Những điểm mới của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo bộ luật dân sự năm 2015
Về bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài
sản, đây là hai biện pháp “mới” được quy định
trong Mục Các biện pháp bảo đảm, thực tế các
biện pháp này đã được quy định trong Bộ luật
Dân sự năm 2005 nhưng ở trong các phần
khác. Bảo lưu quyền sở hữu được ghi nhận
dưới hình thức là mua trả chậm, trả dần tại
khoản 1 Điều 461 Bộ luật Dân sự 2005. Đến
Bộ luật Dân sự năm 2015, bảo lưu quyền sở
hữu trong hợp đồng mua bán được tiếp cận với
tư cách là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ. Cách tiếp cận mới này của Bộ luật Dân sự
năm 2015 phù hợp với bản chất “bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ” của biện pháp bảo lưu quyền sở
hữu. Nó cho thấy sự tiệm cận gần hơn với
thông lệ quốc tế về biện pháp bảo đảm của Bộ
luật Dân sự năm 2015. Bảo lưu quyền sở hữu
phát sinh hiệu lực đối kháng đối với người thứ
ba kể từ thời điểm đăng ký15.
Còn đối với “cầm giữ tài sản” được quy
định tại Điều 416 tại Mục 7 chương XVII phần
thứ ba của Bộ luật Dân sự năm 2005. Đây là
một loại hợp đồng song vụ, bản chất của biện
pháp này là để bảo đảm quyền của bên cầm giữ
được phép chiếm giữ tài sản của bên có nghĩa
vụ nhằm buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện
đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Bộ luật Dân sự
2015 tiếp thu toàn bộ nội dung của Bộ luật Dân
sự năm 2015 về bản chất cầm giữ tài sản, chỉ
“chuyển” biện pháp này đến Mục Các biện
pháp bảo đảm, còn quy định vẫn giữ nguyên.
Đồng thời quy định hiệu lực đối kháng đối với
người thứ ba phát sinh “kể từ thời điểm bên
cầm giữ chiếm giữ tài sản
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm mới của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo bộ luật dân sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
61
Tham khảo pháp luật một số quốc gia trên
thế giới, thì khái niệm giao dịch bảo
đảm (secured transactions) chỉ được áp dụng
đối với các quan hệ nhận bảo đảm bằng động
sản. Tuy nhiên, khái niệm này lại có tính khái
quát cao bởi chỉ xét trên một tiêu chí duy
nhất, đó là mục đích xác lập giao dịch. Theo
đó, mọi giao dịch, không kể tên gọi, hình
thức thể hiện là gì, quyền phát sinh từ giao
dịch đó là như thế nào, nhưng nếu nhằm mục
đích xác lập một lợi ích bảo đảm (secured
interest) đối với động sản thì được gọi là giao
dịch bảo đảm. “Tất cả các biện pháp bảo đảm
đều được điều chỉnh bởi một hệ thống đơn
nhất và thống nhất. Giao dịch bảo đảm là tất
cả các giao dịch, bất kể dưới hình thức nào,
xác lập một quyền lợi bảo đảm trên tài sản
thông qua hợp đồng”2. Với phương thức xác
định như vậy, khái niệm giao dịch bảo đảm
bao quát cả các biện pháp bảo đảm đối vật
truyền thống theo hệ thống luật thành văn
như cầm cố, thế chấp và các giao dịch có tính
chất tương tự như thỏa thuận bán hàng có bảo
lưu quyền sở hữu, cho thuê động sản dài hạn,
quyền ưu tiên theo luật định hoặc theo phán
quyết của Toà án Nói cách khác, mọi giao
dịch liên quan đến động sản đều có thể được
thừa nhận là giao dịch bảo đảm và áp dụng
quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm để
điều chỉnh, nếu giao dịch đó hướng tới việc
xác lập “lợi ích bảo đảm”3. Điều này cũng
đồng nghĩa, các loại hình giao dịch bảo đảm
với tư cách là đối tượng của hoạt động đăng
ký theo quy định của pháp luật các nước này
không bị “bó hẹp” trong khái niệm giao dịch
bảo đảm như ở nước ta.
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Huỳnh Nữ Khuê Các1
1 Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại Tp. Hồ Chí Minh
2 Xuan Thao Nguyen (2016), Kinh nghiệm quốc tế trong việc soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm,
Tài liệu Hội thảo Soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm, Bộ Tư pháp- IFC, tr.14
3 Hồ Quang Huy (2010), Đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”,
đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, tr.41
Tóm tắt: Bài viết đề cập những nội dung mới mang tính đột phá về các biện pháp bảo đảm
nghĩa vụ dân sự (Mục 3 Chương XV, phần thứ 3 của Bộ luật Dân sự năm 2015). Các quy định
này, nhìn một cách tổng thể , đã có sự thay đổi theo hướng gần sát hơn với thông lệ quốc tế. Nội
dung tác giả đề cập đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự dưới góc độ là đối
tượng của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm.
Từ khóa: Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự; Giao dịch bảo đảm; Đăng ký giao dịch
bảo đảm.
Nhận bài: 28/10/2016; Hoàn thành biên tập:25/11/2016; Duyệt đăng: 20/12/2016
The new location of the measures to ensure the implementation of its obligations under
the Civil Code 2015
Abstract: The article mentions the new content breakthrough on Measures to ensure the civil
obligations (Section 3, Chapter XV, section 3 of the Civil Code 2015). These regulations, looked
a whole, there was a change in the direction of much closer to the international rules. Content
authors mention of measures to ensure the implementation of civil obligations in view of the
subject of the registration of security transactions.
Keywords: Measures to Ensure the Civil Obligations; Security Transactions; Registration of
Security Transactions.
Received: Oct 28th, 2016; Editingcompleted: Nov 25th, 2016; Accepted for publication:
Dec 20 th, 2016.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
62
Để khắc phục điều này, Bộ luật Dân sự năm
2015 đã không đề cập khái niệm của giao dịch
bảo đảm theo hướng liệt kê các biện pháp bảo
đảm như Bộ luật Dân sự năm 2005 nữa mà tiếp
cận chúng dưới góc độ là đối tượng của hoạt
động “đăng ký biện pháp bảo đảm”4, đó là: Cầm
cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu
quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài
sản5. Ngoài bảy biện pháp như Bộ luật Dân sự
năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 có bổ sung
thêm hai biện pháp bảo đảm đó là bảo lưu quyền
sở hữu và cầm giữ tài sản, các biện pháp bảo
đảm này mà thực tế đã tồn tại nhưng chưa được
Bộ luật Dân sự năm 2005 xem như là các biện
pháp bảo đảm, đồng thời có một số thay đổi cơ
bản về bản chất của các biện pháp bảo đảm như
thế chấp bằng tài sản của người thứ ba6, cầm cố
tài sản hay bảo lãnh tài sản.
Trong nội dung phần các biện pháp bảo
đảm theo Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng có
thêm một thuật ngữ “mới” xét theo hình thức
thể hiện, đó là thuật ngữ “hiệu lực đối kháng
với người thứ ba”. Thuật ngữ này xét về bản
chất là không mới, đây là sự thể hiện khác đi
của thuật ngữ “giá trị pháp lý đối với người thứ
ba” đã được quy định tại khoản 3 Điều 323 của
Bộ luật Dân sự năm 2005. Việc sử dụng cụm từ
“hiệu lực đối kháng” thay cho “giá trị pháp lý”
giúp cho quy định này chính xác hơn và khoa
học hơn. Bởi lẽ, mọi giao kết, thỏa thuận dân
sự, bao gồm cả thỏa thuận về bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự hợp pháp đều có giá trị
pháp lý đối với người thứ ba và phải được tất
cả các chủ thể khác tôn trọng7, không phụ
thuộc vào việc cam kết, thỏa thuận đó được
hay không được đăng ký. Việc đăng ký trong
trường hợp này chỉ có ý nghĩa là phương thức
pháp lý công bố công khai quyền được bảo
đảm bằng tài sản của bên nhận bảo đảm, để đối
kháng với người thứ ba trong trường hợp có
nhiều lợi ích được thiết lập lên một tài sản.
Nghĩa là, khi biện pháp bảo đảm được đăng ký
thì người thứ ba có lợi ích đối kháng với bên
nhận bảo đảm trong biện pháp bảo đảm được
đăng ký phải tôn trọng quyền được bảo đảm
bằng tài sản của bên nhận bảo đảm, trong đó
có hai quyền năng quan trọng là quyền truy đòi
tài sản bảo đảm và quyền được thanh toán
trước (khoản 2 Điều 297 Bộ luật Dân sự năm
2015). Theo đó, trường hợp có nhiều chủ thể
cùng có lợi ích “đối kháng” nhau trên cùng một
tài sản bảo đảm thì đăng ký chính là căn cứ xác
định lợi ích của chủ thể nào được ưu tiên bảo
vệ trước dựa trên các nguyên tắc quy định tại
Điều 308 Bộ luật Dân sự năm 2015. Nghĩa là,
việc đăng ký chỉ có ý nghĩa trong việc phân
định thứ tự ưu tiên bảo vệ lợi ích được bảo đảm
trong trường hợp có sự đối kháng về lợi ích,
hay nói cách khác có nhiều lợi ích đối kháng
cùng xác lập lên một tài sản bảo đảm, chứ
không phải là điều kiện để giao dịch bảo đảm
có giá trị pháp lý đối với người thứ ba8.
Quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực
đối kháng đối với người thứ ba trong Bộ luật
Dân sự năm 2015 cũng có nhiều điểm khác
biệt. Trước đây, hiệu lực đối kháng đối với
người thứ ba (giá trị pháp lý đối với người thứ
ba) chỉ phát sinh khi có đăng ký giao dịch bảo
đảm và được tính từ thời điểm đăng ký (khoản
3 điều 323 Bộ luật Dân sự năm 2005). Đến Bộ
luật Dân sự năm 2015 thì hiệu lực đối kháng
đối với người thứ ba phát sinh trong hai trường
hợp, một là “các biện pháp bảo đảm được đăng
ký” hoặc là “bên bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm
giữ tài sản”, tùy theo quy định của từng biện
pháp bảo đảm mà hiệu lực đối kháng đối với
người thứ ba sẽ được áp dụng khác nhau ở thời
điểm cụ thể. Việc Bộ luật Dân sự năm 2015
4 Khoản 1 Điều 297 Bộ luật Dân sự năm 2015.
5 Phần thứ 3, Chương XV, Mục 3, tiểu mục 1.
6 Luật không quy định biện pháp này nhưng thực tế các tổ chức tín dụng vẫn ký hợp đồng thế chấp bằng tài sản
của người thứ ba đối với trường hợp người thứ ba bảo lãnh cho bên vay bằng tài sản của mình.
7 Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015.
8 Nguyễn Quang Hương Trà (2016), Một số điểm mới của chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ luật dân
sự 2015.
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
63
quy định hiệu lực đối kháng đối với người thứ
ba theo hướng rộng hơn, không gói gọn trong
biện pháp đăng ký giao dịch bảo đảm như Bộ
luật Dân sự năm 2005 đã tiệm cận tốt hơn với
các quy định của Ủy ban Luật Thương mại
quốc tế của Liên Hiệp quốc (UNCITRAL).
Theo hướng dẫn lập pháp về giao dịch bảo đảm
của UNCITRAL năm 2007 thì hiệu lực đối kháng
đối với bên thứ ba có thể xác định bằng nhiều cách
như: Đăng ký giao dịch bảo đảm, chiếm hữu đối
với một số loại tài sản (hàng hóa, chứng từ về
quyền sở hữu); kiểm soát đối với một số loại tài
sản (như cổ phiếu, trái phiếu) hay bằng phương
thức tự động (không cần làm gì) đối với một số
loại giao dịch bảo đảm đặc thù trên một số loại tài
sản nhất định (bán trả chậm, trả dần có bảo lưu
quyền sở hữu)9.
Về biện pháp cầm cố tài sản: Bộ luật Dân
sự năm 2015 quy định khái niệm biện pháp
cầm cố tại Điều 309 không khác nhiều về câu
chữ so với quy định tại Điều 326 Bộ luật dân
sự 2005. Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005
thì “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây
gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở
hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên
nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự”. Còn Bộ luật Dân sự năm 2015 quy
định “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây
gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở
hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên
nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.
Việc bỏ đi cụm từ “dân sự” có ý nghĩa rằng,
việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng biện
pháp cầm cố không giới hạn trong nghĩa vụ
dân sự mà có thể mở rộng ra các nghĩa vụ khác
của các bên tham gia giao dịch như kinh tế,
thương mại
Về hiệu lực của hợp đồng cầm cố: tại
khoản 1 Điều 310 Bộ luật Dân sự năm 2015
quy định: “Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu
lực từ thời điểm giao kết”, quy định này hoàn
toàn khác với so quy định về hiệu lực của cầm
cố trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Bộ luật
Dân sự năm 2005 quy định đối với hợp đồng
cầm cố tài sản, thì “Cầm cố tài sản có hiệu lực kể
từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận
cầm cố”10. Trước đây, một trong những điểm để
phân biệt sự khác nhau giữa hợp đồng cầm cố và
hợp đồng thế chấp đó là thời điểm chuyển giao
tài sản, tuy nhiên đến thời điểm có hiệu lực của
Bộ luật Dân sự 2015 thì sự phân biệt đó không
còn nữa, hiệu lực hợp đồng cầm cố cũng giống
với hiệu lực của hợp đồng thế chấp, đều phát
sinh từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Về hiệu lực đối kháng đối với người thứ
ba đối với biện pháp bảo đảm cầm cố tài sản
theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 đã có
sự thay đổi, theo đó “cầm cố tài sản có hiệu lực
đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên
nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố”11. Quy
định này hoàn toàn khác so với quy định tại Bộ
luật Dân sự 2005, trước đây, để phát sinh hiệu
lực đối kháng, các bên phải đi đăng ký giao
dịch bảo đảm. Đến ngày 01/01/2017 thì đối với
các trường hợp cầm cố tài sản, bên nhận cầm
cố không cần phải đi đăng ký mà đương nhiên
phát sinh hiệu lực đối kháng đối với người thứ
ba kể từ thời điểm người nhận cầm cố nắm giữ
tài sản cầm cố.
Trong Bộ luật Dân sự 2015 lần đầu tiên
cũng đề cập đến thuật ngữ “cầm cố bất động
sản”. Trước đây, đối với tài sản là bất động sản,
trong các quy định của pháp luật chỉ dùng biện
pháp thế chấp, bởi vì bản chất của biện pháp
cầm cố là cầm giữ, chiếm giữ tài sản, phải có
sự chuyển giao tài sản trên thực tế cho bên
nhận bảo đảm. Các bất động sản cụ thể là
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, quyền
sở hữu công trình trên đất thì chỉ có thể
chuyển giao về mặt giấy tờ chứng minh quyền
9 Xuân Thảo Nguyễn (2015), Bình luận của IFC về dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi: chế định các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ, tài liệu hội thảo lấy ý kiến về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ luật dân sự sửa
đổi, tr.3
10 Xem: Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2005.
11 Khoản 2 Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015.
64
sở hữu của tài sản, không phải chuyển giao về
mặt vật lý của tài sản, nên hiếm khi có trường
hợp cầm cố tài sản là bất động sản. Tuy nhiên,
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tiếp cận việc bảo
đảm tài sản là bất động sản bằng biện pháp cầm
cố cũng là một cách tiếp cận mới. Và để quy
định này đi vào thực tế cần có nhiều văn bản
của luật chuyên ngành, văn bản dưới luật điều
chỉnh, quy định cụ thể hơn để phù hợp với quy
định của Bộ luật Dân sự .
Đối với trường hợp cầm cố tài sản là bất
động sản, thì hiệu lực đối kháng với người thứ
ba không giống như các trường hợp cầm cố tài
sản thông thường, là đương nhiên có hiệu lực
kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài
sản, mà để có hiệu lực đối kháng với người thứ
ba, cầm cố bất động sản phải được đăng ký
giao dịch bảo đảm12.
Về biện pháp thế chấp tài sản: Theo quy
định từ điều 317 đến điều 334 Bộ luật Dân dự
2015, thì biện pháp thế chấp tài sản nhìn dưới
góc độ là đối tượng của hoạt động đăng ký
không khác nhiều so với Bộ luật Dân sự 2005.
Theo quy định tại Điều 342 Bộ luật dân sự năm
2005 thì “thế chấp tài sản là việc một bên (sau
đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở
hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận
thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho
bên nhận thế chấp”. Bộ luật Dân sự năm 2015
cũng có cách tiếp cận tương tự, chỉ đảo cụm từ
“không chuyển giao tài sản” lên trước cụm từ
“bên kia (bên nhận thế chấp)” và bỏ từ “dân
sự” sau cụm từ “thực hiện nghĩa vụ”, đó là
“Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi
là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của
mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không
giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên
nhận thế chấp)”.
Về hiệu lực của hợp đồng thế chấp và hiệu
lực đối kháng đối với người thứ ba trong trường
hợp thế chấp tài sản vẫn giữ nguyên các quy định
của Bộ luật Dân sự năm 2005. Trong Bộ luật
Dân sự năm 2015 có một quy định mới đó là khi
xử lý tài sản là quyền sử dụng đất có tài sản gắn
liền với đất hoặc ngược lại. Trước đây, Bộ luật
Dân sự năm 2005 chưa đề cập đến trường hợp
này, và thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp
bên thế chấp tài sản chỉ thế chấp quyền sử dụng
đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất
hoặc ngược lại. Vì đặc tính tự nhiên vốn có của
tài sản nên trên thực tế đất và tài sản gắn liền với
đất thường là một thể thống nhất về hiện trạng và
tình trạng pháp lý. Trên cơ sở kế thừa các quy
định tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số
11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính
phủ về giao dịch bảo đảm đối với trường hợp xử
lý tài sản như trên, khoản 1 Điều 325 Bộ luật
Dân sự năm 2015 đã quy định: “Trường hợp thế
chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài
sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng
thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài
sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với
đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” và
“Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất
mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở
hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử
dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền
sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
(khoản 1 Điều 326 Bộ luật dân sự 2015). Quy
định này đã giúp tháo gỡ những vướng mắc
trong xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất
không có tài sản gắn liền với đất và ngược lại,
bởi vì phải có cơ chế xử lý đồng thời trong
trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà
không thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc chỉ
thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế
chấp quyền sử dụng đất giúp giải quyết triệt để
tình trạng khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo
đảm, đặc biệt là vấn đề chuyển quyền sở hữu tài
sản thế chấp cho bên mua.
Về trường hợp bên nhận tài sản bảo đảm
ký hợp đồng “thế chấp bằng tài sản của người
thứ ba”, theo quy định của pháp luật hiện hành,
12 Đoạn thứ 2 khoản 2 Điều 310 Bộ luật Dân sự năm 2015.
13 Bộ Tư pháp (2010), Cần nhìn nhận đúng bản chất của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm nghĩa
vụ của người thứ ba.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
65
không có biện pháp bảo đảm nào là thế chấp
bằng tài sản của người thứ ba mà chỉ có biện
pháp thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh. Vì vậy, khi
các bên ký hợp đồng dưới hình thức là hợp
đồng thế chấp bằng tài sản của người thứ ba thì
bị Tòa án tuyên vô hiệu13. Xét về hình thức, bảo
lãnh là biện pháp bảo đảm mang tính “đối
nhân”, nghĩa là bên nhận bảo lãnh cam kết thực
hiện một nghĩa vụ nào đó thay cho bên được
bảo lãnh, đó là việc “người thứ ba (say đây gọi
là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau
đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện
nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi
là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà
bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ.14”, nhưng tại quy
định điều 369 Bộ luật Dân sự năm 2005 lại quy
định “Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện
nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên
bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản
thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên
nhận bảo lãnh”. Vậy xét cho cùng, bản chất của
biện pháp bão lãnh luôn luôn là bằng tài sản. Bởi
lẽ, để bảo đảm cho một nghĩa vụ tài sản, thì
đương nhiên phải dùng một biện pháp bảo đảm
có giá trị bằng tài sản. Khi một bên chấp nhận
biện pháp bảo lãnh của bên thứ ba để bảo đảm
cho nghĩa vụ là họ đã nhìn vào tài sản của bên
nhận bảo lãnh với ước lượng chắc chắn về khả
năng bên bảo lãnh sẽ phải dùng một phần tài sản
để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi có phát sinh.
Để tránh những quan điểm chưa đồng nhất
trong thời gian qua về việc dùng tài sản của
người thứ ba để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sẽ
được thể hiện dưới hình thức là biện pháp bảo
đảm nào, bảo lãnh hay thế chấp bằng tài sản của
người thứ ba. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có
quy định cụ thể về trường hợp này tại khoản 3
Điều 336 : “Các bên có thể thỏa thuận sử dụng
biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh”. Như vậy, biện pháp bảo
lãnh theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015
không còn đơn thuần là biện pháp mang tính đối
nhân mà tùy vào từng trường hợp cụ thể, sẽ có
bảo lãnh mang tính chất “đối nhân” và bảo lãnh
mang tính chất “đối vật”.
Về bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài
sản, đây là hai biện pháp “mới” được quy định
trong Mục Các biện pháp bảo đảm, thực tế các
biện pháp này đã được quy định trong Bộ luật
Dân sự năm 2005 nhưng ở trong các phần
khác. Bảo lưu quyền sở hữu được ghi nhận
dưới hình thức là mua trả chậm, trả dần tại
khoản 1 Điều 461 Bộ luật Dân sự 2005. Đến
Bộ luật Dân sự năm 2015, bảo lưu quyền sở
hữu trong hợp đồng mua bán được tiếp cận với
tư cách là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ. Cách tiếp cận mới này của Bộ luật Dân sự
năm 2015 phù hợp với bản chất “bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ” của biện pháp bảo lưu quyền sở
hữu. Nó cho thấy sự tiệm cận gần hơn với
thông lệ quốc tế về biện pháp bảo đảm của Bộ
luật Dân sự năm 2015. Bảo lưu quyền sở hữu
phát sinh hiệu lực đối kháng đối với người thứ
ba kể từ thời điểm đăng ký15.
Còn đối với “cầm giữ tài sản” được quy
định tại Điều 416 tại Mục 7 chương XVII phần
thứ ba của Bộ luật Dân sự năm 2005. Đây là
một loại hợp đồng song vụ, bản chất của biện
pháp này là để bảo đảm quyền của bên cầm giữ
được phép chiếm giữ tài sản của bên có nghĩa
vụ nhằm buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện
đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Bộ luật Dân sự
2015 tiếp thu toàn bộ nội dung của Bộ luật Dân
sự năm 2015 về bản chất cầm giữ tài sản, chỉ
“chuyển” biện pháp này đến Mục Các biện
pháp bảo đảm, còn quy định vẫn giữ nguyên.
Đồng thời quy định hiệu lực đối kháng đối với
người thứ ba phát sinh “kể từ thời điểm bên
cầm giữ chiếm giữ tài sản16”.
(Xem tiếp trang 70)
14 Điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2005.
15 Khoản 2 điều 331 Bộ luật Dân sự năm 2015.
16 Khoản 2 Điều 347 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_diem_moi_cua_cac_bien_phap_bao_dam_thuc_hien_nghia_vu.pdf