Những đặc điểm của nghệ thuật Dù kê Khmer Nam Bộ

Tóm lại có thể nói, Dù kê là một loại nghệ thuật rất đặc biệt của người Khmer. Việc Dù kê ra đời như một cuộc cách tân quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến về hình thức lẫn nội dung và cách thức của người biểu diễn từ cái cũ – cái truyền thống chuyển sang một cái mới mẻ hơn, sáng tỏ hơn và đa dạng hơn. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay đó là sân khấu Dù kê hiện nay đang bị mai một rất nhiều, mà phần lớn là do thiếu một lớp diễn viên trẻ tài năng trong khi diễn viên gạo cuội lùi dần (bằng chứng là các đoàn Dù kê ít dần, không còn nhiều như lúc trước), nội dung vở diễn Dù kê không đổi mới và sự quan tâm không sâu sắc của chính quyền địa phương với Dù kê, đã vô tình làm nó bị mai một đi. Do đó, một trong những nhiệm vụ của chúng ta (nhất là những người làm bên Dù kê) là – làm thế nào để vực dậy nền sân khấu Dù kê vốn sắp suy tàn và biến mất này? Theo chúng tôi, tạm thời sẽ có ba giải pháp: thực hiện đãi ngộ thỏa đáng với nghệ sĩ Dù kê; đầu tư thỏa đáng cho các đoàn để họ còn có đất để diễn; thực hiện phối hợp cơ quan chức năng chuyên ngành văn hóa với chính quyền địa phương để đề ra biện pháp bảo vệ nó. Tuy nhiên, như thế cũng chưa hẳn là đủ. Rồi đây sẽ còn có thêm, có nhiều hơn nữa những biện pháp để cứu vãn một nền nghệ thuật sân khấu Khmer dần mai một này; để đưa văn hóa Việt Nam trở thành nền văn hóa phong phú, đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những đặc điểm của nghệ thuật Dù kê Khmer Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014170 Soá 13, thaùng 3/2014 171 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỆ THUẬT DÙ KÊ KHMER NAM BỘ Thái Nguyễn Đức Minh Quân1 Tóm tắt: Người Khmer Nam Bộ từ lâu đời đã có một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú và độc đáo. Đặc biệt về nghệ thuật sân khấu, người Khmer có đóng góp rất quan trọng trong kho tàng văn hóa – nghệ thuật Khmer Nam Bộ, đó là đã khai sinh ra hai loại hình nghệ thuật sân khấu là Rô băm và Dù kê (hay Yu kê). Bài báo đề cập về lịch sử hình thành và phát triển, những đặc điểm của nghệ thuật sân khấu Dù kê trong văn hóa Khmer Nam Bộ Việt Nam. Từ khóa: Khmer, Dù kê, Nam Bộ, nghệ sĩ, Ream kê Abstracts: The Khmer of Southern Vietnam from long had a cultural treasure extremely rich and unique. Especially in theater arts, Khmer important contribution in cultural treasure - South Khmer art, which they gave birth to the two art forms theater is the hash Ro-bam and Du-ke (of Yu ke). In the framework paper for the Journal of Yu ke Khmer, the article will discuss the history and development, the characteristics of theater arts Du ke in Khmer culture of Southern in Vietnam. Key words: Khmer, Du ke, Southern of Vietnam, artists, Ream Ke 1 Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Sài Gòn DẪN NHẬP Người Khmer Nam Bộ từ lâu đời đã có một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú và độc đáo. Đặc biệt, về nghệ thuật sân khấu, người Khmer có đóng góp rất quan trọng trong kho tàng văn hóa – nghệ thuật Khmer Nam Bộ, đó là họ đã khai sinh ra hai loại hình nghệ thuật sân khấu là Rô băm và Dù kê (hay Yu kê). Trong khuôn khổ bài báo, tác giả sẽ đề cập về lịch sử hình thành và phát triển, những đặc điểm của nghệ thuật sân khấu Dù kê trong văn hóa Khmer Nam Bộ Việt Nam. 1. Khái lược về lịch sử hình thành, phát triển của nghệ thuật Dù kê Dù kê (còn có tên khác: Dì kê (Yikê), Atrác- ty-bay (Dì kê có thuyết minh trích tuồng), Lăm Rom Rương (Dì kê hát múa truyện) là một loại hình nghệ thuật sân khấu rất đặc trưng của người Khmer Nam Bộ từ lâu đời. Theo nhiều tài liệu ghi lại, loại hình nghệ thuật này do ông Thạch Sua là sư cả chùa Ksach Kandan sáng lập ở tỉnh Trà Vinh2. 2 Có khá nhiều ý kiến khác nhau về người sáng lập và nơi khai sinh của nghệ thuật Dù kê Khmer Nam Bộ: Một số nghệ sĩ ở Sóc Trăng cho rằng, người sáng lập là Lý Con. Số khác lại cho rằng do một đoàn hát có tên “Kru-cưu” ở Trà Vinh. Thế nhưng, được số đông đồng tình là do nghệ nhân Thạch Sua lập ra ở Trà Vinh vào thập niên 20 của thế kỷ XX Ra đời trong bổi cảnh cuộc khai thác thuộc địa lần II của Pháp ở Việt Nam, sự hưng thịnh của nhiều loại hình sân khấu lớn ở Nam Bộ nên Dù kê có điều kiện tiếp thu và phát triển. Về nguồn gốc, từ “Dù kê” có gốc là từ “À Kê” (thằng Kê). Do tiếng tăm vang dội nên nhiều người Kinh đến xem rần rần và họ gọi là “Vũ Kê” (múa của thằng Kê). Do cách phát âm gần giống của người Kinh (chữ “V” và “D”), họ đã đọc trại “Vũ kê” thành từ “Dũ kê”. Qua thời gian, từ “Dũ kê” trở thành “Dù kê” (tiếng Khmer viết là Dur-Kêrti)3. Tên gọi dù trong tiếng Khmer có nghĩa là gom góp, vớt vát, sửa đổi; còn kê nghĩa là kế thừa, sợi dây nối dài4. Ban đầu khi mới thành lập, sân khấu Dù kê còn được gọi là Sân khấu giàn bầu (Lo-khôn Trơn Khlôk). Các vở diễn đầu tiên của Dù kê thường lấy truyện tích Ấn Độ như Ream kê, Chia Đok (tích Phật). Về sau, các nghệ sĩ Khmer liên tục soạn thảo và đã trình làng nhiều vở diễn mới: “Satra Rương” khot Bondam Xây; Túp Xăng Wa thu 3 Sang Sết. 2013. “Nghệ thuật sân khấu Dù kê là di sản văn hóa”. Kỷ yếu Hội thảo Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc. Trường Đại học Trà Vinh xuất bản nội bộ. tr.13 – 14. 4 Thạch Ba Xuyên . 2013. “Từ múa Rô-băm đến diễn xướng Dù kê của người Khmer Nam Bộ”. Kỷ yếu Hội thảo Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc. Trường Đại học Trà Vinh xuất bản nội bộ. tr. 306 hút số đông khán giả xem và ủng hộ nhiệt tình. Lối diễn ban đầu của Dù kê là Àpei (hay À pêk) và diễn viên toàn là nam (vai nữ cũng do nam đóng giả). Đến những năm 30, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh đang diễn ra ở Bắc Trung Bộ, các đoàn nghệ thuật Dù kê đã di chuyển sang Campuchia vì cho rằng vùng này khá yên bình, có thể trú chân được5. Người dân xứ Chùa Tháp vì yêu mến loại hình nghệ thuật mới này nên họ đã đặt tên rất gần gũi, thân quen là Lo-khon Bassac (kịch hát miền sông Hậu). Vào thời gian này (1930 – 1970), đã có 16 đoàn Dù kê6 hoạt động rải rác trên hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Các đoàn hát mạnh nhất và có ảnh hưởng nhất là gánh Tự Lập Ban của Xã Kọl, Tự Lập Thành của Tà Tia (em trai Xã Kọl) và Nhật Nguyệt Quang của ông Sơn Kưu (tách khỏi gánh Tự Lập Thành). Các đoàn hát này đã làm việc không biết mệt mỏi và cho ra đời nhiều tác phẩm có chất lượng và một dàn diễn viên diễn xuất rất tuyệt vời. Đến thời kháng Mỹ, nghệ thuật sân khấu Dù kê vẫn phát triển; mạnh nhất ở vùng phía Nam sông Hậu. Tại đây, đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh được thành lập (tháng 4/1963, Trà Vinh) và hoạt động mạnh mẽ, cổ vũ nhân dân miền Nam 5 Thời đó, Campuchia bị Pháp thống trị từ lâu. Khi các đoàn nghệ thuật Dù kê Khmer di chuyển sang đây, người Pháp đã đàn áp đẫm máu cuộc khởi nghĩa Preivieng - Congpong Ch’nang (1925) nên Campuchia khá yên bình nên các đoàn Dù kê Khmer qua là một điều tất yếu. 6 16 đoàn Dù kê là: - Trà Vinh là đoàn Tự Lập Ban của Xã Kọl (1919 - 1944, xã An Ninh, huyện Mỹ Tú), Tự Lập Ban của bà Lý Thị Sô Phi (1946 - 1972), con Xã Kọl); đoàn Tổ Lập Thành của Tà Thại (1934 - 1943), Tổ Lập Thành của Xã Tỷ (1934 - 1945, Vũng Thơm), đoàn Ánh Sáng cùa Tà Kươn (1946 - 1968, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên). - Sóc Trăng: đoàn Bà Bầu (1926, xã Nguyệt Hóa), Xã Nhượng (1929, Tri Tân), Quản Sách (1930, xã Lương Hòa), Tà Chuôl (xã Tập Ngãi), Tà Tưng – Tà Mục (xã Long Đức), Tà Yên (huyện Càng Long), Tự Lập Thành của Tà Tia (xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú), Võ Lập Thành (do 2 gánh Tự Lập Thành – Tà Yên sát nhập), Hoa Long Thành của Thạch Hoa (1934), Nhật Nguyệt Quang của Sơn Kưu – Đại An (1930 – 1975, huyện Trà Cú), Nhật Nguyệt Thành của Thạch Vông – Thạch Tu Quang (1952 – 1953). Xem trong Sơn Lương (2012), Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù kê Dù kê Khmer Nam Bộ trên địa bàn Sóc Trăng, Nxb Hội Văn hóa nghệ thuật Sóc Trăng; tr. 100, 130 và 133; Huỳnh Ngọc Trảng (1987), Người Khmer Cửu Long, Sở Văn hóa Thông tin Cửu Long xuất bản; tr. 181 – 184. cùng với Lào, Campuchia đánh thắng quân Mỹ xâm lược. Sau năm 1975, được sự quan tâm của chính quyền và nhân dân các địa phương mà nghệ thuật Dù kê đã và đang tồn tại, trở thành một món ăn tinh thần bổ ích cho người Khmer và các dân tộc khác ở Nam Bộ hiện nay. 2. Những đặc điểm của nghệ thuật Dù kê Khmer Nam Bộ Đặc điểm thứ nhất, Dù kê ra đời muộn hơn so với các loại hình nghệ thuật khác (Cải lương của người Kinh, hát Tiều của Trung Hoa). Sở dĩ như thế vì loại hình nghệ thuật của người Khmer trước đó là Rô băm bị lạc hậu và lỗi thời, không theo kịp xu hướng thời đại mới. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các loại hình sân khấu của người Kinh (Chèo, Tuồng, Cải lương), người Hoa (hát Tiều, hát Quảng) và sân khấu của người Pháp với một sự phong phú về nội dung vở diễn, diễn viên đã thổi một luồng sinh khí mới cho nghệ thuật sân khấu của người Khmer Nam Bộ. Trước tình thế đó, để theo kịp với xu hướng thời đại, những nghệ sĩ Khmer có tâm huyết với sân khấu đã sáng tạo ra một loại hình sân khấu Khmer mới – đó là nghệ thuật sân khấu Dù kê. Vừa ra đời, nghệ thuật sân khấu Dù kê nhanh chóng phát triển và dần tạo được chỗ đứng trong lòng khán giả. Các nghệ sĩ Dù kê khi đó đã kế thừa nền nghệ thuật sân khấu Khmer trước đó (nghệ thuật Rô băm), đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc và sáng tạo những thành tựu của nghệ thuật sân khấu của người Kinh, Hoa, phương Tây để từ đó cho ra đời những vở diễn Dù kê hay, có chất lượng và một dàn diễn viên Dù kê có tài, có tâm huyết với nghề. Họ đã làm việc hăng say, không biết mệt mỏi và đã tạo ra những vở diễn Dù kê thành công, nhận được sự hướng ứng nhiệt tình của đông đảo người xem. Đặc điểm thứ hai, nội dung các vở diễn Dù kê được thay đổi cho phù hợp với thị hiếu quần chúng và làm cho nghệ thuật Dù kê phát triển mạnh hơn. Lúc đầu, do Dù kê ra đời một cách vội vã để cứu vãn nghệ thuật sân khấu cũ sắp tàn (Rô băm), chống lại những trào lưu sân khấu ngoại lai của người Kinh, người Hoa nên Dù kê chưa có vở diễn cụ thể. Để hợp thức hóa và khẳng định sự tồn Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014170 Soá 13, thaùng 3/2014 171 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỆ THUẬT DÙ KÊ KHMER NAM BỘ Thái Nguyễn Đức Minh Quân1 Tóm tắt: Người Khmer Nam Bộ từ lâu đời đã có một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú và độc đáo. Đặc biệt về nghệ thuật sân khấu, người Khmer có đóng góp rất quan trọng trong kho tàng văn hóa – nghệ thuật Khmer Nam Bộ, đó là đã khai sinh ra hai loại hình nghệ thuật sân khấu là Rô băm và Dù kê (hay Yu kê). Bài báo đề cập về lịch sử hình thành và phát triển, những đặc điểm của nghệ thuật sân khấu Dù kê trong văn hóa Khmer Nam Bộ Việt Nam. Từ khóa: Khmer, Dù kê, Nam Bộ, nghệ sĩ, Ream kê Abstracts: The Khmer of Southern Vietnam from long had a cultural treasure extremely rich and unique. Especially in theater arts, Khmer important contribution in cultural treasure - South Khmer art, which they gave birth to the two art forms theater is the hash Ro-bam and Du-ke (of Yu ke). In the framework paper for the Journal of Yu ke Khmer, the article will discuss the history and development, the characteristics of theater arts Du ke in Khmer culture of Southern in Vietnam. Key words: Khmer, Du ke, Southern of Vietnam, artists, Ream Ke 1 Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Sài Gòn DẪN NHẬP Người Khmer Nam Bộ từ lâu đời đã có một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú và độc đáo. Đặc biệt, về nghệ thuật sân khấu, người Khmer có đóng góp rất quan trọng trong kho tàng văn hóa – nghệ thuật Khmer Nam Bộ, đó là họ đã khai sinh ra hai loại hình nghệ thuật sân khấu là Rô băm và Dù kê (hay Yu kê). Trong khuôn khổ bài báo, tác giả sẽ đề cập về lịch sử hình thành và phát triển, những đặc điểm của nghệ thuật sân khấu Dù kê trong văn hóa Khmer Nam Bộ Việt Nam. 1. Khái lược về lịch sử hình thành, phát triển của nghệ thuật Dù kê Dù kê (còn có tên khác: Dì kê (Yikê), Atrác- ty-bay (Dì kê có thuyết minh trích tuồng), Lăm Rom Rương (Dì kê hát múa truyện) là một loại hình nghệ thuật sân khấu rất đặc trưng của người Khmer Nam Bộ từ lâu đời. Theo nhiều tài liệu ghi lại, loại hình nghệ thuật này do ông Thạch Sua là sư cả chùa Ksach Kandan sáng lập ở tỉnh Trà Vinh2. 2 Có khá nhiều ý kiến khác nhau về người sáng lập và nơi khai sinh của nghệ thuật Dù kê Khmer Nam Bộ: Một số nghệ sĩ ở Sóc Trăng cho rằng, người sáng lập là Lý Con. Số khác lại cho rằng do một đoàn hát có tên “Kru-cưu” ở Trà Vinh. Thế nhưng, được số đông đồng tình là do nghệ nhân Thạch Sua lập ra ở Trà Vinh vào thập niên 20 của thế kỷ XX Ra đời trong bổi cảnh cuộc khai thác thuộc địa lần II của Pháp ở Việt Nam, sự hưng thịnh của nhiều loại hình sân khấu lớn ở Nam Bộ nên Dù kê có điều kiện tiếp thu và phát triển. Về nguồn gốc, từ “Dù kê” có gốc là từ “À Kê” (thằng Kê). Do tiếng tăm vang dội nên nhiều người Kinh đến xem rần rần và họ gọi là “Vũ Kê” (múa của thằng Kê). Do cách phát âm gần giống của người Kinh (chữ “V” và “D”), họ đã đọc trại “Vũ kê” thành từ “Dũ kê”. Qua thời gian, từ “Dũ kê” trở thành “Dù kê” (tiếng Khmer viết là Dur-Kêrti)3. Tên gọi dù trong tiếng Khmer có nghĩa là gom góp, vớt vát, sửa đổi; còn kê nghĩa là kế thừa, sợi dây nối dài4. Ban đầu khi mới thành lập, sân khấu Dù kê còn được gọi là Sân khấu giàn bầu (Lo-khôn Trơn Khlôk). Các vở diễn đầu tiên của Dù kê thường lấy truyện tích Ấn Độ như Ream kê, Chia Đok (tích Phật). Về sau, các nghệ sĩ Khmer liên tục soạn thảo và đã trình làng nhiều vở diễn mới: “Satra Rương” khot Bondam Xây; Túp Xăng Wa thu 3 Sang Sết. 2013. “Nghệ thuật sân khấu Dù kê là di sản văn hóa”. Kỷ yếu Hội thảo Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc. Trường Đại học Trà Vinh xuất bản nội bộ. tr.13 – 14. 4 Thạch Ba Xuyên . 2013. “Từ múa Rô-băm đến diễn xướng Dù kê của người Khmer Nam Bộ”. Kỷ yếu Hội thảo Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc. Trường Đại học Trà Vinh xuất bản nội bộ. tr. 306 hút số đông khán giả xem và ủng hộ nhiệt tình. Lối diễn ban đầu của Dù kê là Àpei (hay À pêk) và diễn viên toàn là nam (vai nữ cũng do nam đóng giả). Đến những năm 30, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh đang diễn ra ở Bắc Trung Bộ, các đoàn nghệ thuật Dù kê đã di chuyển sang Campuchia vì cho rằng vùng này khá yên bình, có thể trú chân được5. Người dân xứ Chùa Tháp vì yêu mến loại hình nghệ thuật mới này nên họ đã đặt tên rất gần gũi, thân quen là Lo-khon Bassac (kịch hát miền sông Hậu). Vào thời gian này (1930 – 1970), đã có 16 đoàn Dù kê6 hoạt động rải rác trên hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Các đoàn hát mạnh nhất và có ảnh hưởng nhất là gánh Tự Lập Ban của Xã Kọl, Tự Lập Thành của Tà Tia (em trai Xã Kọl) và Nhật Nguyệt Quang của ông Sơn Kưu (tách khỏi gánh Tự Lập Thành). Các đoàn hát này đã làm việc không biết mệt mỏi và cho ra đời nhiều tác phẩm có chất lượng và một dàn diễn viên diễn xuất rất tuyệt vời. Đến thời kháng Mỹ, nghệ thuật sân khấu Dù kê vẫn phát triển; mạnh nhất ở vùng phía Nam sông Hậu. Tại đây, đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh được thành lập (tháng 4/1963, Trà Vinh) và hoạt động mạnh mẽ, cổ vũ nhân dân miền Nam 5 Thời đó, Campuchia bị Pháp thống trị từ lâu. Khi các đoàn nghệ thuật Dù kê Khmer di chuyển sang đây, người Pháp đã đàn áp đẫm máu cuộc khởi nghĩa Preivieng - Congpong Ch’nang (1925) nên Campuchia khá yên bình nên các đoàn Dù kê Khmer qua là một điều tất yếu. 6 16 đoàn Dù kê là: - Trà Vinh là đoàn Tự Lập Ban của Xã Kọl (1919 - 1944, xã An Ninh, huyện Mỹ Tú), Tự Lập Ban của bà Lý Thị Sô Phi (1946 - 1972), con Xã Kọl); đoàn Tổ Lập Thành của Tà Thại (1934 - 1943), Tổ Lập Thành của Xã Tỷ (1934 - 1945, Vũng Thơm), đoàn Ánh Sáng cùa Tà Kươn (1946 - 1968, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên). - Sóc Trăng: đoàn Bà Bầu (1926, xã Nguyệt Hóa), Xã Nhượng (1929, Tri Tân), Quản Sách (1930, xã Lương Hòa), Tà Chuôl (xã Tập Ngãi), Tà Tưng – Tà Mục (xã Long Đức), Tà Yên (huyện Càng Long), Tự Lập Thành của Tà Tia (xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú), Võ Lập Thành (do 2 gánh Tự Lập Thành – Tà Yên sát nhập), Hoa Long Thành của Thạch Hoa (1934), Nhật Nguyệt Quang của Sơn Kưu – Đại An (1930 – 1975, huyện Trà Cú), Nhật Nguyệt Thành của Thạch Vông – Thạch Tu Quang (1952 – 1953). Xem trong Sơn Lương (2012), Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù kê Dù kê Khmer Nam Bộ trên địa bàn Sóc Trăng, Nxb Hội Văn hóa nghệ thuật Sóc Trăng; tr. 100, 130 và 133; Huỳnh Ngọc Trảng (1987), Người Khmer Cửu Long, Sở Văn hóa Thông tin Cửu Long xuất bản; tr. 181 – 184. cùng với Lào, Campuchia đánh thắng quân Mỹ xâm lược. Sau năm 1975, được sự quan tâm của chính quyền và nhân dân các địa phương mà nghệ thuật Dù kê đã và đang tồn tại, trở thành một món ăn tinh thần bổ ích cho người Khmer và các dân tộc khác ở Nam Bộ hiện nay. 2. Những đặc điểm của nghệ thuật Dù kê Khmer Nam Bộ Đặc điểm thứ nhất, Dù kê ra đời muộn hơn so với các loại hình nghệ thuật khác (Cải lương của người Kinh, hát Tiều của Trung Hoa). Sở dĩ như thế vì loại hình nghệ thuật của người Khmer trước đó là Rô băm bị lạc hậu và lỗi thời, không theo kịp xu hướng thời đại mới. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các loại hình sân khấu của người Kinh (Chèo, Tuồng, Cải lương), người Hoa (hát Tiều, hát Quảng) và sân khấu của người Pháp với một sự phong phú về nội dung vở diễn, diễn viên đã thổi một luồng sinh khí mới cho nghệ thuật sân khấu của người Khmer Nam Bộ. Trước tình thế đó, để theo kịp với xu hướng thời đại, những nghệ sĩ Khmer có tâm huyết với sân khấu đã sáng tạo ra một loại hình sân khấu Khmer mới – đó là nghệ thuật sân khấu Dù kê. Vừa ra đời, nghệ thuật sân khấu Dù kê nhanh chóng phát triển và dần tạo được chỗ đứng trong lòng khán giả. Các nghệ sĩ Dù kê khi đó đã kế thừa nền nghệ thuật sân khấu Khmer trước đó (nghệ thuật Rô băm), đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc và sáng tạo những thành tựu của nghệ thuật sân khấu của người Kinh, Hoa, phương Tây để từ đó cho ra đời những vở diễn Dù kê hay, có chất lượng và một dàn diễn viên Dù kê có tài, có tâm huyết với nghề. Họ đã làm việc hăng say, không biết mệt mỏi và đã tạo ra những vở diễn Dù kê thành công, nhận được sự hướng ứng nhiệt tình của đông đảo người xem. Đặc điểm thứ hai, nội dung các vở diễn Dù kê được thay đổi cho phù hợp với thị hiếu quần chúng và làm cho nghệ thuật Dù kê phát triển mạnh hơn. Lúc đầu, do Dù kê ra đời một cách vội vã để cứu vãn nghệ thuật sân khấu cũ sắp tàn (Rô băm), chống lại những trào lưu sân khấu ngoại lai của người Kinh, người Hoa nên Dù kê chưa có vở diễn cụ thể. Để hợp thức hóa và khẳng định sự tồn Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014172 Soá 13, thaùng 3/2014 173 tại của loại hình nghệ thuật mới này, các nhà viết kịch bản Dù kê đã nghĩ đến việc sử dụng lại vở diễn Ream kê – vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của trường ca Ramayana Ấn Độ cách đây hơn 20 thế kỷ để biên soạn kịch và biểu diễn. Với lối diễn đặc sắc, đậm chất sử thi Ấn Độ nên nghệ thuật Dù kê đã nhanh chóng gặt hái những thành công lớn bước đầu, thu hút nhiều người Khmer (và cả người Kinh, Hoa, Chăm) đến xem và hưởng ứng nhiệt liệt. Mãi đến những năm 30, khi các đoàn Dù kê phải chạy sang Campuchia trong khi Việt Nam có biến cố; thì nội dung của nó đã thay đổi khác xa ban đầu. Dù kê đã tiếp thu các loại hình sân khấu của người Kinh (Cải lương, Chèo), người Hoa (hát Tiều, hát Quảng) và sân khấu phương Tây nên đã sáng tạo ra nội dung vở kịch mới, mang đậm tính dung hòa giữa các nền văn hóa Khmer – Kinh - Hoa nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. Trong thời gian từ 1930 – 1975, các nghệ sĩ Dù kê đã sáng tác và cho ra đời những vở kịch Dù kê có giá trị như Nghĩa tình giông tố (Thạch Voi), vở diễn Cởi áo cà sa, Nỗi lòng trong rào gai của Kim Siêm, Giữ đền Vehia của Thạch Chân... Ngoài các vở diễn lấy từ các điển tích Khmer, nghệ sĩ Dù kê còn sử dụng điển tích truyện cổ Việt, Hoa và sáng tác các vở kịch như: Thạch Sanh chém Chằn, Chuyện chàng Tum nàng Tiêu. Chủ đề chính trong những vở kịch đó chính là sự ca ngợi lòng hướng thiện của những con người bình thường trong cuộc sống; đồng thời lên án những thói hư tật xấu, sự tham lam của những kẻ coi trọng đồng tiền hơn nghĩa tình. Nói cách khác, những câu chuyện dân gian là tiếng lòng của người Khmer Nam Bộ, phản ánh quy luật tồn tại của xã hội: ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. Đặc điểm thứ ba, đó là về nhân vật trong Dù kê Khmer Nam Bộ. Giống như các loại hình sân khấu khác, nhân vật Dù kê có hai tuyến: Thiện – Ác. Nhân vật tượng trưng cho cái thiện là vua, hoàng tử, công chúa và đó là những con người thực tế, đời thực. Vai “Thiện” thường do nam thủ vai chính. Họ thường đóng vai vua, hoàng tử, Tiên ông, hay là một bậc anh hùng cái thế, đứng ra cứu giúp mọi người khỏi cơn hoạn nạn. Bên cạnh vai chính nam luôn có vai chính nữ, đó là người phụ nữ, người vợ đức hạnh. Ngoài hai vai chính ra còn có các vai phụ: thị nữ, quân lính. Đối lập với vai “Thiện” là vai “Ác”, đại diện là Chằn tinh. Chằn tinh là biểu tượng của cái ác, cái xấu và tàn bạo trong văn hóa Khmer; “Chằn” thường có nhiều loại: công chúa, tiểu thư, quan lại, tướng sĩ là những con người của đời thực. Theo Sơn Lương, đối với ông thầy tuồng, tuồng tích Khmer luôn có phe tốt, phe xấu – đại diện là chằn. Nó trở thành biểu trưng sân khấu của những nhân vật phản diện, mang đậm tính chất thế sự. Việc diệt chằn, hướng tới cái tốt đẹp và cái thiện đã trở thành quán tính thị hiếu của người Khmer, thể hiện một xu hướng sáng tạo độc đáo của người Khmer. Vai Chằn trong sân khấu Khmer dùng màu để vẽ mặt, gần giống “kép núi” trong tuồng tích của gánh hát Bội hay Hồ Quảng. Đặc biệt, chằn mang cặp nanh (thường là nanh heo rừng) cong và dài, lúc ngậm vào lúc lồi ra hai bên mép, làm tăng tính hung dữ của chằn. Để làm được như thế, nhiều nghệ sĩ đã khổ luyện rất nhiều. Nghệ sĩ Thạch Sovana, một “Chằn tinh” của đoàn nghệ thuật Khmer Triều An (Trà Vinh), kể lại: để luyện thành vai Chằn, anh phải tập ngậm cái nanh trong nhiều tháng trời. Ban đầu khi ngậm nanh vào người, anh không sao tránh phải sự buồn nôn. Nhiều lúc anh ngậm nanh quá lâu, vận động cơ hàm trong miệng liên tục đến nỗi vạt cả các nướu răng, rách mép hàm, máu tuôn như nước. Ngoài ngậm răng nanh, nhiều nghệ sĩ đã học nhiều thế võ dành riêng cho nhân vật phản diện được Khmer hóa, luyện thanh sao cho giọng la cũng nghe vang hơn, dữ tợn hơn. Chính vì khổ nhọc như thế mà ít người có thể đảm nhiệm được vai Chằn một cách hoàn thiện trong nghệ thuật Dù kê. Một vai diễn cũng rất đặc biệt và thường xuất hiện trên sân khấu Dù kê là vai Hề. Tuy không phải vai chính, nhưng hề xuất hiện là điều cần thiết. Các diễn viên vào vai Hề đều biết nhiều thứ tiếng: Hoa, Kinh, Khmer để dễ sử dụng vào nghề nghiệp của mình. Hề gây cười cho khán giả bằng nhiều cách: bằng giọng nói khi lên khi xuống, khi nói sai, bằng dáng đứng, dáng đi và điệu bộ. Hề còn một nhiệm vụ là giải thích vở Dù kê mà các diễn viên sắp diễn, để khán giả biết được nội dung vở diễn. Xong nhiệm vụ, Hề nhường sân khấu cho các diễn viên ra diễn xuất, còn mình thì đứng phía trong để dẫn truyện và bình luận về suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trong truyện. Đặc điểm thứ tư, đó là về lối diễn xuất. Có thể nói trong nghệ thuật sân khấu Khmer, ít có loại hình sân khấu nào có nhiều hình thức diễn xuất như Dù kê. Thời gian đầu khi thành lập, Dù kê chỉ gồm có múa, hát, Rom Rô băm, hát Tiều và hát Bộ. Các diễn viên hát Dù kê thuở ban đầu toàn là nam (vai nữ cũng do nam đóng giả). Đến năm 1930, khi Dù kê có sự tham gia của các diễn viên nữ thì lối diễn xuất của Dù kê khác xa ban đầu. Trước khi diễn, các diễn viên Dù kê phải làm lễ xin ông Tà trước rồi mới cúng ông Tổ khai diễn; mục đích là mong mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, không có tai ương. Khi cúng ông Tổ khai diễn, các diễn viên phải dâng lên ông Tổ nhiều lễ vật như: con gà, dừa, cốm nổ, 1 đầu heo; đồng thời hát các bài Tô Tevada (coi sóc thế gian, thổ thần bản xứ), Quỷ sắc đen “Meu Tây” sau là Neang On và Neang Óc để cầu xin sự bình an cho đêm diễn. Màn được mở lên, chú Hề ra chào khán giả, nói những lời vui và dí dỏm để gây không khí vui tươi cho đêm diễn. Tiếp đến, đoàn hát sẽ ra chào khán giả bằng một dàn đồng ca và tự giới thiệu (thường là thành viên trong đoàn hoặc trưởng đoàn) về tài năng và sự tích của từng nghệ sĩ xong rồi mới vào tuồng. Một điều khác với Cải lương Nam Bộ, đó là từ lúc giới thiệu cho đến vào tuồng, các nghệ sĩ đều có hát cả. Các bài hát họ hát theo tuần tự là: Sa-Thu (xin phép thần đất thần nước) => Dao-lê-dao-lê (hát hiến tổ) => noi-ơ-noi (tỏ ý thần tổ đã bằng lòng) => Sà-do (ra mắt khán giả) => ô-rơ-nong-nong-khuây-ơi (thầy tuồng hát cổ động người xem) => Sâm-pôn-phạch-chây (thầy tuồng giới thiệu vở tuồng). Khi hát, nghệ sĩ Dù kê đều có múa. Những động tác múa của họ rất mềm mại, uyển chuyển và sâu sắc. Đến các pha giao đấu thì họ dùng võ thuật tạo được cảnh sinh động, kết hợp với xiếc đu bay giao chiến rất hấp dẫn. Vì cống hiến hết mình cho các vai diễn, các nghệ sĩ Dù kê đã diễn rất thành công vỡ diễn và tạo nhiều xúc cảm với khán giả. Đặc điểm thứ năm là về ngôn ngữ của nghệ thuật Dù kê. Trong sân khấu Dù kê, ngôn ngữ chính được sử dụng trong diễn xuất là tiếng Khmer. Khi diễn xuất, diễn viên dùng điệu hát (tức là dùng ngôn ngữ) để truyền đạt nội dung vở diễn; trong khi đó, diễn viên chỉ dùng các điệu múa để minh họa cho cách thể hiện bằng ngôn ngữ. Nói cách khác, trong sân khấu Dù kê phần vũ đạo (múa) giữ vai trò thứ yếu, còn lời ca (tức ngôn ngữ) giữ vai trò chủ yếu, mới chính là yếu tố quan trọng thể hiện nội dung tích diễn. Kịch hát của Dù kê có các làn điệu sau: - Hun rôn: làn điệu bài hát cúng tổ ra mắt khán giả. - Sâm-phôn: là những làn điệu hát vui vẻ. Một tài liệu khác của Viện Văn hóa (1986) cho biết, Sâm-phôn là các làn điệu tả khung cảnh biệt ly, hay bị đánh đập (nó có 3 điệu: phân, toeng và thu). - Angkoreach: dành cho tâm trạng buồn thảm (hơn cả Sâm-phôn). - Sầm chriêng pôn, Tăng-sầm pôn Thu: làn điệu hát có giọng cao và thấp, thường dùng vào vai Công chúa. - Mahôri: giọng nữ buồn - Chriêng bompeKôn: các làn điệu ru con - Che chông: làn điệu hát của trai gái yêu nhau (hát huê tình). - Phách chê và Xen trea: những làn điệu giận dữ, khỏe mạnh thường dùng cho vai Chằn, Phù thủy và Thợ săn trong những trường hợp đối địch. Trong mỗi bản nhạc của bốn giai điệu trên, còn chia nhiều tiểu bản nhỏ và một số giai điệu phụ khác. Các làn điệu chính được sử dụng trong hát Dù kê là: Sâm-phôn, Angkoreach, Mahôri và Phách chê7. Qua tư liệu tổng kết của Trường Đại học Văn hóa – Hoàng gia Campuchia, bài bản sử 7 Hoàng Túc. 2011. Diễn ca Khmer Nam Bộ. NXB Thời đại. Hà Nội. tr. 246. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014172 Soá 13, thaùng 3/2014 173 tại của loại hình nghệ thuật mới này, các nhà viết kịch bản Dù kê đã nghĩ đến việc sử dụng lại vở diễn Ream kê – vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của trường ca Ramayana Ấn Độ cách đây hơn 20 thế kỷ để biên soạn kịch và biểu diễn. Với lối diễn đặc sắc, đậm chất sử thi Ấn Độ nên nghệ thuật Dù kê đã nhanh chóng gặt hái những thành công lớn bước đầu, thu hút nhiều người Khmer (và cả người Kinh, Hoa, Chăm) đến xem và hưởng ứng nhiệt liệt. Mãi đến những năm 30, khi các đoàn Dù kê phải chạy sang Campuchia trong khi Việt Nam có biến cố; thì nội dung của nó đã thay đổi khác xa ban đầu. Dù kê đã tiếp thu các loại hình sân khấu của người Kinh (Cải lương, Chèo), người Hoa (hát Tiều, hát Quảng) và sân khấu phương Tây nên đã sáng tạo ra nội dung vở kịch mới, mang đậm tính dung hòa giữa các nền văn hóa Khmer – Kinh - Hoa nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. Trong thời gian từ 1930 – 1975, các nghệ sĩ Dù kê đã sáng tác và cho ra đời những vở kịch Dù kê có giá trị như Nghĩa tình giông tố (Thạch Voi), vở diễn Cởi áo cà sa, Nỗi lòng trong rào gai của Kim Siêm, Giữ đền Vehia của Thạch Chân... Ngoài các vở diễn lấy từ các điển tích Khmer, nghệ sĩ Dù kê còn sử dụng điển tích truyện cổ Việt, Hoa và sáng tác các vở kịch như: Thạch Sanh chém Chằn, Chuyện chàng Tum nàng Tiêu. Chủ đề chính trong những vở kịch đó chính là sự ca ngợi lòng hướng thiện của những con người bình thường trong cuộc sống; đồng thời lên án những thói hư tật xấu, sự tham lam của những kẻ coi trọng đồng tiền hơn nghĩa tình. Nói cách khác, những câu chuyện dân gian là tiếng lòng của người Khmer Nam Bộ, phản ánh quy luật tồn tại của xã hội: ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. Đặc điểm thứ ba, đó là về nhân vật trong Dù kê Khmer Nam Bộ. Giống như các loại hình sân khấu khác, nhân vật Dù kê có hai tuyến: Thiện – Ác. Nhân vật tượng trưng cho cái thiện là vua, hoàng tử, công chúa và đó là những con người thực tế, đời thực. Vai “Thiện” thường do nam thủ vai chính. Họ thường đóng vai vua, hoàng tử, Tiên ông, hay là một bậc anh hùng cái thế, đứng ra cứu giúp mọi người khỏi cơn hoạn nạn. Bên cạnh vai chính nam luôn có vai chính nữ, đó là người phụ nữ, người vợ đức hạnh. Ngoài hai vai chính ra còn có các vai phụ: thị nữ, quân lính. Đối lập với vai “Thiện” là vai “Ác”, đại diện là Chằn tinh. Chằn tinh là biểu tượng của cái ác, cái xấu và tàn bạo trong văn hóa Khmer; “Chằn” thường có nhiều loại: công chúa, tiểu thư, quan lại, tướng sĩ là những con người của đời thực. Theo Sơn Lương, đối với ông thầy tuồng, tuồng tích Khmer luôn có phe tốt, phe xấu – đại diện là chằn. Nó trở thành biểu trưng sân khấu của những nhân vật phản diện, mang đậm tính chất thế sự. Việc diệt chằn, hướng tới cái tốt đẹp và cái thiện đã trở thành quán tính thị hiếu của người Khmer, thể hiện một xu hướng sáng tạo độc đáo của người Khmer. Vai Chằn trong sân khấu Khmer dùng màu để vẽ mặt, gần giống “kép núi” trong tuồng tích của gánh hát Bội hay Hồ Quảng. Đặc biệt, chằn mang cặp nanh (thường là nanh heo rừng) cong và dài, lúc ngậm vào lúc lồi ra hai bên mép, làm tăng tính hung dữ của chằn. Để làm được như thế, nhiều nghệ sĩ đã khổ luyện rất nhiều. Nghệ sĩ Thạch Sovana, một “Chằn tinh” của đoàn nghệ thuật Khmer Triều An (Trà Vinh), kể lại: để luyện thành vai Chằn, anh phải tập ngậm cái nanh trong nhiều tháng trời. Ban đầu khi ngậm nanh vào người, anh không sao tránh phải sự buồn nôn. Nhiều lúc anh ngậm nanh quá lâu, vận động cơ hàm trong miệng liên tục đến nỗi vạt cả các nướu răng, rách mép hàm, máu tuôn như nước. Ngoài ngậm răng nanh, nhiều nghệ sĩ đã học nhiều thế võ dành riêng cho nhân vật phản diện được Khmer hóa, luyện thanh sao cho giọng la cũng nghe vang hơn, dữ tợn hơn. Chính vì khổ nhọc như thế mà ít người có thể đảm nhiệm được vai Chằn một cách hoàn thiện trong nghệ thuật Dù kê. Một vai diễn cũng rất đặc biệt và thường xuất hiện trên sân khấu Dù kê là vai Hề. Tuy không phải vai chính, nhưng hề xuất hiện là điều cần thiết. Các diễn viên vào vai Hề đều biết nhiều thứ tiếng: Hoa, Kinh, Khmer để dễ sử dụng vào nghề nghiệp của mình. Hề gây cười cho khán giả bằng nhiều cách: bằng giọng nói khi lên khi xuống, khi nói sai, bằng dáng đứng, dáng đi và điệu bộ. Hề còn một nhiệm vụ là giải thích vở Dù kê mà các diễn viên sắp diễn, để khán giả biết được nội dung vở diễn. Xong nhiệm vụ, Hề nhường sân khấu cho các diễn viên ra diễn xuất, còn mình thì đứng phía trong để dẫn truyện và bình luận về suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trong truyện. Đặc điểm thứ tư, đó là về lối diễn xuất. Có thể nói trong nghệ thuật sân khấu Khmer, ít có loại hình sân khấu nào có nhiều hình thức diễn xuất như Dù kê. Thời gian đầu khi thành lập, Dù kê chỉ gồm có múa, hát, Rom Rô băm, hát Tiều và hát Bộ. Các diễn viên hát Dù kê thuở ban đầu toàn là nam (vai nữ cũng do nam đóng giả). Đến năm 1930, khi Dù kê có sự tham gia của các diễn viên nữ thì lối diễn xuất của Dù kê khác xa ban đầu. Trước khi diễn, các diễn viên Dù kê phải làm lễ xin ông Tà trước rồi mới cúng ông Tổ khai diễn; mục đích là mong mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, không có tai ương. Khi cúng ông Tổ khai diễn, các diễn viên phải dâng lên ông Tổ nhiều lễ vật như: con gà, dừa, cốm nổ, 1 đầu heo; đồng thời hát các bài Tô Tevada (coi sóc thế gian, thổ thần bản xứ), Quỷ sắc đen “Meu Tây” sau là Neang On và Neang Óc để cầu xin sự bình an cho đêm diễn. Màn được mở lên, chú Hề ra chào khán giả, nói những lời vui và dí dỏm để gây không khí vui tươi cho đêm diễn. Tiếp đến, đoàn hát sẽ ra chào khán giả bằng một dàn đồng ca và tự giới thiệu (thường là thành viên trong đoàn hoặc trưởng đoàn) về tài năng và sự tích của từng nghệ sĩ xong rồi mới vào tuồng. Một điều khác với Cải lương Nam Bộ, đó là từ lúc giới thiệu cho đến vào tuồng, các nghệ sĩ đều có hát cả. Các bài hát họ hát theo tuần tự là: Sa-Thu (xin phép thần đất thần nước) => Dao-lê-dao-lê (hát hiến tổ) => noi-ơ-noi (tỏ ý thần tổ đã bằng lòng) => Sà-do (ra mắt khán giả) => ô-rơ-nong-nong-khuây-ơi (thầy tuồng hát cổ động người xem) => Sâm-pôn-phạch-chây (thầy tuồng giới thiệu vở tuồng). Khi hát, nghệ sĩ Dù kê đều có múa. Những động tác múa của họ rất mềm mại, uyển chuyển và sâu sắc. Đến các pha giao đấu thì họ dùng võ thuật tạo được cảnh sinh động, kết hợp với xiếc đu bay giao chiến rất hấp dẫn. Vì cống hiến hết mình cho các vai diễn, các nghệ sĩ Dù kê đã diễn rất thành công vỡ diễn và tạo nhiều xúc cảm với khán giả. Đặc điểm thứ năm là về ngôn ngữ của nghệ thuật Dù kê. Trong sân khấu Dù kê, ngôn ngữ chính được sử dụng trong diễn xuất là tiếng Khmer. Khi diễn xuất, diễn viên dùng điệu hát (tức là dùng ngôn ngữ) để truyền đạt nội dung vở diễn; trong khi đó, diễn viên chỉ dùng các điệu múa để minh họa cho cách thể hiện bằng ngôn ngữ. Nói cách khác, trong sân khấu Dù kê phần vũ đạo (múa) giữ vai trò thứ yếu, còn lời ca (tức ngôn ngữ) giữ vai trò chủ yếu, mới chính là yếu tố quan trọng thể hiện nội dung tích diễn. Kịch hát của Dù kê có các làn điệu sau: - Hun rôn: làn điệu bài hát cúng tổ ra mắt khán giả. - Sâm-phôn: là những làn điệu hát vui vẻ. Một tài liệu khác của Viện Văn hóa (1986) cho biết, Sâm-phôn là các làn điệu tả khung cảnh biệt ly, hay bị đánh đập (nó có 3 điệu: phân, toeng và thu). - Angkoreach: dành cho tâm trạng buồn thảm (hơn cả Sâm-phôn). - Sầm chriêng pôn, Tăng-sầm pôn Thu: làn điệu hát có giọng cao và thấp, thường dùng vào vai Công chúa. - Mahôri: giọng nữ buồn - Chriêng bompeKôn: các làn điệu ru con - Che chông: làn điệu hát của trai gái yêu nhau (hát huê tình). - Phách chê và Xen trea: những làn điệu giận dữ, khỏe mạnh thường dùng cho vai Chằn, Phù thủy và Thợ săn trong những trường hợp đối địch. Trong mỗi bản nhạc của bốn giai điệu trên, còn chia nhiều tiểu bản nhỏ và một số giai điệu phụ khác. Các làn điệu chính được sử dụng trong hát Dù kê là: Sâm-phôn, Angkoreach, Mahôri và Phách chê7. Qua tư liệu tổng kết của Trường Đại học Văn hóa – Hoàng gia Campuchia, bài bản sử 7 Hoàng Túc. 2011. Diễn ca Khmer Nam Bộ. NXB Thời đại. Hà Nội. tr. 246. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014174 Soá 13, thaùng 3/2014 175 dụng trong Dù kê có 160 bài8, bao gồm: - Bài ca Ba Sắc chính thống: 32 bài - Bài ca Ba Sắc có gốc từ nhạc Mahôri: 90 bài - Bài ca Ba Sắc có gốc từ Quảng, Triều: 22 bài - Bài ca Ba Sắc có gốc từ Pháp, Anh: 16 bài Đặc điểm thứ sáu là về múa. Thời gian đầu sau khi Dù kê ra đời, các diễn viên đều múa theo kiểu múa truyền thống Khmer. Sắm cùng một vai, nhưng vai này sẽ múa khác vai kia (thậm chí có vai thì múa, có vai thì không múa). Vai Chằn là vai hoạt động mạnh nên múa nhiều nhất, nói chính xác là hoạt động hình thể nhiều nhất. Múa Dù kê có hai loại: múa cho vai chính diện và múa cho vai phản diện. Với vai chính diện là vua, hoàng tử, công chúa, các diễn viên múa theo kiểu vũ đạo cổ điển. Họ múa rất mềm với tiết điệu dịu dàng, vừa phải. Trang phục của các nhân vật chính diện thường theo kiểu trang phục truyền thống Khmer, được hóa trang đẹp mắt nhiều màu sắc, nhiều vật trang trí lung linh huyền ảo. Trong khi đó với vai phản diện (Chằn tinh), diễn viên Dù kê múa kiểu khác. Động tác múa của Chằn rất sinh động, nhất là nét mặt. Khi diễn, tùy theo thời điểm mà nét mặt của chằn có biểu hiện khác nhau: hung dữ, giận dữ rất thật và cuốn hút người xem phải chú ý đến tình tiết của vở diễn. 8 Thông tin này là ý kiến trong tham luận “Nghệ thuật sân khấu Dù kê là di sản văn hóa” của Sang Sết, Kỷ yếu hội thảo, tr. 15. Soạn giả Huỳnh Thanh Tuấn trong tham luận “Nét độc đáo của sân khấu Dù kê”, Kỷ yêu Hội thảo, tr. 155 – 156 lại viết: bài bản sử dụng trong Dù kê có 155 bài, chia thành 4 nhóm: - Bài ca Ba Sắc chính thống: 28 bài - Bài ca Ba Sắc có gốc từ nhạc Mahôri: 89 bài - Bài ca Ba Sắc có gốc từ Quảng, Triều: 22 bài - Bài ca Ba Sắc có gốc từ Pháp, Anh: 16 bài Sơn Lương trong Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù kê Dù kê Khmer Nam Bộ trên địa bàn Sóc Trăng, Nxb Hội Văn hóa nghệ thuật Sóc Trăng, tr. 194 - 202, viết: “bài bản trong Dù kê có 34 bài hát của Dù kê Khmer Nam Bộ chính thống, 22 bài có nguồn gốc từ kịch Tiều, 16 bài có ảnh hưởng châu Âu, 91 bài chịu ảnh hưởng Campuchia, Lào, Thái Lan, Singapore, Miến Điện”. Trong tham luận “Những đặc trưng cơ bản về âm nhạc trong nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ”, Kỷ yếu, tr. 209; Sơn Ngọc Hoàng cũng viết: “bài bản của Dù kê có 163 bài chia thành 5 nhóm: hát tập thể, hát khi nhân vật vui, hát khi nhân vật buồn, hát tỏ tỉnh, hát khi nhân vật giận hờn”. Hiện chúng tôi chưa rõ vi sao có sự khác nhau này. Xin ghi lại đây tham khảo. Các động tác cơ thể họ di chuyển mạnh mẽ, phần chân tay xoay chuyển rộng và khoa trương để tạo uy thế, vì Chằn luôn dùng võ lực để áp đảo đối phương. Trang phục của Chằn trông thô kệch, dữ tợn. Tướng ác, mồm ngậm hai nanh dài, dùng lưỡi điều khiển, diễn, nói và múa khoa trương tùy vào hoàn cảnh nhân vật trong vở diễn. Đặc điểm thứ bảy, đó là về nơi diễn xuất. Giống như Cải lương, Dù kê cũng được diễn xuất ở các rạp lớn. Các rạp sân khấu lớn ở Trà Vinh, Sóc Trăng với hình ảnh, đạo cụ, màu sắc trang trí trong rạp thu hút sự chú ý của người xem. Khi đoàn Dù kê diễn kịch trên sân khấu của rạp, hệ thống đèn chiếu đủ màu sắc cùng với dàn âm thanh lớn (trong đó cũng phải nói đến dàn âm thanh trong nhạc cụ cổ truyền Dù kê mà các nhạc công đang làm ở bên dưới sân khấu). Tất cả những cái đó đã hòa nhập vào nhau, tạo nên sự sống động trong vở diễn Dù kê và được khán giả hưởng ứng nhiệt liệt. Chị Thạch Thị Sao, phường 7, TP Trà Vinh, nói: “Nghe nhạc điệu của Dù kê cất lên là tôi nôn nao cả người, cỡ nào cũng phải đi cho bằng được”. Chùa Khmer cũng là nơi để diễn xuất trong nghệ thuật sân khấu Dù kê. Trong tâm thức của người Khmer, chùa chính là trung tâm văn hóa – xã hội, nơi sinh hoạt tôn giáo. Hầu hết các gia đình người Khmer đều gắn cuộc đời, hoạt động của mình trong chùa; thường xuyên đi chùa để cầu phúc, cầu an. Ngoài ra, chùa còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa mà hát Dù kê là ví dụ cụ thể. Trong các lễ hội lớn như lễ Dolta, lễ Ok Om Bok, lễ Mừng năm mới (Tết Chôl - chnăm – thmây), các đoàn Dù kê đều tới hát làm phước ở chùa Khmer. Họ hát để “nhờ” khán giả làm phước cúng chùa cầu an, cầu phúc; hát để mong muốn sự thái bình, yên vui. 3. Kết luận Tóm lại có thể nói, Dù kê là một loại nghệ thuật rất đặc biệt của người Khmer. Việc Dù kê ra đời như một cuộc cách tân quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến về hình thức lẫn nội dung và cách thức của người biểu diễn từ cái cũ – cái truyền thống chuyển sang một cái mới mẻ hơn, sáng tỏ hơn và đa dạng hơn. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay đó là sân khấu Dù kê hiện nay đang bị mai một rất nhiều, mà phần lớn là do thiếu một lớp diễn viên trẻ tài năng trong khi diễn viên gạo cuội lùi dần (bằng chứng là các đoàn Dù kê ít dần, không còn nhiều như lúc trước), nội dung vở diễn Dù kê không đổi mới và sự quan tâm không sâu sắc của chính quyền địa phương với Dù kê, đã vô tình làm nó bị mai một đi. Do đó, một trong những nhiệm vụ của chúng ta (nhất là những người làm bên Dù kê) là – làm thế nào để vực dậy nền sân khấu Dù kê vốn sắp suy tàn và biến mất này? Theo chúng tôi, tạm thời sẽ có ba giải pháp: thực hiện đãi ngộ thỏa đáng với nghệ sĩ Dù kê; đầu tư thỏa đáng cho các đoàn để họ còn có đất để diễn; thực hiện phối hợp cơ quan chức năng chuyên ngành văn hóa với chính quyền địa phương để đề ra biện pháp bảo vệ nó. Tuy nhiên, như thế cũng chưa hẳn là đủ. Rồi đây sẽ còn có thêm, có nhiều hơn nữa những biện pháp để cứu vãn một nền nghệ thuật sân khấu Khmer dần mai một này; để đưa văn hóa Việt Nam trở thành nền văn hóa phong phú, đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Tài liệu tham khảo A history of Cambodia. 1862 – 1945. Federal Publication. Bùi Công Ba. 2011. Nghệ thuật Dù kê của người Khmer. Báo Dân tộc và phát triển. Số ra tháng 8/2011. Hoàng Túc. 2011. Diễn ca Khmer Nam Bộ. NXB Thời đại. Hà Nội. Huỳnh Ngọc Trảng. 1987. Người Khmer Cửu Long. Sở Văn hóa Thông tin Cửu Long xuất bản. Nguyễn Đức Hòa. 2011. Lịch sử văn minh thế giới, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. Nhiều tác giả. 2013. Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - di sản văn hóa dân tộc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học. Trường Đại học Trà Vinh. Phan Thị Phương Hạnh. 2011. Văn hóa Khmer Nam Bộ - nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia. Sự thật. Hà Nội. Sơn Lương. 2012. Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù kê Dù kê Khmer Nam Bộ trên địa bàn Sóc Trăng. NXB Hội Văn hóa Nghệ thuật Sóc Trăng. Tiến Trình. 2013. Những truyền nhân cuối cùng - Chằn tinh bên bờ... tuyệt chủng, Báo Thanh niên. Số ra tháng 10/2013. Trần Minh Thương. 2012. Nghệ thuật hát Dù kê của người Khmer Sóc Trăng. Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số ra ngày 15/6/2012. Trường Lưu. 1993. Văn hóa Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Văn hóa dân tộc. Hà Nội. Viện Văn hóa. 1986. Tìm hiểu vốn văn hóa Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang. Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014174 Soá 13, thaùng 3/2014 175 dụng trong Dù kê có 160 bài8, bao gồm: - Bài ca Ba Sắc chính thống: 32 bài - Bài ca Ba Sắc có gốc từ nhạc Mahôri: 90 bài - Bài ca Ba Sắc có gốc từ Quảng, Triều: 22 bài - Bài ca Ba Sắc có gốc từ Pháp, Anh: 16 bài Đặc điểm thứ sáu là về múa. Thời gian đầu sau khi Dù kê ra đời, các diễn viên đều múa theo kiểu múa truyền thống Khmer. Sắm cùng một vai, nhưng vai này sẽ múa khác vai kia (thậm chí có vai thì múa, có vai thì không múa). Vai Chằn là vai hoạt động mạnh nên múa nhiều nhất, nói chính xác là hoạt động hình thể nhiều nhất. Múa Dù kê có hai loại: múa cho vai chính diện và múa cho vai phản diện. Với vai chính diện là vua, hoàng tử, công chúa, các diễn viên múa theo kiểu vũ đạo cổ điển. Họ múa rất mềm với tiết điệu dịu dàng, vừa phải. Trang phục của các nhân vật chính diện thường theo kiểu trang phục truyền thống Khmer, được hóa trang đẹp mắt nhiều màu sắc, nhiều vật trang trí lung linh huyền ảo. Trong khi đó với vai phản diện (Chằn tinh), diễn viên Dù kê múa kiểu khác. Động tác múa của Chằn rất sinh động, nhất là nét mặt. Khi diễn, tùy theo thời điểm mà nét mặt của chằn có biểu hiện khác nhau: hung dữ, giận dữ rất thật và cuốn hút người xem phải chú ý đến tình tiết của vở diễn. 8 Thông tin này là ý kiến trong tham luận “Nghệ thuật sân khấu Dù kê là di sản văn hóa” của Sang Sết, Kỷ yếu hội thảo, tr. 15. Soạn giả Huỳnh Thanh Tuấn trong tham luận “Nét độc đáo của sân khấu Dù kê”, Kỷ yêu Hội thảo, tr. 155 – 156 lại viết: bài bản sử dụng trong Dù kê có 155 bài, chia thành 4 nhóm: - Bài ca Ba Sắc chính thống: 28 bài - Bài ca Ba Sắc có gốc từ nhạc Mahôri: 89 bài - Bài ca Ba Sắc có gốc từ Quảng, Triều: 22 bài - Bài ca Ba Sắc có gốc từ Pháp, Anh: 16 bài Sơn Lương trong Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù kê Dù kê Khmer Nam Bộ trên địa bàn Sóc Trăng, Nxb Hội Văn hóa nghệ thuật Sóc Trăng, tr. 194 - 202, viết: “bài bản trong Dù kê có 34 bài hát của Dù kê Khmer Nam Bộ chính thống, 22 bài có nguồn gốc từ kịch Tiều, 16 bài có ảnh hưởng châu Âu, 91 bài chịu ảnh hưởng Campuchia, Lào, Thái Lan, Singapore, Miến Điện”. Trong tham luận “Những đặc trưng cơ bản về âm nhạc trong nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ”, Kỷ yếu, tr. 209; Sơn Ngọc Hoàng cũng viết: “bài bản của Dù kê có 163 bài chia thành 5 nhóm: hát tập thể, hát khi nhân vật vui, hát khi nhân vật buồn, hát tỏ tỉnh, hát khi nhân vật giận hờn”. Hiện chúng tôi chưa rõ vi sao có sự khác nhau này. Xin ghi lại đây tham khảo. Các động tác cơ thể họ di chuyển mạnh mẽ, phần chân tay xoay chuyển rộng và khoa trương để tạo uy thế, vì Chằn luôn dùng võ lực để áp đảo đối phương. Trang phục của Chằn trông thô kệch, dữ tợn. Tướng ác, mồm ngậm hai nanh dài, dùng lưỡi điều khiển, diễn, nói và múa khoa trương tùy vào hoàn cảnh nhân vật trong vở diễn. Đặc điểm thứ bảy, đó là về nơi diễn xuất. Giống như Cải lương, Dù kê cũng được diễn xuất ở các rạp lớn. Các rạp sân khấu lớn ở Trà Vinh, Sóc Trăng với hình ảnh, đạo cụ, màu sắc trang trí trong rạp thu hút sự chú ý của người xem. Khi đoàn Dù kê diễn kịch trên sân khấu của rạp, hệ thống đèn chiếu đủ màu sắc cùng với dàn âm thanh lớn (trong đó cũng phải nói đến dàn âm thanh trong nhạc cụ cổ truyền Dù kê mà các nhạc công đang làm ở bên dưới sân khấu). Tất cả những cái đó đã hòa nhập vào nhau, tạo nên sự sống động trong vở diễn Dù kê và được khán giả hưởng ứng nhiệt liệt. Chị Thạch Thị Sao, phường 7, TP Trà Vinh, nói: “Nghe nhạc điệu của Dù kê cất lên là tôi nôn nao cả người, cỡ nào cũng phải đi cho bằng được”. Chùa Khmer cũng là nơi để diễn xuất trong nghệ thuật sân khấu Dù kê. Trong tâm thức của người Khmer, chùa chính là trung tâm văn hóa – xã hội, nơi sinh hoạt tôn giáo. Hầu hết các gia đình người Khmer đều gắn cuộc đời, hoạt động của mình trong chùa; thường xuyên đi chùa để cầu phúc, cầu an. Ngoài ra, chùa còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa mà hát Dù kê là ví dụ cụ thể. Trong các lễ hội lớn như lễ Dolta, lễ Ok Om Bok, lễ Mừng năm mới (Tết Chôl - chnăm – thmây), các đoàn Dù kê đều tới hát làm phước ở chùa Khmer. Họ hát để “nhờ” khán giả làm phước cúng chùa cầu an, cầu phúc; hát để mong muốn sự thái bình, yên vui. 3. Kết luận Tóm lại có thể nói, Dù kê là một loại nghệ thuật rất đặc biệt của người Khmer. Việc Dù kê ra đời như một cuộc cách tân quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến về hình thức lẫn nội dung và cách thức của người biểu diễn từ cái cũ – cái truyền thống chuyển sang một cái mới mẻ hơn, sáng tỏ hơn và đa dạng hơn. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay đó là sân khấu Dù kê hiện nay đang bị mai một rất nhiều, mà phần lớn là do thiếu một lớp diễn viên trẻ tài năng trong khi diễn viên gạo cuội lùi dần (bằng chứng là các đoàn Dù kê ít dần, không còn nhiều như lúc trước), nội dung vở diễn Dù kê không đổi mới và sự quan tâm không sâu sắc của chính quyền địa phương với Dù kê, đã vô tình làm nó bị mai một đi. Do đó, một trong những nhiệm vụ của chúng ta (nhất là những người làm bên Dù kê) là – làm thế nào để vực dậy nền sân khấu Dù kê vốn sắp suy tàn và biến mất này? Theo chúng tôi, tạm thời sẽ có ba giải pháp: thực hiện đãi ngộ thỏa đáng với nghệ sĩ Dù kê; đầu tư thỏa đáng cho các đoàn để họ còn có đất để diễn; thực hiện phối hợp cơ quan chức năng chuyên ngành văn hóa với chính quyền địa phương để đề ra biện pháp bảo vệ nó. Tuy nhiên, như thế cũng chưa hẳn là đủ. Rồi đây sẽ còn có thêm, có nhiều hơn nữa những biện pháp để cứu vãn một nền nghệ thuật sân khấu Khmer dần mai một này; để đưa văn hóa Việt Nam trở thành nền văn hóa phong phú, đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Tài liệu tham khảo A history of Cambodia. 1862 – 1945. Federal Publication. Bùi Công Ba. 2011. Nghệ thuật Dù kê của người Khmer. Báo Dân tộc và phát triển. Số ra tháng 8/2011. Hoàng Túc. 2011. Diễn ca Khmer Nam Bộ. NXB Thời đại. Hà Nội. Huỳnh Ngọc Trảng. 1987. Người Khmer Cửu Long. Sở Văn hóa Thông tin Cửu Long xuất bản. Nguyễn Đức Hòa. 2011. Lịch sử văn minh thế giới, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. Nhiều tác giả. 2013. Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - di sản văn hóa dân tộc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học. Trường Đại học Trà Vinh. Phan Thị Phương Hạnh. 2011. Văn hóa Khmer Nam Bộ - nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia. Sự thật. Hà Nội. Sơn Lương. 2012. Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù kê Dù kê Khmer Nam Bộ trên địa bàn Sóc Trăng. NXB Hội Văn hóa Nghệ thuật Sóc Trăng. Tiến Trình. 2013. Những truyền nhân cuối cùng - Chằn tinh bên bờ... tuyệt chủng, Báo Thanh niên. Số ra tháng 10/2013. Trần Minh Thương. 2012. Nghệ thuật hát Dù kê của người Khmer Sóc Trăng. Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số ra ngày 15/6/2012. Trường Lưu. 1993. Văn hóa Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Văn hóa dân tộc. Hà Nội. Viện Văn hóa. 1986. Tìm hiểu vốn văn hóa Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang. Hậu Giang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_dac_diem_cua_nghe_thuat_du_ke_khmer_nam_bo.pdf