Kết luận:
Thứ nhất, Luật Hỗ trợ DNNVV đã dành sự
quan tâm đáng kể cho việc ghi nhận các biện
pháp hỗ trợ chung dành cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Bảy nhóm biện pháp hỗ trợ được trình
bày trong Luật là phù hợp với thực tiễn của Việt
Nam cũng như kinh nghiệm lập pháp của nhiều
nước trên thế giới.
Thứ hai, các biện pháp hỗ trợ chung được ghi
nhận trong Luật Hỗ trợ DNNVVmang tính chất
nguyên tắc, chưa đảm bảo tính cụ thể, do đó các
doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thể biết được
mình được hưởng những lợi ích cụ thể gì và cần
phải làm như thế nào để hưởng được các lợi ích
đó. Tuy nhiên, cách quy định như vậy là phù hợp
với vai trò, vị trí, chức năng, tính chất của đạo
luật này (đây là luật chung, luật khung, luật cơ
bản chứ không phải là luật chi tiết) về hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời, cũng phù
hợp với tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là khả
năng tài chính còn rất eo hẹp của Nhà nước ta
hiện nay. Việc quy định cụ thể các biện pháp hỗ
trợ chung cho các DNNVV trong Luật, trong điều
kiện hiện nay là không thực thi, có thể gây ra
nhiều khó khăn, lúng túng cho các cơ quan nhà
nước trong quá trình thực hiện luật.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những biện pháp hỗ trợ chung dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
27
NHỮNG BIỆN PHÁP HỖ TRỢ CHUNG
DÀNH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Trịnh Thị Hương1
Tóm tắt: Để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phát triển,
Luật Hỗ trợ DNNVV được xây dựng theo hướng thiết lập 2 nhóm biện pháp hỗ trợ. Nhóm thứ
nhất dành cho tất cả các DNNVV và nhóm thứ 2 chỉ dành riêng cho những doanh nghiệp
DNNVV hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù mà Nhà nước thấy cần phải khuyến khích phát
triển. Tương ứng với hai nhóm biện pháp này là hai mục trong chương II của Luật. Trong chương
này, xuất phát từ các yếu điểm mang tính cố hữu của DNNVV, Luật Hỗ trợ DNNVV dành riêng
Mục 1, gồm 8 Điều (từ Điều 8 đến Điều 15) quy định về các biện pháp hỗ trợ chung cho tất cả
các DNNVV. Đây là các biện pháp hỗ trợ thiết yếu đối với tất cả các DNNVV như hỗ trợ tiếp
cận vốn từ các ngân hàng, thuế, thuê mặt bằng sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp, đào
tạo, thông tin, tư vấn. Bài viết này trình bày những biện pháp hỗ trợ chung đó.
Từ khóa: Biện pháp hỗ trợ chung, Hỗ trợ về tín dụng, Hỗ trợ về mặt bằng, sản xuất, Hỗ trợ
về đào tạo nguồn nhân lực, Hỗ trợ thông tin, tư vấn, pháp lý.
Nhận bài: 01/8/2017; Hoàn thành biên tập:15/8/2017; Duyệt đăng: 05/9/2017
Abstract: To ensure good conditions for the development of SMEs, the Law on Supporting
SMEs is developed under the way of creating 2 groups of supporting.The first group is given to
all SMEs and the second one is given to only SMEs operating in specific fields which is seen by
the state as enterprises should be encouraged for development. Corresponding to 2 these groups
are 2 items in Chapter II of the Law. In which, from inherent weak points of SMEs, the law
regulates method of supporting for all SMEs in Item 1, including 8 articles (from Article 8 to
Article 15). Those are essential supporting methods with all SMEs such as supporting to get
fund from banks, tax, renting place for production in industrial areas, cluster, training on
information, consultancy. This article presents methods of general support of SMEs.
Keywords: Method of general support, support of fund, support of place, production,
support of training human resource, Support of information, consultancy, legal support.
Date of receiving: 01/8/2017; Date of editing: 15/8/2017; Date of approval: 05/9/2017
1. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng2
Trong nhiều năm qua, một trong những khó
khăn lớn nhất đối với các DNNVV là khả năng
tiếp cận các nguồn vốn phục vụ nhu cầu sản
xuất, kinh doanh. Để phục vụ hoạt động sản
xuất, kinh doanh của mình, DNNVV có thể sử
dụng nguồn vốn tự có hoặc nguồn vốn bên
ngoài, chủ yếu thông qua tiếp cận vốn tín dụng
từ các ngân hàng thương mại (NHTM). Theo
tính toán, việc sử dụng nguồn vốn bên ngoài rẻ
hơn sử dụng nguồn vốn tự có, tuy nhiên trong
thực tế tỷ lệ tiếp cận tín dụng của DNNVV từ
NHTM còn khá khiêm tốn, chưa thực sự góp
phần tháo gỡ khó khăn cố hữu này của DNNVV.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hiện
chỉ có khoảng hơn 30% các DNNVV tiếp cận
được với nguồn vốn tín dụng từ NHTM, gần
70% DNNVV còn lại phải tiếp tục sử dụng
nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác
với chi phí và rủi ro rất cao3. Theo báo cáo,
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã từng bước
điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát hoạt
1 Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2 Điều 8 và Điều 9 Luật Hỗ trợ doang nghiệp nhỏ và vừa
3 Thống kê của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCC1)
28
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
động tín dụng của các ngân hàng theo hướng tập
trung phục vụ các nhu cầu vốn đối với các lĩnh
vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp và
DNNVV, điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm
dần, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền
tệ, góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
như: điều chỉnh giảm mức trần lãi suất làm cơ sở
để các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm lãi suất
cho vay; tiếp tục giảm lãi suất cho vay ngắn hạn
tối đa bằng đồng Việt Nam đối với một số lĩnh
vực ưu tiên, trong đó có DNNVV với mức lãi
suất thấp hơn 1-2%/năm4 so với các lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh khác, qua đó góp phần tháo gỡ
khó khăn về chi phí vay vốn của DNNVV
Đồng thời, NHNN cũng thực hiện nhiều giải
pháp khác như triển khai các chương trình kết
nối Ngân hàng-Doanh nghiệp trên tất cả 63 tỉnh,
thành phố; linh hoạt xử lý các trường hợp cho
vay bằng ngoại tệ nhằm tháo gỡ khó khăn cho
hoạt động sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên, kết
quả cho vay đối với DNNVV vẫn còn khá
khiêm tốn: tỷ lệ dư nợ cho vay đối với DNNVV
trong giai đoạn 2011-2015 trung bình khoảng
25% tổng dư nợ cho vay toàn bộ nền kinh tế5.
Các nội dung hỗ trợ DNNVV tiếp cận tín
dụng đã được quy định tại Nghị định
56/2009/NĐ-CP nhưng mới chỉ dừng ở mức
khuyến khích các tổ chức tài chính mở rộng tín
dụng cho DNNVV; đa dạng hoá các sản phẩm,
dịch vụ phù hợp với DNNVV; hỗ trợ DNNVV
nâng cao năng lực lập dự án, phương án kinh
doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của TCTD khi
thẩm định hồ sơ vay vốn. Các chính sách này
trên thực tế chưa đủ mạnh để thay đổi nhận thức
cũng như “khẩu vị” của các ngân hàng chuyển từ
cho vay doanh nghiệp lớn sang cho vay
DNNVV. Việc các ngân hàng không muốn cho
DNNVV vay phần lớn vì họ sợ rủi ro cao hơn
khi cho doanh nghiệp lớn vay. Trong khi đó, theo
thống kê, khu vực DNNVV (chiếm hơn 97%) sử
dụng hơn 51% lực lượng lao động, tạo ra trên
40% GDP đồng thời là khối kinh tế có tỷ lệ nợ
xấu ngân hàng rất thấp so với phía doanh nghiệp
lớn nhưng chỉ sở hữu dưới 40% tổng nguồn vốn
của khu vực công nghiệp. Đồng nghĩa với điều
này là không đầy 3% số doanh nghiệp còn lại
chiếm quy mô vốn lên tới 64-68%, cũng là khu
vực chiếm tỷ lệ nợ xấu cao. Theo các khảo sát,
thủ tục vay vốn phức tạp và thiếu tài sản đảm bảo
là hai rào cản cơ bản khiến cho các DNNVV
không vay được vốn.
Về thủ tục, theo đánh giá chung cho thấy, quá
trình xin vay vốn đòi hỏi nhiều văn bản giấy tờ;
thủ tục công chứng gây mất thời gian và chi phí;
các yêu cầu xây dựng phương án/dự án sản xuất,
kinh doanh và chứng minh hiệu quả của phương
án/dự án vượt quá khả năng của nhiều DNNVV.
Về tài sản đảm bảo, các ngân hàng chủ yếu yêu
cầu tài sản đảm bảo là bất động sản, trong khi đó,
giá trị bất động sản của các DNNVV thường rất
nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng.
Một số doanh nghiệp được giao đất sử dụng,
nhưng chưa được cấp giấy tờ chứng minh quyền
sử dụng đất, do vậy, cũng không có tài sản đảm
bảo để vay vốn ngân hàng. Một số doanh nghiệp
đã sử dụng toàn bộ tài sản đảm bảo cho các khoản
vay cũ nên không có tài sản đảm bảo để vay các
khoản vay mới.
Để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho
DNNVV tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân
hàng, Điều 8 Luật quy định:
“1. Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết
định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư
nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa;
khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín
nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp
khác; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn
độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cơ quan,
tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng phương án sản
4 Năm 2014, các lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ được vay lãi suất 7-8%, sản xuất
kinh doanh thông thường 9-10% (ngắn hạn) và 10,5-12%/năm (trung dài hạn).
5 Tính đến 31/12/2015, tổng dư nợ cho vay DNNVV đạt khoảng 1.052 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 23% tổng dư nợ
cho vay toàn bộ nền kinh tế.
Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
29
xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực
quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài
chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng
tiếp cận tín dụng.”
Quy định trên đã góp phần thúc đẩy sự thay
đổi nhận thức của các ngân hàng về hoạt động
tín dụng cho DNNVV. Việc khuyến khích các
ngân hàng cho vay DNNVV thông qua một số
chính sách hỗ trợ của Chính phủ dành cho ngân
hàng cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Ví dụ,
tại Đài Loan, Chính phủ đã thực hiện các biện
pháp khuyến khích ngân hàng cung cấp tín
dụng cho DNNVV như điều chỉnh lãi suất, quy
định tỷ lệ cung cấp tín dụng cho DNNVV tăng
lên hàng năm; Philippines cũng quy định tỷ lệ
tín dụng nhất định dành cho DNNVV, v.v
Ngoài ra, một trong những giải pháp để tăng
cường tiếp cận nguồn vốn tại các ngân hàng
thương mại là nâng cao hiệu quả của công tác
bảo lãnh tín dụng. Tuy nhiên, đánh giá chung
thời gian qua cho thấy, hoạt động bảo lãnh tín
dụng thông qua hệ thống Ngân hàng phát triển
Việt Nam và các quỹ bảo lãnh tín dụng (BLTD)
địa phương còn hạn chế, chưa góp phần đáng kể
trong việc hỗ trợ DNNVV tiếp cận tín dụng.
Qua rà soát, đánh giá cho thấy kết quả hạn chế
nằm ở một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, năng lực tài chính của Quỹ BLTD
tại các địa phương còn hạn chế, vốn hoạt động
bảo lãnh tín dụng thấp, một số Quỹ chưa đáp
ứng đủ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật;
quy mô còn nhỏ, số dư trích lập dự phòng rủi ro
của Quỹ thấp, chưa đảm bảo bù đắp chi phí khi
có rủi ro xảy ra. Nguồn thu từ phí bảo lãnh thấp
không đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ trong khi
rủi ro bảo lãnh cao nên hoạt động của Quỹ còn
gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, một số NHTM, doanh nghiệp và
Quỹ BLTD chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm,
vai trò của người cho vay, người sử dụng vốn
vay và người bảo lãnh trong hoạt động cấp bảo
lãnh tín dụng; công tác phối hợp giữa các bên
còn hạn chế trong quá trình thẩm định hồ sơ,
cấp bảo lãnh, giải ngân, kiểm soát sử dụng vốn
vay
Thứ ba, công tác điều hành, quản trị rủi ro
cũng như năng lực thẩm định dự án, phương án
sản xuất kinh doanh của các Quỹ BLTD của địa
phương còn hạn chế, đội ngũ cán bộ của Quỹ
thiếu kinh nghiệm đặc biệt liên quan đến nghiệp
vụ ngân hàng và nghiệp vụ bảo lãnh, nhiều cán
bộ còn làm kiêm nhiệm dẫn đến Quỹ chưa
chủ động được công tác thẩm định dự án để bảo
lãnh, quyết định bảo lãnh chủ yếu dựa vào ý
kiến đề nghị và kết quả thẩm định của ngân
hàng cho vay.
Thứ tư, do khó khăn chung của nền kinh tế
nên hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của
các DNNVV không cao, thiếu bền vững; cơ chế
BLTD tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận
được vốn tín dụng, tuy nhiên còn khá nhiều
doanh nghiệp chưa đáp ứng được các điều kiện
để được bảo lãnh theo quy định; mặt khác khi đã
được bảo lãnh vay vốn, một số doanh nghiệp
hoạt động kém hiệu quả, không có khả năng trả
nợ ngân hàng.
Thứ năm, ý thức tuân thủ các quy định của
các bên liên quan trong hoạt động BLTD cho
DNNVV còn chưa nghiêm, chưa chấp hành và
tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Các
DNNVV còn khó khăn về tài chính đã không
trả được nợ cho ngân hàng, một số NHTM chưa
quan tâm đúng mực, chưa tích cực đôn đốc thu
nợ, dồn trách nhiệm và rủi ro cho tổ chức bảo
lãnh.
Thứ sáu, đối với hệ thống NHPT: các tồn tại
phát sinh xuất phát từ việc chưa thống nhất về
nguyên tắc phối hợp, điều kiện, trình tự, thủ tục,
quy trình cấp bảo lãnh, mẫu chứng thư bảo lãnh,
hợp đồng cấp bảo lãnhgiữa NHPT và các bên
liên quan; sự phối hợp giữa NHPT và NHTM
trong quá trình xử lý, thu hồi nợ còn chưa chặt
chẽ, các bên chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm,
nghĩa vụ của mình trong quá trình kiểm tra, giám
sát khách hàng. Một số NHTM xem chứng thư
bảo lãnh của NHPT là vô điều kiện, chưa thực
sự nỗ lực trong công tác thu hồi nợ. NHPT
không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay vì cho rằng,
NHTM không thực hiện đầy đủ quyền và trách
nhiệm trong kiểm tra, giám sát cho vay, thu nợ
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
30
dẫn đến doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục
đích, dẫn đến tranh chấp giữa các bên và phải
đưa ra Tòa án để giải quyết.
Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức tín dụng
luôn muốn áp dụng chính sách bảo lãnh vô điều
kiện. Theo đó, khi DNNVV không trả được nợ
cho TCTD thì bên bảo lãnh (Quỹ BLTN, NHPT)
phải trả nợ thay cho doanh nghiệp. Do đó, việc
tham gia xây dựng cơ chế chính sách dẫn đến
một số vấn đề có ý kiến chưa đồng thuận.
Với mục tiêu khắc phục những hạn chế,yếu
kém nêu trên, Điều 9 Luật quy định về tổ chức
và hoạt động của Quỹ BLTD như sau:
“1. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ
và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân
sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.
2. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ
và vừa thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín
dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa dựa trên tài sản bảo đảm hoặc phương án
sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín
nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ
và vừa phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ
bảo lãnh đã cam kết; không được từ chối bảo
lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện
được bảo lãnh”.
2. Hỗ trợ thuế, kế toán6
Ngoài các quy định hỗ trợ về tín dụng cho
DNNVV vay vốn tại các TCTD, quỹ BLTD và
Quỹ Phát triển DNNVV, Nghị định56/2009/NĐ-
CP không đưa ra quy định hỗ trợ về thuế. Trong
bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước gặp
khó khăn và khủng hoảng kinh tế những năm qua
(giai đoạn 2008-2013), Quốc hội và Chính phủ đã
ban hành một số chính sách về miễn, giảm, giãn
thuế cho các doanh nghiệp nói chung, DNNVV
nói riêng. Cụ thể:
- Năm 2008-20097: thực hiện giảm 30% và
giãn số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
phải nộp của một số quý trong năm 2008 và cả
năm 2009 cho DNNVV, doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất gia công, chế biến
nông, lâm thủy sản, dệt may, gia giầy; Giảm
50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT)
đối với một số hàng hóa, dịch vụ đầu vào của
sản xuất, vật liệu xây dựng Tổng số tiền thuế,
lệ phí được giảm, giãn hơn 34.000 tỷ đồng,
trong đó số tiền thuế TNDN được giảm, giãn là
21.630 tỷ đồng; thuế GTGT là 9.256 tỷ đồng; lệ
phí trước bạ là 3.366 tỷ đồng.
- Thực hiện giãn thời hạn nộp thuế TNDN
của năm 20108 cho các DNNVV và đối với thu
nhập từ hoạt động sản xuất, gia công dệt, may,
da, giầy. Theo đó, tổng số doanh nghiệp được
giãn thuế trong năm 2010 là 163.783 doanh
nghiệp với số thuế được giãn nộp là 20.104 tỷ
đồng; Năm 2011, thực hiện giảm 30% và giãn
số thuế TNDN phải nộp cho DNNVV, doanh
nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số lĩnh
vực sản xuất; miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân
(TNCN) đối với thu nhập từ tiền lương, tiền
công và thu nhập từ một số hoạt động khác của
cá nhân Số tiền thuế được miễn, giảm, giãn
là 5.607 tỷ đồng.
- Năm 20129: thực hiện giảm 30% và giãn
số thuế TNDN cho các DNNVV, doanh nghiệp
sử dụng nhiều lao động trong một số lĩnh vực
sản xuất, gia công chế biến; Miễn thuế TNCN
đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ
một số hoạt động kinh doanh của cá nhân. Các
giải pháp miễn, giảm thuế này đã hỗ trợ cho các
doanh nghiệp năm 2012 là 2.468 tỷ đồng tiền
thuế TNDN (trong đó có 197.719 DNNVV
6 Điều 10 Luật Hỗ trợ doang nghiệp nhỏ và vừa.
7 Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy
trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội
8 Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế TNDN nhằm tiếp tục tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế năm 2010, Thông tư hướng dẫn số 39/2010/TT-BTC của
Bộ Tài chính
9 Nghị quyết số 08/2011/QH 13 của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp và cá nhân
Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
31
được giảm thuế với tổng số tiền là 1.827 tỷ đồng
và 892 doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động
được giảm thuế với tổng tiền là 640 tỷ đồng);
Miễn 62,4 tỷ đồng tiền thuế TNDN và thuế
GTGT (1,4 tỷ đồng từ thuế TNDN và 61 tỷ đồng
tiền thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân tham gia ổn định sản
xuất, kinh doanh và khoảng 1.388 tỷ đồng thuế
TNCN trong 6 tháng cuối năm 2012 cho cá nhân
có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và
từ kinh doanh.
- Năm 2013, giãn thời hạn nộp thuế GTGT,
thuế TNDN đối với DNNVV; miễn thuế khoán
(thuế GTGT, thuế TNCN) và thuế TNDN đối
với hộ, cá nhân và tổ chức kinh doanh nhà trọ,
phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao
động, sinh viên, học sinh, sinh viên Tổng số
tiền được gia hạn là 9.326 tỷ đồng (chưa bao
gồm số tiền thuế được miễn, giảm).
- Năm 2014, tiếp tục thực hiện việc miễn
thuế khoán và thuế TNDN đối với hộ cá nhân
và tổ chức kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho
thuê đối với công nhân, người lao động, sinh
viên, học sinh
Về mức thuế suất: Trước ngày 01/01/2014,
mức thuế suất phổ thông là 25%. Từ ngày
01/01/2014 mức thuế suất thuế TNDN hạ xuống
còn 22%, riêng đối với các doanh nghiệp có tổng
doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp
dụng thuế suất 20% từ 01/7/2013. Mức thuế suất
phổ thông là 20% áp dụng đối với mọi doanh
nghiệp kể từ ngày 01/01/2016. Việc quy định lộ
trình giảm thuế suất như trên nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô
nhỏ và vừa nhằm tạo sự hấp dẫn cho doanh
nghiệp để thu hút đầu tư.
Có thể nói, những giải pháp về giảm, giãn
thuế của Chính phủ tuy ảnh hưởng đến nguồn
thu ngân sách trong ngắn hạn, nhưng đã phát
huy tác dụng tích cực, góp phần giúp doanh
nghiệp giảm mức đóng góp từ lợi nhuận chịu
thuế, khuyến khích những doanh nghiệp đầu tư
mới, đầu tư mở rộng, đầu tư vào những lĩnh vực,
địa bàn có nhiều khó khăn
Để khắc phục bất cập quy định tại Nghị định
56/2009/NĐ-CP và đáp ứng nhu cầu phát triển
trong từng thời kỳ, Điều 10 Luật quy định hỗ trợ
thuế suất thuế TNDN đối với DNNVV như sau:
“1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng
có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp
dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các
thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn
giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế
toán”.
Việc giảm thuế TNDN theo quy mô doanh
nghiệp của Nhà nước được xem như là một
khoản đầu tư để nuôi dưỡng nguồn thu, tăng
mức độ tích lũy của DNNVV, góp phần tạo việc
làm, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội. Các
quy định hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp cũng phù
hợp với thông lệ quốc tế tại nhiều quốc gia
(Trung Quốc, Mỹ, EU, v.v).
Để đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp
luật, phù hợp với Luật Thuế TNDN, Luật chỉ quy
định bổ sung đối tượng và các trường hợp được
hưởng ưu đãi thuế TNDN và tham chiếu đến Luật
Thuế TNDN. Mức thuế suất, thời hạn miễn, giảm
thuế TNDN được quy định hoặc sửa đổi, bổ sung
tại Luật Thuế TNDN.
3. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất10
Đánh giá từ cộng đồng DNNVV cho thấy,
khó khăn trong tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh
doanh vẫn là một trong những khó khăn lớn nhất
của DNNVV.
Nội dung hỗ trợ mặt bằng sản xuất cho
DNNVV tuy được quy định tại Điều 8 Nghị định
56/2009/NĐ-CP nhưng cũng chỉ dừng ở việc quy
định mang tính “khẩu hiệu” và khuyến khích.
Nhằm cải thiện tình trạng nêu trên, Điều 11
Luật Hỗ trợ DNNVV đưa ra quy định để UBND
cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế của địa
phương bố trí quỹ đất phát triển các khu, cụm
cho DNNVV; hỗ trợ giá thuê mặt bằng, tiền thuê
10 Điều 11 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
32
đất cho DNNVV tại các khu, cụm công nghiệp,
khu công nghệ cao. Cụ thể:
“1. Căn cứ vào điều kiện quỹ đất thực tế tại
địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp quyết định bố trí quỹ đất
để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu
chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập
trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
2. Căn cứ vào điều kiện ngân sách địa
phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ giá
thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm
công nghiệp trên địa bàn. Thời gian hỗ trợ tối đa
là 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng.
3. Việc hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa quy định tại khoản 2 Điều này
được thực hiện thông qua việc bù giá cho nhà
đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ
cao, cụm công nghiệp để giảm giá cho thuê mặt
bằng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Số tiền bù giá được trừ vào số tiền thuê đất
hoặc được hỗ trợ từ ngân sách địa phương”.
4. Hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật và
khu làm việc chung11
Trên cơ sở quy định việc Nhà nước khuyến
khích thành lập vườn ươm doanh nghiệp tại Nghị
định 56/2009/NĐ-CP, hoạt động ươm tạo doanh
nghiệp đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng
khích lệ về số lượng doanh nghiệp được ươm tạo.
Hoạt động ươm tạo tập trung vào một số lĩnh vực
công nghệ quan trọng có tác động đến nhiều ngành,
lĩnh vực như: công nghệ thông tin - truyền thông;
công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản,
y tế; công nghệ tự động hoá, vi điện tử; công nghệ
vật liệu mới; công nghệ chế biến, xử lý chất thải
v.v Mặc dù hoạt động của các vườn ươm đã đạt
được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ, tuy
nhiên còn khá nhiều vấn đề cần phải giải quyết từ
phía cơ chế, chính sách của Nhà nước cũng như từ
cách thức hoạt động của các vườn ươm để tạo ra
sức hút thực sự đối với các doanh nghiệp.
Ngoài các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, hiện
nay nhiều DNNVV, đặc biệt trong lĩnh vực sản
xuất có nhu cầu sử dụng các thiết bị liên quan
đến đo lường, phân tích, giám định, kiểm định
sản phẩm, hàng hóa, vật liệu phục vụ cho nhu
cầu sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, để đầu tư
vào những thiết bị này thường đòi hỏi nguồn vốn
tương đối lớn, ngoài khả năng của DNNVV.
Trong khi đó, tần suất sử dụng các thiết bị không
thường xuyên, do đó việc đầu tư vào các thiết bị
này thường không mang lại hiệu quả tối ưu cho
các DNNVV. Để khắc phục hạn chế này, Chính
phủ nhiều nước trên thế giới (Nhật Bản, Hàn
Quốc, v.v) thường đầu tư mua sắm những máy
móc, thiết bị đáp ứng nhu cầu của DNNVV để
cho DNNVV thuê sử dụng mỗi khi có nhu cầu.
Ngoài ra, Chính phủ các nước cũng khuyến
khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư
cơ sở kỹ thuật để cho DNNVV thuê dùng chung
nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị.
Nhằm tiếp tục triển khai tư tưởng khuyến
khích thành lập các vườn ươm DNNVV quy
định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP, đồng thời
qua thực tiễn xây dựng và vận hành các vườn
ươm doanh nghiệp, cơ sở ươm tạo thời gian qua
và nhu cầu sử dụng chung các cơ sở kỹ thuật cho
DNNVV thuê chung, Điều 12 Luật Hỗ trợ
DNNVV quy định:
“1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu, đổi mới công
nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ
công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu,
đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao
công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và
phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh thành lập hoặc tham gia thành lập theo
hình thức đối tác công tư cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ
thuật, khu làm việc chung. Doanh nghiệp và tổ
chức đầu tư, kinh doanh khác được thành lập cơ
sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung.
3. Cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm
việc chung được hưởng các hỗ trợ sau đây:
11 Điều 12 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
33
a) Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất,
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định
của pháp luật;
b) Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế
thu nhập doanh nghiệp”.
5. Hỗ trợ mở rộng thị trường12
Điều 13 Luật Hỗ trợ DNNVV quy định các
chính sách ưu đãi để khuyến khích các tổ chức
kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm cho
DNNVV, cụ thể:
“1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh thành lập hoặc tham gia thành lập chuỗi
phân phối sản phẩm theo hình thức đối tác công
tư. Doanh nghiệp và tổ chức đầu tư, kinh doanh
khác được thành lập chuỗi phân phối sản phẩm.
2. Doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, kinh doanh
chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất 80% số
doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cung ứng
cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được
hưởng các hỗ trợ sau đây:
a) Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất,
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định
của pháp luật;
b) Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế
thu nhập doanh nghiệp”.
Nhằm tiếp tục tạo cơ hội cho DNNVV thực
hiện hợp đồng hoặc đơn đặt hàng cung cấp các
sản phẩm, dịch vụ công, khoản 3, Điều 13 Luật
Hỗ trợ DNNVV quy định: Doanh nghiệp siêu
nhỏ, doanh nghiệp nhỏ được hưởng ưu đãi trong
lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật
về đấu thầu.
Thông lệ quốc tế cho thấy, nhiều quốc gia
cũng có chính sách ưu đãi DNNVV tham gia
vào mua sắm công. Chẳng hạn, Chính phủ Hàn
Quốc quy định tăng tỷ lệ trong mua sắm trực
tiếp đối với sản phẩm là nguyên vật liệu xây
dựng, sản phẩm công nghệ cao của DNNVV.
Hay tại Trung Quốc, Luật Xúc tiến DNNVV
quy định khi mua sắm hàng hoá, dịch vụ, Chính
phủ phải ưu tiên cho DNNVV. Chính phủ Mỹ
quy định 35% số tiền liên bang cấp cho các hợp
đồng được dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ
xúc tiến xuất khẩu.
6. Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý13
Điều 12 Nghị định 56/2009/NĐ-CP đưa ra
quy định hỗ trợ về thông tin và tư vấn cho
DNNVV. Các nội dung hỗ trợ được quy định chỉ
mang tính khuyến khích. Thực tế triển khai Nghị
định 56/2009/NĐ-CP cho thấy, phạm vi hỗ trợ tư
vấn chưa rộng và nguồn lực thực hiện chưa được
bố trí, đặc biệt là tư vấn sản xuất và quản lý mới
chỉ dừng lại ở việc một số Bộ (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ,) triển khai
ở một số địa phương dựa trên nguồn lực hạn chế
và chưa được nhân rộng ra các địa phương khác.
Về thông tin, tuy nhu cầu về thông tin lớn nhưng
thông tin được cung cấp vẫn chưa đáp ứng được
theo đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, nhiều văn bản được ban hành cùng thời điểm
nhưng không nhất quán, chồng chéo cũng gây
nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Chất lượng
thông tin mà doanh nghiệp có được chưa cao thể
hiện ở cả tính đầy đủ, tính kịp thời và độ tin cậy.
Đa số các trang thông tin cho doanh nghiệp
chung chung, lạc hậu, thiếu các thông tin mang
tính chất dự báo, cập nhật về thị trường và phục
vụ thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV thời
gian qua được thực hiện trên cơ sở Nghị định số
66/2008/NĐ-CP của Chính Phủ về hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế
nước ta ngày càng hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới, cộng đồng doanh nghiệp, đặc
biệt là các DNNVV rất cần mở rộng và tăng
cường các hoạt động này để bảo vệ được chính
doanh nghiệp mình trong các giao dịch thương
mại xuyên biên giới.
Nhằm khắc phục những bất cập nêu trên của
Nghị định 56/2009/NĐ-CP và Nghị định số
66/2008/NĐ-CP, để tăng cường hiệu quả của các
hoạt động hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý cho
DNNVV, Điều 14 Luật đã quy định như sau:
12 Điều 13 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
13 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
34
“1. Các thông tin sau đây được công bố trên
Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa, trang thông tin điện tử của các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp:
a) Thông tin về kế hoạch, chương trình, dự
án, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Thông tin chỉ dẫn kinh doanh; thông tin
về tín dụng, thị trường, sản phẩm, công nghệ,
ươm tạo doanh nghiệp;
c) Các thông tin khác theo nhu cầu của doanh
nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng mạng
lưới tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là mạng
lưới tư vấn viên). Doanh nghiệp nhỏ và vừa được
miễn, giảm chi phí tư vấn khi sử dụng dịch vụ tư
vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ
chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, thực hiện các hoạt động sau đây để hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
a) Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai
thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương
trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin, bồi
dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật”.
7. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực14
Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định
56/2009NĐ-CP, hoạt động trợ giúp đào tạo nâng
cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho các
DNNVV đã được đưa vào kế hoạch hàng năm
của các Bộ, ngành và địa phương. Đây có thể coi
là một trong những chương trình xã hội hoá đầu
tiên của nhà nước trong việc hỗ trợ đào tạo, bồi
dưỡng cho các DNNVV (Nhà nước hỗ trợ tối đa
50% kinh phí). Theo đánh giá của các học viên,
đặc biệt là các DNNVV ở vùng sâu, vùng xa thì
tác động của các khóa đào tạo là rất tích cực. Đội
ngũ cán bộ của các DNNVV được trang bị các
kiến thức về quản trị doanh nghiệp một cách có
hệ thống, giúp doanh nghiệp tự tin hơn trong kinh
doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh với
tầm nhìn dài hạn.
Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt
được trong hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực cho DNNVV trong thời gian qua,
Điều 15 Luật Hỗ trợ DNNVV quy định:
“1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm
chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân
sách nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị
doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động làm việc
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Nhà nước tổ chức thực hiện các chương
trình đào tạo trực tuyến, chương trình đào tạo
trên các phương tiện thông tin đại chúng khác
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hoạt động
đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong lĩnh vực sản xuất, chế biến”.
Kết luận:
Thứ nhất, Luật Hỗ trợ DNNVV đã dành sự
quan tâm đáng kể cho việc ghi nhận các biện
pháp hỗ trợ chung dành cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Bảy nhóm biện pháp hỗ trợ được trình
bày trong Luật là phù hợp với thực tiễn của Việt
Nam cũng như kinh nghiệm lập pháp của nhiều
nước trên thế giới.
Thứ hai, các biện pháp hỗ trợ chung được ghi
nhận trong Luật Hỗ trợ DNNVVmang tính chất
nguyên tắc, chưa đảm bảo tính cụ thể, do đó các
doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thể biết được
mình được hưởng những lợi ích cụ thể gì và cần
phải làm như thế nào để hưởng được các lợi ích
đó. Tuy nhiên, cách quy định như vậy là phù hợp
với vai trò, vị trí, chức năng, tính chất của đạo
luật này (đây là luật chung, luật khung, luật cơ
bản chứ không phải là luật chi tiết) về hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời, cũng phù
hợp với tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là khả
năng tài chính còn rất eo hẹp của Nhà nước ta
hiện nay. Việc quy định cụ thể các biện pháp hỗ
trợ chung cho các DNNVV trong Luật, trong điều
kiện hiện nay là không thực thi, có thể gây ra
nhiều khó khăn, lúng túng cho các cơ quan nhà
nước trong quá trình thực hiện luật./.
14 Điều 15 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_bien_phap_ho_tro_chung_danh_cho_doanh_nghiep_nho_va_vu.pdf