Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của cơ quan tài phán hành chính theo luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và luật tố tụng hành chính năm 2015

Điểm mới tứ tư: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao Theo khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và khoản 2 Điều 266 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân tối cao thuộc thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án hành chính, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị như sau: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án hành chính, quyết định của Tòa án cấp cao bị kháng nghị bằng hội đồng xét xử 5 Thẩm phán. Toàn thể hội đồng Thẩm phán giám đốc thẩm bản án hành chính, quyết định của Tòa án cấp cao bị kháng nghị có tính chất phức tạp hoặc giám đốc thẩm quyết định của Hội đồng Thẩm phán xét xử bằng 5 thành viên nhưng chưa thống nhất. Như vậy nếu theo Luật tố tụng hành chính năm 2010, thẩm quyền tài phán hành chính của Tòa án nhân dân tối cao thuộc về Hội đồng Thẩm phán và Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao. Thì theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015 Thẩm quyền tài phán hành chính của Tòa án nhân dân tối cao là thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán 5 Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử toàn thể các Thẩm phán của Hội đồng Thẩm phán. Đổi mới về cơ cấu tổ chức và thẩm quyền tài phán hành chính của Tòa án nhân dân xuất phát từ chính sách cải cách tư pháp hướng tới bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp triệt để của Tòa án nhân dân. Việc tăng thêm cấp xét xử bởi Tòa án nhân dân cấp cao gồm: Ủy ban Thẩm phán và tòa hành chính Tòa án nhân dân cấp cao nhằm khẳng định tính độc lập của Tòa án trong việc xét xử các tranh chấp hành chính. Điều này là vô cùng cần thiết khi giải quyết tranh chấp hành chính bằng Tòa án theo thủ tục tố tụng.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của cơ quan tài phán hành chính theo luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và luật tố tụng hành chính năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 71 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THEO LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN NĂM 2014 VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH NĂM 2015 Nguyễn Thị Thủy1 Tóm Tắt: Bài viết đối chiếu Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 với Luật Tố tụng hành chính năm 2015 để chỉ ra những điểm mới về tổ chức và hoạt động của cơ quan tài phán hành chính Việt Nam. Bài viết khẳng định những điểm mới về tổ chức và hoạt động của cơ quan tài phán hành chính Việt Nam xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ và bảo đảm triệt để quyền con người theo tinh thần Hiến pháp Việt Nam năm 2013. Từ khóa: Tài phán hành chính, Tổ chức và hoạt động, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tố tụng Hành chính Năm 2015. Ngày nhận bài: 06/3/2017; Ngày hoàn thành biên tập: 10/5/2017; Ngày duyệt đăng: 1/6/2017 Abstract: In this article, The law on Organization of People’s Courts 2014 are referenced to Administrative Procedure Code 2015 to point out the new points on organization and operation of the administrative tribunals. This article affirmed that the new points on the organization and operation of Vietnamese administrative tribunals stems from the principle of protecting and ensuring human rights fully under the Constitution 2013. Key words: Administrative Tribunals, Organization and Operation, Law on Organization of People’s Courts 2014, Administrative Procedure Code 2015 Date of receipt: 06/3/2017; Date of revision: 10/5/2017; Date of approval: 1/6/2017 1. Quan niệm tài phán hành chính Quan niệm về tài phán hành chính trên thế giới được xem xét dưới góc độ khác nhau phụ thuộc vào bản chất pháp lý của dòng luật ảnh hưởng tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên quan niệm chung nhất về tài phán hành chính được hiểu như sau: “Tài phán hành chính là việc Tòa án hay cơ quan hành chính phán xét tính đúng sai của quyết định hành chính hay hành vi hành chính”2. Tùy mỗi quốc gia, mà tài phán hành chính được quan niệm khác nhau và thiết kế tổ chức phù hợp với quan niệm về tài phán hành chính. Hiện nay, trên thế giới có thể kể đến ba quan niệm về tài phán hành chính tương thích với ba mô hình tổ chức tài phán hành chính. Quan niệm về tài phán hành chính của các quốc gia theo hệ thống luật chung (common Law): Tài phán hành chính là việc giải quyết tranh chấp hành chính phát sinh giữa công dân và công quyền thuộc thẩm quyền giải quyết của rất nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau như: hệ thống Tòa án tư pháp, cơ quan hành chính,, các tổ chức trọng tại hành chính. Như vậy các quốc gia này quan niệm tài phán hành chính là hoạt động thuộc thẩm quyền của Tòa án tư pháp3 Quan niệm về tài phán hành chính của các quốc gia theo hệ thống Châu âu lục địa: Tài phán hành chính theo quan niệm của các quốc gia này là hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính giữa công dân và tổ chức của họ với các tổ chức, cá nhân công quyền và hoạt động tư vấn luật cho Chính phủ4. Quan niệm về tài phán hành chính của các nước theo hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa: Tài phán hành chính là hoạt động giải quyết tranh 1 Tiến sỹ, Giảng viên Khoa Hành chính Nhà nước, Trường đai học luật Hà Nội 2 Chương 1, Giáo trình Luật Tố tụng hành chính năm 2014 – Nxb Tư pháp 3 Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam, Nxb Tư pháp năm 2006, tr.12. 4 Đoạn cuối tr 12 Giáo trình Luật Tố tụng hành chính năm 2014, Nxb Tư pháp HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 72 chấp hành chính của cơ quan nhà nước và phân tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân. Quan niệm về tài phán hành chính Ở Việt Nam xuất hiện vào những năm 90, tuy nhiên khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được Ủy ban thường vụ quốc hội thông qua, thì Tài phán hành chính chính thức được ghi nhận là: Tài phán hành chính Việt Nam là hoạt động xét xử các vụ án hành chính, theo quy định của Luật tố tụng hành chính, do TAND thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, bảo đảm pháp chế XHCN, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Với quan niệm này, Tài phán hành chính Việt Nam được thể hiện thông qua ba đặc trưng cơ bản sau: Một là, tài phán hành chính Việt Nam là tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân Việt Nam; Hai là, cơ quan Tài phán hành chính Việt Nam là Tòa án nhân dân Ba là, đối tượng của tài phán hành chính Việt Nam là các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý cạnh tranh và danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân và trưng cầu ý dân. Từ đó có thể khẳng định tổ chức và hoạt động của tài phán hành chính chính là tổ chức hoạt động của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các vụ án hành chính. Cơ sở pháp lý nền tảng cho tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong lĩnh vực giải quyết vụ án hành chính chính là Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Nhiệm vụ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân được xác định từ năm 1996 khi Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Về cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ giải quyết tranh chấp hành chính, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân không có gì thay đổi trên cơ sở quy định về tổ chức bộ máy tư pháp theo Hiến pháp 1992, Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001. Năm 2013, Quốc Hội thông qua và ban hành Hiến pháp năm 2013 thay thế bản Hiến pháp 1992 thì tổ chức bộ máy tư pháp, tổ chức Tòa án nhân dân có nhiều thay đổi căn bản. Việc thay đổi về cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân cũng dẫn đến những đổi mới nhất định về hoạt động xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Tòa án nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành, thay thế Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Quy định về tổ chức, về nhiệm vụ quyền hạn của từng tổ chức tòa trong hệ thống Tòa án nhân dân có những thay đổi đáng kể. Vẫn là nhiệm vụ giải quyết tranh chấp hành chính nhưng thiết kế tổ chức Tòa án đã có những điểm mới phù hợp với việc bảo đảm chế độ bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi khởi kiện các vụ án hành chính. Những điểm mới của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 là cơ sở để Luật tố tụng hành chính năm 2015 cụ thể hóa về tổ chức và hoạt động của tòa chuyên trách: Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân. Trong phạm vi bài viết này tôi muốn bàn đến những đổi mới cơ bản về tổ chức và hoạt động của cơ quan tài phán hành chính là Tòa án nhân dân theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và Luật Tố tụng hành chính năm 2015; qua đó có những đánh giá nhất định đối với thực trạng quy định pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính. 2. Những điểm mới về tổ chức của cơ quan tài phán hành chính là Tòa án nhân dân Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định về tổ chức Tòa án nhân dân, bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Tòa án quân sự Như vậy, so với cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân theo Luật tổ chức Tòa án năm 2002, thì cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân có điểm mới cơ bản. Thay bằng việc chúng ta có 3 hệ thống Tòa án nhân dân trước đây là: Tòa án tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thì Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 đã thêm Tòa án nhân dân cấp cao, Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 73 xếp thứ hai sau Tòa án nhân dân tối cao. Việc thay đổi này dẫn đến cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cũng có những thay đổi. Về cơ cấu Tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao, gồm: Hội đồng Thẩm phán; Bộ máy giúp việc; cơ sở đào tạo và bồi dưỡng. Điều 30 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, quy định cơ cấu tổ chức của Tòa án cấp cao, gồm: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa gia đình và người chưa thành niên, Bộ máy giúp việc. Điều 38 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định về cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Ủy ban Thẩm phán, Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa gia đình và người chưa thành niên; Bộ máy giúp việc; Điều 45 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, gồm: Có thể có Tòa hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, tòa gia đình và người chưa thành niên, tòa xử lý hành chính; Bộ máy giúp việc. Đối chiếu với Điều 3, điều 30, điều 38, điều 45 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, có thể thấy cơ cấu tổ chức của bộ máy tài phán hành chính có những điểm mới căn bản sau đây; Thứ nhất: Về cơ cấu tổ chức của tài phán hành chính cao nhất ( Tòa án nhân dân tối cao) bao gồm: Hội đồng Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán hành chính thuộc Hội đồng Thẩm phán. ( Tuy nhiên hiện tại chúng ta chưa đào tạo bồi dưỡng riêng về Thẩm phán hành chính, mà Thẩm phán của Hội đồng Thẩm phán đương nhiên giải quyết vụ án hành chính) Thứ hai: Về cơ cấu tổ chức của tài phán hành chính của Tòa án cấp cao, gồm: Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp cao, Tòa hành chính, Chánh án Tòa án cấp cao, chánh tòa hành chính, Thẩm phán Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp cao, Thẩm phán Tòa hành chính Tòa án cấp cao. Tương tự như Thẩm phán của Hội đồng Thẩm phán, Thẩm phán của Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp cao có thể giải quyết tất cả các vụ án trong đó có vụ án hành chính. Riêng Thẩm phán thuộc tòa hành chính Tòa án cấp cao chỉ giải quyết các vụ án hành chính. Tuy nhiên chúng ta cũng chưa có cơ sở pháp lý để xác định các Thẩm phán thuộc Tòa hành chính Tòa án cấp cao là Thẩm phán hành chính. Thứ ba: Về cơ cấu tổ chức tài phán hành chính thuộc Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,gồm: Ủy ban Thẩm phán, Tòa hành chính, Chánh án Tòa án nhân dân Tỉnh, Chánh tòa hành chính, Thẩm phán của Ủy ban Thẩm phán. Thứ tư: Về cơ cấu tổ chức tài phán hành chính Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm: Chánh án Tòa án nhân dân huyện, Thẩm phán, Tòa hành chính (có thể). Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định có thể có tòa hành hành chính thuộc Tòa án nhân dân Huyện. Luật cũng bổ sung thêm Tòa án nhân dân cấp cao là cơ quan tài phán hành chính gồm: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao và tòa hành chính Tòa án nhân dân cấp cao. Luật Vẫn giữ nguyên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan tài phán hành chính. Nhưng Luật lại không quy định Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan tài phán hành chính. 3. Những điểm mới về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân Điểm mới thứ nhất: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện ( Điều 31 Luật Tố tụng hành chính năm 2015). Tòa án nhân dân huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án hành chính thuộc thẩm quyền. Theo đó đối tượng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện, gồm: Các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước cấp huyện (Trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện); Quyết định Kỷ luật Buộc thôi việc công chức của Người đứng dầu các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức cấp huyện; danh sách cử tri bầu cử Đại biểu Quốc Hội, đại biểu Hộ đồng nhân dân và danh sách cử tri. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 74 Tòa án nhân dân huyện xét xử sơ thẩm các vụ án hành chính theo thẩm thẩm quyền trên nguyên tắc: Quyết định hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước cấp huyện nào bị khởi kiện thì Tòa án nhân dân huyện đó có thẩm quyền giải quyết. Như vậy, điểm mới nhất về thẩm quyền của Tòa án nhân huyện trong việc xét xử các vụ án hành chính là việc Tòa án nhân dân huyện không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tất cả các vụ án hành chính mà đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Nếu đối chiếu khoản 2 Điều 31 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 với khoản 1 Điều 31 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì Quyết định Kỷ luật Buộc thôi việc công chức huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành không thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, Tuy nhiên theo đúng tinh thần độc lập của khoản 2 Điều 31 thì tất cả quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức huyện đều thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện. Điều này thực sự mâu thuẫn với chủ trường đưa những vụ án hành chính xét xử các quyết định của Ủy ban nhân dân huyện và chủ tịch ủy ban nhân dân Huyện lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử. Điểm mới thứ hai: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Điều 32 Luật Tố tụng hành chính năm 2015) Điểm mới của Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 khi quy định quyền hạn của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, là không quy định thẩm quyền giám đốc thẩm tái thẩm các vụ án như trước đây. Như vậy, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân Tỉnh không có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm bản án hành chính, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị theo quy định của pháp luật. Mà Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác được quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Điều 32 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của Tòa án đối với tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân huyện trở lên. Điểm mới mà chúng ta nhận thấy đó là, Tòa hành chính Tòa án nhân dân Tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính có đối tượng khởi kiện là quyết định hành vi của Ủy ban nhân dân huyện và chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Đối chiếu khoản 2 Điều 37 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 với Điều 203 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, thì tòa hành chính Tòa án nhân dân Tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hành chính đối với bản án hành chính sơ thẩm và quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Điểm mới thứ ba: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao Theo Điều 29 Luật Tổ chức Tòa án năm 2014, Tòa hành chính Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền phúc thẩm các bản án hành chính, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân huyện, tòa hành chính Tòa án nhân dân tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Theo khoản 2 Điều 31 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và khoản 1 Điều 266 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án hành chính, quyết định của tào án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật, gồm: Bản án hành chính sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, tòa hành chính Tòa án nhân dân tỉnh đã có hiệu lực pháp luật, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo nghị theo quy định của pháp luật. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 3 Thẩm phán đối với bản án hành chính, quyết định của Toàn án tỉnh, Tòa án huyện đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đóc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án tỉnh, Tòa án huyện có tính Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 75 chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử bằng hội đồng xét xử 03 Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất trong biểu quyết. Tất cả các quy định pháp luật về tổ chức và thẩm quyền của Tòa án cấp cao là điểm mới nhất của Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 và Luật Tố tụng Tòa án năm 2015 về tài phán hành chính Việt Nam. Nêu trước đây thẩm quyền xét xử phúc thẩm thuộc về Tòa hành chính Tòa án nhân dân Tỉnh và Tòa Phúc thẩm thuộc Tòa án nhân dân tối cao thì thẩm quyền phúc thẩm vụ án hành chính theo quy định pháp luật hiện hành thuộc về Tòa hành chính Tòa án tỉnh, và Tòa hành chính Tòa án nhân dân cấp cao. Điểm mới tứ tư: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao Theo khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và khoản 2 Điều 266 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân tối cao thuộc thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án hành chính, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị như sau: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án hành chính, quyết định của Tòa án cấp cao bị kháng nghị bằng hội đồng xét xử 5 Thẩm phán. Toàn thể hội đồng Thẩm phán giám đốc thẩm bản án hành chính, quyết định của Tòa án cấp cao bị kháng nghị có tính chất phức tạp hoặc giám đốc thẩm quyết định của Hội đồng Thẩm phán xét xử bằng 5 thành viên nhưng chưa thống nhất. Như vậy nếu theo Luật tố tụng hành chính năm 2010, thẩm quyền tài phán hành chính của Tòa án nhân dân tối cao thuộc về Hội đồng Thẩm phán và Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao. Thì theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015 Thẩm quyền tài phán hành chính của Tòa án nhân dân tối cao là thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán 5 Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử toàn thể các Thẩm phán của Hội đồng Thẩm phán. Đổi mới về cơ cấu tổ chức và thẩm quyền tài phán hành chính của Tòa án nhân dân xuất phát từ chính sách cải cách tư pháp hướng tới bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp triệt để của Tòa án nhân dân. Việc tăng thêm cấp xét xử bởi Tòa án nhân dân cấp cao gồm: Ủy ban Thẩm phán và tòa hành chính Tòa án nhân dân cấp cao nhằm khẳng định tính độc lập của Tòa án trong việc xét xử các tranh chấp hành chính. Điều này là vô cùng cần thiết khi giải quyết tranh chấp hành chính bằng Tòa án theo thủ tục tố tụng. Việc quy định đưa tất cả các tranh chấp hành chính có đối tượng khởi kiện là quyết định, hành vi của Ủy ban nhân dân huyện và chủ tịch huyện lên Tòa hành chính Tòa án nhân cấp tỉnh để giải quyết là minh chứng rõ nhất cho tính độc lập trong xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân. Nguyên tắc này sẽ bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong vụ kiện hành chính. Tóm lại, thiết chế tài phán hành chính Việt Nam với mô hình tài phán hành chính 4 cấp xét xử: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân nhân dân huyện thực sự là mô hình phù hợp bảo đảm tính độc lập trong xét xử của Tòa án, bảo đảm và bảo vệ triệt để quyền con người quyền công dân thông qua nhánh quyền lực tư pháp./. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thanh Bình (2003), Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Hà Nội. 2. Nguyễn Mạnh Hùng (2014), Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà nội, Hà Nội. 3. Phạm Hồng Quang (2010), Kinh nghiệm từ mô hình va fthamar quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân, Tạp chí Nghiên cứu Lập Pháp năm 2010. 4. Quốc Hội “ Luật Tố tụng hành chính”, số 93/2015/QH13, ngày 25/11/2015.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_diem_moi_ve_to_chuc_va_hoat_dong_cua_co_quan_tai_phan.pdf
Tài liệu liên quan