Quy định viết hoa trong văn bản quy
phạm pháp luật
Hiện nay, thể thức, kỹ thuật trình bày
VBQPPL đang được thực hiện theo quy
định tại ba văn bản, bao gồm: Luật 2015,
Nghị định 34 và Nghị quyết 351/2017/NQUBTVQH14 của UBTVQH khoá 14 quy
định thể thức và kỹ thuật trình bày VBQPPL
của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước
(Nghị quyết 351). Tuy nhiên, trong ba văn
bản này thì chỉ có Nghị quyết 351 là có quy
định về viết hoa trong văn bản12 còn Luật
2015 và Nghị định 34 không quy định. Theo
đó, hiện nay chúng ta chỉ có quy định về viết
hoa trong văn bản áp dụng đối với VBQPPL
của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước,
VBQPPL liên tịch trong đó UBTVQH là
một chủ thể ban hành13. Còn đối với Hiến
pháp, văn bản sửa đổi Hiến pháp và các
VBQPPL còn lại thuộc đối tượng điều chỉnh
tại Nghị định 34 thì không quy định cụ thể
về quy tắc viết hoa.
Đối với nhóm VBQPPL được điều
chỉnh bởi Nghị quyết 351 chúng ta có các
quy định liên quan đến việc viết hoa vì phép
đặt câu; viết hoa danh từ riêng chỉ tên người,
tên địa lý; viết hoa tên cơ quan, tổ chức; viết
hoa các trường hợp khác (danh từ thuộc
trường hợp đặc biệt; tên các huân chương,
huy chương, các danh hiệu vinh dự; tên chức
vụ, học vị, danh hiệu; tên các ngày lễ, ngày
kỷ niệm; tên các loại văn bản; các trường
hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một
văn bản cụ thể; tên các năm âm lịch, ngày
tết, ngày và tháng trong năm). Tuy nhiên,
đối với nhóm VBQPPL còn lại thuộc sự điều
chỉnh của Nghị định 34 lại không hướng dẫn
rõ quy tắc, cách thức viết hoa như thế nào.
Do đó, cần bổ sung nội dung hướng dẫn rõ
quy tắc, hình thức trình bày này; bởi đây là
một trong những nội dung thuộc về kỹ năng
xây dựng và soạn thảo VBQPPL và trên
thực tế cũng là một trong những khó khăn
trong công tác soạn thảo VBQPPL mà nhiều
bộ ngành, địa phương đang gặp phải
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những “khoảng trống” trong thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG “KHOẢNG TRỐNG” TRONG THI HÀNH
LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2015
Tóm tắt:
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có hiệu lực
vào ngày 01/7/2016. Để triển khai thi hành Luật, ngày 14/5/2016
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2015. Tuy nhiên, quá trình áp dụng cho thấy,
Luật và Nghị định này còn nhiều điểm không phù hợp với thực
tiễn, gây khó khăn cho việc thi hành và áp dụng pháp luật liên quan
đến lĩnh vực này.
Vũ Thị Ngọc Dung*
* ThS. Giảng viên Khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Abstract
The Law on Promulgation of Legal Documents of 2015 was
approved by the National Assembly with effectiveness date of
1 July 2016. For the enforcement of this Law, the Government
issued a Decree No. 34/2016/ND-CP dated 14 May 2016 providing
detailed guidelines of a number of articles of, and enforcement
measures to the Law on Promulgation of legal documents.
However, the practical enforcement of the Law and the Decree has
reavealed a number of drawbacks, facing with difficulties for the
applications of those regulations.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: đánh giá tác động chính sách,
ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
xây dựng luật, pháp lệnh, xây dựng nghị
định, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 06/06/2018
Biên tập : 21/09/2018
Duyệt bài : 01/10/2018
Article Infomation:
Keywords: assessment of policy
impacts; Promulgation of legal
documents; development of laws,
ordinances, development of decrees,
Decree No. 34/2016/ND-CP
Article History:
Received : 06 Jun 2018
Edited : 21 Sep. 2018
Approved : 01 Oct. 2018
1. Yêu cầu đánh giá tác động chính sách
trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật
1.1 Đánh giá tác động chính sách đối với
đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
1 Điều 35, 36, 37 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
luật (VBQPPL) năm 2015 (Luật 2015) quy
định việc đánh giá tác động chính sách đối
với dự thảo luật phải được tiến hành trong
quá trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
và trong hồ sơ đề nghị xây dựng luật phải có
báo cáo đánh giá tác động chính sách1. Yêu
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
28 Số 11(387) T6/2019
cầu của báo cáo đánh giá tác động chính sách
có khá nhiều nội dung, bao gồm đánh giá
tác động về: kinh tế, xã hội, giới (nếu có),
thủ tục hành chính, và đánh giá tác động đối
với hệ thống pháp luật (Điều 6, Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính
phủ - Nghị định 34). Những yêu cầu trên
được coi là toàn diện và phù hợp trước khi
chúng ta đưa ra các giải pháp chính sách, để
từ đó “quy phạm hoá” thành các quy định
trong luật, pháp lệnh. Tuy nhiên, việc đánh
giá tác động đối với từng chính sách trong
VBQPPL, đặc biệt ở tầm luật là một công
việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi người đánh
giá phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng.
Đồng thời, sự đánh giá phải khách quan thì
việc đánh giá tác động chính sách mới thể
hiện được đúng ý nghĩa và tầm quan trọng
của nó trong quá trình xây dựng VBQPPL.
Việc đánh giá tác động chính sách
hiện nay được thực hiện đối với đề nghị xây
dựng luật, pháp lệnh trước khi trình sang
Chính phủ; nhưng khi Chính phủ và Quốc
hội xem xét thì nhiều nội dung được đánh
giá trước đây đến thời điểm này lại không
còn phù hợp do điều kiện kinh tế - xã hội
có sự thay đổi. Thực tiễn trên khiến cho
việc đánh giá tác động chính sách như hiện
nay chưa mang lại nhiều ý nghĩa. Trong khi
đó, để xây dựng một báo cáo đánh giá tác
động chính sách hoàn chỉnh và đầy đủ nội
dung theo quy định tại Điều 5, 6, 7, 8 của
Nghị định 34 thì khó có thể đủ kinh phí để
có được một báo cáo chất lượng. Theo đánh
giá hiện nay của các bộ, ngành, kinh phí
cho việc lập một báo cáo đánh giá tác động
chính sách hoàn chỉnh phải bằng một phần
kinh phí xây dựng đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Nhà nước hoặc cấp bộ2. Tuy nhiên,
trên thực thế, phân bổ kinh phí cho việc xây
2 Thông thường đề tài cấp Bộ khoảng 100 triệu đồng/1 đề tài.
3 Điểm c, khoản 3, Điều 4 Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán,
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng VBQPPL và hoàn thiện hệ
thống pháp luật.
dựng báo cáo đánh giá tác động chính sách
(mặc dù đã tăng so với trước đây) cũng chỉ
dừng lại ở mức chi 8.000.000 đồng/báo cáo
đối với báo cáo đánh giá tác động chính
sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh,
nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị
quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc
hội (UBTVQH)3. Mức kinh phí thấp gây
khó khăn cho các bộ, ngành trong hoạt động
đánh giá tác động chính sách. Ngoài các bộ,
ngành có sự giúp đỡ từ những dự án hỗ trợ
lập pháp của nước ngoài thì các bộ, ngành
khác phần lớn phải trích từ nguồn phân bổ
ngân sách cho hoạt động của đơn vị dẫn đến
thực tế là báo cáo đánh giá tác động chính
sách nhiều khi chỉ được xây dựng một cách
hình thức cho đủ thủ tục ban hành VBQPPL.
Như vậy, mặc dù quy định về đánh giá tác
động chính sách là phù hợp với sự phát triển
của hệ thống pháp luật; tuy nhiên, xét trên
phương diện thực tế lại khó khả thi.
1.2 Đánh giá tác động chính sách đối với
đề nghị xây dựng nghị định
Hiện nay, việc đánh giá tác động chính
sách đối với đề nghị xây dựng nghị định được
thực hiện đối với: 1) nghị định quy định các
biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp
lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết
định của Chủ tịch nước; các biện pháp để
thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách,
thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục,
y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối
ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức,
viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và
các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý,
điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên
quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ,
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
29Số 11(387) T6/2019
cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền
hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các
cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính
phủ (khoản 2 Điều 19 Luật 2015); và 2) nghị
định quy định vấn đề cần thiết thuộc thẩm
quyền của Quốc hội, UBTVQH nhưng chưa
đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp
lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước,
quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi
ban hành nghị định này phải được sự đồng ý
của UBTVQH (khoản 3 Điều 19 Luật 2015).
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, Luật
chỉ nên quy định việc đánh giá tác động
chính sách đối với nghị định được đề cập
tại khoản 3 Điều 19 vì nó chứa đựng các
chính sách mới mà luật hay pháp lệnh chưa
quy định. Việc đánh giá tác động chính sách
sẽ làm rõ “sự cần thiết” phải ban hành loại
“nghị định không đầu” và cũng là căn cứ để
UBTVQH xem xét, cân nhắc có cho Chính
phủ ban hành loại nghị định này hay không.
Đối với loại nghị định được quy định tại
khoản 2 Điều 19 Luật 2015, chúng ta không
cần thiết phải tiến hành đánh giá tác động
chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định
bởi khi xây dựng luật, báo cáo đánh giá tác
động chính sách đã tiến hành đánh giá từng
chính sách trong dự thảo luật. Hơn nữa, nghị
định quy định các biện pháp tổ chức thi hành
lại không thêm chính sách mới nào so với
luật. Do đó, nếu nghị định chỉ quy định các
biện pháp thi hành cụ thể của luật mà không
có thêm chính sách mới thì không cần thiết
đánh giá lại4. Và việc quy định đánh giá tác
động chính sách đối với loại nghị định được
ghi nhận tại khoản 2 Điều 19 Luật 2015 gây
4 Lê Hằng, Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 và đề xuất, kiến
nghị,
5 Điểm c, khoản 3, Điều 4 Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán,
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng VBQPPL và hoàn thiện hệ
thống pháp luật.
6
che/332047.vgp, bài đăng ngày 19/3/2018.
mất thời gian, tốn chi phí xây dựng; trong
khi phân bổ kinh phí xây dựng báo cáo đánh
giá tác động của chính sách chỉ được phê
duyệt với mức chi 6.000.000 đồng/báo cáo5
gây không ít khó khăn cho các bộ, ngành
trong quá trình xây dựng báo cáo. Theo số
lượng thống kê của Văn phòng Chính phủ,
đến nay, các bộ còn nợ đọng 08 văn bản
hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, cụ thể:
Bộ Nội vụ nợ 01 văn bản, Bộ Tài chính nợ
02, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nợ 01,
Bộ Công an nợ 01, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội nợ 01, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư nợ 01, Bộ Công thương nợ 016. Tình trạng
nợ đọng văn bản có nhiều nguyên nhân khác
nhau. Một trong các nguyên nhân là do quy
trình vẫn còn nhiều điểm bất cập, trong đó
có vấn đề liên quan đến báo cáo đánh giá tác
động chính sách.
1.3 Tiêu chí và phương pháp để đánh giá
tác động chính sách
Hiện nay, các nội dung về báo cáo
đánh giá tác động của chính sách trong Nghị
định 34 chỉ mang tính nguyên tắc, quy định
chung chung nên rất khó thực hiện như:
phương pháp đánh giá tác động chính sách
trong dự thảo VBQPPL; tác động tích cực,
tiêu cực của chính sách; so sánh các chi phí
về lợi ích... Điều 6 Nghị định 34 đưa ra năm
yêu cầu đánh giá tác động chính sách, bao
gồm tác động về: kinh tế, xã hội, giới (nếu
có), tác động của thủ tục hành chính (nếu
có) và tác động đối với hệ thống pháp luật.
Tuy nhiên, việc đánh giá tác động của các
chính sách này dựa trên những tiêu chí cụ
thể nào, những nội dung nào mang tính chất
bắt buộc, những nội dung nào có thể không
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
30 Số 11(387) T6/2019
cần thiết quy định chưa thực sự rõ ràng. Bên
cạnh đó, Điều 7 Nghị định 34 cũng chỉ xác
định, “tác động của chính sách được đánh
giá theo phương pháp định lượng, phương
pháp định tính. Trong trường hợp không thể
áp dụng phương pháp định lượng thì trong
báo cáo đánh giá tác động của chính sách
phải nêu rõ lý do”. Quy định này không cho
biết rõ, trường hợp nào phải tiến hành đánh
giá bằng phương pháp định lượng, trường
hợp nào đánh giá bằng phương pháp định
tính?... Vấn đề này đến nay vẫn chưa được
hướng dẫn cụ thể.
Bên cạnh đó, Nghị định 34 có nhiều
nội dung mới, khó, mang tính kỹ thuật cao
như: quy trình xây dựng chính sách, đánh
giá tác động chính sách, thẩm định đề nghị
xây dựng VBQPPL, lập, theo dõi văn bản
quy định chi tiết, v.v.. Do đó, việc Bộ Tư
pháp biên soạn các tài liệu tập huấn chuyên
sâu (sổ tay soạn thảo VBQPPL, tài liệu tập
huấn chuyên sâu về đánh giá tác động chính
sách, xây dựng tiêu chí đánh giá tác động
chính sách,) cũng gặp một số khó khăn,
nhất là yêu cầu vừa phải bảo đảm hướng
dẫn cụ thể, chi tiết và đầy đủ những nội
dung cần thiết của Luật và Nghị định, vừa
phải bảo đảm phù hợp với số lượng, thời
gian tổ chức các lớp tập huấn theo kế hoạch
triển khai thi hành Luật7.
Như vậy, để việc đánh giá tác động
chính sách thực sự đạt hiệu quả như mong
muốn, các tiêu chí đánh giá tác động chính
sách, phương pháp đánh giá tác động, và
những nội dung liên quan tới việc xây dựng
Báo cáo đánh giá tác động chính sách cần
được làm rõ và cân nhắc cho phù hợp (như
chế độ phân bổ kinh phí, đào tạo, tập huấn)
thì quy định mới thực sự đi vào thực tiễn, tạo
thuận lợi cho các bộ, ngành trong quá trình
xây dựng pháp luật.
7 Bộ Tư pháp, Báo cáo chuyên đề của Bộ Tư pháp ngày 11/7/2016 về tình hình triển khai thi hành Luật BHVBQPPL năm
2016 và văn bản hướng dẫn thi hành, tr. 5.
2. Hiệu lực và căn cứ pháp lý ban hành
văn bản quy phạm pháp luật
2.1 Trường hợp hết hiệu lực của
VBQPPL quy định tại khoản 4 Điều 154
Luật 2015
Khoản 4 Điều 154 Luật 2015 quy
định: “VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL
quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng
đồng thời hết hiệu lực”. Quy định này nhằm
giải quyết vướng mắc là khi luật cũ hết hiệu
lực, luật mới thay thế luật cũ nhưng chưa có
nghị định, thông tư mới quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành luật mới thì có áp dụng
nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành luật cũ hay không. Trước đây,
trong giai đoạn “giao thời” này, cách xử
lý cho phép nghị định, thông tư cũ vẫn áp
dụng nhưng phải phù hợp, phải dựa trên
“tinh thần” của luật mới đã gây ra nhiều bất
cập trong quá trình áp dụng. Do đó, khoản
4 Điều 154 Luật 2015 được bổ sung để giải
quyết vấn đề này. Câu hỏi đặt ra ở đây là
văn bản nào được xác định là văn bản quy
định chi tiết? Ví dụ, Điều 19 Luật 2015 quy
định ba loại nghị định, trong số đó, chỉ có
nghị định quy định chi tiết điều, khoản, điểm
được giao trong luật, nghị quyết của Quốc
hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH,
lệnh, quyết định của Chủ tịch nước mới
được xác định là văn bản quy định chi tiết
(khoản 1 Điều 19); còn nghị định được nêu
tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 không phải là
nghị định quy định chi tiết.
Khoản 2 Điều 38 Nghị định 34 hướng
dẫn thi hành Luật 2015 quy định ba trường
hợp:
a) VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL
quy định chi tiết thi hành các điều, khoản,
điểm được giao quy định chi tiết thi hành
văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;
b) Trường hợp VBQPPL được quy
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
31Số 11(387) T6/2019
định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các
nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực
của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết
hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của
văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp
không thể xác định được nội dung hết hiệu
lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì
văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ;
c) Trường hợp một văn bản quy định
chi tiết nhiều VBQPPL, trong đó chỉ có một
hoặc một số văn bản được quy định chi tiết
hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy
định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng
thời với một hoặc một số văn bản được quy
định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không
thể xác định được các nội dung hết hiệu lực
của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn
bản đó hết hiệu lực toàn bộ. Mặc dù Nghị
định 34/2016/NĐ-CP đã nêu rõ các trường
hợp nêu trên, tuy nhiên, trên thực tế vẫn nảy
sinh những bất cập như sau:
Trường hợp luật mới có hiệu lực nhưng
chưa có nghị định quy định chi tiết luật mới.
Mặc dù, khoản 1 Điều 11 Luật 2015 quy
định: “VBQPPL phải được quy định cụ thể
để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay”.
Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng nợ đọng
văn bản vẫn diễn ra khiến cho quá trình triển
khai thi hành luật mới gặp nhiều trở ngại. Ví
dụ: Luật Phí và lệ phí năm 2015 có hiệu lực
thi hành vào ngày 01/01/2017 nên một số
loại phí chuyển sang giá dịch vụ. Tuy nhiên,
hiện nay, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên
quan chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể nên
cơ sở để UBND tỉnh quyết định mức giá cụ
thể đối với sản phẩm, dịch vụ vẫn chưa được
đảm bảo8.
Theo quy định của Điều 4 Luật 2015,
trong hệ thống các VBQPPL của nước ta
không còn hình thức thông tư liên tịch giữa
các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ
8 Nguyễn Thị Cẩm Giang, Một vài khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thi hành Luật BHVBQPPL năm 2015 trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, ItemID=347
với nhau. Những vấn đề liên quan đến hai bộ
trở lên sẽ do Chính phủ quy định trong nghị
định. Như vậy, các bộ không thể ban hành
thông tư liên tịch trong khi việc đề xuất để
Chính phủ ban hành nghị định để xử lý vấn
đề này không hề đơn giản bởi có nhiều khó
khăn trong công tác xây dựng nghị định mà
một phần trong số đó chính là hoàn thành đề
nghị xây dựng nghị định để được duyệt như
đã phân tích ở phần trên.
2.2 Căn cứ pháp lý ban hành VBQPPL
Theo quy định của Điều 5 Luật
2015, một trong những nguyên tắc ban
hành VBQPPL là phải “Bảo đảm tính hợp
hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của
VBQPPL trong hệ thống pháp luật”; nói
cách khác, việc ban hành văn bản phải có
căn cứ pháp lý. Khoản 1 Điều 61 Nghị định
34 quy định: “Căn cứ ban hành văn bản là
VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn đang
có hiệu lực hoặc đã được công bố hoặc ký
ban hành chưa có hiệu lực nhưng phải có
hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với
văn bản được ban hành. Căn cứ ban hành
văn bản bao gồm VBQPPL quy định thẩm
quyền, chức năng của cơ quan ban hành
văn bản đó và VBQPPL có hiệu lực pháp
lý cao hơn quy định nội dung, cơ sở để ban
hành văn bản”; khoản 2 Điều 103 Nghị
định 34 quy định về văn bản được xử lý
gồm: “a) Văn bản trái pháp luật gồm văn
bản ban hành không đúng thẩm quyền; văn
bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với
VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn; văn
bản vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ
tục xây dựng, ban hành; b) Văn bản có sai
sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật
trình bày”; Điều 104 Nghị định 34 quy
định nội dung kiểm tra văn bản: “1) Kiểm
tra về thẩm quyền ban hành văn bản gồm
kiểm tra thẩm quyền về hình thức và kiểm
tra thẩm quyền về nội dung; 2) Kiểm tra về
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
32 Số 11(387) T6/2019
nội dung của văn bản; 3) Kiểm tra về căn cứ
ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình
tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản”.
Như vậy, pháp luật đã quy định cụ
thể căn cứ pháp lý để ban hành VBQPPL
bắt buộc phải là VBQPPL đang có hiệu lực
hoặc đã được công bố hoặc ký ban hành
chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực
trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được
ban hành mà không được căn cứ vào văn
bản cá biệt của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cấp trên. Trường hợp nếu không tuân
thủ đúng quy định thì các văn bản được ban
hành đó là các văn bản có dấu hiệu trái pháp
luật và phải được kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên,
trên thực tế, để phù hợp với Hiến pháp năm
2013, chúng ta cần nghiên cứu bổ sung quy
định về điều ước quốc tế trong phần căn cứ
ban hành VBQPPL.
3. Việc hạn chế quy định thủ tục hành
chính trong văn bản quy phạm pháp luật
Điều 14 Luật 2015 bổ sung cấm việc
“quy định thủ tục hành chính trong các
VBQPPL của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ; Tổng Kiểm toán Nhà nước; HĐND,
UBND các cấp, đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt, trừ trường hợp được giao trong
luật”. Quy định này nhằm hạn chế việc làm
phát sinh thêm các thủ tục hành chính không
cần thiết, góp phần tạo lập môi trường kinh
doanh thông thoáng, thuận lợi, bảo vệ tốt
hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người dân,
doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy
nó đang gây nhiều khó khăn trong cách hiểu
và áp dụng.
Ngày 28/112016, Bộ Tư pháp đã có
Công văn số 4218/BTP-VĐCXDPL trả lời
về một số quy định của Luật 2015 và Nghị
định 34. Theo đó, các Bộ: Tài nguyên và
Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học
và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Giao thông vận tải, Y tế; Sở Tư pháp các
tỉnh, thành phố: Bến Tre, Bình Dương, Kiên
Giang, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Phú Thọ, Lào
Cai, Điện Biên đều gặp vướng mắc trong
việc xác định thủ tục hành chính trong các
trường hợp sau: (1) Trường hợp được quy
định thủ tục hành chính trong thông tư của
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và
VBQPPL của địa phương; (2) Việc sửa đổi,
bổ sung quy định về thủ tục hành chính trong
các thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, VBQPPL của địa phương;
(3) Việc quy định thủ tục hành chính trong
nghị quyết của HĐND cấp tỉnh thuộc trường
hợp quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật
2015, tuy nhiên, hướng dẫn của Bộ Tư pháp
còn chưa thực sự cụ thể, gây khó khăn cho
quá trình áp dụng, cụ thể:
Về trường hợp được quy định thủ tục
hành chính trong thông tư của Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và VBQPPL
của địa phương, Bộ Tư pháp hướng dẫn như
sau: các văn bản được quy định tại khoản 4
Điều 14 Luật 2015 chỉ được quy định thủ tục
hành chính khi được giao trong luật, không
phải được giao trong các văn bản dưới luật
và phải được giao một cách trực tiếp trong
luật, không phải suy luận từ chức năng quản
lý nhà nước của các cơ quan. Trường hợp,
một số luật được ban hành trước ngày Luật
2015 có hiệu lực (ngày 01/7/2016) giao Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy
định chi tiết thi hành một hoặc một số nội
dung cụ thể, mà không trực tiếp giao quy
định thủ tục hành chính nhưng để thực hiện
nhiệm vụ được giao, bộ, ngành cần phải quy
định thủ tục hành chính thì để đáp ứng yêu
cầu quản lý nhà nước của bộ, ngành, địa
phương, các bộ, ngành, địa phương có thể
quy định thủ tục hành chính trong trường
hợp luật giao quy định chi tiết nội dung
cụ thể của luật mà phát sinh thủ tục hành
chính. Còn đối với các Luật ban hành sau
ngày 01/7/2016 thì trường hợp cần giao quy
định thủ tục hành chính thì cơ quan chủ trì
soạn thảo dự án luật phải thiết kế rõ nội dung
giao quy định về thủ tục hành chính ngay tại
điều, khoản cụ thể của dự thảo luật.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
33Số 11(387) T6/2019
Tuy nhiên, trường hợp thủ tục hành
chính được quy định trong văn bản đã hết
hiệu lực, nhưng luật mới được ban hành
không giao cho các bộ quy định về thủ tục
hành chính trong khi thực tiễn vẫn cần phát
sinh thủ tục hành chính này thì giải quyết
như thế nào? Đây là vấn đề mà các bộ, ngành
đang gặp vướng mắc.
Về vấn đề sửa đổi, bổ sung quy định
về thủ tục hành chính trong thông tư của
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
VBQPPL của địa phương thì Bộ Tư pháp có
hướng dẫn như sau: Khoản 4 Điều 172 của
Luật 2015 có quy định chuyển tiếp: “Những
quy định về thủ tục hành chính trong
VBQPPL do cơ quan, người có thẩm quyền
quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật này
ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì
tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ
bằng văn bản khác hoặc bị thay thế bằng thủ
tục hành chính mới”. Thực tế quản lý nhà
nước của bộ, ngành, địa phương có thể phát
sinh nhu cầu sửa đổi, bổ sung một số nội
dung của thủ tục hành chính đã ban hành.
Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, việc sửa
đổi, bổ sung này chỉ được thực hiện nếu
không làm phát sinh thủ tục hành chính mới
ngoài phạm vi thủ tục hành chính được luật
giao và không làm phức tạp thêm thủ tục
hành chính đang áp dụng.
Về vấn đề quy định thủ tục hành chính
trong nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy
định. Theo quy định của khoản 4 Điều 27 của
Luật 2015, HĐND cấp tỉnh có thẩm quyền
ban hành nghị quyết để quy định biện pháp
có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trường hợp để thực hiện được biện pháp
đặc thù đó mà cần phải quy định về trình
tự, cách thức thực hiện, hồ sơ, yêu cầu, điều
kiện... thì việc quy định những nội dung này
9 Đây cũng là ý kiến đề xuất tại Công văn số: 2080/STC-VP của Sở Tài chính tỉnh Lạng Sơn ngày 10/11/2017 về việc
phối hợp báo cáo về những khó khăn, vướng mắc của Luật BHVBQPPL,
10 Lê Kim Chinh - Bình Định, Những vấn đề vướng mắc trong việc thi hành luật Ban hành VBQPPL năm 2015 và Nghị
định hướng dẫn thi hành, truy cập lúc
16h00’ ngày 08/4/2018.
trong nghị quyết của HĐND cấp tỉnh là phù
hợp với quy định “được giao trong luật”.
Tuy nhiên, việc quy định các biện pháp có
tính chất đặc thù ở địa phương phải bảo
đảm phù hợp với đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước; đảm bảo
tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất
của hệ thống pháp luật. Thế nhưng, việc
chứng minh được rằng trường hợp nào thì
địa phương được xác định là cần áp dụng
biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương nên cần phát sinh thêm thủ tục hành
chính không phải là điều đơn giản và có thể
mang tính chất tuỳ nghi; dẫn đến vi phạm
khoản 4 Điều 14 Luật 2015. Chính vì vậy,
Luật 2015 cần điều chỉnh vấn đề này phù
hợp với nguyên tắc phân cấp, phân quyền
cho địa phương theo quy định của Luật Tổ
chức Chính quyền địa phương năm 20159,10.
Ngoài ra, liên quan đến điều ước quốc
tế cũng phát sinh những bất cập về thủ tục
hành chính. Ví dụ, trong một số điều ước
quốc tế liên quan đến lĩnh vực giao thông
vận tải mà Việt Nam ký với các nước có quy
định giao Bộ Giao thông vận tải cấp một số
giấy phép để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước. Do vậy, Bộ Giao thông vận tải đã đề
nghị Bộ Tư pháp hướng dẫn Bộ Giao thông
vận tải có thể quy định những thủ tục hành
chính này vào Thông tư của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải. Về vấn đề này, Bộ Tư
pháp hướng dẫn như sau: với yêu cầu, điều
kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ (thủ tục hành
chính) để cấp các giấy phép đó, có thể có hai
trường hợp:
- Nếu điều ước quốc tế giao Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải quy định yêu cầu, điều
kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép thì
Bộ trưởng ban hành thông tư để quy định;
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
34 Số 11(387) T6/2019
- Nếu điều ước quốc tế không giao Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định yêu
cầu, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp
giấy phép, thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành
quyết định hoặc báo cáo Chính phủ ban hành
nghị định để quy định theo đúng tinh thần tại
khoản 4 Điều 14 Luật 201511.
Như vậy, với hướng dẫn trên của Bộ
Tư pháp thì không chỉ trong trường hợp
được luật giao mà trong trường hợp được
điều ước quốc tế giao thì Bộ trưởng có thể
ban hành thông tư để quy định về thủ tục
hành chính cần thiết. Câu hỏi được đặt ra
ở đây là hướng dẫn của Bộ Tư pháp có hợp
pháp hay không? Để khắc phục bất cập đã
nêu, cần sửa đổi khoản 4 Điều 14 Luật 2015
để bổ sung thêm trường hợp này.
4. Quy định viết hoa trong văn bản quy
phạm pháp luật
Hiện nay, thể thức, kỹ thuật trình bày
VBQPPL đang được thực hiện theo quy
định tại ba văn bản, bao gồm: Luật 2015,
Nghị định 34 và Nghị quyết 351/2017/NQ-
UBTVQH14 của UBTVQH khoá 14 quy
định thể thức và kỹ thuật trình bày VBQPPL
của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước
(Nghị quyết 351). Tuy nhiên, trong ba văn
bản này thì chỉ có Nghị quyết 351 là có quy
định về viết hoa trong văn bản12 còn Luật
2015 và Nghị định 34 không quy định. Theo
đó, hiện nay chúng ta chỉ có quy định về viết
hoa trong văn bản áp dụng đối với VBQPPL
của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước,
VBQPPL liên tịch trong đó UBTVQH là
một chủ thể ban hành13. Còn đối với Hiến
pháp, văn bản sửa đổi Hiến pháp và các
VBQPPL còn lại thuộc đối tượng điều chỉnh
tại Nghị định 34 thì không quy định cụ thể
11 T.Công, Năm 2020 mới tính đến sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành VBQPPL,
moi-tinh-den-sua-doi-bo-sung-luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-343739.html.
12 Phụ lục II. Viết hoa trong văn bản của Nghị quyết số 351.
13 Điều 1 Nghị quyết số 351.
14 Công văn số 2080/STC-VP của Sở Tài chính tỉnh Lạng Sơn ngày 10/11/2017 về việc phối hợp báo cáo về những khó
khăn, vướng mắc của Luật Ban hành VBQPPL,
về quy tắc viết hoa.
Đối với nhóm VBQPPL được điều
chỉnh bởi Nghị quyết 351 chúng ta có các
quy định liên quan đến việc viết hoa vì phép
đặt câu; viết hoa danh từ riêng chỉ tên người,
tên địa lý; viết hoa tên cơ quan, tổ chức; viết
hoa các trường hợp khác (danh từ thuộc
trường hợp đặc biệt; tên các huân chương,
huy chương, các danh hiệu vinh dự; tên chức
vụ, học vị, danh hiệu; tên các ngày lễ, ngày
kỷ niệm; tên các loại văn bản; các trường
hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một
văn bản cụ thể; tên các năm âm lịch, ngày
tết, ngày và tháng trong năm). Tuy nhiên,
đối với nhóm VBQPPL còn lại thuộc sự điều
chỉnh của Nghị định 34 lại không hướng dẫn
rõ quy tắc, cách thức viết hoa như thế nào.
Do đó, cần bổ sung nội dung hướng dẫn rõ
quy tắc, hình thức trình bày này; bởi đây là
một trong những nội dung thuộc về kỹ năng
xây dựng và soạn thảo VBQPPL và trên
thực tế cũng là một trong những khó khăn
trong công tác soạn thảo VBQPPL mà nhiều
bộ ngành, địa phương đang gặp phải14.
5. Kết luận
Thực tế xây dựng VBQPPL ở nước
ta nhiều năm qua cho thấy, chúng ta vẫn
đánh giá “tuổi thọ” của các VBQPPL là 7
đến 10 năm hoặc cao hơn thế. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy, nhiều văn bản mới có hiệu
lực, thậm chí chưa có hiệu lực đã nảy sinh
nhiều bất cập (như Bộ luật Hình sự năm
2015) khiến yêu cầu sửa đổi, bổ sung văn
bản được đặt ra. Luật 2015 là “luật để làm ra
các VBQPPL”, nhưng một vài quy định của
luật hiện nay lại đang là rào cản cho hoạt
động xây dựng pháp luật, nên chúng ta cần
nhanh chóng sửa đổi Luật 2015 để đảm bảo
hiệu quả của công tác xây dựng pháp luật
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
35Số 11(387) T6/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_khoang_trong_trong_thi_hanh_luat_ban_hanh_van_ban_quy.pdf