Vì vậy, cần quy định nghĩa vụ của cơ
quan nhận đơn thư sai thẩm quyền phải
chuyển lại cho cơ quan có thẩm quyền.
Nhưng hơn cả, cần có những quy định rõ
ràng hơn về thẩm cấp giải quyết khiếu nại.
Cũng có thể tính đến khả năng thừa
nhận việc khiếu nại không cần tuân thủ thứ
bậc, như ở Pháp. Chúng tôi cho rằng, việc
gửi đơn khiếu nại đến người đã ban hành
quyết định không nên quy định là thủ tục bắt
buộc. Người dân có thể khiếu nại đến cơ
quan hành chính cấp trên, cả khi họ không
muốn hay không thể thực hiện việc khiếu
nại lần đầu. Cơ quan ban hành quyết định
hành chính là cơ quan giải quyết khiếu nại
lần đầu có thể thiếu khách quan trong giải
quyết khiếu nại, và khả năng thành công của
người dân là rất thấp, vì thông thường, cơ
quan hành chính không muốn phủ nhận
hành động của chính mình.
Quy định như vậy cũng giảm bớt phần
nào việc đùn đẩy, trả đơn làm kéo dài thời
gian khiếu nại: cơ quan hành chính cấp trên
nhận được đơn luôn trả lại cho cấp dưới, dù
người dân không muốn chọn con đường này.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nội dung có thể tham khảo từ pháp luật về khiếu nại của cộng hòa Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
55
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
I. Một số nội dung của pháp luật khiếu
nại Cộng hòa Pháp
1. Khiếu nại được coi là một bộ phận
của hoạt động hành chính
Trong cách tiếp cận của pháp luật thực
định cũng như của các luật gia Pháp, khiếu
nại dường như là hoạt động gắn liền với
quản lý hành chính. Người Pháp có câu ngạn
ngữ: Phán xét hoạt động hành chính hãy còn
là thực hiện hoạt động hành chính. Do vậy,
hành chính - tài phán (bao gồm cả khiếu nại)
vẫn được coi như một phần của hoạt động
hành chính - quản lý. Từ quan điểm này nảy
sinh một số hệ quả như: thứ nhất, pháp luật
về khiếu nại hiếm khi được quy định thành
lĩnh vực riêng mà thường được điều chỉnh
chung trong các quy trình thủ tục hành chính
quản lý, ví dụ như trong các đạo luật về
NHÛÄNG NÖÅI DUNG COÁ THÏÍ THAM KHAÃO
TÛÂ PHAÁP LUÊÅT VÏÌ KHIÏËU NAÅI CUÃA CÖÅNG HOÂA PHAÁP
Nguyễn Hoàng Anh*
* PGS, TS. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thông tin bài viết:
Từ khoá:
khiếu nại; pháp luật Cộng
hòa Pháp; luật hành chính so
sánh.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 07/02/2017
Biên tập: 12/04/2017
Duyệt bài: 16/04/2017
Article Infomation:
Keywords: complaint;
French law; comparative
administrative law.
Article History:
Received: 07 Feb. 2017
Edited: 12 Apr. 2017
Approved: 16 Apr. 2017
Tóm tắt:
Là quốc gia có nền hành chính lâu đời và khoa học luật hành chính rất phát
triển, pháp luật về khiếu nại ở Cộng hòa Pháp được thể hiện không chỉ qua
văn bản pháp luật mà bằng cả hệ thống án lệ đồ sộ của tòa hành chính. Bài
viết tóm tắt những đặc trưng cơ bản nhất trong pháp luật khiếu nại của Cộng
hòa Pháp. Trên cơ sở nghiên cứu và đối chiếu giữa pháp luật Cộng hòa Pháp
với pháp luật khiếu nại hiện hành của Việt Nam, bài viết nêu một số kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả của giải quyết khiếu nại - thông qua các biện
pháp như hướng dẫn thủ tục khiếu nại, xác định và phân định trách nhiệm
của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và sự minh bạch.
Abstract:
As a country having a long tradition of administration science and developed
administration law, law on complaint of France is constituted not only in
written legislation, but also in a massive system of case-law adopted by local
administrative courts. This paper summarizes the most typical characteristics
of French law on complaint. By doing comparative analysis of the laws on
complaint of France and Vietnam, the author proposed some
recommendations aimed at improving the efficiency of the mechanism for
complaint settlement of Vietnam, which relate to the aspects of transparence
in providing complaint procedures, task identification and assignment among
state bodies responsible for complaint settlement.
56
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
nghĩa vụ nêu lý do trong quyết định hành
chính; trong các đạo luật về mối quan hệ
giữa người dân và cơ quan hành chính, v.v..
thứ hai, thủ tục khiếu nại không là bắt buộc.
Không phải tất cả mọi vụ kiện hành chính
đều bắt buộc phải được khiếu nại trước.
Người dân hoàn toàn có thể không cần thực
thi thủ tục khiếu nại; họ có thể đưa đơn kiện
thẳng ra tòa hành chính. Tuy nhiên, trong
trường hợp người dân khiếu nại thì thời hạn
giải quyết vụ việc của họ sẽ được kéo dài
hơn, do được tính thời hiệu thêm 2 tháng sau
khi khiếu nại; thứ ba, dù có khiếu nại hay
không, việc này không ảnh hưởng đến
quyền khởi kiện vụ án hành chính của người
dân. Tòa án luôn là con đường tối cao và cơ
bản để giải quyết các tranh chấp phát sinh
giữa công dân và công quyền.
Cũng như trong pháp luật thực định,
trong khoa học pháp lý, nghiên cứu về khiếu
nại cũng chiếm vị trí không mấy quan trọng
trong luật hành chính. Các giáo trình, các
chuyên khảo về luật hành chính không có
chương riêng, phần riêng về khiếu nại; thậm
chí không đề cập đến vấn đề này. Trong
khoa học luật hành chính, khiếu nại cũng chỉ
được nghiên cứu như là một bộ phận rất nhỏ
nằm trong phần thời hiệu của tố tụng hành
chính (nếu có) mà thôi.
Thủ tục khiếu nại nếu được nghiên
cứu trong các công trình khoa học thì chủ
yếu là nằm trong phần viết về mối quan hệ
giữa cơ quan hành chính - người dân: cùng
với nghĩa vụ thông báo các công việc của
chính quyền, thông tin hành chính thì cơ
quan hành chính có nghĩa vụ giải quyết các
khiếu nại của người dân. Giải quyết khiếu
nại được coi là một bước trên con đường
thực thi thủ tục hành chính.
2. Hình thức, đối tượng, thẩm quyền,
thủ tục giải quyết khiếu nại
Không phải là con đường chủ đạo
không có nghĩa là pháp luật Pháp không coi
trọng con đường khiếu nại. Khiếu nại là con
đường “truyền thống” để giải quyết những
vấn đề phát sinh trong hoạt động hành
chính. Các luật gia Pháp cho rằng, từ xa xưa,
Nhà vua và sau này là chính quyền dân chủ
đều mong muốn giám sát việc thực thi mệnh
lệnh của mình bởi các cơ quan dưới quyền.
Sự ra đời của khiếu nại và giải quyết khiếu
nại nhắm đến hai mục tiêu: nhằm tạo điều
kiện cho người dân bảo vệ quyền, lợi ích của
họ, mặt khác là cơ hội cho cơ quan hành
chính giám sát hoạt động của mình1. Bởi
vậy, thủ tục khiếu nại được quy định rộng
mở và hết sức dễ dàng cho người dân, biểu
hiện như sau:
Các hình thức khiếu nại
Cũng như các quốc gia khác, ở Pháp
cũng luôn tồn tại hai loại hình khiếu nại:
khiếu nại hành chính lần đầu (les recours
gracieux) trong đó người dân trực tiếp gửi
yêu cầu lên cơ quan hành chính đã ra quyết
định hành chính; và khiếu nại hệ cấp (les re-
cours hiérarchiques), đây là loại khiếu nại
được gửi lên cơ quan cấp trên của cơ quan
hoặc người đã ra quyết định hành chính.
Ngoài hai loại khiếu nại này, pháp luật
còn cho phép mở các con đường khác để
người dân khiếu nại lại quyết định hành
chính:
- Người dân cũng có thể thực hiện
việc khiếu nại đến cơ quan giám hộ hành
chính và yêu cầu cơ quan giám hộ hành
chính hủy quyết định của cơ quan hành
chính dưới quyền do cơ quan đó giám sát.
- Người dân ở địa phương có thể gửi
1 “Le citoyen et son administration”, sous la direction de Celine WIENER and Michel LECLAINDRE (Preface de Guy
BRAIBANT), Group Imprimeria National, France 2000, p.160.
57
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
đơn đến tỉnh trưởng để yêu cầu tỉnh trưởng
gửi ngay quyết định của cơ quan chính
quyền địa phương ra tòa hành chính2.
- Mặt khác, tồn tại khả năng mở các
con đường khác: thỏa thuận; hòa giải; hoặc
có thể chuyển ra trọng tài3. Đây là các mô
hình giải quyết tranh chấp thay thế, có ưu điểm
lớn trong việc giảm tải gánh nặng cho tòa; tiết
kiệm thời gian và tiền bạc cho các bên.
- Luật của Cộng hòa Pháp cũng cho
phép người dân yêu cầu Chánh án Tòa hành
chính thực hiện một lệnh cưỡng chế khi chưa
cần khởi kiện nhằm khắc phục hậu quả do
các quyết định hành chính sai trái mang lại4.
- Từ năm 1973, người dân có thêm
một con đường mới: đó là khả năng gửi
khiếu nại lên Mediateur - Pháp quan hòa
giải. Pháp quan hòa giải được bổ nhiệm bởi
Nội các (Hội đồng Bộ trưởng) với nhiệm kỳ
6 năm, có thẩm quyền điều tra và can thiệp
vào các hoạt động hành chính, đưa ra các lập
luận không chỉ dựa trên pháp luật mà còn
dựa trên cả công lý, lẽ công bằng. Tiến trình
này có một ràng buộc đặc biệt, đó là người
dân cần gửi đơn qua một nghị sĩ để có thể
chuyển đến Pháp quan hòa giải.
- Và cuối cùng, từ năm 1977, một hình
thức khiếu kiện hành chính đặc biệt khác ra
đời: đó là khả năng khiếu nại lên các cơ
quan hành chính độc lập. Các cơ quan này
được lập ra trong những lĩnh vực khá đặc
thù: về phương tiện truyền thông, về tiếp cận
hồ sơ hành chính v.v.. nhằm bảo vệ quyền
công dân, quyền của người sử dụng dịch vụ
trong các lĩnh vực đó. Các cơ quan này gây
áp lực nhất định lên cơ quan hành chính theo
hướng hoạt động cần công khai, minh bạch
và chịu trách nhiệm hơn. Việc khiếu nại lên
các cơ quan này nhằm tìm đến một giải pháp
trước khi đưa vụ kiện ra tòa hành chính.
Khi không sử dụng những con đường
này, người dân hoàn toàn có thể dùng một
công cụ tư pháp: khởi kiện vụ án hành
chính5.
Đối tượng khiếu nại
Pháp luật Cộng hòa Pháp theo đuổi
đến tận cùng trách nhiệm của cơ quan hành
chính. Mọi hành vi, quyết định của cơ quan
hành chính đều có thể bị khiếu nại. Hầu như
không có hạn chế nào về quyền khiếu nại
của người dân.
Thứ nhất, mọi loại quyết định hành
chính đều có thể bị khiếu nại. Pháp luật cho
phép khiếu nại đối với cả các quyết định của
Nhà nước, các quyết định của chính quyền
địa phương, của một đơn vị sự nghiệp v.v..
Người dân có quyền khiếu nại bất kỳ
quyết định hành chính nào. Quyền khiếu nại
được mở rộng không chỉ đối với các quyết
định cá biệt mà ngay cả các quyết định quy
phạm như là các thông tư, quyết định hay
nghị định mà làm thay đổi hoàn cảnh pháp
lý của họ. Cũng như vậy, người dân có
quyền khiếu nại đối với mọi quyết định hành
chính cho dù quyết định ấy được ban hành
dưới bất cứ hình thức nào: một lá thư, một
quyết định, một thông báo6.
Và cuối cùng, sự im lặng của cơ quan
hành chính cũng tạo thành một đối tượng
khiếu nại. Thoạt tiên, những quy định cho
phép người dân khiếu nại và khởi kiện
chống lại sự im lặng của cơ quan hành chính
bắt đầu từ 1864 (với đạo luật ngày
2/11/1864) và cũng chỉ giới hạn trong những
vụ việc thuộc phạm vi giải quyết khiếu nại
2 La loi du 2 mars 1982.
3 Régler autrement les conflits, Etude du CE, Doc. fr. 1993.
4 CE avis, 6 décembre 2002, Synd. intercom.de l’Haÿ-les-Roses.
5 Cours de droit administratif – © Pr Gilles J. Guglielmi 2004.
6 “Le citoyen et son administration”, sous la direction de Celine WIENER and Michel LECLAINDRE, (Preface de
Guy BRAIBANT), Group Imprimeria National, France 2000, p.163.
58
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
tiếp theo của Bộ trưởng. Đến năm 1990, với
sự ra đời của đạo luật ngày 17/7/1900, pháp
luật mới mở rộng cho phép người dân được
khiếu nại chống lại sự im lặng của tất cả các
cơ quan hành chính khác. Hơn nữa, cũng
phải đến thời điểm này, quy tắc “im lặng =
từ chối” và “từ chối = quyền khiếu kiện của
công dân” mới xuất hiện trong các lĩnh vực
khác của hành chính quản lý7. Cho đến nay,
bất kỳ sự im lặng nào của công quyền trước
những yêu cầu của công dân đều có thể bị
khiếu nại.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Pháp luật trao cho cơ quan hành chính
một thẩm quyền rộng mở trong sửa đổi
quyết định, hành vi. Điều này đồng nghĩa
với việc tạo ra nhiều cơ hội cho người dân
trong việc được xem xét lại quyết định hành
chính.
Lý thuyết về hủy, thu hồi, rút lại quyết
định hành chính là những lý thuyết rất phổ
biến trong pháp luật Pháp. Cơ quan hành
chính có quyền thu hồi, đình chỉ, hủy hay
thay đổi quyết định mà mình đã đưa ra và
những hành vi này không chỉ dựa trên căn
cứ là pháp luật. Cơ quan hành chính có thể
thay đổi quyết định của mình dựa trên
những lập luận về công lý, về lẽ công bằng
hay về tính hợp lý trong việc ban hành các
quyết định đó. Sự rộng mở này tạo cho
người đi kiện có nhiều cơ hội để bảo vệ
quyền lợi của mình.
Như trên đã nêu, pháp luật quy định
việc khiếu nại phải đảm bảo đúng thẩm
quyền, nhưng ràng buộc này đã được làm
nhẹ đi bằng quy định: ngay cả khi người dân
gửi nhầm địa chỉ thì cơ quan nhận được đơn
nhầm phải có nghĩa vụ chuyển đến đúng địa
chỉ cho người dân. Nghĩa vụ từ phía người
dân đã được “san sẻ” sang cho chính quyền.
Điều này là hợp lý: hơn người dân, chính
quyền hiểu rõ nhất về thẩm cấp giải quyết
khiếu nại. Quy định này của pháp luật mang
tính nhân văn và hỗ trợ cho quyền tiếp cận
công lý của công dân cũng như cho sự minh
bạch và trách nhiệm của công quyền.
Luật của Cộng hòa Pháp cũng phân
biệt khiếu nại lần đầu (khiếu nại lên cơ quan
hành chính đã ban hành quyết định) và khiếu
nại lần hai (khiếu nại lên cấp trên của cơ
quan hành chính). Tuy nhiên, người khiếu
nại có thể thực hiện việc khiếu nại trực tiếp
tới thủ trưởng của người ban hành quyết
định mà không cần phải khiếu nại đến người
đã ban hành quyết định lần đầu, hoặc cũng
không cần đợi có trả lời của người ra quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu. Điều này
tùy vào lựa chọn của người dân: họ có thể
khiếu nại lần lượt từng cấp hành chính để có
thêm cơ hội được cảm thông, nhưng họ cũng
có thể đi thẳng lên cấp hành chính cao nhất.
Ngay cả khi trong hệ thống hành chính tồn
tại nhiều thứ bậc nhưng án lệ hành chính cho
phép người dân có thể khiếu nại ngay đến
cấp hành chính cao nhất như là Bộ trưởng.
Một án lệ hành chính rất nổi tiếng, bản án
Quéralt, đã minh chứng điều này: Tòa hành
chính tối cao đã cho rằng, việc Bộ trưởng
Bộ Lao động từ chối giải quyết một khiếu
nại (gửi trực tiếp cho Bộ trưởng) liên quan
đến việc Chánh thanh tra ra quyết định sa
thải người lao động là “không tôn trọng
thẩm quyền và đã tước đoạt của người lao
động một bảo đảm pháp lý quan trọng để
bảo vệ quyền”8.
Điều này có nghĩa là người dân luôn
có cơ hội được khiếu nại ngay từ đầu lên cơ
quan hành chính cấp trên. Một lần nữa, việc
7 Theo Edouard Laferrierre “Chuyên khảo về tòa hành chính và vụ kiện hành chính”, Tập 2, tái bản lần 2, Libraires
Editeurs, 1896, p. 429-433 ; Rene Chapus, Luật Tố tụng hành chính, tái bản lần thứ 12, Montchrestien, 2006, p. 614
(Bản tiếng Pháp).
8 “Le citoyen et son administration”, sous la direction de Celine WIENER and Michel LECLAINDRE, sđd, tr. 162.
59
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
9 Jean MICHEL, Les recours administratifs gracieux Sđd. tr. 130.
10 Le Mediateur de La Republique, “Le recours contre decision de l’administration: nature et delai”,
ateur-republique.fr/fic_bdd/pdf_fr_fichier/1236851673_Les_recours_contre_les_decisions_de_l_administration.pdf.
bảo đảm quyền cho người khiếu nại được
đặt lên trên tất cả: Pháp luật tạo điều kiện
rộng mở cho người dân thực thi quyền khiếu
nại của mình bằng việc dỡ bỏ những rào cản
về thứ bậc - điều vốn dĩ là quen thuộc trong
nền hành chính.
Thủ tục khiếu nại đơn giản
Nhằm tạo điều kiện cho công dân thực
hiện quyền khiếu nại, pháp luật quy định thủ
tục khiếu nại hết sức đơn giản. Việc khiếu
nại hầu như không là bắt buộc trước khi
người dân khởi kiện hành chính. Công dân
khiếu nại bằng cách gửi đơn hay trực tiếp,
và khiếu nại luôn là miễn phí. Các điều kiện
để khiếu nại được thụ lý rất đơn giản:
Thứ nhất, cần tuân thủ đúng thời hiệu.
Yêu cầu khắt khe nhất đặt ra cho khiếu nại,
đó là tuân thủ đúng thời hạn. Thời hạn cho
việc khiếu nại là 2 tháng kể từ ngày nhận
được quyết định. Thời hạn cho việc giải
quyết khiếu nại tiếp theo cũng là 2 tháng, nếu
người khiếu nại không đồng ý với trả lời của
cơ quan hành chính. Nếu cơ quan hành chính
không trả lời, sau 4 tháng, sự im lặng này
được coi như một sự từ chối ngầm, và người
dân có quyền khởi kiện vụ án hành chính.
Thời hạn khiếu nại hành chính cũng
được tính khá đặc biệt theo hướng bảo vệ
quyền khiếu nại. Riêng cách tính thời hạn cho
khởi kiện hành chính, luật của Cộng hòa Pháp
có quy định đặc thù: “délai franc”, theo đó
thời hạn được tính kéo dài hơn so với thời hạn
thông thường. Theo thời hạn thông thường thì
thời điểm bắt đầu tính thời hạn là ngày hôm
sau của ngày nhận được QĐHC. Ví dụ, nếu
ngày 3/3 người dân nhận được QĐHC, thì
thời hạn khởi kiện sẽ được tính là:
+ Thời hạn thông thường: bắt đầu từ
0h ngày 4/3 và kết thúc vào 24h ngày 3/5
(đối với các vụ việc theo thời hạn thông
thường - dùng trong các vụ việc dân sự);
+ Thời hạn “délai franc” (riêng đối với
vụ án hành chính), thời hạn được tính bắt
đầu từ 0h ngày 4/3 và kéo dài đến hết ngày
4/5 (24h).
Như vậy, trong khởi kiện hành chính,
người dân được “ưu ái” hơn trong cách tính
thời hạn. Quy định mới này của luật Pháp
(từ 1972) không có mục tiêu gì khác hơn là
nhằm tạo thuận lợi tối ưu cho người khởi
kiện trong tiếp cận tư pháp hành chính - để
bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình9.
Thứ hai, phải đảm bảo mục đích là
khiếu nại. Yêu cầu của người khiếu nại là
nhằm tới việc hủy bỏ hay sửa đổi một quyết
định hành chính. Sẽ không coi là khiếu nại
nếu người dân chỉ yêu cầu cung cấp thông
tin, yêu cầu giải trình v.v..
Thứ ba, khiếu nại phải được gửi đến
đúng cơ quan có thẩm quyền: cơ quan hành
chính đã ra quyết định hành chính; hay là cơ
quan cấp trên của cơ quan ban hành quyết
định hành chính (ở đây không cần tuân thủ
thứ tự trước sau).
Tuy nhiên, ngay cả khi người khiếu
nại gửi đến cơ quan không đúng thẩm
quyền, thì theo Điều 1 Luật ngày 12/4/2000
về quyền công dân trong mối quan hệ với cơ
quan hành chính, những cơ quan nhận được
khiếu nại sai thẩm quyền cũng vẫn có nghĩa
vụ phải chuyển đơn thư này đến đúng cơ
quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại10.
Cơ quan hành chính có nghĩa vụ
hướng dẫn thủ tục khiếu nại ngay trong
quyết định hành chính
Người Pháp rất quan tâm đến việc
minh bạch hóa mối quan hệ giữa công dân -
công quyền. Sau rất nhiều lần sửa đổi, một
quy định mới được ra đời tại Điều R.104 Bộ
luật về Tòa hành chính, Điều R.421-5 của
Bộ Luật Tố tụng hành chính: “Thời hiệu
60
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
khởi kiện chống lại một quyết định hành
chính chỉ bắt đầu được tính khi thời hiệu này
và cách thức, cơ quan giải quyết đã được chỉ
rõ trong quyết định hành chính”.
Tòa án hành chính Pháp cũng rất triệt
để bảo vệ quy định trên trong án lệ hành
chính. Bản án của Tham chính viện số
387763 ECLI/ 2016 chứng minh điều đó:
Trong vụ việc, một cựu Trung sĩ cảnh
sát Pháp đã nhận được thông báo cấp lương
hưu ngày 26/9/1991, nhưng 22 năm sau anh
ta mới khởi kiện vụ việc trên tại Tòa hành
chính Lille. Ngày 02/12/2014, Tòa hành
chính Lille đã từ chối thụ lý vụ việc dựa trên
lý do quá thời hiệu, và thời hiệu này đã được
chỉ ra trong Quyết định cấp lương hưu ngày
26/9/1991. Tuy nhiên Tham chính viện - Tòa
hành chính tối cao - đã hủy phán quyết của
Tòa hành chính Lille, với lý do rằng, các chỉ
dẫn về thời hiệu và cách thức khởi kiện
trong Quyết định hành chính là chưa đầy đủ.
Tham chính viện đã viện dẫn Điều R.421-5
của Bộ luật Tố tụng hành chính: “rằng việc
thông báo trong quyết định hành chính phải
chỉ ra con đường khởi kiện; chỉ rõ có bắt
buộc phải khiếu nại hành chính trước khi ra
tòa hay không; nếu có thì đó là cơ quan nào;
nếu không thì có thể khởi kiện trực tiếp ra
tòa được không; và đó là tòa hành chính hay
toà tư pháp; hay là một tòa án đặc biệt nào
và chỉ rõ tên tòa đó”11.
Bằng phán quyết này, Tham chính
viện đã thể hiện sự nghiêm khắc của mình.
Việc “lơ là” nghĩa vụ chỉ dẫn người dân
trong quyết định hành chính sẽ bị trừng phạt
bằng cách kéo dài thời hiệu khởi kiện hành
chính. Cơ quan hành chính thiếu trách
nhiệm trong hướng dẫn người dân sẽ bị tăng
thêm rủi ro “hầu tòa” hành chính12.
3. Khiếu nại với tố tụng hành chính
Pháp luật - một mặt tạo điều kiện
thuận lợi và rộng mở cho việc thực hiện
quyền khiếu nại của người dân, mặt khác
cũng luôn đề cao nguyên tắc: khiếu nại
không thể làm hạn chế quyền khởi kiện vụ
án hành chính. Tòa án vẫn là nơi cuối cùng
và cao nhất để bảo vệ quyền công dân, bảo
vệ công lý. Điều này thể hiện qua:
Thứ nhất, người dân luôn có cơ hội
khởi kiện vụ án hành chính mà không cần
phải trải qua khiếu nại trước đó, trừ một vài
trường hợp cụ thể luật định.
Thứ hai, những trường hợp cần phải
tiến hành “tiền tố tụng” - khiếu nại trước khi
khởi kiện - thì phải được quy định hết sức
rõ ràng trong luật.
Thứ ba, thủ tục tiền tố tụng không
nhất thiết được hiểu là việc khiếu nại lên cơ
quan đã ban hành quyết định hành chính (cơ
quan giải quyết khiếu nại lần đầu), mà có thể
là việc khiếu nại đến cơ quan cấp trên cũng
được coi là tiền tố tụng.
Thứ tư, đáng nói là những lĩnh vực
buộc phải tiền tố tụng là rất ít ỏi và có
xu hướng ngày càng giảm đi trong pháp
luật Pháp.
Thoạt tiên thủ tục tiền tố tụng được
quy định để nhằm làm nhẹ gánh cho quan
tòa. Đạo luật ngày 31/12/1987 quy định về
thủ tục khiếu nại hay hòa giải là bắt buộc
trước khi đi ra tòa hành chính đối với hai
lĩnh vực: những hợp đồng hành chính và
lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. Tuy nhiên, quy định này đến nay đã
bị bãi bỏ. Người dân có thể kiện trực tiếp
ra tòa mà không cần phải khiếu nại hay
hòa giải.
Cho đến nay, pháp luật thành văn quy
11 Conseil d’Etat, Bản án số 387763 ECLI/ 2016, Publie au Recueil Lebon.
12 Trong vụ việc này, Tham chính viện cũng không thừa nhận quyền khởi kiện của cựu Trung sĩ cảnh sát nhưng dựa trên
lý do khác chứ không phải lý do về thời hiệu.
61
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
13 Jean Michel, “Les recours administratifs gracieux, hierarchique et de tutelle”, Preface de Pierre Soutou, La docu-
mentation francaise, Ministere du Travail et des affaires sociales, France 1996, p. 32-40.
14 Le Conseil d’Etat, Rapport d’étude sur les recours administratifs préalablesobligatoires en date du 29 mai 2008, dirigé
par Olivier Schrameck.
định về thủ tục tiền tố tụng hành chính chỉ
còn áp dụng trong một vài lĩnh vực, như bầu
cử ở trường đại học và thuế. Án lệ hành
chính ghi nhận bắt buộc khiếu nại đối với
một số vụ việc về tiếp cận hồ sơ hành chính;
về trợ cấp xã hội v.v..13 Gần đây, Tham chính
viện có kiến nghị về việc mở rộng thêm thủ
tục tiền tố tụng trong các vụ kiện liên quan
đến việc tước giấy phép lái xe do bị mất
điểm vì phạt hành chính; trong lĩnh vực
công vụ công chức; trong quản lý hành
chính đối với người nước ngoài; tạm giữ
hành chính, nhưng điều này không được
thông qua14.
Với những lĩnh vực mà thủ tục tiền tố
tụng là bắt buộc, thời hạn được quy định khá
đa dạng: 15 ngày (đối với khiếu nại về định
hướng học tập); 5 ngày (khiếu nại trong lĩnh
vực bầu cử); 1 năm (lĩnh vực thuế).
Có thể thấy, tiền tố tụng được quy
định trong những lĩnh vực đặc thù nhằm bảo
vệ lợi ích của cơ quan hành chính. Trong
những lĩnh vực đó, cơ quan hành chính cần
ưu tiên để có cơ hội được xem xét lại quyết
định của mình trước khi bị đưa ra tòa.
Những ưu quyền này ngày càng bị giảm bớt.
Xu hướng bảo vệ quyền công dân dường
như vượt trội trong giai đoạn hiện nay.
Về mối quan hệ giữa khiếu nại và khởi
kiện hành chính, chỉ có thể nhấn mạnh rằng:
tòa hành chính luôn là nơi cuối cùng để bảo
vệ quyền của công dân, là nơi luôn có thể
cậy nhờ khi cần giải quyết tranh chấp giữa
bên công dân với công quyền. Tuy nhiên,
ngược lại có thể thấy rằng, nền tài phán hành
chính tốt sẽ là áp lực vô hình dẫn đến việc
giải quyết khiếu nại hiệu quả. Cơ quan hành
chính chắc chắn sẽ không thể tùy tiện hành
xử hay bỏ mặc, trây ỳ trong giải quyết khiếu
nại khi biết rằng, người dân luôn có cơ hội
rộng mở để kiện quyết định, hành vi của cơ
quan hành chính trước một tòa án công
bằng, nghiêm minh và hiệu quả.
II. Những kinh nghiệm có thể tham khảo
khi hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
khiếu nại
Ở Việt Nam, khiếu nại đã, đang và
trước mắt vẫn là con đường cơ bản và trọng
tâm để giải quyết các tranh chấp hành chính.
Có nhiều lý do giải thích điều này.
Một là, so với khởi kiện vụ án hành
chính, khiếu nại có ưu điểm là đơn giản hơn
và tiết kiệm hơn. Khiếu nại không đặt ra lệ
phí. Điều này khác với khởi kiện tại Tòa, nơi
mà điều kiện đầu tiên để được thụ lý là nộp
án phí. Đối với người dân, khi thu nhập còn
rất thấp, thì án phí hành chính (dẫu không
thật cao, chỉ 50.000đ) vẫn là một khoản tiền
đáng kể, đặc biệt khi ra Tòa, có nhiều khả
năng phải trải qua nhiều cấp xét xử: sơ thẩm,
phúc thẩm v.v..
Hai là, Tòa hành chính ở nước ta hiện
nay còn có sự hạn chế ít nhiều. Tòa hành
chính chưa thực sự trở thành thành trì vững
chắc cho người dân trong những vụ kiện
chống lại công quyền.
Thực tiễn cho thấy, đối với các vụ án
hành chính phức tạp (mà thường là liên quan
đến đất đai), người dân hầu như ngại ngùng
khi lựa chọn con đường tòa án, mà vẫn ưa
chuộng khiếu nại hành chính. Ngoài tâm lý
truyền thống ngại ngần đến tòa, ngoài gánh
nặng về thủ tục pháp lý, lý do khiến người
dân lựa chọn khiếu nại là: i) việc thêm
quyền khiếu nại đồng nghĩa với việc tăng
thêm cơ hội thắng kiện; ii) cơ quan hành
chính luôn là thiết chế khả thi hơn trong giải
quyết đơn kiện lại là cơ quan hành chính,
62
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
bởi tòa án ở nước ta còn khá nhiều bất cập
trong giải quyết án hành chính; iii) một khi
đã chọn con đường tòa án, người dân không
còn cơ hội quay trở lại khiếu nại nữa, trong
khi đó, nếu ngược lại, đã khiếu nại dù ở cấp
nào người dân cũng luôn còn khả năng được
đưa vụ việc ra tòa.
Qua nghiên cứu pháp luật về giải
quyết khiếu nại của Cộng hòa Pháp, có thể
rút ra một số nội dung có thể tham khảo khi
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về khiếu nại,
giải quyết khiếu nại như sau:
Thứ nhất, cần xác định rõ địa chỉ, thời
hạn khiếu nại ngay trong quyết định hành
chính để tạo thuận lợi cho người dân thực
hiện quyền khiếu nại của mình
Thực tiễn cho thấy, người khiếu nại
thường gặp khó khăn lớn về thủ tục, trong
đó đặc biệt là việc xác định cơ quan có thẩm
quyền, xác định thời hiệu, thời hạn khiếu
nại. Điều này do cách tính thời hạn khiếu nại
khá phức tạp.
Theo quy định của Luật Khiếu nại,
trong thời hạn 30 ngày (trừ các trường hợp
đặc biệt) kể từ ngày nhận được quyết định
giải quyết khiếu nại, hoặc hết thời hạn giải
quyết khiếu nại lần đầu, người dân có quyền
khiếu nại lần hai. Câu hỏi đặt ra là: thời hạn
30 ngày kể trên được tính từ thời điểm nào?
Và trong trường hợp “hết thời hạn giải quyết
khiếu nại lần đầu” thì mốc tính thời hạn là
ngày nào?
Thời hạn khiếu nại được tính từ ngày
cơ quan hành chính nhận đơn yêu cầu giải
quyết vụ việc và có hành vi thụ lý đơn -
trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được
đơn. Trên thực tế, thời điểm này rất khó xác
định, bởi cơ quan hành chính không phải
bao giờ cũng thực hiện đầy đủ thủ tục để ghi
nhận các sự kiện này. Có những khả năng
không hiếm trên thực tế: cơ quan hành chính
khi tiếp dân không ghi nhận, nhận đơn thư
của dân “quên” vào sổ hay quá trình trung
chuyển làm thất lạc đơn v.v.. Hoặc khi người
dân trình bày khiếu nại trực tiếp, cán bộ
công chức không lập văn bản ghi lại. Hoặc
giản dị hơn, cơ quan này từ chối giải quyết
vụ việc tức khắc, tuy nhiên không ra văn bản
mà chỉ nói miệng trước người dân.
Sự mập mờ đó có thể dẫn đến việc
người dân rất khó xác định thời hạn để đi
khiếu nại lần hai. Đó là chưa kể đến trường
hợp người dân không nắm được các quy
định pháp luật về thời hạn, thời hiệu hay
điều kiện để khởi kiện. Sau khi đã gửi đơn
tới cơ quan công quyền - và thường thì
không chỉ là một nơi - họ chờ đợi và cứ như
thế thời gian trôi qua. Thời hạn khiếu nại đã
hết, cánh cửa công lý đã tự động đóng lại
trước người dân. Rõ ràng là quy định thời
hạn, thời hiệu khiếu nại - đặt trong bối cảnh
hoạt động tuỳ tiện của cơ quan hành chính -
đã trở thành cản trở đầu tiên và lớn lao cho
người dân muốn đòi hỏi công lý từ phía
công quyền.
Và quy định thời hiệu, thời hạn với
mục tiêu đảm bảo giải quyết nhanh chóng,
dứt điểm vụ việc đã không đạt được mong
muốn ban đầu. Quy định pháp luật - dẫu
chặt chẽ - nhưng không đi cùng một cơ chế
thực hiện đồng bộ thì khó có hiệu quả. Quy
định về thời hiệu chặt chẽ cho khiếu nại,
khởi kiện chỉ thực sự có ý nghĩa nếu đi cùng
với hoạt động kỷ cương, trách nhiệm của
hành chính.
Luật Khiếu nại đã có quy định mới về
vấn đề này: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ
ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm
quyền giải quyết của mình người giải
quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải
quyết và thông báo bằng văn bản cho người
khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý để
giải quyết thì phải nêu rõ lý do”.
Hoặc cho đến nay, Luật Tiếp công dân
năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi
hành đã có những quy định khá cụ thể về
nghĩa vụ của cơ quan/người tiếp dân phải
thông báo, phản hồi và ghi nhận về các hoạt
động của mình cho người dân. Những quy
định mới này rất tiến bộ, theo hướng làm
63
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
minh bạch thủ tục giải quyết khiếu nại. Tuy
nhiên, theo chúng tôi, để tránh những nhầm
lẫn về thời hạn ngay từ đầu cho người dân,
cần có quy định: mọi quyết định hành chính
mà làm thay đổi tiêu cực đến quyền lợi người
dân thì khi ban hành đều phải ghi rõ: thời
hiệu, thời hạn và cơ quan để người dân khiếu
nại, khởi kiện nếu không đồng ý với quyết
định đó. Như vậy sẽ giúp người dân trong
xác định thời hạn, hay địa chỉ cần tìm đến.
Hướng dẫn về khiếu nại ngay trong
quyết định hành chính lần đầu không có
nghĩa là khuyến khích khiếu nại, gây khó
cho hoạt động hành chính, mà theo chúng
tôi là ngược lại: nếu không giải quyết tốt từ
đầu thì khiếu nại càng lên trên càng ách tắc
và luẩn quẩn. Khả năng này mới thực sự trở
thành “gánh nặng” cho nền hành chính.
Tuy nhiên, những sửa đổi dù rất chặt
chẽ và chi tiết nhưng chỉ trên bình diện luật
thủ tục thì liệu có đủ cho “chữa căn bệnh
khiếu nại vòng vo, kéo dài” hiện nay? Có lẽ,
cần hơn cả là những thay đổi liên quan đến
thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành
chính.
Thứ hai, cần xác định rõ cơ quan có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Thực tiễn cho thấy, khó khăn lớn nhất
mà người khiếu nại thường gặp là gửi đơn
thư lên cơ quan hoặc người không đúng
thẩm quyền. Sự nhầm lẫn này có thể xuất
phát từ nhận thức (thiếu kiến thức pháp lý,
thiếu thông tin nên người dân chưa nắm
được rõ ràng các cấp hành chính nên gửi
đơn một cách cảm tính, tự phát); nhưng
cũng có thể do xuất phát từ thực tiễn là có
quá nhiều cơ quan có thể có thẩm quyền
trong giải quyết khiếu nại và người dân gửi
đơn đi với tâm lý chung là “thừa hơn là
thiếu”, hay “có bệnh thì vái tứ phương”.
Vậy, những ai là “người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần đầu”?
Luật Khiếu nại quy định người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu
cũng chính là người đã ra quyết định hành
chính. Tinh thần này thể hiện rõ tại quy định:
“Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với
người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ
quan có cán bộ, công chức có hành vi hành
chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng
quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Tuy nhiên, trong nhiều văn bản pháp
luật khác, không phải bao giờ cũng thống
nhất với quy định trên. Thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần đầu quy định rất khác
nhau, phù hợp với việc quản lý nhà nước ở
từng lĩnh vực. Ví dụ, theo Luật Thuế, cơ
quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần
đầu là cơ quan lập sổ thuế chứ không phải
là nhân viên có hành vi thu thuế. Pháp lệnh
Khai thác và Bảo vệ công trình thủy văn thì
quy định duy nhất một cơ quan có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại liên quan đến
khai thác và bảo vệ công trình khí tượng
thủy văn là Tổng cục trưởng Tổng cục Khí
tượng Thủy văn. Luật Nghĩa vụ quân sự
cũng quy định việc khiếu nại đối với quyết
định gọi nhập ngũ của Ban Chỉ huy Quân sự
huyện, quận do Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự
tỉnh, thành phố giải quyết, v.v.. Như vậy, nếu
đối chiếu với quy định của Luật Khiếu nại
hay Luật Tố tụng hành chính thì có sự không
khớp về chủ thể giải quyết khiếu nại lần đầu.
Nên theo quy định của luật chung hay theo
các văn bản pháp luật chuyên ngành? Điều
này cũng khó khăn ngay cả cho thẩm phán,
lại càng trở nên phức tạp với người dân, vốn
không có kiến thức pháp luật chuyên sâu.
Vì vậy, cần quy định nghĩa vụ của cơ
quan nhận đơn thư sai thẩm quyền phải
chuyển lại cho cơ quan có thẩm quyền.
Nhưng hơn cả, cần có những quy định rõ
ràng hơn về thẩm cấp giải quyết khiếu nại.
Cũng có thể tính đến khả năng thừa
nhận việc khiếu nại không cần tuân thủ thứ
bậc, như ở Pháp. Chúng tôi cho rằng, việc
gửi đơn khiếu nại đến người đã ban hành
quyết định không nên quy định là thủ tục bắt
buộc. Người dân có thể khiếu nại đến cơ
64
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
quan hành chính cấp trên, cả khi họ không
muốn hay không thể thực hiện việc khiếu
nại lần đầu. Cơ quan ban hành quyết định
hành chính là cơ quan giải quyết khiếu nại
lần đầu có thể thiếu khách quan trong giải
quyết khiếu nại, và khả năng thành công của
người dân là rất thấp, vì thông thường, cơ
quan hành chính không muốn phủ nhận
hành động của chính mình.
Quy định như vậy cũng giảm bớt phần
nào việc đùn đẩy, trả đơn làm kéo dài thời
gian khiếu nại: cơ quan hành chính cấp trên
nhận được đơn luôn trả lại cho cấp dưới, dù
người dân không muốn chọn con đường này.
Cuối cùng, và quan trọng hơn cả, là
cần xác định rõ thẩm quyền của từng cơ
quan trong giải quyết khiếu nại, để khiếu nại
có thể được giải quyết dứt điểm, kịp thời.
Một vụ việc chỉ có thể được giải quyết dứt
điểm nếu thẩm quyền quyết định thuộc về
một cơ quan cụ thể, không dàn trải theo
nhiều cấp khác nhau.
Tuy nhiên điều này liên quan đến phân
cấp, phân quyền. Chỉ trên cơ sở quyền hạn
được phân chia rõ ràng giữa trung ương - địa
phương; giữa các cơ quan hành chính ở từng
cấp, từng lĩnh vực, thì khi đó, việc xác định
thẩm quyền (và cũng là trách nhiệm) của
từng cơ quan mới khả thi. Lúc đó, tình trạng
đùn đẩy, trả đơn mới khả dĩ được cải thiện.
Và chỉ khi đó, việc khiếu nại kéo dài, đơn
thư vòng quanh, điểm nóng khiếu nại
mới có khả năng chấm dứt. Quan hệ giữa
công dân và cơ quan hành chính được trở về
bản chất lý tưởng của nó: Dựa trên tiêu chí
minh bạch, nhân văn và chịu trách nhiệm n.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 Celine WIENER and Michel LECLAINDRE, “Le citoyen et son administration”, (Công dân và cơ quan hành chính),
Preface de Guy BRAIBANT, Group Imprimeria National, France 2000;
2 Centre francais de droit compare, “La denonciation: droit ou devoir”, Colloque du 9 juin 2011, Volume 14, Editeur,
Societe de l’egislation comparee, Paris 2011.
3 Edouard Laferrierre, “Traité de la juridiction administrative et des recours contentieux” (Chuyên khảo về tòa hành
chính và vụ kiện hành chính), tập 2, Tái bản lần 2, Libraires Editeurs, France 1896;
4 Rene Chapus, “Droit du contentieux administratif” (Luật tố tụng hành chính), tái bản lần thứ 12, Montchrestien,
France 2006;
5 Jean Michel, “Les recours administratifs gracieux, hierarchique et de tutelle”, (Khiếu nại hành chính lần đầu, lần sau
và khiếu nại lên cơ quan giám hộ), Preface de Pierre Soutou, La documentation francaise, Ministere du Travail et des
affaires sociales, France 1996;
6 Le Conseil d’Etat, “Rapport d’étude sur les recours administratifs préalables obligatoires “(Báo cáo nghiên cứu về
tiền tố tụng hành chính) en date du 29 mai 2008, dirigé par Olivier Schrameck;
7 Conseil d’Etat, “Régler autrement les conflits: conciliation, transaction, arbitrage en matière administrative” (Những
phương thức khác để giải quyết các tranh chấp hành chính: hòa giải, thỏa thuận, trọng tài), Etude du CE, Editeur La
Documentation francaise 1993, ISSN 1152-4561;
8 Phạm Duy Nghĩa, “Chuyên khảo Luật Kinh tế”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội 2004;
9 Conseil d’Etat, Bản án số 387763 ECLI/ 2016, Publie au Recueil Lebon
10 Le Mediateur de La Republique, “Le recours contre decision de l’administration: nature et delai”, (Vụ kiện chống lại
quyết định hành chính: bản chất và thời hạn)
republique.fr/fic_bdd/pdf_fr_fichier/1236851673_Les_recours_contre_les_decisions_de_l_administration.pdf;
11 “La denonciation comme source d’information a disposition des autorites judiciaires” (Tố cáo - nguồn tin báo đối
với các cơ quan tư pháp),
12 “Code des relations entre le public et l’administration: entree en vigueur à partie du 1er janvier 2016” (Bộ Luật về
mối quan hệ giữa công chúng và hành chính - bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2016),
ticuliers/actualites/A10097.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_noi_dung_co_the_tham_khao_tu_phap_luat_ve_khieu_nai_cu.pdf