Những điểm mới, sửa đổi, bổ sung trong chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: d) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành; đ) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.” Theo đó, trong mọi trường hợp người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện việc không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự các đồng chí Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân phải hết sức lưu ý, không để xảy ra tình trạng do sơ suất dẫn đến việc giữ người không có lệnh.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm mới, sửa đổi, bổ sung trong chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHGD CSND 33 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Trong Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại Chương XXIV. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 109/2015/ QH13 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật này, các cơ quan hữu quan đã phát NHỮNG ĐIỂM MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG CHƯƠNG CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) TRẦN NGỌC ĐỨC* TÓM TẮT NỘI DUNG Từ trước đến nay, hoạt động tư pháp được Nhà nước bảo vệ chặt chẽ bằng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp pháp luật hình sự. BLHS năm 2015 tiếp tục quy định một chương riêng về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, với những sửa đổi, bổ sung cần thiết phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu làm rõ những điểm mới, sửa đổi, bổ sung trong Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) giúp tìm hiểu một cách có hệ thống về các tội này và một số điểm cần lưu ý khi áp dụng các quy định mới sửa đổi, bổ sung để đấu tranh phòng, chống tội phạm này có hiệu quả hơn. Từ khóa: Điểm mới; hoạt động tư pháp; Bộ luật hình sự. SUMMARY Up to now, public justice activities was firmly protected by the State with many methods including Criminal law. The Criminal Code 2015 had one specific chapter to regulate public justice offences with necessary amendments and supplementations to meet the demand of crime prevention and judicial reform policy of our State. In this article, the author presented his study of new points of the amendments and supplementations in Chapter of public justice offences in the Criminal Code 2015 (Amended in 2017). This article helps study the system of public justice offences and some noticeable points to apply amended regulations in crime prevention. Key words: New point; public justice offences; Criminal Code. * Trường Đại học Cảnh sát nhân dân 34 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hiện và phản ánh yếu tố cấu thành của các tội phạm quy định tại các điều 378, 386, 387, 388 chưa phù hợp với thực tiễn, nên chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm; quy định về viện dẫn, các từ ngữ dùng trong điều luật tại các điều 369, 370, 377, 389 chưa bảo đảm tính chính xác, logic, rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc giải thích và áp dụng các quy định này. Ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/ QH13, trong đó có sửa đổi, bổ sung các điều nêu trên. Theo đó, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) đã sửa đổi, bổ sung tất cả 23 điều trong Chương XXII của BLHS năm 1999 và bổ sung mới 02 điều, tạo thành Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, gồm 25 điều (từ Điều 367 đến Điều 391). Đối chiếu với những yêu cầu đặt ra đối với việc sửa đổi, bổ sung các tội xâm phạm hoạt động tư pháp1, có thể nhận thấy: Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã thể chế hóa đúng đắn, đầy đủ chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp nêu tại Nghị quyết số 48/NQ- TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; cụ thể hóa quy định tại Điều 20 của Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định”; nội luật hóa các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. So với Chương XXII của Bộ luật Hình sự năm 1999, Chương XXIV của BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung 03 nội dung lớn2. Cụ thể như sau: 1. Sửa đổi khái niệm, phạm vi các tội xâm phạm hoạt động tư pháp BLHS năm 2015 đã sửa đổi khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp nhằm 1 Xem Nguyễn Hòa Bình, Chuyên đề những nội dung mới sửa đổi, bổ sung trong Chương các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Bộ luật Hình sự năm 2015, page/portal/tandtc/ttsktand/43713043?pers_ id=1751942&folder_id=&item_id=225618731&p_ details=1, cập nhật ngày 08/12/2017. TẠP CHÍ KHGD CSND 35 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đảm bảo tính khái quát cao, như sau: “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án”3. Trong đó, hoạt động tố tụng là quá trình (trình tự) giải quyết vụ án, vụ việc ở các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính - lao động - kinh doanh thương mại bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành  tố tụng, người tiến hành  tố tụng, người tham gia  tố tụng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, mọi công dân góp phần vào việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật4. Việc sử dụng khái niệm “hoạt động tố tụng” thay cho cách liệt kê các cơ quan một cách không đầy đủ của BLHS năm 1999, không những giúp bao quát hết phạm vi các chủ thể tham gia vào hoạt động tư pháp, mà còn giúp khắc phục tình trạng chưa thật rõ nội hàm của một số khái niệm liên quan đến hoạt động tư pháp như “quyền tư pháp”, “cơ quan tư pháp”, “hoạt động tư pháp”. Thực tế đã cho thấy, theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW, quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các quy định của pháp luật hiện hành về các hoạt động tố tụng thì hiện nay vẫn chưa thật rõ nội hàm của các khái niệm này. Việc sửa đổi, bổ sung cả 23 điều trong Chương XXII của BLHS năm 1999 và bổ sung mới 02 điều, tạo thành Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp gồm 25 điều để mở rộng phạm vi của nhóm tội phạm này (các tội danh trong nhóm) là hợp lý, vì hoạt động của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan góp phần vào việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau, có chung mục tiêu bảo vệ và bảo đảm nền tư pháp đúng đắn, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân góp phần thực thi công lý mang lại công bằng và ổn định xã hội. Theo đó, hoạt động tư pháp với phương diện là đối tượng bảo vệ của BLHS năm 2015 rộng hơn khái niệm hoạt động “tư pháp” được hiểu theo nghĩa chỉ là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; đồng thời cũng không trùng với khái niệm “hoạt 2 Về tổng thể, việc sửa đổi, bổ sung tập trung vào 06 điểm: (1) Sửa đổi khái niệm, phạm vi các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; (2) Sửa đổi, bổ sung phạm vi chủ thể thực hiện tội phạm, đối tượng tác động của tội phạm trong một số tội; (3) Tăng nặng hình phạt đối với một số tội; (4) Bổ sung khung tăng nặng, các tình tiết định khung tăng nặng TNHS và cụ thể hóa các tình tiết có tính “định tính”; (5) Sửa đổi bổ sung tội dùng nhục hình và tội bức cung; (6) Tội phạm hóa đối với hành vi vi phạm quy định về giam, giữ; hành vi gây rối trật tự phiên tòa. 3 Điều 292 BLHS năm 1999 chỉ quy định: Các hoạt động tư pháp bao gồm hoạt động của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án. 4 Theo Nguyễn Hòa Bình, Chuyên đề những nội dung mới sửa đổi, bổ sung trong Chương các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Bộ luật Hình sự năm 2015, page/portal/tandtc/ttsktand/43713043?pers_ id=1751942&folder_id=&item_id=225618731&p_ details=1, cập nhật ngày 08/12/2017. 36 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) động của các cơ quan tiến hành tố tụng” trong Luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng hành chính, Luật tố tụng dân sự... Việc BLHS năm 2015 đã sửa đổi khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp không chỉ xuất phát từ ý nghĩa tố tụng của hoạt động này, mà vấn đề là ở chỗ cần thiết phải bảo vệ bằng các biện pháp pháp luật hình sự đối với hoạt động tư pháp với tính cách là hoạt động xét xử và các hoạt động khác liên quan hoặc bổ trợ cho hoạt động xét xử. Theo đó, trong một số trường hợp, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp có thể xâm phạm đến 02 khách thể là: Hoạt động đúng đắn của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; và quyền tự do dân chủ của công dân5 (bức cung, dùng nhục hình, truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội). Đây chính là đặc điểm giúp phân biệt các tội xâm phạm hoạt động tư pháp với các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, trật tự công cộng, các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân. 2. Sửa đổi, bổ sung phạm vi chủ thể thực hiện tội phạm, đối tượng tác động của tội phạm trong cấu thành tội phạm của 15 tội Trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, giải quyết các tranh chấp trên cơ sở pháp luật và các nguyên tắc của tố tụng, bảo đảm thi hành các bản án và quyết định của cơ quan xét xử nhưng khi bị các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến thì chính hoạt động đúng đắn đó lại trở thành đối tượng xâm hại của tội phạm. Chính đặc điểm này giúp nhà làm luật xác định được tính chất nguy hiểm cho xã hội của các hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp, từ đó mà xây dựng một cách đầy đủ và hoàn chỉnh các cấu thành tội phạm cụ thể trong nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tránh được việc quy định các hành vi chưa cần thiết xử lý hình sự vào Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, đồng thời cũng tránh những chỗ hổng, bỏ lọt một số hành vi nguy hiểm xâm phạm đến hoạt động tư pháp trong BLHS. Cùng với việc sửa đổi khái niệm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo hướng mở rộng nêu trên, tại một số tội phạm cụ thể thì phạm vi chủ thể thực hiện tội phạm hoặc đối tượng tác động của tội phạm cũng được điều chỉnh theo hướng mở rộng nhằm bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan khác, bảo đảm việc áp dụng điều luật được chính xác, thống nhất. Cụ thể như sau: + Sửa đổi cơ bản về cấu thành tội phạm của tội dùng nhục hình (khoản 1 Điều 373), theo đó, mở rộng chủ thể thực 5 Xem Nguyễn Tất Viễn, Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, năm 2016, tr. 42. TẠP CHÍ KHGD CSND 37 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hiện hành vi không chỉ ở các giai đoạn tố tụng, thi hành án mà cả ở giai đoạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính. Chủ thể của tội dùng nhục hình được bổ sung thêm loại chủ thể có liên quan trong áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính. Cùng với đó, ngoài hành vi dùng vũ lực, nếu có hành vi đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm (bạo lực tinh thần) đối với người khác dưới bất kỳ hình thức nào cũng cấu thành tội phạm này, cụ thể: “Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào”. + Chủ thể của tội bức cung (Điều 374) được bổ sung thêm loại chủ thể có liên quan trong áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính, theo đó chủ thể của tội phạm này là người nào trong hoạt động tố tụng; đồng thời mở rộng phạm vi xử lý hình sự, theo đó, chỉ cần có hành vi trái pháp luật ép buộc người khai báo phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc là cấu thành tội phạm này, kể cả thông tin đúng cũng như thông tin sai sự thật6 để nội luật hóa Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người năm 19847 mà Việt Nam là thành viên. Khoản 1 Điều 374 quy định cụ thể: “Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. + Sửa đổi cấu thành tội phạm của tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371), theo đó mở rộng chủ thể là người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án đảm bảo thống nhất với khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Điều 367; quy định rõ hậu quả do hành vi phạm tội này gây ra và cụ thể hành vi phạm tội như sau: Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích  của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc trường 6 BLHS năm 1999 quy định, hành vi cấu thành tội phạm này phải là hành vi trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật và gây hậu quả nghiêm trọng. 7 Khoản 1 Điều 4 Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người năm 1984 quy định: Mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng mọi hành vi tra tấn đều cấu thành tội phạm theo luật hình sự của nước mình. 8 Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội; Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; Tội ra bản án trái pháp luật; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật; Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù. 38 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hợp quy định tại các điều 368, 369, 370, 377 và 3788 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. + Sửa đổi tên điều luật “Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật” (Điều 297 BLHS năm 1999) thành “Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật” (Điều 372 BLHS năm 2015). Đồng thời, sửa đổi cấu thành tội phạm của tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật, theo đó thay thuật ngữ “nhân viên tư pháp” bằng thuật ngữ “người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án” đảm bảo thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành; quy định rõ hậu quả do hành vi phạm tội này gây ra và cụ thể hóa hành vi phạm tội, cụ thể như sau: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Theo đó, đối tượng tác động của tội phạm này được mở rộng so với tội phạm ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật quy định tại Điều 297 BLHS năm 1999, không chỉ là nhân viên tư pháp mà là tất cả những người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp. + Hình sự hóa đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ việc và bổ sung vào cấu thành tội phạm của tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc (Điều 375) cho thống nhất với quy định của pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự hiện hành; mở rộng phạm vi chủ thể của tội này, theo đó ngoài Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp (chẳng hạn như người phiên dịch, người giám định), người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại cũng có thể trở thành chủ thể của tội này vì họ có cơ hội tiếp xúc với hồ sơ vụ án, vụ việc. + Sửa đổi cấu thành tội phạm của tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn (Điều 376), theo đó thay cụm từ “người bị giam, tạm giữ” bằng cụm từ “người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù”. So với quy định tại Điều 301 BLHS năm 1999, Điều 376 BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể thiếu trách nhiệm là hành vi “không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về quản lý, canh gác, áp giải”. Cụ thể như sau: “1. Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc TẠP CHÍ KHGD CSND 39 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tội phạm nghiêm trọng trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm vụ án bị tạm đình chỉ; b) Người bỏ trốn trả thù người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng; c) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng”. + Sửa đổi cấu thành tội phạm của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377), theo đó ngoài hành vi không ra quyết định trả tự do và không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật như trong Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 còn quy định các hành vi cấu thành tội phạm như sau: Ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật; Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành; Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn. + Sửa đổi cấu thành tội phạm của tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù (Điều 378), theo đó thay cụm từ “người bị giam, tạm giữ” bằng cụm từ “người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù” cho thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành. + Sửa đổi, bổ sung cấu thành tội phạm của tội không chấp hành án (Điều 380), theo đó bổ sung trường hợp “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” và bỏ hình phạt cải tạo không giam giữ, đồng thời giảm mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm xuống còn từ 03 tháng đến 02 năm trong khoản 1 của Điều luật, cụ thể như sau: “Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”. + Mở rộng chủ thể của tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối (Điều 382), gồm người định giá tài sản, người dịch thuật, người bào chữa. + Sửa đổi cấu thành tội phạm của tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu (Điều 383), theo đó thay vì quy định chung chung như trước đây, Điều luật quy định cụ thể chủ thể của tội phạm gồm người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật; không quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi từ chối khai báo mà 40 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không có lý do chính đáng của người bị hại vì họ đã bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản nên nếu họ từ chối khai báo, từ chối việc được bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra mà xử lý hình sự đối với họ là không thỏa đáng. Đồng thời, BLHS năm 2015 loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người làm chứng là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Trước đây, theo quy định tại Điều 308 BLHS năm 1999, chủ thể của tội từ chối khai báo, kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu có thể là người tham gia tố tụng như giám định viên, phiên dịch viên,... và còn có thể là người làm chứng, người chứng kiến, người biết rõ về tội phạm mà từ chối khai báo,... Tuy nhiên, thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm đã cho thấy, do chúng ta chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ nhân chứng nên người dân ít khi chủ động khai báo, thậm chí là buộc phải từ chối khai báo để tự bảo vệ mình và gia đình khỏi sự đe doạ của bọn phạm tội. Do đó, một khi Nhà nước chưa có cơ chế bảo vệ người làm chứng thì không nên buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu từ chối khai báo. Khoản 1 Điều 383 BLHS năm 2015 quy định cụ thể như sau: “Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này9, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm”. + Quy định cụ thể hành vi phạm tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu (Điều 384) và bổ sung đối tượng có thể bị mua chuộc, cưỡng ép gồm đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự; người định giá tài sản, người dịch thuật. Cụ thể như sau: “Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm”. + Hình sự hóa hành vi giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền trong cấu thành tội phạm của tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản (Điều 385). Cụ thể như sau: 9 Khoản 2 Điêu 19 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. TẠP CHÍ KHGD CSND 41 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) “Người nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phá huỷ niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền; b) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc huỷ hoại tài sản bị kê biên”. + Thay cụm từ “Người nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải” bằng cụm từ “Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải”; bổ sung chủ thể là người đang chấp hành án phạt tù trong cấu thành tội phạm của tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử (Điều 386). Cụ thể như sau: “Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. + Thay cụm từ “Người nào đánh tháo người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải” bằng cụm từ “Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải” trong cấu thành tội phạm của tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù (Điều 387) cho thống nhất với các luật khác; bổ sung đối tượng tác động là người đang bị chấp hành án phạt tù và bỏ quy định “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” tại khoản 2 của Điều luật. + Bổ sung các trường hợp che giấu tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự trong cấu thành tội phạm của tội che giấu tội phạm (Điều 389) ở 11 điều luật như: Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154); Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219); Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220); Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221) - Điều 390 (Tội không tố giác tội phạm) bổ sung quy định loại trừ nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này10. Cụ thể như sau: Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ 10 Khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tài Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Khoản 3 Điều 19 quy định người không tố giác tội phạm là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa. 42 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 3. Bổ sung 02 tội mới - Tội vi phạm quy định về giam giữ (Điều 388) Thực tiễn cho thấy việc hình sự hoá một số hành vi phạm của phạm nhân cũng như của cán bộ thực thi nhiệm vụ tại các cơ sở giam giữ là cần thiết nhằm bảo đảm an ninh, an toàn cho các cơ sở giam giữ, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm, tạo môi trường lành mạnh cho các đối tượng cải tạo, trong sạch hoá đội ngũ cán bộ, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với cơ quan thực thi pháp luật. Hoạt động quản lý các cơ sở giam giữ trong những năm gần đây cho thấy, tình trạng vi phạm pháp luật tại các cơ sở này của người chấp hành án ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng. Một số vi phạm chủ yếu như nổi loạn, gây rối, chống phá các cơ sở giam giữ; chế tạo vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng máy móc, thiết bị thông tin liên lạc tại cơ sở giam giữ;... nhiều trường hợp, phạm nhân móc nối với cán bộ quản giáo, các cơ sở bên ngoài để thực hiện các hành vi vi phạm11. Chính vì vậy, BLHS năm 2015 đã hình sự hóa hành vi vi phạm quy định về giam giữ và quy định tại điều 388, để bảo đảm an ninh, an toàn cho các cơ sở giam giữ, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm, tạo môi trường lành mạnh cho các đối tượng cải tạo, trong sạch hoá đội ngũ cán bộ, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với cơ quan thực thi pháp luật. Cấu thành cơ bản tội vi phạm quy định về giam giữ có hai dạng hành vi khách quan: - Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ (điểm a Khoản 1 Điều 388); - Hành vi của người không có trách nhiệm mà đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân hoặc phương tiện ghi âm, ghi hình trong cơ sở giam giữ (điểm b Khoản 1 Điều 388). Người thực hiện hành vi nêu trên chỉ cấu thành tội phạm khi thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; hoặc là đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm; hoặc là đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp (Điều 391) 11 Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bản thuyết minh chi tiết về Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Hà Nội, tháng 4/2015, tr. 121 - 122. TẠP CHÍ KHGD CSND 43 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Thực tiễn trong những năm gần đây cho thấy, nhiều phiên tòa đã bị tạm ngừng hoặc bị gây rối nghiêm trọng do người tham dự phiên tòa, đặc biệt là người phạm tội, người thân của người bị hại mắng chửi, thóa mạ, hành hung Hội đồng xét xử, đập phá tài sản ngay tại phòng xét xử gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội, làm giảm uy nghiêm của cơ quan công quyền12. Để góp phần khắc phục tình trạng này, BLHS năm 2015 đã hình sự hóa hành vi thoá mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác (như Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án) và những người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, bảo đảm sự tôn nghiêm của pháp luật, trật tự tại phiên toà, phiên họp, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của những người thực thi pháp luật tại phiên tòa, phiên họp. Về cấu thành tội phạm: + Khoản 1 điều luật là cấu thành cơ bản quy định việc xử lý hình sự đối với người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật Hình sự. + Khoản 2 quy định về các tình tiết định khung tăng nặng với các tình tiết: “Dẫn đến phải dừng phiên tòa, phiên họp”, “Hành hung Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này”. 4. Về một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng - Đối với quy định tại Điều 370 (Tội ra bản án trái pháp luật) và quy định tại Điều 371 (Tội ra quyết định trái pháp luật). So với quy định của BLHS năm 1999, quy định tại khoản 1 Điều 370 và khoản 1 Điều 371 BLHS năm 2015 vẫn giữ nguyên cấu thành cơ bản quy định người ra bản án, quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lý. Vì vậy, để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Thẩm phán, Hội thẩm hay người có thẩm quyền khác về tội này thì bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý13. Theo đó, họ phải biết và biết rõ là bản án, quyết định đó là trái pháp luật thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với trường hợp ra bản án, quyết 12 Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bản thuyết minh chi tiết về Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Hà Nội, tháng 4/2015, tr. 122 - 123. 13 Xem Nguyễn Hòa Bình, Chuyên đề những nội dung mới sửa đổi, bổ sung trong Chương các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Bộ luật Hình sự năm 2015, page/portal/tandtc/ttsktand/43713043?pers_ id=1751942&folder_id=&item_id=225618731&p_ details=1, cập nhật ngày 08/12/2017. 44 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) định trái pháp luật, bị hủy nhưng không phải do lỗi cố ý của người có thẩm quyền thì họ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. - Đối với quy định tại Điều 377 (Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật) Điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 377 BLHS năm 2015 quy định: “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: ..... d) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành; đ) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.” Theo đó, trong mọi trường hợp người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện việc không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự các đồng chí Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân phải hết sức lưu ý, không để xảy ra tình trạng do sơ suất dẫn đến việc giữ người không có lệnh. T.N.Đ Tài liệu tham khảo 1. Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bản thuyết minh chi tiết về Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Hà Nội, tháng 4/2015. 2. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 48/NQ- TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 3. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 49/NQ- TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 4. Nguyễn Hòa Bình, Chuyên đề những nội dung mới sửa đổi, bổ sung trong Chương các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Bộ luật Hình sự năm 2015, portal/tandtc/ttsktand/43713043?pers_ i d = 1 7 5 1 9 4 2 & f o l d e r _ i d = & i t e m _ id=225618731&p_details=1, cập nhật ngày 08/12/2017. 5. Đại hội đồng Liên hợp quốc, Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, thông qua ngày 10/12/1984 theo Nghị quyết 39/46, có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. 6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10. (Nhận bài: 07/01/2018; hoàn thành biên tập: 15/01/2018; duyệt đăng: 25/01/2018)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_diem_moi_sua_doi_bo_sung_trong_chuong_cac_toi_xam_pham.pdf
Tài liệu liên quan