Những nội dung cơ bản của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) trực tiếp triển khai thi hành hiến pháp năm 2013

BLHS năm 2015 phi tội phạm hóa tội kinh doanh trái phép Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Luật doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung năm 2014) với mục tiêu giải phóng các năng lực sản xuất, thu hút mạnh các nguồn lực và nguồn vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh đã quy định doanh nghiệp khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh không bắt buộc ghi ngành nghề kinh doanh, tách bạch giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, bãi bỏ quy định về yêu cầu và điều kiện kinh doanh không hợp lý tại thời điểm đăng kí thành lập doanh nghiệp. Theo tinh thần đó, việc duy trì chế tài hình sự là không còn cần thiết và đã loại bỏ tội phạm này khỏi nội dung BLHS năm 2015.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nội dung cơ bản của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) trực tiếp triển khai thi hành hiến pháp năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHGD CSND 3 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 1. Những quy định của Hiến pháp năm 2013 có liên quan trực tiếp đến nội dung Bộ luật Hình sự năm 2015 Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Hiến pháp năm 2013 được đánh giá là “một bản Hiến pháp mới phản ánh được ý chí và nguyện vọng của nhân dân, là kết tinh của ý Đảng lòng Dân, tạo cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc để đất nước ta thực NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) TRỰC TIẾP TRIỂN KHAI THI HÀNH HIẾN PHÁP NĂM 2013 TRỊNH VĂN THANH* TÓM TẮT NỘI DUNG Trong những năm qua, công tác xây dựng, ban hành các luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 đã được Chính phủ, Quốc hội thực hiện nghiêm túc. Trong đó, việc ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bảo đảm phù hợp với tinh thần Hiến pháp năm 2013 và đáp ứng yêu cầu cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của Bộ luật Hình sự năm 2015 trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, đồng thời góp phần tìm hiểu một cách có hệ thống về những điểm mới sửa đổi, bổ sung của Bộ luật này. Từ khóa: Bộ luật hình sự; Hiến pháp; nội dung cơ bản. SUMMARY In recent years, the Vietnam Government and National Assembly have strictly focused on enacting and promulgating laws and ordinances to enforce the Consitution 2013. The enaction of the Criminal Code 2015 (Amended in 2017) was suitable to the spirit of the Consitution 2013 and met the demand of concretization of the Consitution. In this article, the author presented his study to clarify the basic contents of the Criminal Code 2015 that enforce the Consitution 2013 and study the new points and amendments of this Code. Key words: Criminal Code; Constitution; content. * Hiệu trưởng Trường Đại học CSND 4 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong thời kỳ mới”1. Với tính cách là Luật cơ bản của Nhà nước, Hiến pháp năm 2013 là nền tảng pháp lý, căn cứ chủ đạo đối với việc ban hành toàn bộ các văn bản pháp lý khác của Nhà nước. Theo quy định của Hiến pháp 2013, có rất nhiều nội dung cần phải được cụ thể hóa trong Bộ luật Hình sự. Nghiên cứu nội dung của BLHS năm 2015 có thể nhận thấy, Bộ luật này đã cụ thể hóa tương đối đầy đủ tinh thần và nội dung ba nhóm quy đinh của Hiến pháp năm 2013: Một là, các quy định về về bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ Tổ quốc; hai là, các quy định về bảo đảm các quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; ba là, các quy định về xây dựng và thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể như: - Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân (Điều 1); Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị (Điều 11). - Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 14), gồm: Quyền sống (Điều 19); quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 20), quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước (Điều 230; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 25); quyền bầu cử, ứng cử (Điều 27); quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân (Điều 29); quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 30); quyền sở hữu, quyền thừa kế (Điều 32); quyền tự do kinh doanh (Điều 33); quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, 1 Đào Trọng Thi, Triển khai thi hành tốt, giá trị của Hiến pháp mới lan tỏa và tạo thành động lực phát triển mới cho đất nước, default.aspx?tabid=76&NewsId=303583, cập nhật ngày 09/01/2014. TẠP CHÍ KHGD CSND 5 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) việc làm và nơi làm việc (Điều 35); quyền kết hôn, ly hôn (Điều 36); quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe (Điều 38); quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43). Điều 37 Hiến pháp năm 2013 cũng khẳng định: Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. - Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, canh tranh theo pháp luật; tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ (Điều 51). 2. Những nội dung của Bộ luật Hình sự năm 2015 thể hiện tinh thần và lời văn Hiến pháp năm 2013 BLHS năm 2015 đã bám sát và thể hiện tương đối đầy đủ tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ Tổ quốc BLHS năm 2015 quy định bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của BLHS (Điều 1). Kế thừa những quy định của BLHS năm 1999 về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và an ninh quốc gia, BLHS năm 2015 đã quy định, các hành vi cấu thành tội phản bội Tổ quốc (Điều 108), tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109); tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111); tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113); tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114); tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (Điều 115); tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116)... phải bị nghiêm trị2. BLHS năm 2015 cơ bản đáp ứng yêu cầu của Hiến pháp 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân - Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 thì “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của Luật trong trường hợp cần thiết...” Theo tinh thần này, BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa những quy 2 Người phạm tội phản bội Tổ quốc, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội gián điệp, tội bạo loạn, tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị phạt tử hình. 6 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) định mang tính định tính thay vì phải ban hành một loạt các văn bản dưới luật (chủ yếu là các thông tư liên tịch) nhằm đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch trong các quy định của BLHS, tạo thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong thực tế. Xét tổng thể, BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa đến mức tối đa những quy định mang tính định tính, định lượng, vốn là một trong những bấp cập của BLHS hiện hành. Nhiều nội dung đã được thể hiện trong BLHS năm 2015. Điển hình như Điều 168 BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa tình tiết định khung “gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại điểm g khoản 2 Điều 133 BLHS năm 1999 bằng các tình tiết “Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ”, “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”; bỏ các tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” ở khoản 3, khoản 4 của điều luật. Hoặc Điều 172 BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa và làm rõ các tình tiết định tội “gây hậu quả nghiêm trọng” ở khoản 1 Điều 137 của BLHS năm 1999 bằng “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”, cụ thể hóa tình tiết “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản” bằng “Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này” và bổ sung trong cấu thành cơ bản đối tượng “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ” mặc dù có giá trị dưới 2.000.000 đồng vẫn có thể bị xử lý hình sự theo khoản 1 nếu đáp ứng các điều kiện khác trong cấu thành tội phạm. - BLHS năm 2015 bổ sung 03 trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự là: Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm pháp (Điều 24); Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25); Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26). Đồng thời, BLHS năm 2015 quy định về phòng vệ chính đáng theo hướng tôn trọng lợi ích của người phòng vệ (khoản 1 Điều 22). Những bổ sung trên đây tạo cơ sở pháp lý để mọi người chủ động chống trả các hành vi nguy hiểm xâm phạm đến bản thân mình và tích cực tham gia phòng chống tội phạm, động viên mọi người sáng tạo, thử nghiệm nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế, xã hội. - BLHS năm 2015 bổ sung một số chế định quan trọng theo hướng tăng cường bảo vệ quyền con người như mở rộng phạm vi và đối tượng miễn trách nhiệm hình sự (Điều 29), bổ sung chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện (Điều 63), nhằm tạo cơ hội cho những phạm nhân tích cực cải tạo tốt trong quá trình chấp hành án ở các cơ sở giam giữ được sớm TẠP CHÍ KHGD CSND 7 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) trở về với gia đình và tiếp tục chứng tỏ sự cải tạo của mình trong môi trường xã hội bình thường có sự giám sát của chính quyền địa phương và xã hội. Nếu trong thời gian thử thách mà người được tha tù trước thời hạn cố ý vi phạm nghĩa vụ hoặc phạm tội mới thì phải trở lại cơ sở giam giữ để chấp hành tiếp phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành. Quy định này cũng góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về việc giáo dục, cải tạo người phạm tội trong môi trường xã hội. - BLHS năm 2015 thể chế hóa chủ trương của Đảng về hạn chế áp dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt không mang tính giam giữ, cụ thể: Quy định hình phạt tiền là hình phạt chính được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng. Riêng đối với nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường thì phạt tiền là hình phạt chính có thể áp dụng đối với cả tội rất nghiêm trọng. Bộ luật cũng đã mở rộng nội hàm của hình phạt cải tạo không giam giữ, theo đó, trong trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ với thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong một tuần. Biện pháp này không áp dụng đối với người già yếu, phụ nữ có thai (Điều 36); không áp dụng hình phạt tù đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng (khoản 2 Điều 38)3. - BLHS năm 2015 đã quán triệt tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về hạn chế áp dụng hình phạt tử hình. Theo đó, Điều 40 của BLHS năm 2015 đã xác định rõ tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định. Không chỉ quy định rất chặt chẽ các điều kiện áp dụng hình phạt tử hình, BLHS năm 2015 còn bổ sung thêm các trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình. Theo đó, không áp dụng hình phạt tử hình đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không thi hành án tử hình đối với họ. Quy định này nhằm góp phần hạn chế việc thi hành hình phạt tử 3 Theo đó, tại Phần các tội phạm, số lượng các khoản không quy định hình phạt tù tăng từ 06 khoản (theo BLHS năm 1999) lên hơn 30 khoản. 8 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hình trên thực tế và là thúc đẩy việc thu hồi tài sản bị tham nhũng trong các vụ án tham nhũng. BLHS năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình ở 08 tội danh gồm: tội cướp tài sản (Điều 168); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252); tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303); tội chống mệnh lệnh (Điều 394); tội đầu hàng địch (Điều 399); và tội hoạt động phỉ (do BLHS năm 2015 đã bỏ tội danh này). Theo đó, BLHS năm 2015 còn duy trì hình phạt tử hình đối với 18 tội danh, trong tổng số 314 tội danh. BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người (Chương XIV) và nhóm các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do dân chủ của công dân (Chương XV) theo hướng tiếp tục tăng cường bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trên tinh thần Hiến pháp năm 2013 với những chế tài nghiêm khắc; bổ sung một số quy định mới để xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đồng thời, có chính sách xử lý nghiêm khắc hơn đối với các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do dân chủ của công dân. BLHS năm 2015 đã có sự điều chỉnh mạnh mẽ trong chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo hướng bảo đảm lợi ích tốt nhất cho các em trên tinh thần bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên Theo quy định của BLHS năm 1999, các tội phạm mà người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự là khá rộng và quan trọng hơn là quy định này không rõ ràng, minh bạch, nên bản thân các em không thể hoặc khó có thể biết được chính xác khi nào thì hành vi do mình thực hiện bị coi là tội phạm. Thực tế cho thấy, những trường hợp người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi tự mình thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là không nhiều và chủ yếu tập trung vào một số tội phạm thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, các tội xâm phạm sở hữu, còn lại phần lớn các trường hợp khác các em tham gia thực hiện tội phạm là do bị người lớn xúi giục, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa... Bản thân họ không nhận thức được một cách đầy đủ về tính chất, mức độ nguy hiểm của loại tội phạm mà mình đã thực hiện. Vì vậy, việc xử lý hình sự đối với người chưa thành niên trong những trường hợp này có phần quá nghiêm khắc và ít TẠP CHÍ KHGD CSND 9 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có tác dụng giáo dục, phòng ngừa, giúp các em nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của bản thân4. Kế thừa đồng thời khắc phục những hạn chế của BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 quy định rõ hơn những tội phạm cụ thể mà người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, theo đó, người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về việc thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ở 28 tội danh trong số 314 tội danh thuộc 04 nhóm tội phạm: Nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người; Nhóm các tội xâm phạm sở hữu; Nhóm các tội phạm về ma túy; Nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng. Bên cạnh đó, để tiếp tục hoàn thiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên, đáp ứng yêu cầu của Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các văn kiện quốc tế về tư pháp người chưa thành niên, phù hợp với xu hướng chung của thế giới, BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa các điều kiện miễn trách nhiệm hình sự áp dụng riêng cho từng đối tượng người chưa thành niên (người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi), đồng thời, bổ sung 03 biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp các em được miễn trách nhiệm hình sự, gồm: Khiển trách; Hòa giải tại cộng đồng; Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số nhóm tội phạm cụ thể theo hướng tăng cường bảo vệ các quyền con người Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người, BLHS năm 2015 đã tội phạm hóa các hành vi mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người (Điều 154); cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân (Điều 160), ngăn cản hoặc ép buộc người khác lập hội, hội họp hợp pháp (Điều 163); xâm phạm quyền trẻ em như: Cưỡng bức lao động (Điều 297), lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức (Điều 147). Đồng thời tăng nặng hình phạt đối với 06 tội thuộc nhóm này (các điều 154, 155, 158, 159, 160 và Điều 162) nhằm nghiêm trị các hành vi xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nội dung cấu thành tội mua bán người, tội mua bán trẻ em quy định tại Điều 119 và Điều 120 BLHS năm 1999 theo tinh 4 Nguyễn Hòa Bình, Chuyên đề những nội dung sửa đổi lớn và những điểm mới sửa đổi, bổ sung trong Phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015, ttsktand/43713043?pers_id=1751942&folder_ id=&item_id=225618731&p_details=1, cập nhật ngày 08/12/2017. 10 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thần Nghị định thư về phòng, chống buôn bán người mà nước ta là thành viên, đặc biệt là mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151); sửa đổi theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với một số tội xâm phạm hoạt động tư pháp như tội dùng nhục hình (Điều 373), bức cung (Điều 374) và hoàn thiện nội dung cấu thành của hai tội này theo tinh thần Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người năm 1984. BLHS năm 2015 thể hiện tinh thần Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển Để góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển, BLHS năm 2013 đã phi tội phạm hóa đối với đối với 04 tội danh được quy định trong BLHS năm 1999, gồm: Tội kinh doanh trái phép (Điều 159); tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167); tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170); tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng (Điều 178). Việc loại bỏ 04 tội phạm này khỏi BLHS nhằm bảo đảm quyền tự do và tự chủ của các chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời phù hợp với tình hình tội phạm thời gian qua. Đặc biệt, việc phi hình sự hóa tội kinh doanh trái phép xuất phát từ thực tế hiện nay, những lĩnh vực cấm kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư năm 2014 thu hẹp lại, theo đó Nhà nước chỉ cấm kinh doanh một số lĩnh vực cụ thể và những lĩnh vực này đã được quy định tại một số điều luật cụ thể của BLHS các tội phạm liên quan đến sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; ma túy; vũ khí; buôn bán người... Bên cạnh đó, với những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện mà vi phạm đã bị xử phạt hành chính là đủ sức răn đe. Riêng một số lĩnh vực khác thì BLHS đã có quy định cụ thể như tội vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, hoặc một số tội phạm trong lĩnh vực đất đai, bảo hiểm, buôn bán vũ khí, phóng xạ... Do đó, việc duy trì tội kinh doanh trái phép trong BLHS là không còn phù hợp và cần thiết trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay5. Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 đã thay thế tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS năm 1999) bằng những tội phạm cụ thể trong các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội với dấu hiệu cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế như: quản lý 5 Nguyễn Sơn, Chuyên đề những điểm mới sửa đổi, bổ sung trong chương các tội xâm phạm sở hữu và chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, ttsktand/43713043?pers_id=1751942&folder_ id=&item_id=225618731&p_details=1, cập nhật ngày 08/12/2017. TẠP CHÍ KHGD CSND 11 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đất đai, thuế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... Việc không quy định thành một tội riêng hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng mà thay vào đó, BLHS năm 2015 đã bổ sung một số tội danh mới (mang đặc trưng của tội cố ý làm trái) vào từng lĩnh vực cụ thể6 xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn áp dụng BLHS. Thực tiễn áp dụng BLHS năm 1999 đã cho thấy, tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được coi như là một cái túi để xử lý tất cả những trường hợp mà cơ quan tố tụng không thể hoặc không muốn xử lý người phạm tội về những tội phạm khác. Điều này vô hình chung đã làm cho mọi cá nhân, tổ chức không dám đi đầu, phát huy sáng kiến thúc đẩy sản xuất kinh doanh vì sợ vướng vào tội này. Điều này lại càng nghiêm trọng hơn khi hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế của ta đang trong quá trình hoàn thiện, tính ổn định không cao, nên việc tiếp tục duy trì tội này trong BLHS thực sự là một rào cản rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế, là cơ sở để các cơ quan tố tụng áp dụng nguyên tắc tương tự - vốn là điều cấm kỵ trong một nền tư pháp hiện đại - để xử lý các hành vi mà BLHS chưa dự liệu trước. Để nền kinh tế thị trường của một quốc gia phát triển lành mạnh, năng động thì cần phải khai thác mọi tiềm năng sẵn có và phát huy hết nguồn lực của mỗi cá nhân, tổ chức qua đó thúc đẩy mọi chủ thể trong xã hội phát huy, tìm tòi, sáng tạo, làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Muốn làm được điều này, Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý để người dân được quyền làm những điều pháp luật không cấm. Với tinh thần đó, thì việc duy trì tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng không đáp ứng được yêu cầu trên. BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều tội danh mang tính cố ý làm trái để thay thế cho tội danh cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong từng lĩnh vực cụ thể, như lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm..., đồng thời làm rõ cấu thành tội phạm của những tội phạm đã có sẵn như: Trốn thuế, các tội trong lĩnh vực quản lý đất đai, bảo vệ tài nguyên rừng... BLHS năm 2015 cũng có một số điều khoản mang tính chất “cố ý làm trái” trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Quy định một số tội danh liên quan đến hành vi “cố ý làm trái” của người có chức vụ, quyền hạn như: tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ. Ngoài ra, BLHS năm 2015 còn bổ sung các tội danh mới (gồm tội vi phạm 6 BLHS năm 2015 đã quy định 41 tội danh xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thuộc 3 nhóm lĩnh vực: 1) sản xuất, kinh doanh, thương mại; 2) thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; 3) lĩnh vực kinh tế khác. 12 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về cạnh tranh (Điều 217), tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218), tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219), tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220), tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221), tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222), tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223), tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224), tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230)) để thay thế tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là những cơ sở pháp lý để xử lý những hành vi phạm tội cố ý làm trái trong từng lĩnh vực cụ thể. BLHS năm 2015 cũng đã sửa đổi, bổ sung các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; hình sự hóa một số hành vi phạm tội trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán. Cụ thể: Bổ sung thêm 04 tội danh liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm; sửa đổi, bổ sung các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán. BLHS năm 2015 đã thể hiện tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh theo pháp luật, tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo hộ, theo đó, BLHS năm 2015 không phân biệt tài sản nhà nước hay tài sản của công dân từ góc độ quy định về tội phạm cũng như chế tài xử lý, tội phạm hoá các hành vi tham nhũng trong khu vực tư (ngoài nhà nước). BLHS năm 2015 đã quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại BLHS năm 2015 đã quy định tương đối toàn diện và đầy đủ những vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại ở Phần chung và Phần các tội phạm cụ thể như: Cơ sở của trách nhiệm hình sự, các nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại, số lượng các tội phạm cụ thể mà pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự và các hình phạt đối với các tội phạm đó để: i) phòng chống có hiệu quả hơn đối với hành vi vi phạm pháp luật đang gia tăng từ phía pháp nhân thương mại; (ii) khắc phục bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành trong việc xử lý đối với pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật; (iii) chuẩn bị cơ sở pháp lý cần thiết cho quá trình hội nhập quốc tế, tránh tình trạng bị động khi xử lý các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư ở Việt Nam mà lại vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. BLHS năm 2015 phi tội phạm hóa tội kinh doanh trái phép Hiến pháp năm 2013 quy định mọi TẠP CHÍ KHGD CSND 13 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) người có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Luật doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung năm 2014) với mục tiêu giải phóng các năng lực sản xuất, thu hút mạnh các nguồn lực và nguồn vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh đã quy định doanh nghiệp khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh không bắt buộc ghi ngành nghề kinh doanh, tách bạch giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, bãi bỏ quy định về yêu cầu và điều kiện kinh doanh không hợp lý tại thời điểm đăng kí thành lập doanh nghiệp... Theo tinh thần đó, việc duy trì chế tài hình sự là không còn cần thiết và đã loại bỏ tội phạm này khỏi nội dung BLHS năm 2015. T.V.T Tài liệu tham khảo 1. Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bản thuyết minh chi tiết về Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Hà Nội, tháng 4/2015. 2. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 48/NQ- TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 3. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 49/NQ- TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 4. Nguyễn Hòa Bình, Chuyên đề những nội dung sửa đổi lớn và những điểm mới sửa đổi, bổ sung trong Phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015, h t tp : / / toaan .gov .vn/porta l /page/ portal/tandtc/ttsktand/43713043?pers_ i d = 1 7 5 1 9 4 2 & f o l d e r _ i d = & i t e m _ id=225618731&p_details=1, cập nhật ngày 08/12/2017. 5. Đại hội đồng Liên hợp quốc, Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, thông qua ngày 10/12/1984 theo Nghị quyết 39/46, có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. 6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10. 7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13. 8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13. 9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13. 10. Nguyễn Sơn, Chuyên đề những điểm mới sửa đổi, bổ sung trong chương các tội xâm phạm sở hữu và chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế , portal/tandtc/ttsktand/43713043?pers_ i d = 1 7 5 1 9 4 2 & f o l d e r _ i d = & i t e m _ id=225618731&p_details=1, cập nhật ngày 08/12/2017. (Nhận bài: 26/12/2017; hoàn thành biên tập: 15/01/2018; duyệt đăng: 25/01/2018)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_noi_dung_co_ban_cua_bo_luat_hinh_su_nam_2015_sua_doi_b.pdf
Tài liệu liên quan