Những hạn chế trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tương tự, cơ quan cấp phép thu hồi giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép thiết lập mạng xã hội khi tổ chức, doanh nghiệp vi phạm quy định như: i. Chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; ii. Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; iii. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; iv. hai lần bị đình chỉ giấy phép. Lẽ ra, “đình chỉ” giấy phép phải được xem là một hình thức xử phạt vi phạm hành chính và phải được quy định trong Nghị định số 174/2013/NĐ-CP - Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Tuy nhiên, chế tài “đình chỉ” giấy phép lại không được tìm thấy trong Nghị định số 174/2013/NĐ-CP mà lại được điều chỉnh trong Nghị định số 72/2013/NĐ- CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP). Điều này dẫn đến thực trạng là khi xử phạt vi phạm hành chính về thông tin trên mạng, người có thẩm quyền phải căn cứ vào các chế tài khác nhau của 02 nghị định khác nhau. Ngoài ra, thu hồi giấy phép có phải là chế tài xử phat vi phạm hành chính hay không? Nếu là chế tài xử phạt vi phạm hành chính thì không phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Nếu không thì tại sao người có thẩm quyền lại có thể áp dụng biện pháp này đối với các vi phạm với tính chất là một chế tài gây bất lợi cho người vi phạm?

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những hạn chế trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC QUẢN LÝ, CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET VÀ THÔNG TIN TRÊN MẠNG1 1 Bài viết thuộc phạm vi Đề tài NCKH cấp Bộ “Hoàn thiện pháp luật về quản lý thông tin trên mạng - Thực trạng và giải pháp” của Viện Nghiên cứu Lập pháp do ThS. Trần Thị Hoa làm Chủ nhiệm. Tóm tắt: Mạng toàn cầu Internet càng ngày càng có vai trò quan trọng. Sự phát triển như vũ bão của Internet là minh chứng cho thấy những tiện lợi, hữu ích mà Internet mang lại đối với đời sống con người. Việc phát hiện và khắc phục những điểm hạn chế trong công tác quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng là việc làm cấp thiết, phải thực hiện khẩn trương để bảo đảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Bài viết phân tích những hạn chế trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Cao Vũ Minh* Nguyễn Nhật Khanh** * TS. Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. * ThS. Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Abstract Internet plays an increasingly important role. The rushing development of the internet is convincing its convenience and usefulness to all aspects of social activities. The detection and correction of limitations in the management, provision and use of internet services and information on the internet is an urgent matter that needs to be urgently implemented to ensure the effectiveness of the management of the government in this area. This article provides analysis of the limitations of managing, providing, using internet services and information on the internet. Thông tin bài viết: Từ khóa: thông tin trên mạng, dịch vụ internet, quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 18/10/2018 Biên tập : 07/11/2018 Duyệt bài : 15/11/2018 Article Infomation: Keywords: information on internet, internet services, management, provision, access of internet. Article History: Received : 18 Oct. 2018 Edited : 07 Nov. 2018 Approved : 15 Nov. 2018 1. Đặt vấn đề Tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin là những quyền hiến định rất cơ bản của con người. Ở Việt Nam, những quyền này được ghi nhận một cách cụ thể hơn dưới góc độ quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận rất rõ nội dung này như sau: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 40 Số 24(376) T12/2018 quy định”2. Mọi quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm, tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin của công dân, thể hiện qua việc ban hành các văn bản pháp luật để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin của công dân. Tuy nhiên, không một quốc gia nào coi quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin của công dân là vô hạn, mà luôn đặt trong khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện được sự quản lý của Nhà nước đối với việc thực hiện các quyền này của công dân trong thực tiễn. Tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin được bảo vệ khi nó không xâm phạm lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia, của cộng đồng, của tổ chức, cá nhân khác. Quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin của công dân được biểu hiện dưới nhiều hình thức với những phương thức thực hiện khác nhau. Một trong những phương thức hữu hiệu để thực hiện các quyền này của công dân trong thời kỳ công nghệ 4.0 đó là sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng đang được quy định cụ thể tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP của Chính phủ). Nghị định này gồm 6 chương với 46 điều, quy định chi tiết về dịch vụ Internet, tài nguyên Internet, nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng, quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, việc cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông, quản lý việc cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin trên mạng. Sự ra đời của Nghị định này đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng tại Việt Nam. Tuy 2 Điều 25 Hiến pháp năm 2013. nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này thì các quy định của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP cũng như thực tiễn quản lý của Nhà nước vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định, cần phải hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền của công dân cũng như nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước trong thực tế. 2. Một số điểm hạn chế trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng Thứ nhất, quy định pháp luật về các hành vi bị cấm đăng tải trên không gian mạng còn tản mạn, chưa có sự thống nhất Để có cơ sở cho việc xác định và xử lý các vi phạm, Điều 5 Nghị định số 72/2013/ NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP) quy định về các nội dung bị cấm đăng tải trên không gian mạng. Sau đó, Quốc hội ban hành Luật An ninh mạng năm 2018 và cũng quy định các nội dung bị cấm đăng tải trên không gian mạng (Điều 16, 17, 18). So với quy định tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/ NĐ-CP), các hành vi bị cấm trong Luật An ninh mạng năm 2018 được quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn, bao gồm: thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; thông tin có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; thông tin có nội dung làm nhục, vu khống; thông tin có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; hành vi gián điệp mạng, xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng; hành vi sử dụng không gian mạng để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Các nội dung bị cấm đều được quy định rõ ràng dưới dạng liệt kê. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 41Số 24(376) T12/2018 Trước đó, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 cũng đã liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình sử dụng mạng3. Nhìn chung, các quy định ở ba văn bản này tuy có sự đồng nhất về mặt nội dung nhưng nội hàm pháp lý vẫn có những mâu thuẫn nhất định. Thứ hai, chế tài xử phạt đối với các hành vi bị cấm đăng tải trên không gian mạng còn có những mâu thuẫn Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính4. Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thông tin trên mạng được quy định tại Điều 65 và Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Theo đó, mức xử phạt đối với vi phạm các quy định về trách nhiệm tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội và đối với vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu nhập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin là từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Ngoài mức phạt tiền như trên, các chủ thể vi phạm quy định về quản lý thông tin trên mạng xã hội còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện vi phạm hoặc tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội nếu vi phạm vào một số khoản của hai điều luật trên. Bên cạnh đó, tại điểm l khoản 3 Điều 5 3 Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng năm 2015. 4 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. 5 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Nxb. Hồng Đức, năm 2016, tr. 251. Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì mức xử phạt đối với hành vi viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân là từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Tuy quy định này không nói rõ có thể áp dụng xử phạt hành vi vi phạm được thực hiện thông qua phương tiện nào nhưng có thể ngầm hiểu quy định này vẫn có khả năng áp dụng trong trường hợp hành vi phát tán thông tin xấu trên mạng xã hội. Thứ ba, như đã trình bày, các hành vi bị cấm trên không gian mạng được quy định tại ba văn bản Nghị định số 72/2013/NĐ- CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP), Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và Luật An ninh mạng năm 2018. Vi phạm các hành vi bị cấm liên quan đến sử dụng, lưu trữ, phát tán thông tin mạng sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 174/2013/ NĐ-CP. Tùy theo tính chất mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo pháp luật hiện hành, cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Như vậy, trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất trong các loại trách nhiệm pháp lý, thể hiện ở chỗ người phạm tội bị Tòa án kết án, phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp và mang án tích5. Thông thường, các chủ thể vi phạm trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet trên mạng xã hội có thể chịu trách nhiệm hình sự với các tội danh: Tội hoạt động nhằm lật đổ THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 42 Số 24(376) T12/2018 chính quyền nhân dân (Điều 109), Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (Điều 115), Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116), Tội phá rối an ninh (Điều 118), Tội vu khống (Điều 156), Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159). Tuy nhiên, ranh giới giữa vi phạm hành chính với vi phạm hình sự còn chưa có sự phân biệt rõ ràng. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 116 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết có liệt kê bốn hành vi nhằm chống chính quyền nhân dân: i. gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội; ii. gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; iii. gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội; iv. phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế. Trong khi đó, Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP xử phạt các vi phạm về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp cũng xác định chế tài hành chính đối với các hành vi này nhưng “chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”. Vấn đề có tính thực tiễn đặt ra là công thức “chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” không có chuẩn mực chung và phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức của các chủ thể áp dụng pháp luật. Thứ tư, vấn đề xử lý vi phạm đối với chủ thể không xác định sử dụng mạng xã hội nước ngoài vẫn chưa cụ thể Hiện nay, Việt Nam đang có hai loại hình mạng xã hội. Một là mạng xã hội của các doanh nghiệp trong nước được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý, hai là mạng xã hội nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam. Vấn đề quản lý thông tin trên mạng xã hội nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do khoảng cách địa lý. Đối với hành vi vi phạm quản lý thông tin mạng xã hội mà xác định được chủ thể, nếu đó là công dân Việt Nam thì sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Còn đối tượng vi phạm là người nước ngoài thì xử lý theo hình thức không xác định được đối tượng và phải phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới nhằm ngăn chặn. Vì đối tượng vi phạm là chủ thể không xác định và hành vi vi phạm được thực hiện trên mạng xã hội nước ngoài nên việc xử lý hành vi vi phạm đó chỉ được thực hiện về phương diện kỹ thuật mà không có bất kỳ chế tài nào đối với chủ thể đó. Cụ thể, theo Thông tư số 38/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới, đối với các hành vi không xác định được đối tượng nhưng có nguy cơ vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP) thì Bộ Thông tin và Truyền thông gửi đề nghị phối hợp bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử thông báo cho tổ chức, cá nhân nước ngoài về các thông tin vi phạm. Trong thời hạn 24 giờ sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông gửi đề nghị, tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới xác định thông tin vi phạm và thực hiện xử lý thông tin theo đề nghị. Sau thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân nước THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 43Số 24(376) T12/2018 ngoài không xử lý thông tin vi phạm theo yêu cầu và cũng không phản hồi trở lại, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ gửi thông báo lần hai. Sau 24 giờ tiếp theo, nếu vẫn tiếp tục không xử lý thông tin và cũng không có phản hồi trở lại, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực thi những biện pháp kỹ thuật cần thiết. Như vậy, Thông tư số 38/2016/TT- BTTTT cho phép tối đa sau 48 giờ thì tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phải gỡ bỏ thông tin khi nhận được yêu cầu. Điều này là hợp lý bởi do chênh lệch về múi giờ giữa các quốc gia, việc quy định một khoảng thời gian quá ngắn sẽ gây bất lợi và khó khăn trong việc giải quyết vi phạm. Chủ thể duy nhất có thẩm quyền gửi yêu cầu phối hợp bằng văn bản là Bộ Thông tin và Truyền thông. Ngoài cơ quan này, các chủ thể khác, mặc dù có phát hiện vi phạm về quản lý thông tin mạng xã hội, thì cũng không có thẩm quyền gửi yêu cầu cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. Tuy nhiên, nhà làm luật lại không quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong việc xem xét giải quyết. Trong trường hợp, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ xuyên biên giới “phớt lờ” yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông thì vấn đề rất có thể sẽ đi vào “ngõ cụt”. Tất nhiên, Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ an ninh trên mạng nhưng rõ ràng xây dựng cơ chế phối hợp có trách nhiệm với nhau vẫn là điều cần thiết. Điều này không chỉ duy trì mối quan hệ hữu hảo giữa các bên mà còn tăng cường khả năng chọn lọc và phát thông tin cũng như đề cao trách nhiệm với nhau. Thứ năm, theo Điều 25 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP) tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội phải có ít nhất một hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong khoản 4 Điều 34 Dự thảo Luật An ninh mạng lần IV, có quy định rằng, doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội thì phải đặt máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, trong Luật An ninh mạng năm 2018 được ban hành chính thức vào ngày 12/06/2018, quy định về việc đặt máy chủ đối với doanh nghiệp nước ngoài đã không còn. Máy chủ hay còn được gọi là Server thường được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường Internet. Quy định đặt máy chủ tại Việt Nam sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp sẽ tốn khá nhiều chi phí như chi phí để lắp đặt máy chủ, chi phí về nhân sự. Chính vì vậy, Luật An ninh mạng đã bỏ quy định này và nó chỉ còn là quyền của các doanh nghiệp theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/ NĐ-CP). Doanh nghiệp có thể lựa chọn nơi đặt máy chủ, có thể là ở Việt Nam hoặc có thể là ở nước ngoài. Tuy nhiên, quy định này vẫn gây những khó khăn nhất định cho việc quản lý nội dung thông tin mạng. Thứ sáu, các điều kiện về kỹ thuật đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội không được nghiêm chỉnh tuân thủ trong thực tế Điều 23c Nghị định số 72/2013/NĐ- CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện về kỹ thuật đối với trang thông THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 44 Số 24(376) T12/2018 tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội. Theo đó, việc thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau: - Đối với trang thông tin điện tử tổng hợp: Lưu trữ tối thiểu 90 ngày đối với nội dung thông tin tổng hợp kể từ thời điểm đăng tải; lưu trữ tối thiểu 02 năm đối với nhật ký xử lý thông tin được đăng tải; - Đối với mạng xã hội: Lưu trữ tối thiểu 02 năm đối với các thông tin về tài khoản, thời gian đăng nhập, đăng xuất, địa chỉ IP của người sử dụng và nhật ký xử lý thông tin được đăng tải; - Tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng; - Phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn bảo đảm an toàn thông tin; - Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật; - Bảo đảm phải có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin trên toàn bộ các trang thông tin điện tử, mạng xã hội do tổ chức, doanh nghiệp sở hữu. Ngoài việc bảo đảm các điều kiện kỹ thuật chung như trên, Nghị định số 72/2013/ NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP) còn quy định thêm bốn điều kiện riêng đối với hệ thống kỹ thuật thiết lập mạng xã hội: Một là, thực hiện đăng ký, lưu trữ thông tin cá nhân của thành viên, bao gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; số điện thoại và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Hai là, để bảo đảm tính xác thực trong việc cung cấp thông tin về số điện thoại và hộp thư điện tử, hệ thống kỹ thuật phải thực hiện việc xác thực người sử dụng dịch vụ thông qua tin nhắn gửi đến số điện thoại hoặc đến hộp thư điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc thay đổi thông tin cá nhân. Ba là, ngăn chặn hoặc loại bỏ thông tin vi phạm khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Bốn là, thiết lập cơ chế cảnh báo thành viên khi đăng thông tin có nội dung vi phạm (bộ lọc). Theo quy định mới của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ- CP), người dùng mạng xã hội khi đăng ký tài khoản phải khai số chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân/hộ chiếu và những thông tin sẽ được lưu trữ trên hệ thống kỹ thuật của mạng xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều mạng xã hội hoạt động tại Việt Nam không yêu cầu cung cấp số chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu trong bước đăng ký tài khoản, chỉ yêu cầu người dùng phải điền các thông tin cơ bản như họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số điện thoại và địa chỉ thư điện tử Bất cập này dẫn đến tình trạng người dùng có thể khai thông tin “ảo”mà không bị kiểm soát hoặc một người dùng đăng ký nhiều tài khoản đồng thời. Cũng theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP), trường hợp người sử dụng Internet dưới 14 tuổi và chưa có chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp quyết định việc đăng ký thông tin cá nhân của người giám hộ theo quy định tại điểm này để thể hiện sự cho phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó. Như vậy, trẻ em dưới 14 tuổi dùng mạng xã hội phải được cha, mẹ đồng ý và nếu đồng ý THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 45Số 24(376) T12/2018 thì chính cha, mẹ sẽ dùng thông tin cá nhân của mình để đăng ký tài khoản cho con trên mạng xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, trẻ em có thể tự sử dụng thông tin của cha, mẹ hoặc của bất cứ ai để đăng ký thông tin trên mạng xã hội mà pháp luật cũng như hệ thống kỹ thuật không thể kiểm soát được điều này. Như vậy, so với Thông tư số 04/2009/ TT-BTTTT, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP) đã bãi bỏ quy định về việc sẵn sàng kết nối, xác thực thông tin cá nhân với cơ sở dữ liệu điện tử về chứng minh nhân dân hoặc hệ thống mã số cá nhân quốc gia theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Điều này tuy đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhưng vô hình trung lại dẫn đến tình trạng không thể quản lý cũng như xác định chính xác người đăng thông tin có nội dung vi phạm. Thứ bảy, xuất hiện tình trạng biến “mạng xã hội” thành “báo điện tử” nhưng việc áp dụng chế tài không thống nhất. Theo thông tin đưa ra tại Hội nghị phổ biến Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 1/3/2018 sửa đổi, bổ sung một số của Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng do Bộ TT&TT tổ chức sáng ngày 22/5/2018, có hiện tượng mạng xã hội bất chấp các quy định pháp luật và tổ chức sản xuất, cung cấp thông tin như cơ quan báo chí điện tử. Theo quy định tại Nghị định 27/2018/NĐ-CP thì trang thông tin điện tử và mạng xã hội của cùng một tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng một tên miền. Quy định này có nghĩa là mạng xã hội và trang thông tin điện tử tổng hợp của cùng một tổ chức, doanh nghiệp phải có sự tách biệt, phân biệt rõ ràng, không được mập mờ, lẫn lộn, kết hợp cả hai loại hình trên cùng một tên miền. Tuy nhiên, trên thực tế một số trang mạng xã hội được cấp phép vẫn cung cấp cả thông tin điện tử tổng hợp cho đăng nhiều bài viết được dẫn nguồn từ nhiều cơ quan báo chí. Như vậy, các mạng xã hội này đang hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp không phép, vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 63 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP. Một số mạng xã hội bất chấp các chế tài trong Nghị định số 174/2013/NĐ-CP và tổ chức sản xuất, cung cấp thông tin như cơ quan báo chí điện tử. Thực chất đây là hoạt động báo điện tử không phép, vi phạm quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 5 Nghị định số 159/2013/ NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. Vấn đề cần nói là nếu xử phạt theo Nghị định số 174/2013/ NĐ-CP thì mức tiền phạt chỉ từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, còn xử phạt theo Nghị định số 159/2013/NĐ-CP thì mức tiền phạt cao hơn rất nhiều (từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng). Trên thực tế, các cơ quan áp dụng pháp luật để xử phạt cũng có những băn khoăn nhất định. Thứ tám, việc áp dụng chế tài xử phạt phải căn cứ vào nhiều quy định trong các văn bản khác nhau. Theo Điều 23 Nghị định số 72/2013/ NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP) thì cơ quan cấp phép ban hành Quyết định đình chỉ Giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ban hành Quyết định khi tổ chức, doanh nghiệp vi phạm một trong các trường hợp sau: i. Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; ii. Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm; iii. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 46 Số 24(376) T12/2018 Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tương tự, cơ quan cấp phép thu hồi giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép thiết lập mạng xã hội khi tổ chức, doanh nghiệp vi phạm quy định như: i. Chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; ii. Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; iii. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; iv. hai lần bị đình chỉ giấy phép. Lẽ ra, “đình chỉ” giấy phép phải được xem là một hình thức xử phạt vi phạm hành chính và phải được quy định trong Nghị định số 174/2013/NĐ-CP - Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Tuy nhiên, chế tài “đình chỉ” giấy phép lại không được tìm thấy trong Nghị định số 174/2013/NĐ-CP mà lại được điều chỉnh trong Nghị định số 72/2013/NĐ- CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP). Điều này dẫn đến thực trạng là khi xử phạt vi phạm hành chính về thông tin trên mạng, người có thẩm quyền phải căn cứ vào các chế tài khác nhau của 02 nghị định khác nhau. Ngoài ra, thu hồi giấy phép có phải là chế tài xử phat vi phạm hành chính hay không? Nếu là chế tài xử phạt vi phạm hành chính thì không phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Nếu không thì tại sao người có thẩm quyền lại có thể áp dụng biện pháp này đối với các vi phạm với tính chất là một chế tài gây bất lợi cho người vi phạm? Thứ chín, mặc dù pháp luật có quy định về việc cung cấp thông tin thật của cá nhân khi đăng ký trở thành thành viên của mạng xã hội nhưng quy định này chưa được thực thi một cách triệt để. Theo Điều 9 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP) và theo điểm a khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng năm 2018, một trong những trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội là phải bảo đảm chỉ những người đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin người dùng thì mới được thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân hoặc cung cấp thông tin trên mạng xã hội. Tuy nhiên, để áp dụng được quy định này trên thực tế thì cần phải có sự phối hợp giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội và cơ quan nhà nước nhằm kiểm tra tính xác thực của thông tin như họ và tên, số chứng minh nhân dân/ số thẻ căn cước công dân Nếu không thực hiện được điều này thì quy định trên vẫn chỉ là trên lý thuyết. 3. Kết luận Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, Internet ngày càng có vai trò quan trọng, sự phát triển như vũ bão của Internet là minh chứng cho thấy những tiện lợi, hữu ích mà Internet mang lại đối với mọi mặt đời sống. Internet hình thành ra các ứng dụng, các trang mạng xã hội để kết nối mọi người với nhau dựa trên nền tảng nguồn thông tin vô tận, thực hiện vô số các chức năng giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ, giải trí, thông tin, v.v..; đồng thời phục vụ đa dạng các hoạt động của con người, từ học tập, nghiên cứu, kinh doanh, giao lưu gặp gỡ. Trong đó, đáng chú ý là Internet mở ra nhiều cơ hội học tập, phát triển các năng lực bản thân của các cá nhân trong xã hội. Vì vậy, việc phát hiện và khắc phục những điểm hạn chế trong công tác quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng là việc làm cấp thiết cần phải thực hiện khẩn trương để bảo đảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này■ THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 47Số 24(376) T12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_han_che_trong_viec_quan_ly_cung_cap_su_dung_dich_vu_in.pdf
Tài liệu liên quan