglobulin bị viêm màng não do
Enterovirus(3;7). Mặc dù việc tiêm
immunoglobulin ở những bệnh nhân này không
thải trừ được virus trong dịch não tủy và sau đó
có thể tiến triển sang viêm màng não mãn tính
do Enterovirus. Nhiễm Enterovirus ở trẻ sơ sinh
thường có tràn ngập virus trong máu và bệnh hệ
thần kinh trung ương: 10% trẻ sơ sinh nhiễm
Enterovirus toàn thân tử vong, trong khi khoảng
76% trẻ sống để lại di chứng vĩnh viễn. Một
nghiên cứu mù đôi có kiểm soát không chứng
minh được lợi ích lâm sàng của việc dùng
immunoglobulin ở trẻ sơ sinh nhiễm Enterovirus
toàn thân nặng đe dọa mạng sống. Trong khi vai
trò của kháng thể ở những bệnh nhân suy giảm
miễn dịch nhiễm virus đe dọa mạng sống không
được chứng minh và còn nhiều tranh cãi, hiện
nay không đủ dữ liệu ủng hộ cho việc dùng chế
phẩm immunoglobulin cho những người bình
thường nhiễm virus không đe dọa mạng sống.
Một tác nhân kháng virus được chế tạo gần
đây, Pleconaril là chất phân tử nhỏ ức chế
Picornavirus bằng gắn kết vào vỏ capsid của
virus và phòng ngừa mở các thụ thể của RNA
virus. Thuốc có hoạt tính tốt kháng lại các virus
picornavirus, enterovirus, và rhinovirus. Việc
nuôi cấy tế bào ban đầu ở người và nghiên cứu
trên động vật dùng Pleconaril xác định hoạt tính
mạnh kháng Enterovirus của thuốc này. Những
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù đôi, ngẫu
nhiên có đối chứng cho thấy có cải thiện ít đối
với viêm màng não do Enterovirus ở người lớn.
Trong một nghiên cứu viêm màng não siêu vi ở
32 bệnh nhân người lớn, thời gian nhức đầu cải
thiện hiệu quả nhất, thời gian nhức đầu với
nhóm Pleconaril trung bình là 6,5 ngày đối
chứng với 18,3 ngày của nhóm chứng với giả
dược. Thời gian nhức đầu của nhóm chứng với
giả dược dài hơn so với những số liệu công bố
trước đây của viêm màng não do Enterovirus.
Tương tự nếu dùng một đo lường khách quan
như thời gian sử dụng thuốc giảm đau (nhóm
chứng lịch sử trung bình là 5 ngày) so với nhóm
nghiên cứu Pleconaril (nhóm giả dược là 11,5
ngày). Ý nghĩa thống kê 5,3 ngày của điều trị
giảm đau của nhóm Pleconaril ít ngoạn mục
hơn. Trong khi Pleconaril không có hiệu quả
ngoạn mục như dự đoán trước đó trên những
trường hợp viêm màng não do Enterovirus
không có biến chứng, nó vẫn chứng tỏ có ích lợi
trong điều trị bệnh nặng đe dọa tính mạng bệnh
nhân (nhiễm khuẩn nặng ở trẻ sơ sinh, bệnh ở
người suy giảm miễn dịch, viêm não tủy). Một
nghiên cứu không ngẫu nhiên những trường
hợp nhiễm Enterovirus đe dọa tính mạng xác
định đáp ứng lâm sàng, cận lâm sàng, virus học
trong 78-92% những bệnh nhân được theo dõi
đầy đủ. Những bệnh nhân trong nghiên cứu này
được điều trị 200-400mg, trong khi ở trẻ em được
điều trị với liều Pleconaril 5mg/kg ba lần/ngày
trong thời gian 7-10 ngày.
Nhiễm virus dại
Phòng ngừa trước hoặc tức thì ngay sau khi
phơi nhiễm là những phương thức duy nhất
được biết để phòng ngừa tử vong cho những cá
nhân tiếp xúc với virus dại. Những trường hợp
báo cáo bệnh nhân sống sót sau khi bị dại cho
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 10
thấy tất cả bệnh nhân đều được tiêm phòng dại
trước đó hoặc tiêm phòng ngay sau phơi nhiễm
trước khi có triệu chứng lâm sàng xuất hiện.
Những cá nhân phơi nhiễm với virus dại phải
được làm sạch tích cực các vết thương, tiêm
phòng thụ động trực tiếp với hyper-
immunoglobulin dại ở vị trí cắn và tiêm bắp
human diploid cell vaccine sau phơi nhiễm hoặc
tiêm rhesus diploid cell vaccine ngày thứ nhất và
lập lại liều trên vào ngày 3, 7, 14, và 28 sau liều
khởi đầu. Những cá nhân thường xuyên tiếp xúc
với những động vật có khả năng mắc dại (nhân
viên thú y, nhân viên kiểm soát động vật, nhân
viên ở labo virus dại, và các du khách đi đến
những vùng dịch tễ của bệnh dại) nên được tiêm
phòng trước phơi nhiễm (3).
Viêm não hậu nhiễm
Trong những trường hợp viêm não hậu
nhiễm hoặc viêm não tủy lan tỏa cấp, không có
thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng
nào chứng minh lợi ích của các thuốc điều hòa
miễn dịch. Trong thực hành, thường điều trị với
các thuốc điều hòa miễn dịch
(immunomodulators) như corticosteroids, chế
phẩm immunoglobulin tĩnh mạch, lọc huyết
tương với mục đích làm giảm tổn hại hệ thần
kinh trung ương do các trung gian miễn dịch.
Điều này được nhấn mạnh, tuy nhiên, chưa có
những nghiên cứu kiểm chứng bằng giả dược
được thực hiện và điều trị điều hòa miễn dịch
đơn giản dựa trên những báo cáo riêng lẻ. Phần
lớn các báo cáo, thất bại lâm sàng và bệnh tật gây
ra do thầy thuốc từ các phương thức điều trị
hiếm khi được báo cáo(3).
KẾT LUẬN
Nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung ương
chủ yếu là viêm màng não, viêm não hoặc
viêm não – màng não, bệnh không thường
gặp, có thể tự giới hạn và tương đối lành tính.
Tuy vậy, nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung
ương vẫn rất quan trọng vì khả năng gây tử
vong và hồi phục thường chậm, không hoàn
toàn, và có thể để lại những di chứng thần
kinh nghiêm trọng. Chẩn đoán nhanh và can
thiệp điều trị sớm là vấn đề tích cực giúp cho
việc hồi phục. Ứng dụng các kỹ thuật PCR và
sinh học phân tử khác làm thay đổi quan niệm
cơ bản trong nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung
ương. Kết quả của những nghiên cứu khoa
học căn bản trong lĩnh vực thần kinh và bệnh
nhiễm trùng đem lại sự hiểu biết sâu hơn về
sự tương tác giữa virus và vật chủ trong hệ
thần kinh trung ương, dẫn đến khả năng cải
thiện việc chăm sóc bệnh nhân. Trừ trường
hợp viêm não do nhiễm virus Herpes được
điều trị với acyclovir đường tĩnh mạch. Hiện
nay điều trị bệnh viêm não do virus chủ yếu
dựa vào triệu chứng, chưa có thuốc đặc trị.
Viêm não Nhật Bản là bệnh thường gặp nhất,
vì vậy biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine
phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Các vaccines
sống giảm độc lực kháng lại bệnh sởi, quai bị,
và rubella cũng hiệu quả trong việc giảm xuất
độ bệnh viêm não ở các nước phát triển. Ngoài
ra, các biện pháp diệt muỗi, thường xuyên vệ
sinh chuồng trại, vệ sinh khu vực xung quanh
nhà ở, ngủ màn, trẻ em lúc chập tối cần tránh
chơi ở gần chuồng gia súc, bụi cây để tránh
nguy cơ bị muỗi đốt, truyền bệnh...cũng là các
biện pháp phòng bệnh có hiệu quả hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson WE; Roos KL (2011). Herpes Simplex Encephalitis.
Medscape Reference.
2. Big C, Reineck LA, Aronoff DM (2009). Viral infections of the
central nervous system. A case – based review. Clinical
overview.
3. Cassady KA (2006). Antibiotic and chemotherapy Treatment
volume 12. Chapter 54. Viral infections of the central nervous
system. Elsevier Science.
4. Choi CS; Choi YJ et al. (2011). Clinical manifestations of CNS
infections caused by enterovirus tye 71. Korean J. Pediatr
(2011); 54 (1): 11-16.
5. Gluckman SJ (2004). Causes and treatment of viral
encephalitis. Up To date.
6. Johnson; Stephen J Gluckman (2004). Overview of viral
infections of the RP central nervous system. Up To Date.
7. Steiner I, Budka H, Chaudhuri A, Koskiniemi M, Sainio K,
Salonen O. (2010). Viral meningoencephalitis : a review of
diagnostic methods and guidelines for management.
European J. of Neurology (2010), 17: 999-1009.
8. Vokshoor A (2010). Viral meningitis. E- Medicine updated Sep
30,2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhiem_sieu_vi_he_than_kinh_trung_uong.pdf