Thứ nhất, cần tiếp tục nghiên cứu,
rút kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình đổi
mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
trong thời gian qua để có những cải tiến đột
phá hơn trong tổ chức hoạt động này. Theo
đó, đổi mới để hoạt động chất vấn trở thành
phiên đối thoại sâu hơn giữa các ĐBQH và
thành viên của Chính phủ theo chuyên đề
để có thể đi đến cùng, làm rõ và giải quyết
được những vấn đề bức xúc đặt ra trong
cuộc sống.
Nghiên cứu tiếp tục tăng thời gian
chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó, phân
bổ nhiều thời gian hơn cho hoạt động tranh
luận (khoảng 1/3 tổng thời gian) và đảm bảo
nguyên tắc tất cả các vấn đề quan trọng phải
được tranh luận. Quy định thời gian nêu câu
hỏi chất vấn và trả lời chất vấn chỉ là vài
phút như hiện nay, mặc dù có những điểm
tích cực, song dường như chưa thỏa mãn
yêu cầu. Mặt khác, số lượng ĐBQH đăng
ký đặt câu hỏi chất vấn khá lớn, trong khi
quỹ thời gian dành cho hoạt động này trong
chương trình kỳ họp còn khiêm tốn, nên đôi
lúc vẫn có một số đại biểu không được thực
hiện quyền chất vấn của mình trực tiếp tại
Hội trường.
Thứ hai, tăng cường các điều kiện bảo
đảm thực hiện quyền chất vấn của ĐBQH
như: tạo lập không khí dân chủ, cởi mở,
thẳng thắn trong các phiên chất vấn và trả
lời chất vấn; hỗ trợ mạnh mẽ hơn về thông
tin cho ĐBQH, tạo điều kiện cho đại biểu có
thêm những lập luận và chứng cứ xác thực
khi thực hiện quyền chất vấn
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những đổi mới trong hoạt động chất vấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Bài viết đánh giá những điểm mới của hoạt động chất vấn và trả lời
chất vấn trong pháp luật và trong thực tiễn hoạt động chất vấn của
Quốc hội; từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm tiếp tục cải tiến, đổi
mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động chất vấn, góp phần
thực hiện tốt hơn chức năng giám sát của Quốc hội.
Nguyễn Thúy Hà*
Lương Thị Thu Hà**
Abstract:
This article provides assessments of the new features of questioning
and interpellation responses in both the law and the practices by the
National Assemble, and then recommendations are also suggested to
further improve, reform, enhance the efficiency and effectiveness of
interpellation activities, contributing to the better performance of the
National Assembly’s supervision.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: hoạt động chất vấn, quy
định pháp luật về chất vấn, trả lời
chất vấn.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 18/06/2017
Biên tập: 27/07/2017
Duyệt bài: 31/07/2017
Article Infomation:
Keywords: interpellation activities,
rules on interpellation; responses to
interpellation
Article History:
Received: 18 Jun. 2017
Edited: 27 Jul. 2017
Appproved: 31 Jul. 2017
* ThS, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học lập pháp - Viện Nghiên cứu Lập pháp.
** ThS, Vụ Tổng hợp Văn phòng Quốc hội.
NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN
1. Những điểm mới của pháp luật về chất
vấn và trả lời chất vấn
Chất vấn là quyền quan trọng và cơ
bản của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) được
quy định tại Hiến pháp, là hình thức giám sát
1 Nguyễn Xuân Diên, “Quyền chất vấn của ĐBQH và đối tượng phải trả lời chất vấn được quy định thế nào trong Hiến
pháp”, Cổng thông tin điện tử của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP. Hà Nội, đăng ngày 29/7/2016.
trực tiếp quan trọng của Quốc hội Việt Nam,
đồng thời, cũng được coi là một yếu tố quan
trọng để đánh giá vai trò, vị trí của cơ quan
quyền lực cao nhất của Nhà nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam1. Các phiên chất vấn của
Quốc hội luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 15(343) T8/2017
của đông đảo cử tri, các tầng lớp nhân dân
và các cơ quan thông tấn báo chí trong và
ngoài nước. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ Quốc
hội khóa XIII và những kỳ họp đầu tiên của
Quốc hội khóa XIV, hoạt động chất vấn đã
có rất nhiều đổi mới mang tính đột phá2, trở
thành sinh hoạt thường xuyên, có hiệu quả
thiết thực của Quốc hội3, đáp ứng tốt hơn
nguyện vọng của cử tri4.
Những kết quả nêu trên có nguyên
nhân từ việc hoàn thiện các quy định của
pháp luật về chất vấn và trả lời chất vấn. Sau
khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực, Quốc
hội đã ban hành Luật Tổ chức Quốc hội năm
2014, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội
và Hội đồng nhân dân (HĐND) năm 2015;
Nội quy kỳ họp Quốc hội (ban hành kèm
theo Nghị quyết số 102/2015/QH13 ngày
24/11/2015 của Quốc hội). Ủy ban thường vụ
Quốc hội (UBTVQH) cũng đã thông qua Quy
chế làm việc của UBTVQH (ban hành kèm
theo Nghị quyết số 1075/2015/UBTVQH13
ngày 11/12/2015 của UBTVQH); Quy chế
tổ chức thực hiện một số hoạt động giám
sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân
tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và
ĐBQH (ban hành kèm theo Nghị quyết số
334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017
của UBTVQH). Những văn bản do Quốc
hội, UBTVQH ban hành đã bổ sung hoàn
thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội nói
chung, hoạt động chất vấn và trả lời chất
vấn nói riêng. Điểm mới trong quy định của
pháp luật về chất vấn và trả lời chất vấn thể
hiện ở các điểm sau:
1.1 Mở rộng quyền chất vấn của đại
biểu Quốc hội
Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng
2 Nguyên Minh, “Thấy gì từ đổi mới hoạt động chất vấn của Quốc hội?”, Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 28/11/2015.
3 Viện Nghiên cứu Lập pháp (2010), “Hoạt động giám sát của Quốc hội – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb. Công
an nhân dân, tr. 61.
4 Lê Văn Cuông, “Còn nhiều dư địa đổi mới chất vấn”, Báo điện tử Đại biểu nhân dân đăng ngày 22/8/2016.
5 Khoản 1 Điều 80 Hiến pháp năm 2013.
6 Khoản 2 Điều 80 Hiến pháp năm 2013.
7 Điểm c khoản 3 Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
8 Khoản 1 Điều 50 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
9 Khoản 2 Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
quyền chất vấn của ĐBQH đối với Tổng
Kiểm toán nhà nước5 và khẳng định trách
nhiệm của người bị chất vấn “phải trả lời
trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp
UBTVQH trong thời gian giữa hai kỳ họp
Quốc hội”6.
Pháp luật cũng quy định rõ về quyền
chất vấn lại của ĐBQH: “Trường hợp
ĐBQH không đồng ý với nội dung trả lời
chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người
bị chất vấn trả lời”7; đồng thời, yêu cầu
những người khác có trách nhiệm liên quan
phải tham dự phiên họp và trả lời chất vấn
của ĐBQH về vấn đề thuộc trách nhiệm của
mình, cùng những người bị chất vấn.
Bên cạnh hoạt động chất vấn trực tiếp
tại kỳ họp Quốc hội và phiên họp UBTVQH,
ĐBQH còn có quyền “gửi chất vấn bằng
văn bản đến người bị chất vấn”8. Trường
hợp ĐBQH gửi chất vấn trực tiếp bằng văn
bản đến người bị chất vấn thì chậm nhất là
20 ngày kể từ ngày chất vấn, người bị chất
vấn phải trả lời bằng văn bản cho người chất
vấn, đồng thời gửi đến UBTVQH.
Như vậy, pháp luật về chất vấn và trả
lời chất vấn đã mở rộng quyền chất vấn của
ĐBQH; giảm bớt quy định về trình tự, thủ
tục ĐBQH phải thực hiện để “được” trả lời
chất vấn; tăng cường trách nhiệm của các
đối tượng bị chất vấn trong việc “phải” trả
lời chất vấn của ĐBQH.
1.2 Quy định về nhóm vấn đề chất vấn
Pháp luật quy định UBTVQH trình
Quốc hội quyết định “nhóm vấn đề chất vấn
và người bị chất vấn”9. Việc lấy nhóm vấn
đề chất vấn làm trọng tâm sẽ là cơ sở để
Quốc hội quyết định người bị chất vấn phù
hợp hơn, đồng thời, có thể yêu cầu những
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 15(343) T8/2017
người có trách nhiệm liên quan cùng tham
gia trả lời làm sáng tỏ hơn vấn đề chất vấn.
Nhóm vấn đề chất vấn được lựa chọn
theo ba tiêu chí10:
- Một là, vấn đề bức xúc, nổi lên trong
đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, được
nhiều ĐBQH, cử tri quan tâm, vấn đề có
dấu hiệu vi phạm pháp luật, vấn đề đã được
người bị chất vấn trả lời bằng văn bản nhưng
ĐBQH không đồng ý, được UBTVQH đồng
ý trình Quốc hội xem xét cho trả lời tại kỳ
họp Quốc hội.
- Hai là, không chất vấn những vấn đề
đã có trong nghị quyết về chất vấn và nghị
quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội,
UBTVQH trong thời gian 12 tháng tính đến
thời điểm chất vấn.
- Ba là, phù hợp với tổng thời gian tổ
chức phiên họp chất vấn.
Pháp luật cũng quy định, người bị chất
vấn được lựa chọn phù hợp với nhóm vấn
đề chất vấn, có trách nhiệm trả lời trực tiếp,
đầy đủ vấn đề mà ĐBQH đã chất vấn, không
được uỷ quyền cho người khác trả lời thay.
1.3 Quy định nghị quyết về chất vấn
Quy định việc Quốc hội xem xét,
thông qua nghị quyết về chất vấn tại phiên
bế mạc kỳ họp là một điểm hoàn toàn mới11.
Trước đây, pháp luật quy định: Chỉ khi xét
thấy cần thiết, Quốc hội mới ra nghị quyết
về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của
người bị chất vấn12.
Hiện nay, pháp luật đã quy định rõ, nội
dung của nghị quyết về chất vấn phải đề cập
những vấn đề cơ bản như: đánh giá kết quả
10 Điều 9 Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của
Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH.
11 Khoản 5 Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND và khoản 3 Điều 14 Quy chế tổ chức thực hiện một
số hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và
ĐBQH.
12 Khoản 4 Điều 11; khoản 3 Điều 14 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội.
13 Khoản 5 Điều 11 Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc,
Ủy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH.
14 Khoản 2 Điều 17 của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
15 Trước đây, thời gian người bị chất vấn trả lời từng vấn đề chất vấn không quá mười lăm phút; ĐBQH có thể nêu thêm
câu hỏi liên quan đến nội dung trả lời chất vấn với thời gian nêu câu hỏi không quá 03 phút.
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm
của người bị chất vấn, những hạn chế, bất
cập và nguyên nhân liên quan đến vấn đề
chất vấn; thời hạn khắc phục hạn chế, bất
cập; trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá
nhân; trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện
nghị quyết về chất vấn.
Pháp luật yêu cầu các cơ quan, cá nhân
bị chất vấn (thành viên Chính phủ, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Kiểm toán Nhà nước) phải trình bày
báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết về
chất vấn tại kỳ họp cuối năm của năm giữa
nhiệm kỳ và năm cuối nhiệm kỳ13; các cơ
quan của Quốc hội (Hội đồng Dân tộc, các Ủy
ban) phải tiến hành thẩm tra việc thực hiện
các nghị quyết về chất vấn của các cơ quan,
cá nhân nêu trên thuộc lĩnh vực phụ trách.
1.4 Quy định về thời gian chất vấn
- Về thời gian chất vấn và trả lời chất vấn:
Pháp luật quy định cụ thể thời gian
nêu chất vấn của ĐBQH không quá 02 phút;
thời gian người bị chất vấn trả lời chất vấn
của một đại biểu không quá 05 phút14. Quy
định về thu gọn thời gian nêu câu hỏi chất
vấn và trả lời chất vấn nhằm mục đích tăng
số ĐBQH tham gia chất vấn và bố trí được
nhiều người trả lời chất vấn hơn. Ngoài ra,
quy định này cũng nhằm bảo đảm nâng cao
chất lượng các câu hỏi và câu trả lời chất
vấn, bởi vì người hỏi và người trả lời nếu
muốn sử dụng khoảng thời gian nêu chất
vấn và trả lời chất vấn ngắn như vậy một
cách hiệu quả thì phải nghiên cứu, nắm chắc
tình hình, hỏi và trả lời đi vào trọng tâm,
trọng điểm, hạn chế vòng vo15.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 15(343) T8/2017
- Thời gian tổ chức chất vấn:
Thời gian chất vấn ít nhất là 03 ngày
tại kỳ họp hằng năm, ít nhất là 04 ngày tại
kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ
và năm cuối nhiệm kỳ16. Như vậy, thời gian
dành cho hoạt động chất vấn và trả lời chất
vấn đã được quy định cụ thể và theo hướng
tăng hơn17.
UBTVQH tổ chức 02 phiên chất vấn/
năm (phiên họp tháng 3 và phiên họp tháng
8), trừ năm chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ
Quốc hội. Thời gian chất vấn ít nhất là 01
ngày tại mỗi phiên họp18.
- Thời gian gửi báo cáo thực hiện kết
quả chất vấn:
Pháp luật quy định cụ thể hơn thời
gian phải gửi báo cáo về việc thực hiện nghị
quyết của Quốc hội về chất vấn, các vấn đề
đã hứa tại các kỳ họp trước đến ĐBQH và
UBTVQH của người đã trả lời chất vấn là
“chậm nhất 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ
họp”; đồng thời yêu cầu đăng tải các báo cáo
này trên Cổng thông tin điện tử của Quốc
hội19. Quy định này tạo điều kiện để theo
dõi, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm
chính trị của Chính phủ trước Quốc hội, từ
đó tạo áp lực cho Chính phủ phải cố gắng
thực hiện tốt hơn chức trách của mình.
1.5 Quy định về vai trò của Chủ tọa
điều hành
Pháp luật nhấn mạnh vai trò của Chủ
toạ trong việc điều hành phiên chất vấn, cụ
thể là: trường hợp cần thiết, Chủ tọa quyết
định việc kéo dài thời gian trả lời chất vấn;
Chủ tọa có quyền nhắc nếu ĐBQH nêu chất
vấn không đúng nội dung phiên chất vấn
hoặc quá thời gian quy định, người bị chất
16 Khoản 2 Điều 13 Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc,
Ủy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH.
17 Trước đây, thời gian này không được quy định cụ thể, Quốc hội thường tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn theo thông
lệ khoảng 2,5 - 3 ngày trong một kỳ họp.
18 Khoản 1 Điều 20 Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc,
Ủy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH.
19 Khoản 7 Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
20 Khoản 2 Điều 17 Nội quy kỳ họp Quốc hội.
21 Phát biểu nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV.
22 Phát biểu nhậm chức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV.
vấn trả lời không đúng trọng tâm chất vấn
của ĐBQH hoặc quá thời gian quy định20.
Có thể thấy rằng, các quy định pháp
luật về chất vấn và trả lời chất vấn đã góp
phần tăng cường chất lượng, hiệu lực, hiệu
quả của hoạt động này; bảo đảm tính thống
nhất, khoa học trong xác định đối tượng,
phạm vi, thẩm quyền, trình tự chất vấn; bảo
đảm quyền, trách nhiệm của chủ thể chất
vấn và đối tượng bị chất vấn; phát huy hơn
nữa vai trò chất vấn của ĐBQH, góp phần
nâng cao, chất lượng, hiệu quả hoạt động
của bộ máy nhà nước.
2. Thực tiễn đổi mới hoạt động chất vấn
và trả lời chất vấn
Trong thời gian qua, hoạt động chất
vấn có nhiều đổi mới cả về nội dung lẫn hình
thức. Có thể kể đến:
2.1 Tạo không khí tranh luận trong
phiên chất vấn
Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa
mới, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim
Ngân đã đưa ra thông điệp: “Quốc hội khoá
XIV sẽ đoàn kết, sáng tạo, hành động vì lợi
ích của nhân dân” và “chuyển từ Quốc hội
tham luận sang Quốc hội tranh luận”21. Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong
phát biểu nhậm chức ngày 26/7/2016 đã xác
định rõ mục tiêu xây dựng Chính phủ mới
là: “Chính phủ kiến tạo phát triển, Chính phủ
hành động, Chính phủ phục vụ, Chính phủ
liêm chính” 22.
Tại kỳ họp thứ hai, phiên chất vấn đầu
tiên của Quốc hội khóa XIV đã ngay lập tức
thu hút sự chú ý đặc biệt của cử tri và nhân
dân cả nước bởi có nhiều điểm mới nổi bật.
Tổng cộng đã có hơn 200 lượt ĐBQH đặt câu
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 15(343) T8/2017
hỏi chất vấn, trong đó hơn 20 lượt đại biểu
đặt câu hỏi đối với Thủ tướng Chính phủ,
hơn 35 lượt đại biểu đặt câu hỏi tranh luận23.
ĐBQH được quyền giơ biển tranh
luận là nét đổi mới rất đáng chú ý nhằm tăng
tính truy vấn, phản biện, thực hiện chất vấn
đến cùng các vấn đề Quốc hội quan tâm.
Chính hình thức mới này đã mang lại không
khí sôi động, kịch tính, hấp dẫn hơn cho các
phiên chất vấn của Quốc hội.
Việc ĐBQH tranh luận với Bộ trưởng
đã tạo nên sinh khí mới, là bước đột phá trong
hoạt động chất vấn nói riêng, cũng như hoạt
động của Quốc hội nói chung. Đây là một
bước quan trọng để chuyển từ Quốc hội tham
luận sang Quốc hội thảo luận, tranh luận.
2.2 Các câu hỏi chất vấn không cho
biết trước
Trong những kỳ họp gần đây, chất vấn
tiếp tục được đổi mới theo hướng, người
được chất vấn sẽ không biết trước câu hỏi,
không được chuẩn bị trước, các thành viên
Chính phủ nhận được chất vấn sẽ phải trả
lời tại chỗ.
Đây là sự khác biệt trong cách thức
tiến hành chất vấn, đòi hỏi người bị chất vấn
phải thực hiện tốt hơn chức trách quản lý
của mình để có thể bao quát, nắm chắc tình
hình lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý.
Đồng thời, cách làm này cũng thể hiện hoạt
động chất vấn của Quốc hội Việt Nam ngày
càng tiệm cận hơn với các phương pháp hoạt
động nghị trường của nhiều nghị viện trên
thế giới. Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Quốc
hội nhiều nước, nhất là Quốc hội của các
nước theo mô hình của Anh thường không
cho biết trước các câu hỏi chất vấn24.
23 Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2,
Quốc hội khóa XIV.
24 Nguyễn Bảo Minh, “Hoạt động chất vấn của Quốc hội: Từ buổi sơ khai đến dòng chảy dân chủ và đổi mới (Bài 2)”,
đăng trên Báo điện tử Công lý ngày 30/10/2015.
25 Văn Nghiệp Chúc, “Nhiều đổi mới ngay tại phiên chất vấn đầu tiên”, Báo Nhân dân điện tử, đăng ngày 21/11/2016.
26 Nguyên Vũ, “Nghị trường Việt Nam, một năm đặc biệt”, Báo điện tử VnEconomy, đăng ngày 29/12/2016.
2.3 Sự tham gia giải trình của tất cả
các thành viên Chính phủ
Đối với từng vấn đề chất vấn, không
chỉ người được chọn trả lời chất vấn mà các
bộ trưởng khác cũng cùng tham gia trả lời
về những vấn đề đòi hỏi trách nhiệm liên
đới. Việc chất vấn và trả lời chất vấn trên
tinh thần nâng cao trách nhiệm người đứng
đầu các cơ quan, tăng cường đối thoại, tranh
luận, bám sát và đi đến cùng nhằm giải quyết
những vấn đề bức xúc một cách thiết thực
và hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu và mong
mỏi của cử tri và nhân dân. Ví dụ, tại kỳ họp
thứ 2, Quốc hội khóa XIV, các ĐBQH đã
chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phùng Xuân Nhạ về các nhóm vấn đề giáo
dục và đào tạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
đã tham gia phát biểu bổ sung về các nội
dung có liên quan.
Cách thức tiến hành chất vấn được kế
thừa và đổi mới theo hướng lấy nhóm vấn
đề làm trọng tâm. Qua hoạt động chất vấn,
những nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn,
những câu hỏi chất vấn, tranh luận của nhiều
ĐBQH (trong đó có nhiều đại biểu mới, đại
biểu trẻ tuổi) là xác đáng, phù hợp thực tế,
được cử tri, dư luận xã hội rất quan tâm25.
Việc quyết định các nhóm vấn đề chất vấn
cũng là cơ sở để việc chọn người trả lời chất
vấn trúng và đúng hơn, khiến các Bộ trưởng
cảm thấy công bằng, đồng thời cũng phù hợp
ý nguyện của nhân dân26.
2.4 Công tác điều hành phiên chất vấn
Công tác điều hành của Chủ tọa phiên
chất vấn là nhân tố cơ bản hướng hoạt động
của Quốc hội nói chung, hoạt động chất vấn
nói riêng chuyển sang tăng cường thảo luận
và tranh luận.
ĐBQH và dư luận đánh giá cao cách
điều hành khoa học, quyết đoán nhưng cũng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 15(343) T8/2017
rất linh hoạt của Chủ tọa các phiên chất vấn
trong thời gian qua. Công tác điều hành
phiên chất vấn đã kịp thời làm rõ nội dung
chất vấn, định hướng thành viên Chính phủ
và ĐBQH đi vào đúng trọng tâm vấn đề chất
vấn; đưa ra được giải pháp thiết thực, hiệu
quả đi kèm với nhiệm vụ, trách nhiệm và
thời gian thực hiện. Khi kết thúc từng phần
chất vấn, Chủ tịch Quốc hội đều có đánh giá
riêng, giao trách nhiệm cho từng Bộ trưởng
làm tốt hơn vai trò trưởng ngành, thực hiện
lời cam kết trước ĐBQH và cử tri cả nước.
2.5 Chất vấn tại phiên họp UBTVQH
và báo cáo, giải trình tại Hội đồng Dân tộc,
các Ủy ban
Cùng với hoạt động chất vấn tại kỳ
họp Quốc hội, các phiên chất vấn và trả lời
chất vấn của UBTVQH cũng được tổ chức
thường xuyên hơn trong thời gian gần đây,
trở thành hoạt động định kỳ. Bên cạnh đó,
hoạt động báo cáo giải trình tại Hội đồng
Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cũng tiếp
tục được đẩy mạnh và đi vào thực chất hơn,
được các ĐBQH đồng tình, đánh giá cao,
dần trở thành hoạt động chính thức và quan
trọng của các cơ quan Quốc hội.
Ví dụ, ngày 13/01/2017, Hội đồng
Dân tộc của Quốc hội đã tiến hành phiên
họp nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải trình về
việc thực hiện Nghị định 116/2010/NĐ-CP
của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ,
công chức, viên chức và người hưởng lương
trong lực lượng vũ trang công tác tại vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn. Ngày 01/3/2017, Ủy ban về Các vấn
đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức phiên họp
toàn thể lần thứ 5 nghe Bộ trưởng Bộ Y tế,
Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
giải trình về việc triển khai thực hiện lộ trình
thông tuyến trong khám, chữa bệnh bảo
hiểm y tế. Ngày 18/4/2017, UBTVQH cũng
đã tiến hành phiên chất vấn trong khuôn khổ
phiên họp thứ 9 của mình.
Có thể nói, trong thời gian giữa hai
kỳ họp, các phiên chất vấn của UBTVQH
và các phiên giải trình của Hội đồng Dân
tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã góp phần
giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc
trong đời sống xã hội; giảm bớt những vấn
đề cần chất vấn tại kỳ họp Quốc hội. Những
kết luận sau chất vấn, kiến nghị sau phiên
giải trình đối với từng lĩnh vực là cơ sở quan
trọng để điều chỉnh, khắc phục những bất
cập, hạn chế trong chính sách pháp luật và
tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý
điều hành của các cơ quan, lĩnh vực liên
quan; giúp ĐBQH có thêm thông tin nhiều
chiều; đồng thời, nâng cao hiệu quả, vai trò
của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy
ban trong hoạt động chung của Quốc hội.
3. Một số đề xuất tiếp tục đổi mới hoạt
động chất vấn và trả lời chất vấn của
Quốc hội
Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu
quả của hoạt động chất vấn và trả lời chất
vấn, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị
sau đây:
Thứ nhất, cần tiếp tục nghiên cứu,
rút kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình đổi
mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
trong thời gian qua để có những cải tiến đột
phá hơn trong tổ chức hoạt động này. Theo
đó, đổi mới để hoạt động chất vấn trở thành
phiên đối thoại sâu hơn giữa các ĐBQH và
thành viên của Chính phủ theo chuyên đề
để có thể đi đến cùng, làm rõ và giải quyết
được những vấn đề bức xúc đặt ra trong
cuộc sống.
Nghiên cứu tiếp tục tăng thời gian
chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó, phân
bổ nhiều thời gian hơn cho hoạt động tranh
luận (khoảng 1/3 tổng thời gian) và đảm bảo
nguyên tắc tất cả các vấn đề quan trọng phải
được tranh luận. Quy định thời gian nêu câu
hỏi chất vấn và trả lời chất vấn chỉ là vài
phút như hiện nay, mặc dù có những điểm
tích cực, song dường như chưa thỏa mãn
yêu cầu. Mặt khác, số lượng ĐBQH đăng
ký đặt câu hỏi chất vấn khá lớn, trong khi
quỹ thời gian dành cho hoạt động này trong
chương trình kỳ họp còn khiêm tốn, nên đôi
lúc vẫn có một số đại biểu không được thực
hiện quyền chất vấn của mình trực tiếp tại
Hội trường.
Thứ hai, tăng cường các điều kiện bảo
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 15(343) T8/2017
đảm thực hiện quyền chất vấn của ĐBQH
như: tạo lập không khí dân chủ, cởi mở,
thẳng thắn trong các phiên chất vấn và trả
lời chất vấn; hỗ trợ mạnh mẽ hơn về thông
tin cho ĐBQH, tạo điều kiện cho đại biểu có
thêm những lập luận và chứng cứ xác thực
khi thực hiện quyền chất vấn
Thứ ba, nâng cao chất lượng, hiệu quả
của phương thức mới là “chất vấn toàn khóa”,
hay còn gọi là “chất vấn quét” 27 (chất vấn kết
hợp với xem xét việc thực hiện nghị quyết
của Quốc hội về chất vấn, nghị quyết của
UBTVQH về chất vấn tại kỳ họp cuối năm
của năm giữa nhiệm kỳ và năm cuối nhiệm
kỳ). Thời gian dành cho hoạt động chất vấn
tại một kỳ họp hiện còn khá hạn chế, dù đã
được quy định tăng lên ít nhất 4 ngày vào
năm giữa nhiệm kỳ và năm cuối nhiệm kỳ,
nhưng cũng khó có thể đảm bảo xem xét bao
quát lại toàn bộ việc thực hiện các nghị quyết
về chất vấn của Quốc hội và của UBTVQH
từ đầu nhiệm kỳ của các bộ, ngành. Do vậy,
cần nghiên cứu cách thức thực hiện sao cho
đảm bảo chất lượng. Điều này đòi hỏi các cơ
quan của Quốc hội cần nêu cao hơn nữa vai
trò của mình trong việc theo dõi việc thực
27 Lê Văn Cuông, “Còn nhiều dư địa đổi mới chất vấn”, Báo điện tử Đại biểu nhân dân đăng ngày 22/8/2016.
hiện các nghị quyết về chất vấn theo lĩnh
vực phụ trách, cung cấp cho Quốc hội những
đánh giá toàn diện, sâu sắc, làm cơ sở vững
chắc cho Quốc hội, các ĐBQH xem xét việc
thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành có liên
quan trong cả nhiệm kỳ.
Thứ tư, nghiên cứu xây dựng nội
dung nghị quyết chất vấn của Quốc hội, của
UBTVQH mang tính bắt buộc đối với các
bộ, ngành có liên quan. Trong đó, xác định
rõ chế tài xử lý việc không thực hiện đúng
lời hứa chất vấn của những người bị chất
vấn. Hiện nay, về bản chất, nghị quyết về
chất vấn của Quốc hội là văn bản thể hiện
thái độ của Quốc hội đối với việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng bị chất
vấn; giao cho họ phải thực hiện một số nhiệm
vụ chủ yếu để kịp thời tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc, khắc phục những hạn chế, yếu
kém nhằm tạo chuyển biến trong các lĩnh
vực được chất vấn. Do không đưa ra chế tài
xử lý khi không thực hiện đúng lời hứa chất
vấn nên việc chấp hành nghị quyết chất vấn
trong một số trường hợp chưa nghiêm túc
rõ ràng, nguy cơ lớn là sẽ xảy ra tình trạng
áp dụng tùy tiện (theo hướng cứng nhắc
hoặc quá lỏng lẻo).
Thứ ba, cần phải bảo đảm rằng Luật
Cạnh tranh có thể thực thi được
Với tính chất là một đạo luật kiểm soát
về trật tự thị trường, điều đó có nghĩa Luật
Cạnh tranh chỉ phát huy vai trò bảo vệ cạnh
tranh khi thị trường có cạnh tranh. Cho nên,
bất kỳ sự can thiệp mang tính hành chính
hoặc quyền lực nhà nước vào nền kinh tế trái
với các quy luật thị trường đều tác động tiêu
cực đến tính khả thi của đạo luật này. Điều
6 của Dự thảo đã dự trù các tình huống can
thiệp hành chính vào hoạt động của doanh
nghiệp. Điều 6 Luật Cạnh tranh năm 2004
cũng đã quy định về vấn đề này. Tuy nhiên,
thực tiễn cho thấy, có rất nhiều các quyết
định hoặc hành vi hành chính vi phạm nội
dung của Điều này mà không bị xử lý đã làm
giảm đi tính khả thi của văn bản luật. Vì vậy,
chúng tôi cho rằng, để bảo đảm tính khả thi
của Luật Cạnh tranh, điều kiện tiên quyết là
Điều 6 Dự thảo phải được tôn trọng và thực
thi đầy đủ
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ...
(Tiếp trang 42)
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
56 Số 15(343) T8/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_doi_moi_trong_hoat_dong_chat_van.pdf