Những điểm mới trong việc xác định và điều chỉnh các loại giá xây dựng theo các văn bản pháp luật năm 2016
Đối với hợp đồng theo thời gian:
Điều chỉnh đơn giá khi thời gian thực
tế tăng hoặc giảm lớn hơn 20% thời gian
thực hiện ghi trong HĐ.
Bổ sung chuyên gia hợp lý chưa có
mức thù lao cho chuyên gia trong HĐ.
Khi Nhà nước thay đổi chính sách về
thuế, tiền lương làm thay đổi mặt bằng tiền
lương chuyên gia ảnh hưởng trực tiếp đến
giá hợp đồng; và các bên có thỏa thuận trong
hợp đồng.
Quy định cụ thể hơn thông tư cũ.
Tóm lại, sau sáu năm thực hiện các quy
định về quản lý chi phí và hợp đồng ban
hành năm 2010 đã bộc lộ nhiều thiếu sót, bất
cập. Sự ra đời của nghị định 32, nghị định
37 và các thông tư hướng dẫn đã khắc phục
được những hạn chế và có những thay đổi
kịp thời phù hợp với thực tế giúp cho quá
trình xác định và quản lý chi phí đầu tư xây
dựng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn
còn những chỗ còn gây khó hiểu, khó áp
dụng và chưa hợp lý cần được các cơ quan
chức năng có sự điều chỉnh và hướng dẫn cụ
thể hơn
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm mới trong việc xác định và điều chỉnh các loại giá xây dựng theo các văn bản pháp luật năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 21-11/2016
69
69
NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH VÀ ĐIỀU CHỈNH CÁC LOẠI
GIÁ XÂY DỰNG THEO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT NĂM 2016
THE NEW INFOMATION IN DETERMINATION & ADJUSTMENT COSTS OF
CONSTRUCTION PROJECTS BY THE LEGAL DUCUMENTS IN 2016
Đỗ Thị Thu
Bộ môn Quản lý dự án Xây dựng, ĐH GTVT TP.HCM
Tóm tắt: Bài báo trình bày những điểm mới cơ bản trong việc xác định và điều chỉnh các loại giá
của dự án, công trình xây dựng (tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá hợp đồng) sau khi
có sự thay đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan từ năm 2015 tới đầu năm 2016.
Từ khóa: Tổng mức đầu tư, dự toán, giá hợp đồng.
Abstract: This paper presents the basic new information in determining and adjustment cost of
construction projects (total investment, cost estimates, price of contract) after changing legal
ducuments related from 2015 to early 2016.
Keyword: Total investment, cost estimates, price of contract.
1. Giới thiệu
Vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016,
một loạt các văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực kinh tế xây dựng ra đời, trong
đó có các văn bản về lập - quản lý chi phí
đầu tư xây dựng và hợp đồng trong hoạt
động xây dựng. Các văn bản này thay thế
cho các văn bản cũ đã được áp dụng từ nhiều
năm trước, cụ thể là:
- Nghị định số 32/2015/NĐ - CP: Quy
định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thay
thế Nghị định số 112/2009/NĐ - CP.
- Thông tư 06/2016/TT - BXD:
Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây
dựng thay thế cho ba thông tư là: Thông tư
04/2010/TT - BXD hướng dẫn lập và quản lý
chi phí đầu tư xây dựng, Thông tư
06/2010/TT - BXD hướng dẫn xác định giá
ca máy và Thông tư 02/2011/TT - BXD
hướng dẫn xác định chỉ số giá xây dựng.
- Nghị định 37/2015/NĐ – CP: Quy
định chi tiết về hợp đồng xây dựng thay thế
Nghị định 48/2010/NĐ – CP.
- Thông tư 07/2016/TT - BXD:
Hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây
dựng thay thế Thông tư 08/2010/TT – BXD.
- Thông tư 08/2016/TT/BXD Hướng
dẫn hợp đồng tư vấn xây dựng thay thế
Thông tư 08/2011/TT-BXD.
- Thông tư 09/2016/TT – BXD:
Hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng thay
thế Thông tư 09/2011/TT-BXD.
Những sự thay thế này dẫn tới rất nhiều
thay đổi trong việc xác định và quản lý các
loại giá của dự án xây dựng: Ảnh hưởng trực
tiếp tới việc xác định tổng mức đầu tư, dự
toán công trình, dự toán gói thầu, giá hợp
đồng, giá thanh toán, quyết toán,của công
trình và việc điều chỉnh chúng khi có các yếu
tố dẫn tới phát sinh.
Trong phạm vi bài báo chỉ trình bày
những điểm mới trong việc lập và điều chỉnh
tổng mức đầu tư, dự toán công trình và giá
hợp đồng. Đây là những loại giá quan trọng,
đánh dấu mỗi giai đoạn thực hiện của một dự
án, một công trình xây dựng.
2. Tổng mức đầu tư (TMĐT)
Tổng mức đầu tư và dự toán công trình
được quy định trong Nghị định 32/2016/NĐ
– CP và được làm rõ trong thông tư hướng
dẫn số 06/2016/TT - BXD.
Trước tiên, cần nói tới đối tượng áp
dụng của hai văn bản này đã có sự thay đổi
so với các văn bản được thay thế, cụ thể: đối
tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư
xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách
nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân
sách (các dự án vốn công trái quốc gia, vốn
trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính
quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển
chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ
nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước, ), còn theo nghị định cũ là:
các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở
70
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016
70
lên. Như vậy, đối tượng áp dụng đã được xác
định rõ ràng hơn, cụ thể hơn.
2.1. Xác định tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ
chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác
định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội
dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi
đầu tư xây dựng. Nội dung TMĐT xây dựng
gồm:
TMĐT = GBT,TĐC + GXD + GTB + GQLDA +
GTV + GK + GDP
Trong đó:
GBT,TĐC: Chi phí bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư
GXD: Chi phí xây dựng
GTB: Chi phí thiết bị
GQLDA: Chi phí quản lý dự án
GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
GK: Chi phí khác
GDP: Chi phí dự phòng
So với Nghị định 112/2009/NĐ – CP thì
thành phần chi phí trong TMĐT không
thay đổi, chỉ thay đổi về vị trí các loại chi
phí theo hướng hợp lý hơn về trình tự thực
hiện và mức độ quan trọng của loại chi phí:
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
được đưa lên đầu tiên, sau đó mới tới chi phí
xây dựng, thiết bị,Rõ ràng hướng thay đổi
này là hợp lý bởi đối với đa số các loại công
trình xây dựng (nhất là công trình giao
thông) thì công tác giải phóng mặt bằng luôn
được thực hiện trước tiên và cũng là chi phí
chiếm tỷ trọng cao nhất trong TMĐT.
Ngoài ra, nội dung một số chi phí trong
TMĐT cũng có thay đổi: Chi phí bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư: Bổ sung thêm trường
hợp được đền bù đối với công trình trên
mặt nước, Chi phí khác có thêm chi phí
hạng mục chung và một số thay đổi trong
Chi phí xây dựng.
2.2. Thẩm định, phê duyệt tổng mức
đầu tư:
Thẩm quyền thẩm định TMĐT:
Nếu như Nghị định 112/2009 chỉ ghi:
“Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định
tổng mức đầu tư hoặc thuê các tổ chức, cá
nhân tư vấn thực hiện công tác quản lý chi phí
đủ điều kiện năng lực thẩm tra” thì qua Nghị
định mới, những đối tượng có thẩm quyền
thẩm định TMĐT được quy định cụ thể theo
loại dự án, ví dụ:
a) Dự án quan trọng quốc gia thì Hội
đồng thẩm định nhà nước do Thủ tướng
Chính phủ thành lập chủ trì tổ chức thẩm
định;
b) Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà
nước do cơ quan chuyên môn về xây dựng
theo phân cấp chủ trì tổ chức thẩm định;
2.3.Điều chỉnh tổng mức đầu tư:
Nội dung TMĐT xây dựng điều
chỉnh:
TMĐT XÂY DỰNG ĐIỀU CHỈNH =
TMĐT XÂY DỰNG ĐÃ PHÊ DUYỆT ±
GIÁ TRỊ TĂNG (GIẢM)
Các trường hợp được điều chỉnh
TMĐT:
Ngoài các trường hợp được quy định tại
khoản 5 Điều 134 Luật xây dựng, quy định
mới bổ sung thêm: Trường hợp sử dụng hết
chi phí dự phòng trong TMĐT đã duyệt thì
chủ đầu tư xác định bổ sung chi phí dự
phòng do trượt giá khi chỉ số giá XD do cơ
quan nhà nước công bố lớn hơn chỉ số giá
XD sử dụng trong TMĐT đã phê duyệt.
Thẩm quyền phê duyệt TMĐT điều
chỉnh:
Người quyết định đầu tư vẫn là người
phê duyệt TMĐT điều chỉnh.
Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các
chi phí nhưng không làm thay đổi TMĐA
đã duyệt, thì chủ đầu tư (CĐT) tổ chức điều
chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư và
chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh của
mình.
3. Dự toán công trình:
3.1. Xác định dự toán công trình:
Dự toán công trình = GXD + GTB + GQLDA
+ GTV + GK + GDP
Trong đó:
Chi phí xây dựng: GXD = T + C +
TL +GTGT
Trong đó:
- T: là chi phí trực tiếp, T = VL + NC +
M (gồm các chi phí vật liệu, nhân công và
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 21-11/2016
71
71
máy thi công, không bao gồm chi phí trực
tiếp khác)
Đặc biệt, Thông tư 06/2016/TT-BXD
quy định về trường hợp điều chỉnh chi phí
nhân công và chi phí máy thi công với hệ số
Knc, Km là những hệ số điều chỉnh cho
những khối lượng công việc làm đêm.
Có thể thấy việc cho phép điều chỉnh với
những công việc phải làm đêm đã đáp ứng
mong mỏi của rất nhiều nhà thầu thi công,
bởi lẽ với các công trình xây dựng hiện nay
đa số các nhà thầu đều phải tổ chức thi công
ngoài giờ thì mới đáp ứng được yêu cầu gấp
rút về tiến độ của chủ đầu tư.
Tuy nhiên với chỉ một trường hợp được
điều chỉnh này sẽ rất khó cho người lập dự
toán nếu như sử dụng các tập đơn giá xây
dựng cơ bản của các địa phương như trước
đây, vì không có hệ số điều chỉnh do thay đổi
mặt bằng giá giữa thời điểm lập đơn giá với
thời điểm lập dự toán.
Như vậy, khi áp dụng Thông tư mới này
để lập dự toán cho một công trình, bắt buộc
phải lập được đơn giá thực tế (gồm vật liệu,
nhân công và máy thi công) của các công tác
thi công công trình đó. Bên cạnh đó, việc xác
định“tỷ lệ khối lượng công việc phải làm
đêm” cũng không hề đơn giản.
- C: là chi phí chung
Chi phí chung vẫn được tính theo tỷ lệ
phần trăm của chi phí trực tiếp hoặc chi phí
nhân công tuy nhiên với mỗi loại công trình
tỷ lệ phần trăm này phụ thuộc vào chi phí
xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu
tư, tức là tính theo quy mô dự án. Điều này
mới nghe tưởng chừng hợp lý, nhưng xét kỹ
lại thì thấy đây là chi phí chung trong dự
toán của công trình, hạng mục công trình xây
dựng do nhà thầu thực hiện mà lại phụ thuộc
vào quy mô của dự án, trong khi dự án thì có
thể gồm nhiều công trình, hạng mục công
trình khác nhau, thì lại trở thành bất hợp lý!
Hơn nữa, cách tính này cũng gây khó
khăn cho những đơn vị như nhà thầu xây
dựng lập giá dự thầu, khi không biết được
chính xác chi phí xây dựng trước thuế trong
tổng mức đầu tư là bao nhiêu để áp dụng tỷ
lệ phần trăm chi phí chung cho phù hợp.
Kiến nghị:
Chi phí chung nên được tính căn cứ vào
quy mô của công trình, hạng mục công trình
(chứ không phải quy mô dự án), tức là căn
cứ vào chi phí trực tiếp (tổng vật liệu + nhân
công + máy thi công) đã tính được trước đó
để xác định tỷ lệ phần trăm chi phí chung
tương ứng cho mỗi loại công trình.
- LT: Thu nhập chịu thuế tính trước,
được tính trên tỷ lệ phần trăm của tổng chi
phí trực tiếp và chi phí chung (không có thay
đổi)
Chi phí khác: Đây là loại chi phí có
nhiều thay đổi nhất trong Dự toán công trình
cũng như trong Tổng mức đầu tư, bao gồm:
- Ci: chi phí khác thứ i (i=1n) được xác
định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo
hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;
- Dj: chi phí khác thứ j (j=1m) được
xác định bằng lập dự toán;
- Ek: chi phí khác thứ k (k=1l);
- CHMC: Chi phí hạng mục chung,
được xác định như sau:
CHMC = (CNT + CKKL) x (1+T) + CK
Trong đó:
+ CNT: Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và
điều hành thi công.
CNT = tỷ lệ x (GXDtt + GTBtt )
Tỷ lệ chi phí nhà tạm vẫn như cũ,
nhưng đối với trường hợp đặc biệt (CT
lớn, phức tạp, hải đảo, ODA,) nếu tỷ lệ
đó không phù hợp, CĐT có thể tổ chức lập
và phê duyệt chi phí này.
+ CKKL: Chi phí một số công việc thuộc
hạng mục chung nhưng không xác định được
khối lượng từ thiết kế như: Chi phí an toàn
lao động và bảo vệ môi trường; chi phí thí
nghiệm vật liệu của nhà thầu; chi phí bơm
nước, vét bùn không thường xuyên, ....Có thể
thấy đây chính là chi phí trực tiếp khác trước
đây, tuy nhiên chi phí này không được tính
theo tỷ lệ phần trăm tổng chi phí vật liệu,
nhân công, máy thi công như trước đây nữa
mà tính theo tỷ lệ của tổng chi phí xây dựng
trước thuế và chi phí thiết bị trước thuế.
+ CK: Chi phí hạng mục chung còn lại
gồm: Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi
công đặc chủng, lực lượng lao động đến và
72
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016
72
ra khỏi công trường; chi phí bảo đảm an toàn
giao thông; ...
Những chi phí còn lại này không được
quy định cụ thể mà phải lập dự toán hoặc dự
tính.
Chi phí dự phòng:
- Dự phòng cho yếu tố khối lượng
công việc phát sinh (DP1): Thay đổi tỷ lệ
phát sinh: Kps ≤ 5% (trước đó Kps = 5%).
- Dự phòng cho yếu tố trượt giá
(DP2): Công thức tính đơn giản hơn.
T
t
t
DP2 XDCT XDCTbq XDCT
t=1
G = G x I ±ΔI -1
Trong đó, IXDCTbq là chỉ số giá xây dựng
bình quân (tính cho ba thời kỳ gần nhất so
với thời điểm tính toán), trong khi ở thông tư
cũ IXDCTbq là mức độ trượt giá bình quân và
phải thông qua chỉ số giá XD bình quân để
tính.
3.1 Điều chỉnh dự toán công trình:
Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh
(trước đây gọi là dự toán công trình bổ sung)
được lập sau khi dự toán đã được phê duyệt
nhưng có sự thay đổi thiết kế được sự chấp
thuận của cấp có thẩm quyền.
Về nội dung dự toán công trình
điều chỉnh: Được tính bằng dự toán công
trình đã được phê duyệt ± Phần giá trị dự
toán công trình điều chỉnh :
GĐC = G
PD ± GPĐC
Trong đó, phần Giá trị dự toán công
trình điều chỉnh được xác định do yếu tố
thay đổi khối lượng và yếu tố trượt giá:
GPĐC = PĐC PĐCm iG +G
Phần dự toán điều chỉnh do thay đổi
khối lượng: Bằng tổng phần Điều chỉnh của
các Chi phí xây dựng, thiết bị, tư vấn và chi
phí khác:
ĐC PĐC PĐC
m XD
PĐC PĐC
m TBm TVm KmG =G +G +G +G
Phần dự toán điều chỉnh do biến
động giá: Bằng tổng phần Điều chỉnh của
Chi phí xây dựng và Chi phí thiết bị:
ĐC PĐC PĐ
i XDi Bi
C
TG =G +G
So với quy định cũ, phần điều chỉnh dự
toán do biến động giá chỉ được tính cho chi
phí xây dựng và thiết bị mà không tính điều
chỉnh cho chi phí quản lý dự án, chi phí tư
vấn và chi phí khác. Sự thay đổi này là hợp
lý vì khi có sự biến động về giá (chủ yếu là
giá vật liệu xây dựng, giá thiết bị) thì ảnh
hưởng chủ yếu đến chi phí xây dựng và thiết
bị, những chi phí còn lại ít hoặc không bị tác
động.
Về phương pháp xác định dự toán
công trình điều chỉnh: Thông tư 06/2016
hướng dẫn xác định phần điều chỉnh do trượt
giá bằng một trong các phương pháp:
- Tính bù trừ trực tiếp
- Phương pháp dùng chỉ số giá xây
dựng
- Phương pháp kết hợp
Như vậy, quy định mới đã bỏ phương
pháp sử dụng hệ số điều chỉnh (Kvl, Knc, Kmtc)
Riêng đối với phương pháp tính bù
trừ trực tiếp:
Giá vật liệu xây dựng (VLXD) sử
dụng để tính bù trừ vật liệu: Được xác
định trên cơ sở công bố giá VLXD của địa
phương phù hợp với thời điểm điều chỉnh và
mặt bằng giá thị trường tại nơi xây dựng.
Thông tư mới bổ sung trường hợp: khi
giá VLXD theo công bố của địa phương
không phù hợp với mặt bằng giá thị trường
và các loại VLXD không có trong công bố
giá của địa phương thì xác định trên cơ sở
lựa chọn mức giá phù hợp giữa các báo giá
của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng
VLXD.
4. Giá hợp đồng xây dựng:
Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ban hành
ngày 22/4/2015 Quy định chi tiết về hợp
đồng xây dựng đã mở rộng thêm phạm vi
gáp dụng so với Nghị định 48/2010/NĐ-CP.
Cụ thể là:
- Dự án đầu tư xây dựng của cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, đơn vị sự
nghiệp,
- Dự án đầu tư xây dựng của Doanh
nghiệp Nhà nước.
- Dự án có sử dụng vốn nhà nước từ
30% trở lên, hoặc dưới 30% nhưng trên
500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự
án.
4.1. Các loại giá hợp đồng:
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 21-11/2016
73
73
Giá hợp đồng được phân loại theo hình
thức hợp đồng, bao gồm các loại giá sau:
- Giá hợp đồng trọn gói;
- Giá hợp đồng theo đơn giá cố định;
- Giá hợp đồng theo đơn giá điều
chỉnh;
- Giá hợp đồng theo thời gian;
- Giá hợp đồng theo giá kết hợp.
Bỏ hình thức hợp đồng theo tỷ lệ phần
trăm
4.2. Các trường hợp điều chỉnh giá
hợp đồng
Các vấn đề về điều chỉnh giá hợp đồng
(HĐ) được quy định trong Thông tư
07/2016/TT - BXD ban hành ngày 10/3/2016
- Hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng, thay
thế Thông tư 08/2010/TT - BXD.
4.2.1. Đối với hợp đồng trọn gói
Chỉ Điều chỉnh giá HĐ đối với những
khối lượng công việc bổ sung hợp lý (nằm
ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo
HĐ), những khối lượng thay đổi giảm và
các trường hợp bất khả kháng.Trước đó,
hợp đồng trọn gói chỉ được điều chỉnh khi
có phát sịnh công việc ngoài HĐ.
Trường hợp phát sinh khối lượng do
thay đổi thiết kế công trình được chủ đầu tư
chấp thuận thì phần khối lượng này (tăng,
giảm, bổ sung) thì phải được điều chỉnh
tương ứng (Điều 7 - TT09/2016/TT - BXD)
4.2.2. Đối với hợp đồng theo đơn giá
cố định:
Điều chỉnh giá HĐ khi bổ sung khối
lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá
trong hợp đồng và các trường hợp bất khả
kháng.
Đối với các công việc có đơn giá trong
hợp đồng, khối lượng thanh toán là khối
lượng thực tế được nghiệm thu nhưng không
được điều chỉnh đơn giá .
Thông tư trước đó:
– Khối lượng công việc phát sinh >
20% khối lượng ghi trong hợp đồng tính
theo đơn giá mới.
– Khối lượng công việc phát sinh ≤
20% khối lượng ghi trong hợp đồng thanh
toán theo đơn giá trong HĐ.
4.2.3. Đối với hợp đồng theo đơn giá
Điều chỉnh:
Điều chỉnh đơn giá đối với những
công việc có khối lượng thực tế tăng hoặc
giảm lớn hơn 20% khối lượng ghi trong HĐ.
Trước đó, dù khối lượng công việc thực
tế lớn hơn hay nhỏ hơn 20% khối lượng
trong HĐ đều được điều chỉnh đơn giá.
Bổ sung khối lượng công việc hợp lý
chưa có đơn giá trong hợp đồng.
Điều chỉnh đơn giá những công việc
hai bên đã thỏa thuận Điều chỉnh sau một
khoảng thời gian nhất định kể từ ngày HĐ có
hiệu lực.
Các trường hợp bất khả kháng.
4.2.4. Đối với hợp đồng theo thời gian:
Điều chỉnh đơn giá khi thời gian thực
tế tăng hoặc giảm lớn hơn 20% thời gian
thực hiện ghi trong HĐ.
Bổ sung chuyên gia hợp lý chưa có
mức thù lao cho chuyên gia trong HĐ.
Khi Nhà nước thay đổi chính sách về
thuế, tiền lương làm thay đổi mặt bằng tiền
lương chuyên gia ảnh hưởng trực tiếp đến
giá hợp đồng; và các bên có thỏa thuận trong
hợp đồng.
Quy định cụ thể hơn thông tư cũ.
Tóm lại, sau sáu năm thực hiện các quy
định về quản lý chi phí và hợp đồng ban
hành năm 2010 đã bộc lộ nhiều thiếu sót, bất
cập. Sự ra đời của nghị định 32, nghị định
37 và các thông tư hướng dẫn đã khắc phục
được những hạn chế và có những thay đổi
kịp thời phù hợp với thực tế giúp cho quá
trình xác định và quản lý chi phí đầu tư xây
dựng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn
còn những chỗ còn gây khó hiểu, khó áp
dụng và chưa hợp lý cần được các cơ quan
chức năng có sự điều chỉnh và hướng dẫn cụ
thể hơn
Tài liệu tham khảo
[1] Nghị định số 32/2015/NĐ-CP: Quy định về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng
[2] Thông tư 06/2016/TT-BXD: Hướng dẫn lập và
quản lý chi phí đầu tư xây dựng
[3] Nghị định 37/2015/NĐ –CP: Quy định chi tiết về
hợp đồng xây dựng
[4] Thông tư 07/2016/TT-BXD: Hướng dẫn điều
chỉnh giá hợp đồng xây dựng.
Ngày nhận bài: 4/9/2016
Ngày chuyển phản biện: 9/9/2016
Ngày hoàn thành sửa bài: 30/9/2016
Ngày chấp nhận đăng: 7/10/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_diem_moi_trong_viec_xac_dinh_va_dieu_chinh_cac_loai_gi.pdf